Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

(2) Hà Nội năm 1940 qua 50 bức ảnh tuyệt đẹp




Toàn cảnh cầu Long Biên, lúc này vẫn còn nguyên vẹn.

Gỗ được tập kết bên bờ sông Hồng, gần cầu Long Biên.




Trạm xăng của hãng Texaco gần cầu Long Biên.


Phía trước một cửa hàng xăng dầu của hãng Standar Vaccuum tại Hà Nội.


Cửa hàng bách hóa Grands Magasins Reunis, ngày nay là Tràng Tiền Plaza.


Phố Paul Bert (Tràng Tiền).


Nhà hát Lớn Hà Nội.


Góc phố nơi giao giữa phố Paul Bert với đại lộ Francis Garnier (đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay).


Ngã tư phố Paul Bert (Tràng Tiền) và đại lộ Henri Rivìere (Ngô Quyền) với nhà hát Lớn ở phía cuối.


Bờ hồ Hoàn Kiếm nhìn từ đầu phố Paul Bert.


Ngã ba Paul Bert - Boissière (ngày nay là Nguyễn Xí).


Rạp Eden (nay là rạp Công Nhân) trên phố Paul Bert.


Một quý ông người Pháp ngồi trên xe kéo tay.


Ông lão hát xẩm mù trên hè phố.


Một góc phố Huế.


Tượng đài Thống chế Ferdinand Foch tại vườn hoa Canh Nông (nay là công viên Lê Nin).


Một khu phố mới của Hà Nội.


Quầy vé số trên vỉa hè Hà Nội .


Phố Hàng Khay.


Trụ sở hãng xe hơi Ford ở Hà Nội.


Trẻ em làm nhân viên phục vụ tại một trạm xăng.


Trụ sở ngân hàng Đông Dương ở Hà Nội - nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


Trụ sở hãng xe hơi Simca (Pháp) ở Hà Nội, ngày nay là vũ trường New Century trên phố Tràng Thi.


Trụ sở công ty thương mại và hàng hải Viễn Đông ở Hà Nội.


Phòng khám bệnh của bác sĩ Phạm Văn Phan.


Phố Hàng Tre.


Hàng xăng dầu của hãng Texaco giữa phố Hàng Tre và Maréchal Pétain (phố Nguyễn Hữu Huân ngày nay).


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hà Nội 1940 qua 50 bức ảnh tuyệt đẹp của Harrison Forman


Những nét đặc trưng của 36 phố phường cùng những dấu ấn của người Pháp ở Hà Nội trong khoảng năm 1940 - 1941 đã được tái hiện sinh động qua ống kính nhiếp ảnh gia Mỹ Harrison Forman.

Tàu điện trên phố Hàng Đào.

Những biển báo ở góc phố Hàng Đào - Cầu Gỗ.

Góc phố Hàng Gai - Hàng Đào.


Phố Cầu Gỗ với những pa-nô quảng cáo lớn trước các tòa nhà.
Phố Hàng Đào với đường xe điện ở giữa.


Phố Hàng Bạc.


Rạp phim Trung Quốc ở phố Hàng Bạc, nay là rạp Chuông Vàng.


Quầy giải khát bên bờ hồ Hoàn Kiếm.


Nhà hàng Thủy Tạ soi bóng xuống mặt nước hồ.


Bốt Hàng Trống bên bờ hồ.


Tháp Rùa giữa hồ Hoàn Kiếm.


Quầy bán hoa bên bờ hồ.


Một phụ nữ ngồi xe kéo đi qua bờ hồ.


Vườn hoa bên hồ Hoàn Kiếm chằng chịt hệ thống hầm hào quân sự.


Một hầm tránh bom đang được xây dựng gần bến Cầu Cháy (khu vực chân cầu Chương Dương ngày nay).


Một hầm tránh bom đang được hoàn thiện.


Nhân công người Việt, trong đó có cả trẻ em tham gia xây hầm trú ẩn.


Cổng vào ga Đầu Cầu, ngày nay là ga Long Biên.


Trạm biến thế và trạm tàu điện tại ngã năm Bờ Hồ.


Những thùng phuy xăng được vận chuyển trong thành phố bằng xe kéo.


Đường dẫn lên cầu Long Biên.


Bảng thông tin về khoảng cách đường bộ từ Hà Nội đến các địa phương ở miền Bắc đặt tại đầu cầu Long Biên.


Những người phụ nữ từ khu vực ngoại thành vào Hà Nội qua cầu Long Biên.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

KẺ SĨ KINH BẮC

Triết gia Trần Đức Thảo và Nhà thơ Hoàng Cầm
Triết gia Trần Đức Thảo và Nhà thơ Hoàng Cầm


Hồ Hoàng

Kinh Bắc có hai người con kiệt xuất, cùng thời nhưng cuộc đời đầy tai ương bất trắc. Có thể hai người này là hai vết khắc sâu đậm của văn hóa Việt Nam hiện đại. Nghiệt ngã thay, cả hai ông đều là nạn nhân của những gì các ông theo đuổi; bị truy đuổi đến tận cùng bởi tài năng xuất chúng; bởi trung thành với chính mình. Cuối đời các ông đều được tặng thưởng những phần thưởng cao quý: Trần Đức Thảo được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội, Hoàng Cầm được giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
1.Triết gia Trần Đức Thảo. Với con người này, mình chưa được tiếp cận nhiều với những gì ông viết vì sách của ông rất ít phổ biến mà chắc có phổ biến mình cũng rất khó tiếp cận bởi lĩnh vực nghiên cứu của ông không phải giành cho tất cả mọi người. Chỉ biết được cuộc đời đầy cay đắng của ông qua những gì người ta viết về ông.
Giáo sư Văn học Nguyễn Đình Chú đã đánh giá về ông: “là một lưu học sinh đã làm vẻ vang cho tổ quốc trên đất Pháp với tấm bằng thủ khoa thạc sĩ triết học đến nay chưa có người thứ hai; là triết gia duy nhất của Việt Nam trên trường quốc tế với những hành động, tác phẩm nổi trội, có ý nghĩa phát triển chủ nghĩa Mác theo hướng “duy vật biện chứng nhân bản” và người khai sinh bộ môn Lịch sử tư tưởng triết học cho giáo dục Việt Nam.”
Giáo sư Trần văn Giàu khẳng định: “Ở Việt nam, người duy nhất được là nhà Triết học, chỉ có Trần Đức Thảo thôi”. Nhà văn hóa Bùi Nam Sơn cho rằng: “Đó là một trong những người Việt hiếm hoi được học hành đến nơi đến chốn về triết học và cho thấy người Việt mình cũng có thể tiếp cận rất gần với triết học thế giới”.
Sinh năm 1917, học sinh trường Trung học Pháp nổi tiếng nhất Đông dương Albert Sarraut. Đạt giải nhì cuộc thi Triết học các trường Trung học toàn quốc Pháp. Nhận học bổng phủ Toàn quyền Đông Dương học tại Pari. Đậu thủ khoa Thạc sĩ triết học thành người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đậu Thạc sĩ Triết học tại Pháp.
Là một học giả được đào tạo bài bản của nền giáo dục hàng đầu thế giới, lại rất có tiếng tăm hứa hẹn một tương lai sán lạn của ông trên đất Pháp. Tham gia Hội nghị Fontainebleau, Bác Hồ đã tìm gặp và đề nghị Trần Đức Thảo về nước phục vụ cách mạng, năm 1952, ông đã xung phong về chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến.
Năm 1955 ông trở thành Giáo sư Triết học và Phó Giám đốc đại học Văn khoa Hà Nội, Chủ nhiệm khoa Lịch sử Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Năm 1957, ông bị quy tội tham gia Nhân văn giai phẩm, một phong trào đấu tranh vì tự do dân chủ cho văn hóa văn nghệ vì công bố một số bài báo bàn về tự do dân chủ. Bị giáng chức, tước quyền giảng dạy, Tước biên chế nhà nước (thời đó coi như hết đường sống), bị cắt đứt mọi mọi mối liên hệ với cuộc sống, bị cô lập với đồng bào và đồng chí. Một học sinh của ông kể lại: “việc gặp thầy Trần Đức Thảo từ nước Pháp tư bản trở về là rất dễ bị quy tội như bên Trung Quốc trong Đại Cách mạng Văn hoá. Gặp thầy lủi thủi đạp chiếc xe đạp mini cộc cạch cũng đành làm ngơ, nhiều khi không dám nhìn”. Một học trò khác là Giáo sư Nguyễn Đình Chú kể: “Hàng ngày vẫn gặp Thầy lên xuống ở cầu thang mà tôi cứ phải cúi mặt xuống không dám chào Thầy vì sợ liên lụy, vì xấu hổ về tội phản Thầy. Chỉ một Đoàn Mai Thi là người duy nhất không sợ gì cả vẫn thường xuyên lui tới săn sóc Thầy trong hoạn nạn, để lại một điểm son về đạo tôn sư trong lòng chúng bạn.”. Còn Trần Như Tảng kể lại rằng: “Ông không bị tù hay hành hạ thân xác, nhưng công an bao vây, cô lập ông không cho ai tiếp xúc…Nếu ông Thảo tiếp xúc với ai, chẳng hạn một người bạn trên đường phố, thì người đó sẽ bị bắt giữ để điều tra. Bề ngoài xem ra triết gia sống cuộc đời bình thường. Nhưng thực tế ông sống như Robinson Crusoe, hoàn toàn cô độc, mặc dầu có nhiều người ở xung quanh. Ngay họ hàng thân thích cũng không được phép nói chuyện với ông. Đối với một trí thức như vậy là một sự tra tấn dã man.”
Hành trình cuộc đời đầy cay đắng của ông có thể gom lại trong chuyện kể chết cười của bà cụ hàng nước được nhà văn Phùng Quán ghi lại:
“Dễ có đến hai năm tôi không đến khu tập thể Kim Liên. Lần này trở lại, tôi ngạc nhiên thấy cái quán của bà cụ móm dưới gốc xà cừ, mà mười năm trước tôi thường ghé hút thuốc uống nước, vẫn còn nguyên ở đó. Tôi vào quán uống chén rượu thay bữa ăn sáng. Bà cụ đang rôm rả nói chuyện với mấy anh xích lô, chắc là những khách quen… “Con cháu nhà tôi nó vừa sắm được cái ti vi màu nội địa. Tối hôm kia, bắt dây dợ xong, bật lên thấy đang chiếu cánh tang lễ một ông tên là gì gì Thảo đó. Người ta giới thiệu cái ông Thảo này là nhà triết học nổi tiếng thế giới, làm đến sáu, bảy chức, chức nào cũng dài dài là, chắc là toàn chức to được tặng huân chương Độc lập hạng hai. Ông ta sang tận bên Tây mà chết, cả Tây cả ta đều làm lễ truy điệu, toàn bộ cấp cao, có danh giá đến dự… Trong khu nhà B6 đằng kia cũng có một ông tên Thảo, nhưng lôi thôi nhếch nhác quá mấy anh công nhân móc cống. Mùa rét thì áo bông sù sụ, mùa nực thì bà ba nâu bạc phếch, quần ống cao ống thấp, chân dép cao su đứt quai, đầu mũ lá sùm sụp, cư ỡi cái xe đạp “Pơ-giô con vịt” mà mấy bà đồng nát cũng chê. Thật đúng như anh hề làm xiếc? Mặt cứ vác lên trời, đạp xem thinh thoảng lại tủm tỉm cười một mình như anh dở người… Một buổi trưa nắng chang chang, ông ghé vào quán uống cốc nước chè xanh, tôi hỏi: “Ông đi đâu về mà nắng nom vất vả thế… ế… ế…”. Ông nói: Lên chợ Hàng Bè mua củi đun. Tôi hỏi: Thế củi ông để đâu cả rồi? Ông quay lại nhìn cái “poócbaga”, mặt cứ ngẩn tò te. Chỉ còn có sợi dây buộc! Củi ná rơi đâu hết dọc đường, chẳng còn lấy một que… Nghĩ cũng tội, già ngần ấy tuổi đầu mà phải nấu lấy ăn, không vợ, không con… Đấy, cũng là Thảo cả đấy, mà Thảo một đằng thì chết danh, chết giá, còn Thảo này thì sống cơ cực trần ai”. Bà cụ chép miệng thương cảm: “Một vài năm nay không thấy ông đạp xe ngang qua đây, dễ chết rồi cũng nên…”.
Tôi uống cạn chén rượu, cười góp chuyện: “Cái ông Thảo mà bà kể đó chính là cái ông Thảo người ta chiếu tang lễ trên ti vi…”. Bà già bĩu môi: “Ông đừng tưởng tôi già cả mà nói lỡm tôi!”.
tdt3
2. Nhà thơ Hoàng Cầm. Với nhà thơ Hoàng Cầm, mình bị mê hoặc bởi những câu thơ lộng lẫy của ông. Nhưng những câu thơ đi vào tâm khảm đầu tiên, thuộc ngay tắp lự là:
“Bên kia sông Đuống
Ta có đàn con thơ
Ngày tranh nhau một bát cháo ngô
Đêm líu ríu chui gầm giường tránh đạn
Lấy mẹt quây tròn
Tưởng làm tổ ấm
Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm
Ú ớ cơn mê
Thon thót giật mình
Bóng giặc dày vò những nét môi xinh”.
Từ những câu thơ đó, mình bắt đầu hành trình đọc thơ ông cho đến hôm nay và chắc chỉ dừng lại khi không đọc được nữa.
Khó có ai mà quê hương thấm vào máu như ông, văn hóa Kinh bắc đã hóa trầm tích trong mỗi câu thơ ông, nó cứ bay lên lấp lánh, lộng lẫy với những Sông đuống, Mưa Thuận thành, Cổ bài tam cúc…:
“Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”
Sinh ra ở Thuận Thành Bắc Ninh, Tốt nghiệp tú tài toàn phần, 8 tuổi đã có thơ đăng báo. Năm 1944 ông đã tham gia Việt Minh, Cách mạng Tháng Tám, về Hà Nội xây dựng đoàn Kịch Đông Phương, phục vụ kháng chiến.
Năm 1947, tham gia Vệ quốc quân, thành lập đội Tuyên truyền Văn nghệ, năm 1952, ông được cử làm Trưởng đoàn Văn công Tổng cục chính trị. 1955 về công tác tại Hội văn nghệ, tham gia thành lập Hội nhà Văn Việt nam. Cũng như nhiều nghệ sĩ tài năng thời đó, ông bị kết tội tham gia Nhân văn gia phẩm bị tước văn tịch.
Đầy là cuộc sống của Nhà thơ sau án phạt: “Bề ngoài, Hoàng Cầm chịu một hình phạt tương đối nhẹ là khai trừ một năm khỏi Hội Nhà văn, cho dù ông là một yếu nhân của phong trào với vai trò chủ trương hai tờ Giai phẩm và Nhân văn, khích lệ các văn nghệ sĩ tham gia, cổ vũ Văn Cao “vào cuộc” (với thi phẩm “Anh có nghe thấy không?”), chủ động in “Nhất định thắng” và can đảm bênh vực Trần Dần, v.v…
Tuy nhiên, trong thực tế, một bản án vô hình đã treo lơ lửng trên đầu ông, khiến thi sĩ lâm vào một cuộc trầm luân kéo dài 3 thập niên: không được sống bằng ngòi bút, không được in ấn tác phẩm, người đời xa lánh… Như hồi tưởng của nhà thơ: “Nội dung kỷ luật lúc đầu thì chỉ như thế thôi. Nhưng rồi cái kỷ luật đó nó kéo quá dài. (…) riêng tôi thì cũng sáng tác tập “Về Kinh Bắc”. (…) Không hiểu lý do làm sao, nhưng đưa đến nhà xuất bản nào hay tòa báo nào cho nó đăng thì đều bị từ chối.”
Năm 1982, bị bắt, bị tống giam 18 tháng vì tập thơ “Về kinh Bắc” bằng “ ‘Lệnh bắt và khám xét khẩn cấp’ vì tội ‘lưu truyền văn hóa phẩm phản động ”, tập thơ đậm nhất về vùng văn Hóa Kinh Bắc . Ra tù ông bị bệnh tâm thần. Cuộc sống được tự ông ghi lại: ““Bà vợ tôi đã qua đời trong cảnh vô cùng nghèo đói, phải chạy ăn từng bữa một, từng dúm gạo một. Tiền thức ăn thì cũng không có, bữa cơm nào hai vợ chồng cũng phải nhịn bớt đi, nghĩa là đáng lẽ mình ăn ba bát, ăn có một bát, để nhường cho các con ăn.
Bà vợ tôi chết vào những ngày như thế, mà lại chết vào năm 85 ấy, lúc tôi đang bị cái bệnh tâm thần, đang ở cái dạng trầm uất và hoảng loạn như thế. Vì bà ấy phải chạy từng ngày bữa ăn của gia đình. Gia đình thì đông. Mỗi một tháng lại phải lên trình diện một lần mới được người ta cấp cho 12 cân gạo. Rồi lại phải đi lên sở lương thực để lấy giấy chứng nhận nọ kia, rồi bấy giờ mới lại sang phòng tài chính để thanh toán tiền, xong rồi xuống chỗ bán hàng, xếp hàng chờ đợi.
Tóm lại là muốn được 12 cân gạo, bà vợ tôi vất vả đến mức là nó lên một trận huyết áp rất đột ngột, chỉ mới có từ chập tối hơi sôn sốt, rồi bà ấy đi nằm, mà giữa mùa nực, bà ấy thấy có cái gì ren rét, tôi đã phải đắp cho bà ấy một cái chăn lớn. Ðến 4 giờ sáng thì người cứng ra và liệt nửa người. 9 giờ thì đem đi cấp cứu và đến chiều hôm sau qua đời.”
Và cái chứng tâm thần mà theo ông ” cũng không có gì ghê gớm lắm” hành hạ ông:
“Thật ra thì cũng không có gì là ghê gớm lắm, cũng không xé quần, xé áo, không đi ra ngoài đường, không chửi bới hay làm những gì ầm ĩ cả, bởi vì chỉ là hoảng loạn thôi. Hoảng loạn một cách hết sức lặng lẽ. Ví dụ nghe một tiếng còi ô-tô và một cái gì như là phanh ô-tô rít lên ở ngoài cửa – mà lúc bấy giờ tôi ở tít tận trong nhà cơ – nhưng khi nghe thấy như thế, vào lúc độ gần nửa đêm chẳng hạn, thì tự nhiên tôi co rúm lại và hết sức sợ hãi.
Nó như là một cái bản năng đấy, tìm chỗ trốn. Quả nhiên là tôi đã có nhiều lần chui xuống gầm giường vì những hoảng loạn như thế. Hay nghe tiếng giày cộp cộp và thoáng thấy một bóng áo, như áo quân đội hay áo cảnh sát hay của một người thương binh nào đó, chỉ cần một cái bóng, một cái màu quần áo thôi, thì tôi cũng hoảng rồi. Người ta gọi là bệnh hoảng loạn. Chứ sự thực thì lúc ấy chẳng có ai dọa nạt, chẳng có ai làm gì mình cả.”
Hai con người, hai chiến sĩ, hai nhà văn hóa. Đã đi trọn cuộc đời vì niềm đam mê, thao thức về trí tuệ và văn hóa. Kết cục khó có thể nói bi đát hơn nhưng nhờ thế hai ông đã để lại cho Việt Nam những hình ảnh của nhà văn hóa đích thực, những kẻ sĩ đích thực trong hoàn cảnh nhiễu nhương. Là hi vọng cho sự tồn tại nhân cách Việt, con Người Việt.
tdt4
tdt5
___
Nguồn: Blog Tễu


Mang theo phiêu bạt bước chân


Lê Phú Cường

(TBKTSG) - Có hồi bạn rụt rè nhắn tin trên Facebook nhờ nhận xét mấy bài thơ. Mình thuộc nghiệp dư nên cũng chỉ dám có đôi lời chân tình với bạn. Rồi đùng một cái, bạn thông báo rằng đã hoàn thành việc xuất bản tập thơ. Đọc xong, mới thấy thơ hay thật!

Bạn lấy chồng Tây, sống ở châu Âu hơn mười năm có lẽ. Cũng nhờ mạng xã hội nên bắt liên lạc lại được với nhau. Trên bước đường xa xôi ấy, bạn mang theo mình một tình yêu tiếng Việt thiết tha và một tâm hồn nhạy cảm đầy nỗi nhớ mong khắc khoải. Bạn nói rằng, thế giới nghệ thuật đó, giờ đây bạn không thể thiếu, và nó vĩnh viễn tồn tại song song với cuộc sống đời thường của bạn, gồm công việc, gia đình và các mối quan hệ xung quanh. Ở đó, bạn lấy một tên gọi khác và thể hiện tất cả các cung bậc cảm xúc, khát khao hay viên mãn, hạnh phúc hay đớn đau, bỏng cháy và cũng đầy hoài vọng, dám yếu đuối và cũng dám mạnh mẽ. Bạn được là chính mình. Bạn làm tôi nhớ đã từng có một hoài nghi rằng thế giới nào là thực khi ta nằm mơ thấy mình hóa bướm?
Ờ thì, bỏ qua những rối rắm nhân sinh, mà nhờ đó bạn đã cho ra đời những vần thơ rất ngọt ngào niềm yêu và khát khao da diết: “Ta xa nhau từ dạo/Em biếng nhếch môi cười/Em quên tôi từ dạo/Tôi tan vào đơn côi...”.

Bạn làm tôi nhớ những câu chuyện tình cờ bắt gặp một chiếc đàn dân tộc của người Việt ở châu Âu hay châu Mỹ. Thì ra, trên bước đường phiêu bạt theo những biến cố của lịch sử, có người vẫn mang theo bên mình một tình yêu âm nhạc hoặc thơ ca, hoặc một loại hình nghệ thuật nào đó, dù đang đối mặt với sự nghiệt ngã của số phận hay trong những hoàn cảnh, những môi trường hết sức khắc nghiệt, cô đơn. Đó là một mảng khuất nhưng rất mãnh liệt của những con người có đời sống tâm hồn phong phú. Nhà văn Sơn Nam, vốn ít làm thơ, nhưng trong tác phẩm Hương rừng Cà Mau cũng đã xúc cảm viết về tâm tư của những người khẩn hoang xa xứ: “Trong khói sóng mênh mông/Có bóng người vô danh/Từ bên này sông Tiền/Qua bên kia sông Hậu/Mang theo chiếc độc huyền/Điệu thơ Lục Vân Tiên...”.

Những thứ tình cảm sâu thẳm, niềm hoài hương và những rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên, trước những điều mới mẻ, những con người, những nền văn minh trên bước đường tuổi trẻ trở thành những cảm xúc bất tuyệt, đáng được tôn trọng và nâng niu, gửi gắm đến bạn bè.

Đi xa, bứt ra khỏi gia đình, quê xứ, những con người đó mới đáng được an ủi, vỗ về. Bởi họ thiếu nhiều thứ xung quanh, như khung trời tuổi thơ, như những ruột rà thân thuộc. Để được rắn rỏi và mạnh mẽ cũng là đáng khâm phục rồi, nhưng với bạn, còn làm đẹp thêm tâm hồn, và lan tỏa những rung cảm đến những người xung quanh, khi cơn gió chuyển mùa xao động, khi cánh hoa hé nụ báo xuân về hay rừng lá thu rơi, đợt tuyết tràn về phủ căn nhà mùa đông rét mướt. Những câu thơ ấy, run rẩy như sợi dây leo, réo rắt như tiếng tơ lòng ngân vọng. Tháng Ba về, bạn mang tặng cho người: “Mộc miên đỏ trải dài theo nỗi nhớ/Tháng ba nào mình bỡ ngỡ quen nhau... Nghe trái tim thắc thỏm nhớ em hoài/Sông nước lạ không hát bài quan họ” (*).

(*) Thơ Trần Hạ Vy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cực nóng: Người dân Hà Tĩnh kéo lưới chặn Quốc lộ chống Formosa 2-4-2017 gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng





Mới hơn 3 tháng đầu năm 2017 mà đã có tới 16 cuộc biểu tình lớn nhỏ ở Hà Tĩnh và Quảng Bình - hai tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất trong thảm hoạ Formosa.

Nhìn bà con, thay vì hăng say bám biển như mọi năm, nay phải lao khổ trong mưa gió, quăng lưới chặn quốc lộ trong nỗ lực tìm kiếm sự chú ý để các cấp chính quyền giải quyết dứt điểm các hệ luỵ của từ môi trường đến sinh kế do thảm hoạ gây ra, mà câu hỏi ai và cớ sao rước Formosa vào làm khổ dân cứ vang lên nhức nhối.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam: ‘Kẻ xấu’… lại đúng!



>> Tư duy lỗi thời
>> 500 ngày nương náu tâm hồn
>> Trấn Thành, một con buôn nghệ thuật?
>> Lật tẩy lời trần tình của cô nàng Hotgirl xứ Thanh


Người Việt
























THANH HÓA, Việt Nam (NV) – Nửa năm sau khi đề nghị “điều tra, xử lý” những “kẻ xấu” phát tán “thông tin bịa đặt,” chính quyền tỉnh Thanh Hóa chính thức thừa nhận việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh có nhiều sai sót.

Hồi Tháng Chín năm ngoái, trên Internet xuất hiện nhiều thông tin, hình ảnh về trường hợp thăng tiến bất thường của bà Trần Vũ Quỳnh Anh, 29 tuổi.

Năm 2010, bà Quỳnh Anh vào làm tạp vụ ở Liên Đoàn Lao Động tỉnh Thanh Hóa. Sang năm 2011, bà đột nhiên được Sở Xây Dựng tỉnh Thanh Hóa tuyển dụng làm công chức mà không cần thi tuyển. Từ đó đến 2015, chỉ trong vòng bốn năm, bà Quỳnh Anh vừa được cử đi học cao học, cao cấp chính trị, vừa liên tục được cất nhắc và trở thành trưởng Phòng Quản Lý Nhà – Thị Trường Bất Động Sản của Sở Xây Dựng tỉnh Thanh Hóa kiêm đảng ủy viên của cơ quan này. Cũng trong năm 2015, bà Quỳnh Anh được quy hoạch để làm phó giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Thanh Hóa.

Dù lương chỉ có 6 triệu đồng/tháng nhưng bà Quỳnh Anh là chủ hàng chục biệt thự trị giá hàng trăm tỷ đồng và sử dụng một chiếc Cadillac Escalade trị giá khoảng sáu tỷ đồng.

Lúc đó, những người đưa tin cáo giác, sở dĩ bà Quỳnh Anh lên hơn diều vì bà dễ coi và lọt vào mắt xanh của ông Ngô Văn Tuấn, cựu giám đốc Sở Xây Dựng Thanh Hóa. Để thăng tiến, ông Tuấn “nhượng” bà Quỳnh Anh cho ông Trịnh Văn Chiến, cựu chủ tịch tỉnh.

Ông Ngô Văn Tuấn giờ là phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa và ông Chiến đang là bí thư tỉnh ủy. Bà Quỳnh Anh trở thành một hoàng hậu không ngai tại Thanh Hóa vì đã sinh cho ông Chiến một đứa con.

Sau khi những thông tin như vừa kể và hình ảnh minh họa được đưa lên Internet, một số tờ báo của chính quyền Việt Nam có bài điều tra.

Ngay lập tức, ông Đỗ Minh Tuấn, phó bí thư thường trực của tỉnh ủy Thanh Hóa ký một công văn, gửi cho Ban Tuyên Giáo của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN, Bộ Thông Tin – Truyền Thông của chính phủ Việt Nam, các cơ quan truyền thông của nhà nước Việt Nam, khẳng định, những thông tin về bà Quỳnh Anh là “sai sự thật” nhằm “vu khống, bôi nhọ lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa,” nguy hại cho “an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường đầu tư, hình ảnh, vị thế của tỉnh Thanh Hóa.” Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu “điều tra, xử lý nghiêm minh” những “kẻ xấu.”

Bởi các thông tin, hình ảnh được cho là “bịa đặt” lại rất sát với thực tế, thanh tra của chính phủ Việt Nam đành tuyên bố sẽ “kiểm tra” nếu thanh tra tỉnh Thanh Hóa không làm gì cả.

Kết quả thanh tra của thanh tra tỉnh Thanh Hóa do Chánh Văn Phòng Kiêm Phát Ngôn Viên của chính quyền tỉnh Thanh Hóa công bố hôm 30 Tháng Ba xác nhận: Việc Tháng Tư, 2014, bà Quỳnh Anh được bổ nhiệm làm phó Phòng Quản Lý Nhà – Thị Trường Bất Động Sản của Sở Xây Dựng tỉnh Thanh Hóa và bảy tháng sau được cất nhắc làm trưởng phòng này là sai vì bà không đủ cả kinh nghiệm lẫn các yệu cầu tối thiểu khác. Phải chịu trách nhiệm về sai sót này là ông Ngô Văn Tuấn, lúc đó là giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Thanh Hóa.

Tương tự, việc “quy hoạch” bà Anh làm phó giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Thanh Hóa cũng sai và ngoài trách nhiệm của lãnh đạo Sở Xây Dựng tỉnh Thanh Hóa, còn có trách nhiệm của Ban Tổ Chức Tỉnh Ủy tỉnh Thanh Hóa. Cơ quan này đã thản nhiên gạt bỏ tất cả các yêu cầu để sắp xếp cho bà Quỳnh Anh đi học “Cao cấp chính trị.” Một trong những tiền đề phải có nếu muốn “quy hoạch” bà Quỳnh Anh làm lãnh đạo Sở Xây Dựng tỉnh Thanh Hóa.

Đáng chú ý là chỉ một ngày sau khi phó bí thư Thường Trực của Tỉnh Ủy Thanh Hóa đề nghị “điều tra, xử lý” những “kẻ xấu” tung “tin bịa đặt,” bà Quỳnh Anh nộp đơn xin thôi việc. Sự kiện đó không được thông báo và nay, thanh tra tỉnh Thanh Hóa xác định đó là “lỗi” của Sở Xây Dựng tỉnh Thanh Hóa: Không thông báo cho Sở Nội Vụ để chính quyền tỉnh Thanh Hóa biết và trả lời với công chúng.

Sở Xây Dựng tỉnh Thanh Hóa còn được xác định là có một “lỗi” khó tưởng tượng khác: Trả lại toàn bộ “hồ sơ công chức” của bà Quỳnh Anh cho chính bà nên không còn bản gốc để truy cứu trách nhiệm rộng hơn.

Bởi vào thời gian thanh tra, bà Quỳnh Anh không còn là cán bộ, công chức nên chính quyền tỉnh Thanh Hóa loan báo “chưa đủ cơ sở để kiểm tra, xác minh tài sản của bà Quỳnh Anh.” Chính quyền tỉnh Thanh Hóa bảo rằng, hồ sơ đảng viên của bà Anh thiếu trung thực khi khai về “lịch sử bản thân,” cũng như “không khai về hoàn cảnh kinh tế của bản thân và gia đình” nên sẽ kỷ luật bà Quỳnh Anh về mặt… đảng.

Chưa rõ “sinh mạng chính trị” của ông Ngô Văn Tuấn – một trong những nhân vật của scandal vừa kể có bị “kết liễu” hay không? Cũng chưa rõ ông Tuấn có định bạch hóa gì không? Tuy nhiên có một điều đã rất rõ: “Kẻ xấu” lại… đúng.

Một điểm chưa rõ khác là không biết tới lúc nào tỉnh ủy Thanh Hóa mới xin lỗi và cám ơn “kẻ xấu” đã giúp họ thực hiện công cuộc chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa?” (G.Đ)


Phần nhận xét hiển thị trên trang