Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

Cổ nhân dạy muốn giàu có tuyệt đối đừng kết giao với 15 loại người này


Có không ít trường hợp vì không nhận biết được kẻ tiểu nhân mà phải chịu đại họa. Bởi vậy, Cổ nhân dạy muốn giàu có đừng kết giao với 15 loại người này.

Nhìn người”, “Hiểu người” là một môn học vấn vô cùng rộng lớn. Trong cuộc sống hiện tại và quá khứ lịch sử, những trường hợp về người bởi vì có thể nhìn thấu được người khác mà làm thành được việc lớn là rất nhiều, nhưng cũng có không ít trường hợp vì không nhận biết được kẻ tiểu nhân mà phải chịu đại họa.

Tôn Tẫn bởi vì không nhìn ra được con người của Bàng Quyên mà bị chặt chân, chịu khổ vì bị bạn cũ hãm hại. Hàn Phi không nhìn rõ được con người của Lý Tư mà cuối cùng phải chết thảm trong ngục giam.

Sau khi đã trải qua rất nhiều những sự tình thực tế, cổ nhân đã tổng kết ra những lời giáo huấn dạy bảo về cách nhìn người. Muốn giàu có, thành công tuyệt đối đừng kết giao với 15 loại người này:

1. Những người giả tạo, ngụy quân tử chính là kiểu người không nên kết giao. Bởi vì sự dối trá đội lốt chính nghĩa, kẻ thủ đoạn toan tính bên ngoài sự lương thiện chính là kẻ nguy hiểm nhất. Cũng vì thế mà những người dạng này ẩn nấp rất kĩ, khó nhìn ra lòng dạ thật của họ.

2. Người vô ơn là loại người tuyệt đối nên tránh xa, vì người vong ơn thì tất sẽ phụ nghĩa.

3. Người giỏi a dua tâng bốc không thể kết giao. Người này luôn luôn là nhìn gió đẩy thuyền, gặp lợi quên nghĩa, vô cùng ích kỉ, không biết nhân nghĩa, là loại người nguy hiểm nhất trong cuộc sống. Nhẹ dạ cả tin, kết giao với loại người này thì không biết sẽ là phúc hay họa.

4. Người hám lợi, xem hoàn cảnh điều kiện mới kết giao để đạt được mục đích, thu lợi về cho mình.

5. Người hứa hươu hứa vượn, đem lời nói làm trò tiêu khiển, vui đùa, thuận miệng hứa hẹn rồi không thực hiện, nói không giữ lời.

6. Người mà chuyện gì cũng tính toán chi li, lúc nào cũng lo sợ bản thân sẽ phải chịu thiệt thòi, hành vi mờ ám, thủ đoạn bất chính, giống như phải chiếm được lợi ích rõ ràng mới khiến họ cảm thấy yên vui, loại người này kết giao có gì tốt?

7. Người không có lòng thương người không thể kết giao. Họ hoặc là tâm địa độc ác, hoặc là ích kỉ vô cùng, làm bạn với người này giống như làm bạn với sói.

8. Người tham phú phụ bần, đối đãi với người khác mà phân biệt sang hèn, giàu thì nịnh bợ yêu thương, nghèo thì khinh khi bạc đãi, không thật lòng đối đãi với người khác.

9. Người nham hiểm, lòng dạ khó lường là loại người cổ nhân dạy nên tránh xa. Bởi thâm sâu khó đoán, thường xuyên tính kế, không biết lúc này hay lúc khác sẽ ngầm hãm hại mình để đạt được mục đích.

10. Người mà lúc nào cũng than thở và oán trách số phận, hay oán trách người khác nhìn bất cứ đâu cũng cảm thấy không thuận mắt, làm việc gì cũng cảm thấy không vừa ý nên luôn luôn gặp khủng hoảng và dễ dàng phản đối mọi việc. Nếu gần gũi kiểu người này quá lâu bạn sẽ bị nhiễm những năng lượng xấu và cái cách nhìn đời u ám của họ.

11. Người nhiều chuyện, ngồi lê đôi mách, thích bàn tán chuyện không phải của mình. Người như vậy sẽ dễ dàng tạo thành khoảng cách, gây thị phi, tổn hại cho người khác bằng câu chuyện chưa rõ đúng sai, tốt nhất là không nên kết giao.

12. Người bất hiếu, không trân trọng cha mẹ là người thiếu phẩm cách, thiếu đạo đức. Đó là loại người cổ nhân khuyên không kết bạn vì cha mẹ mà còn không đối xử tốt, vậy thì có thể tốt với ai đây?

13. Người chơi bời lêu lổng, không chí thú làm ăn, là biểu hiện của việc thiếu trách nhiệm, thiếu ý thức cùng phương hướng nhân sinh, lười nhác.

14. Những người tự phụ thường tỏ ra kiêu căng và tin rằng mình hoàn toàn kiểm soát được mọi thứ. Họ tự tin thái quá về bản thân mình và ít khi coi trọng ý kiến của người khác.

15. Người trốn tránh ít khi tự nhận trách nhiệm về mình. Thứ họ thích làm đó là chỉ tay vào người khác và không bao giờ chịu thừa nhận họ có lỗi.

(Sưu tầm)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xin thưa, chúng nó "ăn bạo" lắm!



>> Xăng nhập chưa đến 9.000 đồng/lít, bán giá gấp đôi
>> Cổ nhân dạy muốn giàu có tuyệt đối đừng kết giao với 15 loại người này


FB Manh Kim




Báo Tuổi Trẻ ngày 3-9-2017 cho biết, “Trong một năm qua, TP.HCM có một vụ tham nhũng được phát hiện qua kiểm tra, giám sát nội bộ, là vụ việc liên quan đến cán bộ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP”. Báo nói rõ: “UBND TP.HCM vừa có báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng từ 1-8-2016 đến 31-7-2017. Theo đó, qua kiểm tra, giám sát nội bộ đã phát hiện, chuyển công an TP điều tra xử lý 1 vụ việc”.

Thật thế không? Chỉ “một vụ” thôi? Bất cứ ai sống ở Sài Gòn đều biết, chẳng nơi nào ở Việt Nam mà tham nhũng tồi tệ bằng Sài Gòn, không nơi nào mà đời sống người dân “gần gũi” với “văn hóa hối lộ” bằng Sài Gòn, không nơi nào mà hầu như tất cả cơ quan và nhân viên công quyền đều “ăn” bạo bằng Sài Gòn. Tôi nhớ, hồi làm thủ tục sang tên căn nhà Bình Thạnh, khi đến Chi cục thuế, tôi chứng kiến các anh cò nhà đất kẹp tờ 500.000 vào hồ sơ đưa qua ô kính để được đóng dấu giấy tờ. Mọi việc diễn ra bình thường và công khai trước sự chứng kiến của bao nhiêu người đang ngồi mòn mỏi xếp hàng. Không chi thì cứ ngồi đó. Rồi sẽ bị làm khó đi, làm khó lại nhiều lần...

Em mới xin được cho Saphia vào Trường Lê Ngọc Hân, chi 6.000 đô đó anh – một người bạn kể với tôi. Cái gì ở Sài Gòn mà không có cái “giá” của nó. Phụ huynh biết rõ giá đút lót từng trường. Trường điểm Chu Văn An (Bình Thạnh) giá bao nhiêu, Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm quận 1 bao nhiêu. Giá vào trường trái tuyến còn tùy hộ khẩu. Từ Bình Thạnh lên quận 1 là một giá. Từ quận 4 vào quận 1 chênh lệch đôi chút. Từ Gò Vấp “bon chen” lên quận 1 thì “hơi cao chút xíu, chịu thì làm ha”. Các anh chị đi xe hơi cũng nắm rõ “giá”. Cùng một lỗi nhưng nếu bị “bắt” ở đường Trần Hưng Đạo thì “đưa nó” 500.000; nếu bị “thổi” ở Nguyễn Du thì “400 thôi mày”.

Cách đây nhiều năm, khi dịch vụ cho thuê băng đĩa phim còn bùng nổ, một người bạn thân, chủ một cửa hàng ở Phan Đăng Lưu (Phú Nhuận), cho biết, anh phải “cúng” định kỳ cho công an khu vực. Một hôm tôi vào tiệm khi một người mặc thường phục vừa đi ra, bạn tôi nói, nó là “khu vực” đó, tui mới đưa 2 triệu; ban đầu đưa 1 triệu nhưng nó đòi thêm, nó nói Tết nhất phải cho anh em vui vẻ chút, “về nhà” còn chia lại cho mấy sếp chứ có ăn một mình đâu!... Khắp Sài Gòn, quận nào cũng có bia ôm, karaoke, quán nhậu… Không chỗ nào mà không “cúng” cho công an khu vực. “Cúng” định kỳ hàng tháng. Khó có thể biết chính xác mỗi tháng bọn “khu vực” của một phường nhận được bao nhiêu “trợ cấp xã hội” bằng cách này. Lễ lạc hay Tết nhất thì nhích lên chút. Dịch vụ nào có mức độ “nhạy cảm” càng cao, chẳng hạn “hớt tóc thanh nữ”, thì “tiền cúng cô hồn” càng nhiều. Mức độ tham nhũng trở nên “minh bạch” đến mức, một người bạn học chung hồi phổ thông của tôi sau đó “làm công an” rồi sau đó “ra ngành”, thuật rằng, mỗi tuyến đường, mỗi khu vực, đều có “quota” cả. Mỗi tháng phải thu đủ “sở hụi”. Thu không đủ, về sếp chửi, sếp nói, “mày ăn bớt hả!”.

Công khai. Ăn công khai. Không nơi nào ăn mạnh và ăn công khai bằng Sài Gòn. Không nơi nào có nhiều “cô hồn các đảng” bằng Sài Gòn. Tiểu thương phải cúng cho “quản lý chợ”, nhà hàng phải cúng cho “an toàn thực phẩm”, công ty phải cúng cho nhân viên thuế, du khách phải cúng cho hải quan sân bay… Thậm chí nhà trường, đặc biệt trường tư, cũng phải cúng cho “thanh tra giáo dục”… Cả cái “Ủy ban nhân dân thành phố” cũng không tử tế gì. Các bạn nào làm việc ở lĩnh vực PR (public relation) đều biết rõ “biểu giá” các viên chức trong cái ủy ban ấy. Trong một sự kiện (chẳng hạn cắt băng khánh thành), nếu mời chủ tịch thành phố thì giá bao nhiêu, bí thư thành ủy giá bao nhiêu, phó chủ tịch giá bao nhiêu. Mức giá còn tùy sự kiện. Cắt băng khánh thành, chụp hình quay phim xong, rồi về, thì là một giá. Có phát biểu thì cao hơn chút. Có mặt đến lúc bế mạc thì cao hơn nữa. Không công ty PR nào không nắm được số điện thoại “thư ký trực” của các vị này. Vì muốn mời các vị thì phải thông qua thư ký. Muốn được thư ký “hỏi coi ảnh có rảnh không”, bạn phải biết điều mà dúi vào tay thư ký một ít đã.

Chẳng ai sống ở Sài Gòn mà không biết những chuyện này. Một năm qua, “nhân dân thành phố” chỉ mới “bị” có một vụ tham nhũng thôi! Ồ...!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

18.000 TÀU CÁ TRUNG QUỐC LẠI TRÀN XUỐNG BIỂN ĐÔNG


 Tàu cá Trung Quốc kết bè chống đối trong một lần bị lực lượng tuần duyên Hàn Quốc 
xua đuổi - Ảnh: AFP

18.000 tàu cá Trung Quốc lại tràn xuống Biển Đông 
 
04/09/2017 11:59 GMT+7 
 
TTO - Khoảng 18.000 tàu cá từ tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc sẽ tràn xuống Biển Đông sau khi lệnh cấm đánh cá đơn phương của nước này kết thúc hồi giữa tháng 8. 
 
Theo báo South China Morning Post của Hong Kong, giới quan sát dự báo nguy cơ va chạm giữa tàu cá Trung Quốc, thường hoạt động dưới sự bảo vệ của các tàu hải giám, và tàu của các nước trong khu vực sẽ tăng cao tại một số khu vực đang tranh chấp.

Một ngư dân tên Bao cho biết tàu cá từ cảng Tanmen, tỉnh Hải Nam, đã lập tức ra khơi sau khi lệnh cấm đánh bắt kết thúc ngày 16-8.

Một truyền thống "quấy rối" lâu đời

"Chúng tôi đã đánh bắt ở đó trong nhiều năm, không có lý do gì chúng tôi không nên ra khơi. Không cần phải lo gì hết, chúng tôi có tàu của chính phủ bảo vệ" - ông Bao giải thích với tờ báo của Hong Kong.

Tờ Thời báo Hoàn cầu của chính quyền Trung Quốc dẫn nguồn các quan chức Hải Nam ước tính khoảng 18.000 tàu cá sẽ tràn xuống Biển Đông sau 108 ngày thực hiện lệnh cấm đơn phương của Trung Quốc.

Việc Bắc Kinh xua tàu cá giành giật ngư trường với các nước trong khu vực không phải mới. Đây là một phần của chiến lược "khẳng định chủ quyền", tiến tới thâu tóm các đảo và bãi cạn của Trung Quốc trên Biển Đông.

Cùng ngày lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc kết thúc, một vụ "chạm mặt" đã xảy ra gần đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, kết quả là một tàu cá Philippines bị tàu Trung Quốc xua đuổi khỏi khu vực.

Dẫn nguồn tin quân đội, nghị sĩ Philippines Gary Alejano cho biết đoàn tàu cá Trung Quốc được tháp tùng bởi 1 tàu hải giám và 2 tàu hải quân đã hoạt động tại vùng nước đảo Thị Tứ trong nhiều ngày. Ông Alejano nhận xét đây là một điều "đáng báo động" và "mang tính đe dọa".

"Trung Quốc có một lịch sử đi xâm chiếm đảo và quấy rối các ngư dân Philippines" - ông Alejano bổ sung.

Hình ảnh vệ tinh của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, Mỹ cho thấy có tất cả 9 tàu cá Trung Quốc và 2 tàu bảo vệ của quân đội Trung Quốc hiện diện gần đảo Thị Tứ vào ngày 13-8.

Nhật Bản cũng lo

Đội tàu cá "đông như kiến" của Trung Quốc cũng gây ra lo ngại ở Nhật, nước đang có tranh chấp với Bắc Kinh trên biển Hoa Đông xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Hôm 1-8, hàng trăm tàu cá Trung Quốc từ một cảng thuộc tỉnh Chiết Giang đã tràn ra biển Hoa Đông, cũng ngay sau khi lệnh cấm đánh cá kết thúc, theo truyền thông Trung Quốc.

Ngay lập tức, lực lượng tuần duyên Nhật đã tăng cường tuần tra, theo dõi sát di chuyển của đội tàu cá và hải giám Trung Quốc gần quần đảo Senkaku.

Năm ngoái, khoảng 200-300 tàu cá Trung Quốc, tháp tùng bởi tàu hải giám, đã đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo Nhật đang kiểm soát. Chính quyền Tokyo đã cho triệu tập đại sứ Trung quốc để phản đối hành động này.

Ông Lyle Morris, nhà phân tích chính sách thuộc tổ chức học giả RAND Corporation của Mỹ, nhận định rằng mùa đánh bắt mới của Trung Quốc có thể làm gia tăng căng thẳng ở cả Biển Đông và Hoa Đông.

"Chúng ta đừng quên vụ chạm trán năm ngoái giữa Trung Quốc và Nhật, khi đó tàu cá Trung Quốc tràn ngập khu vực 12 hải lý quanh quần đảo Senkaku, thách thức khả năng phản ứng của Nhật" - ông Morris nhắc lại.

"Sự hiện diện của Trung Quốc gần đảo Thị Tứ cũng cần phải theo dõi, Trung Quốc có thể xua nhiều tàu cá hơn đến khu vực đó và đuổi người Philippines đi chỗ khác. Việc dỡ lệnh cấm đánh cá và đưa tàu của ngư dân mình ra biển sẽ cho thấy Bắc Kinh hành xử với các nước khác như thế nào ở các khu vực tranh chấp, chẳng hạn như bãi cạn Scarborough" - vị chuyên gia cảnh báo. 

MINH TRUNG

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Buồn khi nghe tin này:

BIÊN BẢN HỘI NGHỊ ĐỒNG TÂM NGÀY 03 - 09 - 2017


Vào hồi 15h00 ngày 3 tháng 9 năm 2017, Toàn dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội đã Hội nghị để xác định cuộc đấu tranh Chống Tham Nhũng của người dân đang đi vào giai đoạn quyết liệt nhất, thách thức nhất. Hội nghị đã thống nhất lập Biên bản để thông báo rộng rãi đến nhân dân cả nước và nhân dân thế giới biết.
"Hội nghị thống nhất cao độ:
Từ ngày 3 - 9 - 2017 nhân dân xã Đồng Tâm tuyên chiến với bọn tham nhũng, giặc nội xâm.
Nhân dân xã Đồng Tâm sẵn sàng đổ máu để giữ bằng được đất của nhân dân ta.
Kẻ nào từ chính quyền, công an đến quân đội vào cướp đất sẽ bị tan xác.
Thà mất tất cả xã Đồng Tâm, còn một người cũng quyết chiến đến cùng"
Dưới đây là toàn văn Biên bản cuộc họp có chữ ký của các thủ lĩnh Đồng Tâm.



https://xuandienhannom.blogspot.com/2017/09/bien-ban-hoi-nghi-ong-tam-ngay-3-09-2017.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin mới trưa 4/9: VN phải đứng lên trước sự kìm hãm của TQ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

Vì sao cha tôi và các trí thức bị cách ly?


BBC - Nhà báo tự do Trần Tiến Đức, con trai thứ của vị thị trưởng đầu tiên của thành phố Hà Nội dưới chính quyền Hồ Chí Minh, nói với BBC về nguyên nhân và cách thức mà thân phụ của ông, bác sỹ Trần Duy Hưng, và một số trí thức theo Việt Minh và chính phủ kháng chiến bị 'cách ly' sau khi được đảng huy động vào bộ máy.

Trao đổi với BBC hôm 2/9/2017, nhân dịp nhà nước cộng sản Việt Nam đánh dấu 72 năm quốc khánh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục & Truyền thông, Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam nói:

"Cho đến năm 1950, vai trò của các trí thức trong chính phủ kháng chiến còn rất to lớn, nhưng sau năm 1950, sau khi Chiến dịch Biên giới thắng lợi, mở ra sự thông thương với Trung Hoa Cộng sản, thì các đoàn cố vấn Trung Quốc sang và sức ép đối với Hồ Chí Minh và đối với lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là phải thay thế những người trí thức trong chính phủ bằng những nhân vật khác.

"Và rõ ràng như vậy, đã có thời gian, lúc bấy giờ tôi đã đi học thiếu sinh quân rồi, nhưng em trai tôi có kể lại là có thời gian khoảng độ năm 1953 là các cụ bị cách ly. Họ đưa các cụ lên một vùng ở Chiêm Hóa [tỉnh Tuyên Quang] và hầu như các cụ rất ít được tham gia vào công việc của chính phủ, đấy là một sự thật.

"Và đấy là một chuyện để chúng ta thấy rằng chuyện mà họ sử dụng những người trí thức như thế nào. Tôi cũng nói một câu là sở dĩ phía Việt Minh, phía đảng cộng sản phần nào có thể thành công là vì họ tập hợp được dân chúng. Và ai làm cho dân chúng tin vào? Đó là những trí thức.

"Và tôi nói cụ Hồ Chí Minh là một con người rất có sức hút, người biết ứng xử và có thể với sự tiếp xúc trực tiếp với Hồ Chí Minh, cộng với những lý tưởng dân chủ, độc lập, tự do, đã kéo được một số trí thức có uy tín trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là theo chính quyền Việt Minh. Và như thế cũng góp phần tăng cường uy của chính phủ Việt Minh và đồng thời cũng tăng cường uy tín của nước Việt Nam."


Theo nhà báo Trần Tiến Đức, cựu đạo diễn phim tài liệu và truyền hình, người từng có nhiều năm làm việc tại đài truyền hình Việt Nam (VTV) nửa sau thế kỷ trước, cuộc Cách Mạng Tháng Tám 1945 là công lao của toàn dân, nhưng Việt Minh là lực lượng biết tập hợp lực lượng và lợi dụng cơ hội lịch sử, ông nói:

"Tôi nghĩ rằng việc lật đổ ách thực dân, lật đổ ách phát xít là công của toàn dân và có rất nhiều đảng phái cùng tham gia cùng với Việt Minh.

"Nhưng Việt Minh là lực lượng tôi phải công nhận lúc đó được tổ chức tốt nhất và... biết lợi dụng cơ hội khi các đảng phái khác chưa có sự đoàn kết, chưa có sự thống nhất để kêu gọi được toàn dân.

"Thứ hai, phải nói là Việt Minh đã tận dụng cơ hội để điền vào... khoảng trống chính trị còn lại sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng.

"Nhưng chúng ta phải nói rằng thật ra lúc bấy giờ Việt Nam cũng đã có một chính phủ - chính phủ của ông Trần Trọng Kim.

"Chính phủ Trần Trọng Kim đã có những quyết định đầu tiên đưa nước Việt Nam đi theo con đường độc lập, tất nhiên là trong sự hạn chế như vậy, cho nên tôi nghĩ rằng việc tự nhận lấy công đầu của mình, tôi cho rằng điều đó cũng cần phải xem lại.

"Và sau này, nếu chúng ta có xem xét lại các tài liệu lịch sử, các nhà sử học thực tế, nếu công tâm để xem xét lại các cứ liệu lịch sử, chắc họ phải có những kết luận xác đáng hơn," ông Trần Tiến Đức nói với Quốc Phương của BBC Việt ngữ từ thành phố Budapest trước một bảo tàng chứng tích tội ác trong lịch sử cận hiện đại của quốc gia cựu cộng sản thuộc khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa cũ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giáo sư hớt tóc dùng cơm trưa tại tư gia cùng phu nhân và trưởng nam củ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang