Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

Tổ chức biểu tình thông qua mạng xã hội: Chính quyền Putin không biết phản ứng ra sao


Phạm Duy Hiển


Takayuki Tanaka

Phạm Nguyên Trường dịch

Ở Nga - mùa xuân sang năm nước này sẽ tổ chức bầu cử tổng thống - phong trào chống chính phủ, sử dụng các mạng xã hội, đang tăng tốc.



Các cuộc biểu tình chống tham nhũng, được tổ chức vào ngày 26 tháng ba, do blogger-bất đồng chính kiến Aleksey Navalny phát động, được diễn ra ở 80 thành phố của nước Nga, trong đó có Moskva. Họ tấn công chính quyền Putin. Rất khó ngăn chặn các cuộc biểu tình không có tổ chức này, do đó, các nhà chức trách không biết phải áp dụng những biện pháp nào.


Phố Tverskaya, chiều ngày 26 tháng 3. Cảnh sát bắt giữ Navalny ngay khi cuộc biểu tình vừa khởi động. Mặc dù vậy, cuộc diễu hành tiếp tục cho đến tối. Mấy trăm người dân thành phố bị câu lưu, đấy là những người mang biểu ngữ và có lời qua tiếng lại với cảnh sát.

Tuy nhiên, không thể phân biệt phần lớn người biểu tình với khách qua đường bình thường. Nhiều người dân thành phố rút smartphone ra và ghi lại những việc làm của cảnh sát cơ động. Cảnh sát không vũ trang đã ra tay trấn áp. Hầu như không có người biểu tình nào bị thương.

Lí do làm bùng phát các cuộc biểu tình là đoạn video clip do Navalny tung ta. Đoạn video này khẳng định rằng thủ tướng Medvedev, nhờ hối lộ, đã gom góp được khoản tiền rất lớn. Đoạn video này được đưa lên YouTube vào đầu tháng 3. Nó lan truyền rất nhanh và đã có hơn 13 triệu lượt người xem.

Truyền hình nhà nước lờ đi, làm như không biết đến video clip này, nhưng lời kêu gọi của Navalny về việc tiến hành biểu tình vào ngày 26 tháng 3 lan truyền cách nhanh chóng trên các mạng xã hội của những người đã xem video. Kết quả là, số lượng người biểu tình trên cả nước lên tới vài chục ngàn. Đây là những cuộc biểu tình lớn nhất, kể từ phong trào phản đối giai đoạn 2011-2012.

Chính quyền - đang tìm cách đàn áp lực lượng phản đối trước thềm cuộc cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới – sợ rằng ngay cả nếu bắt nhà lãnh đạo, thì cũng rất khó ngăn chặn các cuộc biểu tình, được tổ chức thông qua các mạng xã hội.

Ngoài ra, nếu dùng lực lượng vũ trang để ngăn chặn các cuộc biểu tình, hình ảnh và video clip – qua mạng xã hội - sẽ bay ra khắp nơi trên thế giới. Nó chỉ có tác dụng khuyến khích phong trào chống chính phủ mà thôi. Chính quyền đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Có thể hạn chế một cách nghiêm ngặt việc sử dụng các mạng xã hội, như người ta đã làm ở Trung Quốc và những nước độc tài khác.

Tuy nhiên, chính quyền lại sợ rằng những người sử dụng mạng xã hội sẽ xuống đường.

Do đó, chính phủ đang sử dụng chiến lược thuyết phục phong trào chống chính phủ một cách nhẹ nhàng bằng PR và kiểm soát các phương tiện truyền thông đại chúng. Ngày 27 tháng 3, thư ký báo chí của tổng thống, Dmitriy Peskov, tuyên bố rằng Navalny hứa cho người biểu tình tiền, nếu có người bị bắt giữ. Cũng trong ngày 27 tháng 3, tòa án Moskva quyết định phạt tiền và bắt giam Navalny 15 ngày.

Trong khi đó, các cuộc biểu tình hiện nay có nhiều khả năng sẽ gây ra hậu quả. Theo thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng của Nga, ngày 27 tháng 3, hàng trăm tài xế xe tải đã bắt đầu biểu tình trên toàn quốc, họ đòi xóa bỏ thuế đánh trên các phương tiện giao thông, một trong những người thân cận với tổng thống Putin có liên quan tới sắc thuế này. Chính quyền đã bắt giữ một số người, nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục.

Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nga đã kéo dài khá lâu. Mức sống tiếp tục đi xuống. Người Nga ngày càng tỏ ra bất mãn với nạn tham nhũng trong các giới chức chính phủ. “Người Nga đã làm bật nắp sự bất mãn tích tụ suốt nhiều năm qua. Có nhiều khà năng là biểu tình sẽ tiếp tục”, - chủ tịch Trung tâm Công nghệ Chính trị, Boris Makarenko, nói.

Giáo sư Valery Solovey, thuộc Trường đại học quan hệ quốc tế Moskva (МГИМО):

Nhờ mạng xã hội, có thể dễ dàng tổ chức phong trào phản đối, ngay cả khi không có lãnh đạo. Hiện nay, bắt giữ lãnh đạo cũng không thể ngăn chặn được biểu tình. Có thể tiến hành đàn áp trên diện rộng, nhưng có nguy cơ là cảnh sát không tuân lệnh, cảnh sát cũng khổ sở vì mức sống suy giảm. Chính quyền đang thảo luận về việc cấm sử dụng các mạng xã hội, nhưng hầu hết mọi người đều tin rằng mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích hơn là thiệt hai. Nếu cấm ngườita xả hơi, ngay cả trên mạng xã hội, thì có nhiều khả năng là họ sẽ xuống đường.

Giáo sư Toshiro Nakamura, thuộc Đại học Tsukuba:

Đặc điểm nổi bật của các cuộc biểu tình hiện nay là có nhiều thanh niên tham gia. Nói chung, họ chỉ biết mỗi chính quyền Putin, và điều đặc biệt là tất cả đều có cảm giác tuyệt vọng. Tội phạm vị thành niên gia tăng. Các nhà chức trách đau đầu trước câu hỏi: Làm sao sửa chữa được tình hình? Trong khi họ tìm cách gia tăng ngân sách cho giáo dục và cho cha mẹ nhiều quyền hơn. Trong các cuộc biểu tình vừa qua, người ta nhận thấy cảnh sát có thái độ kiềm chế đối với thanh niên. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình đã nhanh chóng lắng xuống. Các cuộc biểu tình sẽ không có tác động gì đối với Putin, ông ta đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3 năm 2018. Nhiều khả năng là ông ta sẽ lợi dụng những căng thẳng đang gia tăng và tỉ lệ cử tri đi bầu tăng lên.

Tôi đang quyên góp 500 USD để in bản dịch tác phẩm Chủ nghĩa cộng sản của Richard Pipes. Xin cám ơn. Bạn có thể ủng hộ qua Paypal satarov1951@mail.ruhoặc góp $1/tháng trên Patreon https://www.patreon.com/phamnguyentruong



Nguồn www.nikkei.com (Nhật)


Dịch qua bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/politic/20170330/239001139.html

Đã đăng trên http://www.ijavn.org/2017/04/vntb-to-chuc-bieu-tinh-thong-qua-mang.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

KHÔNG



Rừng xưa lặng tiếng chim kêu
Lâu lâu chích chích
chim sâu dưới cành
Suối không muốn chảy
một mình
Gió khô
khô cả chút tình
mới hoa
Ngẩn ngừ ta đợi
mình ta
Run run tay nắng
mây xa cuối nguồn
Ai cùng ta
đốt nỗi buồn
Gửi mây cho gió
gửi hồn cho mơ..
Dở dang như dại
như khờ
Cuốc vào mặt đất
ươm thơ lỡ mùa..
Người ta hát!
Người ta hò!
Sao ta vương mãi con đò
bến Không?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGÀY MAI TÔI LÊN PÀ CA



                             Truyện ký của Hồng Giang

Thoáng cái, đã mười lăm năm. Tôi và Giàng A Lù chơi thân với nhau.
 Hồi còn làm công nhân lâm nghiệp trên Khuổi Mu chả tuần nào tôi không có mặt ở nhà A Lù. Khi thì anh bẫy được con gà rừng, lấy được tổ khoái quan, thứ mật ong rừng đặc quánh, vàng óng, thơm điếc mũi, khi có đám bắp non vàng bẹ, được nướng, anh nhắn tôi lên. Hay chỉ đơn giản vào rừng kiếm được đám mộc nhĩ, nấm hương, anh cũng nhớ đến, bảo tôi mang về dành ăn tết. “ Cái này quý lắm ớ! Dưới mày cái gì cũng có, nhưng cái này chắc là không.. hầy dà không cần nghĩ nhiều đâu mà!”

Chả phải tự nhiên chúng tôi quen biết nhau. Cơ duyên cứ như trời định vậy.

Cái buổi tối đầu tiên tôi biết A Lù là một đêm vắng trăng, nhưng sao dày chi chít trên trời.
Đêm miền cao, sao sáng rất đặc biệt, trời như gần mặt đất hơn, ánh sáng mờ ảo như sáng trăng suông.
Tôi  phải về nhà gấp cho kịp sáng mai nhà có việc.
Hồi đấy chưa có xe máy nhiều như bây giờ và nếu có đường từ đội lâm nghiệp của tôi về đến nhà, xe máy cũng không đi được.

Qua một mùa mưa, con đường đất gọi là đường “dân sinh” bị mưa lũ xẻ ngang, xẻ dọc thành trăm đoạn. Chạy xe máy chỉ có nước ngồi khóc giữa đường, chờ ông bụt hiện ra, hay may mắn có người đi qua đẩy hộ mỗi lần xe tụt xuống các khe rãnh ấy.. Với chàng công nhân lâm trường như tôi, xe máy lúc bấy giờ gần như thứ gì xa xỉ, vốn biết “có nó cũng như không”, thật tình tôi chả nghĩ đến bao giờ.
Tôi mang cái xe đạp địa hình, không chắn bùn, tồng ngồng như xe cởi truồng để về trong đêm vắng.
Chỗ nào đi được thì đi, chỗ khó thì dắt bộ. Qua suối thì xe vác lên vai.. Cứ nghĩ vất vả một tí, mãi rồi cũng về đến nhà. Chiếc đèn ba pin bỗng vụt tắt. Có nhẽ cái an pun của nó lâu ngày đã đến lúc phải đứt. Tôi dừng lại băn khoăn chưa biết tính thế nào. Không về thì không được. Đi tiếp chỉ có thể đi bộ chứ không thể chạy xe đạp. Trời không đến nỗi tối, nhưng ánh sáng của những vì sao cũng chỉ mờ mờ đủ nhận ra con đường trước mặt, không thể nhận rõ đâu là đường bằng, đâu là khe sâu?
Tôi ngần ngừ một lúc rồi vẫn quyết định đi, dù đã trù định trước cái xe khốn khổ của tôi vẫn rơi vào một khe mới lở, cắt ngang mặt đường. Cả người tôi tê dại không biết đau ở những chỗ nào?
Tôi cố gắng gượng đứng dậy nhưng không thể, đành ngồi bệt xuống cỏ bên vệ đường, sau khi khó nhọc rút được bên chân bị cái xe đạp đè lên.
Tôi thử co bên chân ấy, nhưng nó ì ra như không phải chân của mình. Thật sự hoang mang, tôi ngó xung quanh bốn bề lặng ngắt như chỗ không người.
Đêm tối không làm tôi sợ hãi vì đã có nhiều năm sống biệt lập trong rừng xa khu dân cư. Từng quen với bóng đêm thăm thẳm, chỉ có một mình.. Nhưng tôi sợ đôi chân của mình đã không còn như trước. Tôi sẽ làm ăn sinh sống sao đây nếu nó không được vẹn toàn? Tôi sẽ trở nên tật nguyền từ giây phút này ư? Ý nghĩ ấy làm tôi toát mồ hôi dù trời đang rất lạnh.
Không cẩn thận tết này phải ngồi một chỗ, khỏi đi chơi đâu! Sẽ kết thúc mãi mãi những ngày rong ruổi với đôi chân vững chãi từng qua vạn dặm của mình, kể cả những ngày máu lửa thời chiến tranh giữ gìn cõi bờ tổ quốc!
Đầu óc đang bấn loạn lên như thế, bất chợt tôi nhận ra ánh đèn pin loang loáng phía chiều ngược lại.
Ai đi đâu vào giờ này, điều ấy cũng không quan trọng, miễn là có gặp người. Tôi vội kêu lên. Không phải đợi lâu từ phía ánh sánh có bóng người chạy lại. Đó là hai người đàn ông mặc tà phủ, đầu đội mũ vải mềm có lưỡi trai. Chắn chắn là người Mông, những người thường ăn mặc như thế mỗi khi qua đội của chúng tôi. Họ trao đổi gì đó tôi không nghe rõ lắm. Người cao gầy kéo cái xe của tôi vác lên vai, trong lúc người đậm sức hơn ghé vai vào sát tôi bảo bám thật chặt. Cả hai thoăn thoắt rẽ vào một lối nhỏ cách đường lâm sinh một quãng. Tôi nhận ra trước mắt có vài ba ngôi nhà nhỏ bé, lợp cỏ gianh kề bên bờ suối cạn. Cánh cửa sơ sài đan bằng nan nứa được mở ra. Người đàn ông cõng tôi đặt tôi nằm lên sàn nứa, có mấy cái chăn mỏng và cũ. Bếp lửa được nhóm lên. Tôi nhận ra anh, khuôn mặt bầu bầu hình bánh dày và đôi mắt sáng. Đôi lông mày dậm, cặp mắt to, chỉ thoáng nhìn thế đã biết ngay đây là người đàn ông trung thực, đáng tin. Chính là Vàng A Lù, bạn của tôi, trong câu chuyện này. Trong khi ấy, người kia, chàng cao gầy cầm đèn pin chạy ra sau nhà, một lúc sau cầm vào nắm lá trông rất lạ.  Nắm lá có màu huyết dụ, lấp loáng phản chiếu ánh lửa, tôi chưa từng thấy bao giờ. Sau này mới biết đấy là cây lá thuốc chữa đòn đau, chữa vết thương. Người Mông trong quá trình du cư học được nó từ lũ khỉ lấy ở cây rừng khi chúng đắp vết thương cho đồng loại. Nhà A Lù đem về trồng một đám kín đáo ở sau nhà..
A Lù bảo người kia nướng lên trên bếp lửa.
- Chịu khó một tí è! Cái chân của cán bộ bị xước nhẹ bên ngoài, nhưng có khi dập cơ bên trong.. Chịu khó nằm im một lúc, tôi bó lá thuốc, mai lại đi bình thường mà!
Tôi cắn răng để A Lù và người bạn của anh rửa nước muối, rồi xé mảnh vải cũ bọc thuốc cho bên chân đau của mình. Tôi nói tôi không phải cán bộ, chỉ là công nhân lâm trường. A Lù cười vẻ bẽn lẽn: “Thì cũng là cán bộ mà. Ai làm cho nhà nước người Mông đều gọi bằng cán bộ mà!”. Cái lý ấy quả thật tôi khó cãi. Mà cãi làm gì trong hoàn cảnh này chứ?
Bấy giờ tôi mới kịp hỏi hai người đi đâu về trong đêm? A Lù bảo:
- Định đi lên hang đá gần đấy lấy ong rừng. Giống này ban ngày bắt khó vì nó dữ, không như khoái nhà. Với lại gần tết rồi bận nhiều việc, ban ngày còn bận lấy tre về làm giấy chuẩn bị cho cúng Xừ cang ( thần nhà ). Rồi còn phải dọn chỗ rộng rộng một tí cho bọn trẻ  chơi tầu tù lu (chơi cù )..
Mớ thuốc lá của người Mông thật là hiệu nghiệm. Đến gần sáng tôi đã có thể nhúc nhắc men sàn nằm đi được vài bước. Tôi nảy ra ý định cố đi về nhà. Trưa mai là ngày giỗ mẹ tôi, là con trưởng trong gia đình tôi không thể vắng mặt.
A Lù chần chừ một lúc rồi bảo:
- Cán bộ có việc phải đi, tôi cho mượn con ngựa mốc của tôi. Con này hiền, đừng làm nó hoảng sợ. Nó chạy có khi còn hơn đi xe đạp. Nhưng nhớ trả cho tôi trước ngày cúng Xừ cang. Qua ngày đấy, muốn trả hay muốn mượn cũng không được đâu á!..
Tôi gửi lại cái xe đạp, A Lù giúp tôi lên ngựa..

Từ đấy chúng tôi quen nhau như chỗ anh em trong nhà. Việc lớn việc nhỏ gì của hai bên đều có mặt nhau.
Người Mông chỉ ăn tết Nguyên đán, cái tết duy nhất trong năm, không như người Tày, người Kinh còn có những tết nhỏ: Mồng ba tháng ba, mồng năm tháng năm hay rằm tháng bảy. Dù vây, lần nào tôi mời, bận đến mấy A Lù cũng đều đi. Và anh chả đi không bao giờ. Không có phong bao như người ta cũng có cái lồng gà, can rượu chuối mang theo.

Năm nào tết tôi cũng lên Pà Ca, vừa để xem tết của người Mông, vừa là đến nơi mình có ân nhân, từng cứu giúp mình qua cơn hoạn nạn.
Đột nhiên nghe tin A Lù cùng mấy hộ nữa đã vào Đắc Nông. Nghe người ta nói đất  trong ấy rộng rãi, dễ làm ăn.
Tôi lên Pà Ca thấy có đúng thế thật. Ngôi nhà gỗ mới cất của A Lù buộc dây ngoài cánh cửa., đám sân hẹp đã có chỗ cỏ mọc. Nhà mới làm rồi, A lù còn đi đâu chứ? Tôi buồn, hẫng hụt như mình vừa mất đi một cái gì đó rất quan trọng đối với mình..

Nhà nước đóng cửa rừng, đội chúng tôi chuyển về vườn ươm trung tâm ngoại vi thành phố. Công việc của tôi chuyển sang chiết ghép, nhân giống cây lâm nghiệp. Tuy cuộc sống có dễ chịu hơn về sinh hoạt không phải kham khổ như trước, nhưng bận luôn chân luôn tay. Nghề làm cây giống không như các nghề khác, không thể cứ dập khuôn máy móc “ngày làm tám tiếng”. Có khi đang bữa ăn có xe đến lấy cây phải bỏ đũa đứng dậy.
Có lúc nào rảnh tranh thủ việc gia đình.
Thực tình mà nói, phần nhiều chúng ta mắc chứng hay quên những gì xưa cũ đã qua, chỉ hay chú trọng những gì trước mắt. Tôi cũng không ngoại lệ.
Nhưng với tôi những ngày ở Khuổi Mu, gần gụi với anh em Vàng A Lù không thể nào quên. Chỉ trách ông trời hay éo le.
Người ta mến phục, người tử tế, nhiều khi ta chẳng được lâu gần, ông ấy thường bắt phải có cuộc chia ly nho nhỏ.

**
Cũng chừng ấy năm, con đường lên Pà Ca, một bản người Mông của A Lù dưới chân Đỉnh Mười đã có quá nhiều thay đổi. Con đường đất nhỏ hẹp năm nào chỉ có thể đi bằng chân hay cưỡi ngựa đã nhường chỗ cho con đường trải nhựa rộng rãi, xe ô tô hai chiều chạy chạy thong dong. Thoạt đầu là đường tỉnh lộ, rồi quốc lộ 2C.. Nhà cửa hai bên đường mới xây mọc lên san sát. Dấu hiệu phố phường “như nấm như măng” không còn xa lạ.
Từ nhà tôi lên tới nhà Vàng A Lù, bây giờ nếu chạy xe máy chỉ hơn tiếng đồng hồ. Những đỉnh dốc cao chon von đã được hạ dốc, nhiều con suối giờ đã có cầu cứng. Kể cả mùa lũ nếu muốn lên Pà Ca cũng chẳng phải lo lắng nhiều.
Ấy vậy mà lâu nay, biết tin A Lù đã về, vì bận công việc tôi chưa lên được, A Lù cứ trách mãi. Hắn bảo:
- Giờ chắc mải buôn bán đường xuôi, mày chả thích lên với bọn tao nữa rồi. Tao chỉ cần cái tình, chứ đâu cần mày phải giúp, phải cho cái gì?
A Lù chỉ nói thế chứ không kể lể công ơn, như nhiều người thường hay nghĩ đến trong trường hợp này.
Biết mình có lỗi, tôi chi biết lặng im vì mình sai quá rồi. Cười trừ lại càng không dám. Người Mông bản tính hiền lành, chất phác nhưng đặc biệt nhạy cảm. Ai giả dối đưa đẩy là biết ngay và cực ghét kiểu giả lả mà người ta nói: “Nói vậy không phải vậy”.

***
Tráng Thị Sai là em gái đằng ngoại của A Lù. Một cô gái Mông xinh xắn dịu dàng. Người mà một thời tôi đã rắp tâm theo đuổi. A lù cũng đồng tình và có ý muốn giúp tôi. Ngặt nỗi, bố cô ấy bảo hai tuổi không hợp nhau.
Tôi tuổi Ngọ, cô ấy tuổi Dậu, hai tuổi này lấy nhau không hợp, sẽ khổ về sau.. Con gái người Mông thương cha, quý mẹ, hiếm khi cãi lời. Sai chỉ còn biết gạt nước mắt, chúng tôi đành chia tay, nhận “anh em kết nghĩa”.
Mỗi dịp cô về thành phố đều ghé nhà tôi chơi. Tôi cũng coi cô như em út trong nhà.
Hôm ở chợ Tam Cờ cô ấy gặp tôi, trách sao mua xe con lâu rồi, có phương tiện sao không lên thăm nhà anh A Lù?
Tôi bảo cuối năm công việc rất bận, họp hành lu bu. Nhưng nhất định năm nay anh sẽ lên thăm A Lù và thăm cả nhà em nữa, có sợ chồng nó ghen không?
Sai bảo: “ Người Mông không có tính ghen bậy đâu. Anh nào có vợ đẹp được nhiều con trai thích còn cảm thấy hãnh diện nữa mà”. “Là anh nói đùa vậy thôi. Bao nhiêu năm sống trên Đỉnh Mười, tập quán người Mông anh cũng biết chút mà”.

Em bảo đường lên Pà Ca bây giờ  đường đi êm như ru. Từ ngoài quốc lộ vào Pà Ca đường đã là đường bê tông rộng hơn ba mét. Mới có sau “Chương trình đường nông thôn mới, nhà nước và nhân dân cùng làm”. Anh có lên cũng không sợ xước sơn, cây quyệt hỏng xe đâu. Mà có lên thì lên trước tết vài ngày xem hội bánh dày, vui lắm!
Cuộc gặp Sai ngày cuối năm như thêm phần khích lệ tôi. Dù thế nào tết năm nay tôi sẽ lên Pà Ca ở chơi vài ngày.
Tôi sẽ chạy xe máy chứ không dùng đến “xế hộp” lên Pà Ca.
Người ta bảo “Đáo giang tùy khúc, đáo gia tùy tục”. Lên với những bạn bè quanh năm còn vất vả, thiếu thốn chưa phải đã hết, mình nghênh ngang vác cả cái “xế hộp” lên đấy làm gì?
Đành rằng bây giờ xe con, xe đẹp có đầy, nhiều như lợn con bán ngoài chợ, chả còn được người ta ao ước, chú ý mấy như ngày xưa.
Chạy xe máy như đi về nhà, lại cơ động muốn ghé chỗ nào cũng được. Có ở chơi vài ngày không phải lo chỗ để xe, quay ra quay vào đều tiện.

Cả đêm trằn trọc không ngủ, chỉ mong cho trời sáng. Ngày mai là tết Xừ cang ở nhà A Lù rồi, nếu tôi lên, anh sẽ mừng lắm. Cả nhà sẽ xúm xít quanh tôi, mời ăn, mời uống thứ này thứ khác..Ăn uống bây giờ chả ai mong mỏi, quan trọng như ngày đói khổ, nhưng nó là cái tình chân thật, theo kiểu “Có thực mới vực được đạo” giữa con người với nhau. Chỉ hình dung thế thôi tôi đã thấy trong dạ phập phồng, vui khó tả/
Thấy tôi trở mình hết bên này sang bên khác. Vợ tôi bảo:
- Anh lại tương tư cô nào phải không?
- Làm gì có. Anh đang hình dung ngày mai lên nhà A Lù sẽ thế nào..
- Các ông cứ như phải lòng mặt nhau không bằng. Nhưng nhớ khi về phải kiếm con “sọc dưa” để nhà mình ăn tết đấy. Không có cứ ở luôn trên ấy..
Tôi biết vợ tôi nói thế nhưng rất mực thương chồng. Cả chuyện tôi với Sai, thế nào đó cô cũng biêt, nhưng chẳng hề ghen.
Cô ấy nói cứ như hiền triết: “Đời người ta không dài. Tử tế còn chả ăn ai. Cứ liệu liệu mà sống”.
Tôi muốn thêm: “Sống sao thì sống, phải có trước sau, đừng quên chuyện cũ, người có ơn có nghĩa đối với mình”.
Nhưng đêm đã khuya, tranh luận với vợ lúc này rất chi là không phải lúc, không phải kiểu.
Tôi cần ngủ để lấy sức, ngày mai lên Pà Ca..

12/ 2016


HG

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai đủ sức chống lưng cho “hot girl” xứ Thanh?


“Hot girl” xứ Thanh và quan lộ thần tốc:

TP - Trò chuyện với Tiền Phong về thông báo kết luận của UBND tỉnh Thanh Hóa trong việc bổ nhiệm thần tốc bà Quỳnh Anh, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư cho rằng, cần tiếp tục làm rõ nhiều vấn đề cũng như nguyên nhân của những cái sai ấy bắt đầu từ đầu. Bên cạnh đó, cần xem “ai” có đủ quyền lực để tác động đến các cấp ngành làm sai quy trình để quy hoạch, bổ nhiệm bà Quỳnh Anh không.
Phải có câu trả lời về tài sản “khủng”
Thông báo nêu là bà Quỳnh Anh đã “kê khai tài sản, thu nhập không đúng quy định”, song, trong giai đoạn từ 4/2012 đến 23/9/2016 “chưa phát hiện được có hành vi tham nhũng. Đến thời điểm thanh tra, bà Quỳnh Anh không còn là cán bộ, công chức, vì vậy chưa đủ cơ sở để kiểm tra, xác minh tài sản”. Ông bình luận thế nào về nội dung trên?
Đối với vấn đề liên quan đến kê khai tài sản của cô Quỳnh Anh, trước đây có dư luận phản ánh là kê khai không nghiêm túc, tài sản có dấu hiệu bất minh. Vậy mà kết luận của UBND tỉnh Thanh Hóa lại cho rằng vì nghỉ việc rồi nên không có điều kiện xác minh là điều rất đáng tiếc. Nghỉ rồi nhưng dư luận có nêu các vấn đề thì các cơ quan chức năng vẫn phải vào cuộc và xử lý thỏa đáng chứ. Chúng ta có nhiều cơ quan quản lý mà. Không có công dân nào hoạt động ngoài pháp luật cả. Bất kỳ một công dân nào thấy có dấu hiệu “mờ ám” thì từ tổ dân phố, chính quyền địa phương, cho đến các cơ quan bảo vệ pháp luật phải vào cuộc làm rõ. Vì thế tới đây cần phải tiếp tục làm rõ tài sản của cô Quỳnh Anh để trả lời cho dư luận biết.
Thế còn việc hồ sơ gốc của cô Quỳnh Anh không còn được lưu trữ ở Sở Xây dựng, khiến dư luận nghi ngờ có việc “đánh tháo”, tiêu hủy hồ sơ?
Những băn khoăn trên là hoàn toàn đúng. Nó cũng bộc lộ có điều gì đó khuất tất. Do đó cũng cần phải làm rõ, vì sao lại có việc này. 
Ngay cả việc kết luận cô Quỳnh Anh thiếu trung thực trong việc khai hồ sơ Đảng thì cũng cần phải làm rõ vì sao lại để “lọt”. Theo tôi, chỉ có hai lý do: Thứ nhất là do quá hời hợt, thấy người ta giới thiệu thì cho vào và thứ hai là vì lợi ích cá nhân. Trong lợi ích cá nhân thì cũng cần làm rõ có bị ai tác động không. Vì thế, tới đây cần phải tiếp tục làm rõ xem những ai đã  giới thiệu cô Quỳnh Anh vào Đảng. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc kiểm tra, kết nạp cô ấy vào Đảng. Nếu đã làm đến nơi đến chốn thì phải như thế. Ông cha ta bảo thế nó mới ra “tổ con chuồn chuồn” mà. Nó ra các ngóc ngách, vì sao lại như thế.
Ai đủ sức chống lưng cho “hot girl” xứ Thanh? ảnh 1Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư. 
Làm rõ ai nâng đỡ, tác động đến quy trình
Liên quan đến sự việc bổ nhiệm bà Quỳnh Anh, trong kết luận của tỉnh Thanh Hóa có đề cập đến trách nhiệm của nguyên Giám đốc Sở Xây dựng là ông Ngô Văn Tuấn (nay là Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa) đã bỏ qua hàng loạt quy định về trình độ, tiêu chuẩn để bổ nhiệm bà Quỳnh Anh. Giám đốc Sở Xây dựng hiện tại thì ký quyết định nghỉ việc, rồi làm thất lạc hồ sơ... Vậy với hai trường hợp đang là tỉnh ủy viên này thì việc xử lý như thế nào?
Đây là việc không có khó khăn gì cả, bởi gì các quy định của Đảng, của nhà nước đều đầy đủ. Nếu là tỉnh ủy viên thì thuộc diện tỉnh ủy quản lý, ban thường vụ phải có ý kiến, uỷ ban kiểm tra tỉnh ủy cũng phải vào cuộc.
Theo đó, việc đầu tiên là yêu cầu hai đồng chí giải trình những vấn đề mà dư luận đang đặt ra. Tuy nhiên để bảo đảm khách quan, Ủy ban Kiểm tra T.Ư, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ cũng phải tiến hành giám sát, làm rõ lý do, nguyên nhân vì sao đề bạt thần tốc như thế.
Tiếp đến là việc “mất hồ sơ” và  cho cô ấy nghỉ việc. Làm rõ xem nguyên nhân sâu xa ở đây là cái gì. Ai là người mà cô ấy có thể dựa vào mà có quyền uy như thế. Thực ra việc này không khó gì hết. Dư luận cán bộ, đảng viên, nhân dân người ta biết cả. Cần phải làm đến cùng để rút ra bài học cho công tác tổ chức cán bộ.
Nhưng nhiều người nói rằng cô ấy có nhiều “quan hệ”, làm đến cùng là không dễ?
Các mối quan hệ cũng cần làm rõ. Tôi nghe nói có mối quan hệ gì đó. Bây giờ làm rõ đi. Nhưng vấn đề ở đây không phải bé xé ra to mà ý nghĩa của nó là một bài học về quản lý. Thế thì đã làm thì phải làm thành bài học để rút kinh nghiệm. Ví như ngoài những cán bộ, đơn vị quản lý trực tiếp cô đó thì còn có ai khác nữa không? Nếu có thì đó là ai? Ai mà lại có đủ quyền lực để tác động đến các cấp ngành làm sai quy trình để quy hoạch, bổ nhiệm cô ấy?
Đây là dịp rất tốt để biết, nhìn nhận vấn đề như thế. Không có ngại gì cả. Có anh nào ngăn cản không? Còn lo “bứt dây động rừng” thì đây cũng là dịp để xem “rừng” đó đến tận đâu. Như thế để thấy nhóm lợi ích như thế nào. Chứ nếu chỉ kỷ luật bí thư chi bộ thì chẳng có nghĩa lý gì.
Có hay không chuyện “hối lộ tình cảm”?
Thời gian gần đây dư luận thường nói đến vấn đề hối lộ tình cảm, đổi tình lấy chức vụ. Bản thân cô Quỳnh Anh cũng bị đồn có “bồ lớn”. Vậy ông nhìn nhận thế nào về vấn đề trên?
Thời tôi thì cũng có những râm ran về vấn đề này. Còn thời gian gần đây, báo chí có nêu vấn đề lớn hơn là có “tham nhũng tình cảm” hay không. Có những chuyện như vậy trong cuộc sống. Đảng cũng đã có quy định xử lý đảng viên suy đồi đạo đức và lối sống. Pháp luật cũng quy định biện pháp xử lý. Vấn đề cần phải làm rõ ai hối lộ và ai nhận hối lộ tình cảm để xử lý.
Thời gian gần đây liên tục có lình xình trong bổ nhiệm, theo ông tình hình này như thế nào, nguyên nhân ra sao?
Bổ nhiệm thần tốc thì vẫn có cái kiểu như đưa người thân quen vào, mà người ta đúc kết là công tác cán bộ ở một số nơi là: “thứ nhất quan hệ, thứ nhì hậu duệ, thứ ba tiền tệ, cuối cùng mới đến trí tuệ”. Cái đó có dư luận từ nhiều năm nay rồi. Phải lên án và tiếp tục đấu tranh. Tới đây cũng cần rà soát lại các đồng chí có vấn đề, xem quá trình đề bạt thế nào, thăng tiến ra sao. Nếu có sai phạm thì phải xử lý để đem lại niềm tin cho người dân. 
Cảm ơn ông.
Các mối quan hệ cũng cần làm rõ. Tôi nghe nói có mối quan hệ gì đó. Bây giờ làm rõ đi. Nhưng vấn đề ở đây không phải bé xé ra to mà ý nghĩa của nó là một bài học về quản lý. Thế thì đã làm thì phải làm thành bài học để rút kinh nghiệm. Ví như ngoài những cán bộ, đơn vị quản lý trực tiếp cô đó thì còn có ai khác nữa không? Nếu có thì đó là ai? Ai mà lại có đủ quyền lực để tác động đến các cấp ngành làm sai quy trình để quy hoạch, bổ nhiệm cô ấy?
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Vũ Quốc Hùng
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/ai-du-suc-chong-lung-cho-hot-girl-xu-thanh-1135963.tpo 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

FORMOSA - LEE & MAN - CHUYẾN TÀU VÉT CỦA NGUYỄN THÁI LAI


Nguyễn Thái Lai - cựu Thứ trưởng Bộ Tài - Môi

Chuyến tàu vét
Trước khi về hưu, cựu Tổng thanh tra Chính phủ (TTCP) Trần Văn Truyền đã cấp tập bổ nhiệm 65 cán bộ để làm chuyến "tàu vét", người kế nhiệm ông ta là Huỳnh Phong Tranh khi nhậm chức phải lắc đầu ngao ngán và giải quyết hậu quả.


Tiếp nối truyền thống "vẻ vang" này, trước khi nghỉ hưu thì chính Huỳnh Phong Tranh - Tổng TTCP cũng cấp tập bổ nhiệm 35 trường hợp trên chuyến "tàu vét" để ghi dấu ấn của riêng mình.

Rồi một loạt các chuyến "Tàu vét" khác trên khắp cả nước từ Trung Ương đến địa phương được khui ra mà điển hình nhất theo thông báo của Ban kiểm tra Trung Ương mới đây là cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.

Sau mỗi chuyến "tàu vét" để trở về vui thú điền viên, hậu quả để lại cho cả Nhà nước và nhân dân là thực sự ghê gớm. 

Chuyến "tàu vét" kinh điển nhất và có lẽ sẽ mãi "đi cùng năm tháng" phải kể đến là chuyến tàu của Nguyễn Thái Lai - Nguyên thứ trưởng Bộ TN&MT.

20 ngày trước khi nghỉ hưu, Nguyễn Thái Lai đã ký liền 2 giấy phép để nhà máy thép Formosa (Hà Tĩnh) và Nhà máy giấy Lee & Man (Hậu Giang) xả thải trực tiếp ra môi trường bất chấp các quy định của Pháp luật.

Tuy mới ở giai đoạn vận hành thử và chưa chính thức đi vào sản xuất nhưng cả Formosa và Lee & Man đã làm cho đời sống người dân khốn khổ, môi trường bị tàn phá khủng khiếp và chính phủ cũng đang hết sức đau đầu để xử lý.

Tới đây có thể Nguyễn Thái Lai sẽ phải đối diện với nguy cơ trừng phạt của pháp luật nhưng có lẽ hình phạt ghê gớm nhất chính là sự nguyền rủa của nhân dân đến muôn đời sau dành cho ông ta.

Nếu quay ngược được bánh xe thời gian thì Trần Văn Truyền, Võ Kim Cự hay Nguyễn Thái Lai liệu có cả gan làm những chuyến "tàu vét" như thế? Chắc chắn không vì giờ đây họ chắc đã đủ ngấm được nỗi nhục nhã của sự khinh bỉ.

Đây cũng là tấm gương dành cho những quan chức đang có quyền thế trong tay và có ý định tạo dựng một chuyến "tàu vét" cuối cùng.

Tiền bạc đôi khi chỉ là phù du. Quay lại là bờ!
(Trên ảnh là ông Nguyễn Thái Lai).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thư giãn cuối tuần: TIN NÓNG HỔI!



Tin nóng hổi ! 
Lê Hoàng
 
Vừa xong tại cầu Chương Dương có một cô gái trẻ nhảy xuống cầu, chơi vơi giữa dòng nước đỏ ngầu.

Lúc này trên cầu mọi người đang nháo nhác đứng nhìn,người thì hô hoán nhiều người thì đưa điện thoại ra quay clip,chụp hình vv. Nhưng tuyệt nhiên không có ai nhảy xuống cứu phần vì ko biết bơi,phần thì sợ độ cao của cầu.

Và bỗng nhiên ầm một cái,mình chỉ kịp nhìn thấy một thanh niên lao xuống,vươn những sải tay tới gần cô gái rồi kéo cô gái vào,vật lộn một hồi hai người cũng vào được tới bờ với sự hò reo thán phục .cùng lúc dó có Anh phóng viên giơ máy lên chụp hình và phỏng vấn chàng trai: 

- Anh thật là dũng cảm !!! Động cơ nào thúc đẩy anh ko sợ nguy hiểm đem tính mạng mình lao xuống cứu người ???

Chàng trai thở hổn hển tóc tai ướt bù xù hai hàm răng va mạnh vào nhau nói ko ra hơi: "Mẹ kiếp động cơ cái cứt. Bố mà biết thằng nào đẩy bố xuống thì bố giết !

Câu chuyện này vẫn chưa kết thúc, A phóng viên quay sang hỏi cô gái tại sao lại tự tử. Cô gái trả lời : tự tử cái cứt ở nhà mất điện nóng ra sông tắm bị thằng chó này túm tóc lôi vào bờ ......
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phe nổi dậy cộng sản Philippines đồng ý thảo luận ngưng bắn


Biểu tình ủng hộ phong trào nổi dậy cộng sản tại Manila ngày 31/03/2017.

Phe cộng sản Philippines, vốn là một trong những đội quân nổi dậy lâu đời nhất thế giới, hôm nay 01/04/2017 cho biết sẵn sàng thảo luận về một cuộc ngưng bắn chính thức do chính phủ đề nghị, trong lần thương thảo bắt đầu vào ngày mai tại Hà Lan.
Đây là vòng thương lượng thứ tư giữa Mặt trận Quốc gia Dân chủ và Manila, vốn đã nhiều lần rơi vào bế tắc trong 30 năm qua, và được tổng thống Rodrigo Duterte khởi động lại từ khi lên nhậm chức hồi tháng Sáu năm ngoái. Chính phủ Philippines hy vọng sẽ đạt được ngưng bắn lâu dài, tuy một tuần lễ thương lượng ở ngoại ô Roma hồi tháng Giêng không cho ra kết quả.


Người phụ trách thương thuyết của phe nổi dậy, Fidel Agcaoili hôm qua cho biết ông tin rằng sẽ sớm ký được một thỏa thuận ngưng bắn song phương, phía nổi dậy sẽ có thái độ linh hoạt và cởi mở với đối tác. Tuy nhiên trưởng phái đoàn của phía chính phủ, Silvestre Bello cho rằng cuộc đối thoại sẽ rất khó khăn, không có gì bảo đảm sẽ có sự đột phá.

Phong trào nổi dậy bắt đầu từ năm 1968 đã làm cho 30.000 người chết. Mặt trận Quốc gia Dân chủ gồm có nhiều nhóm, trong đó quan trọng nhất là đảng Cộng Sản Philippines với các đơn vị du kích khoảng 4.000 quân.

Ông Duterte vốn tự cho là theo khuynh hướng xã hội và khoe rằng có quan hệ tốt với quân nổi dậy cộng sản, coi thỏa thuận hòa bình là ưu tiên hàng đầu. Sau khi lên làm tổng thống, ông đã trả tự do cho các lãnh tụ nổi dậy bị bắt, và đôi bên tuyên bố ngưng bắn tạm thời. Vòng thương lượng đầu tiên diễn ra tại Na Uy hồi tháng 8/2016, nhưng đã bị bế tắc sau đó do du kích giết hại nhiều quân nhân và cảnh sát.

Cuộc đàm phán ngày mai sẽ được tổ chức tại Noordwijk, Hà Lan thay vì tại Oslo vì thành phố này nằm gần Utrecht, nơi nhiều lãnh tụ nổi dậy đang tị nạn. Song song với thương lượng ngưng bắn, ông Bello hy vọng còn bàn bạc về các vấn đề kinh tế xã hội mà theo ông là nguồn gốc gây ra xung đột như tình trạng cực nghèo, tham nhũng…
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170401-phe-noi-day-cong-san-philippines-dong-y-thao-luan-ngung-ban

Phần nhận xét hiển thị trên trang