Hậu quả của những câu chuyện “ôm tài sản khủng” bỏ trốn ra nước ngoài
Chưa có thời nào như thời nay, hiện tượng quan chức “ôm tài sản khủng” xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng, Trần Vũ Quỳnh Anh… Không có đất nước nào như Việt Nam, quan chức tham nhũng, bòn rút ngân sách thậm chí thẳng tay vơ vét cướp đất của dân nghèo rồi “cao chạy xa bay” ra hải ngoại với ngàn lẻ một lý do. Hậu quả mà họ gây ra ai sẽ gánh chịu trách nhiệm, hay chỉ có người dân là nai lưng ra “đóng thuế” để bù đắp vào những thất thoát đó. Liệu đất nước có giàu lên, người dân có cơm no áo ấm hay không khi còn nhiều quan chức tham nhũng gây thất thoát ngân sách hàng ngàn tỷ rồi bỏ trốn ra nước ngoài?
Cứ tham nhũng rồi bỏ trốn là xem như
“hạ cánh an toàn” sao đơn giản thế?
Câu chuyện xin đi nước ngoài chữa bệnh không phải là hiếm ở Việt Nam, lạ một điều là các vị này công tác chưa bao lâu, với mức lương công chức nhà nước khoảng 100triệu/năm nhưng họ lại sở hữu khối tài sản khủng và mắc những căn bệnh lạ. Không biết khi đương nhiệm họ có đóng góp gì cho đất nước, giúp ích gì cho nhân dân hay chưa, chỉ thấy khi “có biến” họ lập tức xin ra nước ngoài chữa bệnh, thật tội! Mở đầu là ông Trịnh Xuân Thanh. Nói về nhân vật này có lẽ hầu như tất cả mọi người đều biết.
Thế nhưng tôi xin nhắc lại một chút, trong thời gian giữ chức chủ tịch HĐQT của Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) từ 02/2009-05/2013, ông Thanh đã làm thất thoát ngân sách nhà nước hơn 3.200 tỷ đồng. Sau đó, ông chuyển sang công tác tại Bộ Công thương rồi được đặt cách về tỉnh Hậu Giang giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang một cách êm đẹp. Lẽ ra ông Thanh sẽ được yên vị, không ai dòm ngó tới nếu ông ta không làm lố dùng xe tư nhân Lexus LX570 giá 5 tỷ đồng để làm phương tiện đi lại nơi ông công tác. Khi Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố vụ tham nhũng ở PVC, thì ông Thanh nhanh nhẹn xin đi nước ngoài trị bệnh từ trước và từ đó đến nay không rõ tung tích. Hiện Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế.
Nối tiếp ông Thanh là ông Vũ Đình Duy nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần hoá dầu và xơ sợi dầu khí (PVTex) – chủ đầu tư nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ – Hải Phòng với vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng. Trong khoảng thời gian công tác tại PVTex 2009-2014 ông Duy đã làm thua lỗ, thất thoát số tiền lên hàng ngàn tỷ đồng. Cũng tương tự như ông Trịnh Xuân Thanh, mặc dù kinh doanh thua lỗ liên tục nhưng ông Vũ Đình Duy vẫn được bổ nhiệm về làm Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng, Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương), Ủy viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) giữa tháng 4/2016. Khi báo chí phanh phui sai phạm của ông Duy, Thanh tra chính phủ vào cuộc, thế nhưng ông Vũ Đình Duy đã đi trước một bước bỏ trốn ra nước ngoài với lý do là “đi chữa bệnh”.
Có lẽ tất cả các bệnh viện trong nước, cùng với đội ngũ y bác sĩ hùng hậu cũng không ai có đủ năng lực để chữa căn bệnh “nan y” của những vị mà tôi đã nêu trên, họ phải vất vả lặn lội sang trời tây xa xôi tìm “thần y” chữa bệnh. Thế thì ngành y tế của bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nên coi lại việc này, chỉ có việc chăm sóc sức khỏe cho các quan chức cũng như người dân mà cũng không xong. Không biết công việc gặp những khó khăn gì, nhưng dạo gần đây ngành y gặp hàng loạt scandal như: mua sắm thiết bị y tế gây lãng phí khủng khiếp hàng trăm tỷ đồng, bệnh viện mặc bệnh nhân ung thư nằm chờ chết chứ quyết không “hạ giá thuốc đặc trị ung”, sau đó đem tiêu hủy vì hết hạn giá trị lên hàng chục tỷ đồng…
Đã báo Bộ Công an về trường hợp cựu sếp PVTex Vũ Đình Duy biến mất
Liệu có phải do những nguyên nhân này mà các vị trên mới không dám giao sinh mạng của mình cho nhân viên của bà Tiến chăng? Bà Bộ Trưởng đã làm mất lòng tin của bệnh nhân, chắc rồi đây sẽ còn nhiều trường hợp “đi nước ngoài chữa bệnh”. Thế nên mong bà Bộ Trưởng xem xét xử lý dứt điểm những tồn tại trên mà lấy lại uy tín của ngành.
Không chỉ ra nước ngoài chữa bệnh, nhiều cán bộ với tài sản khủng còn nhanh chóng “du học” hoặc “định cư” ngay khi thông tin bất lợi vừa xuất hiện trên các trang báo và mạng xã hội, thậm chí trưởng đơn vị của các vị ấy còn không biết nhân viên mình đi khi nào, đang ở đâu khi được hỏi.
Hóng được tình hình nguy hiểm nên ông Dũng đã nhanh chóng cao bay xa chạy.
Đó là ông Lê Chung Dũng, thấy trước được sự nguy hiểm khi cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ những sai phạm tại các dự án mà ông quản lý thì ông này tìm mọi cách thoát thân. Trước khi làm Phó Tổng Giám đốc Điện lực Dầu khí (PV Power 01/2011), ông Dũng từng giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC). Ông Dũng được cho là có liên quan trách nhiệm đến những sai phạm trong triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1, dự án Ethanol Phú Thọ khi ông này còn làm ở PVC, thời kỳ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch và ông Vũ Đức Thuận làm Tổng giám đốc. Có lẽ đoán trước được tương lai nếu sự việc được đưa ra ánh sáng thì ông sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật, nên ông đã “xin sang Singapore học khóa dự bị MBA tại Trường ĐH SP Jain School Of Management”. Hiện tại thì ông Dũng vẫn “bặt vô âm tín” không ai liên lạc được với ông.
Liệu khi sang New Zealand thì vụ quan lộ thần tốc của bà Quỳnh Anh có còn điều tra hay đi vào quên lãng.
Tiếp đến là bà Trần Vũ Quỳnh Anh – hot girt Thanh Hóa được phong tặng danh hiệu tuổi trẻ tài cao. Từ một chân tạp vụ ở Liên đoàn lao động tỉnh đột nhiên được bổ nhiệm làm Phó rồi Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản và ban chấp hành Đảng bộ của Sở Xây dựng Thanh Hóa không qua thi tuyển. Thậm chí với thu nhập 60triệu/năm nhưng hotgirt này sở hữu khối tài sản khổng lồ: Biệt thự cao cấp tại Khu du lịch FLC Sầm Sơn, nhà 150m2 phố Triệu Quốc Đạt, Quần thể sân tennis cho thuê tại khu vực hồ Đồng Chiệc, biệt thự tại quận Thanh Xuân – Hà Nội, xe ô tô dòng cao cấp Cadilac và Mercedes…chưa kể các tài khoản ngân hàng. Sau vụ lùm xùm về con đường quan lộ “thần tốc” và khối tài sản khủng bất thường, cơ quan ban ngành vào cuộc điều tra thì Quỳnh Anh xin nghĩ việc hiện cô cùng gia đình định cư bên New Zealand tươi đẹp, khiến dư luận trong cả nước vô cùng bức xúc. Chắc có lẽ vì là bồ nhí của Bí thư Thanh Hóa nên mới hạ cánh an toàn như thế?
Thế nhưng tôi xin nhắc lại một chút, trong thời gian giữ chức chủ tịch HĐQT của Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) từ 02/2009-05/2013, ông Thanh đã làm thất thoát ngân sách nhà nước hơn 3.200 tỷ đồng. Sau đó, ông chuyển sang công tác tại Bộ Công thương rồi được đặt cách về tỉnh Hậu Giang giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang một cách êm đẹp. Lẽ ra ông Thanh sẽ được yên vị, không ai dòm ngó tới nếu ông ta không làm lố dùng xe tư nhân Lexus LX570 giá 5 tỷ đồng để làm phương tiện đi lại nơi ông công tác. Khi Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố vụ tham nhũng ở PVC, thì ông Thanh nhanh nhẹn xin đi nước ngoài trị bệnh từ trước và từ đó đến nay không rõ tung tích. Hiện Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế.
Nối tiếp ông Thanh là ông Vũ Đình Duy nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần hoá dầu và xơ sợi dầu khí (PVTex) – chủ đầu tư nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ – Hải Phòng với vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng. Trong khoảng thời gian công tác tại PVTex 2009-2014 ông Duy đã làm thua lỗ, thất thoát số tiền lên hàng ngàn tỷ đồng. Cũng tương tự như ông Trịnh Xuân Thanh, mặc dù kinh doanh thua lỗ liên tục nhưng ông Vũ Đình Duy vẫn được bổ nhiệm về làm Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng, Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương), Ủy viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) giữa tháng 4/2016. Khi báo chí phanh phui sai phạm của ông Duy, Thanh tra chính phủ vào cuộc, thế nhưng ông Vũ Đình Duy đã đi trước một bước bỏ trốn ra nước ngoài với lý do là “đi chữa bệnh”.
Có lẽ tất cả các bệnh viện trong nước, cùng với đội ngũ y bác sĩ hùng hậu cũng không ai có đủ năng lực để chữa căn bệnh “nan y” của những vị mà tôi đã nêu trên, họ phải vất vả lặn lội sang trời tây xa xôi tìm “thần y” chữa bệnh. Thế thì ngành y tế của bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nên coi lại việc này, chỉ có việc chăm sóc sức khỏe cho các quan chức cũng như người dân mà cũng không xong. Không biết công việc gặp những khó khăn gì, nhưng dạo gần đây ngành y gặp hàng loạt scandal như: mua sắm thiết bị y tế gây lãng phí khủng khiếp hàng trăm tỷ đồng, bệnh viện mặc bệnh nhân ung thư nằm chờ chết chứ quyết không “hạ giá thuốc đặc trị ung”, sau đó đem tiêu hủy vì hết hạn giá trị lên hàng chục tỷ đồng…
Đã báo Bộ Công an về trường hợp cựu sếp PVTex Vũ Đình Duy biến mất
Liệu có phải do những nguyên nhân này mà các vị trên mới không dám giao sinh mạng của mình cho nhân viên của bà Tiến chăng? Bà Bộ Trưởng đã làm mất lòng tin của bệnh nhân, chắc rồi đây sẽ còn nhiều trường hợp “đi nước ngoài chữa bệnh”. Thế nên mong bà Bộ Trưởng xem xét xử lý dứt điểm những tồn tại trên mà lấy lại uy tín của ngành.
Không chỉ ra nước ngoài chữa bệnh, nhiều cán bộ với tài sản khủng còn nhanh chóng “du học” hoặc “định cư” ngay khi thông tin bất lợi vừa xuất hiện trên các trang báo và mạng xã hội, thậm chí trưởng đơn vị của các vị ấy còn không biết nhân viên mình đi khi nào, đang ở đâu khi được hỏi.
Hóng được tình hình nguy hiểm nên ông Dũng đã nhanh chóng cao bay xa chạy.
Đó là ông Lê Chung Dũng, thấy trước được sự nguy hiểm khi cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ những sai phạm tại các dự án mà ông quản lý thì ông này tìm mọi cách thoát thân. Trước khi làm Phó Tổng Giám đốc Điện lực Dầu khí (PV Power 01/2011), ông Dũng từng giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC). Ông Dũng được cho là có liên quan trách nhiệm đến những sai phạm trong triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1, dự án Ethanol Phú Thọ khi ông này còn làm ở PVC, thời kỳ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch và ông Vũ Đức Thuận làm Tổng giám đốc. Có lẽ đoán trước được tương lai nếu sự việc được đưa ra ánh sáng thì ông sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật, nên ông đã “xin sang Singapore học khóa dự bị MBA tại Trường ĐH SP Jain School Of Management”. Hiện tại thì ông Dũng vẫn “bặt vô âm tín” không ai liên lạc được với ông.
Liệu khi sang New Zealand thì vụ quan lộ thần tốc của bà Quỳnh Anh có còn điều tra hay đi vào quên lãng.
Tiếp đến là bà Trần Vũ Quỳnh Anh – hot girt Thanh Hóa được phong tặng danh hiệu tuổi trẻ tài cao. Từ một chân tạp vụ ở Liên đoàn lao động tỉnh đột nhiên được bổ nhiệm làm Phó rồi Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản và ban chấp hành Đảng bộ của Sở Xây dựng Thanh Hóa không qua thi tuyển. Thậm chí với thu nhập 60triệu/năm nhưng hotgirt này sở hữu khối tài sản khổng lồ: Biệt thự cao cấp tại Khu du lịch FLC Sầm Sơn, nhà 150m2 phố Triệu Quốc Đạt, Quần thể sân tennis cho thuê tại khu vực hồ Đồng Chiệc, biệt thự tại quận Thanh Xuân – Hà Nội, xe ô tô dòng cao cấp Cadilac và Mercedes…chưa kể các tài khoản ngân hàng. Sau vụ lùm xùm về con đường quan lộ “thần tốc” và khối tài sản khủng bất thường, cơ quan ban ngành vào cuộc điều tra thì Quỳnh Anh xin nghĩ việc hiện cô cùng gia đình định cư bên New Zealand tươi đẹp, khiến dư luận trong cả nước vô cùng bức xúc. Chắc có lẽ vì là bồ nhí của Bí thư Thanh Hóa nên mới hạ cánh an toàn như thế?
Không có đất nước nào như Việt Nam, quan chức tham nhũng, bòn rút ngân sách thậm chí thẳng tay vơ vét cướp đất của dân nghèo rồi “cao chạy xa bay” ra hải ngoại với ngàn lẻ một lý do. Hậu quả mà họ gây ra ai sẽ gánh chịu trách nhiệm, hay chỉ có người dân là nai lưng ra “đóng thuế” để bù đắp vào những thất thoát đó. Liệu đất nước có giàu lên, người dân có cơm no áo ấm hay không khi còn nhiều quan chức tham nhũng gây thất thoát ngân sách hàng ngàn tỷ rồi bỏ trốn ra nước ngoài? Đó là câu hỏi của hơn 90 triệu dân cả nước, họ đang mòn mỏi mong chờ một câu trả lời thỏa đáng từng ngày từng giờ. Có lẽ cách tốt nhất ngăn chặn tình trạng trên hiện giờ là Bộ y tế nên thành lập “bệnh viện chữa bệnh tham nhũng” chăng?
(Blue)
(Blue)
Phần nhận xét hiển thị trên trang