Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

Nhân nhượng hay chiến tranh tại Biển Đông

Nguyễn Quang Dy
 “Một dân tộc tìm cách tránh chiến tranh bằng cái giá của sự nhục nhãthì cuối cùng sẽ nhận lấy cả sự nhục nhã và chiến tranh” (Winston Churchill).
Nhân nhượng Trung Quốc hay chiến tranh tại Biển Đông? Đó là cách nhìn bàn cờ Biển Đông bằng lăng kính trắng đen của một số học giả và chính khách phương Tây (và phương Đông). Về cơ bản, họ cho rằng đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc là “diều hâu”, sẽ dẫn đến chiến tranh, vì vậy phải nhân nhượng Trung Quốc. Đó là quan điểm nhầm lẫn của một số học giả như Hugh White (Lowy Institute) hay Lyle Goldstein (Naval War College).

Hệ quả của nhân nhượng

Thực tế bàn cờ Biển Đông vốn phức tạp với nhiều ẩn số và biến số, cũng như Châu Á là một bức tranh mosaic nhiều màu sắc đa dạng. Không thể thay đổi được bức tranh đó, nhưng cần thay đổi cách nhìn về nó, mới có thể tìm được giải pháp hiệu quả. Không nhất thiết phải nhân nhượng hay chiến tranh với Trung Quốc như trò chơi một mất một còn (zero sum). Một đường lối cứng rắn không nhất thiết dẫn đến chiến tranh, mà có khi ngược lại.
Trong tám năm cầm quyền, Tổng thống Obama đã nhân nhượng Trung Quốc, tuy ông và ngoại trưởng Hillary Clinton đề xướng chủ trương xoay trục sang Châu Á (hay tái cân bằng) và thúc đẩy Hiệp định TPP làm chỗ dựa để Mỹ và đồng minh kiềm chế Trung Quốc. Đó là một chủ trương đúng, nhưng thực hiện thiếu quyết liệt, vì nhân nhượng Trung Quốc. Tuần tra biển Đông (FONOPs) cũng làm chiếu lệ vì “đi qua vô hại” (innocent passage) như “tiếng kèn ngập ngừng” do Obama “lãnh đạo từ phía sau”. Một chính sách nhân nhượng như vậy (với lý do để tránh né chiến tranh) là phản tác dụng và có thể gây nguy hiểm cho khu vực.  
Thứ nhất, Trung Quốc sẽ hiểu sự nhân nhượng đó là dấu hiệu nhu nhược, nên họ càng làm già, thậm chí còn tạo ra khủng hoảng để hù dọa chiến tranh (brinkmanship). Lãnh đạo Trung Quốc đã nắn gân Obama tuy có tư tưởng đúng nhưng thiếu quyết liệt nên họ không sợ, thậm chí coi thường. Vì vậy Trung Quốc đã tranh thủ chiếm bãi cạn Scarborough của Manila (2012). Trung Quốc biết Hạm đội 7 tuy rất mạnh, có nhiều tàu chiến và máy bay hiện đại, nhưng Nhà Trắng lại “non gan” (no balls). Lịch sử đã lặp lại từ năm 1974 khi Trung Quốc chiếm Hòang Sa, và năm 1988 khi họ chiếm một phần Trường Sa, nhưng Mỹ không phản ứng.
Thứ hai, các nước Đông Nam Á cũng hiểu Mỹ nhân nhượng Trung Quốc là dấu hiệu nhu nhược, có thể bỏ rơi họ vì “nước Mỹ trước tiên” (America first), nên một số nước đã xoay trục ngả theo Trung Quốc. Các nước đồng minh của Mỹ (có căn cứ quân sự) như Philippines và Thailand đã xoay trục trước, bỏ Mỹ theo Tàu. Đó là một nghịch lý, do chính sách của Mỹ xô đẩy họ chứ thực sự họ không muốn thế. Các nước khác độc lập hơn, có truyền thống chống Tàu (như Việt Nam và Indonesia) cũng buộc phải ứng xử nước đôi bằng cách “đu dây”.  
Thứ ba, Trung Quốc đã tranh thủ “cơ hội vàng” này để bành trướng và quân sự hóa Biển Đông, nhằm từng bước biến nó thành cái ao riêng của họ. Trung Quốc không chỉ muốn kiểm soát Biển Đông, mà còn độc chiếm luôn nguồn tài nguyên (dầu khí và đánh cá). Vì vậy, họ đã ráo riết thay đổi thực địa và áp đặt chủ quyền theo “đường lưỡi bò” (đã bị phán quyết của tòa PCA bác bỏ). Nếu Mỹ tiếp tục nhân nhượng thì đến năm 2030, Biển Đông sẽ trở thành cái ao của Trung Quốc (Asia-Pacific Rebalance 2025 report, CSIS, January 19, 2016).
Những dấu hiệu mới
Chính quyền Obama (và các chính quyền Mỹ trước đó) đã “có công” giúp Trung Quốc trỗi dậy bằng chính sách “Constructive Engagement”, nên họ đã trở thành “quái vật Frankenstein” (theo lời cựu Tổng thống Richard Nixon). Trung Quốc còn tham vọng muốn thâu tóm Biển Đông làm bàn đạp để giúp họ thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”, với quốc sách “Một vành đai, Một con đường”, nhằm vượt Mỹ để trở thành siêu cường đứng đầu thế giới. Đến lúc đó, nếu Mỹ muốn ngăn chặn Trung Quốc thì chắc đã quá muộn (too little too late).

Một số học giả theo trường phái realism, nhưng lại thiếu thực tế về khu vực, vì họ chỉ quan tâm đến cân bằng lực lượng giữa các nước lớn (như megapowers), mà không thực sự quan tâm đến lợi ích các nước nhỏ trong khu vực (như micropowers). Họ không quan tâm (hoặc vô cảm) trước một thế giới mới với bản chất quyền lực đã thay đổi, và cấu trúc quyền lực đã chuyển dịch. Trong khi các megapowers bị suy tàn (decay) và mất dần quyền lực, thì các micropowers có vai trò ngày càng lớn hơn, không chỉ tại nước Mỹ mà còn khắp thế giới.

Trong khi hệ thống quyền lực chính thống (mainstream) bị suy tàn (như Moises Naim lập luận trong cuốn sách “the End of Power”), thì Trumpism (và Brexitism) là hiện tượng mới bất thường, đang làm đảo lộn thế giới. An ninh quốc tế ngày càng bất ổn, đặc biệt là tại Biển Đông, trước nguy cơ Trung Quốc trỗi dậy, bắt nạt các nước láng giềng yếu hơn và đòi thay đổi trật tự thế giới. Liệu “Trục người lớn” (Axis of Adults) có ngăn được Trump trở thành “Chump” (như Tom Friedman cảnh báo) có thể làm Trung Quốc (chứ không phải Mỹ) vĩ đại trở lại (making China great again). Theo Richard Haass (Council on Foreign Relations president), chính sách đối ngoại của Trump là tạm bợ (adhocracy), dựa trên ứng phó (improvisations).   

Nói cách khác, liệu James Mattis, HR McMaster, Rex Tillerson… có đủ khôn ngoan và thực tế để không trở thành những chính khách realist ngộ nhân, lăp lại những sai lầm tai hại, nhân nhượng Trung Quốc quá đà, như chính phủ Chamberlain của Anh đã nhân nhượng Hitler bằng chính sách appeasement đầy tai tiếng trong lịch sử. Rốt cuộc, nhân nhượng kiểu Chamberlain không ngăn được nước Đức Phát xít thôn tính Châu Âu. Gần đây, phát biểu của James Mattis và Malcom Turnbull tại Shangri-La Dialogue (3/6/2017) là một dấu hiệu mới tích cưc là Mỹ và đồng minh bắt đầu cứng rắn hơn với Trung Quốc, không để Trump bị ngộ nhận mắc mưu Tập Cận bình, trao đổi vấn đề Biển Đông với vấn đề Bắc Triều Tiên.

Điều đáng chú ý là những dấu hiệu điều chỉnh thái độ của Mỹ và đồng minh (như Nhật, Úc, Ấn) trùng hợp với điều chỉnh thái độ của Việt Nam đang xích lại gần Mỹ và Nhật, qua hai chuyến đi Mỹ và Nhật gần đây của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Thái độ của Hà Nội đã cứng rắn hơn về chủ quyền và thăm dò dầu khí tại Biển Đông, bất chấp đe dọa của Trung Quốc, muốn ép Hà Nội dừng hoạt động thăm dò dầu khí tại hai dự án nhạy cảm là Cá Voi Xanh (Blue whale) tại lô 118 (hợp tác với Exxon Mobil của Mỹ) và Cá Rồng Đỏ (Red Dragon Fish) tại lô 136-3 (hợp tác với Talisman của Úc/nay là Repsol của Tây Ban Nha).

Thay lời kết

Thái độ cứng rắn hơn của Hà Nội phản ánh kết quả của những hoạt động ngoại giao gần đây giúp tăng cường cam kết và hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt và Nhật-Việt, không chỉ liên quan đến chủ trương khai thác tài nguyên dầu khí tại Biển Đông (oil politics) mà còn liên quan đến trò chơi cân bằng quyền lực (power politics) trong tam giác Mỹ-Trung-Nhật. Một liên minh khu vực vì an ninh tập thể (a regional coalition for collective security) dựa trên nền tảng TPP, là một sự răn đe hiệu quả để duy trì hòa bình. Lời Mở đầu (Preamble) của Hiến chương UNESCO đã khẳng định, “Vì chiến tranh bắt đầu từ trong tâm thức con người, nên phải xây dựng phòng tuyến hòa bình ngay trong tâm thức con người” (Since wars begin in the minds of men, it is in the minds of men that the defenses of peace must be constructed).

Nếu Việt Nam trở thành đối tác chiến lược của Mỹ và Nhật, thì quy chế đặc biệt về Cam Ranh giành cho đồng minh là tất yếu, làm bàn cờ Biển Đông thay đổi. Thời gian không còn nhiều để tiếp tục trò chơi bập bênh và đu dây, trong khi Biển Đông đang trở thành cái ao của Trung Quốc. Khi Alexander Vuving viết “Ai kiểm soát Biển Đông sẽ thống trị châu Á, và bất cứ ai thống trị châu Á sẽ thống trị thế giới.” thì chắc chắn anh ấy nghĩ tới Trung Quốc. Chống lại nguy cơ đó, Mỹ không nhất thiết sa vào bẫy Thucydides như Graham Allison cảnh báo, mà ngược lại nhân nhượng Trung Quốc quá đà sẽ làm tăng thêm nguy cơ chiến tranh. Trong khi người Trung Quốc đánh ván cờ Biển Đông theo lối cờ vây, vận dụng binh pháp Tôn Tử (Sun Tzu) thì người Mỹ và phương Tây không nên chỉ chấp vào học thuyết Clausewitz. 

Tham khảo
Ely Ratner, “The false choice of war or accommodation in the South China Sea”, Lowy Institute, 30 June 2017;
Hugh White, “South China Sea US policy must begin at home”, Lowy Institute, 26 June 2017
Ely Ratner, “Course Correction: How to Stop China’s Maritime Advance”, Foreign Affairs, July/August 2017)
Tom Friedman, “Trump Is China’s Chump, New York Times, June 28, 2017
Doug Bandow, “Who Is Making U.S. Foreign Policy?”, National Interest, June 26, 2017
Lyle Goldstein, “The Main Problem with America’s Abundant South China Sea Hawks”, National Interest, October 28, 2015.
Alexander Vuving, “Think again: Myths and Myopia about the South China Sea”, National Interest, October 16, 2015;  
Lyle Goldstein, “The South China Sea Showdown: 5 Dangerous Myths, National Interest, September 29, 2015;
Alexander Vuving, “Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông?”, Đại sử ký Biển Đông, 21/2/2016.
Nguyễn Quang Dy, “Trung Quốc CÓ THỂ làm gì ở Biển Đông? Viet-studies, 26/2/2016

NQD. 1/7/2017


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay



Vùng đất phía Bắc của người Bách Việt từng lên đến tận phía Nam sông Dương Tử (hay Trường Giang), tới khu vực Hồ Động Đình (tức tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc của Trung Quốc ngày nay). Việc này không chỉ được ghi nhận lại trong các truyền thuyết mà còn nằm trong những chứng tích của lịch sử.

Truyền thuyết

Theo Lĩnh Nam Chích Quái thì ông nội của Lạc Long Quân là Đế Minh (cháu 3 đời của Thần Nông) sinh ra con cả là Đế Nghi. Khi Đế Minh đi tuần thú phương Nam thì gặp và cưới con gái bà Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Ngay từ tấm bé Lộc Tục đã thể hiện rất thông minh và đoan chính.
Đế Minh rất ngạc nhiên trước tư chất thông minh và tài trí của Lộc Tục nên muốn chọn làm người nối ngôi, thế nhưng Lộc Tục lại muốn nhường ngôi cho anh mình là Đế Nghi.
Cuối cùng Đế Minh quyết định truyền ngôi cho con trưởng Đế Nghi làm vua phương Bắc, và cho Lộc Tục làm vua phương Nam, lấy sông Dương Tử làm giới tuyến. Ông tế cáo trời đất trên Thiên đài rằng: “Trước đất trời nguyện rằng: Nam, Bắc cương thổ có khác. Nam không xâm Bắc. Bắc không chiếm Nam. Kẻ nào phạm lời nguyền thì chết dưới đao thương”.
Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Nước Xích Quỷ được tô màu có diện tích gấp 10 lần nước Việt ngày nay. (Ảnh: Wikipedia)
Từ đấy phía Bắc sông Dương Tử do Đế Nghi cai quản, phía Nam sông Dương Tử do Lộc Tục cai quản. Lộc Tục khi lên ngôi Vua lấy hiệu là Kinh Dương Vương, năm 2879 TCN đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, biên giới phía Bắc tới Động Đình Hồ, phía Nam giáp với nước Hồ Tôn, phía Tây giáp với Ba Thục, phía Đông giáp với biển Nam Hải.
Như vậy theo sự phân chia vào thời đấy thì biên giới phía Bắc của người Việt lên đến Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), bao gồm cà các tỉnh của Trung Quốc ngày nay như Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Tây, Quảng Đông, v.v.
Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Bản đồ nước Việt cổ. (Ảnh: Wikipedia)
Nếu tính diện tích thì Bắc giáp Động Đình Hồ vĩ tuyến 29 Bắc, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành sau này) vĩ tuyến 11 Nam, phía Tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên) kinh tuyến 105 Đông, phía Đông giáp bể Nam Hải, kinh tuyến 118 Đông. Tổng cộng diện tích của Xích Quỷ khoảng 2.900.000 km2.
Khi vua Kinh Dương Vương mất, con trai là Lạc Long Quân lên nối ngôi, lập ra nhà nước Văn Lang. Khi ấy, biên giới của Bách Việt vẫn được vẹn toàn.
Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ. (Ảnh qua vietbao.vn)
Trong khi đó, dù hậu nhân sau này đã mở mang bờ cõi về phía Nam, nhưng lại mất đi phần đất phía Bắc, nên diện tích Việt Nam bây giờ là 331.698 km2 (tính cả diện tích trên biển), chỉ bằng khoảng 1/10 so với trước kia.

Hai Bà Trưng khôi phục giang sơn

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40 SCN đã giành được thắng lợi và lấy lại nguyên vẹn lãnh thổ nước Việt cổ.
Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng quả cảm của mình đánh đuổi quân Hán đến tận Động Đình Hồ, một nữ tướng là Trần Thiếu Lan đã tử trận tại sông Thẩm Giang. Đây là con sông nối với Hồ Động Đình. Sách thời nhà Nguyễn có ghi chép rằng: “Các sứ thần triều Lý, Trần, Lê đi sứ sang Trung Quốc, khi qua nơi đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu Lan.”
Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Hình ảnh Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Hán.
Khi giành được giang sơn, Hai Bà Trưng giao cho nữ tướng Phật Nguyệt chức Tổng trấn khu hồ Động Đình – Trường Sa. Năm 1979, giáo sư Trần Đại Sỹ tìm thấy tại thư viện bảo tồn di tích cổ ở tỉnh Hồ Nam (tỉnh thủ phủ phía Nam Động Đình Hồ, Trung Quốc) có ghi chép trận đánh Động Đình Hồ như sau: “Quang Vũ nhà Hán sai Phục ba tướng quân Tân tức hầu Mã Viện. Long nhượng tướng quân Thận hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng đình. Mã Viện, Lưu Long bị bại. Vua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga mi, một tay nhổ núi Thái sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường giang, hồ Ðộng đình, oán khí bốc lên tới trời”.
Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Giáo sư Trần Đại Sỹ từng tới Trung Quốc để tìm hiểu về lịch sử cuộc chiến giữa Hai Bà Trưng và quân Hán, thấy rất nhiều tỉnh đều thờ Vua Bà, nhiều nhất là tỉnh Hồ Nam (khu vực Động Đình Hồ), nhưng không ai còn nhớ Vua Bà là ai.
Khi ông đến đến Côn Minh, giáo sư sử học Đoàn Văn ở đây cho hay:“Trong truyền thuyết dân gian nói rằng hồi đầu thế kỷ thứ nhất có trận đánh giữa quân vua Bà với quân Hán tại Bồ lăng. Nay Bồ lăng nằm trên lãnh thổ Tứ Xuyên, chỗ ngã ba sông Trường giang và Ô giang.”
Giáo sư Trần Đại Sỹ đến bến Bồ Lăng thuộc huyện Bồ Lăng, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc để tìm hiểu. Tại đây giáo sư được Sở du lịch hướng dẫn đến miếu thờ 3 vị thần, tướng của Vua Bà. Nhưng bản thân họ cũng không biết Vua Bà và 3 vị tướng này cụ thể là ai, chỉ cho biết vua Bà là người nổi lên chống tham quan thời Hán, cả vùng đó đều có đạo thờ Vua Bà.
Miếu thờ có rất nhiều câu đối, nhưng cuộc cách mạng văn hóa của Trung Quốc đã hủy gần hết các câu đối này. May mắn là ba câu đối vẫn còn tồn tại tới ngày nay.
Phía trước cửa miếu có câu đối rằng:
Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết… can vân.
Nghĩa là:
Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu.Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận…
khí tiết ngút từng mây.
Phía trong miếu có câu đối:
Giang thượng tam anh phù nữ chúa,Bồ Lăng bách tộc khốc thần trung.
Nghĩa là:
Trên sông Trường giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa,Tại bến Bồ lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.
Những tư liệu này cho thấy biên giới người Việt thời Hai Bà Trưng phía bắc tới Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), phía Tây tới tận Ba Thục (tức tỉnh Tứ Xuyên ngày nay).
Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Bản đồ nước Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng, phía Bắc đến Động Đình Hồ, phía Tây đến Bồ Lăng (Ba Thục).  (Ảnh: Wikipedia)
Trải qua ngàn năm Bắc thuộc, người Việt dồn dần xuống phía Nam để tránh sự cai trị hà khắc, khiến khu vực phía Bắc người Hoa Hạ ngày càng đông hơn.
Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo người Bách Việt đánh bại quân Nam Hán, làm chủ lại các vùng đất của nước Việt. Tuy nhiên một dải đất lớn phía Bắc là Nam Hải, Tượng Quận, Quế Lâm đã bị bỏ qua, và diện tích nước Việt nhỏ hơn trước. Sau này dù bờ cõi đã được mở rộng về phía Nam, nhưng diện tích ngày nay chỉ bằng hơn 1/10 so với trước đây.

Truyền thuyết không cách xa sự thực

Trong bài viết có tựa đề “Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam” trên diễn đàn Lý Học Đông Phương, vốn là bài diễn văn tiếng Pháp của giáo sư Trần Đại Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp – Á, được dịch giả Tăng Hồng Minh đăng tải, giáo sư Trần Đại Sỹ đã nhắc tới nhiều luận điểm khẳng định biên giới cổ của Việt Nam nằm ở hồ Động Đình. Những luận điểm này được đích thân giáo sư Trần Đại Sỹ khảo cứu và viếng thăm thực địa, trong đó nổi bật là:
1 – Núi Ngũ lĩnh trong truyền thuyết về Đế Minh xác thực nằm ở Trường Sa, Hồ Nam. Ngoài ra tại tỉnh này còn có rất nhiều các di tích được nhắc tới của tộc Việt như: hồ Động Đình, núi Tam Sơn, sông Tương, Thiên đài, Tương đài, cánh đồng Tương.
2 – Thiên đài mà Đế Minh tế cáo trời là có thật, nằm gần bên bờ Tương Giang. Trên đỉnh này có một ngôi chùa nhỏ, bên trong còn có nhiều chứng tích về Hai Bà Trưng và trận Động Đình. Ngoài ra giáo sư Trần Đại Sỹ còn tìm thấy một tài liệu mang tên“Thiên đài di sự lục” tại thư viện Hồ Nam, trong đó miêu tả rõ rằng Thiên đài thờ vua Đế Minh và vua Kinh Dương.
3 – Cánh đồng Tương là nơi mà Lạc Long Quân và Âu Cơ đã hẹn nhau tái hội mỗi năm một lần là có thật. Giáo sư Trần Đại Sỹ kết luận rằng cánh đồng Tương chính là vùng trũng phía Tây Ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động Đình, Nguyên Giang. Phía Nam là Linh Lăng, Hành Giang. Phía Tây là vùng Chiêu Dương, Lãnh Thủy. Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác: Tương Giang, Nguyên Giang, Liên Thủy, Thạch Khê Thủy.
Cùng với một số luận điểm vững chắc khác, giáo sư Trần Đại Sỹ đi đến kết luận rằng:
Biên giới cổ của nước Việt Nam, với các triều đại Hồng Bàng, Âu Lạc, Lĩnh Nam, phía Bắc quả tới hồ Ðộng Đình, phía Tây giáp Tứ Xuyên.
Vậy là diện tích nước Việt cổ thực sự lớn gấp 10 lần ngày nay.
Trần Hưng
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà báo kể chuyện những ‘bàn tay’ thế lực phía sau Năm Cam


Quốc Phong 

VNN - Để đi tới cùng một vụ đại án, từ năm 1995-2003 chúng tôi đã đăng cả thảy 133 bài viết trong 4 đợt. 

Trong cuộc đời 36 năm đeo đuổi nghề báo của tôi, thì có 26 năm làm ở báo Thanh Niên, mà thành công hay thất bại cay đắng cũng đều đã nếm trải. Song quan trọng hơn cả có lẽ là những bài học rút ra được trong cái nghề cao quý nhưng cũng rất vất vả, gian nguy này. 

Một trong những kỷ niệm đáng nhớ của tôi là chuyện tập đoàn tội ác Trương Văn Cam (tức Năm Cam) bị xóa sổ… 

Những “bàn tay” phía sau Năm Cam

Năm 1995, nguồn tin của trinh sát đặc biệt bên Tổng cục 2 (Cơ quan Tình báo Bộ Quốc phòng) được gửi tới Thủ tướng Võ Văn Kiệt, báo cáo nhanh cho biết, tại thành phố Hồ Chí Minh từ lâu đã hình thành những băng nhóm xã hội đen bảo kê cho các sòng bài, cho các phi vụ đâm thuê, chém mướn, đòi nợ... mà Năm Cam là một tay "trùm" khét tiếng.  

Y tồn tại và ngày càng lộng hành  là bởi phía sau y còn có những người đang trực tiếp thực thi pháp luật trợ sức. Cách đơn giản của họ là làm ngơ trước những việc mà băng nhóm y làm. Báo Thanh niên lúc đó đã viết khoảng 10 kỳ nêu về vụ này. 

Khi đó, trung tá Hữu Ngọc, Phó Trưởng phòng Trọng án, Cục Cảnh sát Hình sự Bộ Công an là một nhân vật đầy bản lĩnh trước bọn tội phạm chuyên giết người, cướp của tàn bạo. Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, thấy dấu hiệu không bình thường nếu lực lượng trọng án của bộ "nhảy" vào vụ này sẽ vấp phải sự che đỡ của chính nội bộ ngành ở địa phương, ông Hữu Ngọc tìm đến báo Thanh niên đề nghị phối hợp điều tra và khi nào có thể thì cung cấp dần thông tin lên báo để nghe ngóng thái độ phản ứng của nhiều phía khác nhau.  

Anh Nguyễn Công Khế, Tổng biên tập báo Thanh niên lúc đó, hình dung ra sự đụng chạm  nên đã quyết định đưa ông Hữu Ngọc tới báo cáo trực tiếp Thượng tướng Lê Khả Phiêu, khi ấy là Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng nhưng trực tiếp phụ trách khối Nội chính của Đảng. Đây có thể sẽ bị coi là "vượt rào" nếu cấp trên của trung tá Hữu Ngọc biết được. 

Sau khi được Trung tá Hữu Ngọc nêu những tình tiết vụ việc, ông Phiêu trầm ngâm: Thế này thì nguy hiểm quá, chúng ta phải quyết liệt và phải làm triệt để thôi. Nếu không vậy, có ngày chúng ta sẽ mất hết cán bộ và cũng có nghĩa sẽ mất cả chế độ chứ chơi à! Việc này để tôi tính thêm rồi sẽ yêu cầu các đồng chí bên bộ Công an báo cáo theo đường chính tắc. Sau đó rồi chúng ta tính.

Thế rồi, sau một thời gian điều tra, Trung tá Hữu Ngọc đề xuất cấp trên và Bộ Công an đã đề nghị Viện Kiểm sát phê chuẩn  lệnh bắt  tạm giam Trương Văn Cam để mở rộng điều tra. Sau đó, trong một cuộc họp, thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp, phó Tổng cục trưởng Cảnh sát đã trực tiếp trao cho nhà báo Nguyễn Việt Chiến - báo Thanh niên những tài liệu trinh sát về băng nhóm tội phạm Năm Cam có bút phê chỉ đạo của Thủ tướng Võ Văn Kiệt yêu cầu bộ Công an khẩn trương điều tra, triệt phá băng nhóm này.  

Ngày đó, sau khi viết loạt bài đầu tiên về vụ án trên, nhà báo Nguyễn Việt Chiến đi đường thì bị xe máy của thanh niên nào đó phóng bạt mạng rồi va quệt mạnh một cách không bình thường. Lúc đó, toà soạn chúng tôi tại thành phố Hồ Chí Minh cũng bị tay chân của Năm Cam gọi điện doạ sẽ đặt bom. 

Tướng Trịnh Thanh Thiệp đã trực tiếp xuống báo chúng tôi thăm, động viên, và cử một nhóm trinh sát xuống báo hỗ trợ cả một thời gian dài để anh em yên tâm. Ngay sau đó, nhóm phóng viên ở TP.HCM được chỉ đạo thâm nhập những tụ điểm của băng nhóm Năm Cam như tài liệu của trinh sát cung cấp để viết, phản ánh trên mặt báo. 

Những tưởng sẽ có được kết luận điều tra thuận lợi cho việc truy tố sau này với Năm Cam, nào ngờ chứng cứ vụ việc vẫn không đủ để đi tới mục đích đề ra. Vậy là Năm Cam, dù đã bị bắt nhưng cũng chỉ bị đưa đi cải tạo lao động mà không tài nào kết án nổi y dù đàn em thì cũng đã bị tóm và kết án không hề ít. 

“Lộ sáng” 

Vì thế, vào khoảng năm 1997, Năm Cam đã được trở về địa phương. Sau này, khi Bộ Công an quyết định bắt y lần thứ hai (2001) chúng ta mới hiểu ra nhiều điều, vì sao y không bị tù mà còn được thả sớm là có những ai đứng phía sau giúp y. Đó chính là hàng loạt cán bộ nhà nước, trong đó có ngành pháp luật.  

Với 21 bài đăng trên Thanh niên dịp đó, chân tướng trùm Năm Cam và tay chân dần lộ diện sau khi được ra khỏi trại cải tạo.  

Điều đáng mừng nhất là những người có thế lực trong bộ máy nhà nước đứng phía sau y đã bị cơ quan điều tra bóc gỡ và đã "lộ sáng" nhờ vào chính những người chỉ huy trung kiên, tận tuỵ vì dân trong ngành Kiểm tra Đảng, Nội chính, công an trên tinh thần  bất luận họ là ai, ở cấp nào cũng đều phải truy xét, luận tội phân minh. 

Và dịp đó, Báo Thanh niên (trong năm 2002) đã đăng tiếp tục 65 bài viết, một con số rất lớn về một vụ án được đăng tải trên 1 tờ báo!  

Nhờ có chứng cứ Năm Cam sai khiến đàn em sát hại cảnh sát hình sự Phan Lê Sơn cũng như đã chỉ đạo đàn em bắn chết  trùm xã hội đen Dung Hà, các cơ quan tố tụng khép tội nặng nhất với Năm Cam: tử hình y và nhiều đồng bọn với mức án cực kỳ nghiêm khắc.

Một phiên toà hình sự xét xử bọn tội phạm giang hồ bảo kê nhà hàng, sòng bạc và đâm thuê chém mướn mà có đến 155 bị can phải ra hầu toà vào năm 2003. Trong đó cả đến cấp uỷ viên trung ương Đảng, cấp thứ trưởng Công an và phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao và nhiều cán bộ công an, kiểm sát viên trung, cao cấp khác cũng bị vướng vòng lao lý.

Với hệ thống chính trị của chúng ta, đó cũng là một tổn thất hết sức lớn, đầy đau xót vì mất quá nhiều cán bộ, thậm chí cả những anh hùng LLVT đã một thời với thành tích lẫy lừng trong đấu tranh với tội phạm. Đó là cái mất rất đáng tiếc, nhưng về đại cục, nó chẳng là gì nếu điều đó làm cho chế độ xã hội này ngày một tốt đẹp lên, vững chắc hơn. 

Chúng tôi thực hiện tiếp 35 bài trong thời gian xét xử Năm Cam và đồng bọn. Như vậy, để đi tới cùng một vụ đại án, từ năm 1995-2003, chúng tôi đã đăng cả thảy 133 bài viết trong 4 đợt. Có thời điểm, chúng tôi còn bị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc vì để lộ bí mật chuyện nội bộ Đảng khi cho đăng bài liên quan đến một cán bộ cấp cao của Đảng. Cuối cùng, tập thể chi uỷ của báo chúng tôi cũng đã bị UBKTTƯ "phê bình nghiêm khắc", " rút kinh nghiệm sâu sắc"... 

Nhưng kết quả thì cũng đáng tự hào dù có lúc bị phê bình như vậy chứ không đến mức nặng như chúng tôi đã chủ động lường trước. Đó cũng là sự nhìn nhận công minh, sáng suốt của Đảng đối với những gì chúng tôi làm.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chân dung nhân chứng Nguyễn Mai Phương: người đàn bà bí ẩn trong vụ án Nga Mỹ


BlueVN - Vụ án Nga Mỹ đang trở thành vấn đề quan tâm nhất dư luận cả nước, với tính chất phức tạp và ly kì được đẩy lên cao độ khi cả 2 bên bắt đầu tung ra những bằng chứng để chứng minh cho sự có tội của đối phương. Đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn những thông tin gây bất lợi cho vị đại gia Cao Toàn Mỹ. Đáng chú ý trong số đó là vì sự xuất hiện của nhân chứng giấu mặt, Nguyễn Mai Phương.

Khi mà phía Phương Nga cho rằng, đây là người đã đạo diễn toàn bộ vụ án hòng đẩy cô hoa hậu vào tù. Trên mạng cũng đã có nhiều hình ảnh và thông tin liên quan đến người phụ nữ này. Trong đó có một thông tin gây sửng sốt Nguyễn Mai Phương từng là người đàn bà của trùm giang hồ khuynh đảo thế giới ngầm – Năm Cam.

Cho những ai vẫn còn nhớ, thì 20 năm về trước, Năm Cam thao túng cả Sài Gòn – đó là những lời miêu tả chính xác nhất về “ông trùm” sòng bạc nắm giữ thế giới ngầm một thuở. Giờ đây tuy đã nằm yên dưới ba tấc đất, thế nhưng những bí mật của cuộc đời ông trùm vẫn còn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi.

Trong đó, bí mật lớn nhất mà ông trùm này để lại đến nay chưa có câu trả lời: “Có bao nhiêu người đàn bà, con gái đã đi ngang qua cuộc đời ông trùm” từ lúc biết “nếm mùi đời” thân xác con gái ở tuổi 14 cho đến lúc vướng vào lao lý ?.

Quá khứ về ông trùm bỗng dưng sống lại khi Nguyễn Mai Phương – nhân chứng trong vụ án Nga Mỹ xuất hiện. Ngay sau khi nhận được thông tin đắt giá này, người viết đã có một buổi liên hệ với 1 đàn em cũ của ông trùm. Trà dư tửu hậu, người đàn ông cùng “anh Năm” tung hoành một thuở ngậm ngùi kể về những câu chuyện cũ, thời gian đã xóa mờ nhiều thứ, thế nhưng khi nhìn vào hình của bà Phương, người này khẳng định đây chính là người tình của “anh Năm”. Dù không nhớ rõ lắm thời gian ông trùm gặp Mai Phương, chỉ chắc về thời điểm 2 người quen nhau vào những năm tháng ngang dọc dọc ngang cuối cùng trước khi “anh Năm” vướng vào vòng lao lý. Khi đó Mai Phương còn khá trẻ, lọt vào mắt xanh của Năm Cam trong 1 đêm thác loạn tại 1 bar rượu nổi tiếng Sài Gòn, “Gái tứ chiêng gặp trai giang hồ”, cặp đôi này nhanh chóng quấn vào nhau, tuy nhiên cũng như bao cô nhân tình khác, Năm Cam nhanh chóng bỏ rơi Phương khi đã no xôi chán chè.

Với đàn bà, tưởng rằng như thế là uất hận, nhưng ngược lại đây xem như may mắn của bà Phương, bởi vì một khoảng thời gian ngắn ở bên ông trùm giúp bà Phương không dính vào những rắc rối thời kỳ ông trùm sa cơ, ngược lại từng đó là đủ để Phương tạo dựng được cho mình các mối quan hệ. Bằng cái mác người tình anh Năm, cùng những mánh lới học được từ trường đời và sự tinh ranh bẩm sinh, đã giúp Phương từng bước từng bước tạo được thế giới làm ăn của riêng mình, bao gồm vũ trường, showbiz, và cả gái bao cao cấp.

Phương không lấy chồng. Chỉ chuyên đi cặp kè với các quan chức và đại gia, tạo dựng các mối quan hệ phục vụ công việc làm ăn của mình. Mà nghe giang hồ đồn, Phương là bồ nhí của một quan chức cao cấp, mà nếu nhắc đến tên hẳn nhiều người sẽ nhớ – Cựu Phó chủ tịch Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh, hiện đang trốn truy nã ở nước ngoài.

Kể đến đây, thì người đàn ông tung hoành cùng anh Năm một thuở cáo bận, xa rời chốn giang hồ ngày xưa, ông trở về với cuộc sống thường nhật của một người thợ sửa xe. Nhưng sự lõi đời cũng đủ làm ông nhận ra người viết còn nhiều điểm khúc mắc.  Ông đã cho người viết một sự gợi ý: Vũ trường 39 Club – Kumho Sài Gòn.

Lần theo sự gợi ý này, người viết ngỡ ngàng khi biết hóa ra đây là một trong những phi vụ thâu tóm nổi tiếng mà có bàn tay bà Mai Phương đạo diễn, vũ trường 39 Club –Kumho Sài Gòn tọa lạc tại 39-Lê Duẫn Quận 1. Nơi ông hoàng nhạc Việt Đàm Vĩnh Hưng cũng đã từng phải khóc hận.

Nhiều năm về trước  Vũ trường Club39 Kumho là nơi quy tụ dân chơi Sài Gòn, cùng với giang hồ tứ xứ 2 miền Nam Bắc. Có thể kể đến những cái tên như Thuận Addam, Long Vàng, Vinh Biên (Hà nội), Huy gỗ (Nam Định) và cả giới xã hội đen từ nước ngoài vào.

Nguyễn Mai Phương lợi dụng các mối quan hệ của mình để móc nối bảo kê giữa quan chức địa phương với các tên giang hồ trên.

Ban đầu bà Phương chỉ nhận quản lý bảo kê, song lâu dần, nhận thấy lợi nhuận quá khủng, bà Phương lên kế hoạch thâu tóm. Vào cuối 2013, lợi dụng mâu thuẫn với 1 cổ đông lớn của Club 39, bà Phương đã dùng các mối quan hệ của mình đề chèn ép, với thủ đoạn bật đèn xanh cho công an phường và công an quận 1 đến kiểm tra hằng đêm, làm các cổ đông và khách hàng ngao ngán, dẫn đến vũ trường phải đóng cửa vào trung tuần tháng 4/2014. Sau vài tháng vũ trường không dám mở lại vì sợ chính quyền, Phương chèn ép, mua lại vũ trường với giá 3 tỷ đồng. Sau đó bà Phương sang tay lại cho ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng với giá 18 tỷ đồng, ca sĩ Hưng tin tưởng đồng ý cho bà Phương tiếp tục quản lý vũ trường này.

Tuy nhiên, khi hợp đồng thuê mặt bằng của vũ trường với công ty Kumho Asiana Plaza Sài Gòn đến năm 2017 mới đáo hạn, bà Phương móc nối với đại diện Kumho tại Việt Nam, xua người đập phá Club 39 vào ngày 15/12/2014, sau đó viện cớ để đòi bồi thường từ phía tập đoàn Kumho Hàn Quốc. Bằng mối quan hệ và sự luồn lách khéo léo của mình, bà Phương chiếm trọn 20 tỷ tiền bồi thường và không chia cho Đàm Vĩnh Hưng xu nào, để mặc kệ nam ca sĩ này lên báo oán than vì vũ trường đang ăn nên làm ra lại bị niêm phong, đồ đạc thì bị quẳng ra ngoài. Đáng sợ hơn nữa, sau vụ việc này, vì kinh doanh thua lỗ, Kumho Hàn Quốc đã cay đắng thừa nhận thất bại và phải bán tòa nhà Kumho Asiana Plaza Sài Gòn cho Saigon Boulevard Holdings – công ty con thuộc Tập đoàn Mapletree (Singapore). Môi giới của thương vụ này chính là người tình của bà Nguyễn Mai Phương – Trịnh Xuân Thanh.

Vũ trường Club 39 cũng đã nhiều lần lên báo vì sự lộn xộn, đâm chém đánh nhau. Thời điểm năm 2013, quán bar này đông nghịt khách nên có rất nhiều băng nhóm muốn thâu tóm, chia phần; đưa đàn em đến quấy rối. Trong đó, băng nhóm Nguyễn Văn Đức (tức Đức “cổ lễ”, 32 tuổi, ngụ Nam Định) là dữ dằn nhất. Đức nhiều lần cho đàn em đến quậy phá quán Bar này hòng chia phần, khiến quán bar này phải đóng cửa một thời gian. Đến tháng 4 vừa qua thì Đức Cổ lễ đã bị đâm chết tại Đồng Nai, tội phạm chỉ là một thằng nít ranh, sau đó được thả tự do vì bị …tâm thần.  Nghe đâu cũng là do bà Mai Phương đứng đằng sau đạo diễn, trả đòn thù.

Có thể thấy, thân thế của Bà Mai Phương chỉ nghe đến thôi đã làm người khác ớn lạnh sống lưng. Với các mối quan hệ của mình, bà Phương đã khuynh đảo thế giới ngầm, bằng những mánh lới của người đàn bà từng phục vụ bên cạnh ông trùm Năm Cam, Phương đã từng bước, từng bước, leo lên nấc thang quyền lực, trong showbiz và mối quan hệ với  quan chức chính quyền. Vụ án hoa hậu Phương Nga là một điển hình cho sự lọc lõi, sành sỏi, ngồi trên pháp luật của bà Nguyễn Mai Phương.

Xuất thân đáng sợ chính là câu trả lời cho câu hỏi vì sao Nguyễn Mai Phương lại xuất hiện bí mật tại phiên toà công khai, không để lộ bất cứ hình ảnh nào. Đơn giản là vì sợ công khai xuất hiện, kiểu gì cũng sẽ có người nhận ra quá khứ của mình và có thể có bằng chứng về mối quan hệ giữa bà ta và Cao Toàn Mỹ. Như vậy sẽ là một vở diễn rất tồi.

Nguồn: Diễn đàn Bàn Luận thời cuộc.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chăm sóc hai con, chúng ta là Mẹ Nấm!


(Cập nhật sáng 2/7)
Hoàng Hưng
image
Chỉ sau một ngày khi phiên tòa bất nhân hiếm thấy ở Khánh Hòa tuyên bản án tàn bạo 10 năm tù cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức mẹ Nấm, chúng ta đã thấy rõ lòng người Việt trong cũng như ngoài nước đối với người phụ nữ dũng cảm ấy như thế nào.
Hình ảnh chị và hai con nhỏ đáng yêu, đáng thương, bé Nấm, bé Gấu, tràn ngập không gian mạng.
Không kể hết những lời ngợi ca, nổi bật là tâm trạng “mắc nợ” của những người lâu nay chưa dám cất lên tiếng nói đấu tranh cho công lý, cho dân chủ; không ít người khẳng định “chị đã ở tù thay cho tôi”. Điều ít thấy xưa nay là đã có những nhân vật của giải trí chính thống công khai bày tỏ thái độ ngưỡng mộ, bất chấp việc sẽ gặp khó cho việc làm ăn sau này. Đơn cử lời của một người từ giới thường được coi là khá xa lạ với các vấn đề chính trị xã hội, Hoa hậu Lưu Diễm Hương: “Là phụ nữ - là một người mẹ, Tôi xót xa và ca ngợi chị đã can đảm mà nói lên điều đúng đắn theo quan điểm của mình cho cộng đồng, để rồi con nhỏ của chị bơ vơ chờ Mẹ về! Vâng "ANH HÙNG" là phải như vậy ! KHÍ CHẤT là phải như vậy a!”
Và, chỉ trong một ngày, lòng yêu mến, kính trọng người Mẹ Anh Hùng đã thể hiện ngay thành hành động: chung tay giúp vào việc chăm sóc hai con nhỏ bị bọn bất nhân dứt ra khỏi lòng mẹ.
Đi đầu là các trí thức văn nghệ sĩ. Chỉ trong vòng một ngày, đã có rất đông các vị đăng ký hưởng ứng lời kêu gọi do một nhà thơ khởi xướng, với tổng số tiền trên 100 triệu đồng: Nguyên Ngọc, Huy Đức, Hoàng Dũng, Giáng Vân, Khánh Trâm, Trang Hạ, Phạm Nguyên Trường, Nguyễn Quang Lập, Mạc Văn Trang, Vũ Thị Phương Anh, Hồ Minh Tâm, Ý Nhi, CLB Lê Hiếu Đằng, Hà Quang Vinh, Trần Tiến Dũng, Chu Hảo, Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Viện, Nguyễn Thị Hậu, Thùy Linh, Phạm Lưu Vũ, Nguyễn Việt Triều, Nguyen Quoc An, Nhóm Cánh Buồm, Hào Song Trần, Nguyễn Hồ Nhật Thành, Võ Đắc Danh, Nguyễn Thiện, Phạm Chí Dũng, Ngô Thị Kim Cúc, Phạm Toàn, Vũ Trọng Khải, Dạ Ngân, gia đình Bùi Chát, gia đình Hoàng Hưng (trong nước); một nhà báo không muốn nêu tên, Uyên Vũ, Nguyễn Thái Linh, Nguyễn Trung Chính, Thụy Khuê, Hà Dương Tường, Phạm Xuân Yêm, Ngô Vĩnh Long, Nguyễn Ngọc Giao, Phạm Xuân Thảo, Cao Huy Thuần, Tho Nguyen, Như Quỳnh de Prelle, Vũ Quang Việt, Minh Ngọc (ngoài nước).
Trên FB của mình, nhà báo Huy Đức thông báo tổ chức đấu giá tranh: “Luật sư Nguyễn Viết Thanh Lan (Nguyen Viet Thanh Lan) đã gửi tới chúng tôi bức tranh Nàng Bân nhờ đấu giá lấy tiền giúp hai con thơ của Mẹ Nấm. Được phép của bà Nguyễn Thị Tuyết Lan (Tuyet Lan Nguyen), bà ngoại của hai cháu, chúng tôi xin bắt đầu đấu giá với mức khởi điểm là 9 triệu VND, cuộc đấu giá sẽ kết thúc lúc 17:30 chiều Chủ nhật, 2-7-2017”
Nàng Bân là một tác phẩm sơn dầu vẽ trên canvas (50x60cm) của họa sỹ tài hoa Tào Linh, bức tranh được luật sư Thanh Lan sưu tập năm 2016.
Đến 21 giờ ngày 30/6, chỉ 5 giờ sau khi mở đấu giá, giá tranh đã lên 40 triệu, đồng thời có những người không tham gia đấu giá mà xin gửi hàng chục triệu đồng ủng hộ vào tài khoản của bà Lan.
(Cập nhật: đến chiều 1/7, giá tranh đã lên 45 triệu).
19554094_1332954893406355_2080236086121307164_n
Một sáng kiến kêu gọi từ Facebooker Han Phan góp gió thành bão mỗi người gửi 200 ngàn đồng, chỉ trong một ngày tài khoản của bà ngoại hai cháu đã nhận được khoảng 100 triệu đồng: https://www.facebook.com/phan.han.98?fref=nf&pnref=story
Một số kế hoạch lâu dài lo cho việc học hành của hai cháu cũng đang hình thành. Một bạn không muốn nêu tên vừa thông báo bảo lãnh học phí cho hai cháu đến khi tốt nghiệp trung học.
Lòng yêu thương sẽ thắng cái ác! Với niềm tin sắt đá ấy, chúng ta tiếp tục chung tay thay Mẹ Nấm nuôi dưỡng hai con cho đến khi chị được tự do.
Trước mắt, tiền ủng hộ xin tiếp tục gửi trực tiếp về:
Nguyễn Thị Tuyết Lan, địa chỉ 24 Đặng Tất, Nha Trang, ĐT: 0986691463, tài khoản tại ngân hàng Vietcombank: 0061000207794 (Chi nhánh Nha Trang).
Từ nước ngoài, có thể chuyển tiền qua dịch vụ Ngân hang như Đông A Bank, Western Union.
Cho tôi được xin phép thay mặt bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, người trực tiếp nuôi dạy hai cháu, cảm ơn tấm lòng vàng của tất cả.
“Chúng ta là Mẹ Nấm!”
Xem thêm: "Chúng tôi phải tồn tại": Bà NTT Lan trả lời phỏng vấn của Trịnh Kim Tiến sau phiên tòa:https://www.facebook.com/trinhkimkim/videos/vb.100000307303806/1519361338084095/?type=2&theater

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thế nào là nhà văn trẻ?



Hoàng Dung 
(Tổ Quốc)- Đây vẫn là một câu hỏi mở đối với những người sáng tác cũng như những đối tượng quan tâm đến lực lượng sáng tác này. Chúng tôi xin giới thiệu lại một bài viết cách nay đã lâu để mọi người cùng suy nghĩ về câu hỏi này.

Bài viết này sẽ làm cho những ai quen đi tìm một định nghĩa - quan niệm có tính cá nhân về nhà văn trẻ thất vọng, bởi mục đích của chúng tôi không đặt ra như thế. Nó cũng sẽ khiến cho những ai đang cố gắng truy tìm lịch sử tên gọi “nhà văn trẻ” chán nản, bởi vì chúng tôi không thể làm được việc này. Chúng tôi chỉ tập trung xem xét sự lưu hành của mấy chữ nhà văn trẻ trong ngữ cảnh hiện nay, một ngữ cảnh đặc biệt đến mức có khi chỉ bằng ba từ nhà văn trẻ đã tạo thành điều kiện đủ để cho ai đó có tấm vé tham dự trò chơi văn học, ngược lại cũng vì thiếu cái huy hiệu sang trọng này người ta có thể bị loạt ra khỏi cuộc chơi chữ vốn bạc bẽo, phù phiếm và ngày càng mất giá trị. Nhà văn trẻ, về cơ bản, không phải là một cụm danh từ có tính chất trung tính xác định người viết còn trẻ mà như một thứ hàng hóa (chẳng hạn để bán sách, để lấy lòng người đẹp…), thậm chí như một loại công cụ, chiêu bài che đậy những mưu toan tham vọng thực dụng. Không thể ngờ được rằng, chính cái mỹ từ ấy đã góp phần thực thi và duy trì quyền lực của “người viết có tên tuổi” - vốn ưa thích tuyên xưng bảo lãnh tinh thần cho những người mới vào nghề.

Chúng ta đã quen với các danh xưng nhà văn trẻ, nhà thơ trẻ, nhà phê bình trẻ, dịch giả trẻ… Nhất là giờ đây, chúng ta lại thấy, tất cả họ đang bị thâu tóm vào cái tên là người viết văn trẻ. Vậy họ là những ai và đang ở đâu? Câu trả lời khách quan nhất ở đây, phải là “không ai cả”. Không có người viết trẻ, người viết già, trước bàn giấy và trước văn bản chỉ có Người viết mà thôi.

Bấy lâu, người ta vẫn nhầm tưởng rằng, những danh từ mà chúng tôi vừa kể ra trên kia có chức năng chiếu vật xác định: chỉ một độ tuổi (tuổi đời) nhất định của người viết (dưới 35 tuổi …) hoặc chí ít từ “trẻ” ấy cũng gọi ra nội dung cảm hứng, cách tư duy nhìn nhận nào đấy ở các tác giả đã có tuổi. Thực ra, toàn bộ câu chuyện ở đây thu về sự phân hóa và phân loại người viết; là một thứ truyền thuyết về tôn ti thứ bậc và quyền lực trong sự viết. Đúng hơn, nhà văn trẻ là một khái niệm có tính cách loại trừ, nó đã và đang thực hiện chức năng gạt ra một bên nhóm người nào đó, ai đó và đồng thời với việc gạt ra này là sự định vị họ trong nghề nghiệp. Ví dụ “những người ở độ tuổi 35 trở lại, đã có thành tựu và có những tác phẩm văn học gây được sự chú ý” được định nghĩa - quy định là nhà văn trẻ. Chỉ bằng tiêu chí tuổi đời, người ta đã làm được việc khu biệt một nhóm người viết, và nếu tính thêm tiêu chí “đã có thành tựu” và “có tác phẩm gây chú ý” thì sự phân hóa, phân loại càng rõ. Nhưng chúng ta cũng thấy không chỉ tiêu chí tuổi đời (chỗ này người ta quy định dưới 35, nơi khác có thể thâu nhận cả những người trên 35 dưới 50 vào nhóm nhà văn trẻ) có thể bị thay đổi mà ngay cả cái gọi là “đã có thành tựu” và “có tác phẩm gây chú ý” cũng dễ thay đổi, thường xuyên thay đổi. Đó là những tiêu chí không giúp được nhiều cho việc nhận diện.

Người trẻ dường như không có quyền đặt ra hay định nghĩa thế nào là “đã có thành tựu” và “có tác phẩm gây chú ý”, và cho dù họ có đặt ra tiêu chí nhận diện, có được định nghĩa nhà văn trẻ theo cách của riêng mình đi nữa thì những cơ sở ấy, mệnh đề ấy cũng không có sức mạnh định đoạt ai là nhà văn trẻ, xứng đáng là nhà văn trẻ[1]. Nhà văn trẻ là “những nhân vật hư cấu của văn học” được ai đó, nhóm người nào đó gán cho đặc điểm này hay dấu hiệu kia; người viết văn trẻ là những người không có quyền lực thực thụ, hơn nữa còn là kẻ phải chịu trách nhiệm về hiện tình phát triển của văn học. Trên thực tế, một người viết bất kỳ nào cũng có thể bị tuyên bố không được làm “nhà văn trẻ” nữa, tức danh hiệu đó có thể bị bãi bỏ chỉ vì… họ đã là “nhà văn trẻ” rồi, đã tham dự nhiều lần “Hội nghị những người viết văn trẻ”. Một người viết có thể mất đi tư cách đại biểu “nhà văn trẻ” của mình chỉ vì họ không có thời gian tham dự trò chơi “hội nghị”, người ta có thể bị tước đoạt “huy hiệu nhà văn trẻ” nếu anh ta không có thời gian nhập vào sân chơi Hội nghị, không chấp nhận cuộc chơi với những nguyên tắc, cách thức chơi đã được ấn định từ trước. Những người bị tước tư cách đại biểu hiện nay đồng thời cũng bị gán cho những đặc điểm đặc biệt nào đó, và người ta gọi những người có đặc điểm đặc biệt này là… chẳng hạn “những người thiếu tinh thần xây dựng, thiếu thiện chí với những hoạt động” của hội đoàn. Không thể phủ nhận được rằng, định nghĩa nhà văn trẻ là một thứ thuộc về đặc quyền, tức chỉ có một nhóm người nào đó mới có quyền định nghĩa và định nghĩa ấy mới có hiệu lực định đoạt[2]. “Nhà văn trẻ là một thứ biểu tượng làm bằng kim loại” được tạo ra để trao cho những người “đã có thành tựu và có tác phẩm gây chú ý”, được dùng trong những trường hợp muốn làm yên lòng người viết.

Chưa có sự khảo sát đáng tin cậy nào chỉ ra: ai đã đặt ra tên gọi nhà văn trẻ, cách định danh đó có từ bao giờ và người ta dùng nó để chỉ đối tượng nào... Nhưng chúng ta vẫn có thể thấy có hai thái độ đối với cách định danh này. Một là thái độ từ chối danh hiệu nhà văn trẻ đã bị ai đó gán cho: những kẻ từ chối đã chất vấn về cái gọi là “trẻ” trong sáng tạo, rồi tự định nghĩa về mình như một chủ thể có “tài năng”, có cá tính, có sự trải nghiệm riêng - nghĩa là họ như một giá trị, một tác nhân, một vận động xã hội và bình đẳng với bất kì người viết nào; câu chuyện chính ở đây là sự xung đột giữa các giá trị và quyền lực. Hai là thái độ chấp nhận tên gọi này, biểu hiện rõ trong trường hợp người viết tự nhận mình là “nhà văn trẻ”, phát ngôn trong tư cách “là một nhà văn trẻ…”; tuy nhiên ở những trường hợp ấy cần lưu ý rằng không phải họ háo danh hay khiêm tốn gì, mà chính là họ đang bị hút vào trò chơi viết lách - nhà văn trẻ ra đời và phát ngôn trong mặc cảm về tuổi trẻ, về vị thế thấp bé, non yếu… của mình, hầu như không ai nói về mình, về những người làm nghề mà trẻ tuổi như mình lại không nói về sự thiếu hụt, sự khiếm khuyết nào đó. Nhà văn trẻ có thể bị trộn lẫn và sáp nhập vào đám đông.

Các từ ngữ như nhà văn trẻ, nhà thơ trẻ, nhà phê bình trẻ, dịch giả trẻ … về bản chất là những từ hư cấu. “Nhà văn trẻ” là những người được tạo ra bởi một quyền lực nào đó: một đơn vị truyền thông, một công ty in ấn, xuất bản, một nhà văn thế hệ trước, một nhóm người viết đã được biết đến rộng rãi nào đó… đều có thể làm giấy khai sinh ra Nhà văn trẻ, tuyên bố về sự xuất hiện của nhà văn trẻ. Đang có một loại “ông bầu” trong nghề viết, họ bao cấp sự viết, thao túng và chỉ đạo chuyện bỏ phiếu công nhận nhà văn trẻ, họ trao cho người viết mới vào những nghề danh hiệu, giải thưởng sang trọng. Theo nghĩa này, nhà văn trẻ chắc chắn là những nhân vật chỉ tồn tại trong thế giới hư cấu của chữ. Đó là kẻ - trong hình dung của một nhóm người - bao giờ cũng còn non vốn sống vốn nghề, những người đến sau và có tính cách bồng bột. Đó là một “loại hình tác giả công cụ” cần phải tiếp tục giáo dục về thế giới quan, cần được nhồi nhét đủ các thứ kinh nghiệm bài học, cần phải được quán triệt một sứ mệnh thiêng liêng, một lí tưởng xã hội tiên tiến nào đó. Kẻ đó nhất định phải dấn thân vì sự nghiệp cao cả nhân văn… Nói chung, nhà văn trẻ trước hết là những tác giả gánh trên vai biết bao trách nhiệm và bổn phận. Không phải ngẫu nhiên việc tổ chức hội nghị thường được diễn giải là để “đánh thức những tiềm năng của người viết trẻ… đánh thức sứ mệnh của nhà văn trẻ trước dân tộc, trước đất nước, trước những nỗi đau và khát vọng của con người hiện đại trong quá trình phát triển văn học và hình thành những nhân cách văn hóa”. Nhà văn trẻ “hiện nguyên hình” trong ngôn ngữ tuyên truyền và quảng cáo, chúng ta bất ngờ thấy họ là những chủ thể tiêu dùng xã hội và hiện thực hóa các quyền thế, phục tùng “những người lãnh đạo kinh tế, chính trị và thông tin” không hơn không kém. Họ được tạo ra hoặc được vực dậy để đáp ứng những “nhu cầu, chức năng” do tổ chức tạo ra.

Nhà văn trẻ thường bị “nhà văn đích thực” đánh giá về phương diện đạo đức, về cá tính, về cách thức xuất hiện, cách thể hiện mình trước đám đông, đồng nghiệp, và trong sự viết[3]… Ngay cả chuyện đón nhận lời khen của “người đi trước” người viết trẻ cũng không được quá ảo tưởng, họ cần phải biết khiêm tốn thế nào đó và bổn phận của họ là làm cho các lời khen không bao giờ hết giá trị. Người viết văn trẻ là một đối tượng dễ bị tuyên án, “người viết văn già” nếu bị buộc tội đi nữa thì cũng là tội “chạy theo các nhà văn trẻ”, chạy theo các đề tài câu khách, rẻ tiền của đám viết trẻ... Đám viết trẻ có thể bị “đàn áp”, bị phê phán nặng nề nếu họ không biết lặng lẽ sáng tác, nếu họ muốn làm cách mạng thay đổi các ngôi vị, quyền lực; hình như mọi cuộc cách mạng văn học của người trẻ đều phải trả một giá đắt. Người ta cứ ra rả về vai trò, trách nhiệm xã hội của nhà văn trẻ, về sự tác động ghê gớm to lớn của văn học đối với xã hội để quy trách nhiệm cho người viết trong khi họ lại quên đi thực tế nhà văn cũng là một người sống ở giữa bao người dưới trần thế này, họ vẫn đang phải “sống bằng không khí” để viết văn, để làm thiên chức xã hội đè nặng trên vai. Sự sang trọng của nghề văn là một thứ ảo tưởng.

Nhà văn trẻ là “những nhân vật tương lai”, một kẻ được người khác đánh dấu để phân loại, phân cấp. Nói về họ thích hợp hơn cả vẫn là những từ ngữ như “đang, sẽ” chất đầy những bất trắc, rủi ro: đang tìm kiếm, đang thử nghiệm, đang lựa chọn, đang có triển vọng… Nhà văn trẻ là những người chưa có gương mặt, chưa có tên, thành công của họ bao giờ cũng là thứ “thành công bước đầu”. Có thể hình dung về nhà văn trẻ giống như những kẻ đi trốn trong trò chơi ú tim mà bất kỳ “kẻ khác” nào trong khi đi tìm nhà văn trẻ cũng muốn mình trở thành người đã phát hiện ra đầu tiên, cũng có tham vọng giành quyền phát hiện ra “nhà văn trẻ”, cũng thích nhân danh người bảo trợ, bảo vệ nhà văn trẻ để phát ngôn về những giá trị nhân văn.

Khái niệm nhà văn trẻ được nhiều người dùng chỉ một tác giả nào đó còn đang ở trong giai đoạn đầu của sự viết. Khái niệm đó có tính khu biệt; thậm chí có tính áp đặt, áp chế bởi trong nó bao chứa sự phân cấp phát ngôn, sự gán cho ai đó một địa vị phát ngôn, chỉ định tư cách phát ngôn, kể cả nội dung phát ngôn. Chẳng hạn khi thảo luận một vấn đề của lao động viết văn, thông thường người ta sẽ chú ý đến phát ngôn của nhà văn đàn anh (những kẻ được cho là giàu kinh nghiệm) hơn nhà văn trẻ (kẻ thường được cho là chưa đủ lịch lãm). Dường như “nhà văn già” bao giờ cũng có thẩm quyền và uy tín để đánh giá về “nhà văn trẻ”, trò chuyện chia sẻ với nhà văn trẻ kinh nghiệm sáng tác… hơn việc nhà văn trẻ bình luận đánh giá về những “nhà văn già”. “Nhà văn già” nói về nhà văn trẻ cứ như một chuyên gia, trong khi nhà văn trẻ nói về nhà văn già lại như một người đang nghiêm chỉnh thực hành các quy phạm đạo đức...

Ba chữ nhà văn trẻ vừa được dùng để định vị một nhóm người nào đó trong nghề văn vừa được sử dụng để biện hộ cho những kẻ có quyền thế đối lập với họ, nhất là để hợp pháp hóa một loại tri thức hay kinh nghiệm của những ai đã cầm bút lâu năm, đã nổi tiếng rồi- những người được cho là nhà văn chính hiệu, đích thực và đang nắm quyền hành điểu khiển sân chơi văn học hiện tại. Nhà văn trẻ là những người xứng đáng được “trao gửi niềm tin và hy vọng” - chúng ta thường nghe thấy những tiếng nói, giọng nói kiểu như vậy. Diễn ngôn ấy được phổ biến rộng rãi, lặp đi lặp lại trên các phương tiện truyền thông và ăn sâu vào tâm thức của người viết đến mức, họ tưởng mình như là những nhân vật thuộc về tương lai thật. “Nếu được mọi người gọi là “nhà văn trẻ” thì chính là một điều vinh danh rồi, bởi một lẽ rất giản đơn, trong hành trình văn học thì tương lai của sáng tạo mới luôn thuộc về lớp trẻ, những người dám đổi thay ngay cả khi đối mặt với thất bại. Con đường sáng tạo văn học luôn gập ghềnh, đầy gian truân, thử thách và chỉ có những tài năng thật sự mới vượt được lên để trở thành một nhà văn đích thực” - một nhà thơ đã nói như thế với chúng ta[4]. 

Nhà văn trẻ theo cách diễn giải thịnh hành hiện nay chưa phải là nhà văn đích thực, họ chính là kẻ thường xuyên phải đối diện với “cái chết”. Nghịch lí thay, nhà văn trẻ là người cận kề với “cái chết” hơn tất cả những người viết khác, trước mặt họ đầy những trắc trở, gian truân mà không phải ai cũng vượt qua, họ có thể phải bỏ cuộc bất kỳ lúc nào để lại phía trước một sân khấu hào nhoáng cho những ai vừa giành được một vai diễn sang trọng. Tôi muốn nói, bằng khái niệm “Nhà văn trẻ” nhiều người đang muốn điều chỉnh lại “người viết”, họ muốn biến người viết thành “người tiêu dùng những chuẩn mực xã hội và những định chế”, người thực hiện những nhu cầu do chính họ tạo ra.

[1] http://lethieunhon.com/read.php/5199.htm

[2] http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=13468

[3] http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=13460

[4] http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=13453

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ảo tưởng về độc tài thông minh


FB Phùng Anh Kiệt
Để bảo vệ tư duy độc tài trên phương diện quốc gia, nhiều nền độc tài và kể cả dân chủ lại dễ dàng bảo vệ luận điểm: Chế độ độc tài phần lớn dẫn đến thất bại nhưng, nếu độc tài được dẫn dắt bởi lãnh đạo anh minh thì quốc gia sẽ thành công. Họ đưa ra hai bằng chứng: Lý Quang Diệu ở Singapore và, Hàn Quốc là Lý Thừa Văn (Li Sung-man) và Phác Chính Hy (Park Chung Hi), đặc biệt là Phác Chính Hy đã đưa Hàn Quốc thoát khỏi sự nghèo đói và lạc hậu của quốc gia, dù ông ta là một kẻ độc tài đến mức hoang tưởng muốn thành tổng thống trọn đời.

Thật ra muốn tìm kiếm bằng chứng về độc tài anh minh có thể tìm thấy vô số trong lịch sử, đặc biệt ở những triều đại phong kiến tập quyền. Rất nhiều nền văn minh Á Đông đạt đỉnh cao nhờ những cá nhân độc tài anh minh, riêng Việt Nam là Lý Thái Tổ, Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông v.v. là những cá nhân xây dựng nền văn minh Việt Nam đạt được trạng thái cực thịnh.

Nhưng mọi nền văn minh đi từ độc tài anh minh đó lại có tuổi đời ngắn ngủi, nói cách khác, nó chết theo kẻ anh minh. Văn minh nhà Minh chết theo hoàng đế Vĩnh Lạc, đế chế Ottoman chết theo Suleiman đệ nhất, văn minh nhà Lê chết theo Lê Thánh Tôn v.v. Không chỉ chết theo, mà những nền văn minh này còn kéo dài thời kỳ hỗn loạn và tăm tối sau đó, có khi còn huỷ diệt văn minh ở mức độ tuyệt chủng như cách mà nhiều nền văn minh cổ đã chết.

Người phương Tây sớm nhận ra, nền độc tài anh minh không phải là giải pháp bền vững cho một quốc gia, bởi: Quyền lực tập trung vào một vị trí sẽ khiến vị trí đó vừa quyến rũ vừa độc hại. Sau cái chết những vị vua anh minh là chuỗi ngày tranh giành quyền lực từ hậu cung đến triều chính, phe phái nổi lên và quốc gia bị bỏ bê, quy luật tất yếu là xã hội chìm trong rối loạn. Phải mất thời gian rất lâu để quốc gia tái lập trật tự, nhưng nền văn minh Á Đông bao giờ cũng lặp lại thất bại của lịch sử, không ông vua nào nhìn thấy giải pháp cho thứ quyền lực tập trung vào ngôi vị đế vương. Nhưng phương Tây thì khác, họ tìm cách phân chia quyền lực ra nhiều hướng. Đành rằng văn hoá cũng đóng góp rất nhiều trong nỗ lực dân chủ hoá giữa phương Đông và phương Tây. Nhưng tôi nghĩ rằng, rất nhiều người anh minh phương Đông khi ở vị trí lãnh đạo, họ tư duy như một ông vua thời phong kiến, đó là vấn đề nạo trạng chuyên chế.

Hiếm hoi cho Hàn Quốc là họ lựa chọn thành tựu về giải pháp của phương Tây, tức là dân chủ hoá quốc gia. Mà một phần cũng vì hai vị tổng thống độc tài trước đó quá tàn nhẫn. Nhờ lựa chọn giải pháp dân chủ hoá, Hàn Quốc có thể bảo quản văn minh của mình và phát triển tiếp chứ không bị huỷ diệt theo cách nhiều triều đại phong kiến đã chết. Đành rằng chế độ dân chủ chưa và không bao giờ giúp phát triển văn minh một cách đều đặn, nhưng chắc chắn, nó không đẩy quốc gia đi xuống bờ vực thẳm nhanh như chế độ độc tài hoặc bán độc tài.

Riêng với Singapore, người ta có thể bỏ qua sự nhỏ bé của đảo quốc này với diện tích chỉ bằng phân nửa Đà Nẵng, nhưng không phải vì vậy mà nó thoát được lời nguyền của độc tài anh minh. Lý Quang Diệu có thể không phải là kẻ đam mê quyền lực thái quá, nhưng con cái của ông thì chưa chắc. Lúc này đây, những người em của Lý Hiển Long đang tố cáo anh mình là diệt trừ đối lập để dọn đường đưa con trai mình kế vị. Lần đầu tiên trong lịch sử đảo quốc này, cuộc chiến tranh gianh quyền lực cai trị quốc gia diễn ra công khai và lộ trên mặt báo. Không ai dám chắc Singapore sẽ kéo dài sự thịnh vượng của mình khi lãnh đạo bận bịu tranh giành quyền lực hơn cai trị quốc gia. Nhưng điểm sáng hy vọng cho Singapore là, về mặt danh nghĩa, đảo quốc này vẫn mang hình thái dân chủ, báo chí vẫn được tự do và lá phiếu người dân vẫn còn giá trị.

Thời đại này, nghĩ đến độc tài anh minh để đưa quốc gia đến cường thịnh thì hoặc ngu xuẩn hoặc, khốn nạn. Độc tài anh minh về phương diện lý thuyết cai trị, nó đã cáo chung. Nhưng với lịch sử, chưa hẳn, nền dân chủ rất mong manh mà sức sống của thứ "độc tài anh minh" lại rất quyến rũ.

Mong trí thức nước nhà bớt ảo tưởng về độc tài anh minh cho Việt Nam, trong hiện tài và ở tương lai.


Phần nhận xét hiển thị trên trang