Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017
Tin mới chiều 6/9: VN hoan nghênh Mỹ triển khai quân sự vào Biển Đông t....
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Nghịch cảnh chuyện giáo dục xưa và nay
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Trung Quốc rút về bà Hằng mới xuất hiện
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
P/S: đoạn trích: Trước đó, Cục Hải sự Trung Quốc tuyên bố nước này diễn tập từ 29-8 đến 4-9 tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, trong đó có 3 cuộc tập trận bắn đạn thật từ ngày 31-8 đến 2-9 ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
"Việc Trung Quốc tuyên bố huấn luyện bắn đạn thật tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông..."
-------------
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông
05/09/2017 21:34 GMT+7TTO - Tối 5-9, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam mạnh mẽ phản đối trước việc Trung Quốc tuyên bố huấn luyện bắn đạn thật tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Phản đối Trung Quốc xây rạp chiếu phim trên đảo Phú Lâm
VN quan ngại việc Trung Quốc thông báo diễn tập ngoài Vịnh Bắc Bộ
Sách giáo khoa Trung Quốc: Biển Đông thuộc Trung Quốc!
Trước đó, Cục Hải sự Trung Quốc tuyên bố nước này diễn tập từ 29-8 đến 4-9 tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, trong đó có 3 cuộc tập trận bắn đạn thật từ ngày 31-8 đến 2-9 ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
"Việc Trung Quốc tuyên bố huấn luyện bắn đạn thật tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông
Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành động này của Trung Quốc, nghiêm túc yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, không lặp lại các hành động tương tự, không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.
Bà Hằng nhấn mạnh Việt Nam một lần nữa khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
http://tuoitre.vn/manh-me-phan-doi-trung-quoc-tuyen-bo-ban-dan-that-o-hoang-sa-20170905203654705.htm
Phần nhận xét hiển thị trên trang
VIỆT NAM: THAM NHŨNG SẼ GIẢM?
TBT
Tại buổi họp, quá nhiều ý kiến về tham nhũng các dự án BOT, các dự án thua lỗ hay tình trạng sở hữu nhà “biệt phủ” của các quan chức…Tuy nhiên, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huấn lại cho rằng, năm 2017, công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) của chính phủ đạt kết quả tích cực trên nhiều mặt, cơ quan chức năng đã điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp…và dự báo tình hình tham nhũng năm 2018 sẽ giảm !!!
Đại diện cho nhiều đại biểu, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Chính phủ khẳng định rõ tham nhũng có giảm hay không? Đồng thời chính phủ làm rõ hơn căn cứ, cơ sở nào để dự báo tham nhũng năm 2018 là sẽ tiếp tục giảm.
http://www.dangcongsan.vn/preview/newid/452837.html
http://congly.vn/thoi-su/co-so-nao-de-du-bao-tinh-hinh-tham-nhung-nam-2018-se-giam-224724.html
http://vneconomy.vn/thoi-su/du-bao-tham-nhung-co-dau-hieu-giam-trong-2018-20170905092952668.htm
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Cả nước chấp nhận cái sai
Tôi nói cả nước cũng không có gì là quá bởi từ ông chủ tịch nước trở xuống tới đứa dân thường, từ thủ đô hiện đại tới vùng nghèo xa tít, nơi nào cũng giăng đầy băng rôn, trên sân khấu ghi rõ "Ngày khai giảng" (vào hôm qua 5.9) mà không ai có ý kiến gì.
Nhà trường là nơi để tiến hành việc dạy và học. Nơi ấy có cả thầy (giáo viên) và trò (học sinh). Thiếu một trong 2 thành phần đó thì không thành nhà trường. Thầy mà không có trò thì dạy cho ai; trò mà không có thầy thì lấy ai dạy cho mình. Vì vậy, giảng dạy phải đi với học tập, mới là nhà trường. Không được quá coi trọng thành phần nào, công việc nào.
Thế mà suốt bao lâu nay tự dưng nhà chức việc đổi ngày khai trường thành ngày khai giảng. Khai trường tức là mở trường, mở năm học mới của năm đó. Một năm mới cho cả việc giảng dạy và học tập. Gọi khai trường là đúng nhất, nhắc nhiệm vụ của cả thầy và trò. Chứ khai giảng thì chỉ có thầy. Người ta cứ xưng xưng nói với nhau học trò là nhân vật chính, quan trọng nhất của nhà trường, nhưng khi khai trường lại không thèm nhắc tới các em các cháu.
Ngày khai trường còn gọi là ngày tựu trường. Tựu có nghĩa là tới, tựu trường là tới trường lại sau thời gian nghỉ hè. Nhưng tốt nhất cứ gọi là khai trường, vừa dễ hiểu, vừa chính xác.
Chả phải chỉ có tôi riết róng chữ nghĩa tiếng Việt như thế. Đầu tháng 9.1945, cụ Hồ gửi thư cho học sinh nhân ngày khai trường, chính cụ viết "Hôm nay là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa". Tôi không dám khẳng định cái gì cụ cũng đúng nhưng trường hợp này thì cụ đúng trăm phần trăm. Hồi tôi đi học, cả phổ thông lẫn đại học, chỉ có ngày khai trường. Chả biết ông bá vơ nào tự dưng đổi lại thành ngày khai giảng.
Hôm qua nhiều ông to bà nhớn đi làm long trọng viên dự ngày khai trường, họ đều nhìn thấy tấm bảng chữ "Ngày khai giảng", tôi đồ rằng các ông bà ấy chỉ nhăm nhăm đánh trống, rao giảng dăm ba câu rồi về (đứng đó nóng bỏ mẹ), không ai nghĩ chuyện hậu sinh đã làm sai lời cụ Hồ.
Lạ cái là người xứ này, từ quan đến dân, nhìn thấy rất nhiều cái sai nhưng cứ lặng lẽ, dễ dàng chấp nhận. Có khi còn tặc lưỡi "vẽ chuyện, nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ". Chả trách khổ là phải.
Nguyễn Thông
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Nhà trường là nơi để tiến hành việc dạy và học. Nơi ấy có cả thầy (giáo viên) và trò (học sinh). Thiếu một trong 2 thành phần đó thì không thành nhà trường. Thầy mà không có trò thì dạy cho ai; trò mà không có thầy thì lấy ai dạy cho mình. Vì vậy, giảng dạy phải đi với học tập, mới là nhà trường. Không được quá coi trọng thành phần nào, công việc nào.
Thế mà suốt bao lâu nay tự dưng nhà chức việc đổi ngày khai trường thành ngày khai giảng. Khai trường tức là mở trường, mở năm học mới của năm đó. Một năm mới cho cả việc giảng dạy và học tập. Gọi khai trường là đúng nhất, nhắc nhiệm vụ của cả thầy và trò. Chứ khai giảng thì chỉ có thầy. Người ta cứ xưng xưng nói với nhau học trò là nhân vật chính, quan trọng nhất của nhà trường, nhưng khi khai trường lại không thèm nhắc tới các em các cháu.
Ngày khai trường còn gọi là ngày tựu trường. Tựu có nghĩa là tới, tựu trường là tới trường lại sau thời gian nghỉ hè. Nhưng tốt nhất cứ gọi là khai trường, vừa dễ hiểu, vừa chính xác.
Chả phải chỉ có tôi riết róng chữ nghĩa tiếng Việt như thế. Đầu tháng 9.1945, cụ Hồ gửi thư cho học sinh nhân ngày khai trường, chính cụ viết "Hôm nay là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa". Tôi không dám khẳng định cái gì cụ cũng đúng nhưng trường hợp này thì cụ đúng trăm phần trăm. Hồi tôi đi học, cả phổ thông lẫn đại học, chỉ có ngày khai trường. Chả biết ông bá vơ nào tự dưng đổi lại thành ngày khai giảng.
Hôm qua nhiều ông to bà nhớn đi làm long trọng viên dự ngày khai trường, họ đều nhìn thấy tấm bảng chữ "Ngày khai giảng", tôi đồ rằng các ông bà ấy chỉ nhăm nhăm đánh trống, rao giảng dăm ba câu rồi về (đứng đó nóng bỏ mẹ), không ai nghĩ chuyện hậu sinh đã làm sai lời cụ Hồ.
Lạ cái là người xứ này, từ quan đến dân, nhìn thấy rất nhiều cái sai nhưng cứ lặng lẽ, dễ dàng chấp nhận. Có khi còn tặc lưỡi "vẽ chuyện, nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ". Chả trách khổ là phải.
Nguyễn Thông
Lật tẩy trò hù dọa của Trung Quốc
Nguồn: Brahma Chellaney, “Calling the Chinese Bully’s Bluff”, Project Syndicate, 08/08/2017.
Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Khi Trung Quốc càng tích lũy được thêm sức mạnh, nước này càng cố gắng để đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại bằng những màn hù dọa và bắt nạt. Tuy nhiên, trong bối cảnhcuộc đối đầu biên giới trên dãy Himalaya giữa nước này với quân đội Ấn Độ tiếp tục diễn ra, cách tiếp cận đó đang ngày càng bộc lộ những hạn chế một cách rõ nét.
Cuộc đối đầu hiện tại được châm ngòi từ giữa tháng 6, khi Bhutan, một đồng minh thân cận của Ấn Độ, phát hiện Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang cố gắng mở rộng một tuyến đường xuyên qua Doklam, một cao nguyên thuộc dãy Himalaya vốn thuộc về Bhutan nhưng bị Trung Quốc yêu sách chủ quyền. Ấn Độ, nước bảo đảm an ninh cho đất nước Bhutan nhỏ bé, đã nhanh chóng đưa quân và trang thiết bị đến đó nhằm ngăn chặn việc xây dựng của Trung Quốc, quả quyết rằng tuyến đường đó – mà từ đây có thể bao quát điểm giao nhau giữa biên giới Tây Tạng, Bhutan, và bang Sikkim của Ấn Độ – đe dọa đến an ninh của chính nước này.
Kể từ đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra những lời cảnh báo gần như với tần suất hàng ngày về phía Ấn Độ, rằng Ấn Độ phải rút lui hoặc phải đối mặt với các đòn đáp trả quân sự. Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn đe dọa sẽ dạy cho Ấn Độ một “bài học cay đắng”, lớn tiếng cho rằng bất kỳ cuộc xung đột nào cũng sẽ gây ra “những tổn thất lớn hơn” Chiến tranh Trung – Ấn năm 1962, thời điểm Trung Quốc xâm lược Ấn Độ trong một cuộc tranh chấp biên giới trên dãy Himalaya và gây ra thiệt hại to lớn cho Ấn Độ chỉ trong vòng vài tuần. Tương tự, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã phát đi một loạt những lời đả kích với ý đồ hăm dọa để khiến Ấn Độ khuất phục.
Bất chấp tất cả những lời cảnh báo đó, chính phủ Ấn Độ, do Thủ tướng Narendra Modi đứng đầu, đã giữ cho tình hình không quá căng thẳng, từ chối phản ứng lại bất kỳ đe dọa nào từ phía Trung Quốc, chứ đừng nói đến việc rút quân. Khi Trung Quốc vẫn tiếp tục những hành động đe dọa chiến tranh của mình, chân tướng của nước này mới dần được bộc lộ. Rõ ràng là, Trung Quốc đang cố gắng dùng chiến tranh tâm lý để đạt được các mục tiêu chiến lược – để “không đánh mà thắng” như nhà lý luận quân sự Trung Hoa cổ đại Tôn Tử đã đề xuất.
Trung Quốc đã tiến hành chiến tranh tâm lý rộng khắp nhắm vào Ấn Độ thông qua những chiến dịch tung thông tin giả và thao túng các phương tiện thông tin, nhằm mục đích khắc họa Ấn Độ – một nền dân chủ lộn xộn với các hoạt động ngoại giao công chúng yếu kém – như là kẻ gây hấn, còn Trung Quốc là bên bị hại. Các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đã hăng hái đưa tin bài xích Ấn Độ trong nhiều tuần. Trung Quốc cũng dùng đến chiêu bài “chiến tranh pháp lý”, trích dẫn một cách có chọn lọc một hiệp định thời thực dân, trong khi bỏ qua việc vi phạm các hiệp định song phương gần đây hơn của chính nước này, điều mà Bhutan và Ấn Độ đã dẫn ra.
Suốt những ngày đầu của vụ đụng độ, các đòn tấn công ồ ạt và chớp nhoáng trong chiến tranh tâm lý của Trung Quốc đã giúp nước này chi phối nội dung câu chuyện được kể lại. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn những tuyên bố và thủ đoạn của Trung Quốc, cách tiếp cận của nước này đã ngày càng giảm hiệu quả. Trên thực tế, đối với người dân trong nước, việc Trung Quốc cố gắng miêu tả mình như là nạn nhân – tuyên bố rằng quân đội Ấn Độ đã xâm nhập và tiếp tục hiện diện trên lãnh thổ Trung Quốc một cách bất hợp pháp – rõ ràng là một điều tai hại, khi nó kích động một làn sóng phản ứng dân tộc chủ nghĩa dữ dội, chỉ trích sự bất lực của chính phủ trong việc đánh đuổi những kẻ xâm lược.
Kết quả là, hình ảnh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, với tư cách là một nhà lãnh đạo tối cao, cùng với giả định cho rằng Trung Quốc là nước thống trị khu vực, đang bị đặt vào vòng nghi vấn, chỉ vài tháng trước khi sự kiện then chốt là Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 diễn ra. Và việc có thể lật ngược được tình thế hay không sẽ là một bài toán khó cho ông Tập.
Dù sức mạnh quân sự tổng hợp của Trung Quốc đang ở thế thượng phong, nước này cũng gần như không thể đánh bại Ấn Độ một cách dứt khoát trong một cuộc chiến Himalaya, nếu xét lớp phòng thủ kiên cố của Ấn Độ dọc biên giới. Trung Quốc cũng khó áp đảo trong ngay cả những xung đột cục bộ tại khu vực giáp ranh ba nước bởi lực lượng vũ trang của Ấn Độ kiểm soát các vùng có địa thế cao hơn và có binh sĩ được bố trí với mật độ dày hơn. Nếu những vụ đụng độ quân sự như vậy có thể gây tổn thất cho Trung Quốc, như đã từng xảy ra tại khu vực tương tự vào năm 1967, điều đó có thể mang lại những rắc rối nghiêm trọng cho ông Tập trong kỳ Đại hội Đảng toàn quốc sắp tới.
Tuy nhiên, kể cả khi không có xung đột thật sự, Trung Quốc cũng nhiều khả năng sẽ thua. Cách tiếp cận mang tính chất đối đầu của nước này có thể đẩy Ấn Độ – “nước bản lề” quan trọng nhất về địa chính trị của châu Á – ngã vào tay Mỹ – đối thủ toàn cầu chính yếu của Trung Quốc. Cách tiếp cận đó cũng có thể phá hoại những lợi ích thương mại của chính Trung Quốc tại một nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đồng thời nằm trên tuyến nhập khẩu dầu huyết mạch của Trung Quốc.
Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj cũng đã ngầm cảnh báo sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế nếu Trung Quốc, nước đạt thặng dư thương mại gần 60 tỷ đô la Mỹ mỗi năm với Ấn Độ, tiếp tục gây bất ổn ở biên giới. Rộng hơn nữa, trong bối cảnh Trung Quốc tuyên bố rằng việc rút quân vô điều kiện của phía Ấn Độ là “điều kiện tiên quyết” để chấm dứt đụng độ, Ấn Độ, vốn thường xuyên đối mặt với những lần xâm nhập lặp đi lặp lại của Trung Quốc trong suốt nhiều thập niên qua, đã nhất quyết cho rằng hòa bình ở biên giới chính là “điều kiện tiên quyết” cho sự phát triển của quan hệ song phương.
Trong bối cảnh đó, nước cờ khôn ngoan nhất cho ông Tập chính là cố gắng có được sự giúp đỡ của Ấn Độ để đạt được một lối thoát giữ thể diện cho Trung Quốc thông qua một dàn xếp thỏa hiệp, tiến tới chấm dứt khủng hoảng. Đụng độ càng kéo dài càng làm hoen ố hình ảnh của một nhà lãnh đạo quyền lực vốn đã được tạo dựng, cũng như hình ảnh bá quyền châu Á của Trung Quốc. Điều này sẽ làm xói mòn sự ủng hộ của công chúng trong nước đối với chế độ, đồng thời làm suy yếu nghiêm trọng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các nước láng giềng.
Vụ đụng độ cũng để lại những bài học quan trọng cho các nước châu Á, những nước đang tìm cách đối phó với hành vi bắt nạt của Trung Quốc. Chẳng hạn, Trung Quốc mới đây đã đe dọa sẽ tiến hành hành động quân sự nhắm vào các tiền đồn của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa mà hai bên đang tranh chấp, buộc chính phủ Việt Nam phải ngừng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực rìa vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông.
Trung Quốc dường như chưa sẵn sàng để thay đổi cách tiếp cận của mình. Một vài chuyên gia thậm chí còn dự đoán rằng cuộc đụng độ sẽ sớm trở thành một “chiến dịch quân sự quy mô nhỏ” nhằm đánh bật quân đội Ấn Độ ra khỏi phần lãnh thổ mà Trung Quốc đang có yêu sách chủ quyền. Nhưng một cuộc tấn công như vậy dường như không mang lại điều gì tốt đẹp cho Trung Quốc, chứ chưa nói đến việc làm thay đổi nguyên trạng tại khu vực giáp ranh ba nước Trung Quốc-Ấn Độ-Bhutan. Chắc chắn cuộc tấn công cũng không làm cho Trung Quốc có thể tiếp tục công việc xây dựng tuyến đường như ý muốn. Giấc mộng đó dường như đã bị dập tắt khi Ấn Độ lật tẩy trò hù dọa của Trung Quốc.
Brahma Chellaney, Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách (đặt tại New Delhi) và Nghiên cứu viên tại Học viện Robert Bosch tại Berlin, là tác giả của 9 cuốn sách, trong đó có Asian Juggernaut, Water: Asia’s New Battleground, and Water, Peace, và War: Confronting the Global Water Crisis.
Copyright: Project Syndicate 2017 – Calling the Chinese Bully’s Bluff
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Nhận diện chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Việt Nam
Tác giả: BBC Tiếng Việt
.Chủ nghĩa tư bản thân hữu nói chung cũng như cụ thể là doanh nghiệp tư nhân và nhà nước trá hình làm ảnh hưởng đến nền kinh tế vì đã cướp mất cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hoạt động.
.“Vì vậy, có một thực trạng trong nền kinh tế của chúng ta là mặc dù những con số vẫn thể hiện doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng phát triển nhưng đáng lẽ trong 10 – 20 năm vừa qua đã có những cơ hội để phát triển mạnh hơn rất nhiều. Khi nền kinh tế có một đội ngũ kinh tế tư nhân mạnh thì nó mới có đủ sức cạnh tranh (Đỗ Mạnh Hồng).
.KD: Chủ nghĩa tư bản thân hữu không còn là một khái niệm xa lạ ở XH này. Nó đã được các nhà nghiên cứu kiêm quản lý đưa ra, mổ xẻ, phân tích trong nhiều bài viết trên báo chí chính thống dựa trên những hiện tượng xuất hiện ở thực tiễn VN. Còn đây là cái nhìn của một TS ở ĐH Obirin (Tokyo- Nhật bản). Xin đăng lên để bạn đọc tham khảo, suy ngẫm
—————-
Chủ nghĩa tư bản thân hữu, sử dụng những quan hệ câu kết với giới chính trị, quan chức chính phủ để tìm cách trục lợi bằng đặc quyền, đã trở thành tác nhân ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam, một nhà nghiên cứu kinh tế Đông Nam Á nói.
Tiến sỹ Đỗ Mạnh Hồng từ Đại học Obirin, Tokyo, bình luận với Quốc Phương của BBC ở Budapest hôm 31/8:
“Chủ nghĩa tư bản thân hữu kiểu Việt Nam… trong môi trường thể chế chính trị độc tài và sức ép buộc phải đẩy mạnh tự do hóa thể chế kinh tế đã trở thành tác nhân biến nền kinh tế 16 chuyển từ mô hình kết hợp giữa “chính phủ mạnh” và “doanh nghiệp phân tán” thành “chính phủ mạnh” và “doanh nghiệp tập trung”
Lý do vì với sự hậu thuẫn của thể chế chính trị độc tài, quá trình hoạch định chính sách tự do hóa kinh tế sẽ bị bóp méo một cách độc đoán và có ý đồ tư lợi, khuyết đi những yếu tố khách quan và hợp lý đổi với phát triển tổng thể nền kinh tế xã hội. Kết quả là những chính sách này có xu hướng bị một bộ phận doanh nghiệp hoặc cá nhân có quan hệ chặt chẽ với quan chức chính trị lợi dụng vì mục đích riêng.
“Thực tế, trong quá trình tha hóa của thể chế kinh tế này, những thế lực hiện thân của chủ nghĩa tư bản thân hữu nảy sinh và phát triển dưới nhiều hình thức, không chỉ là những SOEs mà cả nhiều doanh nghiệp FDI và POEs, với những thủ đoạn che dấu ngày càng tinh vi.”
Các hình thức tư bản thân hữu ở Việt Nam:
Ông Đỗ Mạnh Hồng cho rằng tư bản thân hữu ở Việt Nam tồn tại dưới năm dạng chính:
1. Doanh nghiệp nước ngoài
Ông Đỗ Mạnh Hồng lấy ngành công nghiệp ô tô làm một ví dụ cho dạng tư bản thân hữu xuất thân từ một số doanh nghiệp nhà nước.
“Các doanh nghiệp sản xuất ô tô thực ra chỉ là lắp ráp. Họ lobby để chống lại chính sách tự do hóa nhập khẩu ô tô. Mặc dù công nghiệp ô tô ở Việt Nam đã được nuôi dưỡng khoảng hơn 30 năm nay rồi nhưng chi phí để lắp ráp một chiếc ô tô trong nước đắt hơn so với ở nước ngoài rất nhiều.
“Tại sao lại có chuyện vô lý như thế? Là vì có sự hiện diện của những hành vi có thể gọi là tư bản thân hữu. Rõ ràng là những hành vi mang tính tư bản thân hữu này chỉ tìm kiếm những đặc lợi đặc quyền không phản ánh giá trị gia tăng do bản thân họ làm ra. Họ chỉ tìm kiếm phần chênh lệch có được do chính sách ngăn cấm.”
2. Doanh nghiệp tư nhân
Thị trường bất động sản và tài chính được Tiến sỹ Đỗ Mạnh Hồng dẫn làm ví dụ như hai mảng mà tư bản thân hữu ‘lộ diện’ với chủ thể là các doanh nghiệp tư nhân.
“Tôi đã theo dõi sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khá lâu. Giai đoạn sau năm 2000 hình thành rõ ràng các doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã đến thời kì phải tự do hóa nền kinh tế và trong điều kiện thể chế chính trị độc tài thì các doanh nghiệp tư nhân cũng có thể hình thành những hành vi lợi dụng tư thế của mình nhằm trục lợi.
“Nói một cách đơn giản là mua bán chính sách. Đó chính là dùng tiền để mua chuộc một số cá nhân nhằm thu về các dự án. Điều này chủ yếu tập trung ở lĩnh vực bất động sản và tài chính.
“Những công ty tôi nói đến ở đây là những công ty thực thụ, ban đầu được thành lập và có những hoạt động sản xuất theo nhu cầu lợi nhuận. Nhưng trong hoàn cảnh một nền kinh tế tự do hóa cùng thể chế chính trị, sẽ có những kẽ hở được tạo ra, tạo cơ hội cho những doanh nghiệp đó có thể trục lợi.
“Ví dụ như các công ty vốn rất lành mạnh nhưng đến thời kì năm 2007 – 2008 khi thị trường bất động sản và tài chính nở rộ thì họ không thể tập trung vào hoạt động chính của mình. Thay vào đó họ dùng vốn hiện có để đầu tư vào hai mảng này. Tuy nhiên không cạnh tranh bằng năng lực của mình, họ đã thông qua những hành vi như chạy dự án hay mua bán chính sách. Đó là một trong những hành vi có thể coi là tư bản thân hữu.”
3. Doanh nghiệp tư nhân trá hình
“Loại thứ ba, một loại tư bản thân hữu tư nhân nguy hiểm hơn nữa chính là những doanh nghiệp tư nhân trá hình,” nhà nghiên cứu Đỗ Mạnh Hồng phân tích.
“Đó là những công ty sân sau của các quan chức hoặc lãnh đạo chính trị. Những công ty này không thể nêu tên cụ thể vì khi tôi làm nghiên cứu chính thống cũng chỉ tìm được thông tin là có những công ty như vậy tồn tại, và đây là điều rất phổ biến ở Việt Nam.
“Bản chất của những công ty này là tư bản thân hữu vì nó chỉ được lập ra với mục đích lợi dụng những mối quan hệ để mưu cầu đắc lợi. Sau khi giành được những dự án từ các thông tin độc quyền, họ sẽ bán lại những dự án đó cho các nhà thầu khác. Đây là loại tư bản thân hữu cần được làm rõ.”
4. Doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa.
“Dạng này cũng giống các doanh nghiệp tư nhân ban đầu phát triển theo năng lực nhưng sau này dần dần bị cuốn theo chủ nghĩa tư bản thân hữu,” Ông Đỗ Mạnh Hồng cho biết.
5. Doanh nghiệp nhà nước trá hình.
“Những doanh nghiệp này được thành lập bởi những tổ chức, cơ quan nhà nước không có chức năng làm kinh tế. Bộ phận này tương tự với các doanh nghiệp tư nhân trá hình. Đây là hai hình thức cản trở sự phát triển kinh tế lâu dài.
“Do được thành lập từ một tổ chức của nhà nước nên ban đầu họ cũng sẽ có lợi thế khi thu thập được thông tin về các dự án đấu thầu. Họ có thể dùng những thông tin đó để mưu cầu đặc lợi.
Cướp cơ hội cạnh tranh
Vậy chủ nghĩa tư bản thân hữu đã có tác động như thế nào lên đến kinh tế Việt Nam? nhà nghiên cứu Đỗ Mạnh Hồng bình luận với BBC:
“Chủ nghĩa tư bản thân hữu nói chung cũng như cụ thể là doanh nghiệp tư nhân và nhà nước trá hình làm ảnh hưởng đến nền kinh tế vì đã cướp mất cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hoạt động.
“Vì vậy, có một thực trạng trong nền kinh tế của chúng ta là mặc dù những con số vẫn thể hiện doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng phát triển nhưng đáng lẽ trong 10 – 20 năm vừa qua đã có những cơ hội để phát triển mạnh hơn rất nhiều. Khi nền kinh tế có một đội ngũ kinh tế tư nhân mạnh thì nó mới có đủ sức cạnh tranh.
“Các nước lân cận như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Chẳng hạn như Trung Quốc, đội ngũ doanh nghiệp tư nhân từ chất lượng thấp đến chất lượng rất cao đều rất quy mô. Các doanh nghiệp của Nhật Bản hay Hàn Quốc thì rõ ràng có sự cạnh tranh rất mạnh không chỉ trong khu vực mà trên toàn cầu.
Biện pháp giải quyết?
Về những biện pháp chính để giải quyết những hậu quả của chủ nghĩa tư bản thân hữu, ông Đỗ Mạnh Hồng nói với BBC:
“Thực ra biện pháp giải quyết là một câu hỏi rất khó và tôi cũng đã tìm kiếm trong suốt 20 năm nay. Thông thường cũng có rất nhiều giải pháp ví dụ như giám sát và giải quyết minh bạch theo pháp luật. Bên cạnh đó có thể nghĩ đến chuyện thể chế chính trị có thể cũng cần thay đổi theo hướng tự do hóa để phù hợp với nền kinh tế.
“Nhưng việc này đối với Việt Nam có lẽ sẽ khó mà khả thi ở chỗ nếu bây giờ có tác động bên ngoài nhằm thay đổi thể chế chính trị đó nhưng những tác động đó cũng không thể làm thay đổi điều gì.
“Ngoài ra cũng có ý kiến trông chờ vào bản thân nội tại của Việt Nam tự thay đổi, nhưng điều đó chúng ta cũng đã chờ quá lâu.
“Theo tôi thì trước hết mọi hoạt động trong xã hội phải tuân theo luật. Khi luật đã được đặt ra, và anh vi phạm luật thì anh phải bị xử phạt đúng luật. Trước khi nói về dân chủ, cần phải xây dựng được một xã hội pháp trị.”
Kinh nghiệm Nhật Bản
Là người đã có nhiều năm nghiên cứu về kinh tế Nhật Bản, nhà nghiên cứu kinh tế Đỗ Mạnh Hồng nhận xét về cách Nhật Bản phát triển nền kinh tế:
“Thực ra Nhật Bản không xảy ra tình trạng tư bản thân hữu như ở Việt Nam. Tất nhiên vẫn xảy ra những chuyện như lobby, nhưng thể chế chính trị của Nhật là hoàn toàn dân chủ. Đảng cầm quyền và chính phủ bao giờ cũng có những thành viên từ các Đảng đối lập và được người dân giám sát.
“Xã hội của họ cũng rất minh bạch. Cho dù chỉ là một hành vi rất nhỏ của một lãnh đạo cấp cao, người dân đều được biết một cách minh bạch và yêu cầu người lãnh đạo đó giải thích về hành vi của ông có phạm luật hay không.
“Bản thân các doanh nghiệp của Nhật, từ lớn đến nhỏ, cùng có trách nhiệm chính trị đối với xã hội rất cao. Họ chủ động cạnh tranh và phản đối các doanh nghiệp có hành động tư bản thân hữu. Vì vậy những hiện tượng như vậy ở Nhật gần như đã bị triệt tiêu hoàn toàn.”
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)