Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Giáo Thứ ngày xưa, giáo Thứ ngày nay


NGUYỄN TRỌNG BÌNH

(GDVN) - Lương hàng tháng mà thầy giáo Thứ nhận được vẫn có thể nuôi sống vợ con ở quê. Đặc biệt, thầy giáo Thứ vẫn đủ tiền để thuê và nuôi một người ở để sai vặt.
LTS: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bài viết mới từ nhà giáo Nguyễn Trọng Bình về chế độ chính sách đãi ngộ dành cho giáo viên.
Thầy Nguyễn Trọng Bình nhận định, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngành sư phạm “rớt giá” trong thời gian qua, và sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới, nếu không giải quyết tận gốc vấn đề.
Tòa soạn xin mời quý bạn đọc theo dõi bài viết và trân trọng cảm ơn nhà giáo Nguyễn Trọng Bình! Văn phong và nội dung bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của tác giả, tiêu đề bài viết do Tòa soạn đặt.
Hình ảnh người Thầy từ hai câu chuyện về giáo dục xưa và nay
Trước năm 1945, có một thầy giáo tên là Thứ làm nghề dạy học ở một ngôi trường tư thục. Cuộc sống của thầy giáo Thứ thời ấy vô cùng khó khăn, vất vả.
Thầy giáo Thứ có lần tự nói về mình là “giáo khổ trường tư” vì bị chủ trường lừa dối và bóc lột sức lao động. 
Cảnh bữa cơm nhà "ông giáo Thứ" trong tác phẩm điện ảnh "Làng Vũ Đại ngày ấy" của đạo diễn Phạm Văn Khoa từng gây xúc động lòng người. Ảnh cắt từ clip.
Tuy cuộc sống nghèo khó vất vả, nhưng lương hàng tháng mà thầy giáo Thứ nhận được vẫn có thể nuôi sống vợ con ở quê.
Đặc biệt, thầy giáo Thứ vẫn đủ tiền để thuê và nuôi một người ở để sai vặt
Thầy Thứ không bao giờ phải xách giỏ ra chợ để đi mặc cả từng đồng, từng cắc, vì mọi chuyện đã có anh người ở lo hết. 
Tóm lại, tuy cuộc sống khó khăn vất vả nhưng trong mắt của người đời và xã hội, những người như thầy giáo Thứ thời ấy vẫn rất được kính nể, trọng vọng.
Hẳn mọi người sẽ thắc mắc câu chuyện này có thật không? Xin thưa rằng, câu chuyện này là hoàn toàn có thật. 
Nếu ai không tin xin về đọc lại tiểu thuyết “Sống mòn” của nhà văn Nam Cao sáng tác trước năm 1945.
Theo nhiều nhà nghiên cứu văn học thì đó là câu chuyện có tính tự truyện của chính nhà văn Nam Cao lúc bấy giờ.
Xin kể một câu chuyện khác. Cách nay có hơn 10 năm, người viết bài này tình cờ gặp lại cậu học trò cũ. 
Qua trò chuyện hỏi thăm mới biết, sau gần hai năm ra trường em mới được trở thành giáo viên chính thức (trước đây chỉ là giáo viên hợp đồng) ở một ngôi trường huyện. 
Nhưng chua chát thay, để được làm ông “giáo khổ trường công” ấy, cậu học trò cũ phải mất 45 triệu.
Lẽ ra là cậu ta “chỉ” mất tròn 40 triệu sau nhiều lần thương thảo, “cò kè bớt một thêm hai” với những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục địa phương.
Nhưng vì phải qua “môi giới” nên cậu phải “lót tay” trước 5 triệu coi như tiền “cà phê cà pháo”! 
Cậu học trò tâm sự với tôi:

3 giải pháp cơ bản vực dậy nghề sư phạm và hình ảnh người thầy

“Nhận được quyết định bổ nhiệm của Sở em mừng hết lớn thầy ơi! Kệ, coi như em làm không công một vài năm vậy! 
Thà vậy còn hơn chứ loay hoay ở ngoài chẳng biết làm gì nuôi vợ con em oải quá! 
Cũng may là nhờ bạn bè, người thân nội ngoại hai bên mỗi người một ít góp vào cho mượn nếu không chắc em... tiêu!”
Nghe học trò cũ nói “nhận được quyết định bổ nhiệm của Sở em mừng hết lớn” mà muốn rơi nước mắt. 
Chợt nhớ lại dịp nhà trường tổ chức phát bằng tốt nghiệp cho sinh viên, lúc lân la hỏi chuyện các em đã xin việc ở đâu chưa, như một lời thăm hỏi trước lúc thầy trò chia tay, một em nói:
“Giờ xin việc khó quá thầy ơi! Em rất muốn xin đi dạy học vì đó là ước mơ của em. Nhưng ở quê em người ta bảo thẳng thừng: “muốn vô phải có vài chục triệu”! 
Nghe vậy một em khác chen vào: 
“Vậy là may rồi đó thầy, ở quê em ngoài Bắc người ta đòi gần cả trăm!”
Hệ lụy tất yếu 
Các “chuyên gia văn học” khi nhận định về tiểu thuyết “Sống mòn” cho rằng:
Qua tác phẩm này Nam Cao muốn lên tiếng “tố cáo xã hội” đương thời vì đã vô lương tâm và thiếu trách nhiệm, nên vô tình đẩy những người trí thức như thầy giáo Thứ vào bi kịch.
Đó là kiếp “sống mòn” – kiếp sống của những người đã “chết trong lúc đang sống”... 
Tạm thời người viết xin không bàn đến chuyện đúng sai, thuyết phục hay không thuyết phục về nhận định trên.
Cho dù mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng tôi tin nhiều thầy cô hiện nay đang trong tình cảnh khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần, không khác gì "ông giáo Thứ".

Những gì giáo dục công lập không lo được, hãy để xã hội làm

Trước hết có thể thấy, các thầy cô giáo hôm nay nếu muốn thỏa mãn cái ước mơ và niềm đam mê của mình, để không lãng phí 4 năm trời ngồi trên giảng đường đại học, họ buộc làm cái điều mà họ không bao giờ ngờ tới:
“Chung chi” cho những “người có trách nhiệm”!
Dĩ nhiên không phải tất cả đều như thế. Nhưng phải thừa nhận đây là vấn đề có thật. 
Nhìn rộng hơn, đây còn là một thực trạng rất đau lòng và chua xót ở xã hội của chúng ta hôm nay: 
Muốn có công ăn việc làm trong cơ quan nhà nước, nếu không thuộc thành phần“con ông cháu cha” thì nhất định phải bỏ tiền ra để “bôi trơn”, “chạy việc”!
Nhưng có lẽ điều chua chát hơn là, dù tất cả đều biết rất rõ là lương giáo viên hôm nay chỉ “ba cọc ba đồng”, tằn tiện lắm cũng chỉ nuôi sống bản thân và gia đình (chứ đừng mong gì dư dật mà thuê người ở như thầy giáo Thứ trong “Sống mòn”) nhưng tại sao nhiều người vẫn muốn chen chân vào? 
Câu hỏi có phần nghịch lý này sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn cái bi kịch của các thầy cô giáo hôm nay. 
Nói cách khác, dù biết con đường phía trước đầy chông gai nhưng vì niềm đam mê và nhu cầu sinh tồn, họ không còn cách lựa chọn nào khác là phải thỏa hiệp với những cái xấu, cái giả dối, cái tiêu cực trong cuộc sống! 
Đây không chỉ là một “cú sốc” rất lớn đối với các thầy cô giáo vừa “chân ướt chân ráo” vào nghề, mà ở phương diện nào đó, nó cũng chính là nguyên nhân làm không ít người bị sa ngã, trượt ngã về sau.  
Bởi lẽ một suy nghĩ, một sự toan tính đầy thực dụng tất yếu sẽ nảy sinh sau khi họ trở thành giáo viên chính thức, để “bù đắp” lại những khoản “chung chi” trước đó, nhất là để trang trải cuộc sống vì đồng lương quá eo hẹp. 
Hoặc là họ phải tìm đủ mọi cách để được dạy thêm bất chấp cái nhìn thiếu cảm thông, thậm chí là lên án, dè bỉu của xã hội. 
Ảnh chụp màn hình phóng sự Giáo viên đột ngột mất việc tại Thanh Hóa: “Không biết kêu ai” của Chuyển động 24h, Trung tâm Tin tức VTV 24 ngày 27/9/2016 về việc hàng loạt giáo viên ở Yên Định, Thanh Hóa bị cắt hợp đồng đột ngột.
Hoặc tệ hơn nữa là nhận tiền “bồi dưỡng” từ phía phụ huynh học sinh… nếu như ai đó không đủ dũng khí; không đủ bản lĩnh để thoái thác và từ chối. 
Tóm lại, có thể khẳng định mà không sợ các thầy cô giáo hôm nay buồn lòng, rằng không ít các thầy cô giáo hiện nay vừa là nạn nhân nhưng đồng thời còn lànguyên nhân làm cho hình ảnh và vị thế của người thầy ngày một bị giảm sút, bị“rớt giá” trong cái nhìn của xã hội nói chung. 
Muốn chấn hưng giáo dục, phải chăm lo cho đội ngũ giáo viên
Tuy vậy, về sâu xa đây cũng chính là hệ lụy tất yếu từ chính sách lương bổng cùng chế độ đãi ngộ không tương xứng dành cho các thầy cô giáo hiện nay. 
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng kính mời các nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục trong và ngoài nước tham gia viết bài cộng tác, hiến kế và tìm kiếm giải pháp chính sách phát triển giáo dục nước nhà.

Chúng tôi rất mong muốn nhận được các bài viết bàn về thực trạng và giải pháp giảm áp lực sĩ số trường công tại các đô thị lớn và các khu công nghiệp, chính sách phát triển giáo dục tư thục công bằng và lành mạnh;

Các giải pháp nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các thày cô giáo;

Kinh nghiệm và bài học sử dụng đồng tiền ngân sách đầu tư cho giáo dục ở các quốc gia phát triển sao cho chi phí tối thiểu, hiệu quả tối đa và ngăn ngừa các nguy cơ tham nhũng chính sách trong giáo dục.

Quý tác giả có bài cộng tác độc quyền với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin vui lòng gửi tới địa chỉ doanphuc@giaoduc.net.vn cùng thông tin cá nhân, thông tin liên hệ để Tòa soạn tiện trao đổi và chi trả nhuận bút.

Trân trọng!
Dù muốn dù không chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, đội ngũ các thầy cô giáo phổ thông hiện nay là những người đang trực tiếp tham gia vào chiến lược “trồng người” của đất nước. 
Sự thành hay bại của nền giáo dục quốc gia trong tương lai đang nằm trong tay họ. 
Thế nên, theo tôi mọi sự bào chữa nhằm “giảm nhẹ” cho thực trạng về hình ảnh người giáo viên đang bị “rớt giá” hiện nay, nếu không ngụy biện cũng là thiếu thành thật và cố tình né tránh. 
Vì nói gì thì nói, một khi đã xác quyết “giáo dục là quốc sách hàng đầu” thì nhất định không thể để các thầy cô giáo sống trong sự “nhếch nhác” được. 
Như thế là xem thường và thiếu tôn trọng họ. 
Ngoài ra, cũng xin đừng nói rằng ngân sách quốc gia hiện nay không đủ để nâng lương và cải thiện đời sống cho các thầy cô giáo. 
Riêng chỗ này cũng xin các vị lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách về giáo dục hãy thành thật với nhau và với nhân dân một lần. 
Thực tế cho thấy thời gian qua, ngân sách quốc gia dành cho giáo dục hàng năm không phải ít. Vấn đề quan trọng ở đây là người chi tiêu và cách chi tiêu như thế nào mà thôi.
Nghĩa là, các khoản chi ra có hiệu quả không? Có công bằng, có lãng phí, có thất thoát, có “chui vào túi” riêng của cá nhân không?
Cuối cùng, nếu đã nói “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước nhà” thì nhất định phải từ bỏ và triệt tiêu cái thói quen, cùng cách nghĩ, cách làm kiểu “hớt ngọn”, “đối phó”, “chữa cháy” nhất thời.
Như thế là phản giáo dục, phản văn hóa, rất nguy hại cho dân tộc và đất nước về sau. 

Cận cảnh trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn ế khách suốt 9 năm



Cận cảnh trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn ế khách suốt 9 năm
Nằm ở vị trí đắc địa tại TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng sơn, với mức đầu tư 200 tỷ và từng được coi là công trình mang tính đột phá - biểu tượng cho sự phát triển mang tính chiến lược nhưng Trung tâm Thương mại Phú Lộc lại hoang lạnh khác thường.
Cận cảnh trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn ế khách suốt 9 năm - Ảnh 1.
Khoảng 10 năm trở lại đây, người dân tại TP Lạng Sơn đã quá quen với việc tồn tại một hệ thống trung tâm thương mại lớn nằm ngay giữa trung tâm nhưng không hề có một bóng người bán lẫn người mua.
Cận cảnh trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn ế khách suốt 9 năm - Ảnh 2.
Trung tâm thương mại Phú Lộc (hay còn gọi là Chợ Lạng Sơn hoặc Chợ Phú Lộc) được xây dựng từ năm 2006 và khánh thành vào năm 2008. Công trình do Công ty Cổ phần bất động sản Hà Nội triển khai xây dựng với tổng số vốn lên đến hơn 200 tỷ đồng. Theo thiết kế thì tổng diện tích của Trung tâm thương mại Phú Lộc là 8.000 mét vuông, thiết kế 3 tầng, tầng 1 có 228 quầy kinh doanh, tầng 2 có 308 quầy đều có diện tích từ 6-12 m2/quầy.
Cận cảnh trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn ế khách suốt 9 năm - Ảnh 3.
Đây được kỳ vọng là trung tâm thương mại, mua sắm lớn bậc nhất của tỉnh Lạng Sơn, với thiết kế gồm khu nhà liên hợp ba tầng lầu, 10 cầu thang máy và 10 cầu thang bộ, các công trình phụ trợ xung quanh có thể đáp ứng khoảng hơn 900 ki-ốt kinh doanh.
Cận cảnh trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn ế khách suốt 9 năm - Ảnh 4.
Ghi nhận hiện trạng của Phóng viên báo Điện tử Tổ Quốc, người dân có thể tiếp cận tòa nhà khá dễ dàng vì cửa mở tự do và hoàn toàn không có bóng dáng một nhân viên bảo vệ nào.
Cận cảnh trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn ế khách suốt 9 năm - Ảnh 5.
Các hạng mục phòng cháy chữa cháy đã quá hạn từ rất lâu, không còn đảm bảo an toàn khi xảy ra sự cố, trong ảnh ghi chép kiểm tra bình chữa cháy từ năm 2012.
Cận cảnh trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn ế khách suốt 9 năm - Ảnh 6.
Một số hạng mục vẫn còn thi công dang dở, các vật liệu vứt bừa bãi trên sàn tầng 1 của tòa nhà.
Cận cảnh trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn ế khách suốt 9 năm - Ảnh 7.
Theo anh Phan Văn Đức (25 tuổi) cho biết: Chợ Phú Lộc bỏ không nhiều năm nay, các vật dụng bị bỏ lại bám bụi và ẩm mốc gây mất vệ sinh. Ngoài ra, chợ không được kiểm tra thường xuyên trở thành nơi tạm trú của nhiều thành phần xấu từ bên ngoài vào.
Cận cảnh trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn ế khách suốt 9 năm - Ảnh 8.
Những cầu thang máy bỏ trống...
Cận cảnh trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn ế khách suốt 9 năm - Ảnh 9.
Bước lên tầng 2 là khu bán hàng được chia theo lô, dự kiến bày bán các mặt hàng quần áo, giày dép, túi xách, mỹ phẩm...
Cận cảnh trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn ế khách suốt 9 năm - Ảnh 10.
Cô Bùi Thị Thoa (50 tuổi) là chủ một cửa hàng thuê bên ngoài chợ 3 năm nay cho biết: Thời gian đầu chợ hoạt động khá tấp nập, sau đó dần dần không có ai đến mua, các chủ cửa hàng bỏ đi lần lượt. Người ở lâu nhất cũng chỉ đến 3 năm, thậm chí nhiều người bỏ cả hàng hóa lại, đến năm 2012 thì chợ Phú Lộc đóng cửa hoàn toàn và không còn ai đến thuê nữa.
Cận cảnh trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn ế khách suốt 9 năm - Ảnh 11.
Cận cảnh trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn ế khách suốt 9 năm - Ảnh 12.
Các lối thoát và cửa ra vào đều chỉ được chèn tạm bằng thanh tre chắn ngang cửa và được buộc thêm dây thép nhỏ.
Cận cảnh trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn ế khách suốt 9 năm - Ảnh 13.
Tầng 3 của khu chợ là văn phòng quản lý toà nhà vẫn đang treo hình ảnh thi công của dự án Phú Lộc IV cách đây hơn 10 năm. Hiện tại một phòng ở đây đang được tận dụng để làm phòng tập cho các CLB thẩm mỹ .
Cận cảnh trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn ế khách suốt 9 năm - Ảnh 14.
Văn phòng quản lý tòa nhà bỏ không và được niêm phong lại
Cận cảnh trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn ế khách suốt 9 năm - Ảnh 15.
Hai phòng lớn nhất trên tầng 3 có diện tích lên đến 500m2 bị bỏ không một cách lãng phí.
Cận cảnh trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn ế khách suốt 9 năm - Ảnh 16.
Có đến 8 cầu thang cuốn hiện đại bậc nhất nhưng thời gian hoạt động chỉ tính được bằng ngày.
Cận cảnh trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn ế khách suốt 9 năm - Ảnh 17.
Bên ngoài tòa nhà một số loại rác thải chất đầy mà không có bất cứ một ai ra nhắc nhở và xử lý. Nhiều cửa phụ của tòa nhà trở thành nơi vẽ bậy rất phản cảm.
Cận cảnh trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn ế khách suốt 9 năm - Ảnh 18.
Một số quán bia tận dụng vỉa hè trước cổng chợ để bán hàng.
Cận cảnh trung tâm thương mại lớn nhất Lạng Sơn ế khách suốt 9 năm - Ảnh 19.
Việc Trung tâm thương mại bỏ hoang, các thiết bị, nhà cửa xuống cấp gây thiệt hại lớn cho công ty. Mỗi năm công ty phải bỏ ra ít nhất khoảng 600 triệu đồng để bảo dưỡng, bảo trì và thuê nhân viên bảo vệ, trông coi.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một nền giáo dục thất bại!


>> Thách thức tuyển dụng thời công nghệ 4.0
>> Kiến tạo kiểu xin-cho
>> Trung thực nhưng chưa... đầy đủ hay xảo biện?
>> Đừng nhà quan thì chặc lưỡi nhà dân thì chém tay

1. Không có quốc gia nào mà thí sinh thi 30 điểm/3 môn lại rớt đại học cả. Trên đời này rất rất khó có sự hoàn thiện đến mức đó cả. Thậm chí đạt đến sự hoàn thiện tuyệt đối 30 điểm/ 3 môn vẫn rớt. Chỉ tuyển những thí sinh trên 30 điểm nghĩa là những thí sinh đó trên sự hoàn thiện tuyệt đối à.

2. Không có quốc gia nào mà nghề cốt lõi nhất cho một đất nước, gốc rễ nền tảng nhất là giáo dục thì ngành sư phạm lấy đầu vào thấp nhất 12,5 điểm để sau này thành giáo viên.

3. Không có quốc gia nào phát triển mà các ngành nền tảng, tạo ra sản phẩm, tạo giá trị vững chắc như nông nghiệp, kỹ thuật…. bị coi rẻ đến mức chỉ dành thí sinh điểm thấp. Thậm chí thí sinh không thèm quan tâm nữa.

4. Không quốc gia nào mà những ngành Khổ cực nhất, Phục vụ nhân dân như công an lại lấy trên sự tuyệt đối. Thí sinh thi 30 môn đạt tuyệt đối 30 điểm là rớt. ??? Chả hiểu sao bọn trẻ lại bon chen vào ngành này!!!

5. Không quốc gia nào mà ngành chăm sóc sức khoẻ, liên quan tính mạng con người nơi lấy 29,5 điểm, có nơi chỉ cần xét học bạ hay đủ điểm sàng là sau 5,6 năm thành Bác sĩ, dược sĩ hết.

6. Không quốc gia nào, nông nghiệp là thế mạnh đất nước mà chả học sinh nào muốn vào học, nếu có là những thí sinh điểm thấp hết đường mới vào ngành đó học.

7. Nếu chỉ tính riêng ngành Bs đa khoa, trường đại học y dược tphcm, có 404 em đỗ mức 29,25 điểm thì chỉ có 26 thí sinh trúng tuyển mà không có điểm cộng và ưu tiên còn lại 378 thí sinh trúng tuyển là nhờ đối tượng ưu tiên, vùng ưu tiên. Vậy các em giỏi thật mà không thuộc đối tượng ưu tiên thì phải gác lại giấc mơ đại học nhé! Không quốc gia nào có được điều này!!!

ÔI GIÁO DỤC!

Điểm chuẩn cao nhất khối trường CAND là 30.5 điểm

Sáng 29/7, Tổng cục Chính trị công an nhân dân đã công bố điểm chuẩn vào 7 trường thuộc khối công an nhân dân. Điểm chuẩn của các trường từ 22,75 đến 30,5, trong đó phần lớn lấy 26 đến 29 điểm.

Điểm chuẩn của các trường nhìn chung đều rất cao, đặc biệt là với thí sinh nữ do chỉ tiêu ít.

Theo đó, điểm chuẩn cao nhất là ngành Ngôn ngữ Anh của Học viện Công an nhân dân với mức 30,5 điểm dành cho thí sinh nữ ở khối D01 (ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ).

Dù điểm chuẩn rất cao nhưng ở nhiều ngành, thí sinh thậm chí còn phải đáp ứng đủ tiêu chí phụ mới đủ điểm đỗ vào trường.

Điểm chuẩn khối A, thí sinh nữ, phía Bắc, của Đại học Phòng cháy chữa cháy ở ngưỡng 30,25 điểm. Tuy nhiên, trong số bốn thí sinh cùng mức 30,25 điểm, trường chỉ lấy ba thí sinh có tổng điểm ba môn chưa làm tròn cao nhất, từ 28,35 điểm. Một thí sinh còn lại vẫn không đỗ dù tổng điểm rất cao.

Thông qua chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Chiều 27/7, Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã chính thức thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (GDPTTT).

Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn.

Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước. (Xem chi tiết tại đây)

Không còn giao xét tốt nghiệp THPT cho các trường

Chương trình GDPT tổng thể vừa được thông qua, về định hướng đánh giá kết quả giáo dục, chương trình không còn quy định việc giao xét tốt nghiệp THPT cho các cơ sở giáo dục như trong dự thảo hồi tháng 4.

Khi Chương trình GDPT mới áp dụng, kỳ thi THPT sẽ không còn. Thay vào đó, việc xét tốt nghiệp sẽ được giao cho các trường.

Trước đó, trong dự thảo công bố tháng 4 có nêu rõ: Học sinh hoàn thành các môn học, tích lũy đủ kết quả đánh giá theo quy định của Bộ GD-ĐT được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

Theo thongtinthoidai.vn


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đỉnh điểm bất nhân


>> Đừng hy sinh kiểu đó!
>> Trẻ chưa sinh phải góp tiền làm đường 30 tỷ: Khẳng định nóng
>> 20 ngành độc quyền nhà nước: "Vì sao hạn chế tư nhân nhiều như vậy?"
>> Người không biết gì về làm đường “suýt” được giao dự án BOT giao thông


Trần Quang Vũ
Người Đưa Tin -Hàng nghìn hộp thuốc trị ung thư giả về Việt Nam để bóc những đồng tiền đáy túi của bệnh nhân ung thư và đẩy nhanh hơn họ vào quan tài.

Bệnh nhân ung thư giành giật sự sống trong sự khốn đốn và đôi khi tự dựng cho mình ảo vọng vào những cái người không bệnh không tin. Tóm lại, họ là những người khốn khổ nhất trong những người khốn khổ. Y học cũng chứng minh bệnh nhân ung thư có thời gian vàng để có thể chữa khỏi hoặc kéo dài sự sống...

Thế mà, có một công ty cung cấp thuốc thuộc hàng lớn của quốc gia được sự tiếp tay của những người cấp phép nhập khẩu thuốc của bộ Y tế đưa trót lọt hàng nghìn hộp thuốc trị ung thư giả về Việt Nam để bóc những đồng tiền đáy túi của bệnh nhân ung thư và đẩy nhanh hơn họ vào quan tài.

Đỉnh điểm của sự bất nhân.

Nhóm tìm đường đưa thuốc giả về Việt Nam đang đứng trước vành móng ngựa chờ sự phán xử. Nhóm mở cửa cho nguồn thuốc giả chẳng lẽ vô can?

Chẳng lẽ cứ để những người bệnh đang quằn quại vét những đồng tiền ít ỏi cúng nạp cho một hệ thống kinh doanh thuốc theo kiểu maphia- một hệ thống có những người giữ công quyền chống lưng, thậm chí còn thiết kế tổ chức, cơ chế cho hệ thống mang tính tội phạm và bất nhân này hoạt động?


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quân đội Mỹ sẽ đặt radar ở Palau, Thái Bình Dương


Quần đảo Palau nằm ở Thái Bình Dương. Ảnh minh họa.

AFP ngày 24/08/2017 đưa tin Hoa Kỳ sẽ lắp đặt hệ thống radar tại quần đảo Palau thuộc liên bang Micronesia, nhằm tăng cường khả năng giám sát ở Tây Thái Bình Dương, trong bối cảnh căng thẳng với Bắc Triều Tiên.
Thông cáo chung của bộ Quốc phòng Mỹ và chính quyền Palau cho biết sắp chọn xong địa điểm đặt radar. Cũng theo thông cáo: « Hệ thống radar sẽ tăng cường khả năng bảo vệ quyền hàng hải của Palau, đồng thời giúp Hoa Kỳ có thể giám sát rộng rãi hơn nhằm bảo đảm an ninh hàng không ».

Hệ thống radar mới này giúp Palau kiểm soát được vùng bảo tồn biển rộng đến 500.000 km vuông, tương đương diện tích Tây Ban Nha, được thành lập năm 2015.

Quần đảo Palau độc lập từ năm 1994, nhưng vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ, và có các định chế tương tự như Mỹ. Hoa Kỳ bảo đảm quốc phòng cho đảo quốc 22.000 dân này qua một hiệp ước cho phép quân đội Mỹ đóng quân tại đây, nhưng cho đến nay Washington chưa hề đưa đến một người lính nào.

Palau nằm cách đảo Guam của Mỹ tại Thái Bình Dương khoảng 1.300 km. Bình Nhưỡng mới đây đã đe dọa bắn một loạt hỏa tiễn về phía đảo Guam, còn tổng thống Mỹ Donald Trump cũng dọa sẽ trút « hỏa lực và phẫn nộ » vào Bắc Triều Tiên. Tuy vậy, đôi bên khẳng định Washington đã đưa ra đề nghị đặt radar tại Palau từ hôm 18/07, tức trước cuộc khủng hoảng với Bình Nhưỡng.

Nhật Bản tập trận gần núi Phú Sĩ

Cũng liên quan đến mối đe dọa Bắc Triều Tiên, quân đội Nhật ngày 24/08/2017 khởi đầu cuộc tập trận thường niên kéo dài ba ngày gần núi Phú Sĩ, nằm cách Tokyo 80 km. Khoảng 2.400 quân nhân cùng với trực thăng, xe tăng và nhiều loại vũ khí được triển khai tại đây.

Tổng tham mưu trưởng Koji Yamazaki tuyên bố: « Hiện có nhiều nhân tố đáng quan ngại, như mưu toan thay đổi hiện trạng Biển Đông và Biển Hoa Đông của Trung Quốc, hay việc Bắc Triều Tiên triển khai hỏa tiễn đạn đạo và vũ khí nguyên tử ».

Trong một diễn biến khác, quân đội Nhật và Mỹ hiện đang tập trận chung tại đảo Hokkaido, miền bắc nước Nhật.


Phần nhận xét hiển thị trên trang