Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

Hồ sơ Bắc Triều Tiên : Giải pháp quân sự ít rủi ro nhất ?


Oanh tạc cơ Mỹ-Hàn từ đảo Guam bay đến căn cứ Không quân trên đất Nhật, ngày 30/07/2017.

Vụ thử nguyên tử lần thứ sáu của Bắc Triều Tiên đặt cộng đồng quốc tế trước thế lưỡng nan, có vẻ khó thể đưa ra một quyết định. Theo chuyên gia về châu Á Valérie Niquet trên Le Monde, tấn công Bình Nhưỡng có thể gánh lấy rủi ro Seoul bị trả đũa, nhưng sẽ mang lại hiệu quả tức thời với chế độ Bình Nhưỡng. 
Bất chấp mọi trừng phạt, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên vẫn liên tục theo đuổi chương trình đạn đạo và nguyên tử. Ngược với lý do được đưa ra để biện hộ, Bình Nhưỡng không hề phải chịu mối đe dọa Mỹ tấn công để tiêu hủy chế độ. Bản thân tổng thống Donald Trump trước và sau khi đắc cử còn nhiều lần tuyên bố là sẵn sàng đối thoại với Kim Jong Un.

Như vậy, có thể nhận định rằng ý định của Bắc Triều Tiên là muốn được coi như một cường quốc hạt nhân, và Kim Jong Un cần có được tính chính danh đối với quân đội và trong đảng. Ngược lại, cũng không thể quên tầm vóc hoang tưởng của một chế độ chỉ tồn tại qua việc đạt được sức mạnh nguyên tử.

Pháo bông tại Bình Nhưỡng mừng thử thành công bom nhiệt hạch. Ảnh do KCNA phân phối ngày 06/09/2017.
Bắc Triều Tiên, con chủ bài chiến lược của Trung Quốc

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc nổi lên hàng đầu. Chỉ mới gần đây thôi, Bắc Kinh vẫn coi việc duy trì chế độ Bắc Triều Tiên là quan trọng hơn những hậu quả mà Bình Nhưỡng mang lại, và cuộc tranh luận này có thể chưa ngã ngũ trong những người thân cận Tập Cận Bình. Mặc cho những khuyết điểm, mà trước hết là việc làm mất mặt các lãnh đạo Trung Quốc, Bắc Triều Tiên là con chủ bài chiến lược trước Hoa Kỳ. 

Tuy Trung Quốc luôn bỏ phiếu thuận cho các nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc kể từ vụ thử nguyên tử lần đầu tiên năm 2006, nhưng việc thực hiện lại bất nhất. Từ cuối những năm 2000, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Bắc Triều Tiên, trao đổi chính thức đã tăng gấp 10. Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc hồi tháng Giêng cho thấy Bắc Kinh luôn đóng vai trò trung gian, giúp Bình Nhưỡng có được ngõ vào quý giá trên thị trường thế giới.

Về mặt ý thức hệ, cho dù thường bị bỏ quên, Bắc Triều Tiên là « đất nước anh em ». Nếu chấp nhận việc thay đổi chế độ ở Bắc Triều Tiên, thì đây sẽ là một ví dụ rất xấu cho chính Trung Quốc. Hàng trăm ngàn « tình nguyện quân » Trung Quốc đã bỏ mạng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, và Bắc Kinh chưa hề hủy bỏ hiệp ước hữu nghị với Bắc Triều Tiên, trong đó có cả liên minh quân sự. Trên thực tế, chiếc chìa khóa cho các quan điểm của Trung Quốc nằm tại Washington, và các rủi ro từ Bình Nhưỡng chỉ là gián tiếp.

Các chiến hạm Hàn Quốc tập trận đối phó với cuộc tấn công giả định trên biển của Bắc Triều Tiên, ngày 05/09/2017.
Công luận Nhật, Hàn cứng rắn hơn

Tại Hàn Quốc, tuy tân tổng thống Moon Jae In lâu nay muốn thúc đẩy đối thoại với người anh em phương bắc do bất đồng với Hoa Kỳ và Nhật Bản, đã dấy lên những lời kêu gọi trừng phạt nghiêm khắc nhất, cho tập trận tấn công giả định vào địa điểm thử nguyên tử Bắc Triều Tiên, siết chặt quan hệ với Mỹ, đặc biệt là tăng cường lá chắn tên lửa THAAD. Trong công luận cũng như đối với một số chuyên gia, khả năng răn đe nguyên tử được ủng hộ mạnh mẽ.

Nhật Bản, nơi có các căn cứ quân sự Mỹ lớn nhất châu Á, là mục tiêu trực tiếp của hỏa tiễn Bắc Triều Tiên, và mới cách đây vài ngày một tên lửa của Bình Nhưỡng đã bay ngang qua. Từ đó đến nay, việc sở hữu vũ khí răn đe quy ước ngày càng mang tính chính danh hơn trong các cuộc tranh luận, và hơn phân nửa ngân sách quốc phòng do chính phủ đề nghị là dành cho việc triển khai hỏa tiễn đạn đạo để phòng vệ.

Nhưng thế lưỡng nan mà Bắc Triều Tiên đặt ra vẫn chưa được giải quyết, và tính cách bất định của ông Donald Trump làm tăng thêm nghi ngại. Tuy nhiên theo chuyên gia Valérie Niquet, nếu nhiều người đã tố cáo sự nguy hiểm khi tổng thống Mỹ nêu ra khả năng tấn công vào các mục tiêu đạn đạo và nguyên tử Bắc Triều Tiên, thì vẫn có thể đặt câu hỏi về sự chọn lựa ngược lại. 

Người dân Nhật ở Takikawa thực tập báo động hỏa tiễn Bắc Triều Tiên, ngày 01/09/2017.
Xuống thang trước Bình Nhưỡng : Lợi ích trước mắt, nguy hại lâu dài

Tiến công là nhận lấy rủi ro Seoul - nơi phân nửa dân số Hàn Quốc cư ngụ - có thể bị trả đũa, với lực lượng pháo binh dày đặc tại biên giới hai nước Triều Tiên. Nhưng không thể chối cãi rằng, tấn công như thế sẽ gây tác động tức thì đối với chế độ Bình Nhưỡng. Bắc Kinh sẽ thấy rằng khả năng này là hiện thực, khiến việc cấm vận hoàn toàn Bắc Triều Tiên, kể cả về năng lượng, không còn quá xa tầm tay.

Đề nghị tái lập đối thoại và chấp nhận nguyên trạng mà Trung Quốc đưa ra, về lâu về dài sẽ mang lại những hậu quả tai hại. Ban đầu, Bình Nhưỡng có thể tỏ ra biết điều, phát triển vũ khí hạt nhân ở mức phòng vệ. Nhưng đây là bằng chứng cho thấy vẫn có thể vượt qua những « lằn ranh đỏ » mà Hoa Kỳ vạch ra. 

Đối với các đồng minh châu Á của Mỹ, dấu hiệu này rất xấu, có thể dẫn đến những thảm họa. Bình Nhưỡng có thể mưu toan thống nhất Triều Tiên bằng vũ khí nguyên tử ; còn Bắc Kinh có thể tiếp tục chính sách bành trướng trước Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á, vì biết rằng Hoa Kỳ không can thiệp. Trước các nguy cơ này, Seoul cũng như Tokyo sẽ không còn tự kềm chế, mà tham gia cuộc chạy đua vũ trang và hạt nhân.

Chuyên gia Valérie Niquet kết luận, xuống thang và đối thoại trước mắt có vẻ là sự chọn lựa hợp lý nhất, nhưng về lâu về dài sẽ dẫn đến những cuộc xung đột nghiêm trọng hơn.

Kim Jong Un chỉ đạo về vũ khí nguyên tử. Ảnh KCNA ngày 03/09/2017.
Kim Jong Un hai lần làm Tập Cận Bình mất mặt

Theo góc nhìn của Le Figaro, « Kim Jong Un đã làm mất mặt Tập Cận Bình ». Hôm Chủ nhật, khi cho thử quả bom nguyên tử mạnh nhất từ trước đến nay, lãnh tụ trẻ tuổi Bắc Triều Tiên không chỉ gây lo ngại cho cả hành tinh, mà còn phá hoại một sự kiện ngoại giao mà Bắc Kinh đã dày công chuẩn bị, đó là hội nghị thượng đỉnh BRICS.

Ông Tập Cận Bình, vốn đang tìm cách đánh bóng hình ảnh một nhà lãnh đạo có trách nhiệm trên trường quốc tế, đã bị Kim Jong Un giành mất vị trí vedette. Trong các hành lang hội nghị, người ta chỉ bàn tán về nhà độc tài Bắc Triều Tiên. 

Các nhà quan sát cho rằng việc vị « thống chế » ở Bình Nhưỡng làm xáo trộn thượng đỉnh BRICS không phải là một sự tình cờ. Hồi tháng Năm, Kim Jong Un đã từng làm mờ nhòa hội nghị thượng đỉnh « Con đường tơ lụa mới » ở Bắc Kinh, qua việc bắn một hỏa tiễn đạn đạo. Donald Trump lúc đó không quên nhấn mạnh đây là « mối đe dọa lớn và nguồn cơn gây bối rối cho Trung Quốc ».

Tập Cận Bình trong thượng đỉnh BRICS không được ai quan tâm vì quả bom Bắc Triều Tiên.
Cho dù trên lý thuyết là đồng minh với nhau, quan hệ giữa hai nước láng giềng vẫn căng thẳng. Nhà nghiên cứu Triệu Thông (Zhao Tong) của Carnegie-Tsinghua Center for Global Policy nhận định, Bình Nhưỡng hết sức bất bình khi Bắc Kinh áp dụng trừng phạt. Trên thực tế, « Kim Jong Un chiến đấu trên cả hai mặt trận, chống cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc. Ông Kim nói với Bắc Kinh : tăng cường áp lực lên chúng tôi chỉ vô ích, vì chúng tôi có bom nguyên tử » - nhà nghiên cứu về Trung Hoa Jean-Pierre Cabestan, trường đại học Tin Lành ở Hồng Kông cho biết. 

Theo ông Cabestan, mục tiêu của Kim Jong Un là « củng cố vị trí càng mạnh càng tốt trước khi bắt đầu thương lượng với Mỹ », còn ông Triệu Thông nhấn mạnh « Trung Quốc đang bị kẹt trong chiếc bẫy, vì không bao giờ có thể cắt đứt quan hệ với một nước láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân ». Các chuyên gia dự đoán ngày 9/9 tới Kim Jong Un có thể bắn một hỏa tiễn liên lục địa để mừng ngày thành lập chế độ, vì ngày này năm ngoái Bình Nhưỡng đã cho thử nguyên tử lần thứ năm. Tuy nhiên khi khiêu khích lãnh đạo của hai cường quốc mạnh nhất thế giới, « Lãnh tụ tối cao » cũng có nguy cơ bị Mỹ-Trung liên minh chống lại.

Phái đoàn Nhật trình bày về mối đe dọa Bắc Triều Tiên tại hội nghị giải trừ quân bị ở Genève, 30/08/2017.
Răn đe hạt nhân, nên hay không ?

« Chủ thuyết răn đe nguyên tử liệu vẫn còn thích hợp hay không ? » Đó là câu hỏi mà nhật báo công giáo La Croix đặt ra trên trang tranh luận hôm nay.

Đối với ông Bruno Tertrais, phó giám đốc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS), dù muốn hay không, đây là một « điều xấu cần thiết » để bảo đảm hòa bình giữa các đại cường. Hiện nay không có một chọn lựa khả tín nào khác để bảo vệ các lợi ích thiết yếu của một Nhà nước. Khả năng răn đe hạt nhân đã chứng tỏ hiệu quả trong thời kỳ chiến tranh lạnh và nay cũng vậy, từ cuộc chiến Israel-Ai Cập năm 1973 cho đến cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan năm 1999. 

Ngược lại, theo ông Paul Quilès, chủ tịch hiệp hội Sáng kiến Giải trừ Hạt nhân, cựu bộ trưởng Quốc Phòng Pháp, vũ khí nguyên tử càng làm tăng chạy đua vũ trang. Thế giới suýt nữa đã gánh lấy thảm họa trong cuộc khủng hỏa tên lửa Cuba năm 1962, chưa kể mấy chục sự cố khác, trong đó có vụ một vệ tinh Liên Xô năm 1983 đã nhầm lẫn sức nóng của ánh nắng mặt trời với hỏa tiễn Mỹ. Ông nhắc lại câu nói của cựu tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan : « Với tư cách tổng tư lệnh các lực lượng Mỹ, bạn chỉ có 6 phút để quyết định phản ứng lại một dấu hiệu trên màn hình radar, nên hay không khởi động cuộc tận thế. Ai có thể chứng tỏ được sự tỉnh táo trong một thời điểm như thế ? »

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vắng và..

 
Vắng [1]
 
Trong những ngày cuối mùa hè này, cùng ngồi với tôi xuống đây đi em. Chúng ta đã đi quá xa mùa xuân cũ rồi, hãy dừng lại, ngồi giữa những tháng năm hoang tàn này, và chiêm bái lần nữa những điều đau đớn cuối cùng. Nơi chúng ta đi qua bằng trận mộng du của thế kỷ trước đã không còn lưu trữ lại được gì cả. Người đàn bà xoã tóc của ngày hôm qua đã không thể trở về bằng lời triệu hồi của cánh đồng, dù rạ rơm vẫn toả đắp. Khi mùi hương của đoá tỷ muội sau mưa không thể ngát thêm để chảy tràn trề qua dịch não, lấn át trận viêm xoang lưu cữu của những tán cây ngấm nước mưa, thì chúng ta không thể nào phục chế cho những im lặng đã rơi vãi sau kì phân hủy đó.
 
“Hãy khuấy động không khí ẩm ướt này” tôi nói với tôi khi sự im lặng đã đi quá dài. Vết muỗi châm đêm qua không còn mang lại điều đau đớn hơn trong một buổi sáng đầy nắng, thì cơn lạnh buốt gai óc tràn về trên những lọn tóc ngắn, trên gáy và trên đôi vai đã sớm mỏi mệt, cũng sẽ không cứu vãn được gì cho những tàn phai có tính toán sẵn, như những hợp âm mưa vẫn cứ trút trên mái nhà tháng tám. Ngồi xuống đây đi em.
 
Hãy ngồi xuống đây, em. Nơi bóng đêm sẽ ngự trị cho những mệt mỏi thường nhật. Mùi mắt lá sẽ toả hương cho những khúc cầu nguyện còn nguyên vẹn những ám thị xanh nhức nhối. Chúng ta hãy hát cho những cái chết đã đi qua cuộc đời mình. Mùa xuân đã chết, mùa hè đã chết, tuổi trẻ đã chết, hi vọng đã chết... Những ám vong trong ngục Azkaban cũng đã chết trên những trang sách ố vàng. Chúng ta chỉ còn hôm nay trong tay mình. Liệu những ngón tay gầy khô có giữ được gì cho em, cho tôi? Khi ngày hôm nay cũng đang nhích dần về quá khứ?
 
Rồi những cái bóng sẽ dịch chuyển về những khu rừng, mọi u buồn sẽ trở nên mốc meo trong những xanh xao của thời gian. Thời khắc chúng ta không còn cảm ứng được mọi bất trắc phù phiếm sẽ xảy đến. Chúng ta đã tìm ra nhau chưa?
 
Ngồi xuống đây đi em, trên những con sóng cuối cùng, bên những ngọn suối cuối cùng, hãy cùng tôi hát ca cho những tồn tại sót lại của ngày hôm nay. Trước khi dần tan ra trong những cơn áp thấp tháng tám, hãy nhảy múa với tôi bên ánh sáng của que diêm cuối cùng vẽ ra trong đêm trắng, tiếng hát lầm lũi một mình một ngày rồi úa tàn, đốm lửa que diêm sáng lên rồi cũng tàn, trong căn phòng vắng ấy, khúc luân vũ sau hết có được trỗi lên, với em, với tôi?
 
 
Vắng [2]
 
Tôi sẽ ngồi nhớ về em
Khi không còn đủ sức để viết nên những câu thơ nữa.
Những con chữ lạc loài vất vưởng dắt nhau đi trốn
Tôi đã hụt hơi
 
Sáng sẽ là tháng tám
Tôi ngồi vuốt ve những cánh hoa dị dưỡng đã chết khô đêm qua
Trên trang kinh mù loà không lời cứu rỗi
Vòng chuỗi giật mình
Lời xưng tội bơ vơ
 
Tôi sẽ ngồi nhớ em
Giữa sự rỗng hoác mênh mông không hề mang gương mặt nào
Giữa những sâu thẳm và lạnh không hề mang bóng dáng nào
Giữa thời khắc câm-lặng-không-từ-bóng-tối nào
Vòng vô sắc nở ra những xoáy ngút gió.
Lúc này em ở đâu?
 
Tôi sẽ ngồi nghĩ về em
Về những kỷ niệm chỉ còn như một bản scan mờ
Chúng ta có bao nhiêu kỷ niệm về nhau?
Em đã quên chưa?
 
Giữa những sắc câm-lặng-mờ-mịt của quá khứ đã trôi qua như bản in lỗi
Giữa những hồi ức của những tháng năm chơi vơi trên đường dẫn
Giữa những tình cảm neo đậu trên ánh xanh leo lét của màn hình điện thoại lúc nửa đêm
Những gì còn lại của chúng ta
chỉ-là-sự-dần-dần-biến-mất
 
 
Xưng tội
 
Có thể tôi đang tự lừa mình trong đêm chấp chới trốn chạy
Những ảo giác luôn luôn có sự mù loà dẫn đường xuyên suốt những tối tăm của tưởng tượng
Có thể em đang lừa mình qua những đêm thăm thẳm trôi
Và rằng tôi có một vị trí nào đấy để dừng chân?
 
Có thể nơi thanh xuân vừa tắt nắng một hi vọng nảy mầm
Mặc dù không phải mầm xanh nào cũng xanh và tươi tốt
Có những nụ mầm chưa bao giờ thành cây và không phải tia sáng nào cũng tràn trề hi vọng
Những vòng lặp tròn xoay chỉ dẫn tới vô cùng
Cắt ngang một đoạn đường những đường chéo nhau trong không gian cũng quá lao lung
Có những giao nhau không phải là bến đậu
Những bàn tay mỏi nhừ buổi tiệm cận tìm nhau
Đi qua cho hết những buổi ngày không nhau để rồi sẽ sợ một đêm gió rét
Những nhành đối nhau trên hyberpol làm gì có cùng giao điểm
Để trang trắng màn hình tôi treo tang cho những giấc mơ.
Chúng ta đã lướt qua nhau chưa?
Giữa những khoảnh khắc người tấp nập?
Hay là tôi đang tự lừa mình trong thương nhớ
Giữa những khúc ăn năn em chắp tay xin lời cứu rỗi
Dấu thánh buông rơi chuỗi thập tự lưu đày
Tôi nuốt ngược những hạt mầm chết yểu
“Xin Người đừng thứ tha con”
 
 
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vĩnh biệt nhà báo Nguyễn Đình Quân


Nhà báo Nguyễn Đình Quân. Ảnh: CAND.
 
06/09/2017 16:45

TPO - Nhà báo Nguyễn Đình Quân (SN 1962), phóng viên thường trú Báo Tiền Phong tại Khánh Hòa đã qua đời trong một vụ tai nạn giao thông sáng nay 6/9.

Anh là một phóng viên được đồng nghiệp yêu mến, một nhà báo luôn nặng lòng với biển đảo nói chung và với Trường Sa nói riêng. Anh còn biết đến là một nhà báo chân chính đi đến tận cùng của sự thật mà tiêu biểu là vụ án người tù thế kỷ Huỳnh Văn Nén... 

Nhà báo Nguyễn Đình Quân từng tham gia chiến trường K (Campuchia) những năm 1980 .

 
Nhà báo Nguyễn Đình Quân tác nghiệp trong vụ án oan Huỳnh Văn Nén 

Nhà báo Nguyễn Đình Quân bị tai nạn giao thông khi đang trên đường hướng từ Nha Trang về cảng Hòn Rớ, xã Phước Đồng tác nghiệp. Vết thương quá nặng khiến anh qua đời ngay sau đó. 

Tin anh ra đi khiến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè không kìm được đau buồn, như mất đi người thân yêu của mình. Từ facebook, đến tin nhắn, những cuộc gọi điện lẫn nhau với tin báo: “Anh Quân mất rồi” mà lòng chúng tôi thắt lại. 

 
 
Hẳn những ai biết đến anh Quân ngoài đời hay trên facebook, blog đều nhận thấy rõ một tấm lòng nặng tình với biển đảo nói chung và với Trường Sa nói riêng. 

Hơn 20 năm trong nghề, không thể đếm được bao nhiều chuyến đi tác nghiệp của anh cùng với Hải quân Việt Nam trên biển đảo quê hương và Trường Sa. Rồi những lần tác nghiệp khi có các hạm đội, tàu ngầm trong nước lẫn quốc tế ghé thăm. Những lần như thế, anh cùng với các phóng viên khác phải thuê xuồng ra giữa biển để săn ảnh mà không hề ngại khó, ngại khổ để phục vụ bạn đọc…

Anh là một nhà báo chân chính, luôn sẵn lòng chiến đấu để bảo vệ cái tốt, đi đến tận cùng sự thật. Anh là một trong số ít các nhà báo, luật sư cùng nhau đeo đuổi vụ án người tù thế kỷ Huỳnh Văn Nén suốt mười mấy năm ròng rã. Không ít lần vì đeo đuổi vụ việc mà anh lặn lội đêm khuya từ Nha Trang vào Hàm Tân (Bình Thuận) chỉ để gặp người thân ông Nén là cụ Truyện hay ông Thận dù chỉ để có thêm 1 chi tiết nhỏ cho vụ án…

Trở về với gia đình, anh là một người yêu thương vợ con hết mực. Chỉ mới đây ít ngày, trong chuyến vào TPHCM họp chi bộ và Đại hội Công đoàn Ban đại diện Báo, anh còn đùa giỡn với mọi người rất vui.

Anh tâm sự với tôi: “Cuối năm nay hoặc đầu năm sau thằng Toàn (con đầu anh Quân) lấy vợ, con bé sau thì gắng thêm năm nữa cho ổn định rồi cũng tìm tấm chồng cho bé nữa là xong. Riêng chị (vợ anh Quân- PV) vừa mới nghỉ hưu nên hai vợ chồng anh giờ tung tăng đi du lịch”.

Vậy mà, Anh vội ra đi. 

 
Có đồng nghiệp kể, “Tối qua anh còn chát trên facebook nhờ coi cái máy tính nào đẹp để mua cho vợ. Vậy mà sáng ngủ dậy đã nghe tin anh ra đi. Đau đớn”. 

Nghe tin anh mất, các đồng nghiệp trên cả nước liên tục chia sẻ đau buồn trên mạng xã hội. Vĩnh biệt anh - “nhà báo của Trường Sa” Nguyễn Đình Quân. 

Cầu chúc anh yên nghỉ nơi vĩnh hằng! 
Nguyễn Dũng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc dụ Mỹ lao vào Đông Bắc Á, âm thầm kiềm tỏa Biển Đông?


HỒNG THỦY


(GDVN) - Đại hội 19 có thể trở thành thời cơ, nếu bối cảnh quốc tế và khu vực thuận lợi, Mỹ tiếp tục lao vào Triều Tiên, Trung Quốc có thể chớp lấy, hạ thủ ở Biển Đông.
The Japan Times ngày 6/9 bình luận, lựa chọn cho Mỹ trong vấn đề Triều Tiên đã ít lại ngày càng trở nên tồi tệ. 
Các lệnh trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng không phát huy tác dụng; Đàm phán nghiêm túc thì chỉ là một giấc mơ viển vông;
Bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào của Mỹ nhằm vào Triều Tiên chắc chắn sẽ gây ra sự tàn phá và thương vong dân sự khủng khiếp cho Hàn Quốc, Nhật Bản trước khi Mỹ có thể kiểm soát tình hình. [1]
Việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thử quả bom nhiệt hạch hôm Chủ nhật 3/9 là nước cờ mới táo bạo của Bình Nhưỡng, làm bộc lộ thế bí rõ ràng của Washington trên bàn cờ Đông Bắc Á.
Hình minh họa: Financial Twitter.
Bài bình luận của báo The New York Times hôm nay cũng cho thấy cái nhìn bi quan về lựa chọn ít ỏi và khó khăn cho nước Mỹ, khi mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên đang "xấu đi từng ngày".
Thậm chí Nhà Trắng đã có một số nước cờ nhầm lẫn "không thể lý giải nổi", mới nhất là việc đe dọa Hàn Quốc trong lúc đồng minh này cần sự cam kết của Hoa Kỳ hơn bao giờ hết.
Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Ngoại trưởng Rex Tillerson đều nhấn mạnh, Mỹ không đặt mục tiêu thay đổi hay lật đổ chế độ hiện hành ở Triều Tiên.
Nhưng cả hai ông đều không làm gì hơn để giảm căng thẳng và mở ra một giải pháp hòa bình.
Hôm Chủ nhật, tướng Mattis tuyên bố Mỹ sẽ có phản ứng quân sự khổng lồ đáp trả bất kỳ mối đe dọa nào từ Bình Nhưỡng.
Trong lúc hai ông vẫn nói Mỹ muốn đối thoại, Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter: nói chuyện không phải câu trả lời!
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Haley thì đang ép Hội đồng Bảo an trong tuần này ra thêm lệnh cấm vận dầu mỏ với Triều Tiên.
The New York Times kết luận, ông Kim Jong-un có thích đàm phán hay không hiện không phải là một câu chuyện rõ ràng. 
Nhưng ông Trump cần phải thử mọi khả năng, trước khi lựa chọn các phương án có thể sai lầm, dẫn đến chiến tranh. [2]

Ông Tập chỉ đạo công kích Phán quyết, Mỹ sẽ tuần tra Biển Đông 2-3 lần 1 tháng

Trong khi cả thế giới bị thu hút vào bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc đang lặng lẽ thắt chặt vòng kiềm tỏa trên Biển Đông, Bloomberg ngày 6/9 nhận định.
Tháng trước, một nhà lập pháp Philippines công bố bức ảnh cho thấy tàu cá, tàu cảnh sát biển và tàu hải quân Trung Quốc hiện diện xung quanh một bãi cạn lúc nổi lúc chìm cách đảo Thị Tứ khoảng 4,6 km.
(Đây là hòn đảo tự nhiên thuộc quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam; đảo Thị Tứ hiện do Philippines kiểm soát).
Lực lượng này ngăn chặn Philippines thực hiện việc sửa chữa đường băng trên đảo Thị Tứ đã được lên kế hoạch từ trước.
Trung Quốc đang lợi dụng khoảng trống trong nhận thức của Mỹ ở Đông Nam Á dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Ông chủ Nhà Trắng đang mải tập trung vào vấn đề thương mại Mỹ - Trung và bán đảo Triều Tiên, cho dù Lầu Năm Góc tuyên bố tăng hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông lên 2 - 3 lần / tháng.
Tiến sĩ Jay L. Batongbacal, Giám đốc Viện nghiên cứu Luật Biển và hàng hải, Đại học Philippines bình luận:
"Trung Quốc biết rằng Donald Trump đang rất tập trung vào Bắc Triều Tiên và không quá lo lắng về khu vực Đông Nam Á.
Về phần mình, họ cho thấy sự sẵn sàng thúc đẩy mọi thứ tiến xa nhất trong khả năng họ có thể." [3]
Cá nhân người viết cho rằng, những diễn biến cục diện an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và nhận định nêu trên là rất đáng chú ý.
Tình hình bán đảo Triều Tiên có liên hệ mật thiết với Biển Đông, đó là lý do tại sao Bắc Kinh "cơ bản im lặng" trước các diễn biến mới trên bán đảo.
Trung Quốc vừa tiến hành một cuộc tập trận bất hợp pháp ở khu vực chồng lấn ngoài cửa vịnh Bắc Bộ. Tiếp đó là thông tin 18 ngàn tàu cá Trung Quốc lại tràn xuống Biển Đông. [4]
Tất cả những diễn biến này cho thấy, không có chuyện vì lo tổ chức Đại hội 19 mà Trung Quốc dừng bước hay giảm tốc độ chiến lược độc chiếm Biển Đông.
Thậm chí Đại hội 19 có thể trở thành thời cơ, nếu bối cảnh quốc tế và khu vực thuận lợi, Mỹ tiếp tục lao vào Triều Tiên, Trung Quốc có thể chớp lấy, hạ thủ ở Biển Đông.
Bài học Scarborough năm 2014 có thể sẽ được Trung Quốc sử dụng lại, chủ động tạo khủng hoảng để đục nước béo cò, cần hết sức đề phòng, cảnh giác.
Với mối quan hệ bí mật giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, cũng không loại trừ "thế cờ" trên bán đảo Triều Tiên hiện nay là do Trung Quốc chủ động tạo ra để dụ Mỹ.
Tài liệu tham khảo:

Làm lại từ đầu


Mai Quốc Ấn - Vụ thuốc trị ung thư giả H-Capita đã đi đến giai đoạn nước rút. Đây là giai đoạn rất nhạy cảm! Nhạy cảm từ tin đồn có những phe nhóm đánh nhau trong vụ VN Pharma. Nhạy cảm cả trong thông tin các món tiền undertable xử lý khủng hoảng truyền thông. Nhưng đó chưa là nhạy cảm nhất!
Thứ trưởng Trương Quốc Cường. 
Sáng nay, ông Nguyễn Văn Nên, Chánh văn phòng Trung ương Đảng đã trả lời VNN rằng: “Anh em hỏi thì tôi chỉ nói tinh thần chỉ đạo chung của Tổng bí thư trong chống tham nhũng tiêu cực các vụ việc nói chung, có vụ việc gì thì làm cho rõ ràng đến nơi, đến chốn cho minh bạch. Tinh thần này là chỉ đạo chung chứ không nói cụ thể vụ VN Pharma”. (Vài báo đã hố khi giật tít Tổng Bí thư chỉ đạo.)

Tại họp báo Chính phủ chiều 30/8/2017, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng có nói: “Quan điểm của Thủ tướng là rất cương quyết kiểm tra sự thật, không loại trừ bất cứ trường hợp nào; như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói là không có vùng cấm”.

Nghĩa là “đơn vị xử lý khủng hoảng” vụ việc liên quan đến VN Pharma và Bộ Y tế sẽ là Chính phủ. Vai trò của Đảng là chỉ đạo chung (tôi thấy điều này tốt, sẽ phân chia trách nhiệm rõ rệt hơn, trao quyền cho Nhà nước nhiều hơn). Vấn đề là Thủ tướng Chính phủ sẽ làm thế nào để giải quyết thứ bất cập cơ bản hiện nay về đấu thầu thuốc và thiết bị y tế (sẽ viết trong bài khác) chứ không phải chỉ là xử lý “án dư luận”.

Có một điều mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không thể không lưu tâm: 3 đơn vị là Thanh tra Chính phủ, Bộ Y tế và Cục quản lý dược. Thanh tra Chính phủ bị tố cáo bao che cho Bộ Y tế, Bộ Y tế bị tố cáo bao che cho cấp dưới trong 1 vụ còn nghiêm trọng hơn VN Pharma. (Không biết đơn đã tới tay Tổng Bí thư và Thủ tướng chưa, hay bị “ém” ở khâu nào đó?) Còn Cục Quản lý dược- nơi mà “dân trong nghề” đánh giá là nắm những “kèo thơm” nhất ngành y tế- thì cũng đồng nghĩa là nơi bí ẩn nhất mà chưa ai khám phá ra đến tận cùng.

Xin đề cử một cái tên để Chính phủ lưu ý: Trương Quốc Cường- Thứ trưởng Bộ Y tế kiêm Cục trưởng Cục quản lý dược- người đã không xuất hiện bấy lâu nay.

Khoan bàn về vấn đề quản lý cấp phép nhập thuốc giả H-Capita, ông Cường cấp phép cho nhập 9,140 tấn salbutamol cho 20 doanh nghiệp trong hai năm 2014-2015. Hãi hùng thay 6,268/9,140 tấn salbutamol sau khi kiểm tra 17 doanh nghiệp, đã “trôi” ra thị trường để trộn vào thức ăn nuôi heo. Tháng 8/2016, ông Cường lại cho phép nhập hơn 6 tấn salbutamol và lượng chất tạo nạc này đang trôi nổi về đâu… chưa rõ.

Salbutamol chưa rõ “đi đâu” nhưng giá salbutamol thì rõ lắm: nhập 1,5 triệu/kg bán ra 15 triệu/kg. Một vốn mười lời, lời hơn ma túy. Ông Trương Quốc Cường nói rằng ông ta cho nhập vì không biết salbutamol là chất cấm. Ông Cường “không biết” nhưng danh mục chất cấm trong chăn nuôi (có salbutamol) đã ban hành từ năm… 2001. Còn theo kết quả nghiên cứu thì mỗi năm Việt Nam chỉ cần chưa đầy 1 tấn salbutamol để làm thuốc trong khi trong 3 năm, ông Cường duyệt nhập hơn… 15 tấn salbutamol. Quá kinh khủng!

Nhưng sao kinh khủng bằng việc ông Cường điều hành “kiểu như vậy” vẫn từ Cục trưởng Cục Quản lý dược vẫn lên chức Thứ trưởng Bộ Y tế (vẫn kiêm nhiệm Cục quản lý dược) một cách “đúng quy trình”…

Nhưng thứ cần quan tâm hơn cả là quy trình quản lý dược (và thiết bị y tế). Thay đổi theo hướng minh bạch quy trình này mới giảm được giá thuốc, đỡ áp lực kinh tế đất nước chi cho y tế và không để nhóm lợi ích chi phối. Muốn làm vậy, chỉ có thể nói với ông Nguyễn Phú Trọng, ông Nguyễn Xuân Phúc rằng: “Thà là bỏ đi hết ta làm lại từ đầu”!

Dân sẽ hoan hô, đảm bảo!

Mai Quốc Ấn(FB Mai Quốc Ấn)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Kiến nghị đưa tượng đài 1.500 tỷ vào nhà kính để tránh xuống cấp"


Nguyễn Bá | 05/09/2016 - Tượng đài 1543 tỉ ở TP. Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) chưa hoàn thành đã xuống cấp trầm trọng. Chính quyền UBND TP. Ninh Bình và các bên liên quan giải thích rằng nguyên nhân là do thời tiết nắng mưa thất thường. Cách giải thích này của chính quyền sở tại đã khiến rất nhiều độc giả... “bóp miệng cười”.

Lỗi tại... Ông Trời!
Bức xúc và nghi ngờ là phản ứng của hàng trăm độc giả trước thông tin tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế ở ngay trung tâm TP. Ninh Bình với số vốn đầu tư lên đến 1.543 tỉ đồng chưa hoàn thành đã bong tróc, xuống cấp trầm trọng. Sự giải thích của chính quyền sở tại và các bên liên quan khiến nhiều độc giả “bấm bụng cười”.


Phản hồi của độc giả về cách giải thích của UBND TP. Ninh Bình.

Rất nhiều độc giả thầm trách... Ông Trời, tại sao ông lại cho nắng mưa thất thường làm gì để khiến cái tượng đài hơn 1.500 tỉ chưa hoàn thành đã hư hại!

Độc giả tên Quang nói: “Tại trời nắng, trời mưa chứ bộ. Trời không nắng không mưa không râm mát thì làm sao công trình xuống cấp được? Này, trời đất phải rút kinh nghiệm sâu sắc nhé!”.

Như cách giải thích của Ban quản lý dự án cùng UBND TP. Ninh Bình, đợt vừa qua trời nắng nóng quá, khiến nhiều viên gạch dưới sân khánh tiết mới bị bong lên như thế?

Rồi, những khối đá tự nhiên cũng không chịu được nhiệt độ cao của thời tiết mới bị vỡ ra từng mảng?...



Đèn trang trí đã bị vỡ mất phần chụp đèn.

Hết trời nắng nóng đợt hè lại đến mấy cơn bão vừa qua, gió giật mạnh, mưa xối xả khiến các hộp điện mới bị bật nắp, hở hết cả ổ điện trơ dưới trời nắng mưa? Nhưng may sao, những ổ điện này có chế độ tự ngắt điện nên rất an toàn cho người dân nào lỡ thò tay vào vì nghịch ngợm…???

Độc giả tên Nguyễn Song Giang cho hay: “Lỗi tại Ông Trời gây mưa, nắng, gió, bão ảnh hưởng công trình xây dựng Trung tâm hành chính, đường sá, tượng đài. Hoan hô Ông Trời, thiệt là trời cao có mắt”.

Nói chung, lỗi tại Ông Trời mới khiến tượng đài thành ra như thế!

Lại còn có những độc giả thương cho Ông Trời khi bị "đổ thừa" như vậy, độc giả tên Hoàng Hoa thương cảm: “Tiếc là Ông Trời không có mắt nên đổ thừa cho ông. Ông mà có mắt thì ông phạt cho người nào đổ bừa cho thời tiết”.

Còn độc giả Phạm Sỹ Liêm lại cho rằng: “Đây lại thêm một ví dụ về xài lãng phí. Khi thất bại thì đổ cho giời cho đất! Giá "hòn đất mà biết nói năng"…”.

Sao không khiêng tượng đài vào nhà mà để?

Việc tượng đài 1.543 tỉ chưa hoàn thành đã xuống cấp trầm trọng và những lí giải của các bên liên quan khi cho rằng lỗi tại Ông Trời, do thời tiết thất thường là câu giải thích không độc giả nào chấp nhận được.

Câu giải thích và sự biện hộ đó càng làm cho người đọc nghi ngờ về chất lượng và năng lực của đơn vị thi công cũng như Ban quản lý dự án.

Chưa kể, khi Chủ đầu tư là UBND TP. Ninh Bình giải thích rằng, lỗi là do thời tiết càng đặt nhiều câu hỏi nghi ngờ xung quanh vấn đề này.

Độc giả tên Thu đưa ra ý kiến: “UBND TP. Ninh Bình nói do thời tiết trời mưa, nắng làm tượng đài xuống cấp là nên suy nghĩ lại.

Sao các tượng đài khác tại TP. HCM làm cách đây 50 năm mà vẫn đứng sừng sững dù mưa nắng vẫn diễn ra? Sao việc gì hư hỏng, xuống cấp cũng đổ lỗi cho Ông Trời hết? Sao không nói do làm ẩu?”.


Buổi làm việc của UBND TP. Ninh Bình và các bên có liên quan về sự xuống cấp của tượng đài.

Đồng quan điểm với độc giả Thu, độc giả tên Khánh Linh cho hay: “Đà Nẵng có tượng mẹ Việt Nam anh hùng kìa, mấy chục năm vẫn không sao, bà Phó Chủ tịch ra Đà Nẵng mà học đi, bão to bằng Đà Nẵng không, đường nào cũng nói lại được.

Thực chất là do giám sát với quản lý quá yếu và rút ruột quá nhiều”.

Độc giả tên Trường Trực nói: “Có học vấn, vụ việc này các ông đổ lỗi cho thời tiết là chuyện nực cười. Các ông về quê nói dối trẻ trâu thì nghe được...

Tại sao công trình lại như vậy các ông thừa biết, đừng nói như vậy không ai nghe được đâu...”.


Nền sân khánh tiết của tượng đài bị nứt vỡ là do thời tiết?

Trong buổi làm việc với PV, bà Đinh Thị Mỹ Hạnh - Phó Chủ tịch UBND TP. Ninh Bình, ông Lê Minh Trị, ông Hoàng Văn Long thuộc Ban quản lý dự án đều đổ tại thời tiết, tại Ông Trời và không hề nhắc gì đến trách nhiệm của mình khi để xảy ra vấn đề xuống cấp của các hạng mục ở tượng đài.

Chính vì vậy, nhiều độc giả nói vui: “Sao không mang tượng đài khiêng vào nhà kính mà để, hoặc dựng trong nhà có lắp máy điều hòa để khỏi xuống cấp”.

http://soha.vn/kien-nghi-dua-tuong-dai-1500-ty-vao-nha-kinh-de-tranh-xuong-cap-20160905150907351.htm

Phần nhận xét hiển thị trên trang