Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Tưởng niệm Gạc Ma - TƯỜNG TRÌNH CỦA TS NGUYỄN QUANG A




TS. Nguyễn Quang A tại lễ tưởng niệm ở Hà Nội.
 
Về ngày tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma 

Nguyễn Quang A
14-3-2017

Tôi đi xe bus (lúc đi không bị chặn) sang tượng đài Lý Thái Tổ, khoảng 8h50 đến gần đó thì thấy 1 xe cảnh sát ở góc đường và góc bên kia thì dân phòng, cảnh sát ngồi cả chục người. Đến gần tượng đài quan sát thấy nhiều người mặc thường phục điện thoại, sắp xếp nhau (tôi nghĩ là an ninh). Lên sát tượng đài thấy khoảng 10-15 người quen đã gặp nhau ở các cuộc tưởng niệm các năm trước. Gần sát 9h tôi cùng khoảng 10 anh em vào thắp hương, đạt hoa tưởng niệm các 64 liệt sĩ Gạc Ma bị quân TQ sát hại man rợ ngày 14-3-1988. Rồi quay sang nói chuyện với mấy người. Thấy một ông chống gậy quân phục chỉnh tề cấp trung tá đến, hóa ra anh là một người đã từng đi biểu tình rất hăng hái nhiều năm trước; anh bảo anh hô hào tất cả các cựu quân nhân mặc sắc phục đi tưởng niệm. Không biết về sau anh có bị bọn nom có vẻ người Việt nhưng chắc ăn lương Tàu bắt hay không. Chúng tôi bảo sao không thấy mấy bạn No-U đâu, chắc bị chặn hết rồi. 


Ngảnh sang bên thấy Gs. Vs. Hoàng Xuân Phú và anh Trần Tiến Đức đến, họ vào thắp hương, tôi kịp chụp cho 2 anh vài pô ảnh. Rồi thấy 1 cô đến hỏi tôi hôm nay là ngày gì, sự kiện gì?

Tôi bảo chị không biết ư? Hôm nay là 14-3 ngày tưởng niệm 64 liệt sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh ở Gạc Ma ngày 14-3-1988.

Cô ta bảo sao lại đến đây, nhà nước có chỗ tưởng niệm sao lại đến đây gây rối. À hóa ra là một DLV của ĐCSVN. Tôi hỏi chị tên là gì? thì một bác bảo nó là Hà Lùn thì phải, thế là cô ấy bù lu bù loa lên kích động bác ấy đôi co. May mà chúng tôi khuyên mọi người chớ mắc mưu bọn khốn nạn kích động rồi lấy cớ bảo mọi người “gây rối trật tự công cộng.”

Tôi nghĩ lúc đó có khoảng 40 người đến tưởng niệm (số dân đến chụp ảnh hoa anh đào quanh tượng đài thì nhiều; cộng số an ninh chìm nổi nữa thì trước tượng đài phải cỡ hơn 100). Thấy một số tay mặc thường phục ra lệnh và an ninh bắt đầu lên loa kêu giải tán, thấy các camera nhìn khá quen chĩa vào đám đông, lia hết người này người nọi, tôi đi xuống để quan sát và muốn ghi hình để post lên cho bà con xem.

Rồi 1 tay mặt rất quen đã gặp mấy lần hỏi bác đi đâu, rồi nó hô 3 tên khác tống tôi vào một chiếc xe. Lúc đó là 9:15

Lên xe nó bảo tôi bác biết rồi nên đưa điện thoại cho nó. Tôi phản đối nói các cậu là ai, nhìn như côn đồ bắt cóc tôi lên xe lại còn đòi trấn lột điện thoại ư? Đừng đụng đến tôi. Xe chở tôi đến CA Phường Lý Thái Tổ, tay chỉ huy xuống liên hệ (chắc không được) nên cậu ta lại lên xe và bảo sang CA Long Biên.

Đến CA Long Biên, họ đưa tôi lên tầng 7 tầng 8 gì đó có 1 cậu CA Long Biên (nhìn mặt có lẽ đã gặp nhau) cùng đưa tôi lên. Một phòng rộng thênh thang, không có ai.

Một lúc sau chúng quay lại và dẫn tôi xuống để đưa về CA Phường Gia Thụy (Phường tôi cư trú). Lúc này chỉ thấy 3, một tay chỉ huy, 2 cậu trẻ măng (một còn đeo băng BẢO VỆ đỏ chóe) ngồi cạnh tôi mỗi đứa 1 bên (lúc trước một bên 2 cậu và 1 bên 1 cậu).

Đến CA Gia Thụy, tay chỉ huy lại đòi điện thoại. Tôi kháng cự, nó ra lệnh 2 cậu kia túm chặt tay, còn chính hắn lần túi quần tôi lấy điện thoại. Tôi la lớn, các cậu đã phạm pháp trắng trợn khi bắt cóc tôi, nay lại còn phạm thêm tội nữa là tước đoạt tài sản. Chúng nhanh chóng đẩy tôi lên phòng họp trên tầng 2. Cái phòng quen vì tôi đã bị câu lưu ở đó chí ít 3 lần trong vòng chưa đầy 1 năm (lần đầu tiên là ngày xử Basam cuối tháng Ba năm ngoái).

Họ bỏ tôi ở đấy. Tôi tranh thủ làm một giấc.

Rồi có 3 người (một chắc muốn hỏi, 1 quay video và 1 ghi biên bản) cùng 2 bác người ở Phường (các bác bảo ở Tổ 9; tôi ở tổ 13). Ba tên bắt cóc tôi mất hút.

Tôi yêu cầu đưa 3 tên ấy ra đối chất, xem chúng là ai? Tên gì? Vì sao phạm pháp (bắt cóc tôi, tước đoạt tài sản của tôi)?

Còn 5 vị tôi không biết các vị là ai. Tôi muốn 5 vị làm chứng để tôi hỏi chúng (chứ không phải các vị hỏi tôi). Tôi có thể nói chuyện vui vẻ với các vị nhưng từ chối trả lời bất kể câu hỏi nào, từ chối đọc và ký bất cứ biên bản nào mà các vị làm ra vì các vị không chứng kiến sự phạm pháp của 3 tên côn đồ kia.

Tay chỉ huy (tôi nghĩ vậy vì anh ta muốn hỏi tôi) suốt từ đầu còn chẳng có thời gian giới thiệu mình là ai, cấp gì, có tư cách gì để hỏi tôi không và cũng chẳng giới thiệu 4 người kia là ai. Thi thoảng anh ta gợi ý, tôi nói là chính. Tôi bảo các bạn cứ ghi hình cho kỹ mang về cho sếp các bạn, báo cáo ông Khương, ông Chung, ông Tô Lâm hay Đại Quang hoặc Phú Trọng càng tốt. Tôi nói to để cho các vị ấy không thể hiểu lầm. Tôi nói 4 tên côn đồ đó, mà anh chủ trì bảo là an ninh Hà Nội (họ không có mặt ở đây được vì họ đã hoàn thành nhiệm vụ, tôi đòi họ ra đây, nhìn vào ống kính và đòi cho tôi 1 bản sao video để lấy chứng cứ đưa chúng ra tòa). Tay muốn hỏi giải thích, theo quy định họ có thể làm vậy mà không phải là bắt cóc và phạm luật.

Tôi bảo việc làm của An Ninh Hà Nội (vì họ thú nhận là an ninh chứ không phải côn đồ) hành xử như vậy là hết sức ngu đần: – cản dân tưởng niệm các liệt sĩ chẳng hóa ra AN HN làm việc cho Tàu? Không ai có thể bôi gio trát trấu hữu hiệu bằng họ lên bộ mặt của Việt Nam và của CA Việt Nam bằng chính các an ninh này và những người ra lệnh cho họ.

Rồi đến chuyện sao lại Tượng Đài Lý Thái Tổ chứ không ra Đài Liệt Sĩ Bắc Sơn.

Chuyện vai trò XHDS.

Anh ta lan sang hỏi chuyện đi nước ngoài (tôi bảo chả liên quan gì và từ chối trả lời.)

Tôi hy vọng mình đã làm tốt công tác đảng vận, an ninh vận và dân vận (cho 2 bác định làm chứng).

Lúc 11:20 tôi lấy điện thoại và về nhà; vừa kịp đưa ông ra xe đi bệnh viện.

Rồi đến chỗ nhậu với nhóm nghệ sĩ nhân dân Trần Tiến.

Bây giờ đang đi dự Quốc khánh Hungary. 






 Giáo sư Viện sĩ Hoàng Xuân Phú thắp hương tưởng niệm.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai bảo kê cho Trịnh Văn Quyết xây tòa nhà 18 tầng không phép, lừa bán cho người dân hàng ngàn tỷ đồng?


Cứ tưởng sai phạm của chủ đầu tư dự án 8B Lê Trực là ghê gớm ở Thủ đô, nào ngờ “đẳng cấp” của ông chủ FLC Trịnh Văn Quyết còn vượt xa hơn rất nhiều. Dự án FLC Garden City ở phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), do Công ty CP Đầu tư Địa ốc ALASKA, một thành viên của Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư đã minh chứng cho điều đó.
Hiện dự án FLC Garden City (Đại Mỗ) mới được Sở Xây dựng Hà Nội cấp phép xây dựng đối với tòa nhà HH02. Nhưng chủ đầu tư lại cho thi công tòa nhà HH01 đến tầng 17, máy móc, công nhân hoạt động hết công suất, không có dấu hiệu ngừng nghỉ, còn tòa nhà HH02 được chủ đầu tư cho tạm “ngủ đông”.
Tòa nhà HH01 được phê duyệt là nhà ở xã hội, nhưng FLC đã cho mình cái quyền tự ý thay đổi mục đích sử dụng. Không những vậy FLC đã tự cho mình cái quyền được phép thi công đến 17 tầng mà không thèm đếm xỉa đến sự quản lý giám sát của chính quyền cấp sở tại. Khi thi công chưa xin cấp phép xây dựng của Sở Xây dựng Hà Nội. Với ý đồ đẩy các cấp chính quyền vào thế đã rồi, và đến lúc “tặc lưỡi” bỏ qua?
Theo đó, dự án được UBND huyện Từ Liêm (trước đây) phê duyệt, quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 tại Quyết định số 5979/QĐ-UBND ngày 06/07/2011 và UBND quận Nam Từ Liêm chấp thuận điều chỉnh phương án kiến trúc sơ bộ dự án tại Văn bản số 1537/UBND-QLĐT ngày 20/10/2015.
Dự án có quy mô 7,895 ha với tổng mức đầu tư là 3.500 tỷ đồng. Dự án này gồm khu nhà liền kề, biệt thự và chung cư cao tầng. Khi đó, để giảm thủ tục cho doanh nghiệp, khu nhà liền kề, biệt thự, theo quy định được miễn giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, đối với khu nhà cao tầng phải có giấy phép xây dựng.
Tuy không có giấy phép xây dựng nhưng tòa nhà HH01 được Công ty Cổ phần Xây dựng Faros một thành viên khác của Tập đoàn FLC, nổi danh với cái tên rất kêu: “Ông vua tốc độ thi công lên sàn”, thi công rất nhanh.
Ngày 29/02/2016, Công ty Alaska đã gửi thông báo đến cơ quan chức năng về việc khởi công xây dựng công trình hạng mục thấp tầng và hạ tầng thuộc khu chức năng đô thị Đại Mỗ – giai đoạn 1. Trong thông báo ghi rõ giấy phép xây dựng: Công trình thuộc diện miễn phép xây dựng.
Tuy nhiên, đến ngày 07/3/2016, Đội Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm đã xuống kiểm tra, lập biên bản số 29/BB-VPHC về việc vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm. Cụ thể, chủ đầu tư dự án đã có hành vi sai phạm là xây dựng không phép, đang thi công tầng hầm khu vực HH-01; Đang thi công khoan cọc nhồi đại trà khu vực HH-02.
Trước sai phạm trên, Đội Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm không những không cưỡng bức ngừng thi công mà còn “ưu ái” yêu cầu chủ đầu tư dự án hoàn thiện hồ sơ, giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản. (?!!!)
Ngày 08/07/2016, Đội Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm lại tiếp tục lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công công trình vi phạm số 132/BB-VPHC với hành vi tái vi phạm. Khi đó, khu HH01 đang thi công ở tầng số 9.
Biên bản xử lý vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm do Đội Thanh tra xây dựng lập đối với Công ty Alaska.
Do công trình này tiếp tục được xây dựng nên ngày 3/10/2016, Đội Trật tự xây dựng quận Nam Từ Liêm đã lập biên bản số 196/BB-VPHC với hành vi tái vi phạm. Ngày 3/12/2016, Tổ công tác quản lý đất đai trật tự xây dựng phường Đại Mỗ đã lập biên bản khi công trình HH-01 thi công không phép ở tầng 16.
Tiếp đó, ngày 09/01/2017, UBND quận Nam Từ Liêm, UBND phường Đại Mỗ đã ra quyết định số 02/QĐ-TGTVVP về việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với Công ty AlasKa. Lý do tạm giữ là do công ty này không chấp hành những yêu cầu của UBND phường Đại Mỗ tại Quyết định số11/QĐ-UBND ngày 18/01/2016 của Chủ tịch UBND phường Đại Mỗ. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tạm giữ gồm 03 xe cải tiến chở vật liệu xây dựng cũ đã qua sử dụng.
Được biết, trước đó phía Đội Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm đã phạt tổng cộng là 120 triệu đồng đối với chủ đầu tư. Trong đó, 80 triệu đồng là hành vi xây dựng không phép ở tòa HH-01, 40 triệu đồng đối với việc xây dựng tòa HH-02.
Ngày 20/02/2017, trao đổi với phóng viên, ông Chu Văn Đức, Đội trưởng Đội Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm cho hay: “Hiện nay chúng tôi đã chuyển toàn bộ hồ sơ về việc sai phạm của Công ty Alaska đến Sở Xây dựng rồi, mọi việc xử lý phải chờ cơ quan cấp trên”.
Như vậy, có thể thấy chủ đầu tư Dự án khu chức năng đô thị Đại Mỗ là Tập đoàn FLC, trực tiếp là Trịnh Văn Quyết, đã quá coi thường pháp luật, từ một dự án chưa được cấp giấy phép xây dựng nhưng đến nay đã cho xây lên đến 18 tầng việc này khiến không ít người dân vô cùng bức xúc và phẫn nộ. Chưa kể, bất chấp dự án không phép, FLC vẫn tự cho bản thân quyền hợp tác với các sàn bất động sản để rao bán căn hộ thương mại trái phép, coi thường pháp luật và khách hàng khi không thể đảm bảo cho người mua quyền sở hữu hợp pháp.
Rồi đây, ai sẽ bảo vệ quyền lợi của các khách hàng mua nhà của FLC khi chính bản thân dự án đang tồn tại trái phép, gây chướng tai gai mắt người dân và chính quyền sở tại, có thể bị cưỡng chế đập bỏ bất cứ lúc nào? Nghe nói, dự án đang được rao bán rầm rộ trên các sàn giao dịch với hàng trăm căn nhà, giúp Trịnh Văn Quyết thu về hàng nghìn tỷ đồng? Nếu dự án bị cưỡng chế thu hồi, số phận những khoản tiền mua nhà của người dân có được hoàn trả hay cũng chỉ là giấy tờ mua bán thiếu căn cứ, tiền mất tật mang? Giá trị một căn nhà vài tỷ đồng đối với người đàn ông “vàng” này chỉ bé như cái móng tay, nhưng với người dân lao động thì đó là cả một gia tài dành dụm. Đạo đức kinh doanh của Tập đoàn FLC, cụ thể là Trịnh Văn Quyết, ở đâu?
Phía sau những buổi lễ động thổ, khởi công hoành tráng của những dự án nhiều tỷ đồng là chân dung một FLC coi thường luật pháp. Khi họ tự cho mình cái quyền thi công không cần giấy phép xây dựng, mặc cho các quyết định đình chỉ ban hành, FLC vẫn cho thi công lên tầng, nâng chiều cao công trình ngay trước mắt các cấp chính quyền sở tại và thành phố Hà Nội. Kỳ lạ thay mỗi quyết định đình chỉ thi công ban ra, là ngay lập tức FLC đáp lễ lại bằng việc tổ chức cho thi công rầm rộ công trình được nâng lên vài tầng.
Như vậy, sự thách thức và coi thường pháp luật của FLC Garden City hay nói đúng hơn là phong cách làm việc “bừa, ẩu” của Tập đoàn FLC thể hiện rất rõ. Bất chấp các cấp chính quyền ra quyết định đình chỉ thi công, xử phạt hành chính… yêu cầu khắc phục hậu quả, chấm dứt hành vi vi phạm và thực hiện đúng các quy định của Pháp luật nhưng Công ty cổ phần đầu tư Địa ốc Alaska thuộc Tập đoàn FLC vẫn bỏ ngoài tai, tự tung tụ tác, coi trời bằng vung, tự mình cho quyền đứng ngoài Pháp luật. Phải chăng tinh thần 8B Lê Trực đang được UBND quận Nam Từ Liêm bỏ qua với sai phạm của FLC? Hay một lần nữa, Trịnh Văn Quyết đang chứng minh quyền lực của mình ngay chính tại trung tâm đầu não của đất nước? Một Trịnh Văn Quyết tươi cười khoác vai Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đã khiến người dân lạnh tóc gáy với những chiêu trò sau mối liên kết TIỀN – QUYỀN, đẩy người dân vào cảnh đường cùng. Nay mối liên hệ đó lại đang diễn ra ngay chính Thủ đô Hà Nội sao?
Thiên Anh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐỌC SÁCH NGHĨ VỀ LUẬN ĐIỆU "NHÂN DÂN NÀO LÃNH TỤ ẤY"

1. DẪN NHẬP


Trong các loài như ong, kiến, mối… con chúa chính là linh hồn, là sức sống của cả đàn. Khi con chúa già nua hay ốm yếu, không thể bảo đảm cho sức mạnh và sự sinh sôi của đàn thì những con trong đàn sẽ “làm thịt” con chúa và thay bằng con khác. Còn nếu con chúa bị chết đột ngột thì đàn sẽ tan rã và có nhiều khả năng là cả đàn sẽ bị tiêu diệt.

Loài khỉ và loài sư tử cũng như thế. Con khỉ già hay con sư tử già, không còn khống chế được đàn, không thể dẫn dắt được đàn thì sẽ bị những con con nổi lên cướp quyền và đuổi đi.

Sư tử có trách nhiệm bảo vệ đàn

Các loài sống thành bày khác, như loài trâu, voi hay chó sói thì cũng tương tự như thế.
Có thể rút ra kết luận: TRONG CÁC LOÀI VẬT, CON ĐẦU ĐÀN CHÍNH LÀ LINH HỒN, LÀ SỨC MẠNH CỦA CẢ ĐÀN. Nếu dùng từ lãnh tụ ở đây thì ta có thể nói: LÃNH TỤ NÀO BÀY ĐÀN ĐÓ.

Loài người có hơi khác một chút. Đấy là, trong giai đoạn lịch sử kéo dài hàng chục ngàn năm, rất hiếm khi họ tìm được lãnh tụ thật sự. Đấy là những lãnh tụ của các phong trào khởi nghĩa chống là chế độ bạo quyền trong nước hay chính quyền đô hộ của ngoại bang. Nhưng, vì giống người là loài có lí trí và tư lợi cho nên sau khi giành được ngai vàng, những vị lãnh tụ này liền lập ra quân đội, cảnh sát, nhà tù và sử dụng những học thuyết dối trá nhằm bảo vệ ngai vàng cho dòng họ nhà mình. Thế là, như một qui luật, chỉ sau một hai đời vua sáng tôi hiền, nhân dân lại rơi vào vòng cai trị của các hôn quân bạo chúa. Mà giai đoạn của các hôn quân bạo chúa lại thường kéo dài gấp nhiều lần giai đoạn vua sáng tôi hiền, đến nỗi có thể ví nó với tia chớp rất nhỏ trên bầu trời u ám đầy mây trước cơn giông bão. Dưới quyền của các hôn quân bạo chúa, từ trong triều đình ra tới chốn dân gian người ta mặc sức lừa nhau, giết nhau, tàn sát nhau không nương tay. Thiết nghĩ chẳng cần nói nhiều về những hiện tượng này vì ai cũng thấy cả rồi. Và thế là một số người, có thể do thiếu hiểu biết hoặc vô tình, liền kết luận: NHÂN DÂN NÀO LÃNH TỤ ẤY. Kết luận này lại được bọn bồi bút và dư luận viên tay sai của triều đình tìm cách nhồi nhét vào đầu óc người dân để họ chấp nhận số phận của mình.


2. GIẢI THÍCH CỦA FREUD VÀ CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI VIẾT

Freud giải thích về sự tan rã đám đông khi không còn chủ tướng hay lãnh tụ như sau:
“Trong đoạn văn này một người lính hô: “Chủ tướng bị chặt đầu rồi”, thế là toàn bộ quân lính Assyrie bỏ chạy. Việc mất người cầm đầu trong bất cứ ý nghĩa nào của từ này, hay sự thất vọng đối với ông ta cũng đều tạo ra hoảng loạn dù rằng nguy hiểm không tăng. Liên kết hỗ tương giữa những cá nhân lập thành đám đông sẽ tan rã cùng với sự tan rã liên kết với người chỉ huy. Đám đông tan rã như tuyết gặp ánh nắng mặt trời.

Sự tan rã của đám đông tôn giáo khó thấy hơn. Mới đây tôi có được đọc một cuốn tiểu thuyết của Anh về đề tài Công giáo nhan đề Đêm đen (When it was dark) do một giám mục địa hạt London giới thiệu. Theo tôi cuốn tiểu thuyết đã mô tả rất hay và rất đúng khả năng và những hậu quả của sự tan rã của đám đông tôn giáo. Tác giả tưởng tượng ra một hành động dường như xảy ra trong thời hiện tại: có một âm mưu chống lại Jesus-Christ và những lời rao giảng của Ngài. Những kẻ âm mưu phao tin chúng đã tìm thấy ở Jesusalem một hầm mộ, trong đó có một tấm bia nói rằng một người tên là Arimathie thú nhận là ông ta, vì lòng kính Chúa, đã bí mật lấy trộm xác Ngài sau khi Ngài chết được ba ngày và đem giấu ở cái hầm ấy. Bằng cách đó, những kẻ âm mưu đã làm sụp đổ niềm tin vào sự tái sinh và nguồn gốc thần thánh của Jesus-Christ. Vụ phát hiện khảo cổ học ấy đã làm rung chuyển cả nền văn hóa Âu Châu và hậu quả là tội ác và bạo hành gia tăng đến mức báo động. Tình trạng gia tăng tội ác chỉ chấm dứt khi người ta khám phá ra âm mưu của những kẻ giả mạo.

Cuốn Tâm lý học đám đông cùng với Tâm Lý đám đông và phân tích cái tôi.

Sự kiện bộc lộ trước tiên trong vụ tan rã tôn giáo giả định nói tới ở đây không phải là nỗi sợ hãi (không có lí do nào cả) mà là các xung lực ích kỉ và thù địch đối với tha nhân. Những xung lực này trước đây không thể biểu lộ ra được chính vì tình yêu đồng đều mà Jesus-Christ dành cho mọi người” (hết trích). Mời xem ở đây:
http://phamnguyentruong.blogspot.com/…/sigmund-freud-tam-li…

Tức là, khi không còn người đứng đầu thì những xung lực ích kỉ và thù địch đối với tha nhân sẽ được bộc lộ ra hết. Đấy là cái chúng ta đang chứng kiến hiện nay: Lãnh tụ bị chế giễu, lý tưởng bạc màu, thậm chí bị vứt vào sọt rác, người lãnh đạo kêu gọi dân chúng khinh bỉ những kẻ tham nhũng, thực ra là kinh bỉ những người có chức có quyền … và người dân đối xử với nhau không khác gì súc vật, thậm chí có cảm tưởng như không bằng súc vật.

CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI VIẾT

Có thể nói mà không sợ sai rằng trước năm 1975 hay khoảng thời gian gần đó, ở miền Bắc đã có một cái gì đó tương tự như hiện tượng libodo trong học thuyết của Freud. Lúc đó, dường như mọi người đều tin rằng lãnh tụ của mình là những người tuyệt vời, là những người yêu thương đồng bào hết mực. Cho nên người ta, dù rất nhiều khó khăn, nhưng quả thật đã thương yêu nhau thật sự, đã đối xử với nhau theo đúng nghĩa của từ đồng bào. Quê tôi lúc đó nhà không cần đóng cửa mà không bao giờ mất trộm. Những người ở Hà Nội nói rằng hồi đi sơ tán năm 1972 nhà cứ bỏ đó mà sau này về cũng không suy suyển gì. Chỉ đến sau này, khi phát hiện ra rằng, kết quả của cái gọi là giải phóng miền Nam chỉ là: “Tướng tấn, tá tạ, úy yến, lính chiến hai búp bê” và “Ta đã thấy những chỗ lõm chỗ lồi trên mặt trăng sao. Những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao” (thơ Việt Phương) thì lòng người mới bắt đầu li tán.

Đạo đức bắt đầu suy đồi từ đó. Còn đến bây giờ, khi trong triều, ngoài ngõ, đâu đâu có những cảnh lừa đảo, dối trá, sẵn sàng đâm chém nhau, người ta đối xử với nhau tệ bạc còn hơn cả súc vật, người ta kiếm lời bằng cách làm hại, thậm chí giết dần giết mòn người khác mà không hề áy này lương tâm. Và thế là một số người nhẹ dạ và những tên giả hình liền trưng ra luận thuyết: NHÂN DÂN NÀO LÃNH TỤ ẤY.

3. QUAN NIỆM NGỤY BIỆN

NHÂN DÂN NÀO LÃNH TỤ ẤY LÀ QUAN NIỆM NGỤY BIỆN

Khi thấy đâu đâu cũng có những cảnh lừa đảo, dối trá, sẵn sàng đâm chém nhau, người ta đối xử với nhau tệ bạc còn hơn cả súc vật, người ta kiếm lời bằng cách làm hại, thậm chí giết dần giết mòn người khác mà không hề áy náy lương tâm, một số người nhẹ dạ và những tên giả hình liền trưng ra luận thuyết: NHÂN DÂN NÀO LÃNH TỤ ẤY.

Đấy là quan niệm ngụy biện vì 3 lý do sau đây:

1. Họ không nhớ hay không biết chân lý: “Nhà dột từ nóc” hay như lời Chúa Jesus: “Trông trái biết cây”.

2. Milovan Djials, một trong những người thành lập ra nước Cộng hòa Nam Tư, viết trong cuốn Giai Cấp Mới: "Các lãnh tụ thường xuyên nhấn mạnh ‘tính tự giác cao của nhân dân ta’ trong thời kì cách mạng, nghĩa là khi nhân dân, đúng hơn, một bộ phận nhân dân đã tích cực ủng hộ họ. Ngày nay, cũng theo lời các lãnh tụ này, ý thức tự giác ‘của nhân dân’ rất thấp cho nên không thể có dân chủ ngay được”. Ở VN cũng thế, hồi những năm 1960 và đầu 1970, khi các bà mẹ khăn rằn ở Bến Tre đồng khởi hay các bà mẹ ở chợ Bến Thành biểu tình đòi dân sinh hay nuôi dấu cán bộ thì người ta bảo rằng họ có ý thức cách mạng. Thế mà nửa thế kỉ sau, con của những bà mẹ đó, có học hơn, có Internet và smartfone thì người ta lại nói rằng dân trí thấp cho nên chưa thể có dân chủ.

3. Thế nhưng nếu có người nước ngoài nào đó nói với họ: “Đừng bốc phét nữa. Dân trí nước mày thấp, không thể hưởng chế độ dân chủ như thế thì trình độ lãnh tụ của chúng mày cũng chỉ ngang với anh thợ cắt tóc ở nước tao là cùng, đại tướng quân của nước mày cũng chỉ xứng làm đội trưởng đội cảnh vệ hoàng gia của nước tao thôi”. Thì họ sẽ giẫy nẩy lên mà rằng: “Ấy, lãnh tụ của chúng tao là danh nhân văn hóa thế giới đấy, đại tướng của chúng tao là một trong 10 vị tướng vĩ đại nhất thế giới đấy. Tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thủ tướng hay bộ trưởng ngoại giao của chúng tao thường đọc những bài diễn văn quan trọng, được cả thế giới chú ý đấy!”.

Đồng khởi Bến Tre

Xin hỏi: “Các lãnh tụ danh nhân văn hóa thế giới (tự phong?), các vị đại tướng quân có số má trên thế giới, những người viết diễn văn được cả thế giới chú ý từ đâu mà ra? Chả lẽ họ lại chui ra từ cái đũng quần của những người đàn bà ngu đốt ở cái đất nước với dân trí rất thấp này hay sao?”

Từ ba điều đã trình bày, có thể thấy lập luận của những người nói rằng NHÂN DÂN NÀO LÃNH TỤ ẤY là ngụy biện, phi logic, nói nhẹ nhàng là câu trước phản đối câu sau và như thế chứng tỏ rằng nó là sản phẩm của những đầu óc chưa hoàn toàn phát triển, hay nói ngắn gọn là DỐT!

4. QUAN NIỆM BẤT LƯƠNG và NGUY HIỂM

NHÂN DÂN NÀO LÃNH TỤ ẤY là quan điểm cực kì bất lương, bởi vì trong khi những thành viên trong các xã hội dân sự hay những người theo gương Phan Châu Trinh đang hàng ngày hàng giờ nói với người dân rằng họ xứng đáng với một số phận tốt hơn; đáng lẽ họ đã không phải sống trong những thành phố hễ mưa là ngập, không phải mất nước vì đường ống dẫn nước vỡ tới 20 lần, không bị đền bù giải tỏa một cách phi lý dẫn tới hàng ngàn dân oan… Tóm lại, nếu có thể chế tốt hơn thì đất nước ta đã khá hơn hiện nay. Thì luận thuyết của bọn giả hình kia chẳng khác gì gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt họ: Các người chỉ xứng đáng với thân phận trâu ngựa như thế thôi, dân trí thấp như thế thì các ngươi chỉ xứng đáng với thủ tướng nghẹo cổ, làm sao khác được? Thế là vừa BẤT LƯƠNG vừa NGUY HIỂM.

Nhưng bọn giả hình kia có đủ sức bất lương, có táng tận lương tâm đến mức có thể nói với người đàn bà Campuchia - sau ngày quân ta vào Phnom Penh - đang khóc lóc vì mất chồng mất con: “Pol Pot là lãnh tụ của các người là đúng rồi, các người chỉ xứng đáng như thế thôi!” Người đàn bà Campuchia phản ứng thế nào hay bạn phản ứng thế nào thì không biết, nhưng nếu tôi đứng ở đó thì tôi sẽ cho tên vừa nói một phát đạn vào thái dương! Và nếu lúc đó tôi làm như thế thì bây giờ, sau 36 năm, tôi cũng cho rằng mình hành xử đúng với lương tâm!

Luận điểm: NHÂN DÂN NÀO LÃNH TỤ ẤY chỉ đúng khi nói về cùng một thể chế chính trị. Ví dụ, cùng theo Xã Hội Chủ Nghĩa nhưng ông Hồ Chí Minh có thể là kịch sĩ tài ba hơn và không ác bằng Kim Nhật Thành, hay cùng theo Tư Bản Chủ Nghĩa nhưng các nghị sĩ quốc hội phương Tây có thái độ điềm tĩnh hơn các nghị sĩ Đài Loan. Vậy thôi, còn các nhà lãnh đạo trong cùng hệ thống, nói chung, đều hành xử tương đối giống nhau.

Trong tác phẩm Đường Về Nô Lệ (đọc ở đây: http://phamnguyentruong.blogspot.com/…/f-von-hayek-vi-sao-n…), Hayek đã chứng minh rất thuyết phục rằng chính các chế độ toàn trị (có thể nói rộng ra là thời của các hôn quân bạo chúa) đã đưa lên đỉnh cao quyền lực những kẻ xấu xa nhất. Không phải người Đức trong giai đoạn 1930-1945 xấu xa cho nên họ mới có những kẻ như Hitler, Himmler, Goebbels… mà chính là cái thể chế tồi bại đó đã đưa chúng lên đỉnh cao quyền lực và đến lượt mình, chúng lại làm băng hoại nhân dân Đức.

Tác phẩm Đường về nô lệ

Tóm lại, dân tộc nào, thời điểm nào cũng có những kẻ sẵn sàng bóc lột, sẵn sàng lừa đảo, sẵn sàng giết chóc đồng loại của mình để kiếm lợi. Nhưng trong các chế độ dân chủ thật sự hay dưới thời vua sáng tôi hiền, bọn đó chỉ có thể làm ma cô dẫn gái hay cầm đầu nhưng băng đảng trộm cắp mà thôi. Chính chế độ chính trị tồi dở đã đưa bọn lưu manh nhất, xấu xa nhất lên đỉnh cao quyền lực, để rồi sau đó, bằng những hành động và lời nói bất lương của mình, chúng tiếp tục làm băng hoại ngay cái dân tộc đang hàng ngày hàng giờ nuôi dưỡng chúng. Và để giữ mãi ngôi vị của mình, chúng lại mớm cho bọn bồi bút và dư luận viên mạt hạng quan niệm NHÂN DÂN NÀO LÃNH TỤ ẤY. Thiết nghĩ, những người có lương tri phải kiên quyết bác bỏ quan điểm phản động này.

5. Bàn thêm về: NHÂN DÂN NÀO CHÍNH PHỦ ẤY HAY CHÍNH PHỦ NÀO NHÂN DÂN ẤY?
Xin nói ngay rằng cái câu: NHÂN DÂN NÀO CHÍNH PHỦ ẤY để biện hộ cho những chính phủ độc tài và những ông trùm mang dã tâm biến nhân dân nước mình thành trâu ngựa là câu nói của bọn vừa ngu vừa đểu.

Chỉ cần đưa ra 2 ví dụ: Đông-Tây Đức và Nam-Bắc Hàn là đủ. Đấy là một cuộc thí nghiệm mà trong điều kiện bình thường ra không thể nào thực hiện được. Thật may hay thật không may là ở thời điểm bước ngoặt hồi cuối những năm 1940, đầu 1950, các lãnh tụ Tây Đức và Nam Hàn đã chọn chủ nghĩa tư bản với kinh tế thị trường và chế độ hướng tới dân chủ, còn các ông trùm cộng sản ở Đông Đức và Bắc Hàn thì chọn ý thức hệ cộng sản với kinh tế xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản. Cùng một dân tộc, nhưng 2 thể chế khác nhau. Kết quả về kinh tế và xã hội hiện nay như thế nào thì ai cũng biết. Đông Đức phải xây bức tường để ngăn nhân dân chạy khỏi thiên đường Xã Hội Chủ Nghĩa và cuối cùng bức tường đó đã bị chính người dân Đông Đức phá bỏ. Còn trong khi dân Bắc Hàn luôn luôn phải sống trong tình trạng thiếu đói thì Nam Hàn trở thành một trong nước tiến bộ nhất và giàu có nhất ở châu Á. Nhưng tac động về mặt tâm lý và văn hóa mới thật là kinh khủng: Người dân sống càng lâu trong Chủ Nghĩa Xã Hội thì càng gian trá hơn. Đấy là kết quả của thí nghiệm do Lars Honuf ở University of Munich cùng với ba chuyên viên trường Duke University: Dan Ariely, Ximena Garcia-Rada và Heather Mann tiến hành với người Đức (đọc ở đây: http://phamnguyentruong.blogspot.com/…/to-economist-cang-so…).

Ta cũng có thể nói như thế về người Việt Nam: Người miền Bắc vào Nam sau năm 1975 “khó chơi” (xin dùng từ nhẹ nhàng như thế) hơn người Nam, trong khi nói chung người miền Nam có ấn tượng rất tốt với dân Bắc năm 1954. Mà gian trá đến lừa đảo chỉ là một bước ngắn. Đấy là một trong những lý do vì sao ta lại thấy nhiều hiện tượng, mà nói một cách nhẹ nhàng là “tiêu cực” như vậy. Thiết nghĩ điều này cũng đúng nếu so sánh người Đài Loan và Hong Kong với người Trung Quốc đại lục.

Cuốn: Vạc dầu châu Á, sắp phát hành

Để cho bức tranh thêm đầy đủ hơn, xin xem xét thêm trường hợp Malaysia. Tác phẩm ASIA’S CAULDRON (Vạc Dầu Châu Á) của Robert D. Kaplan có đoạn: “Năm 1969, Kuala Lumpur là một thành phố của người Hoa; sau này người nông dân Malay mới tới, như thể một hành động khẳng định. Lúc đó người Malay ở Kuala Lumpur thường sống trong các khu ổ chuột, cách xa giới trung lưu Hoa kiều. Nhưng vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, 70% ngườiMalaysia sống ở đô thị, 50% dưới 25 tuổi, và Malaysia tự hào là một trong những nước có tỷ lệ người sử dụng Facebook cao nhất thế giới. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á, một nửa nước này bây giờ làtầng lớp trung lưu, 40% nữa là trung lưu thấp hoặc cao”. Năm 1969, Sài Gòn như thế nào hẳn nhiều người còn nhớ. Và bây giờ người nào đã từng tới Malaysia hay Kuala Lumpur đều có thể chứng thực so với họ, chúng ta đã tụt hậu tới mức nào.
Cuốn Tại sao các quốc gia thất bại

Tóm lại, đến bây giờ chúng ta đã có đầy đủ bằng chứng để nói rằng thể chế là quan trọng nhất. Bất cứ dân tộc nào, bất cứ nền văn hóa hay tôn giáo nào, cứ có thể chế chính trị tốt là sẽ phát triển, sẽ có dân chủ, hòa bình và hạnh phúc. Tất cả những vấn đề này được trình bày một cách rõ ràng và đấy thuyết phục trong tác phẩm TẠI SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI. Mà lãnh tụ hay các ông trùm chính là người chọn thể chế. Và họ là những người chịu trách nhiệm chính cho sự tiến bộ hay tụt hậu của đất nước mình. Mao Trạch Đông cũng từng nói: CÁN BỘ QUYẾT ĐỊNH TẤT CẢ.

6. PHẦN CUỐI

Như đã nói, lãnh tụ nhân dân là hiện tượng cực kì hiếm. Đấy là những con số một đứng trước hàng ngàn, hàng triệu những con số không – những người vô danh, thụ động và bất lực đang hàng ngày hàng giờ miệt mài làm việc để vỗ béo chính những kẻ đang đàn áp và bóc lột mình. Nhưng sau khi giành được chính quyền, những lãnh tụ, những người anh hùng đó đã nhanh chóng phản bội lại khát vọng của đám đông quần chúng đã đưa mình lên đỉnh cao quyền lực. Họ dựng lên xung quanh mình bộ máy đàn áp nhằm bảo vệ ngai vàng cho mình và dòng họ của mình. Chu kì áp bức-đấu tranh cứ lặp lại đi lặp lại như thế trong suốt hàng chục ngàn năm. Cho đến ngày 15 tháng 6 năm 1215. Đấy là lúc các nhà quí tộc Anh đã buộc vua John (1166 – 1216) kí vào văn bản, có tên là Magna Carta – Đại hiến chương về những quyền tự do, trong đó nói rõ rằng nhà vua chỉ được tăng thuế sau khi thỏa thuận với giới quí tộc. Quyền mà giới quí tộc giành được đã lan tràn dần xuống tầng lớp bình dân. Và đấy chính là chế độ dân chủ của thời hiện đại, như ta gọi hiện nay.

Tiếp đến là Cách mạng Mỹ, cùng với Tuyên ngôn độc lập (1776) và Hiến pháp (1789), nước này đã trở thành ngọn hải đăng của tinh thần dân chủ và tự do. Trong những năm 1830, Alexis de Tocqueville (1805–1859), một nhà tư tưởng lớn người Pháp lúc đó, đã nói rằng Mỹ là nước có các thiết chế dân chủ nhất mà đầu óc con người có thể nghĩ ra được. Nhưng không hẳn như vậy, lúc đó chế độ dân chủ Mỹ vẫn còn 2 khiếm khuyết lớn: chế độ nô lệ và phụ nữ chưa có quyền bầu cử. Nhưng chế độ dân chủ ở đây ngày càng được hoàn thiện dần. Và chính vì vậy mà Mỹ, từ một nơi xa xôi hoang vắng, bên lề của nền văn minh, đã trở thành quốc gia giàu mạnh nhất và hùng cường nhất thế giới. Chính nước Mỹ đã làm cho nhiều người tin rằng: MỨC ĐỘ TỰ DO CỦA QUỐC GIA QUYẾT ĐỊNH MỨC ĐỘ THỊNH VƯỢNG CỦA QUỐC GIA ẤY là chân lý không thể nào bác bỏ được. Từ đó về sau, tất cả những nước muốn thịnh vượng đều phải tiến theo con đường dân chủ. Chế độ dân chủ có sức hấp dẫn đến mức những nhà cầm quyền độc tài nhất cũng tự gọi mình là dân chủ, với những tiếp vĩ ngữ như: nhân dân, xã hội chủ nghĩa..v.v..

G. Washington (1732-1799), một trong những người-cha-lập-quốc Mỹ

Sau những NGƯỜI-CHA-LẬP-QUỐC của Mỹ như Washington, Jefferson… tất cả những người cầm đầu các phong trào quần chúng giành thắng lợi mà không thiết lập được chế độ dân chủ cho nhân dân nước mình thì không thể được gọi là LÃNH TỤ. Họ chỉ là những ông trùm của một nhóm sắc tộc hay một băng đảng nào đó mà thôi. Nhắc lại lời của những con người vĩ đại như Washington hay Jefferson như những con vẹt là việc dễ, nhưng làm được như họ là việc cực kì khó vì như người ta nói lòng tham và sự ngu dốt của con người là vô bờ bến. Xin nhắc lại một lần nữa: Trong những bước ngoặt của lịch sử, lãnh tụ hay các ông trùm chính là người chọn thể chế. Và họ là những người chịu trách nhiệm chính cho sự tiến bộ hay tụt hậu của đất nước mình. Như vậy LÃNH TỤ NÀO NHÂN DÂN ẤY hay CHÍNH PHỦ NÀO NHÂN DÂN ẤY là kết luận hợp logic và cũng phù hợp kinh nghiệm lịch sử.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Lang thang cùng xích lô Sài Gòn


11/03/2017 Đã từ lâu, khách thập phương, giới lữ hành, du khách nước ngoài đã quen thuộc với hình ảnh chiếc xích lô như một “đặc sản” chính hiệu của Sài Gòn, là một nét văn hóa xưa đáng quý. Thế nhưng, đằng sau đó là số phận của biết bao con người lam lũ. Với họ, chiếc xích lô vừa là chiếc cần câu cơm vừa là một biểu tượng Sài Gòn xưa mà họ đang cố níu giữ.

Xích lô chở khách Tây dạo quanh trung tâm Sài Gòn
Xích lô ngày xưa, vào những năm của thế kỷ XX, có thể dễ dàng bắt gặp ở mọi nẻo đường, chở đủ mọi tầng lớp, từ quý tộc đến người lao động bình dân. Nghề đạp xích lô lúc ấy dễ sống, thậm chí có những gia đình mấy thế hệ làm nghề đạp xích lô. Hình ảnh chiếc xe thong thả đi qua những con phố dường như đã trở thành một biểu tượng đẹp, một nếp sinh hoạt khó có thể hòa lẫn trong đời sống người Việt.

Ngày nay, nghề xích lô đã và đang mất dần bởi nhiều lý do. Chỉ có người làm hợp đồng cho các công ty du lịch, được trang bị những chiếc xích lô mới, đẹp đẽ, biết vài ba câu tiếng Anh thì còn được khách du lịch ủng hộ, còn lại đa phần đều phải đối mặt với một cuộc sống bấp bênh…

Sống qua ngày

Nhấp một ngụm cà phê, điếu thuốc trên tay cũng vừa tàn, người đàn ông luống tuổi nhổm dậy khi nhác thấy bóng người phụ nữ vừa từ trong chợ bước ra. Không nói một lời, ông đón lấy chiếc giỏ trên tay bà rồi đi thẳng đến chiếc xích lô cũ kỹ. Vị khách cũng thản nhiên bước lên ngồi. Không ai nói với ai một lời nào. Người đàn ông đẩy xe cho có trơn bánh rồi nhảy lên yên, gồng sức mình lên hai bàn đạp…


Ngày nào cũng như ngày nào, cứ mỗi buổi sáng sớm, sau khi thưởng thức ngụm trà nóng, nhấm nháp vị cà phê đắng cùng hơi thuốc, ông lão và chiếc xích lô sờn cũ ấy lại rong ruổi khắp các nẻo đường cho đến tận khuya. Ông tên Trung Văn Lai (75 tuổi), có lẽ cũng là người có thâm niên lâu năm nhất trong số những người đạp xích lô mưu sinh ở Sài Gòn. Rời Tiền Giang lên Sài Gòn sống bằng nghề đạp xích lô đã hàng chục năm nay ở chợ Tân Định, nên khi hỏi thăm về ông, dân ở đây ai cũng biết.

Tầm 20 phút sau đã thấy ông quay trở lại. Nép chiếc xe vào sát vệ đường, ông tiếp tục ngồi vào chỗ ly cà phê uống dở. Gương mặt già nua thở từng hơi mệt nhọc, mồ hôi đẫm lưng áo, thế nhưng có vẻ tâm trạng ông đã phấn chấn hơn.

Ông Lai kể, bà khách khi nãy của ông vốn là mối thân quen. Giờ đây khách của ông đa phần chỉ còn là những người nội trợ đã quen thuộc nhiều năm như thế. Chẳng qua họ thương ông già cả không nỡ bỏ, chứ ai cần đến chiếc xích lô chậm chạp nữa, trong khi taxi, xe ôm công nghệ đầy ắp ngoài đường. Chỉ biết nhờ thế mà ông còn có cái để làm, để sống qua ngày.

Ông Lai chia sẻ: “Cuộc sống của tôi gắn bó với con “ngựa sắt” này đã mấy chục năm, cũng quen rồi. Ngày trước còn khỏe, chạy ngày mấy chục chuyến là có đồng ra đồng vào để gửi về quê. Giờ sức yếu lắm rồi, kiếm không được bao nhiêu, nhưng tôi vẫn ráng chạy, được tới đâu hay tới đó. Với cả tôi vẫn thấy yêu nghề, gắn bó với nơi này. Người Sài Gòn bình dị, dễ gần lắm. Sáng giờ mới 2 cuốc, được mấy chục ngàn, nhưng cũng vui vì ít nhiều còn có khách”.

Nhìn mông lung vào dòng xe cộ ngược xuôi, rít điếu thuốc, thở một hơi thật dài, tiếp tục câu chuyện với giọng trầm ngâm: “Càng ngày khách cứ ít dần, dường như không còn ai muốn đi xích lô nữa rồi. Cả khu vực chợ này chỉ tầm vài người còn hành nghề như tôi”.

Quả thực, những người mưu sinh bằng nghề xích lô như ông ở chợ Tân Định này không còn nhiều. Ai nấy cũng đều đã bước vào cái ngưỡng “thập cổ lai hi”. Mặc dù lệnh cấm xe xích lô đã có từ nhiều năm nay, nhưng đối với những người lao động cùng cực ấy, không có chiếc xe đồng nghĩa vào đến đường cùng. Thế nên họ chỉ còn biết chạy được ngày nào hay ngày đó.

Đến bây giờ, hầu hết những người yêu nghề và quyết giữ nghề đã sống hơn 60 năm cuộc đời. Họ là những người cuối cùng đang cố gắng lưu giữ những nét đẹp của chiếc xích lô theo năm tháng. Những người đạp xích lô tuổi đã cao như hàng cây già ven phố, chỉ còn chút sức lực, trông cậy vào chiếc xe cũ kỹ, tự lao động, tự kiếm miếng ăn cho bản thân và gia đình. Cuộc sống của họ hầu hết đều nghèo khó, nhưng họ vẫn giàu tình yêu đối với nghề, luôn biết san sẻ với nhau.

Trời vào khuya. Lác đác quanh chợ Bà Chiểu là vài ba chiếc xích lô cũ kỹ nép vào sát những mái hiên nhà. Mỗi xe đều phủ bạt che, bên trong là người lao động đang chìm sâu vào giấc ngủ. Giấc ngủ của họ đơn giản, không chăn ấm nệm êm, chỉ có một tấm áo khoác ngang người.

Thêm một chiếc xích lô nữa ghé vào. Người đàn ông trung niên bước xuống, bung mui rồi ngồi vào bên trong, châm điếu thuốc. Ông chống tay trên hai đầu gối, nét mặt trầm ngâm. Tôi bước đến bắt chuyện: “Khuya rồi, chú chưa nghỉ mà còn chờ khách sao?”. Rít thêm một hơi thuốc, ông thở dài: “Chạy vòng vòng cả ngày không được chuyến nào, nghĩ đến cảnh ngày mai cũng như vầy thì không biết sống sao đây…?”.

Dường như sự có mặt của chúng tôi trong lúc này khiến ông dễ mở lòng hơn. Ông kể, quê ông ở miền Trung. Hơn chục năm trước, sau một trận bão lớn, nhà cửa tan hoang, cơ nghiệp bao năm mất sạch. Gom góp những gì còn lại, ông dựng lại mái nhà cho mấy mẹ con ở rồi vào Sài Gòn kiếm sống. Làm công có, buôn bán nhỏ có, nhưng chẳng được bao lâu. Cuối cùng ông đến với chiếc xích lô.

Ban đầu đạp xích lô đắp đổi cũng qua được ngày. Để tiết kiệm tiền, ban ngày ông chạy xe, ban đêm tìm một vỉa hè nào đó bung mui lên ngủ tạm. Cứ thế, tuy có vất vả nhưng cũng giải quyết được miếng ăn cho cả nhà. Ở quê mấy mẹ con đi làm thuê phụ vào cũng qua được gian khó.

Được vài năm tương đối ổn định thì có lệnh cấm xích lô. Khách bây giờ không còn nhiều, chủ yếu là chạy mối. Ông kể, mới cách đây mấy hôm ông chở hàng từ quận 11 lên đến Củ Chi, đoạn đường gần 40km giao cho khách chỉ để lấy 400 ngàn tiền công.

“Nếu xe có động cơ thì không nói. Đằng này tôi phải đạp mất gần một ngày ròng rã. Như trước kia là tôi từ chối không đi rồi, nhưng 400 ngàn đồng trong lúc này là quá lớn với tôi cho nên tôi phải nhận vì không nhận thì đói. Có mối chạy là quý lắm rồi, bỏ bao nhiêu công sức cũng đành phải cố” - ông ngậm ngùi.

Ba ngày nay chạy lòng vòng tìm khách nhưng không được chuyến nào, ông phải ra xin bánh mì ở tủ từ thiện ăn cho đỡ đói lòng. Nghĩ đến cảnh mấy hôm nữa mà vẫn không có khách, không có tiền gửi về chăm đứa con đang ốm, ông không sao ngủ được.

Tôi hỏi thăm về những xe bên cạnh. Ông cho biết, cả bốn người đều cùng quê. Ai cũng lớn tuổi, không nghề nghiệp bỏ quê vào thành phố tìm kiếm cái ăn. Mỗi người mỗi hoàn cảnh. Mỗi người mỗi thân phận, nhưng tựu trung, chẳng ai có điều kiện tốt mà lại chọn nghề đạp xích lô.



Người xích lô già chờ đón khách

Nghe ông kể chuyện, trong tôi bỗng dâng lên trong lòng chút ngậm ngùi, nghèn nghẹn. Cuộc mưu sinh bây giờ khó khăn quá. Những người lao động lam lũ hằng ngày phải đối mặt với bao nhọc nhằn. Cuộc sống của họ dần đi vào ngõ cụt.

Chỉ còn dành cho du khách

Để chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng, khoảng hơn một năm trở lại đây, hầu hết người đạp xích lô trên địa bàn TP HCM có thâm niên trên dưới 20 năm đã thống nhất quy tụ lại vào các nghiệp đoàn. Trong mỗi nghiệp đoàn cử ra một người đại diện chuyên liên hệ với những công ty du lịch trong thành phố, nhận khách qua điện thoại với giá niêm yết trung bình 50-70 ngàn đồng/giờ.

Những thành viên trong nghiệp đoàn đa phần là người lớn tuổi từ quê nghèo miền Trung, miền Tây đổ về Sài Gòn mưu sinh. Họ đoàn kết lại chia sẻ khó khăn, xem nhau như anh em một nhà. Đêm đến lấy xe làm giường, vỉa hè là nhà, cơm bụi nhai trệu trạo qua bữa, gửi những đồng tiền thấm đẫm mồ hôi về quê nuôi vợ con.

Ông Thiện (60 tuổi, quê Đồng Tháp), người có thâm niên hơn 20 năm trong nghề tâm sự. Trước đây ông ở quê làm ruộng, quần quật quanh năm nhưng vẫn nghèo khổ. Năm 30 tuổi ông bỏ quê lên Sài Gòn lang thang chợ Cầu Muối làm đủ nghề, ai thuê gì làm nấy, tích góp tiền mua được chiếc xích lô hoạt động ở khu chợ này.

Những năm 90 của thế kỷ trước, xe máy không nhiều, xích lô đón khách, chở hàng liên tục nên tiền kiếm được cũng kha khá. Tuy nhiên, đến năm 2001, chợ Cầu Muối bị giải tỏa, cộng với đô thị hóa tăng nhanh, nghề xích lô dần trở nên lỗi thời. Khách đi xe và chở hàng dần ít đi, thu nhập cũng trở nên bấp bênh. Và nghề thật sự khó khăn hơn từ khi thành phố có lệnh cấm xe xích lô. Có ngày đi làm không chở được khách nào, còn bị đội trật tự bắt phạt, thu xe. Năn nỉ lắm họ mới cảnh cáo rồi thả về.

Bây giờ về quê cũng không có việc gì làm. Những cánh đồng lúa bạt ngàn giờ đã được máy móc cơ giới thu hoạch. Ruộng đồng bị nhiễm mặn, người dân quê ông đã chuyển qua nuôi tôm sú gần hết, chỉ có gia đình ông không có vốn nên đành phải bám trụ với nghề này.

Sống ở Sài Gòn mấy chục năm, dãi nắng dầm mưa đến nỗi bây giờ hình như ông không biết khổ là gì. Ban ngày chạy xích lô, tối đến ông lại về phường Cô Giang (quận 1) dựng xe trên vỉa hè ngủ qua đêm, mai đi làm tiếp. Hôm có tiền thì ăn cơm bụi, ế khách thì gặm bánh mì không. Tắm rửa, giặt giũ thì vào nhà vệ sinh công cộng. Cứ như vậy ông sống qua ngày. Hai đứa con ông đã lớn nhưng vẫn chưa thoát cảnh nghèo. Vậy nên ông chỉ mong mỗi tháng kiếm được đủ tiền nuôi thân và gửi một chút về cho vợ.

Từ khi gia nhập nghiệp đoàn, thu nhập của ông có phần ổn định hơn, không phải chạy lòng vòng bắt khách mà chỉ đợi ở một điểm nhất định, công ty có khách sẽ gọi. Mỗi giờ chạy họ trả ông 50 ngàn đồng, tính ra một ngày thu nhập khoảng 200 ngàn đồng, cũng đủ sống.

Cạnh đó, ông Lấn (66 tuổi, quê ở An Giang) có 40 năm trong nghề, góp chuyện. Ông nói, xích lô bây giờ không chạy tour và không có mối thì khó sống nổi. Xích lô chỉ có khách Tây sử dụng, ngoài ra không ai thèm đi nữa.

Ông Lấn cho biết, ông lên Sài Gòn chạy xích lô từ những ngày đầu giải phóng. Khi đó đường phố còn lộc cộc xe ngựa. Xã hội dần dần phát triển, xe ngựa cũng biến mất, chỉ còn những người gắn bó với xích lô lâu năm. Nghề này đã nuôi cả gia đình với bốn đứa con của ông ăn học đầy đủ, nên người.

“Qua bao nhiêu năm làm việc, khả năng ngoại ngữ cũng được nâng cao, giờ tôi có thể nói chuyện với khách Tây rành rọt, thậm chí hát cho họ nghe”, ông Lấn khoe.

Cũng theo ông Lấn, vào nghiệp đoàn, mọi người buộc phải chấp hành tốt mọi quy định vì quyền lợi cũng đi liền với nghĩa vụ, không còn tình trạng chặt chém du khách. Anh em cũng góp tiền lại làm đồng phục, sơn màu xe riêng tạo tính đồng bộ và dễ quản lý trong tổ. Có lần sau khi chở khách xong, một người phát hiện khách để quên một chiếc điện thoại iPhone trị giá đến 14 triệu đồng, thế nhưng họ vẫn liên hệ công ty du lịch, tìm tới tận khách sạn và giao trả cho người mất.

Buồn vui, sướng khổ với nghề

“Gắn bó với Sài Gòn gần nửa đời người, trải qua biết bao thăng trầm nhưng vẫn có lúc không tránh khỏi những “vố lừa” ở mảnh đất phồn hoa này” - ông Tùng (52 tuổi), người đạp xích lô ngụ tại phường Cầu Ông Lãnh, quận 1 tâm sự.


Ông Tùng ngồi kể chuyện bị bắt xe

Ông kể, lúc chưa vào nghiệp đoàn, một lần chở khách từ Thị Nghè lên chợ Bến Thành tham quan. Đến nơi, khách để lại một giỏ xách và bảo đợi mua hàng xong ra về trả tiền luôn. Một lúc sau khách chạy ra nói thiếu tiền, mượn ông 100 ngàn đồng, bảo khi về nhà trả luôn thể, tin người nên ông đưa. Đợi hoài vẫn không thấy khách đâu, ông đánh bạo mở túi xách ra xem thì thấy bên trong trống rỗng. Lúc đó ông mới biết mình bị lừa. Cũng có trường hợp, ông vừa dừng lại thì người khách nhảy xuống xe, bỏ chạy, ông chỉ biết cười cho qua chuyện.

Một câu chuyện bi hài khác mà những người đạp xích lô tour thường xuyên gặp phải, đó là có khách nhưng lại… không dám chạy. “Có hôm, nghiệp đoàn chúng tôi đưa 10 chiếc xe long trọng chở đoàn khách nước ngoài tới sát Dinh Độc Lập thì đội trật tự ập tới. Chúng tôi cuống cuồng chở cả khách chạy thoát thân. 5 chiếc bị bắt, xe bị tịch thu. Khách nước ngoài họ cũng mời xuống đường, đi đâu mặc kệ” - ông Tùng cười buồn. “Trước đây chúng tôi đi xe không khách mới bị bắt, giờ đang chở khách cũng bị bắt”.

Tôi hỏi sao nghiệp đoàn không phản ảnh, xin xe cho anh em làm ăn. Ông Tùng nói: “Bắt đầu từ năm 2010 là thành phố đã cấm xích lô trong nội thành rồi, cứ lăn bánh xuống đường là coi như đã vi phạm, không xin được”.

Điều hành tour của một công ty du lịch lớn cho biết, tháng 3 này công ty họ đón 5 đoàn khách du lịch bằng đường tàu biển. Mỗi đoàn như vậy từ 1.300-2.000 khách. Đoàn nào cũng yêu cầu du lịch bằng xích lô. Tuy nhiên, họ chỉ đáp ứng được cho 100-120 khách của mỗi đoàn bằng cách xoay tour. Phải cật lực mới đáp ứng được thời gian khách lưu trú trong thành phố.

Lý giải cho việc thiếu xe, người này nói: “Chúng tôi có liên hệ với tất cả các nghiệp đoàn xích lô trong thành phố. Ngày nào chúng tôi cũng đặt hàng họ, nhưng khách nhiều quá họ không dám chạy. Chỉ những hợp đồng nhỏ, vài ba chiếc, đi vào giờ vắng họ mới dám nhận, còn các giờ khác họ sợ bị bắt xe. Ai đời, cuộc sống khó khăn, có khách cũng không dám chạy!”.

Trước nhu cầu cuộc sống, mưu kế sinh nhai của hàng chục hội viên không bảo hiểm xã hội, những người chạy xích lô của nghiệp đoàn vẫn phải xuống đường mỗi ngày trong sự hồi hộp, lo lắng. Họ có thể bị bắt bất kỳ lúc nào. Nhưng, nếu nghiệp đoàn không hoạt động nữa, loại hình du lịch xích lô Sài Gòn độc đáo cũng sẽ chấm dứt.

Nghề xích lô hay những người làm nghề mưu sinh dạo vỉa hè, mỗi người mỗi hoàn cảnh nhưng đều giống nhau ở một điểm: ai cũng nghèo. Cái nghèo của những người hành nghề xích lô quả là tận cùng của xã hội, để sống được với nghề là cả một sự cố gắng lớn lao. Đối mặt với nhiều khó khăn, nhọc nhằn, cơ cực, niềm vui bình dị của các bác xích lô chỉ là những lúc du khách xin số điện thoại để giới thiệu cho bạn bè khi đến Sài Gòn, được trở thành những người bạn đồng hành, hướng dẫn cho khách biết thêm về cuộc sống, con người Sài Gòn qua mỗi chuyến tham quan thành phố.

Nghe ông Tùng nói chuyện, tôi vẫn thấy mắt ánh lên đầy vẻ lạc quan và hy vọng: “Sài Gòn nhìn vậy chứ biết cách sống là dễ dàng, dễ kiếm miếng ăn, dễ có bạn bè. Nghề này cực thì cực thật, dạo này còn bị cấm nữa nhưng mà vẫn đủ sống với sống vui. Tôi vẫn muốn chạy xích lô. Còn chạy được bữa nào thì cứ cố mà chạy. Tự do tự tại được chừng nào hay chừng ấy”.

Nguyên Phương
http://petrotimes.vn/lang-thang-cung-xich-lo-sai-gon-492798.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tướng Thước: Chủ tịch Đà Nẵng có nhiều tài sản thế?


XUÂN QUANG (GDVN) - "Nếu Chủ tịch Đà Nẵng không giải trình được vì sao lại sở hữu khối tài sản lớn như vậy thì cơ quan có thẩm quyền cần vào cuộc để xử lý", Tướng Thước nói. 

Thành phố Đà Nãng. Ảnh An Nguyên/giaoduc.net.vn,
Liên qua tới khối tài sản lớn (nhà, đất, cổ phần doanh nghiệp) mà ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch thành phố Đà Nẵng đã thừa nhận đã sở hữu, khai trong bảng kê cán bộ của mình, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lênh quân khu IV, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XI, X cho rằng, cần phải làm rõ số tài sản cán bộ này do đâu mà có được? "Nếu ông Thơ có báo cáo, giải trình đầy đủ về khối tài sản của mình có được thì chuyện không có gì phải bàn.

Nhưng nếu tài sản ông Thơ có được khi ông chưa làm Chủ tịch thành phố lại là chuyện khác.

Do vậy, để minh bạch về khối tài sản của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đang sở hữu thì bản thân ông Thơ nên giải trình cho cơ quan có thẩm quyền và dư luận biết, tại sao ông lại sở hữu khối tài sản lớn như vậy? Tài sản đó có được do đâu?

Nếu trước khi làm Chủ tịch, ông Thơ là doanh nhân, hoặc chủ doanh nghiệp thì việc sở hữu khối tài sản trên là bình thường.

Nhưng nếu Chủ tịch Đà Nẵng không giải trình được vì sao lại sở hữu khối tài sản lớn như vậy, thì cơ quan có thẩm quyền cần vào cuộc để kiểm tra, xử lý.

Tướng Thước cũng cho rằng, thời điểm hiện tại chưa thể kết luận khối tài sản của Chủ tịch thành phố Đà Nẵng có được là do đấu, hợp pháp hay không?.

Tuy nhiên, dư luận muốn biết tài sản ông Thơ có được là công minh hay bất minh bởi ông là cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh. 


Đồng quan điểm trên, PGS. Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng, việc kiểm tra, xác minh tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ là việc làm cần thiết để giải đáp thắc mắc của dư luận cũng như việc bảo vệ uy tín lãnh đạo thành phố Đà Nẵng.

"Ông Thơ đã phát biểu rằng, ai phát hiện điều gì không đúng thì có cơ quan chức năng kiểm tra, thì cơ quan có thẩm quyền nên vào cuộc làm rõ.

Theo đó, trước mắt cấp ủy cơ sở cần làm rõ thông tin khối tài sản ông Thơ đang sở hữu để trả lời dư luận.

Vấn đề này có ảnh hưởng tới uy tín cán bộ, cho nên Đà Nẵng cần công khai minh bạch về khối tài sản ông Thơ đang sở hữu.

Trường hợp nếu thông tin phản ánh về khối tài sản của ông Thơ là đúng thì phải kiên quyết xử lý, và ngược lại" PGS. Bùi Thị An đề nghị.

Trước đó, dư luận âm ỉ về khối tài sản lớn mà ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đang sở hữu.

Trong bản kê khai tài sản mà ông Thơ khi trả lời một số tờ báo hôm 14/3 đã nhận là của mình, năm 2014 khi còn làm Phó Chủ tịch ủy ban thành phố Đà Nẵng, ông kê khai sở hữu căn nhà diện tích xây dựng 300m2, cùng 4 mảnh đất có diện tích từ 150m2 đến 1.021m2 tại nhiều vị trí đẹp ở trung tâm Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.

Ngoài ra, ông Thơ còn góp vốn 3ha đất trồng rừng và sở hữu 1,5ha đất nuôi tôm.

Chủ tịch Đà Nẵng cũng kê khai tài sản góp vốn ở 4 cơ sở sản xuất kinh doanh với giá trị kê khai 2,5 tỷ đồng (không ghi rõ là cơ sở sản xuất kinh doanh nào) và mua cổ phiếu công ty Dana - Ý 500 triệu đồng từ năm 2007.


XUÂN QUANG
http://giaoduc.net.vn/xa-hoi/tuong-thuoc-chu-tich-da-nang-co-nhieu-tai-san-the-post175071.gd


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dư luận đánh giá gì về clip Tướng CA Trương Long Giang phát biểu về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc?


Mới đây xuất hiện một video trên mạng gây sóng dư luận của Tướng công an Trương Long Giang phát biểu về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc cũng như Lào hay Campuchia. Mời bạn đọc cùng xem.
Màn hình tướng Trương Long Giang đang phát biểu. Internet
Lời bàn của Nguyễn An Dân:
Hôm nay cộng đồng FB Việt xôn xao vì 1 clip phát biểu của bài nói chuyện nội bộ của Thiếu tướng Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, kiêm Giám đốc Học viện Chính trị, Công an Nhân dân.

Tôi viết bài này trong một tư thế rất hẹp, các bạn cần chú ý là hiện giờ tôi đang nằm trong nhóm Biển Xanh, lại đảm nhiệm vai trò đại diện chung, đang thúc đẩy việc đòi hỏi "minh bạch Formosa" , đụng chạm (và dĩ nhiên có mâu thuẫn thêm) đến một bộ phận trong đảng nên ở vào tư thế khó khăn và chịu nhiều sức ép hơn trước kia rất nhiều.

Tôi cũng không muốn mình gây thêm "ân oán" với Bộ Công An lúc này, việc Bộ Công An im lặng giám sát và để cho nhóm Biển Xanh có thể làm được cái mình muốn là điều tôi đang ghi nhận. Do đó khi viết bài này, tôi phải cân nhắc rất nhiều, và thực sự không hề muốn viết.

Nhưng tôi cũng muốn viết thêm để bạn đọc có thêm cái nhìn đa chiều về sự việc, có thể đúng, có thể sai..nhưng đó là cần thiết. Và với trách nhiệm của bản thân tôi với tiến trình dân chủ chung của đất nước, tôi không thể không viết khi các bạn cần.

Chúng ta cần thấy là clip ra đời trong tư thế rất thú vị. Cần chú ý đây là lớp mang tính định hướng, và là định hướng chính thức trong ngắn và trung hạn cho lớp cán bộ nguồn của lực lượng an ninh Việt Nam. Nên dĩ nhiên nó là mật, không được phổ biến ra công chúng. Không phải là tất cả, nhưng một bộ phận trong đảng sẽ không bao giờ muốn định hướng chỉ đạo cho lực lượng "còn đảng còn mình" bị lộ ra cho công chúng và quốc tế.

Chúng ta phải biết là tổng cục chính trị Bộ Công An, dù mới ra đời, nhưng chính là nơi đảm nhận vai trò phát biểu đường lối chính thức để định hướng hoạt động cho ngành an ninh nói riêng và công an nói chung, do đó tiếng nói chính thức trong 1 khóa "bổ sung kiến thức" của lãnh đạo tổng cục là rất quan trọng.

Với những thông tin mà tướng Long nói về Trung Quốc và về Mỹ thì tôi nghĩ là phe thân Trung Quốc không muốn nó lộ ra ngoài. Cả Mỹ và Trung Quốc đều không muốn nghe tổng cục chính trị Bộ Công An "chửi" cả hai bên. Trong tư thế lúng túng của tướng Long vì tranh chấp đường lối ở thượng tầng cao cấp thì với vị trí là trung tầng trung cấp, ông ta phát biểu như thế là điều dễ hiểu.

Tôi quan sát rất kỹ website đưa ra clip, và dù nó có tên là "đảng cộng sản Việt Nam" nhưng tôi e rằng ban biên tập của nó có xu hướng ủng hộ ông Trần Đại Quang trong cuộc đua lên ngai vàng vào HNTW 5 và HNTW 6, là hai hội nghị mang tính bản lề, bàn về nhân sự của đảng CSVN sắp tới, nên clip được đưa lên mạng là không hề ngẫu nhiên.

Từ việc ông Trần Đại Quang đi Mỹ gần 1 tháng vào năm 2015, đền việc ông Tô Lâm nói "phát triển để ổn định", đến bài viết "phải đổi mới 2" của báo CAND chính là quá trình thai nghén cho việc ra đời của clip này trên mạng, và sau khi thấy cộng đồng FB lan tỏa rộng, nó được âm thầm tháo xuống để tránh việc bị quy cho là "cố tình khiêu khích" và gây thêm căng thẳng trong nội bộ đảng.

Ông Trương Giang Long với tư duy giáo điều bảo thủ đã quen từ khi bước chân vào ngành an ninh, đã lúng túng trong việc đảng bị phân hóa và bắt buộc phải thay đổi đường lối trước sự đểu cáng của đảng CSTQ và e ngại xu hướng dân chủ nhân quyền kiểu Mỹ. Cuối cùng ông chọn kiểu nói hàng hai để giữ mình, đó là kiểu tư duy của việc phải chấp hành xu thế giữ nước và giữ đảng mà phe thân Mỹ đòi hỏi ở tổng cục chính trị nơi ông đang làm lãnh đạo, vừa phải chấp hành xu thế giữ đảng- giữ quan hệ cho đảng CSVN với đảng CSTQ mà phe thân TQ yêu cầu, nên đã có bài phát biểu gây mất lòng tất cả.

Điều này nằm trong quy luật " nếu anh muốn làm hài lòng tất cả,cuối cùng anh sẽ mất lòng tất cả", và không chỉ xảy ra ở ông Trương Giang Long mà e rằng nó là xu thế gây khó khăn cho toàn bộ cán bộ trung cao cấp của ngành an ninh hiện nay.

Tôi cảm ơn người đã ra quyết định đưa clip này lên FB, và cảm ơn cả người trực tiếp đưa nó lên dù không biết là ai. Bài tiếp theo tôi sẽ đi sâu vào nội dung phát biểu của tướng Long.

NAD
Lời bàn của Trường Sơn Nguyễn:

Ông tướng này làm bên tổng cục chính trị của bộ Công An, là một dạng tuyên giáo nội bộ. Chuyên đi định hướng và nắn gân cán bộ của Đảng. Những gì ông "tiết lộ" thực chất lại chẳng có gì bất ngờ hay bí mật cả, bất cứ người quan sát chính trị nào cũng biết. Điểm đáng chú ý của video này nằm ở quan điểm của ông ta (có thể cho là quan điểm của Đảng) đối với các vấn đề sinh tồn của đất nước.

Theo như ông tướng này thì Việt Nam vẫn nên tiếp tục sống nhục, tức là nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc, vì ông ta thừa nhận rằng Việt Nam là một nước nhược tiểu không có khả năng chống lại sự ức hiếp của Tàu. Tiếp theo, thái độ đu dây giữa các nước lớn vẫn còn rất nặng nề, điều bất ngờ đó là thái độ đối với Nhật Bản, tuy miệng nói đủ mỹ từ đẹp đẽ nhưng vẫn không quên dặn dò rằng Nhật là nước "Mỹ Châu Á", tức là tính hai mặt, bề ngoài thì hăm hở nhận tiền nhưng bề trong thì vẫn nghi kị.

Điểm thú vị nữa đó là thái độ với Cambodia và Lào, ông ta thừa nhận rằng Việt Nam đã mất Cambodia về tay Trung Quốc, và hiện nay, ngay cả Lào cũng đang đặt vấn đề ai là ANH đối với Việt Nam. Điều này cho thấy nội bộ các quốc gia Cộng Sản ở khu vực đang hục hoặc, chứ không hề yên ả như tuyên truyền. Đảng Cộng Sản Việt Nam, rõ ràng là đang rất cô đơn cho dù được vây quanh bởi các "đồng chí".

Điều đáng buồn cười đó là sự thiếu hiểu biết của ông tướng này về lĩnh vực nhân quyền, khi ông ta cáo buộc rằng các hoạt động liên quan đến nhân quyền thì đều có hàm ý chống lại đảng Cộng Sản, trong khi sự thực là đảng Cộng Sản phải trả nhân quyền về cho người dân mới đúng. Ngoài ra thì ông ta cũng thiếu hiểu biết về nền chính trị Mỹ, khi ba hoa về chuyến đi của ông Trọng sang Mỹ vừa rồi. Điều này cho thấy cho dù có lên đến hàm tướng, nhưng vẫn bị hạn chế bởi ý thức hệ Cộng Sản.

Tóm lại, xem giải trí và để kiểm tra xem lãnh đạo của Đảng đang nghĩ gì thì được, chứ ngoài ra thì không có gì bổ ích cả.

(Vấn Đề)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

'Việt Nam không phải đảo đầu lâu'


15/03/2017  - Việc ai đó có ý tưởng trưng quảng cáo bộ phim ở không gian văn hóa và tâm linh như Hồ Gươm rõ ràng là không ăn nhập - nhà sử học Dương Trung Quốc nêu ý kiến.

"Phải đưa ra thông điệp với du khách vẻ đẹp tự nhiên còn tuyệt vời hơn thế"
LTS: Sau khi PGĐ Sở VH&TT Hà Nội Trương Minh Tiến lên tiếng cho hay quan điểm của chính quyền Hà Nội về việc không đặt mô hình giới thiệu phim Kong: Skull Island ở khu vực tượng đài Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh, hay khu vực hồ Gươm do dư luận không đồng tình, nhà sử học, ĐBQH Dương Trung Quốc gửi đến VietNamNet một bài viết. Trong thiện ý lắng nghe các nhà khoa học của Hà Nội, xin giới thiệu quan điểm của ông:

Việc khai thác những yếu có lợi của bộ phim nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam như những thắng cảnh đã được các nhà làm phim lựa chọn làm bối cảnh của bộ phim này như hang động ở Quảng Bình, vịnh biển ở Hạ Long, cảnh quan của Ninh Bình là điều nên làm nhưng phải đúng với những giá trị thực của nó bằng những hoạt động chuyên nghiệp của ngành du lịch.

Đúng là trước đây ta từng có cơ hội nhưng đã bỏ qua cho thấy sự non nớt của ngành du lịch Việt Nam. Bối cảnh các bộ phim như "Indochine" (Đông Dương) có tài tử nổi tiếng Catherine Deneuve đóng, quay ở Huế, Hạ Long, Hội An hay như phim "The Quiet American"(Người Mỹ trầm lặng) theo tiểu thuyết của Agraham Green quay ở trung tâm Sài Gòn không được mấy ai quan tâm khai thác.

Nhưng bộ phim được gọi là "bom tấn" về Kong chỉ là phim giải trí, còn 2 bộ phim trên ít nhiều mang tình chính luận và sử thi lấy bối cảnh và câu chuyện liên quan đến Việt Nam thời thuộc địa và thời Chiến tranh Đông Dương...

Với bộ phim "Kông - đảo đầu lâu", giá trị chúng ta có thể khai thác không phải là câu chuyện phim mà chỉ là những cảnh quan được các nhà làm phim chọn làm bối cảnh, cũng là những điểm du lịch chúng ta cần quảng bá để thu hút du khách cũng là để giới thiệu hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

Do vậy, cách khai thác của chúng ta không phải là quảng bá trực tiếp cho bộ phim mà là quảng bá nhiều hơn nữa những thắng cảnh và năng lực du lịch của Việt Nam ở những địa điểm bộ phim đã chọn cảnh (Hạ Long, Tràng An, Sơn Đoòng) và cả những nơi khác nữa.

Chắc chắn hình ảnh khán giả xem trong phim về các địa điểm này phần nào cũng đã bị tác động bởi những thủ pháp điện ảnh. Chúng ta phải đưa ra thông điệp với du khách là vẻ đẹp tự nhiên còn tuyệt vời hơn thế và vẻ đẹp trên đất nước Việt Nam không chỉ có thế.

Việt Nam không phải là đảo đầu lâu! Việt Nam cũng không phải là xứ sở của loại linh trưởng đã bị "khủng hóa". Vì thế, cách nói có phần quá lời về một bộ phim mang tính giải trí và chứa đựng đầy hư cấu về một hòn đảo mang tên "Đầu lâu" với những giả tưởng kinh dị, đầy chết chóc như "biểu tượng của Việt Nam" hoàn toàn là không đúng.

Vậy thì, việc quảng cáo cho bộ phim "Kong: Skull Island" chỉ nên để ngành quảng cáo chăm lo theo lợi ích của các doanh nghiệp có liên quan (sản xuất hoặc chiếu phim) theo đúng quy định của luật Quảng cáo.

Việc ai đó có ý tưởng trưng quảng cáo bộ phim này ở không gian văn hóa và tâm linh như Hồ Gươm rõ ràng là không ăn nhập vì đó là công việc của ngành quảng cáo thương mại chứ không phải là của ngành văn hóa và du lịch.

Còn việc quảng bá hình ảnh của các danh lam thắng cảnh từng xuất hiện trong phim hay những di sản thiên nhiên và văn hóa khác của đất nước ta thì đó đích thị là trách nhiệm của ngành văn hóa và du lịch cần triển khai mạnh mẽ vào dịp này.


http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ong-duong-trung-quoc-viet-nam-khong-phai-dao-dau-lau-361328.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang