Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Hiện tượng văn chương Ma Văn Kháng


30/04/2017 , Tác giả: Anh Chi
Đầu năm 1974, trong một chuyến đi thực tế Bình Trị Thiên, đến thị xã Đồng Hới, chúng tôi được gặp hai nhà văn, Hà Minh Tuân và Ma Văn Kháng. Hà Minh Tuân (1929 - 1992), người gốc Hưng Yên nhưng cả đời gắn bó với Hà Nội, một nhà văn tài danh của Việt Nam với những tác phẩm đặc sắc là Trong lòng Hà Nội, 1957; Hai trận tuyến, 1960; Vào đời, 1962. Còn Ma Văn Kháng, người làng Kim Liên, Hà Nội, đang được công chúng văn học rất chú ý bởi những truyện ngắn anh viết về cuộc sống, con người vùng cao Tây Bắc. 
Gặp hai anh, chúng tôi có cảm nhận: Chỉ mới ngoài bốn mươi tuổi nhưng những tác phẩm quan trọng của đời văn Hà Minh Tuân đã được anh hoàn tất. Còn Ma Văn Kháng, cũng sắp vào tuổi bốn mươi, gần mười lăm năm cầm bút, giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ năm 1968, tập truyện Xa Phủ xuất bản năm 1969, đậm chất sắc tộc, ngôn ngữ giàu mỹ cảm, được bạn đọc và giới quan tâm đánh giá cao trong đời sống văn học; nhưng, những tác phẩm chủ yếu của anh có lẽ còn đang ở phía trước. 

Thể trạng anh không khỏe lắm, qua cách anh quan tâm tới những vấn đề đời sống, qua lối anh ngẫm nghĩ về chuyện đời và nghề văn, chúng tôi cảm thấy Ma Văn Kháng là một nhà văn rất dồi dào bút lực. Nghĩ, ước đoán vậy, chứ khi ấy chúng tôi còn chưa biết rằng, thời gian đó Ma Văn Kháng đang dốc sức sửa chữa hoàn tất một tác phẩm quan trọng của anh, là tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe. 

Tên thật của anh là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 18 tháng mười năm Bính Tý, 1936. Năm 1948, Đinh Trọng Đoàn được người anh đưa vào trường Thiếu nhi Việt Nam, rồi được chuyến sang Đội thiếu nhi nghệ thuật của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Ít lâu sau, anh gia nhập trường Thiếu sinh quân Việt Nam, và được đoàn thể đặt cho cái tên Nguyễn Kháng (Kháng với nghĩa là kháng chiến). Kết thúc thời kháng Pháp, anh được học Trung cấp sư phạm tại Khu học xá Nam Ninh (Trung Quốc), rồi về dạy học ở Lào Cai. Con đường số phận mỗi lúc một đưa anh xa Hà Nội, lên với Tây Bắc trùng điệp rừng núi. Có một thời gian anh được điều đi làm công tác thuế nông nghiệp tại thôn Tùng Dung, xã Nam Cường, huyện Bảo Thắng. 

Đận ấy anh bị sốt rét ác tính, nằm liệt giường nhiều ngày. Một người bạn lớn tuổi là anh Ma Văn Nho, Phó chủ tịch huyện Bảo Thắng, đã lặn lội tìm thầy thuốc chữa khỏi bệnh cho anh. Sau đó, hai người thành anh em kết nghĩa. Và rồi bút danh Ma Văn Kháng là do một ân tình cuộc sống mà có, chứ không phải là một cái tên đặt cho có vẻ miền núi, đã ký dưới tác phẩm đầu tay Phố cụt. Anh Ma Văn Nho là người dân tộc Kinh, quê ở Ấm Thượng, Yên Bái, chứ không phải là người dân tộc thiểu số. Truyện Phố cụt đăng báo Văn học, tiền thân của báo Văn nghệ. Năm 1962, Ma Văn Kháng đi học Đại học sư phạm Hà Nội. Năm 1964, sau khi tốt nghiệp, anh lại lên Lào Cai, vừa dạy học vừa viết những truyện ngắn về cuộc sống, con người trên vùng đất Lào Cai, năm 1969 anh cho in trong tập Xa Phủ. Và cuộc đời lại có thêm một nhà văn.

Một bước quan trọng nữa trên đường đời Ma Văn Kháng là, sự điều động anh lên làm thư ký cho ông Trường Minh, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai. Ở cương vị công tác mới này, Ma Văn Kháng có cơ hội sục vào kho tài liệu lưu trữ của tỉnh ủy, được tiếp cận những tài liệu vừa có phần bí ẩn vừa rất sống động về công cuộc tiễu phỉ của Lào Cai nói riêng và của miền Tây Bắc nói chung. Sau nhiều năm, Ma Văn Kháng đã coi Lào Cai là quê hương thứ hai của mình với biết bao buồn vui, sướng khổ cùng vùng đất này. Giờ được sục vào những tài liệu chất chứa những biến động ghê người, anh hiểu thấm thía một hiện tượng cuộc sống đặc biệt đến quái dị, là chế độ Phong kiến thế tập phiên thần, đã tồn tại hàng trăm năm ở đây. Những dấu vết sau cả trăm năm còn lại ở Lào Cai mà Ma Văn Kháng vẫn còn nhớ khi mới lên sống nơi này. Thị xã, một con phố nhỏ với biển tên cũ còn sót lại Rue de Carvanes, kéo dài từ Hồ Kiều, dọc theo sông Đầm Thi, tới cái xóm nhỏ thuần dân lao động chuyên làm nghề cốn bè, đan cót, cắt cỏ ngựa. Con phố dài chừng ba trăm mét và còn mấy căn nhà gác kiến trúc kiểu Tây Âu của các nhà mại bản như Ả Lim, Trần Ca (người Hoa); vài cửa hàng thuốc Bắc, sòng bạc, mấy quán ăn với những chiếc đèn lồng đỏ treo suốt đêm trước cửa; còn có Sở Mật thám và vài công sở của Nhà nước bảo hộ. Từ con phố chính này, có những hẻm phố với bậc gạch xây dẫn xuống sông Đầm Thi trong xanh quanh năm... 

Ngoài cái thị xã Lào Cai như vậy, còn một Lào Cai to lớn, bao la, núi rừng hùng vĩ, dữ dội, Ma Văn Kháng cứ thấy hiển hiện khi anh sục vào nguồn tài liệu lưu trữ. Hiển hiện thực sự sinh động là cuộc sống của mấy cán bộ Việt Minh trong chuyến đi vô cùng mạo hiểm, ly kỳ đến các vùng Bắc Hà, Si Ma Cai, Pha Long, Mường Khương, Bản Lầu... nhằm thuyết phục các thổ ty góp công, góp sức tiêu diệt Việt Nam Quốc dân đảng, giải phóng tỉnh nhà. Bởi tình cảm gắn bó sâu sắc với Lào Cai, bằng sức cảm sức nghĩ của một nhà văn lớn, Ma Văn Kháng vô cùng hứng thú với cuộc “độc hành kỳ đạo, độc thiện kỳ thân” đầy kiêu hãnh của những cán bộ Việt Minh. Và, anh thấy hiện dần lên vóc dáng một tiểu thuyết sử thi, đó là Đồng bạc trắng hoa xòe, anh khởi thảo từ năm 1972. 

Ở đây, chúng tôi chỉ nói tới văn chương miền Bắc nước ta, thời gian này, đang rất ổn định với một dòng chủ lưu là biểu dương, minh họa. Là nhà văn bắt đầu được công chúng văn học ưa chuộng, nhưng Ma Văn Kháng chưa thấy hài lòng với những truyện ngắn mình đã xuất bản. Trong sự chưa hài lòng về văn của mình, hàm chứa sự chưa hài lòng về văn học đương thời. Anh là người ít nói, nghĩ nhiều, rồi viết. Một mạch sáu tháng liên tục, Ma Văn Kháng viết xong Đồng bạc trắng hoa xòe, hơn một năm sau mới tập trung sửa chữa. Và đến năm 1979 Nhà xuất bản Văn học cho ấn hành pho tiểu thuyết sử thi dày sáu trăm trang này. Đời sống xã hội cận - hiện đại của Lào Cai và của cả miền đất bao la đầy bí hiểm phía Tây Bắc nước Việt ta, được trình bày qua những trang văn giản dị, với một tấm lòng nồng nàn thương yêu lịch sử của nhà văn. Đời sống văn học đương thời đón mừng thành công mới của Ma Văn Kháng. Từ cuối năm 1976, Ma Văn Kháng đã chuyển về Hà Nội, làm việc ở Nhà xuất bản Lao Động, nhưng đời sống của Lào Cai, của Tây Bắc mà anh đã nếm trải mấy chục năm trời vẫn cuộn lên trong anh. Ma Văn Kháng viết tiểu thuyết Trăng non, xong lần đầu, để đấy. Và lại dồn sức viết tiểu thuyết với tên ban đầu là Thổ phỉ, năm 1983 được xuất bản với tên là Vùng biên ải. Đây là tác phẩm tiếp theo của Đồng bạc trắng hoa xòe. Những nhân vật mà nhà văn tạo nên lại đi tiếp đường đời của mình. Đó là Bí thư Tỉnh ủy Lê Chính, cán bộ dân sự Nguyễn Bắc, chàng trai Pao... Ma Văn Kháng mô tả họ trong cuộc dấn thân vào cơn lốc của chiến tranh giải phóng. Và, những thổ phỉ đầu sỏ Giàng A Lử, Châu Quán Lồ cũng tiếp tục xuất hiện rồi hoàn tất vai trò của mình. 

Dường như, dòng chảy của nền văn chương Việt Nam hiện đại, mỗi khi có thêm một tài năng lớn nhập vào, thì nó được mở mang thêm và chảy mạnh hơn. Có thể nói, Ma Văn Kháng hòa mình vào dòng chảy văn chương nửa sau thế kỷ XX với tác động như thế. Chúng tôi nhận thấy, văn chương nước ta, từ sau 1945, có thêm một chi lưu đặc biệt. Một số tài năng từ miền xuôi lên sống gắn bó nhiều năm với đời sống, con người các dân tộc ở miền núi, như Tô Hoài với Tây Bắc, Nguyên Ngọc với Tây Nguyên... Những nhà văn đó, bằng các tác phẩm tâm huyết, cùng những sáng tác của các tác giả dân tộc ít người ở địa phương, đã tạo nên một bộ phận đẹp đẽ của văn chương Việt Nam hiện đại, là văn chương viết về miền núi và dân tộc. 

Đi sau Tô Hoài và Nguyên Ngọc một chặng thời gian, Ma Văn Kháng được chuẩn bị chu đáo hơn về kiến văn và có được tầm nhìn thời cuộc mới hơn. Bắt đầu không chỉ bằng kể những câu chuyện có tính sắc tộc, Ma Văn Kháng sáng tác những tiểu thuyết sử thi, một thể loại văn học có tầm vóc xứng đáng nhất với số phận lịch sử của miền Tây Bắc cũng như số phận của những con người nơi này. Sau những tác phẩm mà chúng tôi nêu ở trên, anh xuất bản tiểu thuyết Trăng non, tiểu thuyết Gặp gỡ ở La Pán Tẩn. Rồi viết cả loạt truyện ngắn như Mã Đại Châu, Người quét chợ Mường Cang, Giàng Tả, Kẻ lang thang... sau này anh in trong tập Móng vuốt thời gian dày ngót 500 trang. Có thể thấy Ma Văn Kháng đã sửa lại và viết mới cả loạt tác phẩm trên vào đầu những năm tám mươi, là một việc làm rất can trường. Là sự tự thay đổi mình, như anh tâm sự, là phải kết thúc thứ văn chương minh họa, ấu trĩ, thiếu tính đời thực. Đó là bước đi mới của Ma Văn Kháng, tiến gần đến văn chương thật, cần thiết cho con người, có ích đối với cuộc đời. Ma Văn Kháng là một hiện tượng văn chương lớn. Chúng tôi mạnh dạn khẳng định, mảng văn chương viết về miền núi và dân tộc, được khởi lên từ đầu những năm 50 và đạt tới những thành tựu những năm cuối thế kỷ XX, là một thành công của văn hóa Việt Nam. Trong thành công đó, có sự đóng góp nỗ lực của Ma Văn Kháng tài năng. 

*

Nhìn lại đời văn Ma Văn Kháng, chúng tôi hay nghĩ đến lời tuyên bố quan trọng của Paul Eluard, thi hào của nước Pháp, trong diễn văn đọc tại London, nước Anh, rằng, “... tất cả các nhà văn có trách nhiệm khẳng định cuộc đời mình phải bắt rễ vào đời sống nhân loại”. Có thể, những năm mười tám, đôi mươi, Ma Văn Kháng chưa ý thức được cuộc bắt rễ đời mình vào đời sống, nhưng con đường số phận anh đã làm điều đó. Cuộc bắt rễ vào đời sống Lào Cai, Tây Bắc suốt mấy chục năm trường đã khiến anh có được những tác phẩm thực sự đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Phần đầu đời văn Ma Văn Kháng chủ yếu viết về chiến tranh giải phóng, những nhân vật của anh hầu hết là những con người hành động, bị cuốn theo những vận động lịch sử ở vùng thượng du. Đó là những cán bộ, chiến sĩ trong cuộc dấn mình vào cơn lốc chiến tranh khắc nghiệt và bi hùng. Đó là những người dân, đời nối đời, sống trong chế độ thổ ty quái dị, như những người trong gia đình Giàng Lầu đầy bi đát. Đó là những thổ phỉ đầu sỏ Giàng A Lử, Châu Quán Lồ... Rồi sự dẫn dắt của số phận lại đưa Ma Văn Kháng về quê hương Hà Nội của mình, và cuộc bắt rễ vào đời sống đô thị khiến anh làm nên phần thứ hai đời văn của mình. Cuộc sống thành phố sau chiến tranh nảy sinh nhiều điều không như người ta hy vọng. Đời sống vật chất thật nhiều cực nhọc. Đời sống tinh thần vập vào những bế tắc, cái cao đẹp có nguy cơ bị vùi dập trước những tha hóa đang tràn lan trong xã hội. Ma Văn Kháng đã phải nghĩ ngợi rất nhiều về thân phận của tầng lớp trí thức. Trí thức, là loại người ngày xưa được gọi là kẻ sĩ, có hiểu biết hơn người, nhạy cảm và hay bị dằn vặt trong tâm can, nên cũng dễ bị tổn thương trước những hỗn tạp, nhiễu nhương trong đời sống. Một khi cuộc sống xã hội suy thoái, người trí thức gặp rất nhiều những rắc rối trong đời sống riêng tư, dễ sa vào những bi kịch cay đắng.

Vào năm 1977, được dự một Hội nghị thi đua, nghe bản báo cáo nhan đề “Tìm diệt tổ mối trong thân đê” của một kỹ sư thủy lợi, Ma Văn Kháng mới biết hầu hết các vụ vỡ đê từ trước tới nay đều do ẩn họa tổ mối mà ra. Trên đường về nhà, anh cứ ngẫm nghĩ về câu thơ của Nguyễn Trãi, Tổ kiến nhỏ sụt toang đê vỡ... Câu thơ xưa, cuộc đời trước mắt bề bộn ngổn ngang với những xô dập ghê gớm, khiến lòng đau thắt, và thành một ám ảnh nặng trĩu. Và rồi nó bùng lên, thành cơn xúc cảm mạnh mẽ, khiến Ma Văn Kháng bắt tay vào viết tiểu thuyết Mưa mùa hạ. Từ cuộc sống ở nơi gia đình anh cư ngụ, ngõ 221 Nguyễn Khuyến, căn buồng 8 mét vuông mà cả nhà sáu người sống chen chúc, đến cuộc sống ngày ngày trên đường phố mà anh thường gặp. Rồi ở cơ quan, cán bộ, nhân viên đều có cặp lồng cơm đem theo để ăn trưa, cứ gặp nhau là ngồi quanh bàn nước bàn luận về giá cả sinh hoạt tăng chóng mặt, hay kể những chuyện vừa xảy ra ở hẻm nọ, phố kia... Tất tần tật, là vô cùng nhiều chi tiết, sự kiện, nhân vật, Ma Văn Kháng vơ lấy, rồi với tâm huyết, tình thương xót cuộc đời và tài năng riêng anh có, đã sáng tạo nên Mưa mùa hạ. Năm 1982, Mưa mùa hạ được xuất bản, nhưng gần một năm sau mới được phát hành, nó trở thành cuốn tiểu thuyết gây xôn xao nhất trong đời sống văn chương thời kỳ trước đổi mới. Trong tác phẩm này, có hai nhân vật tích cực theo quan niệm truyền thống, thì đều bị chết. Nam chết vì bạo bệnh. Trọng chết khi đang cứu đê, chống lũ. Còn có một đoạn văn hay xuất thần mô tả cuộc ái ân của loài mối. Những điều đó thành cái cớ cho một số người kêu ca, phàn nàn về Mưa mùa hạ, ngay cả khi nó đã chiếm được lòng mến chuộng của bạn đọc rộng rãi!

Nghĩ về hiện tượng văn chương Ma Văn Kháng, tôi hay nghĩ đến một hạn chế rất nặng nề, bao trùm lên nền văn học Việt Nam hiện đại nửa sau thế kỷ XX, đó là tính “Định hướng”! Định hướng, ở dạng thô sơ, là một từ vô hình vô ảnh, nhưng nó chi phối mọi nhà văn, khi sáng tác, hầu như họ đều phải làm nhiệm vụ chính trị xã hội của mình, là viết sao cho đúng chủ trương chính sách. Bởi thế, văn chương trở nên thiếu vắng những giá trị nhân bản... Ma Văn Kháng có một trí tuệ rất mẫn tiệp, anh không để bị coi là người đi trệch định hướng, nhưng cũng không để định hướng ghìm đầu mình xuống. Tài năng và lý tưởng nhân văn đã khiến anh làm được điều đó!

Năm 1985, Ma Văn Kháng xuất bản Mùa lá rụng trong vườn, rất nhanh chóng, tiểu thuyết này được giới quan tâm bàn luận nhiều. Là một tác phẩm nói về vấn đề gia đình. Sau khi chiến tranh kết thúc huy hoàng, chuyện mưu sinh ngày thường lại khiến một gia đình vốn ổn định trở nên chao đảo. Trên đường phố, trong cơ quan, trường học, nhà máy... nhan nhản chuyện tiêu cực; hầu như nơi đâu cũng gặp con phe, những kẻ buôn bán kiểu bắt chẹt người mua. Cuộc sống ngoài xã hội như vậy, tất yếu sẽ chen vào cuộc sống các gia đình. Quan hệ anh em, vợ chồng, cha con, và cả gia tộc nghiêng ngả như gặp sóng to gió lớn. Sự sa ngã của Lý, rồi sự hư hỏng của Cần là những tổn thương rất đau đớn của một gia đình, của cả gia tộc. Dù vậy, vẫn còn có Luận, vừa từng trải, vừa nhạy cảm, lại nhẫn nhịn. Nhân vật trí thức trong tác phẩm của Ma Văn Kháng thường là những con người tinh tế và nhạy cảm, như Luận. Phải là Luận mới có thể trong đêm đi bộ cả chục cây số về nhà, đứng bên ngoài, nhìn lên căn buồng của hai vợ chồng với tình yêu nồng nàn, êm dịu, và mới biết nhìn nhận lẽ đời thật giản dị, thấm thía: “Có dân tộc nào khổ như dân tộc mình! Trong hoàn cảnh (cơ cực) ấy, con người muốn sống được, phải lớn lao, cao thượng lắm, em à...”. Có thể nói, Ma Văn Kháng đã gửi gắm nhiều buồn khổ của đời anh về con người và sự đời vào những nhân vật trí thức mà anh tạo nên. Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn đã khiến Ma Văn Kháng thành nhà văn ăn khách, được đời sống bình dân cũng rất ưa chuộng. Hai tiểu thuuyết đó của anh như là những dấu hiệu đến sớm của một thời kỳ đời sống xã hội sẽ phải đổi khác hẳn trước. 

Và rồi, năm 1986, công cuộc đổi mới mở bung, không ít người ngỡ ngàng, có người còn choáng váng. Những người trí thức lập tức tự chuốc lấy một vai trò là phải nhận thức, nhận thức lại, nhận thức thêm về quá khứ, hiện tại, và muốn tiên liệu cả cuộc sống tương lai. Bút lực đang độ sung mãn, Ma Văn Kháng viết Đám cưới không có giấy giá thú, một tiểu thuyết luận đề vốn rất hiếm trong một nền văn chương quen với biểu dương, minh họa. Tính luận đề của tác phẩm dày đặc và mạnh bạo qua những đoạn đối thoại giao đãi, những khắc khoải tâm tư các nhân vật, đặc biệt là qua ba bức thư của một học sinh, những nỗ lực tìm lời giải đáp cho cuộc nhân sinh đang rơi vào bế tắc. Nhân vật chính của Đám cưới không có giấy giá thú là Tự, một người thường khắc khoải, dằn vặt bởi sự sa sút của người thầy. Anh có nhiều lo lắng và buồn tủi về thế cuộc, nhưng luôn gắng dành hết tâm lực cho học sinh. Một người trí thức thật đẹp, và cô đơn. Qua tiểu thuyết này, dường như Ma Văn Kháng viết về bản thân, trong cái nhìn tổng quan mấy chục năm, tại một trường cấp 3 bé nhỏ, ở một tỉnh lẻ, với biết bao hạnh phúc và tủi buồn của một thân kiếp cô lẻ. Tác phẩm này chứa đựng những ý tưởng rất không phù hợp với quan niệm chính thống đương thời. Anh tỏ ra rất cố gắng vận dụng các lý thuyết, nhằm lý giải cho kỳ được thân phận người trí thức tiểu tư sản ở nước Việt ta. Mặc dù là tiểu thuyết luận đề, tác phẩm này vẫn chứa đầy sự sống. Ma Văn Kháng là nhà văn tài ba trong tạo dựng chi tiết sống, nên những trang văn thật sinh động, khiến nội dung tác phẩm đi vào lòng người đọc tự nhiên, thấm thía. Đám cưới không có giấy giá thú được tái bản nhiều lần, bởi nó là luận đề, đã đặt ra cho người đọc những vấn đề lớn về con người, cuộc sống; và bởi nó là văn chương sinh động với những chuyện của cuộc đời này biết bao nước mắt mồ hôi và phập phồng hy vọng... Hơn mười năm sau, Ma Văn Kháng còn tạo dựng một nhân vật trí thức nữa trong tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ, là Khiêm. Khiêm cũng trải qua nhiều đau đớn về thể xác và tinh thần, nhưng vẫn tiến đến với người đàn bà anh yêu, như một cuộc ngược dòng nước lũ tìm tới những giá trị thực của con người. Không mới hơn những tác phẩm trước về ý tưởng xã hội, nhưng trong Ngược dòng nước lũ, nhà văn vẫn truyền cho người đọc những lo lắng của người trí thức cứ luôn phải đương đầu với nhiều cạm bẫy trên đường đời. Và, khiến người đọc thương cảm khi thấy những chuyện cơm áo hàng ngày cứ ghìm đầu người trí thức xuống.

Ma Văn Kháng là nhà văn đổi mới sớm nhất về tư tưởng văn chương ở nước ta nửa cuối thế kỷ XX. Đặc biệt, trong số những nhân vật anh tạo nên, nhân vật trí thức có vai trò quan trọng, là linh hồn và tư tưởng của nhiều tác phấm. Những năm tám mươi, thế kỷ XX, người đời lao vào kiếm tiền. Nhà nghiên cứu văn hóa thì chăn nuôi, kinh doanh chó cảnh, các chuyên gia kỹ thuật cuộn thuốc lá điếu bỏ mối các quán nước vỉa hè, giáo viên không dạy thêm ngoài giờ thì buôn tem phiếu. Để sống được, người ta làm bất cứ điều gì có thể kiếm thêm đồng tiền, kể cả chuyên chở hàng lậu trên tàu thống nhất Bắc - Nam... Trong cuộc sống xô bồ, chen lấn, người trí thức không né tránh đi đâu được. Là bởi họ yếu ớt, lại luôn muốn giữ mình trong sạch,nên thường bị rơi vào bi kịch. 

Ma Văn Kháng là nhà văn viết về bi kịch của những trí thức nước ta hay và thật thấu tình đạt lý. Xuất hiện sau những tác phẩm viết về trí thức của Ma Văn Kháng một thời gian ngắn, có một nhà văn cũng rất mạnh bạo viết về thân phận trí thức nước Việt ta, là Nguyễn Huy Thiệp. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp mô tả người trí thức xưa kia cũng có những nhân cách cao thượng, như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương..., còn khi nhìn nhận người trí thức hiện tại thường chỉ thấy sự xấu xa, đê tiện, và cho đó là “sự ngu dốt của bọn có học”. Ma Văn Kháng viết về người trí thức với sự thương cảm sự có học ở họ cũng như bản chất chân, thiện của họ. Đó là các nhân vật Trọng, Luận, Kha, Tự, Khiêm. Anh mô tả bi kịch cuộc đời họ với những buồn khổ, tủi nhục, bị tước đoạt hạnh phúc, thất bại đau đớn. Và anh chỉ đúng căn ngưyên: Họ là nạn nhân của cái ác hoành hành, cái xấu lộng quyền, sự tha hóa của quản trị xã hội. Chúng tôi nghĩ, Nguyễn Huy Thiệp muốn mổ xẻ, cắt bỏ cái khối u trong giới trí thức ở giai đoạn xã hội bế tắc, suy vi. Còn Ma Văn Kháng có tham vọng sáng tạo nên những nhân vật lý tưởng thuộc giới có học trong thời đại của mình. Thực sự nỗ lực sáng tạo, những nhân vật trí thức của Ma Văn Kháng đã phần nào truyền được cho người đọc sự ấm nóng tình yêu cuộc sống và niềm tin rằng cái chân, thiện bao giờ cũng có trong cuộc đời.

*

Cùng những tác phẩm chúng tôi đề cập tới ở trên, Ma Văn Kháng còn có nhiều tác phẩm khác nữa. Năm 1989, anh xuất bản tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, kể về Duy và một số thân phận trẻ nhỏ bị xô đẩy, phiêu dạt. Chừng 200 trang sách mà thấm đẫm bao buồn thương trần thế. Năm 1992, anh có tiểu thuyết Chó Bi, đời lưu lạc, cũng viết về những trẻ em bất hạnh. Trong tác phẩm này, nhiều trang miêu tả loài vật và cảnh sắc thiên nhiên bằng ngôn ngữ thật giàu mỹ cảm... Xen giữa thời gian viết tiểu thuyết, Ma Văn Kháng viết truyện ngắn, viết rất nhiều. Những năm tháng khó khăn về cơm áo, gạo tiền, nhất là quãng ngày mới chuyển cư về Hà Nội, các khoản nhuận bút truyện ngắn đăng báo thực sự có ích đối với gia đình anh. Hơn nữa, bản thân Ma Văn Kháng rất yêu thể tài này. Có những lần gặp nhau, chúng tôi nghe anh nói liên tục về truyện ngắn anh đang viết, sẽ viết. Trong đời sống văn chương Việt Nam hiện đại, Ma Văn Kháng đã tạo được một uy tín lớn trong thể tài tự sự nhỏ này. Kể cả hai phần đời văn Ma Văn Kháng, anh đã viết cặm cụi, liên tục hơn mười tiểu thuyết và chừng ấy tập truyện ngắn, và những tác phẩm đó tạo nên phẩm giá đích thực của Ma Văn Kháng. Anh là một sức chảy xiết, góp một lực mở mang dòng chảy văn chương nước Việt ta nửa cuối thế kỷ XX...

Đã hơn bốn mươi năm, kể từ lần gặp anh ở Đồng Hới, Bình Trị Thiên mà chúng tôi tiên cảm là những tác phẩm chủ yếu của Ma Văn Kháng đang còn ở phía trước. Nay thì những tác phẩm quan trọng của anh đã phía sau rồi. Anh đã vào tuổi tám mươi. Và, thay vì căn phòng 8 mét vuông trong ngõ 221 Nguyễn Khuyến vợ chồng con cái sống chen chúc, mươi năm nay anh cùng gia đình đã có căn nhà tương đối rộng rãi, đầy đủ tiện nghi. Nói là đời sống có đi lên, là đúng đối với anh. Nhưng, qua tiểu luận Hiện tượng văn chương Ma Văn Kháng này, điều tôi muốn nói là, một trong không nhiều đời văn thực sự thành công của nền văn chương Việt Nam hiện đại nếu tính từ Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Bằng, Thạch Lam, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Thi, Nguyên Ngọc... cho đến nay, đó là đời văn Ma Văn Kháng!

Nguồn Văn nghệ số 17+18/2017
http://baovannghe.com.vn/hien-tuong-van-chuong-ma-van-khang-16465.html?vip=bvn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điều tra vụ hành hung 3 phụ nữ, quay clip tung lên mạng



03/05/2017  - Clip 3 phụ nữ đang ở trong phòng bị nhóm người lạ xông vào đánh đập dã man được lan truyền trên mạng xã hội gây xôn xao dư luận. Người phát ngôn của Công an TP.HCM đã lên tiếng về vụ việc này.

Hình ảnh nhóm phụ nữ bị người lạ xông vào phòng hành hung. Ảnh cắt từ clip
Tấn công nhóm phụ nữ tại nhà...
Theo đó, chiều tối 2/5 trên mạng xã hội facebook lan truyền đoạn clip 3 phụ nữ bị 1 nhóm người lạ xông vào phòng hành hung dã man. Đoạn clip hơn 30 giây được chia sẻ bởi facebook có tên Phan Hùng. 
Trong clip, các nạn nhân bị nhóm người lạ lôi kéo, dùng chân đạp, đá vào mạn sườn. Có nạn nhân đau đớn ôm mặt nhưng bị 1 thanh niên vung chân đá té xuống nền nhà.

Vụ việc được quan tâm khi 1 trong 3 nạn nhân bị tấn công thương tích nặng là bà L.M.H (quê Hà Nội).

Bà H. kể, chiều 2/5 bà cùng 1 số người bạn đi ăn rồi trở về nhà người bạn tại đường Trần Não, P.Bình An, Q.2. Ngay khi bà ra khỏi nhà đã thấy 1 số người lạ đeo bám và khi đi ăn về, họ vẫn lảng vảng quanh nhà...

Khi bà H. cùng 2 người bạn lên phòng khoảng 10 phút (lúc này khoảng 16h) thì nghe tiếng gõ cửa. Bạn của bà ra mở cửa liền bị xịt hơi cay vào mặt. Ngay sau đó 5 người lạ xông vào hành hung bà cùng 2 người bạn. Họ đánh tới tấp bằng nón bảo hiểm, bình xịt hơi cay, bằng tay chân…

“Trận đòn này rất dã man, mình đã phải ngất xỉu đi khoảng 5 phút, tỉnh dậy thì thấy họ đi rồi”, bà H. kể.

Bà H. được nhóm bạn đưa đến bệnh viện Nhân dân Gia Định cấp cứu. Sau đó bà cùng những người bạn quay về trình báo tại Công an P.Bình An.

“Nhóm người đánh mình và 2 người bạn là ai hiện chưa xác định được. Mình khẳng định là mình không mâu thuẫn với ai, kể cả ở Hà Nội lẫn Sài Gòn”, bà H. nói.

Đại diện Công an TP.HCM nói gì?

Cư dân mạng cho rằng, Phan Hùng - người đăng đoạn clip vụ bà H. cùng 2 người bạn bị hành hung, có liên quan đến vụ việc. Ngay sau đó Phan Hùng tiếp tục đăng 1 số clip được cho là nói chuyện với cư dân mạng.

Hùng thừa nhận tham gia nhóm người hành hung bà H. và 2 người bạn, quay clip với mục đích để đưa lên mạng. Những đoạn clip mà Phan Hùng nói chuyện với cư dân mạng thì đều mang… màu sắc chính trị.



Đại tá Nguyễn Sỹ Quang - Trưởng phòng tham mưu kiêm người phát ngôn của Công an TP.HCM phản bác thông tin vụ việc mang màu sắc chính trị

Nhiều cư dân mạng xem clip khá bức xúc, thậm chí còn chỉ rõ địa chỉ nhà, lý lịch của Phan Hùng, người có tên thật là Phan Sơn Hùng, cư ngụ tại Q.Gò Vấp. Ngoài ra, cư dân mạng còn cho rằng, tham gia vụ hành hung 3 phụ nữ trên có Nguyễn Việt Sin, đội trưởng 1 nhóm “hiệp sĩ” hoạt động tại địa bàn TP.HCM.

Trao đổi về việc này, anh Sin khẳng định, hoàn toàn không liên quan đến vụ việc, không biết những người phụ nữ đó là ai. Việt Sin cho biết thêm, trong thời gian từ trưa 2/5 đến tối, anh có việc riêng nên không hay biết gì, đến sáng 3/5 nhận được rất nhiều “cáo buộc” vô cớ anh dính dáng đến việc hành hung phụ nữ.

Ngoài ra, từ đêm 2/5 và cả ngày 3/5 có hàng ngàn cuộc gọi lạ gây phiền phức cho “hiệp sĩ” Sin và gia đình.

“Tôi có chơi với Phan Hùng. Nhưng rõ ràng, việc ai làm thì người đó phải chịu trách nhiệm”- “hiệp sĩ” Nguyễn Việt Sin khẳng định.

Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Trưởng phòng tham mưu kiêm người phát ngôn của Công an TP.HCM xác nhận, vụ việc đang được Công an Q.2 điều tra.

Theo ông Quang, Công an Q.2 có báo cáo sơ bộ: nhóm phụ nữ từ nơi khác đến Q.2 lưu trú và bị nhóm người lạ xông vào tận phòng để hành hung, quay clip đưa lên mạng. Ông Quang cũng nói thêm, hiện Công an Q.2 chưa mời làm việc được với bà H., là nạn nhân bị hành hung.

Người phát ngôn của Công an TP.HCM nói rằng, vụ việc đang được tập trung điều tra. Ông Quang cũng phản bác thông tin dư luận cho rằng, có cán bộ công quyền đứng đằng sau vụ việc này, phản bác vụ việc mang màu sắc chính trị.

http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ho-so-vu-an/dieu-tra-vu-hanh-hung-3-phu-nu-quay-clip-tung-len-mang-370857.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

PVN mất trắng cả chục ngàn tỉ đồng ở Venezuela


>> Gặp lại “O du kích nhỏ”
>> Người phụ nữ “mật mã” đầu tiên của Nam Bộ
>> Hài nhảm đang đầu độc thẩm mỹ xã hội


Anh Vũ
































TNO - Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) tự sa lầy vào một số dự án đầu tư ra nước ngoài, trong đó có siêu liên doanh 1,8 tỉ USD vốn góp khai thác dầu tại Venezuela.

Không chỉ vung tiền đầu tư vào các dự án trong nước thua lỗ ngàn tỉ đồng, giai đoạn 2006 - 2011, PVN còn tự sa lầy vào một số dự án đầu tư ra nước ngoài. Trong đó có siêu liên doanh 1,8 tỉ USD vốn góp khai thác dầu tại Venezuela.

Từ dự án “khủng” trên giấy...

Năm 2007, Tập đoàn dầu khí quốc gia VN (PVN) xin phép Chính phủ được đàm phán với Công ty dầu khí quốc gia Venezuela về việc thành lập một liên doanh khai thác dầu giữa hai nước. Được chấp thuận, PVN giao cho công ty con là TCT thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) trực tiếp làm việc với TCT dầu khí Venezuela (thành viên của Công ty dầu khí quốc gia Venezuela).

Tháng 6.2010, tại thủ đô Caracas của Venezuela, “Dự án khai thác và nâng cấp dầu nặng lô Junin 2” được chính thức ra mắt. Tổng mức đầu tư được loan báo lên tới 12,4 tỉ USD, phân kỳ làm hai giai đoạn, ban đầu rót 8,9 tỉ USD, giai đoạn 2 rót 3,5 tỉ USD. Ngoài tính chất "siêu dự án" về mặt quy mô vốn đầu tư, lô Junin 2, được PVN báo cáo Chính phủ nằm ở khu vực có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, cho phép khai thác công suất 1.400 tỉ thùng. Theo tỷ lệ vốn góp 40%, PVN có thể thu về 4 triệu tấn dầu/năm, dự kiến hoàn vốn sau 7 năm. Con số này tương đương 70% sản lượng dầu của Vietsovpetro, liên doanh dầu khí đầu tiên và lớn nhất tại VN.

Vốn được thu xếp cho giai đoạn đầu như sau: Liên doanh vay 60% tương ứng 5,8 tỉ USD; 40% còn lại do các bên đóng góp tương ứng 3,1 tỉ USD. Phần vốn mà VN phải đóng góp tương ứng với tỷ lệ tham gia 40% trong hợp đồng là 1,241 tỉ USD. Nếu tính cả “phí tham gia hợp đồng” (bonus) 584 triệu USD thì tổng nhu cầu vốn của phía VN là 1,825 tỉ USD.

Song, sau nghi lễ ra mắt hoành tráng, đúng như những khuyến cáo của giới chuyên môn và các bộ, ngành nước ta mà lãnh đạo PVN lúc đó đã bỏ ngoài tai (về tình hình nước bạn, và đặc biệt, trữ lượng hoàn toàn không như PVN thổi phồng, báo lên Chính phủ), "siêu dự án" đã chẳng đi tới đâu. Chưa kể các chi phí đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD, chỉ riêng tiền mặt mà PVN trực tiếp trao cho Venezuela, một đi không trở lại, đã lên đến 532 triệu USD: 442 triệu tiền "bonus", 90 triệu tiền góp vốn ban đầu.

Tháng 4.2013, ban lãnh đạo mới của PVN đã quyết định bỏ dự án này để "cứu" khoản tiền phải nộp lên đến 142 triệu USD, chấp nhận bỏ hơn 500 triệu USD, cho dù chưa thu được giọt dầu nào.

… đến “cái chết” được báo trước

Chưa kể các chi phí đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD, chỉ riêng tiền mặt mà PVN trực tiếp trao cho Venezuela, một đi không trở lại, đã lên đến 532 triệu USD: 442 triệu tiền "bonus", 90 triệu tiền góp vốn ban đầu

Để thuyết phục sự chấp thuận của các bộ, ngành, PVN đã báo cáo rằng sản lượng của Junin 2 lên đến "200.000 thùng/ngày, tương đương 10 triệu tấn/năm". Ngay trong báo cáo ngày 11.8.2010 gửi Thủ tướng, Bộ trưởng KH-ĐT Võ Hồng Phúc đã phân tích các rủi ro tại thị trường Venezuela, đặc biệt là về tài chính (lạm phát, chênh lệch tỷ giá, yêu cầu sử dụng dịch vụ nội địa, phá giá đồng tiền ngày 9.1.2010 mất 50% giá trị) và Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã yêu cầu "phải được cân nhắc hết sức thận trọng, đặc biệt khi nó được đầu tư bằng vốn nhà nước và vốn vay của DNNN".

Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng bày tỏ lo ngại khi dự án chưa làm rõ được rủi ro tại quốc gia đầu tư, khả năng huy động vốn, trong đó làm rõ về thời gian ân hạn khoản vay. Thực tế, theo NHNN, để thu xếp được các khoản vay giá trị lớn, trong suốt 6 năm như báo cáo là vô cùng khó khăn. Về nguồn vốn góp của PVN, theo NHNN cơ cấu nguồn vốn của công ty con PVEP bao gồm vốn chủ sở hữu, các nguồn để lại cho Tập đoàn đầu tư phát triển (547 triệu USD) và vốn vay thương mại (1,278 tỉ USD). PVEP ở thời điểm đó đang triển khai khá nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài, với tổng vốn đầu tư cho các dự án lên tới hàng tỉ USD (và đều không hiệu quả). Do đó, NHNN đề nghị Bộ KH-ĐT lưu ý PVN làm rõ phương án sử dụng vốn cho dự án.

Bộ Tài chính cũng cảnh báo về một loạt các yếu tố rủi ro về khoản góp vốn của VN khi chưa có đánh giá cụ thể, chưa cập nhật các chi phí, tỷ suất thu hồi vốn… Đặc biệt, Bộ Tài chính còn yêu cầu PVN giải trình khoản thanh toán 584 triệu USD bằng tiền mặt trong khoảng thời gian ngắn cái gọi là "phí tham gia hợp đồng (bonus)" cho phía Venezuela (một nửa số tiền phải thanh toán ngay trong vòng 6 tháng từ ngày hợp đồng có hiệu lực). Theo Bộ Tài chính "đề xuất thanh toán phí tham gia hợp đồng" vô lý này mới được PVN đưa vào so với các lần xin chủ trương trước đó.

Không xin chủ trương của Quốc hội

Ngày 5.8.2010, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã có văn bản gửi PVN, yêu cầu phải khẩn trương hoàn tất hồ sơ dự án để trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Ngày 10.8.2010, Bộ Tài Chính cũng có công văn khẳng định rằng, theo Nghị quyết 49/2010/QH12 thì PVN phải lập hồ sơ trình xin chủ trương Quốc hội.

Cụ thể, Nghị quyết 49 nêu rõ dự án, công trình đầu tư ra nước ngoài nếu có quy mô tổng vốn đầu tư từ 25.000 tỉ đồng trở lên, trong đó vốn nhà nước tham gia từ 7.000 tỉ đồng trở lên hoặc dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt đều được coi là dự án, công trình quan trọng quốc gia và đều phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Trong khi đó, tổng vốn góp của PVN trong dự án này lên tới 956 triệu USD và dự án đã được ra mắt từ tháng 6.2010.

Biện hộ rằng dự án được triển khai trước năm 2010 nên không áp dụng nghị quyết trên, tuy nhiên, theo Bộ KH-ĐT, căn cứ vào Nghị định 09/2009/NĐ-CP về "Quản lý tài chính công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN khác", tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của dự án Junin 2 là 1,825 tỉ USD là của PVN (cả vốn chủ sở hữu và vốn vay) đều là vốn nhà nước. Bởi vậy, đây là dự án, công trình quan trọng của quốc gia thuộc diện phải trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư theo Nghị quyết 66/2006/QH11.

Chưa xin ý kiến Quốc hội nhưng từ tháng 5.2009, PVN đã cho tiến hành các hoạt động phối hợp thăm dò, đàm phán và từ ngày 29.6.2010 đã ký hợp đồng với nhiều điều kiện phi lý, ràng buộc chính PVN vào tình huống nếu không làm tiếp là phải chịu phạt rất nặng.

Mất hàng trăm triệu USD phi lý

Như trên đã nói, PVN đã ký hợp đồng lập liên doanh với Venezuela vào ngày 29.6.2010, trước khi các cấp có thẩm quyền chính thức cho phép. Nhưng điều đáng nói là như công văn của Bộ Tài chính chỉ ra, trong hợp đồng này, PVN đã chấp nhận một điều khoản cực kỳ phi lý: Phía VN phải trả "phí tham gia" (bonus) cho Venezuela với mức 1 USD/thùng dầu. Trong vòng 30 tháng, bất kể có dầu hay không, PVN vẫn phải nộp đủ phí này là 584 triệu USD bằng tiền mặt.

Trước ngày 12.5.2011, khi liên doanh chưa hoàn thành thủ tục đăng ký với cơ quan chức năng Venezuela, PVN đã phải chuyển 300 triệu USD tiền mặt sang nộp cho Venezuela; ngày 12.5.2012, PVN lại nộp cho Venezuela 142 triệu USD khác (đợt 2). Trong khi "kết quả khoan và khai thác siêu sớm không đạt được như kỳ vọng nên bức tranh sản lượng toàn mỏ có khả năng không được như dự kiến", ngày 12.5.2013, PVN vẫn phải nộp cho Venezuela 142 triệu USD (đợt 3). 15 ngày sau thời hạn này, nếu không nộp đủ tiền, "toàn bộ cổ phần" của PVN trong liên doanh sẽ "tự động bị chuyển" cho đối tác Venezuela; phía PVN/PVEF cũng sẽ "không được quyền thanh toán hoặc đền bù bất cứ đồng nào từ các khoản đã đóng góp, vay vốn hay đầu tư" ở Junin 2.

Năm 2013, ban lãnh đạo mới của PVN đã phải quyết định đơn phương không thực hiện bản cam kết này vì nếu có góp thêm 142 triệu USD cũng chưa chắc thu được thùng dầu nào, chấp nhận mất 442 triệu USD tiền "phí tham gia", 90 triệu USD tiền góp vốn và các chi phí lớn khác mà đến nay vẫn chưa khắc phục xong hậu quả.

Không chỉ sai phạm về việc tuân thủ các quy trình, thủ tục đầu tư; ký hợp đồng khi chưa được các cấp có thẩm quyền cho phép..., tiến trình thực hiện dự án còn cho thấy rằng, PVN đã báo cáo sai sự thật về kết quả thăm dò, về đánh giá trữ lượng, bỏ qua các cảnh báo rủi ro, làm mất mát một lượng vốn khổng lồ của nhà nước. Chưa kể nhiều chi phí khác, ai chịu trách nhiệm về khoản thất thoát 532 triệu USD - hơn 11.000 tỉ đồng "tiền tươi thóc thật" này?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

LỜI SAU CÙNG CỦA ANH BA SÀM TẠI TÒA PHÚC THẨM


Nhà báo Nguyễn Hữu Vinh và cộng sư Nguyễn Thị Minh Thúy tại tòa. Ảnh: TL.

Nguyễn Hữu Vinh - Lời nói sau cùng trước phiên toà phúc thẩm 

Lê Thị Minh Hà - Ghi lại toàn văn trong buổi thăm gặp 10h30 ngày 23/11/2016 tại đội 29- Phân trại số 3 – Trại giam số 5 thị trấn Thống Nhất – Yên Định – Thanh Hoá - Sau phiên xử phúc thẩm 2 tháng .Đọc lại lần một trong phiên gặp ngay sau phiên phúc thẩm ngày 29/9/2016 lúc 15h30 tại trại B14 bị cán bộ quản giáo tên Khiêm và Hồng giữ lại không cho mang ra , lí do : Đã đọc công khai tại phiên toà. 


- Một lần nữa xin tuyên bố : Tôi hoàn toàn vô tội !

Tôi hiện vẫn đang là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

- Tôi vô cùng tự hào vì những gì mình đã làm trong 9 năm qua (Gần 7 năm trên mạng xã hội và hơn 2 năm bị giam cầm )

Đó là quãng thời gian đẹp nhất, ý nghĩa nhất, hạnh phúc nhất trong cuộc đời của tôi.

- Càng tự hào và hạnh phúc hơn khi tôi biết ngoài kia đang có hàng ngàn, hàng vạn người trong nước và trên khắp thế giới đó là các quý độc giả, các blogger, các nhà báo thân thiết của tôi, các bạn bè, các vị nhân sỹ, trí thức, gia đình , họ hàng, người thân yêu của tôi, các cá nhân, tổ chức cơ quan nước ngoài, tôn giáo đã cùng quan tâm lo lắng và giúp đỡ tôi và gia đình tôi bằng nhiều cách khác nhau, có những cách tôi chưa bao giờ nghĩ đến như ra cuốn sách viết về tôi, tôi xin cảm ơn vô cùng.

- Những gì đang diễn ra trên đất nước Việt Nam và trên thế giới đang liên quan đến Việt Nam trong nhiều năm qua đã chứng tỏ rằng những gì tôi và những người đi trước những người Việt Nam yêu nước đã làm là hết sức đúng đắn, đặc biệt là VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG .

- Các luật sư tại phiên toà này cũng như phiên toà sơ thẩm đã làm việc rất tốt., tôi xin cảm ơn.

- Tôi rất cảm kích và cảm ơn Bị cáo Nguyễn Thị Minh Thuý đã hành động quả cảm vì đạo lý và công lý. Theo tôi Bị cáo Nguyễn Thị Minh Thuý VÔ TỘI và có đời sống khó khăn, hai con còn nhỏ, có nhiều tết không nghỉ phải đến chăm sóc Mẹ già của tôi để có thêm thu nhập. Tôi đề nghị toà trả tự do cho Nguyễn Thị Minh Thuý.

- Tôi ý thức rất rõ những gì mình đã làm trong hơn 30 năm qua và nhất là trong các đơn khiếu nại của tôi và tại phiên toà này rất bất lợi cho tôi.

- Với tất cả những lẽ trên tôi sẵn sàng chấp nhận những hậu quả xấu nhất với mình kể cả cái chết tôi cũng không ân hận nuối tiếc.

- Với phiên toà này, nếu như có một kết quả xấu nhất đối với tôi , tôi vẫn có ít nhất một niềm vui đó là nó sẽ góp phần làm rõ thêm bản chất của nền tư pháp hiện nay của Việt Nam. 



Phần nhận xét hiển thị trên trang

2 triệu USD đã khiến tôi khổ sở thế nào


Turney Duff đã được thưởng 2 triệu USD khi còn làm việc tại Wall Street, nhưng số tiền đó không giúp anh cảm thấy hạnh phúc như kỳ vọng.
Turney Duff là cựu chuyên viên giao dịch tại quỹ đầu tư Galleon Group, đồng thời là bình luận viên trên CNBC. Anh đã viết về thăng trầm trong sự nghiệp tại Wall Street trong cuốn sách 'The Buy Side". Trên CNBC, Duff đã chia sẻ về bước ngoặt cuộc đời anh khi được thưởng 2 triệu USD.
*Tiền bạc có mua được hạnh phúc không?
Có được một công việc tại Wall Street là một trong 10 điều tôi đặt ra để có hạnh phúc. Và điều cuối cùng là đạt mốc tài sản một triệu USD.
Rồi đến một ngày nhiều năm sau đó, sau Giáng sinh, tôi nhận được 2 triệu USD tiền thưởng. Ngồi một mình trên chiếc sofa trong căn hộ 250m2 tại Tribeca (New York), tôi bắt đầu nghĩ về bản thân. Tôi đã có bạn gái, có nhà, có địa vị xã hội, có công việc và cả tấn quyền lực rồi. Nhưng năm sau tôi kiếm được 3 triệu USD, thì mới hạnh phúc được.
Tôi điên cuồng đặt mục tiêu tiền bạc, và làm tất cả những việc có thể. Tôi đầu tư cho một rapper mới nổi, mua một con ngựa đua, viết và sản xuất hai phim ngắn. Tôi cũng đầu tư vào một cửa hàng đồ ăn nhanh, mua một căn nhà trong thành phố và một căn nhà 100 tuổi ở Long Island. Đó là tất cả những thứ tôi nghĩ sẽ làm mình hạnh phúc.
Sau khi kiếm được 2 triệu USD, tôi nghĩ đã đạt mục tiêu của đời mình rồi. Nhưng khi nhìn lại, tôi mới nhận ra mình đã khổ sở đến thế nào. Dù có kiếm được bao nhiêu tiền, tất cả những vật chất và trải nghiệm tôi đã tích lũy đều không bao giờ đủ.
2-trieu-usd-da-khien-toi-kho-so-the-nao
Duff (phải) câu cá kiếm tại Costa Rica. Ảnh: Turney Duff
Câu "tiền bạc không mua được hạnh phúc" nghe thật lý thuyết. Khi nghe thấy người ta nói điều này, tôi chỉ muốn đấm cho họ một cú. Tôi đã nghĩ rằng ai nói ra câu này đúng là chưa bao giờ thực sự có tiền.
Tiền chắc chắn sẽ giúp mọi thứ dễ dàng hơn. Nhưng với tôi, nó chưa bao giờ thực sự khiến người ta hạnh phúc. Nó chỉ như một ngọn lửa nhanh chóng tàn lụi.
Tôi từng đi câu cá ở Costa Rica và bắt được một con cá kiếm khổng lồ - biểu tượng địa vị của một người đàn ông đã có tất cả! Nhưng tôi chỉ vui được 5 giây.
Rõ ràng là có thời điểm nào đó tôi đã nhầm lẫn giữa hạnh phúc và sự vui thú. Tôi từng nghiện rượu và cocain. Một đêm cách đây vài năm, sau khi ra khỏi trung tâm cai nghiện, tôi đã có lại mọi thứ, thậm chí có được cả một hợp đồng viết sách. Nhưng tôi vẫn không hạnh phúc. Vì thế, tôi tìm đọc về cựu tổng thống Thomas Jefferson. Tôi muốn biết ý nghĩa thực sự của "Mưu cầu hạnh phúc".
Và đây là những gì tôi học được. Vào thời đó, hạnh phúc là danh dự, sự thống nhất và cách bạn sống. Rồi tôi quyết định chọn bình yên là mục tiêu của mình. Và điều buồn cười là, tôi chưa bao giờ hạnh phúc như thế.
Tôi không hề tiến gần mục tiêu tiền bạc của mình. Nhưng tôi lại thấy hạnh phúc hơn nhiều.
Giờ đây, các ưu tiên của tôi là: Không say rượu, Là người bố tuyệt vời nhất có thể, và Tập trung vào sự nghiệp viết lách.
Tôi đã vạch ra 4 cột trụ để duy trì hạnh phúc của bản thân. Đó là:
Ngừng nói "Nếu" - Nếu tôi có X, tôi đã cảm thấy Y. Tôi đã mắc lỗi này trong suốt cuộc đời mình, với X là mọi thứ, từ công việc, mối quan hệ đến mục tiêu triệu USD. Trên thực tế, dù rất khó, tôi vẫn luôn cố không để những sự kiện bên ngoài định hình cảm xúc tương lai của mình.
Chọn hạnh phúc. Tôi cố không bao giờ đặt hạnh phúc làm mục tiêu của mình. Vì tôi cho rằng nó là một sự lựa chọn. Vì thế, dù làm bất kỳ điều gì, tôi cũng có thể chọn vui vẻ.
Sự biết ơn. Hãy tưởng tượng bạn vui thế nào khi tự dưng tìm thấy 20 USD trong túi. Bạn luôn có tiền, chỉ là bạn không nhận ra mà thôi. Hãy luôn trân trọng những gì bạn đang có. Trước đây, tôi đã có mọi thứ mình muốn, nhưng vẫn cảm thấy chưa đủ. Tôi chưa bao giờ thực sự biết ơn chúng. Nhưng giờ, khi có ít hơn, tôi lại cảm thấy mình đầy đủ hơn rất nhiều.
Giúp đỡ những người khác. Tôi không biết chính xác tại sao việc này lại có tác dụng. Nhưng nó là thật đấy. Đúng là điều kỳ diệu. Mỗi khi tôi cảm thấy buồn, tôi lại thử giúp đỡ ai đó. Nó giúp tôi quên đi những vấn đề của bản thân. Và mọi chuyện sau đó bắt đầu tốt dần.
Nỗi sợ lớn nhất của tôi khi đặt ra 4 cột trụ hạnh phúc này là nó sẽ khiến tôi yếu đuối đi. Tôi sẽ mất đi người phụ nữ đã giúp tôi thành công trong quá khứ. Nhưng sau đó, mọi chuyện đều xảy ra theo hướng ngược lại. Tôi cảm thấy có động lực hơn nhiều trước đây. Và dĩ nhiên, tôi hạnh phúc nữa.
Hà Thu (theo CNBC)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Sài Gòn lại được đánh bạc công khai



Nếu bạn sống ở Sài Gòn muốn đánh bạc kiểu gì cũng có ngay. Từ sòng bài nhỏ nhất của mấy bà đi chợ đến chơi “lô đề,” chơi “lô tô,” chơi ở sòng bài hay chơi lén chồng con một tí rồi đi chợ bình thường… cũng có người dắt mối ngay. Nhưng vẫn sợ nếu chưa “chi đủ” vẫn bị cảnh sát bắt như thường.

Còn các đại gia thì khỏi nói, họ nhào sang Campuchia chơi bài, chẳng ai bắt lại còn được săn đón đến nơi ăn chỗ ở, có em út hầu hạ đàng hoàng. Nếu hết tiền, đại gia có thể được mấy chú em dắt mối cho mượn tiền chơi tiếp, bao nhiêu cũng được bởi trước khi sang chơi ở sòng bài Campuchia họ đã điều tra rất kỹ tài sản của đại gia rồi. Nó biết hết đại gia là quan hay là chủ nhà buôn, là con ai, làm gì, có bao nhiêu vợ, bao nhiêu bồ, tiển gửi ở đâu. Đại gia cứ chơi đi, chỉ cần một mảnh giấy nhỏ “giấy mượn tiền” là xong. Khi hết tiền, nó chỉ việc cho “đàn em” sang VN đòi tiền. Nếu không chịu trả nó hẹn sẽ đưa một cái tay của đại gia về làm chứng. Nhà nào cũng phải lòi tiền ra ngay.
Cần ba năm thí điểm để quyết định việc liệu có tiếp tục cho người Việt vào chơi casino.
Đấy là chuyện của đại gia, còn chuyện của các bà mới lắm chuyện “dzui.” Nhiều bà cũng mê cờ bạc hơn cả các đại gia.

Tôi chỉ kể một chuyện điển hình này để bạn đọc biết thủ đoạn của bọn ma cô lừa các bà các cô mê bài bạc thôi.

Con gái cưng của đại gia biến thành gái điếm
Một cô gái tên Hoa, 22 tuổi, nguyên là con gái rượu của một đại gia ở quận 5, Sài Gòn. Cuối năm 2013, Hoa đi theo một đoàn khách du lịch từ Sài Gòn đi Phnôm Pênh. Khi đoàn ghé vào sòng bài cho khách tham quan, Hoa chơi thử vài ván. Từ vài ván đánh thử, Hoa nghiện luôn. Cô ta bỏ đoàn du lịch để ở lại chơi bài.

Khi hết tiền, Hoa về nhà lén khui tủ sắt của gia đình lấy 10 cây vàng tiếp tục trở lại Bavet. Giận con gái, cha mẹ Hoa bỏ mặc. Mấy tháng sau, cháy túi và biến thành “cái bang” sòng bài. (Cái bang theo truyện kiếm hiệp của Kim Dung là bọn đi ăn mày). Suốt ngày, Hoa quanh quẩn các casino hóng xin tiền của các con bạc. Xin được bao nhiêu cô lại đặt cược.
Tiệm massage có gái dịch vụ tại cụm sòng bài Bavet.
Vừa trẻ trung, vừa xinh đẹp, Hoa lọt vào đôi mắt cú vọ của một tay ma cô chuyên săn gái sòng bài. Hắn dúi cho cô ấy vài trăm ngàn. Đang "khát nước,” được "khách sộp" cho tiền, Hoa không suy nghĩ chộp lấy đặt cược. Cô lại thua. Gã ma cô lại đưa tiền. Đến tối, gã ma cô yêu cầu Hoa ngủ với gã để trừ số nợ 3 triệu đồng (gần $130 Mỹ kim)

Tưởng vậy đã xong, mấy ngày sau, gã ma cô lại xuất hiện, bảo Hoa, “Có một đại gia ở Sài Gòn mới qua. Lão thích em. Em chịu ngủ với lão một đêm, sáng mai em có vài triệu đặt bài.” Đang cần tiền đánh bài, Hoa lại liều mình. Cứ thế, cô biến thành gái trong đường dây của gã ma cô lúc nào không hay.

Ở khu vực Bavet này có ít nhất 10 đường dây chăn dắt, chuyên săn lùng những phụ nữ thua bạc ở các sòng. Nổi tiếng nhất là Ven - một người Campuchia gốc Việt, cư ngụ ở Chiphou. Dưới trướng Ven có hơn 20 tên cò mồi suốt ngày lượn lờ quanh các casino chờ những phụ nữ có nhan sắc thua bài cháy túi.

Khi phát hiện một con mồi sắp rơi xuống hạng cái bang, tên cò mồi ăn mặc bảnh bao như đại gia vờ như vô tình ngồi chung sòng. Đúng lúc con mồi thua đồng cuối cùng, gã cò mồi vờ rộng lượng ném ra vài trăm ngàn cho mượn không tính lãi. Khi con số nợ lên đến vài triệu, gã cò mồi sẽ gợi ý, “Mấy ngày nay có một người thầm để ý em. Nếu em chịu ngủ với ông ta, anh sẽ xóa nợ cho em. Chỉ một lần thôi, đâu có gì ầm ĩ.” Nếu con nợ đồng ý, kể như đã ghi tên vào danh sách gái sòng bài của bọn ma cô.

Để tạo lòng tin cho con mồi, bọn ma cô luôn hứa, “Chuyện này chỉ mình anh biết. Anh sẽ giữ bí mật hoàn toàn cho em.” Vì tin vào lời hứa đó, nhiều phụ nữ "đứng đắn,” có chồng con đàng hoàng vẫn trở thành gái bán dâm sòng bài.
Một cảnh tượng sát phạt say mê của các con bạc.
Nghiện cờ bạc loại nào cũng có
Loại người nghiện bài, sau khi có món tiền bán dâm lại chui vào sòng đặt cửa. Nếu hên, số tiền ấy nuôi "máu ăn thua" được một tuần. Khi hết tiền, ma cô gọi điện báo có khách hàng là đi ngay. Rất nhiều phụ nữ danh giá trong casino vẫn làm gái cho bọn ma cô theo kiểu này. Trong số đó có cả nghệ sĩ, trí thức, phu nhân đại gia. Họ không nghĩ mình đang làm gái, mà chỉ là "ngoại tình có quà.”

Ngoại tình kiểu này thì ở ngay Hà Nội hay Sài Gòn cũng không thiếu đâu. Nhưng “bí mật” này chỉ có bọn ma cô và quý phu nhân biết thôi. Quý ông cũng còn mải du dương với bồ. Nhiều ông biết cũng làm lơ nói ra thì xấu chàng hổ thiếp thôi. Chi bằng làm lơ cho yên.
Địa điểm yêu thích của các quý bà.
Khi đã lọt vào đường dây bán dâm của bọn ma cô, hiếm cô gái sòng bài nào thoát ra được. Bọn chúng có rất nhiều chiêu thức bẩn để những người phụ nữ này trở thành nô lệ cho chúng. Chiêu cơ bản nhất là chúng cho vay tiền với lãi suất cao để các cô đánh bài. Chỉ với 10 triệu đồng ($430) tiền vay là chúng hoàn toàn làm chủ được các cô gái bất kể là loại nào từ phu nhân đại quan đến cả mấy cô có tiếng trong làng giải trí vẫn có hình đăng báo, báo chí gọi là họ hàng nhà showbiz VN.

Cũng đã từng có hai vợ chồng sang Casino Campuchia đánh bài, người vợ thua liên miên lén chồng đi bán dâm, người chồng biết, cô vợ thắt cổ tự tử trong khách sạn.

Vượt biên đi đánh bạc
Sòng bài Campuchia từ lâu đã nổi tiếng là “thiên đường cờ bạc” của người Việt Nam, từ tầng lớp giàu có là giám đốc, đại gia đến các anh, chị “hai lúa”… đều tụ tập về đây để “thỏa cơn khát.”

Trong khi đối tượng tham gia giới cờ bạc thường là những “đấng mày râu” thì sòng bài casino ở xứ Chùa Tháp này lại xuất hiện những bóng hồng nhiều hơn. Tấp nập hơn cả là vào những dịp cuối tuần hay lễ Tết, những “đại gia” Bình Dương, Sài Gòn thậm chí là nông dân ở khắp các tỉnh miền Tây lại có mặt ở những casino tráng lệ, được trải nhựa bóng loáng ở thành phố BaVet, tỉnh Svay riêng như: Kings Crown, Hà Tiên Vegas, Mộc Bài, New World, Winn, Le Macau, Sun City, Volvo, VIP, Full House, Asia, J Club…để làm giàu cho chủ sòng.

Đặc biệt, người dân Bình Dương luôn được các sòng bài xứ Chùa Tháp đón tiếp như “thượng đế.” Dân Bình Dương lắm tiền lại chịu chơi nên các sòng bài đều quý trọng, thậm chí các cò còn đến tận nhà đón, rước khi "đại gia" Bình Dương thích đến Campuchia đánh bạc.

Những người sang đánh bạc nếu có passport thì đi bằng đường chính ngạch, nếu không thì các “cò” khác sẽ đưa đi đường “tiểu lộ” với chi phí trọn gói 500 nghìn đồng ($22) cả đi lẫn về.

Đi và về dễ dàng như thế nên những con thiêu thân đi về như đi chợ. Nhiều gia đình tan nát vì cờ bạc.
Đại gia Bình Dương thích đến Campuchia đánh bạc.
Sở dĩ tôi phải kể hơi nhiều về tai nạn cờ bạc ở Campuchia rồi, vì thời gian gần đây ở VN lại lấp lửng cho mở sòng bài ngay tại VN. Có lẽ vì các quan thất tiền chui qua cửa khẩu quá nhiều rồi nên mở sòng bài ngay tại VN cho “ tiện việc sổ sách.”

Chính thức thí điểm cho người Việt chơi casino
Theo Nghị Định 03 năm 2017, để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì dự án khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí tổng hợp phải có vốn đầu tư tối thiểu $2 tỷ USD. Nghị định cũng đưa ra ba năm thí điểm để quyết định việc liệu có cho phép người Việt chơi casino hay không.

Chính phủ VN ban hành nghị định trên về kinh doanh casino, quy định về việc kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh casino trên lãnh thổ Việt Nam. Để có nghị định này, các cơ quan đã mất hơn 10 năm để nghiên cứu, bàn bạc, lấy ý kiến.

Kinh doanh casino là hoạt động kinh doanh có điều kiện, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo hoạt động tuân thủ đúng quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan. Chỉ những doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino mới được kinh doanh casino.

Kinh doanh casino phải gắn với hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển về du lịch, thương mại, đa dạng hóa hình thức vui chơi giải trí, làm phong phú đời sống tinh thần và thu hút khách du lịch; phải đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.

Việc tổ chức, tham gia các trò chơi có thưởng phải bảo đảm minh bạch, khách quan, trung thực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.

Các dự án khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino chỉ được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận về chủ trương, vốn đầu tư tối thiểu $2 tỷ USD, có các hạng mục tối thiểu kèm theo là khách sạn, khu dịch vụ, du lịch, thương mại, vui chơi giải trí, trung tâm tổ chức hội nghị.

Nghị định giữ lại hầu hết các quy định quan trọng đã được nêu tại bản dự thảo gần nhất. Theo đó, trong ba năm đầu thí điểm, người Việt sẽ được chơi casino với những điều kiện nhất định. Sau ba năm thí điểm, chính phủ sẽ tổng kết, đánh giá và quyết định việc tiếp tục cho phép người Việt chơi casino hoặc có thể chấm dứt không cho phép người Việt chơi casino tại Việt Nam.

Có nên mở cửa casino VN lúc này không?
Tôi nghĩ ở VN lúc này không nên mở cửa casino cho khách VN vào chơi. Như tôi đã tường thuật ở trên, nạn cờ bạc chẳng chừa một ai, khó có một nghị định nào ngăn cấm được những người có máu cờ bạc từ đại gia đến các quan bà, các tiểu thư đã đam mê cờ bạc. Cấm luôn đi là xong, đừng vì chút lợi ích trước mắt mà quên mất đạo đức của người Việt chúng ta. Chưa kể đến những quan tham sẽ đút túi bao nhiêu tiền của các doanh nghiệp xin mở casino.

Cái chết trắng được báo trước rồi, các quan ơi. Xin cho dân được sống an lành dân còn đói lắm, trong những ngày tháng này, còn nhiều nơi xin tiếp tế gạo. Cụ thể là hiện có 12 tỉnh xin hỗ trợ gạo cứu đói dịp Tết Nguyên đán 2017 gồm Cao Bằng 625 tấn, Tuyên Quang 310 tấn, Yên Bái 397 tấn, Lào Cai 247 tấn, Thanh Hóa 650 tấn, Nghệ An 1,766 tấn, Quảng Trị 1,486 tấn, Quảng Ngãi 1,718 tấn, Bình Định 1,992 tấn, Ninh Thuận 1,134 tấn, Đăk Nông 400 tấn, Kon Tum 577 tấn. Ba tỉnh xin gạo cứu đói lúc giáp hạt là Lai Châu, Lạng Sơn và Hà Nam.

Dân còn đói thế mà các quan bàn chuyện lập casino thì lạ thật. Sao không bàn cách cứu đói cho người dân? Dân có yên thì quan mới yên, dân đói làm loạn thì quan cũng đi đời nhà ma.

Văn Quang

Phần nhận xét hiển thị trên trang