Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

Nhân cách





Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

Cũng không chỉ mấy hôm nay, từ lâu, vấn đề nhân cách làm người được đặt ra cho các quan chức, cho nhiều người có tiếng tăm, học vị, học thức… trong xã hội chúng ta khá bức bách và đầy thất vọng. Trong những ngày gần đây, từ vụ thuốc giả của Pharma với bà Bộ trưởng, các quan chức ngành Y, Dược, rồi vụ án Trịnh Xuân Thanh với những liên quan, Trịnh Vĩnh Bình với tai vạ từ thói cửa quyền độc tài… đến các thua lỗ ngàn tỷ của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước. Thậm chí đến các quan chức từ "người tử tế" đã về vui thú điền viên... Dân chúng qua các cuộc này thấy kinh hoàng cho sự thất thoát tiền bạc, cho "luật vua phép nước" không là cái gì trong một thể chế luôn cho là "sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật", v.v. Nhưng phải thấy là chưa bao giờ nhân cách con người qua sự thể hiện của các quan chức, người có chức quyền, những đại gia giàu có... gần như không có chút gì để nói.
Ngược lại, đây đó trong nhân dân, trong đám đông vô danh ấy có những việc nhỏ nhưng nói lên nhân cách vô cùng lớn, đáng làm bài học cho mọi người nhất là các loại quan chức trên. Tôi kể hầu chuyện các bạn chuyện đến thăm một nhân vật người Huế, nhà thơ Trần Vàng Sao, tức anh Nguyễn Đính quê thôn Vỹ Dạ.
Lần ra Huế mới đây (đầu tháng 8 này), một trong điểm đến là thăm anh Đính (Trần Vàng Sao). Ngày trước khi anh Thái Ngọc San còn sống, có ba địa chỉ mà mỗi lần ra Huế tôi đều ghé đến là anh Thái Ngọc San, Nguyễn Hữu Ngô và Trần Vàng Sao. Có khi chỉ cần về thôn Vỹ, đã có các văn nhân tài tử luôn tập hợp nhà anh Đính. Nào Bửu Chỉ, Thái Ngọc San, Nguyễn Hữu Ngô, Ngô Minh, Võ Đại Ngẫu... nhiều nữa. Nhiều người đã ra đi, tan tác, vườn nhà anh Đính không còn đông đảo, tụ hội như lúc nào.
Đến thăm anh lần này có gần nữa năm chưa gặp, nhưng đã nghe, biết anh bắt đầu quên! Bệnh quên tuổi già làm con người như lão ngoan đồng, có lẽ chỉ thấy vui, bớt đi nỗi buồn nhưng bao giờ cũng khiến người thân đau xót vì dần dà quên đi cả mình, những tình thân. Vì thế, khi bước vào cổng nhà thấy anh ngồi đó ngay bậu cửa như mọi khi trầm ngâm ly trà tôi đã buộc miệng chào và hỏi nhớ ai không! Anh cười cười nói nhớ, nhớ rồi nhưng quên cái tên. Vợ anh ngồi trong nhà nói to Chú Dân chứ ai mà quên. Anh cười khà khà và nói bồ tát cứu khổ cứu nạn, quên sao được chỉ là không nhớ cái tên!
Đi cùng tôi hôm ấy có Tuấn Luật sư, chuyên gia đồ cổ ở Đà Nẵng, lập tức mấy anh em cùng ngồi xuống bù khú mấy chai bia. Chuyện hàn huyên dẫn dài trí nhớ anh lại kể về người, về việc thật chính xác và như lão ngoan đồng anh nói chuyệnvui, chuyện tốt về cái đã qua, về người quen biết, tịnh không nhắc nhở cái khó, cái khốn chịu đựng bấy lâu. Anh vui nên tôi bảo anh đừng uống rựou nữa. Rượu làm anh mau quên hơn nữa, hơn nữa cái loại rựou làng tự nấu càng độc hại mà nên uống ngày vài chai bia thôi. Anh cười bảo: "Mệ cho tao mấy chai thì uống mấy". (Anh gọi vợ là Mệ).
Tôi liền nói, vậy để em gởi tiền cho quán trước nhà để hàng ngày anh uống ba chai cho điều độ. Gởi vài tháng, và hết tiền thì quán nhắc em sẽ lại gởi cho anh uống cho vui. Nói vậy bởi tôi hiểu, tiền vô nhà khó như gió vào nhà trống. Một chút tiền có lúc nào đủ để khi cần uống chai bia là có cho anh! (Nghĩ lại thấy đúng là cách suy nghĩ của kẻ thất phu, kiêu mạn, tôi xin lỗi anh và gia đình). Bất ngờ, vừa nghe tôi nói lập tức anh xua tay phản đối: "Tội, tội tao mi nờ. Đừng làm rứa, đừng làm rứa nghe mi. Quán họ biết, họ cười tao mi nờ. Đến bia cũng chờ người lo cho mình uống. Tao uống thứ chi cho vui cũng được".
Nghe anh nói bỗng muốn rơi nước mắt. Kẻ sĩ Vỹ Dạ kia cho dù đã quên, quên rất nhiều thứ nhưng đã không quên nhân cách của mình!
Chia tay anh, tôi buồn nẫu cả người vì biết lần sau, lần sau nữa có thể anh không còn nhớ những điều như hôm nay gặp nhau. Ai cũng biết thơ anh hay, và nhiều, nhưng năm lần mười lượt nói anh tập hợp để tôi in cho anh. Có thể bán được nhưng cái quan trọng là phải cho nó đời sống xã hội, mọi người phải được đọc được trân trọng nó! Anh cũng chỉ cười không làm. Lần in cho anh tập thơ Gọi tìm xác đồng đội, là căn cứ trên bản viết tay của anh tặng tôi đã lâu. Bài này so với nhiều bài thơ của anh chỉ là đom đóm lập loè!
Với anh Đính, Trần Vàng Sao, cuộc sống khó khăn (có thể là khốn khổ) mấy chục năm qua anh vẫn bình tĩnh sống, nuôi các con nên người mà không hệ luỵ vào bất kỳ ơn mưa móc nào của nhà nước, của đồng đội. Cái dũng cảm ấy, an hoà ấy phải chăng từ nhân cách của một kẻ sĩ. Vậy thì giàu nghèo có phải là thước đo cho nhân cách làm người đâu.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

LỜI NÓI CĂN CỐT VÀ MONG ĐỢI


Theo TPO


Bác Hồ có rất nhiều câu nói rất dễ hiểu nhưng chứa đầy mong muốn về một nền dân chủ thực sự. Quyền tự do ngôn luận (hay quyền được nói) là một trong các quyền tự do dân chủ được hiến định ở bất cứ quốc gia dân chủ nào. Không thể có dân chủ nếu người dân không được thể hiện nguyện vọng, không được đề xuất những vấn đề mà Nhà nước cần giải quyết để đảm bảo lợi ích của dân, của đất nước.
Ở những đất nước phát xít, toàn trị, những gì mà người dân nói ra nếu trái với ý chí của những thế lực đang cai trị thì lập tức bị cấm đoán, bị truy bức. Nếu muốn xã hội thực sự dân chủ, chúng ta không được để tình trạng này xảy ra, hoàn toàn không được. Phải để cho người dân “mở mồm” như Bác Hồ đã nói.
Theo tôi, không nên vội qui chụp những ý kiến phê phán có tính xây dựng đối với một số chính sách, chủ trương, qui định của pháp luật còn bất cập, đang cản trở sự phát triển của đất nước. Vẫn còn rất nhiều rào cản khác đang ngăn cản người dân thể hiện quan điểm và nguyện vọng khác với những gì trong mà chính quyền, cấp ủy các cấp phổ biến…”
(trích bài trên TPO)
GS. Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật & Kinh tế ASEAN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc không phải là kẻ chiến thắng trong cuộc chiến


Nguyễn Văn Do
4-9-2017
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Trong bài viết trước, tôi đã nêu rõ tại sao Hoa Kỳ sẽ đứng ngoài cuộc chiến Trung-Việt. Vì thứ nhất, Hoa Kỳ nhận thức rõ đối thủ nguy hiểm nhất của họ hiện nay vẫn là Nga, Trung Quốc chỉ là mối hiểm họa ẩn tàng trong tư thế của nước đang lên với hy vọng tham bá.
Chính vì vậy, trong sách lược quốc phòng, Hoa Kỳ liệt Nga vào danh sách những mối họa phải kiềm chế, dù rằng đến nay, sau khi Liên Xô sụp đổ, kinh tế Nga vẫn không ngóc lên được và đang trên đà suy yếu, nhưng Nga vẫn là quốc gia làm chủ được nền sản xuất vũ khí hiện đại. Với Trung Quốc, nước Mỹ không muốn một Liên Xô mới hình thành, phải khử trừ trong trứng nước.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ không cần phải nhúng tay vào trực diện cuộc chiến, ngược lại nó là cái cớ để Hoa Kỳ thực thi sách lược cấm vận và làm suy yếu kinh tế Trung Quốc. Có thể nói rằng, xét một cách tổng thể, về mặt kinh tế và quân sự, Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất hiện nay có khả năng đánh phủ đầu một quốc gia khác và chiếm ưu thế. Nga – Trung có thể làm như vậy nhưng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề về kinh tế.
Thứ hai, không nhúng tay trực tiếp vào cuộc chiến vì Hoa Kỳ có những công cụ kinh tế và những đồng minh có khả năng tác động vô cùng lớn vào nền kinh tế Trung Quốc.
Thứ ba, Hoa Kỳ thừa hiểu rõ rằng, cả hai nước Trung – Mỹ đều không một nước nào muốn là nước khai chiến. Là quốc gia có sức mạnh nhưng sức mạnh đó, ở binh chủng Hải Quân, quân đội Trung Quốc chưa thể tiến ra xa khoảng cách phòng thủ chủ động. Sức mạnh Hải Quân Trung Quốc chỉ phát huy khi có yểm trợ từ bờ và trong thời gian nhất định, nếu ở khoảng cách đủ xa và kéo dài, Trung Quốc không thể làm chủ được tình hình.
Quay trở lại chủ đề chính của bài này, có một điều tiềm ẩn khi Trung Quốc không thực lòng “kìm chế” Triều Tiên. Nhận thức được sức mạnh của Hải Quân Hoa Kỳ, và tầm hoạt động trong phạm vi hạn chế của chính mình, trong tương lai gần, Trung Quốc cần một đồng minh thực thụ xem Mỹ là thù địch tại châu Á hòng cân đối sức mạnh, cũng như bổ khuyết cho điểm yếu Hải Quân Trung Quốc. Trung Quốc cần đuổi Mỹ ra khỏi châu Á hoặc ít nhất có hỗ trợ đồng minh đủ sức nặng để khiến Mỹ e ngại mà bớt can thiệp vào châu Á. Trong 50 năm tới, Trung Quốc chỉ cần châu Á, chưa cần vươn xa qua “lục địa già”, nơi mà ngay cả trước đó một Liên Xô lực lưỡng còn không thể làm gì được.
Mặt khác, Trung Quốc không sợ một nước Triều Tiên hạt nhân thoát khỏi quĩ đạo của trung Quốc. Có 3 lý do: thứ nhất, việc Triều Tiên làm chủ  công nghệ bom hạt nhân càng đẩy Triều Tiên xa rời quĩ đạo cũa Tây Phương và các nước thù địch. Có bom hạt nhân, Triều Tiên càng bị cô lập nhưng càng tự tin hơn vào sự tồn tại của mình. Thứ hai, Trung Quốc ngẫu nhiên trở thành đối tác kinh tế lớn nhất tại Triều Tiên và càng làm cho Triều Tiên phụ thuộc hơn vào mối quan hệ song phương này. Thứ ba, Trung Quốc bảo đảm cho chế độ cha truyền con nối này tại Triều Tiên, giúp duy trì mối quan hệ thân Trung Quốc không bao giờ bị phá bỏ.
Nên có thể thấy hành động đong đưa giữa Mỹ và Triều Tiên không phải không có lý do. Hoa Kỳ hiểu rõ rằng, đấu với một kẻ tay không thì chỉ cần dùng gậy, nhưng đấu với một tay có dao thì phải dùng đến súng, còn dấu với kẻ đang mang bom hạt nhân thì không gì bằng giải pháp nhanh gọn nhằm tránh phản đòn không ý muốn.
Quan điểm của tôi là, Hoa Kỳ buộc phải hành động nhanh gọn với Triều Tiên. Có nhiều lý do, nhưng đơn giản và gần nhất là cho khối đồng minh thấy được sức mạnh thực thụ của Hoa Kỳ trong chiến tranh để nhận thức rằng họ cần Hoa Kỳ và hợp tác với Hoa Kỳ là đúng đắn. Hai là để ra mắt cho đối thủ là Nga, tiềm tàng là Trung Quốc, thấy được vị thế của Hoa Kỳ.
Cuộc chiến Trung – Việt là bài toán khó (chỉ là thời điểm này)! Khó cho Trung Quốc rất nhiều tuy không có sự can thiệp của Hoa Kỳ hay một quốc gia bên ngoài, nhưng hậu ảnh hưởng của nó sẽ khiến Trung Quốc trở thành kẻ thua cuộc. Nên Trung Quốc rất lo sợ việc Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo lâu nay, cố gắng dùng chiến thuật vừa đe vừa vãn, vừa đánh vừa xoa, nhằm đạt được mục đích mà không đi đến cuộc chiến.
Trung Quốc thực lòng không muốn chiến tranh, Trung Quốc có thể gây ra chiến tranh, có đủ khả năng đánh phủ đầu, nhưng sẽ không phải là nước kết thúc cuộc chiến theo ý muốn của Trung Quốc được!
Việt Nam không cần phải sợ chiến tranh (tại thời điểm này). Tuy nhỏ bé nhưng kiên cường và dưới sự ủng hộ của quốc tế đã là điều khiến Việt Nam có trận địa tốt rồi. Nhưng, lãnh đạo phải tỏ rõ lập trường, hãy thôi bạc nhược đi. Vì điều này cực quan trọng, nhằm hoặc đưa đất nước đi lên luôn, hoặc mãi trở thành con cờ trong trận địa những nước lớn. Nhân dân sẽ sống đau khổ ai oán, thân thể của mình nhưng ý chí, tư tưởng của kẻ khác.
Và nếu lá bài Triều Tiên thành hiện thực, tức Triều Tiên sở hữu sức mạnh hạt nhân, trở thành đồng minh hạt nhân của Trung Quốc tại Châu Á, thì việc chiếm đóng Việt Nam không còn khó khăn nữa.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cùng với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đây là 4 doanh nhân đang kiến tạo nên diện mạo kinh tế Việt Nam trong tương lai!


Cùng với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đây là 4 doanh nhân đang kiến tạo nên diện mạo kinh tế Việt Nam trong tương lai!
Mỗi người đều có những công ty nằm vào top đầu các ngành quan trọng: Bất động sản, bán lẻ, ô tô, vật liệu xây dựng, thực phẩm, hàng không, ngân hàng. Đây đều là những ngành quan trọng hàng đầu của nền kinh tế
Vingroup quyết định bắt tay làm ô tô và bước đầu đã nhận được sự ủng hộ. Từ trước đến nay, Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng thường xuyên đóng vai trò người tiên phong trong nhiều lĩnh vực, đóng góp đáng kể vào bức tranh kinh tế Việt Nam hiện tại cũng như tương lai.
Thế nhưng, không chỉ có ông Phạm Nhật Vượng đang đóng vai trò này. Ở các ngành khác, chúng ta cũng có thể kể tên những vị đại gia với những tập đoàn, công ty lớn mạnh, đang đóng góp tích cực vào nền kinh tế.
Thu gọn danh sách, có thể tạm kể tên 5 vị đại gia nổi bật đó là ông Phạm Nhật Vượng (chủ tịch Vingroup), ông Trần Bá Dương (chủ tịch Thaco), ông Trần Đình Long (chủ tịch Hoà Phát), ông Nguyễn Đăng Quang (chủ tịch Masan), và bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Tổng Giám đốc Vietjet).
Điểm chung của các đại gia này là họ đều được đào tạo bài bản, có nền tảng gia đình vững chắc. Đồng thời, họ cũng rất rất kiệm lời trên truyền thông, với phương châm 'hành động nhiều hơn phát biểu'.
5 vị đại gia này thành danh trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, có những sản phẩm, thương hiệu nổi tiếng, và đều tham gia kinh doanh bất động sản và/hoặc ngân hàng. Tất nhiên, ở những sản phẩm cốt lõi, các công ty của các đại gia này cũng đều đứng đầu ngành.
1. Ông Phạm Nhật Vượng - Vingroup - Bất động sản, đa ngành
Cùng với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đây là 4 doanh nhân đang kiến tạo nên diện mạo kinh tế Việt Nam trong tương lai! - Ảnh 1.
Ông Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968, tốt nghiệp kinh tế địa chất tại Nga và khởi nghiệp tại Ucraina với thương hiệu mì ăn liền Mivina và công ty Technocom. Vợ ông, bà Phạm Thu Hương là một cộng sự đắc lực của ông từ đó (và cho đến nay, hiện họ có ba con). Sau đó ông chuyển đầu tư, kinh doanh về Việt nam.
Vingroup là tập đoàn kinh doanh tư nhân Việt nam có giá trị vốn hoá lớn nhất trên sàn chứng khoán (5,8 tỷ USD), lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 2400 tỷ đồng.
Vingroup, chuyên kinh doanh bất động sản, khách sạn, nay chuyển hướng kinh doanh đa ngành sang các lĩnh vực bán lẻ, thương mại điện tử, nông nghiệp, giáo dục, y tế, hạ tầng giao thông và mới đây sang lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy điện với thương hiệu Vinfast.
Theo bái chí nước ngoài, rất có thể ông Phạm Nhật Vượng sẽ là người Việt đầu tiên sỡ hữu trên 10 tỷ USD và người giàu nhất Đông Nam Á trong những năm tới.
2. Ông Trần Bá Dương - Thaco Trường Hải - Ô tô
Cùng với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đây là 4 doanh nhân đang kiến tạo nên diện mạo kinh tế Việt Nam trong tương lai! - Ảnh 2.
Ông Trần Bá Dương, sinh năm 1960, tốt nghiệp Đại học Bách Khoa TPHCM năm 1983, sáng lập Thaco (Công ty ô tô Trường Hải) từ năm 1997, từ năm 2013 là Tổng giám đốc công ty địa ốc Đại Quang Minh.
Hiện Thaco là công ty ô tô hàng đầu Việt nam, chiếm 41.5% thị phần, lãi sau thuế năm 2016 đạt gần 8000 tỷ đồng. Công Ty Đại Quang Minh là chủ đầu tư dự án Sala tại Thủ Thiêm, TPHCM. Vợ ông Trần Bá Dương là bà Viên Diệu Hoa, cũng là thành viên HĐQT Thaco.
Trong tương lai sắp tới, ngành ô tô có thể sự 'nhộn nhịp' hơn khi Vingroup cũng đã tham gia vào thị trường này ở Việt Nam. Tất nhiên, người ta hy vọng về một cái bắt tay giữa ông Phạm Nhật Vượng và ông Trần Bá Dương để đưa giấc mơ thương hiệu ô tô quốc gia trở thành hiện thực sớm hơn.
3. Ông Trần Đình Long - Tập đoàn Hòa Phát - Vật liệu xây dựng
Cùng với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đây là 4 doanh nhân đang kiến tạo nên diện mạo kinh tế Việt Nam trong tương lai! - Ảnh 3.
Ông Trần Đình Long, sinh năm 1961, tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Hà nội, sáng lập Tập đoàn Hoà Phát (từ 1995). Vợ ông, bà Vũ Thị Hiền, cũng là cổ đông lớn của Hoà Phát, nhưng không giữ chức vụ gì. Hoà Phát là công ty sản xuất thép hàng đầu Việt nam, có tham gia kinh doanh bất động sản, nhưng lợi nhuận của tập đoàn chủ yếu từ sản xuất thép.
Năm 2016, lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Hoà Phát là 6600 tỷ đồng, lớn nhất trong số các công ty tư nhân Việt nam trên sàn chứng khoán. Hiện vốn hoá của Hoà Phát là 2,3 tỷ USD.
Theo đánh giá của giới đầu tư, Hoà Phát là công ty phát triển vững bền nhất Việt nam, có thể vài năm tới sẽ có lợi nhuận sau thuế hàng năm trên 10.000 tỷ đồng, sau khi dự án thép ở Dung Quất đi vào hoạt động.
4. Ông Nguyễn Đăng Quang - Masan Group - Thực phẩm
Cùng với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đây là 4 doanh nhân đang kiến tạo nên diện mạo kinh tế Việt Nam trong tương lai! - Ảnh 4.
Ông Nguyễn Đăng Quang, sinh năm 1963, có bằng tiến sỹ vật lý tại Liên Xô cũ, bắt đầu khởi nghiệp bằng sản xuất mỳ gói xuất sang Nga.
Ông cũng từng tham gia lãnh đạo Techcombank. Tập đoàn Masan do ông làm chủ tịch đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và khai khoáng. Lợi nhuận sau thuế năm 2016 là gần 2800 tỷ đồng, giá trị vốn hoá của Masan (MSN) trên thị trường chứng khoán là 2,4 tỷ USD.
Hiện MSN chiếm chi phối Vinacafe, sỡ hữu những thương hiệu thực phẩm nổi tiếng như Chinsu, Omachi, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Vĩnh Hảo.. Theo một đánh giá, 98% hộ gia đình Việt dùng ít nhất 1 sản phẩm của Masan. Vợ ông Nguyễn Đăng Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến, cũng là cổ đông lớn, thành viên HĐQT của MSN.
Ông Nguyễn Đăng Quang đồng thời cũng là Phó Chủ tịch HĐQT của Techcombank - Ngân hàng mà Masan có sở hữu 15%. Techcombank là ngân hàng hàng đầu trong khối các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
5. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Vietjet Air - Hàng không
Cùng với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đây là 4 doanh nhân đang kiến tạo nên diện mạo kinh tế Việt Nam trong tương lai! - Ảnh 5.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, sinh năm 1970, tốt nghiệp đại học về Kinh tế, tài chính tại Nga, tiến sỹ kinh tế, khởi nghiệp tại Nga, nữ tỷ phú USD đầu tiên ở Việt nam, dẫn dắt Vietjet từ 2007.
Bà là phó Chủ tịch Ngân hàng HDBank, cổ đông sáng lập Sovico (chủ sỡ hữu Furama Resort Đà Nẵng). Hãng hàng không Vietjet tuy thành lập năm 2007, nhưng đến cuối năm 2011 mới bay chuyến đầu tiên.
Nhưng đến nay, Vietjet đã cạnh tranh ngang ngửa với Vietnam Airlines , thậm chí vượt thị phần tại nội địa.
Hiện giá trị vốn hoá trên thị trường chứng khoán của Vietjet (VJC) là 1,8 tỷ USD (trong khi Vietnam Airlines có giá trị vốn hoá 1,3 tỷ USD), lợi nhuận năm 2016 là 2500 tỷ đồng. Chồng bà Thảo là ông Nguyễn Thanh Hùng, một doanh nhân nổi tiếng, cũng luôn đồng hành với bà Thảo trong các công việc kinh doanh, đầu tư.
Ngoài hàng không, bà Thảo cũng là một tên tuổi trong giới ngân hàng tại Việt Nam. Bà hiện là Phó chủ tịch Thường trực HĐQT của HDBank.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điểm yếu chí tử khiến tên lửa Triều Tiên có thể bị bắn rơi dễ dàng ngay khi rời bệ phóng


Điểm yếu chí tử khiến tên lửa Triều Tiên có thể bị bắn rơi dễ dàng ngay khi rời bệ phóng
Trong những lần thử nghiệm gần đây, tên lửa Triều Tiên đã vượt ngoài tầm đánh chặn của hệ thống phòng thủ Mỹ - Nhật, tuy nhiên mọi việc sẽ khác nếu chiến tranh nổ ra.
Những vụ bắn thử mới đây của Triều Tiên đều đi theo một kịch bản, tên lửa sử dụng góc bắn gần như thẳng đứng, nó bay lên độ cao rất lớn (ngoài tầm đánh chặn của các tổ hợp phòng thủ) trước khi "tiếp đất" ở cự ly ngắn hơn nhiều so với thiết kế.
Các chuyên gia quân sự quốc tế và chính bản thân Bình Nhưỡng đều cho rằng nếu tên lửa bay với quỹ đạo thông dụng thì tầm xa của nó hoàn toàn đủ sức vươn tới căn cứ Guam nằm giữa Thái Bình Dương, hay thậm chí là chạm tới lãnh thổ Hoa Kỳ.
Điểm yếu chí tử khiến tên lửa Triều Tiên có thể bị bắn rơi dễ dàng ngay khi rời bệ phóng - Ảnh 1.
Minh họa đường bay của tên lửa Triều Tiên khi thử nghiệm và trong thực chiến
Tuyên bố rằng bắn gần để tránh gây hại cho các bên không liên quan, tuy nhiên hành động của Triều Tiên có vẻ lại đang chứa đựng trong mình một mục đích khác, đó là phô trương thanh thế đồng thời che giấu những điểm bất lợi có thể khiến tên lửa bị bắn hạ ngay khi rời bệ phóng.
Với góc bắn rất hẹp, lúc ra khỏi đất Triều Tiên và bay qua lãnh thổ Nhật Bản hay khu vực ngoài khơi do Hải quân Mỹ kiểm soát thì tên lửa đã đạt tới độ cao cực lớn, lúc này việc đánh chặn gần như bất khả thi (thực ra cũng chẳng cần đánh chặn làm gì khi dữ liệu radar đủ căn cứ để khẳng định nó sẽ không gây hại).
Nhưng khi "bắn thật", để vươn tới cự ly xa nhất, tên lửa Triều Tiên sẽ phải sử dụng quỹ đạo như đường parabol thứ hai, lúc này việc tiêu diệt nó dễ dàng hơn rất nhiều.
Điểm yếu chí tử khiến tên lửa Triều Tiên có thể bị bắn rơi dễ dàng ngay khi rời bệ phóng - Ảnh 2.
Minh họa đường bay trong 3 giai đoạn và cơ chế đánh chặn tên lửa đạn đạo của hệ thống THAAD
Tên lửa đạn đạo dễ bị đánh chặn nhất khi nó đang ở trong giai đoạn đầu tiên, tức là lúc tốc độ còn chậm, độ cao ở mức thấp và kích thước đang rất lớn do chưa tách hết các tầng đẩy (thực chất đây cũng là điểm yếu chí tử của mọi loại tên lửa đạn đạo).
Để đảm bảo xác suất đánh chặn thành công, cách tối ưu là áp sát bãi phóng càng gần càng tốt nhằm bắn rơi tên lửa ngay khi nó vừa rời bệ. Phương tiện cốt lõi để làm điều này chính là các chiến hạm Aegis trong biên chế Hải quân Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Điểm yếu chí tử khiến tên lửa Triều Tiên có thể bị bắn rơi dễ dàng ngay khi rời bệ phóng - Ảnh 3.
Các chiến hạm Aegis giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong lá chắn phòng thủ tên lửa đạn đạo
Với tiềm lực không quân và hải quân hùng hậu, không khó để cho liên quân làm chủ vùng biển cũng như vùng trời ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, lúc này các chiến hạm Aegis đủ điều kiện áp sát bờ biển để "phục kích" chờ tên lửa bay qua.
Dựa vào hệ thống cảnh báo tinh vi và đồ sộ, trong tình trạng trực ban tác chiến ở cấp độ đặc biệt, rất khó để tên lửa Triều Tiên có thể phóng đi mà không bị phát hiện.
Bình Nhưỡng thời gian gần đây mặc dù đã có tiến bộ vượt bậc trong việc tăng tầm bắn tên lửa, nhưng phi đạn của họ vẫn bị nhận xét là còn thô sơ, chưa thể thực hiện đường bay phức tạp như của Nga hay Trung Quốc, dễ bị đối phương "bắt bài" khi đã lộ diện trên màn hình radar.
Do vậy nếu chiến tranh nổ ra, khả năng tên lửa Triều Tiên (trong khi chưa đạt tới 30% sức mạnh) thoát khỏi một rừng lá chắn phòng thủ dựng ngay trước cửa nhà là cực kỳ khó khăn, chắc hẳn họ cũng hiểu rõ điều này để luôn tự biết "hạ nhiệt" căng thẳng lúc cần thiết.
Nam Dong/Soha.vn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ô Sin lại tiết..lộ:

Phiên toà lịch sử chỉ xử Thăng không lôi được Ba Dũng?
Trương Duy Nhất - Hình dáng về một phiên toà lịch sử đang rất gần. Có thể, khó để lôi được cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra toà, nhưng dàn bị cáo trước vành móng ngựa sẽ hiện diện, chắc chắn ít nhất một cựu Uỷ viên Bộ Chính trị, nhân vật từng được kỳ vọng cho ngôi vị Thủ tướng. Xem ra, Đinh La Thăng khó có cơ hội làm "người tử tế" như Ba Dũng.

Cùng lúc đại án Ocean bank đang xử, với lời khai về những bó tiền hối lộ khổng lồ cung phụng "bề trên", hôm qua 31/8/2017, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án hình sự "Cố ý làm trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam PVN.


Những đốm lửa từ cái "lò" ông Trọng đang bén gần hơn, phả nóng cánh cửa tư gia của những kẻ mà chưa cần nhắc tên, ai cũng biết.

Hình dáng về một phiên toà lịch sử đang rất gần. Có thể, khó để lôi được cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra toà, nhưng dàn bị cáo trước vành móng ngựa sẽ hiện diện, chắc chắn ít nhất một cựu Uỷ viên Bộ Chính trị, nhân vật từng được kỳ vọng cho ngôi vị Thủ tướng.

Xem ra, Đinh La Thăng khó có cơ hội làm "người tử tế" như Ba Dũng.


Trương Duy Nhất
(Blog Trương Duy Nhất)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung quốc 🇨🇳 kìa .

Trung quốc 🇨🇳 kìa ...
Sumrit Promngam đã thêm 2 ảnh và một video — đang  cảm thấy ugly.
Họ là những khách du lịch người Trung Quốc ghé thăm Bangkok.
Không ai biết được họ đã nhịn ăn bao lâu trước khi tới đây,
Quá xấu hổ. Họ như những con giòi trong thùng rác.

Phần nhận xét hiển thị trên trang