Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-Se tại Hà Nội ngày 20/03/2017.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc gặp gỡ ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung Se tại Hà Nội hôm 20/03/2017 đã bày tỏ mong muốn Seoul ủng hộ lập trường của Việt Nam về Biển Đông.
Reuters nhận định, Việt Nam là nước phải đối mặt với Trung Quốc nhiều nhất trên Biển Đông, từ khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thay đổi chủ trương, không đối đầu với Bắc Kinh như người tiền nhiệm.
Thông cáo của chính phủ Việt Nam cho biết : « Thủ tướng đã đề nghị Hàn Quốc tiếp tục ủng hộ lập trường của Việt Nam và các nước Đông Nam Á về Biển Đông, giúp đỡ Việt Nam tăng cường việc thực thi pháp luật trên biển ». Thông cáo trên không nói rõ Hàn Quốc có đồng ý hỗ trợ hay không.
Ngoại trưởng Yun Byung Se khẳng định sẵn lòng siết chặt quan hệ, mặc dù tình hình Hàn Quốc đang bất ổn sau khi tổng thống Park Geun Hye bị truất phế.
Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, nhờ các tập đoàn như Samsung. Seoul, đang xung khắc với Bắc Kinh do việc Hoa Kỳ triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD tại Hàn Quốc, hôm qua đã kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) việc Trung Quốc trả đũa các công ty Hàn Quốc.
Tuần trước, Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc đưa tàu du lịch đến Hoàng Sa. Đây là hành động mới nhất của Bắc Kinh nhằm khẳng định chủ quyền tại quần đảo chiếm được từ tay Việt Nam Cộng Hòa năm 1974, sau các hành vi khác như truy đuổi tàu cá Việt Nam, bồi đắp đảo Bắc ở Hoàng Sa…
“Trước đây biển rất nhiều cá, còn bây giờ từ Bạch Long Vĩ đến Phú Quốc đều không còn cá nữa. Vì thế ngư dân phải đi đánh cá ở bên ngoài rất nhiều, bị bắt cũng rất nhiều” - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Phạm Ngọc Minh nêu nhận xét sau 30 năm đi biển…
Dự án Luật Thuỷ sản (sửa đổi) được Chính phủ trình UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu sáng 21/3.
Thuyết minh về sự cần thiết phải sửa Luật Thuỷ sản, Chính phủ nêu rõ, trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường, nguồn lợi thuỷ sản đang suy giảm, môi trường sống của các loài thuỷ sản có nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng, sự phát triển thủy sản chưa thực sự hiệu quả và thiếu bền vững. Yêu cầu hội nhập quốc tế, năng lực, kinh nghiệm quản lý và trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thuỷ sản còn hạn chế, xu hướng bảo hộ mậu dịch, hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu là thách thức lớn đối với thuỷ sản Việt Nam.
Thẩm tra dự án luật, Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội nhận định: thủy sản không phải là một nguồn tài nguyên vô tận, cần phải được bảo vệ và có chiến lược phát triển bền vững. Nhất là trong tình hình hiện nay khi nguồn lợi thủy sản đang có xu hướng suy giảm nghiêm trọng trên các thủy vực nội địa và vùng ven biển do tình trạng khai thác thủy sản quá giới hạn cho phép, sự suy giảm của hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường sống, biến đổi khí hậu...
Trung tướng Võ Trọng Việt đề nghị xem xét đưa quy định cấm đánh bắt trong mùa thủy sản sinh sản vào luật.
Theo cơ quan thẩm tra, việc sửa đổi Luật Thủy sản 2003 cho phù hợp với hệ thống pháp luật trong nước, đáp ứng yêu cầu quản lý thuỷ sản và hội nhập quốc tế, bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật theo tinh thần Hiến pháp 2013 là cần thiết.
Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Phạm Ngọc Minh thông tin, nguồn thuỷ sản suy giảm nghiêm trọng. Dẫn kinh nghiệm 30 năm đi biển, có những chuyến đi lênh đênh trên biển vài tháng, ông Minh khái quát, trước đây, biển rất nhiều cá, còn bây giờ từ Bạch Long Vĩ đến Phú Quốc đều không còn cá nữa. Vì thế ngư dân phải đi đánh cá ở bên ngoài rất nhiều, bị bắt cũng rất nhiều.
Sự cạn kiệt này, theo ông Minh, có nguyên nhân từ tình trạng đánh bắt tận diệt, chích điện, đánh thuốc nổ. “Một vụ nổ mìn làm chết vài chục tấn cá biển nhưng người đánh bắt có khi chỉ thu về được vài tấn” – ông Minh nói.
Với tình trạng như vậy, Phó Tổng tham mưu trưởng cho rằng, cần quy định cụ thể đánh bắt thuỷ sản, mùa nào thì cấm - nhất là khi cá sinh sản, thậm chí cần cấp hạn ngạch đánh bắt chứ không thể đánh bắt vô tội vạ bao nhiêu cũng được.
So sánh cách tổ chức đánh bắt của Trung Quốc, Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Võ Trọng Việt băn khoăn, có đưa quy định mùa thuỷ sản sinh sản cấm đánh bắt vào luật sửa đổi này giống như nước bạn không?
“Ở một số nước người ta quy định cá lớn bao nhiêu thì mới được đánh chứ không thì họ phạt chết, mình thì kéo sạch, huỷ diệt hết, do luật mình không rõ” – Tướng Việt thông tin.
Với đề xuất của Chính phủ về việc thực hiện cấp hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản, cơ quan trình dự luật thuyết minh, đây là nội dung mới thay đổi về phương thức cấp phép so với Luật Thủy sản 2003 nhằm phù hợp với phương thức quản lý của các quốc gia trên thế giới và nhằm kiểm soát được nguồn lợi chặt chẽ hơn. Đây cũng là công cụ quản lý hữu hiệu mà phần lớn các quốc gia hiện nay đang áp dụng quản lý đóng mới và phát triển tàu cá khai thác hiệu quả, sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản.
Đổi mới này được cơ quan thẩm tra nhìn nhận là để bảo vệ, tái tạo và phục hồi nguồn lợi thuỷ sản hợp lý và bền vững.
Vùng đất phía Bắc của người Bách Việt từng lên đến tận phía Nam sông Dương Tử (hay Trường Giang), tới khu vực Hồ Động Đình (tức tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc của Trung Quốc ngày nay). Việc này không chỉ được ghi nhận lại trong các truyền thuyết mà còn nằm trong những chứng tích của lịch sử.
Truyền thuyết
Theo Lĩnh Nam Chích Quái thì ông nội của Lạc Long Quân là Đế Minh (cháu 3 đời của Thần Nông) sinh ra con cả là Đế Nghi. Khi Đế Minh đi tuần thú phương Nam thì gặp và cưới con gái bà Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Ngay từ tấm bé Lộc Tục đã thể hiện rất thông minh và đoan chính.
Đế Minh rất ngạc nhiên trước tư chất thông minh và tài trí của Lộc Tục nên muốn chọn làm người nối ngôi, thế nhưng Lộc Tục lại muốn nhường ngôi cho anh mình là Đế Nghi.
Cuối cùng Đế Minh quyết định truyền ngôi cho con trưởng Đế Nghi làm vua phương Bắc, và cho Lộc Tục làm vua phương Nam, lấy sông Dương Tử làm giới tuyến. Ông tế cáo trời đất trên Thiên đài rằng: “Trước đất trời nguyện rằng: Nam, Bắc cương thổ có khác. Nam không xâm Bắc. Bắc không chiếm Nam. Kẻ nào phạm lời nguyền thì chết dưới đao thương”.
Từ đấy phía Bắc sông Dương Tử do Đế Nghi cai quan, phía Nam sông Dương Tử do Lộc Tục cai quản. Lộc Tục khi lên ngôi Vua lấy hiệu là Kinh Dương Vương, năm 2879 TCN đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, biên giới phía Bắc tới Động Đình Hồ, phía Nam giáp với nước Hồ Tôn, phía Tây giáp với Ba Thục, phía Đông giáp với biển Nam Hải.
Như vậy theo sự phân chia vào thời đấy thì biên giới phía Bắc của người Việt lên đến Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), bao gồm cà các tỉnh của Trung Quốc ngày nay như Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Tây, Quảng Đông, v.v.
Nếu tính diện tích thì Bắc giáp Động Đình Hồ vĩ tuyến 29 Bắc, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành sau này) vĩ tuyến 11 Nam, phía Tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên) kinh tuyến 105 Đông, phía Đông giáp bể Nam Hải, kinh tuyến 118 Đông. Tổng cộng diện tích của Xích Quỷ khoảng 2.900.000 km2.
Khi vua Kinh Dương Vương mất, con trai là Lạc Long Quân lên nối ngôi, lập ra nhà nước Văn Lang. Khi ấy, biên giới của Bách Việt vẫn được vẹn toàn.
Trong khi đó, dù hậu nhân sau này đã mở mang bờ cõi về phía Nam, nhưng lại mất đi phần đất phía Bắc, nên diện tích Việt Nam bây giờ là 331.698 km2 (tính cả diện tích trên biển), chỉ bằng khoảng 1/10 so với trước kia.
Hai Bà Trưng khôi phục giang sơn
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40 SCN đã giành được thắng lợi và lấy lại nguyên vẹn lãnh thổ nước Việt cổ.
Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng quả cảm của mình đánh đuổi quân Hán đến tận Động Đình Hồ, một nữ tướng là Trần Thiếu Lan đã tử trận tại sông Thẩm Giang. Đây là con sông nối với Hồ Động Đình. Sách thời nhà Nguyễn có ghi chép rằng: “Các sứ thần triều Lý, Trần, Lê đi sứ sang Trung Quốc, khi qua nơi đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu Lan.”
Khi giành được giang sơn, Hai Bà Trưng giao cho nữ tướng Phật Nguyệt chức Tổng trấn khu hồ Động Đình – Trường Sa. Năm 1979, giáo sư Trần Đại Sỹ tìm thấy tại thư viện bảo tồn di tích cổ ở tỉnh Hồ Nam (tỉnh thủ phủ phía Nam Động Đình Hồ, Trung Quốc) có ghi chép trận đánh Động Đình Hồ như sau: “Quang Vũ nhà Hán sai Phục ba tướng quân Tân tức hầu Mã Viện. Long nhượng tướng quân Thận hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng đình. Mã Viện, Lưu Long bị bại. Vua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga mi, một tay nhổ núi Thái sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường giang, hồ Ðộng đình, oán khí bốc lên tới trời”.
Giáo sư Trần Đại Sỹ từng tới Trung Quốc để tìm hiểu về lịch sử cuộc chiến giữa Hai Bà Trưng và quân Hán, thấy rất nhiều tỉnh đều thờ Vua Bà, nhiều nhất là tỉnh Hồ Nam (khu vực Động Đình Hồ), nhưng không ai còn nhớ Vua Bà là ai.
Khi ông đến đến Côn Minh, giáo sư sử học Đoàn Văn ở đây cho hay: “Trong truyền thuyết dân gian nói rằng hồi đầu thế kỷ thứ nhất có trận đánh giữa quân vua Bà với quân Hán tại Bồ lăng. Nay Bồ lăng nằm trên lãnh thổ Tứ Xuyên, chỗ ngã ba sông Trường giang và Ô giang.”
Giáo sư Trần Đại Sỹ đến bến Bồ Lăng thuộc huyện Bồ Lăng, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc để tìm hiểu. Tại đây giáo sư được Sở du lịch hướng dẫn đến miếu thờ 3 vị thần, tướng của Vua Bà. Nhưng bản thân họ cũng không biết Vua Bà và 3 vị tướng này cụ thể là ai, chỉ cho biết vua Bà là người nổi lên chống tham quan thời Hán, cả vùng đó đều có đạo thờ Vua Bà.
Miếu thờ có rất nhiều câu đối, nhưng cuộc cách mạng văn hóa của Trung Quốc đã hủy gần hết các câu đối này. May mắn là ba câu đối vẫn còn tồn tại tới ngày nay.
Phía trước cửa miếu có câu đối rằng:
Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết… can vân.
Nghĩa là:
Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu.Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận… khí tiết ngút từng mây.
Phía trong miếu có câu đối:
Giang thượng tam anh phù nữ chúa,Bồ Lăng bách tộc khốc thần trung.
Nghĩa là:
Trên sông Trường giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa,Tại bến Bồ lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.
Những tư liệu này cho thấy biên giới người Việt thời Hai Bà Trưng phía bắc tới Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), phía Tây tới tận Ba Thục (tức tỉnh Tứ Xuyên ngày nay).
Trải qua ngàn năm Bắc thuộc, người Việt dồn dần xuống phía Nam để tránh sự cai trị hà khắc, khiến khu vực phía Bắc người Hoa Hạ ngày càng đông hơn.
Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo người Bách Việt đánh bại quân Nam Hán, làm chủ lại các vùng đất của nước Việt. Tuy nhiên một dải đất lớn phía Bắc là Nam Hải, Tượng Quận, Quế Lâm đã bị bỏ qua, và diện tích nước Việt nhỏ hơn trước. Sau này dù bờ cõi đã được mở rộng về phía Nam, nhưng diện tích ngày nay chỉ bằng hơn 1/10 so với trước đây.
Truyền thuyết không cách xa sự thực
Trong bài viết có tựa đề “Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam” trên diễn đàn Lý Học Đông Phương, vốn là bài diễn văn tiếng Pháp của giáo sư Trần Đại Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp – Á, được dịch giả Tăng Hồng Minh đăng tải, giáo sư Trần Đại Sỹ đã nhắc tới nhiều luận điểm khẳng định biên giới cổ của Việt Nam nằm ở hồ Động Đình. Những luận điểm này được đích thân giáo sư Trần Đại Sỹ khảo cứu và viếng thăm thực địa, trong đó nổi bật là:
1 – Núi Ngũ lĩnh trong truyền thuyết về Đế Minh xác thực nằm ở Trường Sa, Hồ Nam. Ngoài ra tại tỉnh này còn có rất nhiều các di tích được nhắc tới của tộc Việt như: hồ Động Đình, núi Tam Sơn, sông Tương, Thiên đài, Tương đài, cánh đồng Tương.
2 – Thiên đài mà Đế Minh tế cáo trời là có thật, nằm gần bên bờ Tương Giang. Trên đỉnh này có một ngôi chùa nhỏ, bên trong còn có nhiều chứng tích về Hai Bà Trưng và trận Động Đình. Ngoài ra giáo sư Trần Đại Sỹ còn tìm thấy một tài liệu mang tên “Thiên đài di sự lục” tại thư viện Hồ Nam, trong đó miêu tả rõ rằng Thiên đài thờ vua Đế Minh và vua Kinh Dương.
3 – Cánh đồng Tương là nơi mà Lạc Long Quân và Âu Cơ đã hẹn nhau tái hội mỗi năm một lần là có thật. Giáo sư Trần Đại Sỹ kết luận rằng cánh đồng Tương chính là vùng trũng phía Tây Ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động Đình, Nguyên Giang. Phía Nam là Linh Lăng, Hành Giang. Phía Tây là vùng Chiêu Dương, Lãnh Thủy. Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác: Tương Giang, Nguyên Giang, Liên Thủy, Thạch Khê Thủy.
Cùng với một số luận điểm vững chắc khác, giáo sư Trần Đại Sỹ đi đến kết luận rằng:
Biên giới cổ của nước Việt Nam, với các triều đại Hồng Bàng, Âu Lạc, Lĩnh Nam, phía Bắc quả tới hồ Ðộng Đình, phía Tây giáp Tứ Xuyên.
Vậy là diện tích nước Việt cổ thực sự lớn gấp 10 lần ngày nay.
đọng lại như trân châu trong bàn tay của chúa xuân
biến thành sữa, mật ong và rượu trong buổi đại lễ
4/01/2016
Chúng ta phải vượt qua tất cả những dòng sông này
Chúng ta phải vượt qua tất cả những dòng sông này
bằng mái chèo làm bằng trái tim và niềm tin ta
bỏ lại những điều nghi ngại
bỏ lại những buổi sáng êm đềm
bỏ lại những buổi chiều đẫm máu mặt trời
bỏ lại con đường và những vết cháy trên lưng nó
bỏ lại tiếng nổ của trái phá
bỏ lại tiếng chuông của ngôi giáo đường ngày đầu năm
chúng ta phải vượt qua tất cả những dòng sông này
bằng đôi cánh của tiếng hát
bằng vó của những con sóng
chúng ta vượt qua biên giới của âm thanh
vượt qua biên giới của lời nói
vượt qua biên giới của màu sắc
vượt qua sự khôn ngoan của ý tưởng và sự trơ lì của đá
chúng ta phải vượt qua tất cả những dòng sông này
chúng ta phải vượt qua tất cả những dòng sông này
3/1/2017
___________
Cảm hứng từ ca khúc “ALL THESE RIVER WE MUST CROSS” / “CHÚNG TA PHẢI VƯỢT QUA TẤT CẢ NHỮNG DÒNG SÔNG NÀY”, do Sydney World Music Chamber Orchestra trình diễn.
Trong hàng ngàn tài liệu giải mật của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ
Tài liệu giải mật của CIA đã tiết lộ một cuộc chiến kỳ lạ giữa binh lính Nga và UFO.(Ảnh minh họa)
Bản báo cáo được lập ra ngày 27/31993, là một bản dịch của CIA từ báo Ternopil của Ukraine.
Theo đó, sau khi Mikhail Gorbachev mất quyền lực vào năm 1991, nhiều tài liệu KGB được gửi đến CIA, trong đó có một hồ sơ dài 250 trang gồm hình ảnh và lời khai nhân chứng về cuộc tấn công UFO kỳ lạ.
Tài liệu cho biết, một chiếc đĩa bay tầm thấp đã xuất hiện trên một đơn vị quân đội đang đào tạo ở Siberia, trước khi một binh sĩ bắn hạ nó bằng tên lửa đất đối không.
Một binh lính Nga đã bắt tên lửa hạ UFO.
“5 người máy có đầu lớn và đôi mắt đen lớn bước ra“, hồ sơ viết.
2 binh lính được cho sống sót trong vụ việc kể lại, sau khi thoát khỏi đống đổ nát, 5 người máy đã hợp lại thành quả cầu sáng màu trắng, bay lên và tạo ra tiếng rít gió. Sau đó nó bùng phát và làm 23 binh sĩ đang đứng xem biến thành đá, báo cáo khẳng định.
Theo tài liệu giải mật của CIA, báo cáo của KGB nói rằng phần còn lại của những người lính hóa đá đã được chuyển giao cho một tổ chức nghiên cứu bí mật gần Moscow.
“Các chuyên gia cho rằng một nguồn năng lượng mà con người chưa biết đến đã lập tức thay đổi cấu trúc của những người lính đang sống, biến nó thành một chất có cấu trúc phân tử không khác gì đá vôi“.
Một trang tài liệu giải mật của CIA. (Ảnh: CIA)
“Một đại diện của CIA nói: ‘Nếu các tài liệu của KGB là thật, đây là một trường hợp cực kỳ đáng sợ. Vì nó cho thấy người ngoài hành tinh đã sở hữu vũ khí và công nghệ đi xa hơn tất cả giả định của chúng ta“.
Báo cáo tờ báo được dịch trong số tài liệu giải mật của CIA cho biết nguồn gốc thông tin trên đến từ tờ Weekly World News của Canada.
Tuy nhiên, kênh Youtube Lionsground cho hay, mọi người phải cẩn thận với các tài liệu phát hành trực tuyến của CIA, vì nó có thể là thông tin sai lệch.
20/03/2017 N. Huyền - UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cung cấp hồ sơ, số liệu cho đơn vị tư vấn để nghiên cứu quy hoạch hai bên sông Hồng. Những số liệu được UBND thành phố Hà Nội đồng ý để các cơ quan của thành phố cung cấp cho Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) gồm: số liệu thủy văn, lưu lượng nước, mặt cắt ngang đê, số liệu quan trắc, khí tượng thủy văn... và các tài liệu liên quan.
UBND TP Hà Nội đồng ý để các cơ quan của Thành phố cung cấp số liệu thủy văn lưu lượng nước, mặt cắt ngang đê để lập đồ án quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.(Ảnh minh hoạ)Chiều muộn ngày 20/3, phóng viên Báo điện tử Infonet đã liên lạc được với ông Phạm Quý Tiên, Chánh văn phòng – người phát ngôn của UBND TP Hà Nội. Qua điện thoại, ông Quý Tiên ngắn gọn cho biết “đã biết sự việc và đang họp” rồi tắt máy. Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên Infonet bản chất sự việc không như những gì báo chí đang đăng tải.
Ngày 20/3, thông tin trên một số báo cho biết, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cung cấp hồ sơ, số liệu cho đơn vị tư vấn để nghiên cứu quy hoạch hai bên sông Hồng.
Theo đó, Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) là đơn vị được Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) mời tham gia nghiên cứu và lập quy hoạch 1/5000 cho đô thị hai bên sông Hồng.
Những số liệu được UBND thành phố Hà Nội đồng ý để các cơ quan của thành phố cung cấp cho Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) gồm: số liệu thủy văn, lưu lượng nước, mặt cắt ngang đê, số liệu quan trắc, khí tượng thủy văn... và các tài liệu liên quan.
Cụ thể, Văn bản chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội ngày 14/3 nêu rõ, UBND thành phố nhận được văn bản của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) đề nghị về việc cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu để nghiên cứu để lập đồ án quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
Báo chí cũng đưa tin, đầu tháng 2/2017, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội cùng Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu đã tiến hành khảo sát thực địa dọc hai bên bờ sông Hồng, làm việc với Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội và đã được Sở này bàn giao tài liệu liên quan đến lập quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000.
Đầu tháng 3/2017, Geleximco đã cùng Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Tại buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu đề nghị xin được cung cấp số liệu thủy văn, lưu lượng nước, mặt cắt ngang đê, số liệu quan trắc, khí tượng thủy văn... và các tài liệu liên quan.
Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội liên hệ với UBND thành phố Hà Nội có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên Môi trường để được cung cấp các số liệu trên.
Sau ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội đã báo cáo UBND thành phố Hà Nội, đề nghị UBND thành phố Hà Nội giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụ lập quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
Sau đề nghị kể trên, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương thực hiện các chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội trước đó, trong đó có chỉ đạo tập hợp toàn bộ các thông tin liên quan đến nghiên cứu, lập đồ án quy hoạch hai bên sông Hồng, cung cấp cho đơn vị tư vấn nước ngoài nghiên cứu.
Theo thông tin mà phóng viên Infonet có được, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội không phải là đơn vị duy nhất được UBND TP giao thực hiện lập quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
Bởi trước đó, vào trung tuần tháng 1, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Thông báo số 13/TB-UBND về chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố, Nguyễn Đức Chung về việc giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc là đơn vị đầu mối chủ trì phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và các sở, ngành, đơn vị liên quan tập hợp toàn bộ các thông tin liên quan phục vụ cho công tác nghiên cứu, lập đồ án Quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
Các hồ sơ thiết kế quy hoạch, kiến trúc, xây dựng của các đơn vị tư vấn trước đây đã nghiên cứu liên quan dọc 2 bên sông Hồng, bàn giao cho 3 nhà đầu tư là Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sungroup), Tập đoàn Vingroup, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) để cung cấp cho các đơn vị tư vấn nước ngoài nghiên cứu.
Lãnh đạo thành phố yêu cầu việc nghiên cứu quy hoạch dọc 2 bên sông Hồng phải theo hướng đảm bảo phòng chống lũ, tạo lập một đô thị hiện đại, khai thác hiệu quả quỹ đất, tạo quỹ đất, ưu tiên tái định cư tại chỗ, phát triển giao thông vận tải và du lịch đường sông. Bên cạnh đó, đồ án cần nghiên cứu phương án quy hoạch tuyến đường dọc hai bên sông kết hợp làm đê ngăn lũ.
Nghiên cứu quy hoạch phân làm 2 giai đoạn. Giai đoạn một là lập quy hoạch hai bên sông Hồng đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì. Giai đoạn 2 là quy hoạch 2 bên sông Hồng đoạn còn lại trên địa bàn thành phố.
Các nhà đầu tư có thể mời thêm nhiều đơn vị tư vấn thiết kế tham gia nghiên cứu lập nhiều phương án quy hoạch để có thể lựa chọn được phương án khả thi nhất. Việc xem xét, lựa chọn ý tưởng thiết kế sẽ được cơ quan quản lý thực hiện trước ngày 30/3/2017.
Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội cũng giao Sở Quy hoạch Kiến trúc chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và đơn vị liên quan tổng hợp rà soát các hồ sơ, tài liệu hiện có, tài liệu chưa có cần bổ sung để phục vụ nghiên cứu lập quy hoạch dọc hai bên sông Hồng.
Dân Việt Phương Đăng – Đình Dương 20-3-2017 - Trước những thông tin Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) là đơn vị được mời làm tư vấn lập quy hoạch hai bên bờ sông Hồng, chúng tôi đã tìm hiểu trên trang web hzplanning.gov.cn về quy mô của Viện này.
Sông Hồng nhìn từ trên cao. (Ảnh: Xuân Chính)
Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu là cơ quan trực thuộc của Cục Quy hoạch đô thị Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đây là một cơ quan chính phủ chuyên trách về quy hoạch đô thị. Trên trang web của mình, Cục Quy hoạch đô thị Hàng Châu liệt kê những vai trò chính gồm:
1. Xây dựng các chính sách và quy định cấp tỉnh cũng như cấp quốc gia liên quan đến quy hoạch đô thị; Xây dựng các dự thảo về quy định, quy tắc và chính sách của địa phương trong việc quản lý quy hoạch đô thị; Tổ chức thực hiện khi được phê duyệt; Nghiên cứu các chính sách đô thị hóa và chiến lược phát triển đô thị theo sự ủy nhiệm của chính quyền thành phố; Chịu trách nhiệm xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi quy hoạch chung và báo cáo các sở, ban, ngành liên quan để được phê duyệt.
2. Chịu trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo kế hoạch quy hoạch cấp quận, huyện, báo cáo kế hoạch quy hoạch cấp quận, huyện chi tiết cho các sở ban ngành có liên quan để phê duyệt và xử lý việc xét duyệt, phê duyệt cho các kế hoạch chi tiết khác.
3. Chịu trách nhiệm lựa chọn các địa điểm cho các dự án xây dựng, xác minh và đề xuất lựa chọn địa điểm, giấy phép quy hoạch sử dụng đất xây dựng.
4. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch bao gồm các dự án xây dựng mới, các dự án mở rộng, các công trình sửa đổi, đường xá và các đường ống; Xác minh và cấp giấy phép quy hoạch tạm thời cho các dự án xây dựng; Chịu trách nhiệm kiểm tra tất cả các công trình xây dựng và khâu kiểm tra cuối cùng sau khi dự án hoàn thành.
5. Soạn dự thảo và sửa đổi quy chế quản lý quy hoạch đô thị cũng như các tiêu chuẩn công nghệ; Giải quyết các vấn đề liên quan đến việc tranh chấp về quản lý đô thị.
6. Tổ chức thực hiện lập bản đồ đô thị và quản lý về lĩnh vực lập bản đồ và quy hoạch đô thị; Cung cấp hướng dẫn chuyên môn về quy hoạch thành phố, quận, huyện cũng như thẩm định kỹ thuật trong các kế hoạch quy hoạch tổng thể của các thị xã và thành phố…
Trước đó, Văn phòng UBND TP.Hà Nội đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch thành phố về việc cung cấp hồ sơ, số liệu nghiên cứu lập đồ án quy hoạch hai bên sông Hồng theo đề nghị của nhà đầu tư (Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội – Geleximco).
Theo đó, lãnh đạo thành phố yêu cầu các đơn vị liên quan tập hợp các thông tin, tài liệu phục vụ nghiên cứu, lập đồ án quy hoạch giao nhà đầu tư để cung cấp cho đơn vị tư vấn nước ngoài.
Trong văn bản gửi thành phố, Geleximco cho biết đơn vị này đã chủ động mời đối tác Trung Quốc tham gia nghiên cứu và lập quy hoạch cho đô thị hai bên sông Hồng.
Ngày 4.2, Geleximco cùng Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu đã khảo sát thực địa dọc hai bên bờ sông Hồng, làm việc với Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội và đã được Sở bàn giao tài liệu lập quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000.