Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

Tiêu điểm "Bộ Ba" của Trung Quốc ở Trường Sa


Ba căn cứ Không quân của Trung Quốc là Đá Subi, Vành Khăn và Đá Chữ Thập ở và một căn cứ khác trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa sẽ cho phép các máy bay quân sự nước này triển khai hoạt động trên hầu như toàn bộ Biển Đông.

Chỉ cách đây hơn 1 năm, cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI) James Clapper đã viết 1 lá thư gửi Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ John McCain, trong đó dự báo rằng Trung Quốc sẽ hoàn tất việc xây dựng các cơ sở tấn công và phòng thủ ở quần đảo Trường Sa vào cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017. Ông Clapper đã không đi quá xa khi đưa ra nhận định trên. Các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự và lưỡng dụng chủ yếu trên nhóm "Bộ Ba" (Big 3) - Đá Subi, Vành Khăn và Đá Chữ Thập - đang vào giai đoạn hoàn tất, với các cơ sở cho Hải quân, Không quân, radar và phòng thủ mà chương trình AMTI theo dõi trong gần 2 năm qua phần lớn đã hoàn tất. Hiện Bắc Kinh đã có thể triển khai các khí tài quân sự, bao gồm máy bay chiến đấu và các bệ phóng tên lửa cơ động, ra quần đảo Trường Sa vào bất kỳ lúc nào.
Ba căn cứ Không quân của Trung Quốc ở Trường Sa và một căn cứ khác trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa sẽ cho phép các máy bay quân sự nước này triển khai hoạt động trên hầu như toàn bộ Biển Đông. Thực tế này cũng đúng với phạm vi bao phủ của hệ thống radar Trung Quốc, với các cơ sở radar theo dõi/cảnh báo sớm bố trí trên Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Châu Viên, cũng như trên đảo Phú Lâm và các cơ sở nhỏ hơn. Trung Quốc đã duy trì các khẩu đội tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm từ hơn một năm qua và ít nhất một lần triển khai các tên lửa chống hạm tới hòn đảo này. Hiện Trung Quốc đã xây dựng các nhà chứa kiên cố với mái di động dành cho các bệ phóng tên lửa cơ động trên Big 3.
Việc xây dựng các nhà chứa máy bay trên Đá Chữ Thập, đủ để chứa 24 máy bay chiến đấu và 3 máy bay cỡ lớn như máy bay tình báo, theo dõi và do thám (ISR), máy bay vận tải, máy bay tiếp dầu hoặc máy bay ném bom đã hoàn tất. Tháng 1/2017, các mái che máy radar đã được lắp đặt trên 3 tòa tháp lớn ở nhánh phía Đông Bắc bãi đá này mà trước đó chưa xác định xây dựng với mục đích gì, cũng như 1 tòa tháp ở mũi phía Bắc của đường băng. Một dãy mái che máy radar cỡ lớn được lắp đặt ở phía Bắc của sân bay cho thấy 1 trạm radar/cảm biến quy mô đáng kể.
Trên Đá Vành Khăn, các nhà chứa dành cho 24 máy bay chiến đấu đã hoàn thành và đầu tháng 3 này, các nhóm xây dựng đã thực hiện những công đoạn cuối cùng trên 5 nhà chứa máy bay lớn. Một tháp radar hoàn chỉnh ở giữa bãi đá, trong khi 3 tháp lớn đã được xây dựng ở góc phía Tây Nam. Một mái che máy radar đặt trên mặt đất gần một trong các tháp này cho thấy sẽ sớm được lắp đặt tương tự như các cấu trúc trên Đá Chữ Thập và Đá Subi. Những mái che di động cũng được lặp đặt trên các nhà chứa tên lửa mới được xây dựng gần đây.
Trên Đá Subi, việc xây dựng các khu nhà để 24 máy bay chiến đấu và 4 nhà chứa máy bay lớn hơn đã hoàn tất. Những hình ảnh gần đây cho thấy các mái che máy radar được lắp đặt trên 3 tháp của Đá Subi ở các giai đoạn hoàn thiện khác nhau, cùng với 1 tháp radar hoàn chỉnh ở cạnh đường băng. Tại mỏm phía Nam của Đá Subi cũng có 1 cấu trúc dường như là 1 trạm radar "lồng voi" cao tần. Đây là cấu trúc duy nhất trên Big 3. Giống như các cơ sở radar trên các bãi đá khác, trạm radar cao tần này bố trí gần với 1 cấu trúc phòng ngự theo điểm, làm nhiệm vụ bảo vệ trạm radar trước các cuộc không kích bằng máy bay hoặc tên lửa.
Theo “AMTI
Hương Trà (gt) 

Tin cũ hơn:

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Park Geun Hye – từ Nhà Xanh đến nhà tù


Hôm qua, Tòa án quận Trung tâm Seoul ra trát bắt giữ cựu Tổng thống Park Geun Hye do dính líu đến tham nhũng. Trát này được tòa cho rằng “cần thiết” và “có lý do” để tránh bà Park tiêu hủy các chứng cứ.
Nền dân chủ Hàn Quốc lần đầu tiên chứng kiến tổng thống dân cử vừa bị phế truất, vừa phải đưa tay vào còng số 8.
Hàn Quốc chứng kiến không ít tổng thống phải thân bại danh liệt vì tham nhũng, nhưng đối với Park Geun Hye thì có nhiều khác biệt. Bà Park có hai lần rời Nhà Xanh đều trong tủi nhục.
Cuộc đời bà là tấn bi kịch, hết biến cố này lại đến biến cố khác, ngay cả khi bà nắm quyền lực.
Park Geun Hee đứng sau cùng, bức ảnh gia đình cùng với thân phụ và hai em. Ảnh: REUTERS
Park Geun Hee sinh ngày 2/2/1952 trong một gia đình 5 người tại tỉnh Daegu, Hàn Quốc. Lúc đó, cha bà, Park Chung Hee, mới 35 tuổi đã làm Phó Giám đốc Trung tâm Tình báo Quân đội. Mẹ bà Park là Yuk Young Soo, bà có em gái là Park Geun Ryeong và em trai là Park Ji Man.
Park Chung Hee, bìa phải, mang kín đen, 4 ngày sau đảo chính 16 tháng 5 năm 1961. Ảnh: chưa rõ nguồn.
Năm học lớp 4, một biến cố chính trị đã vĩnh viễn thay đổi số phận của bà. Cha bà, Tướng Park Chung Hee, đảo chính thành công ngày 16/05/1961. Hai năm sau, ông trở thành Tổng thống thứ 5 của Đại Hàn Dân Quốc. Lịch sử ghi nhận ông như một nhà độc tài cầm quyền suốt 16 năm với những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Park Geun Hye tại trường Đại học Sogang, cầm cờ bên phải. Ảnh: Joongang Daily.
Park tốt nghiệp cấp 2, 3 tại trường nữ sinh Sungshim, Seoul năm 1970. Bà luôn đứng đầu lớp, các giáo viên nhận xét Park sớm trưởng thành, rất thận trọng và ít nói.
Lên đại học, mẹ Park đã thuyết phục con gái học ngành lịch sử nhưng bất thành. Park kiên quyết học ngành kỹ sư điện tử vì muốn “đóng góp cho đế chế điện tử Hàn Quốc”. Người thư ký của mẹ bà kể lại, “Yuk (mẹ Park) nói rằng bà chưa bao giờ nghĩ Park sẽ có cuộc đời bình thường như đa số phụ nữ”.
Cũng trong năm này, cha bà đã sửa đổi hiến pháp để duy trì quyền lực. Rất nhiều sinh viên đã biểu tình phản đối. “Tôi bị ám ảnh bởi việc học”, Park nói. “Mọi người đều biết cha tôi là ai, đời sống sinh viên của tôi bị giới hạn nhiều thứ”. Bà tốt nghiệp năm 1974 với số điểm rất cao, 3.82/4.
Vài tháng sau, khi đang học tại Pháp, bà nhận được một tin nhắn đột ngột: “Madam Park bị ám sát”. Đó là ngày 15/8/1974. “Nó giống như một con dao đâm sâu vào trái tim tôi, tôi không thể ngừng khóc trên đường trở về nhà”, Park kể.
Cô viết trong nhật ký: “Trách nhiệm lớn nhất của tôi bây giờ là cho đất nước thấy cha tôi không cô đơn. Tôi quyết định từ bỏ mọi ước mơ về một cuộc sống tự do và dễ dàng”.
Park Guen Hye kế thừa chức vị “đệ nhất phu nhân” từ mẹ, cùng cha bước chân vào chính trường khi mới 22 tuổi.
Park Geun Hye cùng cha Park Chung Hee trong cương vị đệ nhất phu nhân. Ảnh: EPA.
Không có thời gian để đau buồn, trong 5 năm sau đó, Park luôn sát cánh cùng cha trong những chuyến thăm viếng, công du. Bà học cách bắt tay, mỉm cười, xã giao với các chính khách cho đến những người dân bình thường, như mẹ bà đã từng đảm nhận.
Park và Choi (áo trắng) ngồi cùng nhau tại Đại học Seoul tháng 6 năm 1979. Ảnh: cắt từ clip của hãng Newstapa.
Cũng từ đây, xuất hiện hai nhân vật sau này đã hủy hoại toàn bộ sự nghiệp của bà. Ông Choi Tae Min, một người tự xưng là mục sư, nói rằng “có liên hệ” với người mẹ đã quá cố của bà.
Ông đề nghị gặp Park để đưa ra các lời khuyên và nói ông sẽ giúp bà “liên hệ” với mẹ bất cứ khi nào bà muốn. Choi Tae Min đã lợi dụng sự tin tưởng, mối quan hệ với Đệ nhất Phu nhân để trục lợi.
Con gái của Choi Tae Min là Choi Soon Sil, kém Park 4 tuổi, trở thành bạn thân của bà. Choi Soon Sil kế thừa “nhiệm vụ” từ cha, trở thành “đầu dây mối nhợ” trong vụ tham nhũng đưa Park ra khỏi Nhà Xanh và đối diện với án tù hiện tại.
Park Geun Hee trong đám tang của cha mình năm 1979. Ảnh: REUTERS.
Bi kịch tiếp nối bi kịch. Tháng 10/1979, Park Chung Hee bị bắn chết bởi chính thuộc cấp của mình, Kim Jae Gyu, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Trung ương. Khai trước tòa, Kim nói một phần lý do là Park Chung Hee và con gái của mình đã để cho Choi Tae Min lợi dụng.
Một tháng sau, Park rời Nhà Xanh.
Năm 1980, bà bị sinh viên biểu tình phản đối, tẩy chay khi tham gia Hội đồng Quản trị Đại học Yeungnam. Năm 1982, bà thành lập Quỹ Yukyoung, đến năm 1990 bà thôi giữ chức vụ này. “Cuối cùng tôi có thể bắt đầu cuộc sống riêng của mình”, Park nói.
Từ lúc gặp Choi, Park đã không còn thân thiết với hai em của mình nữa. Năm 1990, hai người em đệ đơn lên tổng thống để buộc tội Choi lợi dụng ngày giỗ của Park Chung Hee để trục lợi khi kêu gọi thành lập một quỹ tư nhân.
Bà Park bị tấn công bằng dao năm 2006, phải khâu 60 mũi ở má phải. Nguồn ảnh: Saenuri Party.
Sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, người con gái của vị tổng thống độc tài quyết định quay trở lại chính trường. “Sau cuộc khủng hoảng, một câu hỏi văng vẳng trong đầu tôi”, Park nói, “liệu tôi có thể nhìn mặt cha mẹ sau khi tôi chết, nếu tôi sống trong cuộc sống thoải mái còn đất nước thì đang rung chuyển?”
Park giành một ghế trong Quốc hội Hàn Quốc trong kỳ bầu cử bổ sung năm 1998. Năm 2004, bà trở thành Chủ tịch của đảng Quốc Đại (Grand National Party).
Dưới sự lãnh đạo của Park, đảng này chiến thắng tổng cộng 40 cuộc bầu cử. Bà được mệnh danh là Nữ hoàng của những cuộc bầu cử (Queen of Elections). Năm 2012, Park tiến hành cải cách và đổi tên đảng này thành Saenuri.
Bà Park chào cờ nhậm chức tổng thống tại Quốc hội Hàn Quốc ngày 25/02/2013. Ảnh: Saenuri Party.
Cuối cùng, năm 2012, tiếng tăm của cha cùng với sự tài giỏi của bản thân đã đưa Park Guen Hye trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc.
Bài phát biểu nhậm chức của bà có tên “Mở ra một kỷ nguyên của hy vọng”, cam kết xây dựng một đất nước hạnh phúc hơn dựa trên nền tảng pháp quyền và trân trọng nhân tài.
“Tôi sẽ giành được niềm tin của mọi người bằng cách xây dựng một chính phủ trong sạch, minh bạch và thực tài”. Bà nói trước hơn 70.000 cử tri, quan chức chính phủ và chính khách các nước.
Bà Park nói chuyện với thân nhân của nạn nhân trong vụ chìm tàu Sewol. Ảnh: EPA.
Park là một tổng thống cô đơn, không chồng không con và đã cắt đứt liên lạc với hai em. Choi Soon Sil ngày càng thân với Park, đến nỗi được bà gọi là “em gái”. Bà Park cũng khá thân thiết với chồng của bà Choi, ông này từng làm trợ lý cho bà khi ở Quốc hội.
Ngày 16/04/2014, Hàn Quốc xảy ra thảm kịch phà Sewol bị lật ở đảo Jeju làm 305 người chết, phần đông là học sinh phổ thông. Tổng thống Park được thông báo 2 lần, nhưng bà đã “mất tích” không ai biết trong 7 tiếng đồng hồ.
Sau đó, một nhà báo Nhật bị xử tội phỉ báng khi cáo buộc bà Park đang hẹn hò lãng mạn với chồng của bà Choi mà lẽ ra bà nên chỉ đạo vụ chìm phà Sewol kinh hoàng.
Ông Chung Yoon Hoi, chồng của bà Choi. Ảnh: Cắt từ video của YTN World.
Tháng 11/2014, một tờ báo Hàn Quốc phơi bày tài liệu rò rỉ từ Nhà Xanh cho rằng chồng bà Choi đã điều khiển văn phòng tổng thống, ra lệnh cho thư ký tổng thống đặt các đơn hàng do ông đề nghị. Người đã thảo các tài liệu bị rò rỉ này cho rằng, 60% trong các tài liệu này là sự thật.
Vụ việc này làm cho đảng của bà Park thua trong kỳ bầu cử Quốc hội tháng 4 năm 2016. Uy tín của bà bị suy giảm nghiêm trọng.
Tổng thống Park nói lời xin lỗi trên truyền hình trực tiếp 25/10/2016. Ảnh: AP.
Mặc dù có scandal xảy ra giữa Park và chồng bà Choi, nhưng Choi luôn là người bạn và cố vấn trung thành cho nữ Tổng thống. Choi cũng kiếm được cả tỷ won qua mối quan hệ như chị em này.
Nhưng sự bất cẩn của Choi đã giáng một cú chí tử vào sự nghiệp của Park Gen Hye.
Ngày 24/10/2016, đài truyền hình JTBC đã lấy được một máy tính bảng bà Choi bỏ đi. Đài này công bố hơn 40 tài liệu là các bản thảo phát biểu của tổng thống. Dữ liệu máy tính cho thấy các tài liệu này nhận được trước khi tổng thống phát biểu vài giờ hoặc vài ngày.
Một ngày sau đó, Tổng thống Park Geun Hye lên truyền hình xin lỗi toàn dân.
Lần đầu tiên bà thừa nhận đã dựa vào lời khuyên và sự giúp đỡ của bà Choi, nhưng bà không nhắc gì đến những cáo buộc lợi dụng việc này để tham nhũng.
Các cáo buộc lên bà Park ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn. 
Bà Park cúi đầu xin lỗi tại Nhà Xanh lần thứ hai. Ảnh: EPA.
Ngày 4/11/2016, bà Park lên truyền hình xin lỗi lần thứ hai.
“Ngày mà tôi đặt chân đến Nhà Xanh, tôi sống một cuộc đời cô độc” bà Park nói như sắp khóc. “Tôi đã cắt đứt mọi liên hệ với gia đình để tránh những điều không may. Tôi không còn ai bên cạnh mình cho vấn đề cá nhân, vì thế tôi chỉ còn trông cậy vào Choi”.
Những người biểu tình đòi tổng thống Park từ chức tại quảng trường Gwanghwamin trung tâm Seoul, 5/11/2016. Ảnh: AFP.
Người Hàn Quốc không để chuyện này trôi qua dễ dàng, họ không muốn lãng phí niềm tin cho một công chúa hư hỏng.
Tuần này nối tiếp tuần nọ, hàng triệu người đã xuống đường đòi phê truất tổng thống. Mức tín nhiệm của bà chỉ còn 4%.
Sau đó, các công tố viên đã cáo buộc bà Choi lợi dụng quyền lực và tống tiền. Tổng thống Park lúc này được cho là kẻ đồng phạm, thông đồng để bà Choi tống tiền các doanh nhân cho các tổ chức phi lợi nhuận của bà Choi. Park Geun Hye trở thành tổng thống đầu tiên là nghi phạm hình sự lúc còn ở Nhà Xanh.
Phó Chủ tịch tập đoàn Sam Sung, Lee Jae Yong, có liên can trong vụ này. Ông bị cáo buộc đãbỏ ra 1,2 triệu đô mua ngựa tặng cho con gái bà Choi để hưởng sự ưu ái từ “em gái” tổng thống.
Tòa bảo hiến Hàn Quốc chấp thuận luận tội tổng thống của Quốc hội ngày 10/03/2017. Ảnh: Yonhap.
Lúc này bà Park còn là tổng thống nên được miễn quyền truy tố. Nhưng ngày 09/12/2016, Quốc hội Hàn Quốc đã quyết định luận tội bà và tạm thời tước bỏ quyền lực tổng thống.
Ngày 10 tháng 3 năm 2017, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc phê chuẩn quyết định luận tội tổng thống của Quốc hội, bà Park chính thức mất chức. 
Park Geun Hye trên xe đến trại giam ngày 31/03/2016. Ảnh: AP.
Hai ngày sau, ái nữ của cố Tổng thống Park Chung Hee mội lần nữa rời Nhà Xanh. Bà Park trở về nhà riêng trong một đoàn xe hộ tống. Bên ngoài nhà của bà vẫn có nhiều người ủng hộ.
Kể từ đây bà Park trở thành một công dân bình thường, có thể bị triệu tập và nhận trát của tòa bất cứ lúc nào.
Ngày 30/03/2017, bà Park tham gia phiên tòa quyết định có bắt bà hay không. Ngay sau đó, bà được đưa đến văn phòng công tố viên chờ nghe phán quyết.
Sáng ngày 31/03/2017, tổng thống thứ 11 của Đại Hàn Dân Quốc Park Geun Hye chính thức bị bắt.
Park Geun Hye, ái nữ, đệ nhất phu nhân, nữ hoàng của những cuộc bầu cử, tổng thống và nghi phạm tham nhũng đã thực sự cô đơn sau song sắt trại giam.
Tài liệu tham khảo:
  1. Fall of the Queen – Straitstimes
  2. A life that revolve around the Bule House – Korea Joogang Daily
  3. Diary of Park Geun Hye – Korean Political History

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Phạm Thành PR cho Huỳnh Quốc Huy nè:

Tôi nghe Huỳnh Quốc Huy.


Phạm Thành.
Ảnh chụp Huỳnh Quốc Huy đang live stream trực tiếp.
Mấy hôm nay tôi nghe clips live stream của Huỳnh Quốc Huy về sự tồn vong của đất nước, trong đó có những cơ hội phát triển bị bỏ qua, vị thế quân sự, chính trị, kinh tế của Việt Nam trong bản đồ tiến trình phát triển của thế giới; yếu tố Mỹ, Hán Tàu đối với quá khứ, hiện tại, tương lai của với Việt Nam; yếu tố dân trí của Việt Nam trong sự tồn vong của dân tộc và đất nước và đặc biệt là chủ đề người Việt Nam làm gì và làm như thế nào để có tự do, dân chủ. Phải công nhận rằng, Huy nói rất đúng, rất hay và rất thuyết phục người nghe. Bản thân tôi chưa thấy Huy nói sai một việc gì, vấn đề gì. Tôi còn học tập ở Huy thái độ tôn trọng người nghe, kể cả người nghe là DLV hay người đối kháng với tư tưởng của mình. Huy còn đủ bản lĩnh và trình độ để trả lời ngay bất kỳ câu hỏi nào của ngừơi nghe gửi đến Huy trong chủ đề Huy đang live stream. Huy còn trẻ tuổi mà sự hiểu biết rất rộng, sâu và uyên bác. Huy thật là một người: “Tuổi trẻ tài cao”.
Nghe Huy, tôi biết thêm, thấm thía thêm nỗi lo đất nước bị mất, bị sẻ nửa bởi những âm mưu xa, chiến thuật gần của Tàu Cộng. Sự mất nước, mất dân tộc Việt Nam đã rất cận kề mà hầu như toàn bộ dân Việt Nam không hay không biết hoặc có biết nhưng lại ngoảnh mặt làm ngơ. Cũng từ clips của Huy, lần đầu tiên tôi biết có lãnh đạo chóp bu Việt Nam đã có biệt phủ, giá trị tới 5 triệu đo la ở Bắc Kinh cùng với sự hứa hẹn của Tàu Cộng rằng: Có hệ lụy gì cứ sang đây. Ông vẫn là vua, là lãnh đạo của dân Việt. Tôi cũng nghe clips của Phạm Văn Thành đọc bài kêu gọi biểu tình ngày 5.3 của Trịnh Xuân Thanh, cung có nêu Nguyễn Phú Trọng nhận từ Formosa 2 tấn vàng, chứ không phải chỉ có 50 kg. 2 tấn vàng đã dập thành những miếng vàng nhỏ và được chuyển đi. Tàu Cộng cho Việt Nam vay 16 tỷ đo la, nhưng ép phải cho Formosa vay lại 10 tỷ. Trên clips của Huy cũng công bố tài liệu, tiền của quan chức Việt có cả trăm tỷ đo la đang nằm ở Mỹ. Và nuối năm nay (2017)  Mỹ sẽ công bố 180 quan chức Việt Nam bị Chế tài nhân quyền theo luật Magnitsky của Mỹ. Tôi cũng chú ý đến chi tiết rất đắt giá, người dân Việt Nam rất cần nên biết, rằng, nếu dân chúng biểu tình, chỉ cần chính quyền huy động lực lượng võ trang trấp áp, chỉ cần vô tình hay cố ý bắn chết 1 người thôi, lập tức đất nước sẽ bị khoang vùng cấm bay, bom đạn của thế giới tự do sẽ nhằm vào các cơ sở của chính quyền Hà Nội để thả xuống. Thế giới sẽ điều lực lượng gìn giữ hòa bình tới Việt Nam và Việt Nam sẽ có bầu cử tự do.
Huỳnh Quốc Huy còn nói nhiều vấn đề khác, như sự thâm độc của Tàu Cộng dùng các kế sách giết dần dân tộc Việt Nam. Dân Việt Nam muốn tồn tại thì phải biết chống ai, bạn với ai và mỗi người dân Việt Nam phải ngay từ lúc này đứng lên cứu nước, cứu nhà khi còn chưa muộn. Tư do chưa bao giờ là miễn phí. Tự do chẳng có ai đem cho mình khi mình không dám đứng lên để giành lấy.
Huy đã có mấy chục clips về vấn đề này. Tôi đang tiếp tục nghe. Càng nghe, càng ngấm. Tôi mong đất nước xuất hiện thêm nhiều người tài như Huỳnh Quốc Huy thì con đường dân chủ cho Việt Nam mới sơm trở thành hiên thực.
Xin được giới thiệu để các bạn cùng nghe và chia sẻ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang