Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

Một thời võ, một thời văn


Tính lịch âm, bữa ni là mùng 2 tháng 7. Năm Đinh Dậu nhuận những 2 tháng sáu, tức là các vong chờ mãi tới hôm qua mới nhận được tháng cô hồn nơi trần thế.
Hôm 1.7 ta nhằm ngày mất của cụ Trần Độ - Tạ Ngọc Phách cách nay 15 năm. Để biết thêm về cụ tướng văn - võ toàn tài, đức - dũng vô song, nếu bạn rảnh, đọc bài này nhé, của nhà báo Xuân Ba viết năm 1991, 1 năm trước ngày cụ đi.


MỘT THỜI VÕ, MỘT THỜI VĂN 

Tôi không quen ông, lại chưa bao giờ giáp mặt ông cả. Vốn hậu sinh, tôi chỉ biết ông nhiều năm là cộng tác viên của báo Tiền Phong, tờ báo nơi tôi tòng sự.

Tiền Phong giữa những năm bảy mươi có đăng gần mươi bài chủ đề bàn về lý tưởng thanh niên và sống đẹp, với bút danh Xuân Hồng. Nhiều bạn đọc đã gửi thư về báo Tiền Phong hoan nghênh loạt bài viết ấy và hỏi thêm: Xuân Hồng có phải là Trung tướng Trần Độ không? Lúc ấy có nhiều lý do chưa tiện công bố công khai trước bạn đọc, Tiền Phong đành “lờ” không trả lời cụ thể mà chỉ nói đó là một cộng tác viên lâu năm và thân thiết của Toà soạn.

Cho tới một bữa gần đây, người phụ trách cơ quan đưa cho tôi cái giấy mời họp có ký tên: Trần Độ. Phía trên chữ ký là chức danh của người ký giấy: Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Giáo dục của Quốc hội. Cái nghề báo, hàng ngày tiếp xúc với các loại, các kiểu giấy mời là sự thường nhưng coi kỹ tôi cho đây là một cái giấy mời hơi lạ: Thông qua thuyết trình của Ủy ban Văn hoá và Giáo dục tại kỳ họp thứ X Quốc hội khoá VIII. Nội dung tất nhiên là bình thường nhưng lạ là phần ghi chú: Nếu đồng chí thấy nội dung trên cần quan tâm thì mời tới dự! Có nghĩa là người chủ trì không cho công việc này là bắt buộc mà có nghĩa là đến cũng được mà không cũng chẳng sao!

Tôi đến dự kèm theo một tẹo sự tò mò. Không như tôi nghĩ, nội dung của buổi họp đó khá hấp dẫn. Tôi không phải tường trình ở đây. Khi người ta giới thiệu ông, người chủ trì cuộc họp hôm nay của Ủy ban Văn hoá Giáo dục, quả thực tôi hơi ngạc nhiên Trung tướng Trần Độ, đã bao lần tôi nghe cái danh ấy nhưng bây giờ gặp trông ông chả có tướng, có chất nhà binh tí nào. Ông có chất giọng rủ rỉ vừa nghe mà cũng khúc chiết và lọt tai lắm. Các thành viên Ủy ban những ông Huy Cận, nhạc sĩ Huy Du… đều chăm chú nghe ông, chắc chắn không phải là lịch sự. Tiện có cuốn “Danh sách đại biểu Quốc hội khoá VIII” để trên bàn, tôi lật giở tìm vần “Đ”. Đây rồi, ảnh ông không giống lắm như hiện nay. Trên tấm ảnh là mấy dòng: Trần Độ (Tạ Ngọc Phách) sinh năm 1922. Quê quán: Tiền Hải, Thái Bình (cuốn sách in năm 1987 nên ghi chức danh lúc đó của ông là Trung ương uỷ viên, Trưởng ban Văn hoá Văn nghệ Trung ương, Phó Chủ tịch Quốc hội). Bây giờ ông chỉ giữ chức cuối.

Bằng một giọng rủ rỉ trầm ấm ông trình bày thuyết trình của mình trước các thành viên uỷ ban (sau này những lời nói đó đã được ông công bố trên diễn đàn của kỳ họp thứ X, Quốc hội khoá VIII). Tôi dám chắc ai đó, phàm đã có tí viết lách, có tâm khi nghe những lời ấy đều nhận xét quan điểm của người đứng đầu uỷ ban là sòng phẳng và nhân hậu. Riêng tôi, đến giờ giải lao vẫn chưa lắng nghe hết sự xúc động. Thấy ông đứng một mình ở hành lang, tôi đến bên và tự giới thiệu. Hoá ra làm quen với ông không khó. Ông có một cái gì đó tự tin khiến người bên cạnh thêm cởi mở chứ không phải xa lánh đề phòng hoặc dè chừng. “À, cái tên Trần Độ ấy ư – ông cười hiền lành châm một điếu thuốc khác (ông hút thuốc mới khiếp chứ, luôn miệng) – tên cha mẹ đặt cho mình là Phách, là Tạ Ngọc Phách. Chả là hồi cướp chính quyền ở Hà Nội, mật danh của mình là Độ. Có một cuộc họp, khi vào người soát giấy nói “Đồng chí là Độ hả. Tên hay đấy, thôi lấy luôn họ Trần đi. Tất nhiên là Trần Độ thôi chứ không phải Trần Thủ Độ đâu nhé”. Mình cũng thấy hay hay và có tên ấy từ hồi đó…”.

… Tôi tìm đến nhà ông lý do không phải được mời. Các thành viên Ủy ban đều đề địa chỉ nhà riêng, số điện thoại (nếu có). Nhà ông ở cuối đường Trần Hưng Đạo tính từ phía số lẻ gần ga Hàng Cỏ. Người ra mở cửa cho tôi là ông. “Cậu đấy hả”. Có mỗi lần gặp ngắn ngủi thế mà ông vẫn nhận ra tôi, lại cả nhớ tên nữa… Ông mời tôi vào nhà. Cố “căng” sự xét đoán thăm dò nhưng tôi thấy ông rất cởi mở không có tý gì cái vẻ khó chịu lạnh nhạt thường gặp ở những người phải tiếp loại khách không mời mà tới … Bộ pijama và ánh đèn nê-ông làm chủ nhà càng thêm mảnh dẻ xanh xao, càng không có những nét quắc thước thường thấy ở các vị tướng.

… Tướng quân mời tôi ngồi. Căn phòng rộng vừa phải, không có sa-lông. Bàn uống nước của ông bé tí gồm hai mảnh ván ghép lại trên để một tấm kính. Tôi ngờ vực nhìn những chồng sách xếp tầng tầng lớp lớp từ bàn trà lan ra giữa nhà, tràn lên cả hộc tường. Báo, tạp chí tiếng ta, tây cũng xếp từng lớp đầy đặn như thế. Đã hết đâu, thử ngó vào buồng trong chỗ kê chiếc gường đôi. Lại cũng sách! Ba chiếc giá đóng kiểu thường thấy ở thư viện vây quanh gường đậu đầy sách. Tấm ri-đô ngăn cách giữa phòng khách và buồng vốn là tấm “tăng” hồi chiến sĩ ta đi B, anh nào cũng có. Bên cạnh tấm tăng là chiếc võng ni-lông màu Tô Châu, kế bên có ngọn đèn rủ xuống nằm võng mà đọc thì tiện phải biết. Tôi nói mình ngờ vực khi nhìn khối lượng sách đáng kể trong nhà ông cũng có lý do đấy. Đến tư gia một số quan chức trong thành phố, tôi thấy không ít nhà bày rất nhiều sách. Lắm lúc hứng lên ngứa mồm hỏi các “cụ” đã đọc cuốn nọ cuốn khác đang có trên giá kia chưa thì chỉ nhận được sự cười trừ. “Thời gian đâu mà đọc”. Có điều dễ nhận ra số sách báo tạp chí ở nhà ông hơi lộn xộn kém ngăn nắp so với một số nhà tôi đã đến. Cái lộn xộn thường thường thấy ở sự làm việc.

“Cứ tự nhiên Ba nhé” – ông rót trà ân cần đưa tận tay tôi - Cậu lần đầu đến nhà chứ cánh viết trẻ thường hay tới chơi luôn (tôi hơi hoảng vì bỗng dưng ông xếp cái thằng làm báo quèn như tôi vào hàng viết lách). Nào Thiệp, Hoài và Bảo Ninh nữa… Hả, cậu bảo mình nhận xét gì về cuốn “Thân phận tình yêu”? Nào uống nước đi, chuyện còn dài mà… Ông rút ra một điếu thuốc (thứ thuốc ông hút là loại bét của thị trường thuốc Hà Nội nhưng có cái tên đến là kêu “Souvenir”) nhưng chưa châm lửa mà cứ vê vê giữa hai ngón tay (mặc dù rất nghiện nhưng không thuộc loại tục hút mà đó là cái thói quen của ông mỗi khi mải mê việc gì). Ông nheo nheo mắt hơi cười nhìn tôi “Là cậu hỏi nhận xét của mình với tư cách một thằng lính đã 10 năm đánh Pháp và 10 năm chiến trường miền Nam hay tư cách nguyên một Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Nam? Thôi đùa tý cho vui, theo mình cuốn viết được lắm. Mình rất ưng khi vừa rồi cuốn sách được tái bản với cái tên “Nỗi buồn chiến tranh”. Ở chiến trường nên mình hiểu sự mất mát và nỗi đau của người lính. Có lần ở chiến trường mình đã nói tâm sự với các tướng và cũng là những người bạn thân như Lê Trọng Tấn, Hoàng Cầm, Văn Phác rằng qua được cuộc chiến tranh này không mắc bệnh thần kinh là còn may lắm. Những hồi chuông điện thoại những tin dữ báo về. Mình ở đầu mối trung tâm nên biết trước nhất, biết tất cả cái được, mất trong các chiến dịch, trận đánh. Biết bao nỗi đau cứ tích lại, tích lại mãi. Ngay đến ngày chiến thắng, nỗi đau chiến tranh vẫn còn đeo bám. 

Mình kể cậu nghe, không hiểu sao cánh lính lại rất tin mình trước khi ra trận khối thằng cứ gửi lại, đứa thì đồng hồ, đứa thì bộ quần áo, cái bút bảo rằng trận này không may em “đi” thì anh mang về cho bố mẹ vợ con hộ em. Lấy tư cách là thủ trưởng, mình phải cao giọng mắng át đi rằng chúng mày trước khi ra trận chớ có nói gở… Chúng nó cười “Thủ trưởng đừng giận, bằng linh tính của mình, em biết chứ!”. Đúng là nhiều đứa không về thật. Khổ nhất là khi ra Bắc, tìm đến nhà từng thằng mà trao di vật lại cho người thân. Phải nhìn phải cảm được, đánh giá được nỗi đau và sự mất mát đó thì mới thấy cuộc kháng chiến của chúng ta thực sự vĩ đại. Cậu ban nãy có hỏi tấm ảnh kia chụp ở đâu, ai tặng, mà mình chưa kịp trả lời… Vũng Rô đấy (phải nói tấm ảnh đen trắng cỡ 18 x 24cm lồng trong khung kính chụp hai phần vịnh biển, tiền cảnh chụp một phần núi đá có hàng lau phơ phất. Nếu nói tiêu chuẩn một tấm ảnh phong cảnh như thế là khá đạt) mình tự chụp sau ngày toàn thắng bảy lăm. Cảnh khá nên thơ phải không, nhưng cũng chính nơi đó đã xảy ra một tổn thất rất lớn của đội quân vận tải “đường mòn Hồ Chí Minh trên biển” khi vận chuyển vũ khí vào Nam. Có chiến thắng nào mà không giành bằng máu. Bảo Ninh có cái lý của nó. Mừng cho lứa các cậu, viết thế là được. Ba cuốn tiểu thuyết được giải “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Thao Trường, “Bến không chồng” của Dương Hướng và cuốn của Bảo Ninh mình đọc một mạch. Mà cũng hay, ba thằng ấy đều là lính cả…”.

Chiếc kim ngắn của đồng hồ tường cứ nhích dần, nhích dần. Tôi quên cả thói quen của mình là hay liếc đồng hồ… Chúng tôi đang bén chuyện thì có tiếng gõ cửa. Cái dáng lòng khòng của nhà viết kịch Tào Mạt xuất hiện. Hai người trao đổi với nhau chuyện chi đó có vẻ tâm đắc lắm. Tôi lảng về phía góc phòng thơ thẩn ngắm nhìn tấm Huân chương Quân công hạng Nhất của Nhà nước tặng trung tướng Trần Độ và la liệt những cuống huân huy chương khác bày ở cạnh giá sách. Tôi cứ lấy làm lạ cơn cớ chi, con đường nào đưa anh thanh niên Tạ Ngọc Phách đỗ bằng thành chung có dáng dấp thư sinh từ bé mê say văn học trở thành… ông tướng. Hồi còn học thành chung, ông đã đóng ba cuốn sổ bằng giấy “pơ-luya” dày chép kín những là thơ tình của Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ… Ông ngốn ngấu các tác phẩm của Zola, Balzac, Erenbua, Tônxtôi… bằng tiếng Pháp (ngoài tiếng Pháp, ông còn đọc sách tài liệu bằng tiếng Nga, Trung Quốc). Ông tâm sự sở dĩ ông đến được với cách mạng, dễ gần với cách mạng là do đọc… nhiều sách… Theo ông, người cách mạng, người cộng sản, trước hết phải là người tốt.

… Nhà viết kịch Tào Mạt vội vã đi cũng như vội vã đến. Ông Trần Độ nắm tay khách ân cần tiễn ra cổng. Lát sau quay vào giọng ông hồ hởi “Mình tưởng bệnh ung thư sẽ cướp đi của nước Nam một nghệ sĩ nữa, nhưng may thay Tào Mạt vẫn khoẻ mạnh. Hình như chẩn đoán sai thì phải…”. Người ta nói và ông cũng tự nhận mình là người đa cảm? “Có lợi hay có hại cho nghiệp binh?”. Ông cười “Chả có gì là mâu thuẫn cả. Con người ta tiếp xúc với văn học thì được sống nhiều cuộc đời. Là người lính, là ông tướng, chính khách hay là gì gì đi nữa nhưng người nghèo nàn về tâm hồn quả là một sự thiệt thòi nếu không muốn nói đó là thảm hoạ…”. Cái nghiệp văn cứ đeo đẳng và bám riết ông gần như cả đời. Khi là phó chính uỷ khu II, ông phụ trách phòng tuyên truyền Việt Bắc, ông được cử phụ trách tờ báo Vệ Quốc Quân. Ông còn nhớ chỉ non một năm, ngoài công việc chính, ông đã tham gia viết hơn trăm bài báo, viết cả thơ, truyện ngắn, kịch… Lại vẫn dành thời gian đọc tiểu thuyết tây tàu… 

Chuyện ông kể khó tin nhưng là sự thực: ông chả qua chức binh nhất, binh nhì hoặc cấp uý nào cả mà sau khi thôi công việc chính uỷ liên khu, ông được phong thẳng lên đại tá năm 1947, rồi năm 1958, lúc ông 35 tuổi “khắc” thành tướng, thiếu tướng. Hàm tướng khi đó chỉ trên dưới chục người. Năm 1964 ông đi chiến trường B vừa đốc trận vừa đảm trách công việc của Phó Chính uỷ Quân giải phóng miền Nam. Ông nói vui: “Cuộc đời mình có thể nói chia làm ba giai đoạn: 10 năm đánh Pháp, 10 năm xây dựng quân đội trong hoà bình và 10 năm ở chiến trường chống Mỹ. Những năm tháng ấy mình thấy có ý nghĩa nhất”. “Thế còn sau này…”. Tôi rụt rè hỏi… Ông cười không trả lời mà lui cui pha ấm trà mới. “Tớ không có con gái nhưng bù lại có bốn cô con dâu, mình quý chúng nó lắm. Nhân buổi gặp mặt gia đình, “một chị chàng” lựa lúc vui vẻ nói với mình thế này “Bố ạ, con rất quý và nể trọng bố nhưng cũng phải nói thẳng ra rằng bố không làm lãnh đạo được đâu…”. Mình cười, khuyến khích “Con cứ nói hết ý mình đi”. “Con nói thế vì bố đa cảm quá, bất kỳ ai bố cũng cởi mở, bộc trực, tính cách không hợp với người lãnh đạo, nhất là làm chính trị…”. Hừm, lúc đó mình giận nó quá nhưng không nói gì chỉ “faire silence” (im lặng) thôi. Nhưng hơn 10 năm qua, ngẫm lại nó nói có phần đúng đấy chứ. Mình nhiều lúc ngây thơ thật cậu ạ. Ở đời theo mình cái khó nhất là biết nghe. Mình học mãi đấy mà vẫn có lúc sượng! Tớ kể câu chuyện này… Hồi còn là Trưởng ban Văn hoá văn nghệ Trung ương, có một nơi mời mình đến nói chuyện. Sau phần nói chuyện là chương trình đọc thơ của các tác giả chuyên nghiệp và không chuyên. “Mình được nói bao nhiêu phút đây?” Cậu trưởng ban tổ chức cười “Thưa anh, anh muốn nói bao nhiêu cũng được ạ…”. Mình bước lên diễn đàn đầy cảm hứng thao thao liền một mạch. Nhưng sao thế kia? Vừa nói mình vừa liếc xuống thấy thính giả mặc dù ra vẻ chăm chú nhưng có vẻ thờ ơ, người thì quay đi hướng khác, người thì thầm nói chuyện với người ngồi cạnh. Mình chột dạ nhìn đồng hồ: chưa đến mười phút mà… Thử chuyển đề tài xem sao, 5 phút nữa trôi qua. Tình hình phía dưới vẫn không được cải thiện, có người còn kín đáo lấy tay che miệng ngáp. Mình quyết định nói thêm 5 phút nữa nếu không “xoay chuyển” được tình thế thì sẽ kết thúc. Năm phút liền sau đó “cục diện” chẳng khá hơn. Thế là mình quyết định kết thúc. Bất ngờ một tràng pháo tay ran lên kéo dài tưởng vỡ hội trường. Mình bước xuống diễn đàn, cậu trưởng ban tổ chức bắt tay mình “Thưa anh, anh nói hay lắm”. Mình biết tỏng chú chàng nịnh nhưng chẳng nói gì. Liền sau đó là diễn giả giới thiệu các nghệ sĩ lên đọc thơ. Cậu biết không, những tràng pháo tay vang lên tuy không dài như trước nhưng nhìn kỹ ánh mắt háo hức say mê biểu hiện lòng nhiệt thành của các khán giả đối với các nhà thơ và nghệ sĩ, mình hiểu ngay rằng trước đó người ta vỗ tay “khen” mình biết sớm kết thúc. Người ta đến đây là nghe thơ chứ không phải nghe mình nói chuyện về một đề tài mà họ chẳng mấy quan tâm… Này nếu chẳng hạn cậu mà ngáp một cái thì câu chuyện giữa chúng mình sẽ kết thúc ở đây. Nhưng mà thôi, mười một giờ rưỡi đêm rồi. Hẹn khi khác nhé…”.

Ông khoác thêm cái áo ngoài và đưa tôi ra tận cổng. “Lúc nào rảnh lại chơi”. Tôi giữ tay ông lâu hơn một chút. Bàn tay ông lão bảy mươi mềm mà ấm…

31-12-1991
Xuân Ba 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐỐI THOẠI THÁNG CÔ HỒN!


* Dạ! Em chào chị! 
* Ờ... Có gì không em? 
* Dạ! Vui quá chị ơi! Tháng vừa rồi doanh số tập đoàn tăng đột ngột. Tuyệt quá chị ạ! Hôm nay nhân đầu tháng mới, em muốn mời chị đi thưởng thức món đặc sản mới ạ ! 

Lương y như phù thủy.
Từ mẫu hay Ác mẫu ?
* Ờ...ờ..! Chị cám ơn! Bây giờ ăn uống là chuyện nhỏ thôi mà. Có gì thì chú cứ chuyển cho chị... như mọi khi, đỡ bận bịu. 
* Dạ! Em biết rồi ạ. Đương nhiên là phải chuyển ngay chứ ạ. .. Nhưng đây là món độc đáo mà chị. Ngàn năm nay vua chúa cũng chưa được ăn đâu chị ạ. 
* Ưhm..! Món gì mà nghe hấp dẫn thế? Chú làm chị tò mò liếm mép rồi đấy..! 
* Dạ ! Món này kêu là SÚP MÁU MỦ chị à! 
* .... NGON ! Chị nghe đã thấy NGON !



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao quan chức bị ung thư phải ra nước ngoài chữa ?


Ảnh đại diện của Nguyễn Quang Vinh, Trong hình ảnh có thể có: 1 người, ngoài trời và cận cảnh
Phải xử chúng mày bằng án tử
Cựu Chủ tịch VN Pharma xin giảm nhẹ hình phạt

Nguyễn Quang Vinh 

- Nhân danh một người chồng có vợ chết vì ung thư, tao căm thù chúng mày. Nhân danh một công dân thấu hiểu sâu sắc và chia sẻ với tận cùng nỗi đau và khốn khó của hàng vạn bệnh nhân ung thư và thân nhân của họ, tao nguyền rủa chúng mày và những quan chức đã o bế, chống lưng cho chúng mày.
Nhân danh một người cầm bút, tao muốn đâm thẳng ngòi bút vào mặt chúng mày và những quan chức tiếp tay cho chúng mày ( đâm thẳng bút bằng cơ bắp chứ không phải bằng chữ)
Phải xử chúng mày bằng án tử.

Phải lôi cổ những quan chức trong phe nhóm này ra ánh sáng.
Chúng mày còn mở mồm xin giảm án, mặc cả với tội ác ghê tởm của chúng mày và đồng bọn sao?
Một vụ án ghê tởm, một đường dây tội lỗi từ cơ quan quản lý của ngành y tế và nhóm tội phạm trắng trợn như thế, Nguyễn Thị Kim Tiến không từ chức Bộ trưởng ngay đi còn leo lẻo đuổi loăng quăng ở đâu?
----------------------

Cựu Chủ tịch VN Pharma xin giảm nhẹ hình phạt

Các luật sư của ông Hùng thừa nhận thân chủ sai khi làm giả hồ sơ nhập thuốc nhưng không cố tình mua thuốc điều trị ung thư giả về bán. Cựu Chủ tịch dược Pharma bị đề nghị cao nhất 12 năm tù

Chiều 22/8, phiên xử bị cáo Nguyễn Minh Hùng (cựu Chủ tịch Công ty dược VN Pharma), Võ Mạnh Cường (Giám đốc Công ty hàng hải quốc tế H&C) và đồng phạm tiếp tục với phần tranh luận.

Luật sư Nguyễn Đình Hưng và hai đồng nghiệp bào chữa cho ông Hùng thống nhất hành vi của thân chủ như cáo buộc của VKS. Tuy nhiên, họ đề nghị tòa xem xét nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn đến "tai nạn nghề nghiệp" của thân chủ để giảm nhẹ hình phạt.

Về cáo buộc sử dụng các giấy tờ, con dấu giả làm hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu lô thuốc chữa ung thư không rõ nguồn gốc, luật sư Hưng cho rằng thân chủ lệ thuộc vào tài liệu, hồ sơ do đối tác (bị cáo Cường) cung cấp. Trong đó có giấy chứng nhận bán hàng tự do và chứng nhận thực hành tốt của nhà sản xuất thuốc...

Các bị cáo tại tòa hôm nay. Ảnh: Hải Duyên.

Theo luật sư Hưng, trách nhiệm chứng minh nguồn gốc, xuất xứ nguồn hàng thuộc bên bán - do bị cáo Cường đại diện. Việc nhập lô hàng 9.300 hộp thuốc giả không rõ nguồn gốc là ngoài ý thức chủ quan của ông Hùng, thủ tục nhập khẩu được thực hiện công khai không nhằm trốn tránh trách nhiệm thuế. Do đó, luật sư cho rằng, việc xác định tội danh Buôn lậu với ông Hùng là chưa đúng.

Ngoài ra, sau khi phát hiện lô hàng là giả, ông Hùng đã cho ngăn chặn hậu quả, báo cho Bộ Y tế và cơ quan điều tra giám định và niêm phong. Nêu thêm một số tình tiết giảm nhẹ khác về nhân thân, luật sư đề nghị tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt cho cựu Chủ tịch VN Pharma.

Luật sư Phan Trung Hoài bào chữa cho bị cáo Cường - người đại diện bên bán lô thuốc giả - cho rằng, thỏa thuận mua bán thuốc giữa VN Pharma và công ty của Cường hoàn toàn không đề cập đến việc sử dụng các biện pháp gian dối để nhập lậu thuốc về Việt Nam. Trong quá trình mua bán, Cường không cung cấp được các giấy tờ về tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm thuốc H - Capita do phía đối tác nói đây là "bí mật kinh doanh" của nhà sản xuất. Từ đó, ông Hùng chỉ đạo nhân viên thuê người làm hồ sơ kỹ thuật thuốc.

"Như vậy, trong bộ hồ sơ trình Cục quản lý dược, phần thủ tục liên quan tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm do VN Pharma tự làm mà không có vai trò gì của Võ Mạnh Cường", luật sư Hoài nêu quan điểm.

Sau khi nhận được thuốc, Cường mới phát hiện hành vi gian dối của đối tác nước ngoài trong việc vận chuyển và cung cấp lô thuốc không rõ nguồn gốc. Sau sự việc, bị cáo cũng tích cực khắc phục hậu quả...

Bào chữa cho một số bị cáo nguyên là cán bộ của VN Pharma, các luật sư khẳng định thân chủ làm theo chỉ đạo của cấp trên, không biết các hồ sơ nộp cho Cục quản lý dược Bộ Y tế là giả... xin tòa xem xét về cáo buộc hành vi phạm tội.

Theo cáo buộc, năm 2013-2014, Hùng đặt Cường mua lô hàng 9.300 hộp thuốc Capita 500mg Caplet điều trị ung thư của công ty dược tại Canada để cung cấp cho các bệnh viện ở Việt Nam. Để có hồ sơ xin Cục quản lý dược, Bộ Y tế cấp phép, Hùng chỉ đạo nhân viên thuê người viết hồ sơ giả. Tuy nhiên, sau khi nhập khẩu, lô hàng này được Bộ Y tế xác định là không rõ nguồn gốc, không đủ các điều kiện sử dụng cho người nên cấm lưu hành.

Ngoài ra, cựu Chủ tịch VN Pharma và dàn lãnh đạo cấp dưới còn bị cáo buộc thông qua Phạm Anh Kiệt, sử dụng con dấu chữ ký của hai công ty dược nước ngoài làm giả các hợp đồng mua bán thuốc để nhập nhiều loại thuốc khác. Để có tiền chi cho việc trúng đấu thầu bán thuốc vào bệnh viện, Hùng còn chỉ đạo kê khống giá thuốc nhập khẩu.

Lãnh đạo VN Pharma cung cấp giấy tờ thể hiện đã chi 7,5 tỷ đồng cho các bệnh viện và bác sĩ. Tuy nhiên, tài liệu này không thể hiện trong hồ sơ, sổ sách của công ty.

Ngày mai phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận.

Hải Duyên

http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/cuu-chu-tich-vn-pharma-xin-giam-nhe-hinh-phat-3631286.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng


20/08/2017 21:25 GMT+7
TTO - Nhân việc bộ Lịch sử Việt Nam không dùng từ “ngụy quyền Sài Gòn” để chỉ chính thể Việt Nam cộng hòa trước 1975, TS sử học Nguyễn Nhã cho rằng việc thừa nhận này có lợi trước nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng
TS Nguyễn Nhã phát biểu trong một tọa đàm về chủ quyền biển đảo - Ảnh: L.Điền
Như tôi đã nhiều lần phát biểu trong đó có hội thảo xây dựng bộ lịch sử trên, rằng để đấu tranh bảo vệ chủ quyền chính đáng của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa mà pháp lý quốc tế hồi cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi Trung Quốc bắt đầu tranh chấp chủ quyền năm 1909 cho Paracels (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa là đất vô chủ - res -nullius) thì sự chiếm hữu phải mang tính thật sự, nhà nước, liên tục và hòa bình.
Từ năm 1954 - 1975 chỉ có chính quyền ở miền Nam Việt Nam mới có quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này ở vị trí dưới vĩ tuyến 17, cũng đã từng được rất nhiều nước thừa nhận, nên chính quyền Việt Nam cộng hòa phải được chính thức thừa nhận mới bảo đảm tính pháp lý quốc tế liên tục
TS Nguyễn Nhã
TS Nguyễn Nhã cho rằng, về pháp lý quốc tế cũng như về mặt lịch sử, Việt Nam cộng hòa là một thực thể chính trị rất hiển nhiên không thể chối cãi. Có thể khi còn đấu tranh chính trị vì lợi ích chính trị thì không công nhận nhau cũng là chuyện thường tình.
Song chính trị thì có thể thay đổi, nhất là khi đất nước đã được thống nhất và đang có nhu cầu thống nhất lòng người, đoàn kết dân tộc để phát triển hùng cường và đấu tranh chống các nguy cơ từ nguy cơ trở thành thuộc quốc hay nguy cơ tụt hậu”.
Trong cái nhìn triển vọng về việc thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa, ông Nhã cũng lưu ý rằng “Hiện nay có hơn 4 triệu Việt kiều trong đó các thành phần trong chính quyền Việt Nam cộng hòa cũng rất quan trọng. Công nhận Việt Nam cộng hòa sẽ tạo sự đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân tộc, như ý nguyện lúc sinh thời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt”.
Không chỉ thế, theo ông Nhã, “... Thừa nhận Việt Nam cộng hòa, Việt Nam chúng ta hiện nay có thể chính thức thừa hưởng gia tài rất quý báu về văn hóa giáo dục, kinh tế với cơ chế mà gần như cả thế giới hiện nay đang thực hiện. Đặc biệt như tôi đã phát biểu trong Đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học lịch sử Việt Nam rằng giới sử học ở miền Nam trước đây không bị ảnh hưởng về chính trị, hay quan điểm. Bất cứ nước nào tôn trọng giới học thuật, khoa học, nghiên cứu, nước ấy sẽ phát triển và ngược lại rất khó phát triển”.
Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng
TS Lê Trung Tĩnh - Ảnh: LTT cung cấp
Việc từ bỏ cách gọi "ngụy quân", "ngụy quyền" và công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính quyền độc lập là một bước tiến quan trọng trong việc hàn gắn những vết thương của người Việt sau chiến tranh.
Mặt khác điều này có những tác động tích cực đối với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, cụ thể là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng công pháp quốc tế.
TS Lê Trung Tĩnh
Ngày 18-8, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giới thiệu, phát hành bộ Lịch sử Việt Nam bao quát nền lịch sử nước ta từ khởi thủy đến năm 2000 do Viện Sử học Việt Nam biên soạn.
Một trong nhiều điểm mới của bộ sách lịch sử quan trọng này là việc đề cập đến sự tồn tại của chính quyền Việt Nam cộng hòa như một thực thể chính trị độc lập tại miền Nam Việt Nam.
Như lời trả lời phỏng vấn báo chí, PGS.TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện Sử học, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sáchLịch sử Việt Nam, đã nói: "Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam cộng hòa, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn".
Nhiều tác giả, đặc biệt là Quỹ Nghiên cứu Biển Đông qua các bài viết của TS Dương Danh Huy, đã đi sâu về mối quan hệ giữa sự công nhận một hay hai quốc gia trong giai đoạn chiến tranh 1954-1975 và lập luận pháp lý bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Các nghiên cứu này đã so sánh các cách thức, quan điểm khác nhau và đi đến kết luận rằng việc công nhận hai quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 có lợi trong việc tranh biện pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trước Trung Quốc.
Và đó cũng là quan điểm có thể chấp nhận về mặt chính trị hiện nay, so với việc chỉ công nhận một quốc gia tại miền Bắc hay tại miền Nam.
Nhận định Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa là hai quốc gia cũng là điều được chấp nhận dưới góc độ luật pháp quốc tế theo nghiên cứu của nhiều luật gia quốc tế nổi tiếng.
Giáo sư James Crawford, giáo sư hàng đầu về công pháp quốc tế và là một thẩm phán tại Tòa án Công lý quốc tế, trong tác phẩm The Creation of States in International Law, đã cho rằng Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa là hai quốc gia.
Theo ông, việc Hiệp định Genève 1954 thiết lập hai vùng tập kết quân sự phải được xem như sự thiết lập hai quốc gia. Trên phương diện luật pháp cũng như trên thực tế, lãnh thổ của mỗi quốc gia trên không phải là toàn bộ Việt Nam.
Ngoài ra sau này trong Hiệp định Paris 1973, Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa cũng được xem như hai thể chế trong việc sử dụng quân sự, tự khẳng định đối nội và đối ngoại, đáp ứng được các điều kiện có chính phủ và khả năng có quan hệ với các chính phủ khác.
Thật ra việc công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính thể quan trọng trong việc gìn giữ chủ quyền của Hoàng Sa, Trường Sa đã được lãnh đạo Việt Nam đề cập trong các phát biểu quan trọng.
Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phát biểu trước Quốc hội ngày 25-11-2011 đã lặp lại không dưới ba lần từ "Việt Nam cộng hòa" và khẳng định: "Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp".
"Năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thì hải quân chúng ta đã tiếp quản năm hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản".
Cũng cần nhắc lại là ngày 19 và 20-1-1974, trong trận hải chiến Hoàng Sa với Trung Quốc, 74 binh sĩ Việt Nam cộng hòa đã ngã xuống để bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam.
Đó đơn giản là những người con của nước Việt, cũng như Hoàng Sa, Trường Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam cùng với Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Ý nghĩa của điều đó rất rõ và trường tồn đối với dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã từng đấu tranh 1.000 năm để có một lãnh thổ, và 1.000 năm để giữ gìn lãnh thổ.
TS Lê Trung Tĩnh (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)
Tiền đề thống nhất nhân tâm
Chiến tranh đã chấm dứt từ năm 1975. Đã đến lúc dân tộc phải tiến hành công cuộc hòa giải. Thống nhất đất nước phải là tiền đề cho thống nhất nhân tâm, thống nhất tinh thần dân tộc...
Có như thế dân tộc mới mạnh, mới đoàn kết để chống xâm lược, để giữ gìn giang sơn, đất trời và biển.
Ai cũng vui mừng vì đã đến lúc ta phải gọi cho đúng tên các thực thể dân tộc trong quá khứ.
Việt Nam cộng hòa là một thực thể lịch sử. Thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa như nó đã tồn tại ta sẽ làm giàu có thêm cho dân tộc vì đã có một nền giáo dục, một nền văn học, pháp chế, kinh tế... mà chúng ta cần nghiên cứu để thừa kế những giá trị và gạt bỏ những khuyết điểm, những yếu kém...
Và trên hết là hòa giải dân tộc, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc trong cuộc cạnh tranh và sống còn trong một thế giới còn nhiều thách thức.
Nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khác biệt chính trị cánh tả và cánh hữu


Từ cuộc tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 đến nay, những cụm từ “truyền thông cánh tả”,  “truyền thông phe tự do” và “tin giả” được Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục nhắc đến với những ngôn từ không đẹp đẽ. Làn sóng dân tuý cực hữu chống toàn cầu hoá sau một giai đoạn nổi lên mạnh mẽ ở Châu Âu lại đang có dấu hiệu bị chững lại. Sự phân biệt chính trị tả – hữu trên thế giới chưa bao giờ nổi bật như hiện nay.
Vậy cánh tả là gì, cánh hữu là gì? Phái tự do, phe bảo thủ khác nhau ra sao, điều gì phân biệt Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ tại Hoa Kỳ? Các chính sách của Donald Trump và người tiền nhiệm Obama khác nhau như thế nào và tại sao chúng lại khác nhau?
Tổng thống Obama gặp người kế nhiệm Donald Trump sau cuộc bầu cử (White House)
Tổng thống Obama gặp người kế nhiệm Donald Trump sau cuộc bầu cử (Ảnh: White House)
Chính trị tả – hữu là một trong những khái niệm quan trọng nhất để có thể nhận biết chính xác và đưa ra nhận định hợp lý về các sự kiện trên thế giới, các quyết sách của các chính phủ cũng như vai trò của văn minh phương Tây trong thế giới hiện đại.
Dưới đây là loạt bài giúp độc giả tự trả lời những câu hỏi trên bằng cách phân tích sự khác biệt giữa hai trường phái trên sân khấu chính trị thế giới hiện đại:
trump-clintonKhái niệm ‘cánh tả’ và ‘cánh hữu’ bắt nguồn từ đâu?
Ngày nay, các thuật ngữ “cánh tả” và “cánh hữu” được sử dụng như các từ tượng trưng cho những người tự do và bảo thủ, nhưng ban đầu chúng được đặt ra để chỉ việc sắp xếp chỗ ngồi thực tế của các chính trị gia trong cuộc Cách mạng Pháp.
clinton-trumpKhác nhau giữa cánh tả và cánh hữu phần 1: Cảm xúc và hành động
Sự khác biệt cơ bản giữa Cánh tả và Cánh hữu liên quan đến cách mỗi bên đánh giá về các chính sách công. Trước mỗi sự việc, người theo cánh hữu thường hỏi:  “Làm điều đó có tốt không?“, trong khi những người cánh tả đặt câu hỏi: “Làm thế có làm tôi cảm thấy tốt không?”
white-houseKhác nhau giữa cánh tả và cánh hữu phần 2: Chính phủ cần lớn hay nhỏ?
Một trong những điểm khác biệt quan trọng nhất giữa phe Cánh Tả và phe Cánh Hữu là cách mà mỗi bên nhìn nhận vai trò và quy mô của chính phủ phải như thế nào.
 Statue-of-Liberty-ImagesKhác nhau giữa cánh tả và cánh hữu phần 3: Nước Mỹ tốt hay xấu?
Nước Mỹ có phải là một quốc gia đặc biệt, một đất nước đã đóng một vai trò đặc biệt tốt trong lịch sử? Hay nó chỉ là một quốc gia điển hình như mọi quốc gia khác, thậm chí là đóng vai trò tồi tệ khi xét đến di sản của nó về chủ nghĩa nô lệ và phân biệt chủng tộc? Hai phe Cánh Tả và Cánh Hữu có cái nhìn khác nhau về vấn đề này:
 liberal keu goi ung ho chuong trinh muc luong toi thieu Tư duy ‘tự do’ cánh tả đang phá hủy nước Mỹ như thế nào?
Nhà thám hiểm, nhà văn Jacques Cousteau đã nói rằng: “Chúng ta đang sống trong chuỗi tiếp nối vô tận của sự ngu dốt được áp đặt bởi lối logic cận thị của thứ tư duy thiển cận”. Ben Shapiro, nhà bình luận phái bảo thủ nhấn mạnh: “Thực tế không quan tâm đến cảm xúc của bạn”. Nhưng cánh tả lại chỉ quan tâm đến cảm xúc.
Kết quả hình ảnh cho barack obama white houseChính phủ càng lớn, người dân càng nhỏ
Chính phủ càng lớn, người dân càng nhỏ. Đây không phải là quan điểm đảng phái, mà là một sự thật. Nó là một trong những nhận thức xã hội quan trọng nhất mà bạn phải mở mắt chấp nhận. Chính vì nhận thức được điều này mà nước Mỹ đã đặc biệt thành công trong việc xây dựng một xã hội tự do và giàu có.
clinton obamaSự từ bi giả tạo của chủ nghĩa tự do
Xét về chính phủ, bản chất của nó không phải là từ bi, nó cũng không được xây dựng để phục vụ mục đích từ thiện. George Washington đã từng nói: “Chính phủ không phải là chân lý, cũng chẳng phải là lẽ phải, nó là sức mạnh. Giống như lửa, sức mạnh này có thể vừa là một đầy tớ nguy hiểm, vừa là một ông chủ đáng sợ”.
Chuyên đề “Phân biệt chính trị cánh tả và cánh hữu” sẽ tiếp tục được cập nhật.
Trọng Đức/TrithucVN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Chủ tịch “tào lao” với chức danh “giáo sư… thương hiệu”!


>> Nguy cơ bùng nổ chiến tranh toàn diện ở biên giới Ấn - Trung
>> Tân đặc sứ Trung Quốc về Bắc Hàn từng làm ở Việt Nam
>> Huy Đức đang tung ra con át chủ bài để tấn công Chủ tịch nước?
>> Vì sao ông Trần Đại Quang ít xuất hiện trên báo chí thời gian gần đây?


Bùi Hoàng Tám
(Dân trí) - Chuyện một cậu ca sỹ tự phong mình là giáo sư âm nhạc rồi được ông Chủ tịch một hội nghề nghiệp khi ký tặng Bằng khen cũng ghi luôn anh ta là giáo sư âm nhạc đang xôn xao trên nhiều thông tin đại chúng.

Thực ra, người viết bài này đã định im lặng vì nó là chuyện hết sức tào lao của một ông Chủ tịch có tính… tào lao.

Nói tào lao bởi cả người tặng và người khen chả hiểu gì về cái được trao và được nhận.

Nói tào lao bởi giáo sư là một chức danh cao quý, được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tôn vinh và tất nhiên, phải qua một qui trình bổ nhiệm hết sức chặt chẽ, nghiêm túc.

Dù trong thực tế, cùng với hệ thống giáo sư do Nhà nước phong tặng nói trên còn có những “Giáo sư nhân dân”, tức là được nhân dân tự nguyện “tấn phong” mà ông Dương Trung Quốc là một người trong số đó.

Vị đại biểu Quốc hội này được nhiều người và cả nhiều cơ quan báo chí gọi là Giáo sư Dương Trung Quốc. Thật ra, ông Quốc chưa bao giờ là giáo sư và cũng chẳng là tiến sĩ. “Gia tài” của ông có duy nhất một tấm bằng cử nhân và hình như, ông cũng rất ít tham gia giảng dạy.

Một người nữa cũng được “đặc cách” lên giáo sư là ông Văn Như Cương. Ông Cương thường được gọi với chức danh Giáo sư Văn Như Cương nhưng thực tế, ông chỉ là Phó giáo sư chứ chưa phải giáo sư.

Trở lại với chuyện một cậu ca sĩ tự phong cho mình rồi được một ông tiến sĩ, chủ tịch hội “Nghệ nhân và Thương hiệu” xác nhận gián tiếp qua tấm bằng khen, có thể nói lại, đây là một việc rất tào lao, chả có gì đáng nói, đáng bàn cả nếu như dưới chữ ký trên tấm Bằng khen đó không ghi chức danh: TS Lê Ngọc Dũng, Ủy viên UBTW MTTQ Việt Nam.

Có lẽ cũng cần nhắc lại, Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức rất quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam. Do đó, những người tham gia Mặt trận, đặc biệt là Ủy viên UBTW MTTQ Việt Nam phải rất nghiêm túc và không được phép tự ý mang cái chức danh này để làm những việc tào lao bởi rất dễ ảnh hưởng đến uy tín của Mặt trận.

Cũng nên nhớ, Mặt trận TQ Việt Nam không chỉ là một tổ chức chính trị quan trọng mà còn là ngôi nhà của tinh thần đoàn kết. Việc xác nhận tào lao này của một thành viên UB có thể sẽ khiến các vị giáo sư khác buồn lòng như lời của Nhà văn Chu Lai trả lời báo Dân trí: “Theo tôi, Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam phong tặng “Giáo sư âm nhạc” cho Ngọc Sơn cần phải dập đầu xin lỗi cuộc đời này. Dập đầu và nói lời xin lỗi những vị Giáo sư có tư duy tử tế”

Vì vậy, mong rằng Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam xác minh xem ông Lê Ngọc Dũng có đúng là Ủy viên của MTTQ Việt Nam hay không? Nếu đúng, rất mong UB MT làm rõ, ngăn chặn những vụ việc tương tự như thế này bởi uy tín của Mặt trận chính là uy tín của một tổ chức chính trị cao quý.

Đã có “Giáo sư Nhà nước”, “Giáo sư Nhân dân”, đừng để thêm “Giáo sư…. Thương hiệu!”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐANG CÓ TRIỂN LÃM VÀ HỘI CHỢ SÁCH RẤT VUI TẠI HÀ NỘI



Đang có Triển lãm và Hội chợ sách quốc tế tại Công viên Thống nhất Hà Nội từ 23 - 27/08/ 2017

Ngày 23-8 tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội) đã khai mạc Triển lãm - Hội chợ sách quốc tế Việt Nam lần thứ VI năm 2017.

Triển lãm - Hội chợ Sách quốc tế Việt Nam là hoạt động do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức 2 năm/lần. Cùng với khoảng 40.000 đầu sách, truyện trong nước và sách ngoại văn, lần đầu tiên sách điện tử đã xuất hiện với một khu vực trưng bày riêng. 


Sách điện tử của Việt Nam đang bắt đầu hình thành và phát triển mạnh, giới thiệu tới bạn đọc ngày càng nhiều xuất bản phẩm với phương án xuất bản linh hoạt và cập nhật hơn. Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam đã ký biên bản hợp tác với một số nước trong khu vực và trên thế giới về lĩnh vực xuất bản.


Đồng thời, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức như: Hiệp hội xuất bản Châu Á- Thái Bình Dương, Hiệp hội Xuất bản Asean và Tổ chức mã số sách tiêu chuẩn quốc tế ISBN. Điều đó cho thấy ngành Xuất bản Việt Nam đang từng bước hội nhập vững chắc trong quá trình phát triển. 
.
 
 Nhiều ấn phẩm của các NXB trong nước và quốc tế được giới thiệu

Khu vực Hội chợ sẽ được 94 đơn vị là các nhà xuất bản, các cơ sở phát hành của Việt Nam và các nhà xuất bản, tổ chức phát hành nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc ủy nhiệm cho các đơn vị xuất nhập khẩu của Việt Nam thực hiện trưng bày, quảng bá, giới thiệu khoảng 40.000 tên sách với hàng vạn bản sách các loại, trong đó có khoảng trên 7.500 tên sách với khoảng trên 20.000 bản sách ngoại văn của các nhà xuất bản nước ngoài có thương hiệu.

Cùng với các hoạt động tại khu vực triển lãm, hội chợ, trong thời gian diễn ra Triển lãm - Hội chợ sách, sẽ có các chuỗi sự kiện được tổ chức gắn với từng chủ đề cụ thể như: Giới thiệu, trao đổi về bản quyền; giới thiệu, quảng bá xuất bản phẩm; hội thảo, giao lưu, tọa đàm về sách giữa các tác giả, diễn giả với bạn đọc…


Theo báo SGGP
.
MỘT SỐ ẤN PHẨM CỦA NXB TỔNG HỢP TP HCM
(tại gian hàng A57, trục chính Công viên Thống Nhất, từ ngày 23 - 27/8/2017) 
.





Phần nhận xét hiển thị trên trang