Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Bác Tạo quả là thi tài, cái phải gió này cũng có thơ:

GỬI TRỊNH XUÂN THANH

Chú đã trốn sang Đức
Sao chú lại mò về
Lại còn ra đầu thú
Như con bò con bê

(ảnh ghép để minh họa)

Chú về bằng tàu gì
Tàu bay hay tàu lặn
Qua mặt cả xê a (CA)
Hẳn chú là Đại Thánh?

Lừa xê a một mánh
Sao lừa được muôn người
Để nước Đức tố cáo
Làm ảnh hưởng đến tôi?

Tôi rất là quan ngại
Đáng tiếc, không đồng tình
Bảo Việt Nam vi phạm
Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Chú đâu là con cóc
Mà bắt chú dễ dàng
Cứ theo xê a nói
Chú đầu thú, rõ ràng.

Tôi có bị trục xuất
Thì tôi về đàng hoàng
Còn quan hệ Việt Đức
Tôi về rồi lại sang

Chú cứ ở Việt Nam,
Có ra tòa đừng sợ
Tội đâu chỉ mình chú
Tội cả lũ cả đàn.

Chú cứ khai tất cả
Yên lành cho vợ con
Dẫu ngu như bò lợn

Thịt lợn bò vẫn ngon.


Bình thêm:
Chú cứ việc khai ra 
Tội đến đâu chịu đấy 
ấy là bác nói vậy 
Nghe hay không thì tùy !

Hung Long 
Tội đâu chỉ mình chú 
 Tội cả lũ cả bầy ."

Van Anh Nguyen 
Chú cứ việc khai ra 
" Trạng chết chúa băng hà "
Nếu có phải bóc lịch 
Dăm bảy năm về nhà
Cùng cả nhà hỉ hả
Du lịch Tây và Ta

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc dùng thương mại làm vũ khí



Brahma Chellaney

Phạm Nguyên Trường dịch

Trường hợp trả đũa về thương mại đối với Na Uy còn nổi tiếng hơn, được áp dụng sau khi giải Nobel Hòa bình 2010 được trao cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc đang bị giam giữ là Lưu Hiểu Ba. Kết quả là việc xuất khẩu cá hồi Na Uy sang Trung Quốc bị sụp đổ.



Trung Quốc phủ nhận việc kết hợp kinh doanh với chính trị, nhưng nước này đã sử dụng thương mại nhằm trừng phạt những nước không đi theo đường lối của họ từ khá lâu rồi. Những biện pháp trường phạt kinh tế nặng nề mà Trung Quốc áp dụng ở Hàn Quốc trong thời gian gần đây nhằm phản ứng lại quyết định triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ (THAAD) của nước này chỉ là ví dụ mới nhất về việc chính quyền Trung Quốc sử dụng thương mại làm vũ khí chính trị.

Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích và sau đó lợi dụng sự phụ thuộc về kinh tế của các nước khác nhằm buộc họ ủng hộ các mục tiêu của chính sách đối ngoại của nước này. Các biện pháp trừng phạt về kinh tế của Trung Quốc bao gồm hạn chế nhập khẩu hoặc tẩy chay không chính thức hàng hoá từ đất nước mà họ nhắm tới, ngăn chặn việc xuất khẩu các loại hàng hoá chiến lược (như đất hiếm) và khuyến khích các cuộc biểu tình phản đối các doanh nghiệp của đất nước cụ thể nào đó. Các công cụ khác, gồm có hoãn các chuyến du lịch và ngăn chặn đánh bắt cá. Tất cả những biện pháp này đều được sử dụng một cách thận trọng nhằm tránh sự gián đoạn có thể làm tổn hại những lợi ích kinh doanh của chính Trung Quốc.

Mông Cổ đã trở thành trường hợp điển hình về tình trạng áp bức về kinh tế-địa chính trị, sau khi nước này đón tiếp Đạt Lai Lạt Ma hồi tháng 11 năm ngoái. Trong khi Trung Quốc mua tới 90% lượng hàng hoá xuất khẩu của Mông Cổ, chính quyền Trung Quốc quyết định dạy cho Mông Cổ một bài học. Sau khi áp đặt các khoản phí trừng phạt đối với hàng xuất khẩu của Mông Cổ, Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị, nói: “Hy vọng Mông Cổ suy nghĩ thấu đáo bài học này” và “Tuân thủ nghiêm túc lời hứa của mình” là không mời lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng một lần nữa.

Trường hợp trả đũa về thương mại đối với Na Uy còn nổi tiếng hơn, được áp dụng sau khi giải Nobel Hòa bình 2010 được trao cho nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc đang bị giam giữ là Lưu Hiểu Ba. Kết quả là việc xuất khẩu cá hồi Na Uy sang Trung Quốc bị sụp đổ.

Năm 2010, Trung Quốc đã lợi dụng thế độc quyền toàn cầu của mình trong việc sản xuất đất hiếm nhằm gây đau khổ cho Nhật Bản và phương Tây bằng lệnh cấm xuất khẩu mà không báo trước. Năm 2012, sau khi vụ tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku (Nhật Bản kiểm soát từ năm 1895) bùng phát trở lại, Trung Quốc lại sử dụng thương mại làm vũ khí chiến lược, làm cho Nhật Bản thiệt hại tới hàng tỉ USD.

Tương tự, tháng 4 năm 2012, sau sự cố gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông, Trung Quốc đã bắt nạt Philippines không chỉ bằng cách gửi các tàu tuần tra tới vùng này, mà còn khuyên dân chúng tẩy chay, không đi du lịch tới nước này và áp đặt những hạn chế đột ngột đối với việc nhập khẩu chuối (làm nhiều người trồng chuối Philippines phá sản). Khi quốc tế tập trung chú ý vào các hành động thương mại, Trung Quốc liền lặng lẽ chiếm bãi cạn.

Những vụ trả đũa về thương mại gần đây của Trung Quốc nhằm chống lại Hàn Quốc vì nước này cho triển khai hệ thống THAAD phải được xem xét trong bối cảnh vừa nói. Trung Quốc không áp dụng những biện pháp trả đũa nhằm chống lại Mỹ, mà Mỹ mới là nước triển khai hệ thống phòng thủ nhằm đối phó với đe doạ của Bắc Triều Tiên và có thể phản ứng lại một cách cứng rắn. Đây cũng không phải là lần đầu tiên: Năm 2000, khi Hàn Quốc tăng thuế nhập khẩu đối với tỏi nhằm bảo vệ nông dân trước những vụ nhập khẩu ồ ạt, Trung Quốc đã phản ứng bằng cách cấm nhập khẩu điện thoại di động và polyethylene của Hàn Quốc. Những biện pháp trả đũa tràn lan nhằm chống lại những sản phẩm không liên quan không chỉ nhằm thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước, mà còn để đảm bảo rằng Hàn Quốc thiệt hại nhiều hơn hẳn Trung Quốc.

Trung Quốc sẽ không sử dụng đòn thương mại khi nước này bị mất nhiều hơn, như vụ đối đầu giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tại nơi mà đường biên giới của Tây Tạng, Bhutan và bang Sikkim của Ấn Độ tiếp giáp nhau cho thấy. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đánh giá cao quan hệ thương mại một chiều với Ấn Độ - xuất khẩu cao gấp 5 lần nhập khẩu – coi đó là vũ khí chiến lược nhằm cắt đứt cơ sở sản xuất của đối thủ trong khi thu được khá nhiều lợi nhuận. Vì vậy, thay vì ngăn chặn việc buôn bán qua biên giới, có thể khuyến khích những biện pháp trả đũa về kinh tế của Ấn Độ, Trung Quốc áp dụng biện pháp cấm người hành hương Ấn Độ tới những khu vực thiêng liêng ở Tây Tạng

Nơi nào mà Trung Quốc nắm được đòn bẩy thương mại thì họ sẽ sử dụng ngay lập tức. Một nghiên cứu được tiến hành năm 2010 phát hiện ra rằng xuất khẩu tới Trung Quốc từ những nước từng đón tiếp Đạt Lai Lạt Ma đã giảm rất nhanh, từ 8,1 tới 16,9%, kết quả là hiện nay hầu hết các nước , trừ Ấn Độ và Mỹ, đều tránh gặp gỡ chính thức với nhà lãnh đạo Tây Tạng.

Thực tiễn khắc nghiệt là Trung Quốc đang trở thành bạo chúa thương mại và đang có những hành động bạo ngược đối luật pháp quốc tế. Những hành động vi phạm của nước này bao gồm: Giữ các rào cản phi thuế quan để ngăn chặn cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài, trợ cấp xuất khẩu, ủng hộ các công ty Trung Quốc, xâm phạm sở hữu trí tuệ, sử dụng luật chống độc quyền để xoá bỏ các nhượng bộ và ủng hộ việc mua lại của các công ty nước ngoài để đưa công nghệ của họ về nước.

Tung Quốc thậm chí còn coi các hiệp định song phương chỉ là công cụ nhằm giúp họ đạt được các mục tiêu của mình. Theo quan điểm của Trung Quốc, không có hiệp định nào là có hiệu lực ràng buộc, một khi nó phục vụ mục đích trước mắt của nước này, như các quan chức gần đây đã thể hiện bằng cách cắt xén Tuyên bố chung Trung Quốc-Anh vào năm 1984, mở đường cho việc chuyển giao Hồng Công năm 1997.

Trớ trêu là, Trung Quốc đã phát triển sức mạnh thương mại của mình với sự giúp đỡ của Mỹ, nước này có vai trò quan trọng trong quá trình vuơn lên về kinh tế của Trung Quốc vì đã gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt và đưa họ vào các thiết chế toàn cầu. Việc bầu Donald Trump lên làm tổng thống được người ta cho là sẽ chấm dứt giai đoạn Trung Quốc hưởng quá nhiều lợi ích từ thương mại. Tuy nhiên, không những không có bất kỳ hành động nào nhằm chống lại một nước mà mà từ lâu ông ta đã chỉ trích là lừa đảo, Trump lại giúp cho Trung Quốc một lần nữa trở thành vĩ đại, trong đó có việc rút ra khỏi Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và giảm ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang tìm cách khôi phục TPP, mà không có Mỹ, có thể giúp kiềm chế những hành vi trục lợi không ngừng nghỉ của Trung Quốc bằng cách tạo ra cộng đồng kinh tế thân thiện với thị trường và dựa vào luật pháp. Nhưng nếu muốn TPP thực sự có hiệu quả trong việc cân bằng uy quyền mà chế độ độc tài đầy sức mạnh và tập quyền cao độ đang nắm thì phải mở rộng cho cả Ấn Độ và Hàn Quốc tham gia.

Cho đến nay, chưa có ai thách thức việc Trung Quốc dùng thương mại làm vũ khí. Phải có một chiến lược quốc tế có phối hợp, phục hồi lại TPP, coi nó là yếu tố thực sự cần thiết, mới có cơ hội buộc các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải chơi theo đúng luật.

Brahma Chellaney, Giáo sư về nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm nghiên cứu chính sách ở New Delhi và cộng tác viên của Viện Robert Bosch Berlin. Ông là tác giả của 9 đầu sách, trong đó có cuốn Asian Juggernaut, Water: Asia’s New Battleground, and Water, Peace, and War: Confronting the Global Water Crisis. (Tạm dịch: Nước, Sức mạnh tàn phá của châu Á: Chiến trường mới của châu Á, Nước, Hoà bình và Chiến tranh: Đối mặt với khủng hoảng nước toàn cầu)

Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn: https://www.project-syndicate.org/commentary/china-weaponization-of-trade-by-brahma-chellaney-2017-07

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phó chủ tịch phường của Quận 1 đột nhiên “mất tích“


HUY VŨ 03/08/2017 - Theo ông Trần Thế Thuận, Chủ tịch UBND quận 1, Đảng ủy và UBND phường Nguyễn Thái Bình đã có báo cáo cho Quận ủy, UBND quận về việc ông Nguyễn Chí Việt, Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực đô thị của UBND phường Nguyễn Thái Bình (quận 1, TP.HCM), đã mất liên lạc từ 10 ngày nay.


Ông Việt trong 1 buổi ra quân "dọn dẹp vỉa hè". Ảnh: PLO
(Ngày Nay) - Được biết, trước đó ông Việt đã xin nghỉ phép 2 ngày, sau 2 ngày nghỉ phép không thấy ông Việt đến cơ quan, phường đã tìm mọi cách để liên lạc với ông Việt, kể cả thông qua người nhà nhưng vẫn không liên lạc được.


Trong thời gian này, công việc của ông Việt được Chủ tịch Phường đảm nhiệm để đảm bảo không bị ảnh hưởng đến công việc của Phường và nhân dân địa phương, báo Pháp luật TP. HCM đưa tin.

Bà Nguyễn Thị Thu Hường, Phó Chủ tịch UBND quận 1, cũng khẳng định hai ngày qua Quận đã liên lạc với ông Nguyễn Chí Việt nhiều lần qua điện thoại nhưng không liên lạc được. “Quận đang thực hiện quy trình xử lý kỷ luật đối với ông Việt” - bà Hường nói.

Trao đổi với báo Sài Gòn Giải Phóng, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy quận 1 Hoàng Thị Tố Nga cho biết thêm, đến nay Quận ủy vẫn chưa xác định nguyên nhân ông Việt bỏ nhiệm sở trong nhiều ngày.

Khi được hỏi có phải cán bộ do nợ nần nên bỏ nhiệm sở, bà Nga nói: “Có nghe đồn”. Tuy vậy, đến thời điểm hiện tại Quận ủy chưa chính thức tiếp nhận bất kỳ thông tin, phản ánh nào có liên quan. Vì vậy, Quận ủy chưa đủ cơ sở kết luận nguyên nhân tại sao vị cán bộ này không đến cơ quan làm việc nhiều ngày.

“Cán bộ này có đơn xin nghỉ phép hai ngày. Sau hai ngày hết phép anh ta vẫn không đến cơ quan làm việc. Phường tìm nhiều cách liên lạc nhưng vẫn không liên hệ được. Hiện nay chưa thể nói được gì cả vì chưa liên lạc được, kể cả người nhà cũng không liên lạc được. Trước khi xin nghỉ phép thì cán bộ này vẫn làm việc, sinh hoạt bình thường và không có bất kỳ một biểu hiện nào bất thường. Cho nên, sự việc này khiến nhiều người bất ngờ”, bà Nga cho biết.

Điều 14 Nghị định 34/2011 (quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức) thì công chức tự ý nghỉ việc từ 7 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 3 lần liên tiếp sẽ bị buộc thôi việc.


http://ngaynay.vn/xa-hoi/pho-chu-tich-phuong-cua-quan-1-dot-nhien-mat-tich-54438.html#ref-https://www.facebook.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ra đầu thú, Trịnh Xuân Thanh sẽ đối mặt mức án nào?


LĐO BẢO THẮNG - Với tình tiết ra đầu thú, Trịnh Xuân Thanh có được giảm tội không? Theo các luật sư, ngay cả khi đầu thú thì Trịnh Xuân Thanh với những tội danh bị khởi tố, vẫn có thể đối mặt án tử hình.

Đối tượng Trịnh Xuân Thanh. 
Ảnh: Cổng thông tin Bộ Công an
Trịnh Xuân Thanh trước khi đầu thú đã bị cơ quan chức năng khởi tố về tội danh Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, với hành vi này, các chuyên gia pháp lý cho rằng, ông Thanh sẽ phải đối mặt mức án tử hình.

Cụ thể, theo tiến sĩ, luật sư Lê Văn Thiệp, Trưởng văn phòng luật sư Toàn Cầu, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, căn cứ vào Khoản 4, Điều 278 – Tội tham ô tài sản, chỉ cần chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên, người phạm tội sẽ phải đối mặt mức án cao nhất: Tử hình.

Áp chiếu trường hợp của Trịnh Xuân Thanh cho thấy, tháng 9.2016, Cơ quan CSĐT (C46, Bộ Công an) đã khởi tố vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng để điều tra khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Theo đó, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xác định ông Thanh phải chịu trách nhiệm chính do thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, điều hành. Với tội danh Cố ý làm trái, ông Thanh có nguy cơ đối mặt mức án 20 năm tù.

Ở phần tội danh Tham ô tài sản, hồi tháng 3.2017, trong phiên xử lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra ở dự án Thanh Hà – Cienco 5, TAND cấp cao tại Hà Nội đã chính thức khởi tố Trịnh Xuân Thanh theo tội danh Tham ô tài sản, quyết định khởi tố được ký bởi thẩm phán Nguyễn Văn Sơn.

Theo nhận định của hội đồng xét xử, căn cứ vào kết quả xét hỏi và tranh luận công khai tại toà, có đủ căn cứ xác định ông Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo Nguyễn Ngọc Sinh và Đào Duy Phong, đại diện phần vốn góp của PVC tại Công ty cổ phần bất động sản điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land) ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của PVP Land tại Công ty cổ phần dịch vụ xuyên Thái Bình Dương, với giá thấp hơn giá thực tế chuyển nhượng của các cổ đông để hưởng khoản tiền chênh lệch giá 18 triệu đồng/m2.

Với tội danh Tham ô tài sản, theo tiến sĩ Lê Văn Thiệp, khi cơ quan chức năng chứng minh được ông Thanh tham ô từ đủ 500 triệu đồng, sẽ phải đối diện mức án tử hình theo pháp luật hiện hành.

Với tình huống đầu thú, tiến sĩ Lê Văn Thiệp cho rằng, đây được xem là tình tiết giảm nhẹ, tuy vậy, không đáng kể, bởi lẽ, ông Thanh đã bỏ trốn, đã bị truy nã và sau một khoảng thời gian dài mới trình diện cơ quan chức năng. Trước khi kết tội, tất nhiên ông Thanh sẽ được xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ, như gia đình có công, bản thân nhiều thành tích, đầu thú... Nhưng, có lẽ sẽ không thay đổi được nhiều, bởi những cáo buộc của cơ quan điều tra đối với ông này rất nghiêm trọng” – tiến sĩ Thiệp nói thêm.


http://laodong.com.vn/phap-luat/ra-dau-thu-trinh-xuan-thanh-se-doi-mat-muc-an-nao-688218.bld

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tiếc quá!

Bộ Ngoại giao VN lấy làm tiếc về phát biểu của CHLB Đức vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định tại họp báo thường kỳ chiều 3-8 về vụ việc Trịnh Xuân Thanh: "Hiện nay các cơ quan chức năng Việt Nam đang tiến hành điều tra".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị 
Thu Hằng - Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam
Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ - “Đề nghị Người phát ngôn cho biết thông tin và phản ứng về vụ việc chính phủ Đức yêu cầu tuỳ viên quân sự Việt Nam phải rời khỏi nước này trong vòng 48 giờ do cáo buộc liên quan tới đến một vụ việc được cho là bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Đức” - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói:

“Liên quan đến phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức xung quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh, tôi lấy làm tiếc về phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức ngày 2-8".

Hãng tin AFP cũng đặt câu hỏi: "Việt Nam có xác nhận lời cáo buộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh không? Và liệu bà có nghĩ vụ việc này có ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao hai nước không? Hiện giờ ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu?"

Hãng tin DPA của Đức thì hỏi: "Bà phản ứng như thế nào về thông tin của luật sư ông Trịnh Xuân Thanh cho biết ông này đang xin tị nạn ở Đức?"

Bà Lê Thị Thu Hằng trả lời: "Theo thông báo ngày 31-7 của Bộ Công an Việt Nam thì ông Trịnh Xuân Thanh đã ra trình diện và đầu thú. Hiện nay các cơ quan chức năng Việt Nam đang tiến hành điều tra".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức.

Trước đó, theo hãng tin AP, ngày 2-8, chính phủ CHLB Đức cáo buộc tình báo Việt Nam liên quan đến một vụ việc được cho là bắt cóc một nguyên lãnh đạo dầu khí Việt Nam (Trịnh Xuân Thanh - PV) ở thủ đô Berlin, đồng thời yêu cầu tùy viên quân sự của Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức rời nước này trong vòng 48 giờ.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Đức ra thông cáo chính thức trên website yêu cầu chính phủ Việt Nam đưa ông Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức ngay lập tức để xem xét yêu cầu dẫn độ ông Trịnh Xuân Thanh của Việt Nam và đơn xin tị nạn ở Đức của ông này.

Trước đó, ngày 31-7, Bộ Công an cho biết ông Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an để đầu thú. Ông Trịnh Xuân Thanh đã bị truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế từ tháng 9-2016.

Ông Trịnh Xuân Thanh là nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), đã bị khởi tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội tham ô tài sản.

(Tuổi Trẻ)

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170803/bo-ngoai-giao-lay-lam-tiec-ve-phat-bieu-cua-duc-vu-trinh-xuan-thanh/1363180.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sự suy tàn của các chính đảng lớn


Ở các nước có các chính phủ liên minh bao gồm các đảng có cùng hệ tư tưởng thì cử tri rất dễ chuyển đổi lòng trung thành. Điều này đặc biệt đúng trong thời điểm hiện nay, khi các cử tri ngày càng xem đảng như những thương hiệu mà họ có thể thay thế nếu không đáp ứng được thị hiếu khách hàng, chứ không còn giữ khư khư lòng trung thành như trước nữa.
Gần 26 năm trước, Tổng thống Boris Yeltsin đã ban hành một sắc lệnh, về cơ bản là cấm các đoàn thể của Đảng Cộng sản hoạt động tại các nhà máy, các trường đại học, và tất cả những nơi làm việc khác tại Liên bang Nga. Thế nhưng sắc lệnh cứng rắn của Yeltsin lại có phần vô ích: Đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU), một thời từng là một thế lực tổ chức đáng gờm, nay đã suy tàn bởi sự bất lực và tàn nhẫn của nó, đến mức công luận chẳng buồn để ý nữa.

Ngày nay, các đảng chính trị một thời lừng lẫy tại phương Tây và một số nước đang phát triển có vẻ cũng nhanh chóng bước vào con đường bị quên lãng. Nhưng dù sự suy tàn của CPSU là hoàn toàn dễ hiểu – sắc lệnh của Yelsin được ban hành chỉ vài tháng trước khi Liên Xô sụp đổ – thì sự xuống dốc của các đảng lớn tại Pháp và Ấn Độ lại không thể dễ giải thích đến thế.

Tại Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron vừa bảo đảm được một đa số lớn trong Quốc hội cho phong trào mới một năm tuổi của mình, có vẻ đang đẩy Đảng Xã hội – từng là đảng mà ông là thành viên khi còn làm bộ trưởng kinh tế – vào thùng rác của lịch sử như câu nói của Trotsky. Một đảng chủ lưu khác ở Pháp – Đảng Cộng hoà trung hữu, có nguồn gốc từ di sản chính trị của Charles de Gaulle – có vẻ cũng không khá hơn.

Gần đây, Công Đảng Anh, dưới sự lãnh đạo của một người cực tả, Jeremy Corbyn, cũng có vẻ đang trên bờ diệt vong. Thế nhưng nó lại được ban một đặc ân từ sự bất lực hoàn toàn của Thủ tướng Đảng Bảo thủ Theresa May trong cuộc bầu cử quốc hội gần đây. Nhưng liệu Corbyn thực sự có khả năng gắn kết và phục hưng Công Đảng hay không thì vẫn còn chưa rõ.

Ở các đang nước phát triển, Ấn Độ đang chứng kiến sự suy tàn của Đảng Quốc đại, đảng của Thủ tướng đầu tiên của nước này, Jawaharlal Nehru, người giành lại độc lập cho Ấn Độ từ tay Anh. Dưới sự lãnh đạo kém cỏi của Sonia Gandhi (goá phụ của thủ tướng bị ám sát Rajiv Gandhi, cháu trai của Nehru và con của Thủ tướng Indira Gandhi) và con trai bà, Rahul, Đảng Quốc đại hiện nay thậm chí có vẻ còn không thể giữ được ghế của mình ở những thành trì lịch sử, như bang Uttar Pradesh. Thực chất, đối thủ chính của nó, Đảng Bharatiya Janata đang nắm quyền, có vẻ đã định đoạt xong kết quả cuộc bầu cử quốc hội năm 2019.

Tại Nam Phi, một đảng giải phóng dân tộc lớn khác – Đại hội Dân tộc Phi (ANC), từng góp phần làm sụp đổ chế độ apartheid – cũng đang đối mặt tình trạng suy tàn. Chỉ 18 năm sau khi Nelson Mandela rời nhiệm, ANC đã lung lay dưới sự lãnh đạo suy đồi nghiêm trọng của Tổng thống Jacob Zuma. Một cuộc chia rẽ chính thức giữa các phe phái nội bộ mâu thuẫn nhau gay gắt có thể sẽ diễn ra khi ANC chọn ra một nhà lãnh đạo mới vào cuối năm nay.

Dĩ nhiên, các đảng chính trị lớn đã chết từ lâu. 

Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Đảng Tự do, chứ không phải Công Đảng, mới là đối thủ chính của Đảng Bảo thủ tại Anh, và đảng này phát triển mạnh mẽ dưới sự dẫn dắt của những nhân vật như William Gladstone và David Lloyd George. Nhưng điều đó chấm dứt chỉ vài năm sau Thế chiến I, như nhà báo sau là nhà sử học người Anh George Dangerfield đã khắc hoạ trong cuốn The Strange Death of Liberal England.

Tại Ý, các đảng chính trị thời hậu chiến – Đảng Dân chủ Thiên Chúa, Đảng Cộng sản, và Đảng Xã hội – cũng trải qua một cuộc “tuyệt chủng” hàng loạt, sau khi bê bối tham nhũng Tangentopoli nổ ra vào năm 1992. Năm sau, Đảng Bảo thủ ở Canada trên thực tế cũng bị xoá sổ trong một cuộc bầu cử quốc hội mà nó chỉ giữ được 2 trên tổng số 151 ghế của mình.

Nhiều lý do đã được đưa ra để giải thích cho sự sụp đổ của các đảng chính trị. Các cử tri thuộc tầng lớp lao động chuyển sang tầng lớp trung lưu đã góp phần không nhỏ trong việc xoá bỏ các đảng cộng sản ở Tây Âu cũng như sự thất bại của chế độ Xô-viết.

Nói rộng hơn, ở các nước có các chính phủ liên minh bao gồm các đảng có cùng hệ tư tưởng thì cử tri rất dễ chuyển đổi lòng trung thành. Điều này đặc biệt đúng trong thời điểm hiện nay, khi các cử tri ngày càng xem đảng như những thương hiệu mà họ có thể thay thế nếu không đáp ứng được thị hiếu khách hàng, chứ không còn giữ khư khư lòng trung thành như trước nữa.

Ngoài ra, cử tri hiện nay ngày càng có xu hướng tập trung vào một hoặc hai chính sách chủ chốt thay vì toàn bộ cương lĩnh của đảng. Cách nghĩ này cho phép các đảng tập trung vào một vấn đề như Đảng Độc lập Anh (UKIP), tập trung vào vấn đề nhập cư, lớn mạnh.

Việc tổ chức ngày càng nhiều các cuộc trưng cầu ý dân ở các nền dân chủ phát triển có vẻ là một diễn biến trực tiếp hướng đến nền chính trị “hướng tới người tiêu dùng”. Vấn đề là các cuộc trưng cầu ý dân làm xói mòn trách nhiệm giải trình, khi nó cho phép ra các quyết định thiếu khôn ngoan dựa trên những câu hỏi quá đơn giản, như trường hợp Brexit đầy tắc trách của Anh. Trong những tình huống như vậy, nhà soạn kịch Bertolt Brecht từng nhận xét một cách hài hước, giải pháp duy nhất là “giải tán người dân và bầu ra người dân khác.”

Nhưng trong khi phương thức bầu cử “hướng tới người tiêu dùng” giải thích được phần nào sự suy tàn của các đảng như Đảng Xã hội Pháp, nó lại không giải thích được sự suy yếu của Đảng Quốc đại Ấn Độ và ANC. Thay vào đó, vấn đề của các đảng này có vẻ nằm ở sự kiêu ngạo.

Với Đảng Quốc đại Ấn Độ, sự kiêu ngạo phần lớn có tính kế thừa. Từ Nehru đến Indira và Rajiv Gandhi đến gương mặt bạc nhược hiện nay của đảng, Rahul, gia đình Gandhi vẫn xem sự lãnh đạo và kiểm soát Quốc hội là một đặc quyền bẩm sinh không thể bác bỏ, bất luận kỹ năng hay phẩm chất thật sự của các cá nhân ra sao.

Còn với ANC, sự kiêu ngạo của nó có vẻ giống CPSU: cảm giác quá tự phụ là mình “sở hữu” nhà nước, khiến tham nhũng giống như một dạng đặc quyền. Kiểu kiêu ngạo này khiến đảng xa rời những người ủng hộ thật sự, vốn rất dễ tìm được sự thay thế khả thi sau đó.

Nhưng trong chính trị, sự kết thúc không nhất thiết là vĩnh viễn. Ví dụ, Đảng Cách mạng Thể chế (PRI) của Mexico đã lãnh đạo đất nước 71 năm trước khi bị đánh bại vào năm 2000. Vào thời điểm đó, không ai nghĩ rằng PRI có thể quay trở lại nắm quyền. Nhưng đến năm 2012, nó đã làm được, với thắng lợi của Tổng thống đương nhiệm Enrique Peña Nieto.

Khả năng này có thể là lý do vì sao gia đình Gandhi và Zuma vẫn bình tâm trước sự suy tàn của đảng. Dù vậy, câu hỏi là liệu những gì trở về từ cõi chết có thể trở lại như xưa hay không.

Nina L. Khrushcheva, tác giả cuốn “Imagining Nabokov: Russia Between Art and Politics” và “The Lost Khrushchev: A Journey into the Gulag of the Russian Mind,” là giáo sư ngành Quan hệ Quốc tế và Phó Hiệu trưởng Trường Đại học The New School và là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Chính sách Thế giới.

Copyright: Project Syndicate 2017 – The Death of the Party

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “The Death of the Party,” Project Syndicate, 20/06/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đúng như dự đoán!

VTV: Video Trịnh Xuân Thanh trả lời việc tự thú
https://www.youtube.com/watch?v=n9G_4EwcdXI

Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản


Phần nhận xét hiển thị trên trang