Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

Đóng ngay và luôn xin đừng "nếu" nữa!

Đóng cửa Formosa nếu không đủ điều kiện hoạt động
03/04/2017 TTO - Người phát ngôn Chính phủ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã khẳng định như vậy khi trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ tại cuộc họp báo vừa kết thúc, sau một năm xảy ra sự cố môi trường biển do Formosa gây ra.
​Đóng cửa Formosa nếu không đủ điều kiện hoạt động
Nhà máy Formosa nằm bên bờ biển - Ảnh: Tư liệu TTO
Tuổi Trẻ: Thưa ông, một năm sau khi xảy ra sự cố môi trường biển Miền Trung do Formosa gây ra, xin ông cho biết hiện nay tình hình an ninh, trật tự trong vùng chịu ảnh hưởng của sự cố diễn biến như thế nào?



- Ông Mai Tiến Dũng: Đúng là đến nay sự cố vừa tròn một năm (bắt đầu xảy ra từ 6-4-2016). Trong quá trình xử lý, khắc phục hậu quả, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, 4 tỉnh Miền Trung đã thực hiện rất nghiêm túc vấn đề kê khai, chi trả tiền hỗ trợ cho các đối tượng chịu thiệt hại, ảnh hưởng của sự cố môi trường do Formosa gây ra.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Formosa có 53 lỗi, đến nay họ đã khắc phục được 51 lỗi. Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, khi nào Formosa đảm bảo đủ điều kiện hoạt động an toàn, không để xảy ra sự cố thì cho phép hoạt động. Còn nếu như hoạt động không đảm bảo an toàn thì sẽ tiếp tục đóng cửa. Đây là quan điểm nhất quán của Người đứng đầu Chính phủ.

Tiền Phong: Gần đây dư luận xôn xao về bản kê khai tài sản của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ. Theo các quy định hiện nay, việc công khai bảng kê khai tài sản tại cuộc họp, tại trụ sở cơ quan đơn vị. Vậy trong trường hợp người khác chụp bảng kê khai này đưa lên mạng có bị xử lý trách nhiệm không?

- Phó Tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh: Trường hợp cụ thể này (ông Thơ - PV) thì do trung ương quản lý. Việc xem xét, kiểm tra đã phân cấp rồi. Đà Nẵng đã có phát ngôn về việc này chắc là nhà báo cũng nắm nên chúng tôi không đi sâu vào nữa.

Có một việc qua câu hỏi của nhà báo, thì chúng ta hướng đến kê khai để minh bạch theo quy định pháp luật. Hiện các quy định về việc kê khai, công khai tài sản đã quy định rất rõ về phạm vi kê khai, hình thức công khai như thến nào đã nói rõ tại Chương 3 Nghị định 78.

Vấn đề cần rút ra là pháp luật đã có quy đinh việc công khai tài sản để giám sát phục vụ cho phòng chống tham nhũng. Trong Nghị định nói rõ 2 chế tài. Thứ nhất người kê khai phải trung thực, đầy đủ minh bạch.

Pháp luật cũng quy định rõ chế tài những hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi khai thác sử dụng trái pháp luật bảng kê khai… Chỗ này là hai mặt của vấn đề. Phạm vi công khai, hình thức công khai rõ, việc chụp bảng đó tung lên mạng tùy trường hợp cụ thể để xem. Với trường hợp cụ thể có xem xét thận trọng nhưng tình thần chung là hướng đến minh bạch công khai.

* Pháp luật TP.HCM: Vừa qua Thủ tướng đã có chỉ đạo về vụ việc ở Phú Yên để xảy ra tình trạng chặt rừng để nuôi bò, có thông tin cho rằng đây là vụ chặt rừng để khai thác vàng, xin cho biết quan điểm của Người phát ngôn Chính phủ về xử lý vụ việc này?

- Ông Mai Tiến Dũng: Trên cơ sở phản ánh của báo chí, phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu tỉnh Phú Yên kiểm tra, rà soát để báo cáo Thủ tướng. Tỉnh ủy Phú Yên đã yêu cầu UBND tỉnh dừng dự án để tiến hành kiểm tra.

Quan điểm nhất quán của Thủ tướng là đóng cửa rừng tự nhiên. Với những dự án cụ thể xin chuyển đổi rừng nghèo kiệt để đưa vào mục đích khác thì phải kiểm soát rất chặt chẽ. Hoan nghênh các cơ quan báo chí đã kịp thời phản ánh vụ việc. Quá trình xử lý và kết quả cuối cùng như thế nào, chúng tôi sẽ kịp thời thông tin.

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170403/dong-cua-formosa-neu-khong-du-dieu-kien-hoat-dong/1291670.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đề nghị cách chức ông Võ Kim Cự


04/04/2017 TTO - Ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh, hiện là Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA) vừa bị Đảng ủy khối cơ quan Trung ương bỏ phiếu đề nghị kỷ luật cách chức. 
Ông Võ Kim Cự - Ảnh: NAM TRẦN 
Trao đổi với Tuổi Trẻ sáng 4-4, một ủy viên Ban thường vụ đảng ủy khối các cơ quan Trung ương cho biết, ngày 27-3, Ban thường vụ Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương đã họp phiên thường kỳ tháng 3-2017, và tại đây các ủy viên thường vụ đã bỏ phiếu “với tỷ lệ kha khá” đề nghị kỷ luật cách chức ông Võ Kim Cự. Ông Cự hiện là Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch VCA. 

Được biết đây là mức kỷ luật được đề xuất do những sai phạm của ông Võ Kim Cự khi còn ở Hà Tĩnh, liên quan tới sự cố môi trường mà Formosa gây ra cho các tỉnh ven biển miền Trung cách đây đúng một năm, ngày 6-4-2016.

Trước đó, phiên họp thứ 11 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (từ 15 đến 17-2) cũng đã họp để xem xét, kết luận việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh và các cá nhân liên quan.

Ông Cự là một trong nhiều quan chức bị xác định là có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật do vi phạm liên quan đến dự án Formosa ở Hà Tĩnh.

Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra trung ương được thông báo sau phiên họp, bên cạnh trách nhiệm tập thể của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Hà Tĩnh các nhiệm kỳ 2004-2011, 2011-2016 trong lãnh đạo, chỉ đạo; buông lỏng quản lý, điều hành... thì trách nhiệm cá nhân chính được xác định thuộc về ông Cự.

Ông Cự từng là Phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2008-2010, tiếp đó là Bí thư Ban cán sự Đảng và Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.

Ông có giai đoạn ngắn làm Bí thư Tỉnh ủy trước khi ra Hà Nội làm Bí thư Đảng đoàn, đồng thời là Chủ tịch VCA.

Ngoài Đảng ủy khối cơ quan Trung ương, ông Cự còn phải kiểm điểm ở các tổ chức đảng mà ông từng sinh hoạt, bao gồm cả Hà Tĩnh và VCA.

Theo quy định của Đảng, kết quả kiểm điểm, bỏ phiếu kỷ luật với ông Cự ở những tổ chức đảng mà ông phải kiểm điểm chỉ mang tính tham khảo. Tuy nhiên, đề xuất kỷ luật ở mức cao thường có ý nghĩa quan trọng cho cấp quyết định cuối cùng.

Ông Võ Kim Cự là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Thẩm quyền kỷ luật cán bộ như ông thuộc về Ủy ban Kiểm tra trung ương, nếu chỉ ở mức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo. Nếu thấy cần kỷ luật ở mức cao hơn, chẳng hạn cách chức, thì Ủy ban Kiểm tra trung ương báo cáo, đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định.

ĐỨC BÌNH

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170404/de-nghi-cach-chuc-ong-vo-kim-cu/1292003.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

“Không ai có thể đứng trên pháp luật”


Dù việc một tổng thống đương nhiệm bị phế truất và bắt giữ với các cáo buộc tham nhũng, lạm quyền và làm rò rỉ bí mật nhà nước… đánh dấu một chương buồn trong lịch sử nền dân chủ lập hiến ở Hàn Quốc, nhưng chắc chắn sự kiện này sẽ được khắc ghi như một cột mốc bất hủ trong lịch sử của hệ thống tư pháp hình sự của nước này.
cựu Tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun-hye, thượng tôn pháp luật, tham nhũng,
Bà Park trở thành cựu tổng thống thứ ba của Hàn Quốc bị bắt vì tội hình sự.
Một số người có thể nói rằng bà Park lẽ ra nên được khoan dung vì từng làm Tổng thống, hoặc vì lợi ích của sự đoàn kết và thống nhất dân tộc, nhưng điều quan trọng là tòa án đã một lần nữa khẳng định nguyên tắc thượng tôn pháp luật, theo đó mọi công dân đều bình đẳng trước luật pháp. Người ta hy vọng việc bắt giữ bà Park sẽ tạo ra một bước ngoặt, đảm bảo rằng không có chỗ cho các lãnh đạo nghĩ rằng họ có thể đứng trên Hiến pháp và pháp luật và đi ngược lại nền dân chủ.
Nhìn vào các cáo buộc sau một loạt cuộc điều tra do nhóm công tố đặc biệt do Công tố viên đặc biệt Park Young-soo tiến hành, cũng như thái độ ngoan cố và trốn tránh của bà Park, có lẽ không hề thái quá khi nói rằng việc bà bị bắt giữ là điều có thể tiên liệu ngay từ đầu.
Trong 3 cuộc điều tra, các công tố viên đã thu thập được rất nhiều bằng chứng chống lại bà, nhưng trong các cuộc trả lời thẩm vấn sau khi bị phế truất, bà Park khăng khăng tự biện hộ bằng lập luận rằng “không có một đồng xu lẻ nào” được chuyển vào tài khoản ngân hàng của bà. Mặc dù vậy, nếu nhìn vào việc bà Park và bà Choi Soon-sil thảo luận thân mật và “bày mưu” lập ra, bổ nhiệm nhân sự và vận hành Quỹ Mir và Quỹ K-Sports, thì rõ ràng là việc lượng tiền rút ruột từ các chaebol (tập đoàn lớn ở Hàn Quốc) dù không đổ vào tài khoản ngân hàng của bà Park cũng không đồng nghĩa với việc bà không phạm tội.
Hơn nữa, như các công tố viên đặc biệt đã khẳng định, bà Choi đã thanh toán các chi phí cho bà Park mua sắm, nên có thể kết luận rằng hai người đàn bà này có cùng lợi ích tài chính. Sau khi các công tố viên thu thập được bằng chứng, trong đó có những cuốn ghi chép công việc của cựu cố vấn cấp cao của Nhà Xanh về các vấn đề kinh tế Ahn Jong-beom, bản khai của tập đoàn Samsung và nhiều viên chức tại Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội, có lẽ chỉ còn một việc hiển nhiên là buộc tội bà Park biển thủ.
 Nhìn lại lịch sử xứ Kim Chi, chiếc ghế Tổng thống nước này nhiều lần kết thúc buồn. Đã có nhiều Tổng thống, hoặc các thành viên gia đình họ và các trợ lý cấp cao của họ, đều vướng vào các bê bối khi gần đi hết nhiệm kỳ hoặc sau khi rời nhiệm sở. Ngoài tham nhũng còn có những cuộc đảo chính, một vụ ám sát và một vụ tự tử.
Bà Park Geun-hye là trường hợp mới nhất nhưng nghiêm trọng nhất vì bà là Tổng thống đương nhiệm đầu tiên bị luận tội và phế truất vì một loạt bê bối. Bà phải đối mặt với 13 cáo buộc khác nhau. Riêng các cáo buộc nhận hối lộ cũng có thể khiến bà phải ngồi tù hơn 10 năm thậm chí là chung thân.
Với việc bắt giữ bà Park, kỷ nguyên của gia tộc họ Park đang ngả về chiều. Có lẽ nào thời khắc mà học thuyết Park Chung-hee, đã kéo dài hơn 40 năm qua sẽ yên nghỉ từ đây, để Hàn Quốc bắt đầu hướng đến một chính phủ kiểu mới.
Bê bối các đời Tổng thống Hàn Quốc
Syngman Rhee (1948-1960): Được giáo dục tại Mỹ và từng đấu tranh giải phóng Hàn Quốc khỏi ách đô hộ của phát xít Nhật, ông Syngman Rhee đã trở thành Tổng thống sáng lập đất nước Hàn Quốc vào năm 1948 với sự bảo trợ của Mỹ. 
Trong 4 nhiệm kỳ nắm quyền của mình, ông bị chỉ trích là tham nhũng và áp dụng chế độ gia đình trị nhằm kéo dài quyền lực. Các cuộc biểu tình trên cả nước đã buộc ông phải lưu vong đến Hawaii, nơi ông đã qua đời vào năm 1965.
Park Chung-hee (1961-1979): Là một Thiếu Tướng quân đội, ông Park đã lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính năm 1961, chấm dứt một giai đoạn ngắn của quyền lực nhân dân sau khi ông Rhee từ chức. 
Ông Park, cha của bà Park Geun-hye, nổi tiếng với các chính sách công nghiệp thành công, tạo ra một thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Nhưng cũng có nhiều người nhớ đến ông vì các vụ bắt bớ, tra tấn và thủ tiêu. Ông đã bị ám sát bởi chính giám đốc tình báo của mình vào năm 1979.
Chun Doo-hwan (1980-1988): Trung tướng Chun và những người bạn nối khố của ông trong quân đội đã đưa xe tăng và binh lính vào Seoul để tiếm quyền trong một cuộc đảo chính tháng 12/1979, chấm dứt chính phủ tự trị của quyền Tổng thống Choi Kyu-hah sau cái chết của ông Park. Nhiều tháng sau đó, tướng Chun đã dàn xếp để mình đắc cử Tổng thống. 
Năm 1987, hàng loạt cuộc biểu tình đã buộc ông chấp nhận sửa đổi hiến pháp để tiến hành bầu cử tổng thống trực tiếp. Sau khi hết nhiệm kỳ, ông Chun đã sống 2 năm trong một ngôi chùa hẻo lánh trong bối cảnh nhiều lời kêu gọi trừng phạt ông vì tham nhũng và lạm quyền.
Roh Tae-woo (1988-1993): Vốn là bạn thân của ông Chun và là người kế nhiệm được chọn lọc kỹ lưỡng, ông Roh đắc cử năm 1987 nhờ những lá phiếu chia rẽ trong phe đối lập. 
Cả ông Chun và Roh bị bắt cuối năm 1995 vì các cáo buộc thu hàng trăm triệu USD từ các doanh nhân trong thời gian tại vị. Họ cũng bị kết tội nổi loạn và phản quốc liên quan đến cuộc đảo chính của ông Chun và vụ trấn áp đẫm máu năm 1980 làm hàng trăm người thiệt mạng tại Gwangju. 
Tháng 4/1996, tòa đã ra phán quyết án tử hình đối với ông Chun và kết án ông Roh 17 năm tù. Cả hai đã được ân xá năm 1997.
Kim Young-sam (1993-1998): Chiến thắng trong bầu cử của ông Kim đã chính thức chấm dứt chính quyền quân sự. Ban đầu, ông nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của dân chúng vì những nỗ lực đầy tham vọng chống tham nhũng và việc bắt giữ ông Chun và ông Roh. Tuy nhiên, sự ủng hộ dành cho ông đã sụt giảm mạnh khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990.
Cuộc khủng hoảng đã tác động mạnh tới nền kinh tế Hàn Quốc, khiến một số tập đoàn lớn nợ đọng và buộc chính phủ phải chấp nhận gói cứu trợ trị giá 58 tỷ USD từ IMF. Những người chỉ trích cho rằng Hàn Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn vì ông Kim không biết cách chèo lái nền kinh tế. Ông đã rời nhiệm sở trong một vụ bê bối tham nhũng, khiến ông bị bắt giữ và phải ngồi tù.
Kim Dae-jung (1998-2003): Từng là phần tử đối lập bị một tòa án binh kết án tử hình dưới thời Tổng thống Chun, ông Kim đã leo lên chiếc ghế Tổng thống và tổ chức một hội nghị thượng đỉnh chưa từng thấy với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il năm 2000. 
Nhưng 3 năm sau đó, ông đã rời nhiệm sở trong cảnh uy tín bị hoen ố bởi các bê bối tham nhũng liên quan đến các trợ lý và cả ba người con trai của ông cũng như các khoản tiền mặt gây tranh cãi trị giá hàng trăm triệu USD, được cho là gửi sang Triều Tiên trước khi hội nghị thượng đỉnh liên Triều diễn ra.
Roh Moo-hyun (2003-2008): Ông Roh đã thoát chết vào năm 2009, một năm sau khi rời Nhà Xanh, trong bối cảnh đối mặt với cáo buộc các thành viên gia đình ông nhận hối lộ 6 triệu USD từ một doanh nhân. Anh trai của ông đã bị kết án 2,5 năm tù giam vào năm 2009 vì giao bán quyền lực, dù sau đó đã được ân xá. 
Năm 2004, ông bị Quốc hội bỏ phiếu luận tội vì các cáo buộc không đủ năng lực lãnh đạo và vi phạm luật bầu cử, nhưng Tòa án hiến pháp đã phục chức cho ông 2 tháng sau đó, nói rằng các cáo buộc trên chưa đủ để phế truất ông.
Lee Myung-bak (2008-2013): Chiến thắng của ông Lee đã chấm dứt một thập kỷ phe tự do lãnh đạo theo hướng xích lại gần hơn với Triều Tiên, và phản ánh hy vọng của cử tri rằng cựu CEO của tập đoàn Hyundai sẽ giúp vực dậy nền kinh tế đang khủng hoảng. Nhưng sự ủng hộ dành cho ông đã sụt giảm chính vì những lời hứa hẹn về kinh tế đã không được thực hiện, kèm theo đó là một loạt bê bối tham nhũng. 
Đến cuối nhiệm kỳ, ông Lee chứng kiến cảnh con trai duy nhất của mình và anh trai bị cáo buộc có bất thường trong việc góp quỹ xây nhà riêng cho ông Lee. Một người anh khác của ông đã bị bắt vì nhận hối lộ từ các ngân hàng và phải chịu án tù giam 14 tháng./.
———–  

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đ/c Lâm Trực đề nghị như sau:

YÊU CẦU CHÍNH QUYỀN HÀ TĨNH DẸP LOẠN 
3.4.17  VU HOANG SON  

LâmTrực@ Với tư cách là một công dân, chúng tối yêu cầu chính quyền Hà Tĩnh phải thực thi pháp luật nghiêm túc. Phải trừng trị những kẻ gây rối, cản trở giao thông và tấn công chiếm đoạt trụ sở của nhà nước. Đã 2 hôm nay, giáo dân các xứ Trung Nghĩa thuộc các xã ven biển Thạch Kim, Thạch Bằng đã lũ lượt kéo nhau lên Quốc lộ 1 A và UBND huyện gây rối, biểu tình dưới danh nghĩa đòi Formosa đền bù vì sự cố môi trường biển. Hành động trên của các giáo dân là vi phạm pháp luật, gây mất trự tự công cộng, cản trở giao thông.  Việc tụ tập đông người và có hành vi gây cản trở, ách tắc giao thông trên tuyến đường Quốc lộ 1A là hành vi vi phạm điểm C, khoản 2 điều 245 Bộ luật Hình sự. Sự việc xảy ra được xác định là do các linh mục phản động giáo phận Vinh và những kẻ chống phá đất nước kích động. Thiệt hại là không thể đo đếm do ách tắc giao thông, việc vận tải hàng hóa bị đình trệ, các giáo dân bị kích động đã đánh trọng thương 2 chiến sĩ công an huyện Lộc Hà bị trọng thương mà không cho đi viện cấp cứu.  Kỷ cương, phép nước đang bị coi thường, pháp luật đang bị chà đạp và thách thức. Đã đến lúc không thể nhân nhượng, bởi càng nhân nhượng, lũ quỷ áo đen lợi dụng tôn giáo và đám lưu manh chính trị tiếp tục lấn tới. Chúng tôi có quyền đòi hỏi chính quyền Hà Tĩnh phải kiên quyết hơn để bảo vệ lợi ích của cả cộng đồng, bảo vệ lợi ích của dân tộc.  Hãy thẳng tay trừng trị những kẻ cầm đầu, kích động giáo dân chống phá đất nước. Chúng tôi không chấp nhận sự nhu nhược, nhân nhượng, chúng tôi đòi hỏi pháp luật phải được thực thi nghiêm túc.

Đề nghị ghi rõ Link nguồn: http://www.trelangblog.com/2017/04/yeu-cau-chinh-quyen-ha-tinh-dep-loan.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

HÀ TĨNH ĐANG NÓNG DẦN SAU TIẾNG SÚNG


Sau ba phát súng từ lực lượng an ninh trước đoàn người dân kiếu kiện đòi đền bù từ Formosa, vào hồi 22 giờ đêm qua 02/04 tại xã Thạch Bằng, Lộc Hà, Hà Tĩnh, hiện có hàng ngàn người dân nơi đây kéo đến UBND huyện Lộc Hà phản đối chính quyền.
Theo thông tin từ người dân Thạch Bằng, Lộc Hà, Hà Tĩnh cho hay đêm qua chuông nhà thờ khắp các vùng xung quanh vang lên từng hồi đang thúc dục người dân các vùng lân cận xuống đường đòi lại môi trường sống từ biển, đòi lại quyền lợi chính đáng của mình. Người dân hô vang "Formosa cút khỏi Việt Nam" "phản đối chính quyền dùng vũ lực với dân"
Gần tuần nay người dân các xã ven biển huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh liên tiếp biểu tình đòi chính quyền phải đền bù thỏa đáng sau vụ gây thảm họa môi trường làm cá chết từ nhà máy của tập đoàn gang thép Formosa Đài Loan tại Vũng Áng gây ra ở biển Miền Trung.
Trong một diễn biến khác, cũng sáng nay tại Đèo con huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh nơi có công ty gang thép Formosa Đài Loan, ngư dân chăng lưới biểu tình chặn xe trên trục đường quốc lộ 1A.
Tin từ Thạch Bằng- Lộc Hà- Hà Tĩnh.
Image may contain: 2 people, crowd and outdoor

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thủ đoạn chân thành


>> Điều tra hồ sơ Chủ tịch bị lọt: Phản ứng ngược?
>> Bí thư Đà Nẵng trầm trồ về độ hoành tráng của nhà ga sân bay mới
>> Công trình đồ sộ ven biển Đà Nẵng không có giấy phép vẫn xây được 9 tầng
>> Bí thư Đà Nẵng: Nhiều thông tin không đúng về Đà Nẵng...



Trần Văn Sỹ 
VNN - Từ cổ chí kim, trong nhiều trường hợp, người ta đối xử với mình thế nào không chỉ phụ thuộc vào việc mình nói gì với họ, mà còn phụ thuộc vào thân phận của người nói.

Chuyện xưa, có một đại gia giàu có. Một hôm, bức tường bao nhà bị hư một chỗ, làm hở ra một cái khe, người có thể chui lọt. Đứa con bảo: Bố phải cho chít kín lại, nếu không, kẻ trộm có thể vào lấy của cải nhà ta. Đại gia bỏ ngoài tai.

Có anh hàng xóm sang chơi, cũng góp ý: Bác phải bịt kín lại, nếu không, kẻ trộm có thể lẻn vào. Đại gia nghe xong cũng ậm ờ rồi bỏ qua.

Vài đêm sau, nhà đại gia mất trộm thật.

Lúc bấy giờ, đại gia mới ngẫm lại, tấm tắc khen đứa con sớm khôn ngoan, biết khuyên cha những điều thẳng thắn. Nhưng đại gia lại nghi ngờ người hàng xóm chính là kẻ trộm. Từ đó, anh ta thù ghét không chơi với người hàng xóm ấy nữa.

Chuyện nay, ở cơ quan nọ, có ông sếp quyền hành lớn lắm. Nhân viên trong cơ quan lúc nào cũng khen sếp là hay, là giỏi. Ông ta rất tự mãn khi nghe những lời xu nịnh. Tin là mình hoàn hảo rồi nên không chịu học tập, rèn giũa đạo đức tác phong hay nâng cao năng lực công tác.

Và giống như một số sếp khác, ông cũng có một cô bồ. Tuy mối quan hệ này là vụng trộm, nhưng cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng tự lòi ra, mọi người biết cả. Sợ sếp, không ai nói ra nên ông cứ đinh ninh che được mắt thiên hạ. Ông vẫn tin rằng, mình rất tốt đẹp trong mắt mọi người.

Trong số các nhân viên của ông, có một đàn em, thấy sếp như thế thì lo lắng lắm. Anh ta hiểu chuyện nên biết chuyện của sếp mà không được ngăn chặn thì kỳ Đại hội tới, kiểu gì cũng sếp cũng có biến. Mà sếp đã bị “biến” đồng nghĩa với việc “dây” của mình bị đứt. Các cụ dạy rồi “trâu bò húc nhau, ruồi muỗi biết sống chết thế nào. Còn sếp là còn mình, anh ta nghĩ vậy.

Nghĩ là làm, anh tìm đến một nhà “thủ đoạn học” xin lời khuyên. Sau khi kể cho anh ta nghe câu chuyện xưa, nhà “thủ đoạn học” bảo: ông thấy đó, cùng một câu nói như nhau, cùng nói với một người, thế mà một người nói thì được khen được quý, một người khác nói thì bị ghét bị thù.

Nhà “thủ đoạn học” còn khuyên anh ta rằng, từ cổ chí kim, trong nhiều trường hợp, người ta đối xử với mình thế nào không chỉ phụ thuộc vào việc mình nói gì với họ, mà còn phụ thuộc vào thân phận của người nói. Phận sơ mà câu nói thân, tất sẽ làm cho người ta nghi ngờ. Sếp mà nghi ngờ thì quân chỉ còn đường… biến.

Bẵng đi một thời gian, không thấy anh ta làm ở cơ quan ấy nữa. Còn ông sếp thì sau Đại hội cũng được cho về hưu trước tuổi.

Gần đây, anh ta lại ghé thăm nhà “thủ đoạn học”. Khi được hỏi, anh nói đến tạ lỗi. “Em lỗi vì không hỏi thầy làm thế nào để biết được là mình có thân với sếp hay không. Em cứ tưởng là mình thân với sếp rồi nên đã kín đáo gặp riêng mà nói lời tâm huyết. Nào ngờ từ sau hôm đó trở đi, mỗi khi em trình cái gì sếp cũng tìm ra lỗi. Chịu không thấu, em đành tính nước chuồn. Hôm nay đến để xin học bài tiếp theo.

Nhà “thủ đoạn học” bảo: Anh không có năng khiếu học môn này. Muốn nói lời chân thành với sếp cũng cần có đủ thủ đoạn. Thời nay, người làm sếp đánh giá cấp dưới mà vượt qua được sự thân sơ, chỉ coi chân lý là trọng, thì cũng hiếm hoi lắm.

Lời bàn ở đây là, làm sếp mà chỉ thích nghe nịnh, không biết nghe lời góp ý chân thành; chỉ biết nghe người thân, không biết nghe người tốt, người giỏi; để đến khi sai lầm đến mức quá đà, danh dự cả đời xây dựng sụp đổ trong chốc lát, thậm chí thân bại danh liệt, có hối cũng không còn kịp.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bà Rịa - Vũng Tàu: 1000 CÔNG NHÂN ĐÌNH CÔNG, BIỂU TÌNH



Công nhân đối thoại với lãnh đạo công ty. Ảnh: Xuân Thắng. 
1.000 công nhân phản đối quy định 
của giám đốc nhân sự 
Thứ hai, 3/4/2017 | 12:49 GMT+7  
Cho rằng giám đốc nhân sự mới áp đặt nhiều quy định khắt khe khi làm việc, công nhân công ty dệt ở Bà Rịa - Vũng Tàu đồng loạt phản đối. Sáng 3/4, khoảng 1.000 công nhân làm việc tại Công ty Mei Sheng (Indonesia, thuộc Khu tiểu thủ công nghiệp Ngãi Giao, huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) không chịu vào nhà máy làm việc mà đề nghị gặp lãnh đạo công ty.

"Trong tháng qua, giám đốc nhân sự mới người Trung Quốc ra nhiều quy định khắt khe, ảnh hưởng nhu cầu thiết yếu của chúng tôi khi làm việc", các công nhân cho biết lý do phản đối.

Theo công nhân, giám đốc nhân sự không cho họ mang nhiều nước, thức ăn vào chỗ làm; phụ nữ có thai không được mang sữa vào để uống dặm; nhà để xe nằm cách nhà xưởng cả trăm mét song cấm công nhân mặc áo khoác chống nắng; suất ăn trưa chỉ 15.000 đồng cũng bị cắt xén nên họ không đủ chất.

"Việc siết chặt thời gian nghỉ, tăng thời gian làm việc cũng khiến chúng tôi mệt mỏi, áp lực...", một công nhân nói.

Giám đốc nhân sự này cũng áp đặt hình thức xử lý vi phạm lần đầu trừ 10% lương, lần hai trừ 20% lương và lần ba sẽ đuổi việc. "Để thực hiện những quy định mới này, hàng ngày, ông ấy đứng chặn rà soát từng người ở cổng, thu nước uống và thức ăn", công nhân cho biết.

Làm việc với cơ quan chức năng huyện Châu Đức, ông Narasimha Rao - đại diện lãnh đạo Công ty Meisheng - cho biết sẽ đáp ứng tất cả yêu cầu của công nhân đưa ra từ nước uống, thức ăn, áo khoác, tăng chất lượng bữa ăn, xây dựng thêm nhà xe... Ngoài ra, Ban lãnh đạo sẽ điều chuyển giám đốc nhân sự để thay bằng một người khác.

Trước cách giải quyết của công ty, đến trưa cùng ngày, các công nhân tạm thời giải tán và hứa sẽ trở lại làm việc.

Công ty Mei Sheng có 100% vốn nước ngoài, hoạt động năm 2009. Chỉ được cấp phép sản xuất kéo sợi và dệt nhưng công ty sau đó đầu tư thêm hệ thống nhuộm. Sau nhiều lần xả thải gây ô nhiễm môi trường, cuối năm 2016, xưởng nhuộm của công ty bị buộc phải di dời đến nơi khác.

Xuân Thắng 


Gần 700 công nhân không làm việc 
vì 'quy định mới khắt khe' 

Thanh Niên Online
02:07 PM - 03/04/2017

Giám đốc nhân sự không cho công nhân mang nhiều nước uống, thức ăn vào chỗ làm, phụ nữ mang thai không được mang sữa vào uống.. khiến hàng trăm công nhân bức xúc, đến nhà máy nhưng không làm việc.

Khoảng 7 giờ ngày 3.4, khoảng 700 công nhân Công ty TNHH Mei Sheng Textiles VN (100% vốn Đài Loan) tại khu tiểu thủ công nghiệp Ngãi Giao (H.Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) đến nhà máy nhưng không chịu vào làm việc

Công nhân không vào làm việc Ảnh: Nguyễn Long 

Các công nhân đòi gặp lãnh đạo công ty để phản ánh việc gần một tháng qua, giám đốc nhân sự mới đưa ra quy định công nhân không được mang nhiều nước, thức ăn vào chỗ làm; những phụ nữ có thai cũng không được mang sữa vào để uống dặm... 

Ngoài ra, các nữ công nhân không được mặc áo khoác chống nắng để vào chỗ làm, đồng thời tăng thời gian làm việc... 

Giám đốc nhân sự công ty này cũng áp đặt hình thức xử lý: vi phạm lần đầu trừ 10% lương, lần hai trừ 20% lương và lần ba sẽ bị đuổi việc.

Nhận được phản ánh của công nhân, cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đến công ty trên làm việc với lãnh đạo công ty.

Phía công ty cũng gặp gỡ công nhân và hứa sẽ đáp ứng tất cả yêu cầu của công nhân

Nguyễn Long

Phần nhận xét hiển thị trên trang