Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Phương pháp “lò ấp” sẽ khiến Ba Vì không còn chỗ trống!


>> Chiếc áo không làm nên thầy tu
>> Anh quốc: Nô lệ hiện đại và buôn người 'nhan nhản
>> Đại án OceanBank: Vì sao nữ đại gia Hứa Thị Phấn hầu tòa?


Bùi Hoàng Tám

























(Dân trí) - Rất đau, rất nhục nhưng tiếc thay lại… đúng, đó là hình ảnh cái “lò ấp” được dùng chỉ việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở Học viện Khoa học Xã hội vừa qua.

Nói đau bởi thạc sĩ, tiến sĩ là những học vị cao quý. Thời xưa, người đỗ tiến sĩ không chỉ là niềm vinh dự của dòng họ, miền đất mà còn lưu danh hậu thế, nhiều vị được ghi tên trên lưng rùa trong Văn Miếu Quốc Tử Giám. Việc học hành, thi cử cũng hết sức nghiêm ngặt, mỗi kỳ thi quốc gia thường do Nhà vua đứng đầu.

Thế mà giờ đây, lại bị coi như “lò ấp” lũ gà, vịt, ngan, ngỗng thì quá đau và hơn cả nỗi đau, là sự sỉ nhục. Nó còn xúc phạm những nhà khoa học với học vị chân chính. Song, dù "con sâu làm rầu nồi canh" và tiếc thay ở Học viện này, nó lại đúng đến 101%.

Theo kết luận của Thanh tra Bộ GD&ĐT, chỉ trong vòng 3 năm (2015-2017), Học viện này chiêu sinh hơn 1.100 tiến sĩ, 4.800 thạc sĩ, tức là bình quân mỗi năm, có tới gần 400 tiến sĩ và 1.600 thạc sĩ, tức là mỗi ngày “xuất xưởng” hơn 1 tiến sĩ và cũng hơn 4 thạc sĩ.

Kinh. Con số “ra lò” thế này thì đúng là “lò ấp vịt gà” có khi cũng gọi bằng… sư phụ.

Để việc có được sự “sinh sản” này, người ta áp dụng cả phương pháp… “vô tính”, tức là rất nhiều “không” như “Đào tạo Thạc sĩ: Không có danh sách tên cán bộ chấm thi”, “Hội đồng đánh giá luận văn không đúng chuyên ngành”, “Tuyển sinh tiến sĩ với học viên không đúng chuyên ngành”.

Hơ! Đào tạo Thạc sĩ mà không có cán bộ chấm thi thì ai chấm nhỉ? Lạ,

Nhưng lạ hơn là “Hội đồng đánh giá luận văn không đúng chuyên ngành” bởi không biết nó có tương tự như ông Giáo sư Sản khoa đánh giá luận văn của học viên Nha khoa không nhỉ?

Nhưng rất may, bởi ngay cả học viên cũng “không đúng chuyên ngành” nên… hai cái sai bằng một cái đúng. Dẫu có “ông nói gà, bà nói vịt” cũng chẳng sao vì có ai biết gì về chuyên môn của nhau đâu?

Và vì chưa có chuẩn đầu ra với chuyên ngành tiến sĩ nên đánh giá thế nào chả được? Cũng bởi thế mới có chuyện, một Giáo sư hướng dẫn 12 nghiên cứu sinh. Độc đáo hơn, luận án còn thiếu xác nhận của người hướng dẫn, thiếu ý kiến nhận xét của người phản biện…

Nhớ lại cách đây mấy chục năm, có câu nói cửa miệng “Con bò lùa qua biên giới là thành Phó Tiến sĩ (học vị Tiến sĩ hiện nay)”. Giờ thì có lẽ “Con vịt lùa qua cổng Học viện ít nhất cũng thành… thạc sĩ”.

Trong một bài viết gửi Báo Dân trí, PGS.TS Ngô Tứ Thành, Viện Sư phạm kỹ thuật – Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết có một số nơi: “Để “nồi cơm” luôn đầy, để vơ vét nguồn tuyển, các trường Đại học này không cho giảng viên trẻ được đi học cao học ở các trường Đại học hàng đầu như Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia HN… buộc giảng viên phải học Cao học tại Trường theo kiểu “của nhà trồng được”.

Té ra với các thày, còn là câu chuyện “nồi cơm”.

Còn với trò thì sao? Chắc có nhiều lý do nhưng có một lý do rất nguy hiểm, đó là một số cán bộ, công chức cần cái “mác”. Có thể khi học đại học, họ theo con đường tại chức, liên thông. Giờ, để “tẩy xóa” bằng cấp, họ học lên thạc sĩ rồi tiến sĩ. Càng nguy hiểm hơn, nếu nó trở thành “lá bùa” cho con đường thăng quan tiến chức.

Nếu như một khi bằng cấp được thực hiên bằng phương pháp “lò ấp”, chỉ cần “lùa qua cổng trường là thành tiến sĩ” thì tất nhiên, chất lượng cán bộ, công chức làm sao qua được tầm “gà, vịt”?

Nhớ lại cách đây ít lâu, đã có ý tưởng thành lập (hình như trên Ba Vì) một khu ghi danh tiến sĩ hiện đại trên bia đá. Nếu cứ đào tạo bằng phương pháp “lò ấp” của Học viện Xã hội vừa qua thì chả mấy chốc, nùi Ba Vì sẽ không còn chỗ trống và các núi đá sẽ chỉ còn trong… truyện kể!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuộc sống của cậu sinh viên con trai Bộ trưởng Kim Tiến tại Mỹ


Nguồn Phương Trạch
Bộ trưởng Bộ y tế VN có một cậu con trai đang sinh sống ở bên Mỹ. Người ta nghi rằng chàng trai này đang theo học ngành y ở bên Mỹ để trở về Việt nam phụ giúp mẹ trong Bộ y tế. Hiện tại chàng trai này sống bên Mỹ và thường xuyên đăng những bức ảnh đi chơi cùng bạn bè rất hạnh phúc và sung sướng.

Các bạn học ngành công an, quân đội đang ra sức phấn đấu để bảo vệ cuộc sống của ai?

Chân dung cậu ấm của cụ Tiến, con nhà nghèo học giỏi. Chịu thương chịu khó, ba mẹ làm công chức nhà nước…cũng ráng tích góp chút tiền cho cậu ấm được sang (Chicago) Mỹ du học là nhầm để hiểu thêm về nền tư bản giãy chết, đi tìm con đường giải phóng dân Mỹ khỏi nền kinh tế bóc lột….và định hướng lên thiên đường xhcn

Cậu Hoang T Duc ( Đức ) tên cún cơm là Bi, rất siêng năng…đi du lịch , mong muốn học xong sẽ về nước giúp mẹ cải tiến y tế, phát minh ra nhiều loại vacxin cho trẻ em hơn. Trong tương lai cậu ấy dự định học xong sẽ về giúp mẹ ( Tiến) xây dựng thiên đường xhcn. Nhưng chưa biết cụ thể là ngày nào năm nào.


Like cho Việt Nam: CHỒNG CỦA BÀ BỘ TRƯỞNG NGUYỄN THỊ KIM TIẾN LÀ AI?

Lâu nay, một câu hỏi mà dư luận quan tâm là: Đấng phu quân của bà Bộ trường Nguyễn Thị Kim Tiến đầy rẫy tai tiêng là ai? Người giấu mắt lâu nay cũng đã dần dần lộ diện.

Ngày 26/12/2015, bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park với tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng (thuộc Tập đoàn Vingroup) đã đi vào hoạt động tại khu đô thị Vinhomes Central Park (số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh).

Giám đốc bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park là PGS.TS Hoàng Quốc Hòa, nguyên giám đốc bệnh viện Nhân dân Gia Định.

Ông Hoàng Quốc Hòa là chồng của bà Bộ Trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Như vậy “Sân sau” của bà bộ trưởng là ở đây chứ còn đâu nữa.Đúng là cặp bài trùng, “Kẻ tám lạng người nửa cân”.

Trong vụ án “thuốc ung thư giả” VN Pharma, trong danh sách lãnh đạo công ty này có tên Hoàng Quốc Dũng. Ông Dũng là em trai của ông Hòa. Tuy nhiên ngay từ đầu của vụ án, tên của ông Dũng đã không được nhắc đến trong tất cả các bản tin trên báo chí.


Chả trách gì mà bà Tiến dám mạnh miệng chối bỏ có người nhà trong hàng ngũ lãnh đạo của công ty giết người hàng loạt này. Bà Tiến đã làm ảo thuật cất giấu được người em chồng này. Còn người con trai của bà thì đang quản lý căn nhà ở Mỹ. Vì vậy vai trò của người con trai này chỉ là “cố vấn”. Nghĩa là “điều khiển từ xa”.

Trong ảnh là Bộ Trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao cho ông Hoàng Quốc Hòa quyết định thành lập cho bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park trong ngày lễ khai trương bệnh viện.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đại án Oceanbank: Nóng lời khai chi tiền 'tấn' cho từng cá nhân


>> Y án tử hình Giang Kim Đạt, Trần Văn Liêm
>> Thu hàng trăm triệu đô từ bán thức uống cho người già
>> Người câu kết với nữ nhà báo tống tiền doanh nghiệp là ai?
>> Nghi can dọa giết Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng là anh trai Chánh văn phòng Thành ủy


T.Nhung
VNN - Tại tòa, các bị cáo khai rõ đưa từng cá nhân số tiền bao nhiêu, tỷ lệ giữa TGĐ và kế toán trưởng như thế nào...

Sáng 5/9, phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm tiếp tục với phần xét hỏi.

Theo cáo trạng, Nguyễn Minh Thu (nguyên TGĐ Oceanbank) đã trực tiếp phê duyệt, nhận và chi lãi ngoài 125,6 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn cho các khách hàng thuộc nhóm dầu khí.

Trong đó, bị cáo Thu trực tiếp nhận và chi 57,817 tỷ đồng cho Tổng công ty Dầu VN (PVOIL), công ty lọc hóa dầu Bỉm Sơn (BSR) và liên doanh dầu khí Vietsopetro (VSP).

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Thu khai rõ đã từng trao đổi với kế toán trưởng của VSP về chính sách chăm sóc khách hàng và nói rõ tỷ lệ đưa tiền theo phần trăm giữa TGĐ VSP và kế toán trưởng là theo tỷ lệ 70-50 trên tổng số tiền mà Hà Văn Thắm duyệt chi chăm sóc khách hàng VSP.

"Thực tế, kế toán trưởng đề nghị tỷ lệ như thế nào thì bị cáo làm như vậy", lời khai chị báo Thu.

Vẫn theo lời khai của bị cáo Thu, mỗi năm bị cáo này đến VSP "chăm sóc" chừng 4 lần và đưa số tiền lãi ngoài cho TGĐ và kế toán trưởng của VSP tổng cộng 22,7 tỷ có lẻ. Trong đó, kế toán trưởng nhận 15-17 tỷ đồng, còn lại là TGĐ nhận.

Được đối chất tại tòa, ông Võ Quang Huy, kế toán trưởng VSP cho hay, từ sau khi Oceanbank thành lập, VSP có gửi 100 triệu USD và 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên ông Huy không nhận được tiền chi lãi ngoài.

Trả lời câu hỏi của HĐXX: "Một số bị cáo khai đã chi khoản tiền lãi ngoài cho VSP, cụ thể là chi cho ông, ông thấy sao?", ông Huy đáp: "Thực tế tôi không nhận được số tiền này".

Tại tòa, ông Nguyễn Hữu Tuyến (nguyên TGĐ VSP thời kỳ 2009-2013) cũng cho rằng ông không nhận bất cứ lợi ích gì từ Oceanbank.

Ông Từ Đại Nghĩa, TGĐ VSP từ năm 2013 đến nay cũng khai: "Tôi không nhận được bất cứ khoản chi nào".

Trước lời khai của kế toán trưởng và TGĐ VSP các thời kỳ, khi được hỏi, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên TGĐ Oceanbank) cho hay: "Trong quá trình bị cáo làm TGĐ Oceanbank, bị cáo có đến gặp anh Huy và anh Tuyến trao quà của anh Thắm. Khi đến gặp có giám đốc chi nhánh Oceanbank đi cùng.

"Bị cáo tặng quà các dịp trong 2 năm, chừng 8-10 lần. Khi đó anh Tuyến làm TGĐ. Bị cáo tặng 10.000-20.000 USD hoặc 200-300 triệu đồng trở lên", Nguyễn Xuân Sơn khai.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Nguyễn Thị Kiều Liên (nguyên giám đốc Oceanbank, chi nhánh Vũng Tàu) cho hay, bị cáo đã chi hơn 1,4 tỷ đồng tiền chăm sóc khách hàng, gửi trực tiếp cho anh Võ Quang Huy, đưa tiền mặt.

Nghe bị cáo Liên khai vậy, ông Huy đứng dậy trình bày: "Không hiểu sao các bị cáo lại khai như vậy, thực tế tôi không nhận được khoản chi lãi ngoài".

Trách nhiệm của Trưởng ban Kiểm soát Oceanbank

Được triệu tập đến tòa, trước câu hỏi của HĐXX: "Ông đã thực hiện hết chức năng kiểm soát của mình chưa?", ông Bùi Văn Hải, Trưởng ban Kiểm soát Oceanbank cho biết: "Trong quá trình chỉ đạo công tác kiểm toán, thực hiện quy định, quy chế nội bộ, tôi chưa thấy vi phạm nghiêm trọng. Có những bộ hồ sơ chung chung, tôi không thấy hết được những bản chất đằng sau đó".

HĐXX tiếp tục đặt câu hỏi: "Ông không thấy hết hay không thực hiện hết chức trách của mình?", ông Hải đáp: "Tôi bị hạn chế nhiều thông tin thực tế đang hoạt động, nên với chức trách của mình, tôi chỉ phát hiện ra cái gì thì ghi vào báo cáo kiểm toán. Có những điều tôi không biết".

Trước lời khai của ông Hải, bị cáo Hà Văn Thắm cho rằng: Ban Kiểm soát có thể coi là cấp trên của HĐQT, có quyền tham gia cuộc họp HĐQT, được quyền yêu cầu đưa các sổ sách để kiểm tra.

Các báo cáo và khoản chi lãi suất ngoài đều nêu trong các báo cáo kiểm toán và đương nhiên Ban Kiểm soát nhận được. "Bị cáo có nhận được một số cảnh báo từ Ban Kiểm soát, nhưng không nhận được cảnh báo về việc chi lãi ngoài", Hà Văn Thắm khai.

Trả lời thẩm vấn về việc liệu ông Hải có biết được việc chi lãi ngoài của Oceanbank, bị cáo Minh Thu cho hay: "Cá nhân bị cáo cảm nhận thì anh Hải có biết việc chi lãi ngoài, vì việc này thể hiện trên toàn hệ thống".

Cùng câu hỏi như đối với bị cáo Thu, bị cáo Nguyễn Thị Nga (nguyên kế toán trưởng Oceanbank) cho hay, chị thường xuyên gửi báo cáo chỗ ông Hải, và Ban Kiểm soát.

"Việc chi lãi ngoài Ban Kiểm soát không những biết mà biết rất rõ vì mọi thứ đều có trên báo cáo hết. Dù có kém đến đâu thì đều biết, bản thân anh Hải có vợ là PGĐ chi nhánh Hà Nội, nơi trực tiếp nhận tiền chi lãi ngoài, không thể nói là không biết được", lời bị cáo Nga.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

Lịch sử nước ta không có chế độ phong kiến



Phan Khôi
Vài lời của người sưu tầm: Bài báo dưới đây của Phan Khôi, tôi sưu tầm và lưu giữ riêng đã 6-7 năm nay; để đưa tới bạn đọc dưới dạng sách in, hẳn phải chờ dăm năm nữa. Nhận thấy bài này thuộc số những bài cần được biết rộng càng sớm càng hay, tôi rút nó từ bộ sưu tập đang chuẩn bị ra giới thiệu với những ai quan tâm. (Lại Nguyên Ân)

Lâu nay thấy trên các báo chí có nhiều tác giả hay dùng đến hai chữ “phong kiến”. Đại khái như trong câu nầy: “Người mình chịu áp bách dưới chế độ phong kiến mấy ngàn năm”, hay như trong câu nầy: “Ngày nay chúng ta bắt đầu thoát ly khỏi chế độ phong kiến”.

Ấy là một sự lạ! Vì theo lịch sử nước ta, từ xưa đến nay chưa hề có chế độ phong kiến, thì người mình bởi đâu chịu nó áp bách, chúng ta ngày nay việc gì phải thoát ly?

Người mình có chịu áp bách, nhưng áp bách bởi cái gì kia; chúng ta rồi phải thoát ly, nhưng thoát ly cái gì kia, chớ đâu có phải cái chế độ phong kiến?

Vậy trước hết ta nên hỏi chế độ phong kiến là cái chế độ gì; rồi xét thử phải chăng nó từng nhiều lần hay lấy một lần còn có trên lịch sử chúng ta.

Đây tôi không rồi đâu nhắc lại các tầng thứ của sự tổ chức xã hội loài người theo như xã hội học; tôi chỉ cắt nghĩa cho biết thế nào gọi là phong kiến.

Trên lịch sử Á Đông vẫn có cái chế độ ấy. Đời xưa, cuộc phong kiến còn có trên lịch sử Trung Quốc đến hàng mấy ngàn năm.

Thuở trước, các bực bá giả khi chinh phục và thống nhứt được một nước rồi, lên ngôi vua, tự xưng là thiên tử, và phong cho các con, em, cháu, mỗi người một phần đất bởi trong nước ấy chia ra, cũng làm vua, mà gọi là chư hầu: ấy tức là cái chế độ phong kiến bắt đầu có.

Những vua chư hầu ấy chia ra đẳng cấp theo năm tước: công, hầu, bá, tử, nam; đất nước lớn hay nhỏ cũng tuỳ từng đẳng cấp mà có khác.

Lại không những con, em, cháu được phong mà cho đến các kẻ bề tôi có công cũng được phong: hạng trên kêu là những chư hầu đồng tánh (cùng họ), hạng dưới kêu là những chư hầu dị tánh (khác họ).

Hết thảy các nước chư hầu đều cai trị dân mình, hưởng huê lợi (tức là thuế) đất mình; nhưng mỗi năm phải theo lệ nạp cống phú cho thiên tử; và mọi việc lớn trong nước phải bẩm mạng cùng thiên tử; khi có giặc, chư hầu phải xuất binh giúp thiên tử mà đánh dẹp.

Nước ta có câu tục ngữ “Dùi đánh đục, đục đánh săng”, nếu mượn đem mà chú thích cho cái chế độ nầy thì đúng lắm: Theo chế độ phong kiến, thiên tử đè lên trên chư hầu, chư hầu đè lên trên bình dân, ấy là sự tự nhiên.

Cho nên trong sử hay ca tụng cái cảnh thái bình hồi đời phong kiến là phải lắm: Lúc bấy giờ bình dân bị cho đến hai cái sức mạnh đè lên, không cựa quậy nổi, không vùng vẫy nổi, thành ra trong xã hội được bình yên vô sự. Nhưng hạng bình dân thì thật khổ, khổ mà không ai biết cho.

Trong sử Tàu, trước Giáng sanh [1] vài ba ngàn năm, trong thời kỳ đó hầu hết thiệt hành cái chế độ phong kiến.

Trải qua Đường, Ngu, Hạ, Thương, Châu, ngót hai ngàn năm phong kiến mà đời sau cho là thuở thạnh trị có một không hai. Đến nhà Tần mới phá bỏ phép ấy, rồi sau đến nhà Hán lại phục lại, nhưng cách sắp đặt có khác xưa.

Trái với cái chế độ phong kiến là chế độ quận huyện. Nhà Tần làm theo chế độ quận huyện.

Quận huyện nghĩa là chia trong nước ra làm từng quận từng huyện, rồi thiên tử đặt quan ra cai trị chớ không đặt chư hầu. Làm thế này thì bình dân có dịp trực tiếp với thiên tử chớ không bị các vua chư hầu làm ngăn cách ra như phép phong kiến. Thế cũng đáng cho là một sự tấn bộ trong cách tổ chức vậy.

Cái chế độ phong kiến là thế, và đại ý của nó là thế. Nhưng xét xem trong lịch sử nước ta, cái chế độ ấy chưa hề thấy bao giờ.

Trong sử Ngoại kỷ [2] nói vua vua Hùng Vương chia nước ra 15 bộ, nhưng cũng nói đặt quan cai trị, chớ không nói để phong con, em, cháu hay là bề tôi có công.

Kể từ Đinh, Lê về sau, nước ta mới thành lập hẳn một nước, song cũng chưa hề đặt ra hay noi theo cái chế độ phong kiến.

Triều thì chia nước ra từng lô, triều thì chia nước ra từng xứ, triều thì chia nước ra từng trấn, triều thì chia nước ra từng tỉnh, nhưng thảy đều đặt quan cai trị, thay quyền trung ương mà thống ngự thần dân. Nói tóm một lời, nước ta từ hồi lập quốc về sau, sự tổ chức về chính trị theo lối quận huyện chớ không theo lối phong kiến.

Trải qua các triều vua, vẫn có dùng năm tước công, hầu, bá, tử, nam mà phong cho các bề tôi đồng tánh hoặc dị tánh, lại có phong đến tước vương nữa. Nhưng những người chịu phong tước ấy có danh mà không có thiệt, chẳng hề có ai được đất phong lớn, được hưởng cả huê lợi, được cai trị dân như các vua chư hầu đời xưa dưới chế độ phong kiến.

Đại để mỗi người được phong tước thì vua tuỳ từng đẳng cấp mà ban cho ruộng đất ít nhiều, gọi là “thái địa”. Thái địa ấy tự người được phong muốn chọn nơi nào thì chọn, và được truyền tử lưu tôn như đất tư của mình. Thái địa ít thì chừng mấy mẫu, nhiều thì chừng mấy chục mẫu, nhiều lắm cũng đến choán lấy mấy làng là cùng, chớ không khi nào được đến một tỉnh hay một trấn mà có thể làm một nước nhỏ được. Vả lại người được phong chỉ có quyền về thổ địa mà không có quyền về nhân dân ở trên thổ địa ấy; bao nhiêu người dân từ trước lập nghiệp trên thái địa cũng vẫn trực tiếp chịu quyền cai trị của nhà vua.

Coi như Lê Phụng Hiểu được phong hầu, vua truyền cho ông ta chọn lấy thái địa, ông xin trèo lên một hòn núi, cầm dao phóng xuống, dao rơi đến đâu thì ông nhận đất đến đó; rồi rốt lại, ông được một khoảnh đất chừng 50 mẫu, và ông ăn lấy thuế đó, mà trong sử người ta quen gọi là “thuế chước đao”. Đó là cái chứng cớ tỏ ra rằng nước ta từ xưa nhà vua có lấy đất phong cho công thần, nhưng phong một cách khác, chớ không theo chế độ phong kiến.

Chuyện gần đây là chuyện trào Nguyễn. Các ông thân vương vẫn được dùng một huyện mà phong cho, như ông Tùng Thiện vương, tức là ông được phong về huyện Tùng Thiện ở tỉnh Sơn Tây vậy. Dầu vậy, các ông ấy chỉ có cái danh vậy thôi, không phải ông Tùng Thiện vương được ra làm chúa cai trị huyện Tùng Thiện hay là đem cả thuế má huyện ấy mỗi năm nhập vào túi mình, vì ông vẫn ở tại kinh đô Huế trong thời đó và mỗi tháng cũng cứ lãnh lương trong kho Nội vụ.

Tôi biết ở miền tôi gần nay có một ông quan được phong tước tử. Ông chọn ngay sáu mẫu đất ở làng cạnh làng ông làm thái địa, rồi đất ấy lưu truyền đến đời cháu ông ngày nay còn hưởng thọ, coi như ruộng tư, chỉ không được đem bán cho ai.

Có phong tước, có thái địa, nhưng người được phong không hưởng các quyền cai trị dân chúng ở trong thái địa của mình: điều đó làm cho phân biệt với chế độ phong kiến.

Bởi đó nói rằng nước ta xưa nay không có chế độ phong kiến, cái chế độ ấy chưa hề xuất hiện trên lịch sử xứ ta.

Thế thì các nhà xã hội học An Nam (?) làm sao lại nhắm mắt nói liều rằng “người mình chịu áp bách dưới chế độ phong kiến” hay là “chúng ta ngày nay bắt đầu thoát ly chế độ phong kiến” được?

Chế độ phong kiến ở bên Tàu có, ở bên Nhựt Bổn có, ở bên Tây có; song có thể nào lấy cớ mấy xứ ấy có chế độ phong kiến mà buộc cho xứ ta từ xưa cũng phải có chế độ phong kiến?

Trừ ra hai chữ “phong kiến” có nghĩa gì khác mà kẻ viết bài nầy chưa hiểu thì thôi; bằng chỉ có một nghĩa như đã giải trên kia thì nó chẳng có dịp nào dùng mà chỉ một cách tổ chức về chánh trị trong nước nầy về thời quá vãng hết, thật chẳng có dịp nào hết.

Ở trước mặt một người thuộc quốc sử mà bảo rằng nước ta từ xưa có chế độ phong kiến, người mình từng bị áp bách bởi nó, ngày nay mới bắt đầu thoát ly, thì phải cho phép người ấy trợn mắt rùng vai, lấy làm lạ một chút, mới là phải đạo công bình.

Nếu nói rằng chữ “phong kiến” nầy dùng theo nghĩa rộng: vua ở trên chia quyền cho các ông tổng đốc các tỉnh và cũng chia lợi cho nhau luôn, như thế cũng không khác gì cái chế độ đặt chư hầu bên Tàu thuở xưa, – nếu nói vậy thì dùng chữ gì cũng được cả, ai còn cãi với ai làm gì cho phiền?

Tôi tưởng, tốt hơn là, ta nghiên cứu xã hội học [3] , ta theo nó, mà ta cũng phải để mắt tới quốc sử của ta. Không có lẽ nào câu chuyện xứ ta vốn không có mà bịa ra nói có, rồi cứ theo đó mà đi tìm cái kết luận ở trong mây mù khói ngút, không ai có thể kiểm soát lại được!
***

[1] Giáng sanh nói ở đây tức là Thiên Chúa giáng sinh, trỏ năm sinh Jesus Christ, mà lịch phương Tây dùng làm điểm khởi đầu Kỷ nguyên chúng ta (hoặc Công nguyên); cách tính này hiện thông dụng toàn thế giới (một sự kiện lịch sử nào đó, theo niên biểu này, sẽ được ghi bằng năm thuộc Công nguyên hoặc bao nhiêu năm trước Công nguyên).

[2] Sử Ngoại kỷ nói ở đây hẳn là trỏ phần Ngoại kỷ của bộ Đại Việt sử ký toàn thư.

[3] Nghiên cứu xã hội học mà tác giả nói ở đây, ý nói việc nghiên cứu cấu trúc, tổ chức xã hội trong nghiên cứu sử học nói chung.

Nguồn: Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 268 (29 Novembre 1934)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Từ chuyện em gái Triều Tiên trên đất Sài Gòn…



Quán ăn Triều Tiên trên đường Lê Quý Đôn quận 3.
Khoảng mươi lăm cô gái Triều Tiên trong độ tuổi hai mươi. Trắng trẻo, cao ráo, không quá xinh cũng không có ai xấu, hẳn các cô đã được tuyển lựa và huấn luyện rất kỹ trước khi xuất ngoại, làm công việc tiếp xúc với nhiều người nước ngoài như hiện tại.
Các cô vừa phục vụ bàn vừa là ca sĩ trong vài tiết mục: đơn/hợp ca, chơi đàn dân tộc, chơi nhạc mới, múa… Món ăn giống với quán Hàn Quốc nhưng khẩu vị có khác. Buổi tối ấy, thực khách hầu hết là người Hàn Quốc, chỉ vài bàn là người nước khác.
Cô gái phục vụ bàn tôi khá trẻ. Hỏi chuyện, cô nói cô hăm hai tuổi, đã làm ở Việt Nam ba năm. Hỏi học tiếng Việt lúc nào, cô đáp sang Việt Nam mới học…
Cô rất nhiệt tình mời đàn ông mua “Rượu sâm bổ dương, giá sáu triệu bớt còn bốn triệu” (Tiền rượu “ngoài luồng” này sẽ không được ghi vào biên lai). Không thấy cô mời phụ nữ mua thứ gì cả…
Hỏi có định lấy chồng Việt không, cô đáp: “Bình Nhưỡng- Hà Nội là anh em, lấy nhau được. Nhưng chồng Việt Nam có một vợ và nhiều bồ, còn chồng Triều Tiên thì chỉ có một vợ”. Vậy là sao: cô đang khen hay chê đàn ông Việt? :)
Khi mời chụp hình chung cô đồng ý ngay, nhưng lại gọi thêm một cô bạn nữa, chẳng rõ có phải vì quy định không được chụp ảnh riêng với khách hay không.
Trên màn hình ti vi đang phát đi phát lại lễ duyệt binh ở Triều Tiên với các đội hình vuông vức, rầm rập, răm rắp như rô-bô, với Kim Jong-un miệng luôn mỉm cười…
Tôi nhớ tới một chương trình mình đã xem trên kênh Discovery hay National Geographic gì đó, về Triều Tiên.
Nhiều bệnh nhân sau mổ mắt thành công được tập trung để quay phim trong một căn phòng, có lẽ là một hội trường. Sau khi các bác sĩ/y tá gỡ miếng bông băng khỏi mắt, các bệnh nhân không gỡ hẳn nó ra mà cứ để lủng lẳng trên mặt, chạy lên phía sân khấu, nơi có đặt ảnh Kim Jong-il, quỳ lạy như tế sao và thống thiết la to những lời biết ơn. Có người hung hăng hơn, hùng hổ gào thét đòi trừng trị đế quốc Mỹ xâm lược…
Cảm giác của tôi lúc đó thật kỳ lạ. Hình ảnh hàng trăm người lủ khủ bông băng dơ trên mặt, cùng làm những động tác giống hệt như nhau, cùng cúc cung quỳ lạy và hô to những khẩu hiệu giống hệt nhau… có gì đó thật đáng sợ.
Tôi cũng nhớ bộ phim tài liệu khác trên một trong hai kênh ti vi ấy, về lần gặp gỡ đầu của người dân Triều Tiên hai miền sau sáu mươi năm chia cách… Hầu hết họ đều đã rất già, trên dưới tám mươi, và sau hơn nửa thế kỷ bị chia lìa với quê hương, bản quán, gia đình, ngập tràn nước mắt đã đổ ra trong ngày gặp gỡ có thể là duy nhứt/cuối cùng trong đời họ…
Trong lòng mỗi người Triều Tiên đều canh cánh nỗi đau nỗi lo rồi sẽ chết mà không thể một lần nhìn thấy lại người ruột thịt. Những cái ôm run rẩy, những gương mặt nhàu nát khổ đau, những cặp mắt đã mờ đục sau hơn nửa thế kỷ ngóng trông tuyệt vọng, những bộ quần áo mới tinh có lẽ được nhà nước cho mượn không vừa với kích cỡ… Ôi những gương mặt người dân Triều Tiên sao mà đau thương.
Bên bờ sông Kim Cương, nhiều người dân Triều Tiên đặt những mâm cúng nhỏ với một ít bánh trái đơn sơ, quỳ xuống bái vọng về quê, nơi cha mẹ họ đã chết mà họ không thể chịu tang, hay đau ốm mà họ không thể chăm sóc…
Nhìn cảnh tượng người dân hai miền Triều Tiên khóc như tan chảy thành nước mắt khi gặp nhau cũng như khi chia tay, tôi thấy dường như người Việt Nam còn may mắn hơn họ. Đất nước Việt đã không còn chia cắt, người dân Việt đã được tự do gặp nhau, bởi súng đạn đã im tiếng mấy mươi năm rồi…
Tôi cũng nhớ lần đi thăm Hàn Quốc, khi đứng ở công viên Imjingak trong khu phi quân sự DMZ, và qua ống kính tầm xa nhìn sang đất Triểu Tiên, cái được thấy chỉ là màu xanh đồng ruộng, màu xanh dòng sông và màu xanh đồi núi, giống với bất cứ nơi nào trên trái đất, vậy mà Bắc Triều Tiên vẫn luôn là một thế giới lạ kỳ đầy bí ẩn đối với phần còn lại của nhân loại.
Trên những chuyến xe đi dọc theo chiều dài Hàn Quốc, tôi đã buồn nẫu người khi lại nhìn thấy vô số lô cốt, kẽm gai, xe tăng và quân phục ở khắp nơi. Hình ảnh môt miền nam Việt Nam thời chiến lại hiện ra trong từng giây từng phút làm tôi nghẹn thở. Máu người Việt đã chảy quá nhiều trong cuộc chiến tranh kéo dài từ 1954 tới 1975, và tôi kinh sợ tất cả mọi cuộc chiến tranh dù ở bất cứ đâu…
Việc thủ đô Seoul nằm quá gần biên giới, nên có thể bị tấn công bất cứ lúc nào, là điều mà chính phủ Hàn Quốc đang rất lo ngại. Bởi vì, cuộc chiến liên Triều bắt đầu từ ngày 25 tháng 6 năm 1950, khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên từ miền bắc tấn công Đại Hàn Dân quốc ở miền nam. Chiến tranh đã bùng nổ với quy mô lớn sau khi lực lượng của Liên hiệp quốc do Hoa Kỳ đứng đầu và chí nguyện quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cùng nhảy vào can thiệp.
Sau ba năm đổ máu, một thỏa hiệp ngừng bắn đã được ký kết vào ngày 27 tháng 7 năm 1953, tuy nhiên trên thực tế, hai miền vẫn tiếp tục trong tình trạng chiến tranh nên vẫn có thể tấn công nhau bất cứ lúc nào mà không cần tuyên chiến.
Ở công viên Imjingak, giữa một rừng những mảnh vải đủ màu sắc giăng đầy trên kẽm gai mà người dân Triều Tiên viết lên những nguyện ước dành cho gia đình và đất nước họ, tôi cũng đã gởi lên đó những suy nghĩ của mình: “Cầu mong sẽ không còn dân tộc nào trên thế giới bị đày ải bởi chiến tranh và thù hận như Việt Nam và Triều Tiên phải chịu đựng”.
Khi gặp những nhà văn Hàn Quốc từng có mặt trong đoàn quân Rồng Xanh (nổi tiếng bởi những cuộc tàn sát dân thường Việt Nam), thấy việc làm đầu tiên của họ là quỳ xuống xin lỗi về những gì mà binh lính Đại Hàn từng gây ra ở miền Trung Việt Nam, tôi lại buồn rơi nước mắt. Cuộc chiến ấy không chỉ khiến người Việt Nam chết chóc, khổ đau, mà còn khiến người dân nhiều nước khác cũng vĩnh viễn mang trong tâm khảm những vết thương khủng khiếp…
Những cô gái Triều Tiên đang có mặt trên đất Sài Gòn, chẳng rõ gia đình các em đang sống thế nào? Cha mẹ, anh chị em, chồng con các em liệu có được hưởng những quyền lợi khi người thân xuất ngoại? Cuộc sống các em có vui hơn so với khi đang ở trên đất nước mình?
Các em có hay biết Hàn Quốc đang là một trong những nước làm ra những sản phẩm uy tín, dù là hàng điện tử, xe ô tô, tác phẩm điện ảnh, và ngay cả ẩm thực truyền thống…? Họ có biết nước “Việt Nam anh em” đang cực kỳ khó khăn với núi rừng/sông biển/đất đai… đang bị hủy hoại, và người dân Việt đang lao đao khốn đốn với bao gánh nặng vật chất-tinh thần, cho dù chiến tranh đã chấm dứt hơn bốn mươi năm?
Những cô gái Triều Tiên này, thế hệ thứ năm kể từ cuộc chiến tranh “Kháng Mỹ Viện Triều” mà Trung cộng rêu rao (giống như Trung cộng từng chủ trương “Đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng”). Họ có biết đích xác những gì về chính quê hương họ, những sự thật kinh hoàng mà phần còn lại của thế giới đều tỏ tường?
Họ có biết thật ra dân tộc Triều Tiên vẫn may mắn còn một nửa nước không rơi vào vòng kiềm tỏa của Trung cộng, nên mới có một Hàn Quốc thành công cả về kinh tế lẫn văn hóa. Trong khi đó, dù đã có bốn mươi hai năm hậu chiến, Việt Nam lại đang tan hoang bởi sự có mặt khắp nơi của hàng hóa, văn hóa và các cách thức/công thức made in china, một thảm họa còn đáng sợ hơn cả bệnh dịch.
Mong rằng ngày nào đó, đất nước Triều Tiên của các em rồi sẽ hết ngăn chia, bởi cách thức mà Cộng hòa Liên bang Đức đã làm với Cộng hòa Dân chủ Đức, chớ không phải bằng tên lửa tầm trung tầm xa như Bắc Triều Tiên vẫn đang mỗi ngày đe dọa…
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, trên sân khấu, đang chơi nhạc cụ, đàn ghi ta và trong nhà
Mặc quốc phục và chơi đàn dân tộc của Triều Tiên
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người trên sân khấu, mọi người đang ngồi và trong nhà
Các em hát nhạc Việt Nam: Ước gì, Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng...
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, trên sân khấu và trong nhà
Múa ...
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người trên sân khấu, mọi người đang chơi nhạc cụ, đàn ghi ta, buổi hòa nhạc và trong nhà
Và chơi nhạc mới...
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng và ngoài trời
Ở công viên Imjingak trong khu phi quân sự DMZ, trước hàng rào kẽm gai giăng đầy các mảnh vải người dân Triều Tiên gởi nguyện ước lên trời...
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và mọi người đang ngồi
“Cầu mong sẽ không còn dân tộc nào trên thế giới bị đày ải bởi chiến tranh và thù hận như Việt Nam và Triều Tiên phải chịu đựng”.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và ngoài trời
Bên kia biên giới là đất bắc Triều Tiên, một vùng đất kỳ lạ đầy bí ẩn ...


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhân cách





Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

Cũng không chỉ mấy hôm nay, từ lâu, vấn đề nhân cách làm người được đặt ra cho các quan chức, cho nhiều người có tiếng tăm, học vị, học thức… trong xã hội chúng ta khá bức bách và đầy thất vọng. Trong những ngày gần đây, từ vụ thuốc giả của Pharma với bà Bộ trưởng, các quan chức ngành Y, Dược, rồi vụ án Trịnh Xuân Thanh với những liên quan, Trịnh Vĩnh Bình với tai vạ từ thói cửa quyền độc tài… đến các thua lỗ ngàn tỷ của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước. Thậm chí đến các quan chức từ "người tử tế" đã về vui thú điền viên... Dân chúng qua các cuộc này thấy kinh hoàng cho sự thất thoát tiền bạc, cho "luật vua phép nước" không là cái gì trong một thể chế luôn cho là "sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật", v.v. Nhưng phải thấy là chưa bao giờ nhân cách con người qua sự thể hiện của các quan chức, người có chức quyền, những đại gia giàu có... gần như không có chút gì để nói.
Ngược lại, đây đó trong nhân dân, trong đám đông vô danh ấy có những việc nhỏ nhưng nói lên nhân cách vô cùng lớn, đáng làm bài học cho mọi người nhất là các loại quan chức trên. Tôi kể hầu chuyện các bạn chuyện đến thăm một nhân vật người Huế, nhà thơ Trần Vàng Sao, tức anh Nguyễn Đính quê thôn Vỹ Dạ.
Lần ra Huế mới đây (đầu tháng 8 này), một trong điểm đến là thăm anh Đính (Trần Vàng Sao). Ngày trước khi anh Thái Ngọc San còn sống, có ba địa chỉ mà mỗi lần ra Huế tôi đều ghé đến là anh Thái Ngọc San, Nguyễn Hữu Ngô và Trần Vàng Sao. Có khi chỉ cần về thôn Vỹ, đã có các văn nhân tài tử luôn tập hợp nhà anh Đính. Nào Bửu Chỉ, Thái Ngọc San, Nguyễn Hữu Ngô, Ngô Minh, Võ Đại Ngẫu... nhiều nữa. Nhiều người đã ra đi, tan tác, vườn nhà anh Đính không còn đông đảo, tụ hội như lúc nào.
Đến thăm anh lần này có gần nữa năm chưa gặp, nhưng đã nghe, biết anh bắt đầu quên! Bệnh quên tuổi già làm con người như lão ngoan đồng, có lẽ chỉ thấy vui, bớt đi nỗi buồn nhưng bao giờ cũng khiến người thân đau xót vì dần dà quên đi cả mình, những tình thân. Vì thế, khi bước vào cổng nhà thấy anh ngồi đó ngay bậu cửa như mọi khi trầm ngâm ly trà tôi đã buộc miệng chào và hỏi nhớ ai không! Anh cười cười nói nhớ, nhớ rồi nhưng quên cái tên. Vợ anh ngồi trong nhà nói to Chú Dân chứ ai mà quên. Anh cười khà khà và nói bồ tát cứu khổ cứu nạn, quên sao được chỉ là không nhớ cái tên!
Đi cùng tôi hôm ấy có Tuấn Luật sư, chuyên gia đồ cổ ở Đà Nẵng, lập tức mấy anh em cùng ngồi xuống bù khú mấy chai bia. Chuyện hàn huyên dẫn dài trí nhớ anh lại kể về người, về việc thật chính xác và như lão ngoan đồng anh nói chuyệnvui, chuyện tốt về cái đã qua, về người quen biết, tịnh không nhắc nhở cái khó, cái khốn chịu đựng bấy lâu. Anh vui nên tôi bảo anh đừng uống rựou nữa. Rượu làm anh mau quên hơn nữa, hơn nữa cái loại rựou làng tự nấu càng độc hại mà nên uống ngày vài chai bia thôi. Anh cười bảo: "Mệ cho tao mấy chai thì uống mấy". (Anh gọi vợ là Mệ).
Tôi liền nói, vậy để em gởi tiền cho quán trước nhà để hàng ngày anh uống ba chai cho điều độ. Gởi vài tháng, và hết tiền thì quán nhắc em sẽ lại gởi cho anh uống cho vui. Nói vậy bởi tôi hiểu, tiền vô nhà khó như gió vào nhà trống. Một chút tiền có lúc nào đủ để khi cần uống chai bia là có cho anh! (Nghĩ lại thấy đúng là cách suy nghĩ của kẻ thất phu, kiêu mạn, tôi xin lỗi anh và gia đình). Bất ngờ, vừa nghe tôi nói lập tức anh xua tay phản đối: "Tội, tội tao mi nờ. Đừng làm rứa, đừng làm rứa nghe mi. Quán họ biết, họ cười tao mi nờ. Đến bia cũng chờ người lo cho mình uống. Tao uống thứ chi cho vui cũng được".
Nghe anh nói bỗng muốn rơi nước mắt. Kẻ sĩ Vỹ Dạ kia cho dù đã quên, quên rất nhiều thứ nhưng đã không quên nhân cách của mình!
Chia tay anh, tôi buồn nẫu cả người vì biết lần sau, lần sau nữa có thể anh không còn nhớ những điều như hôm nay gặp nhau. Ai cũng biết thơ anh hay, và nhiều, nhưng năm lần mười lượt nói anh tập hợp để tôi in cho anh. Có thể bán được nhưng cái quan trọng là phải cho nó đời sống xã hội, mọi người phải được đọc được trân trọng nó! Anh cũng chỉ cười không làm. Lần in cho anh tập thơ Gọi tìm xác đồng đội, là căn cứ trên bản viết tay của anh tặng tôi đã lâu. Bài này so với nhiều bài thơ của anh chỉ là đom đóm lập loè!
Với anh Đính, Trần Vàng Sao, cuộc sống khó khăn (có thể là khốn khổ) mấy chục năm qua anh vẫn bình tĩnh sống, nuôi các con nên người mà không hệ luỵ vào bất kỳ ơn mưa móc nào của nhà nước, của đồng đội. Cái dũng cảm ấy, an hoà ấy phải chăng từ nhân cách của một kẻ sĩ. Vậy thì giàu nghèo có phải là thước đo cho nhân cách làm người đâu.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

LỜI NÓI CĂN CỐT VÀ MONG ĐỢI


Theo TPO


Bác Hồ có rất nhiều câu nói rất dễ hiểu nhưng chứa đầy mong muốn về một nền dân chủ thực sự. Quyền tự do ngôn luận (hay quyền được nói) là một trong các quyền tự do dân chủ được hiến định ở bất cứ quốc gia dân chủ nào. Không thể có dân chủ nếu người dân không được thể hiện nguyện vọng, không được đề xuất những vấn đề mà Nhà nước cần giải quyết để đảm bảo lợi ích của dân, của đất nước.
Ở những đất nước phát xít, toàn trị, những gì mà người dân nói ra nếu trái với ý chí của những thế lực đang cai trị thì lập tức bị cấm đoán, bị truy bức. Nếu muốn xã hội thực sự dân chủ, chúng ta không được để tình trạng này xảy ra, hoàn toàn không được. Phải để cho người dân “mở mồm” như Bác Hồ đã nói.
Theo tôi, không nên vội qui chụp những ý kiến phê phán có tính xây dựng đối với một số chính sách, chủ trương, qui định của pháp luật còn bất cập, đang cản trở sự phát triển của đất nước. Vẫn còn rất nhiều rào cản khác đang ngăn cản người dân thể hiện quan điểm và nguyện vọng khác với những gì trong mà chính quyền, cấp ủy các cấp phổ biến…”
(trích bài trên TPO)
GS. Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật & Kinh tế ASEAN

Phần nhận xét hiển thị trên trang