Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Vì sao Trung Quốc xâm chiếm Gạc Ma vào tháng 3/1988?


 29 năm trôi qua, Gạc Ma vẫn là một phần đất Việt giữa Biển Đông bị Trung Quốc chiếm đóng. Gạc Ma đã trở thành nỗi đau của người Việt.
Theo Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, Trung Quốc âm mưu xâm lược Trường Sa từ lâu. Năm 1986-1987, các tàu hải quân Trung Quốc giả dạng tàu cá đã thăm dò vùng biển Trường Sa rất nhiều lần.

Trung Quốc dùng súng máy bắn vào 48 cán bộ chiến sĩ 

Tháng 10/1987, Hải quân đã gửi báo cáo lên lãnh đạo Nhà nước về nguy cơ Trung Quốc "đi xuống" Trường Sa. Từ đó, Bộ Chính trị có lệnh tăng cường bảo vệ vùng biển này.
“Tháng 11/1987, khi đó tôi là Tham mưu phó Quân chủng Hải quân đã viết điện cho Tư lệnh Giáp Văn Cương đề nghị phải sớm có biện pháp bảo vệ chủ quyền tại một số đảo Trường Sa”, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm kể.
Vi sao Trung Quoc xam chiem Gac Ma vao thang 3/1988? hinh anh 1
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm. Ảnh: Tùng Tin.
Tuy nhiên, trong thời điểm khó khăn của đất nước, lực lượng hải quân mỏng. Tàu thuyền chủ yếu do Trung Quốc viện trợ hoặc là chiến lợi phẩm từ thời Việt Nam Cộng hoà đã quá cũ. Lực lượng đi ra đảo dù đã chuẩn bị nhưng tàu bị hỏng máy không thể đi được.
TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, cho rằng sự kiện Trung Quốc xâm lược Gạc Ma năm 1988 cũng giống năm 1974 chiếm Hoàng Sa hay trước đó là chiếm một số đảo phía đông của Hoàng Sa năm 1956.
“Trung Quốc rất hay lợi dụng khoảng trống. Và có thể cũng là một cách để họ thử phản ứng giữa các bên”, ông Hà nói.
Hải quân Việt Nam lên đảo trước vào ban đêm. Đến sáng hôm sau, Trung Quốc mới lên. Trung Quốc dùng súng máy bắn vào 48 cán bộ chiến sĩ trên đảo Gạc Ma. 
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm
“Ngay cả khi Trung Quốc điều dàn khoan HD-981 xuống Biển Đông cũng là một phép thử thái độ các bên. Trước là thử phản ứng của Mỹ sau khi Tổng thống Obama đến Philippines và có những tuyên bố cứng rắn. Tiếp đó là thử phản ứng của khối ASEAN”, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng phân tích.
“Thời điểm tháng 3/1988, Trung Quốc biết được Liên Xô đang lộn xộn và không quan tâm nhiều đến vấn đề ở Biển Đông. Và có thể có một chỉ dấu nào đó từ phía Liên Xô khiến cho Trung Quốc củng cố thêm quyết tâm phải đánh vào thời điểm 1988. Những gì diễn ra sau đó chứng tỏ âm mưu của Trung Quốc đã được tính toán cẩn thận. Cho dù, khi đó Hiệp ước hữu nghị hợp tác năm 1978 Việt Nam ký với Liên Xô vẫn còn có hiệu lực”, TS Nguyễn Mạnh Hà chia sẻ.
Vi sao Trung Quoc xam chiem Gac Ma vao thang 3/1988? hinh anh 2
Các bãi, đá bị Trung Quốc chiếm giữ (viền trắng - đỏ) như bãi Chữ Thập, đá Gạc Ma, đá Vành Khăn có vị trí cài răng lược. Ảnh: CSIS.
Theo Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, mặc dù quan hệ Việt Nam - Liên Xô thời điểm đó rất thân thiết; tuy nhiên, không hề có một thông báo nào từ phía Liên Xô cho thấy Trung Quốc đưa quân xuống. Rất nhiều tàu Liên Xô đang ở cảng Cam Ranh cũng không can thiệp. Và cuộc thảm sát Gạc Ma đã diễn ra vào buổi sáng ngày 14/3/1988.

"Gạc Ma là một cuộc thảm sát"

Sáng sớm 14/3, khi tổ cắm cờ và giữ cờ gồm 5 người và khoảng 20 chiến sĩ công binh đang làm nhiệm vụ thì bất ngờ 4 tàu khu trục và hộ vệ tên lửa Trung Quốc chạy đến. Hai khẩu AK-47, xà beng, cuốc xẻng… là những vũ khí ít ỏi để họ tự vệ trước dao găm và đạn pháo của kẻ thù.
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Gạc Ma là cuộc thảm sát Trao đổi với Zing.vn, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói ông chưa bao giờ ông gọi Gạc Ma là trận hải chiến mà đó là một cuộc thảm sát.
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói ông chưa bao giờ ông gọi Gạc Ma là trận hải chiến.
“Hải quân Việt Nam có bắn lại quân Trung Quốc phát súng nào đâu. Hải quân Việt Nam lên đảo trước vào ban đêm. Đến sáng hôm sau, Trung Quốc mới lên. Trung Quốc dùng súng máy bắn vào 48 cán bộ chiến sĩ trên đảo Gạc Ma. Tôi gọi trận Gạc Ma là một trận thảm sát của hải quân Trung Quốc với hải quân Việt Nam”, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nói.
Sau cuộc thảm sát đẫm máu khiến 48 chiến sĩ trên đảo Gạc Ma hy sinh, Trung Quốc tiếp tục bắn chìm 2 tàu vận tải HQ-604 và HQ-605. Đây là hai con tàu do chính Trung Quốc viện trợ, từng là tàu không số của đường Hồ Chí Minh trên biển. 18 chiến sĩ hy sinh cùng hai con tàu này. Đó là chuyến đi biển cuối cùng của 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam.

Vi sao Trung Quoc xam chiem Gac Ma vao thang 3/1988? hinh anh 3
HQ-505 đã trở thành tiền tiêu sống giữ trọn vẹn đảo đá Cô Lin. Ảnh tư liệu.
Vụ Gạc Ma phải nói thẳng cho thế giới biết rằng đó là một cuộc thảm sát. Không có một trận hải chiến nào ở đây cả.
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm
Cũng trong buổi sáng ngày 14/3/1988, để bảo vệ đảo đá Cô Lin, Thuyền trưởng tàu HQ-505 Vũ Huy Lễ đã có một quyết định sinh tử. Sau loạt pháo của Trung Quốc, tàu bị trúng đạn vào buồng máy bên phải, hỏng máy trôi ra xa đảo Cô Lin gần 1 hải lý.
Trong thời khắc đó, vị thuyền trưởng hạ lệnh mở hết tốc lực, cho tàu phi thẳng lên đảo Cô Lin, biến HQ-505 trở thành tiền tiêu sống trước quân xâm lược Trung Quốc.
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm không giấu được xúc động khi nói về những người lính bám trụ, trần mình giữ đảo. Họ dũng cảm bảo vệ lá cờ Tổ quốc. Họ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ đồng đội của mình. Nhờ tinh thần đó mà Trung Quốc không thể chiếm được Len Đao và Cô Lin.
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm:

Cảnh giác với chiến lược nước lớn

Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma nhưng Liên Xô ở Cam Ranh lại án binh bất động. Chỉ cần một tàu chiến của Liên Xô ở đó thì không bao giờ Trung Quốc dám manh động. 
Tôi cho rằng, bài học rút ra ở đây là chơi với nước lớn cũng đừng hy vọng rằng họ vì mình. Mà họ vì chiến lược nước lớn chứ không vì một nước nhỏ nào. Cũng như Mỹ giúp Việt Nam Cộng hoà nhưng năm 1974, nếu có tàu chiến của Mỹ hiện diện thì Hải quân Trung Quốc cũng không dám đánh chiếm Hoàng Sa. Nhưng Mỹ lờ đi để xâm chiếm Hoàng Sa.

Nghĩa tình Gạc Ma

Ngày 19/11, món quà bất ngờ cho anh Dương Văn Dũng là sự có mặt của 6 đồng đội cùng chịu cảnh tù đày ở Trung Quốc sau trận hải chiến Gạc Ma năm 1988.

29 năm Gạc Ma bị chiếm: Mong một lần trở lại

Hai cựu binh sống sót sau cuộc thảm sát ở Đá Gạc Ma năm 1988 do Trung Quốc gây ra mong một lần trở lại đây để thắp nén nhang cho các đồng đội đã hy sinh.
Hà Hương

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Bức tường nhà anh Mọi và an ninh quốc gia



Nhà anh Mọi có một bức tường, bao quanh là các vệ sĩ an ninh và hệ thống camera theo dõi. Anh Mọi có cần bức tường để sống không? Không. Vậy anh Mọi xây cái tường để làm gì? Để đảm bảo an ninh cho gia đình anh ta.
Việc có cái tường không hề đảm bảo rằng người lạ sẽ không vào nhà hoặc nhà sẽ không có trộm cắp. Tuy nhiên, việc có cái tường giúp hạn chế và răn đe những kẻ cướp. Nếu không có tường thì kẻ cướp chỉ cần đi vào nhà lấy đồ và tiền bạc một cách dễ dàng. Nhưng khi có tưởng thì kẻ cướp phải tốn công suy nghĩ cách lèo tường, nghĩ ra cách qua mặt hệ thống camera và qua mắt các vệ sĩ.
Vì sự hiện diện của những thứ đó nên kẻ cướp phải lo sợ và không dám vào nhà ăn cướp như trước đây nữa. Anh ta nếu muốn cướp thì phải đi vào nhác khác.
Giờ Em Nguyễn Ngọc Nhi khi nhìn thấy cái nhà không có cướp mà lại trang bị hệ thống camera, vệ sĩ và bức tường, ẻm lại tức giận và cho rằng anh Mọi làm quá: “Có cướp gì đâu mà làm thấy ghê, xây tường cho tốn kém nhưng không hề giải quyết vấn đề trộm cắp.”
Nghe vậy cái anh Ku Búa liền nói: “Nè em yêu, đồng ý là bức tường không hề ngăn chặn trôm cắp nhưng nó làm vật cản trợ và khiến việc trộm cắp trở nên khó khăn hơn. Tác động đó là tác động vô hình, vì nó vô hình nên em không thấy được, nhưng không có nghĩa là nó không tồn tại. Đó là triết lý Hòa Bình Thông Qua Sức Mạnh. Giờ anh hỏi em em muốn nhà em xây tường hay hàng rào không? Nếu không thì người lạ vô nhà em ăn đồ, ngu hay lấy đồ thì em chịu không? Đương nhiên là không rồi. Vậy sao em lại trách anh Mọi xây tường và gắn camera.”
Em Nguyễn Ngọc Nhi nghe xong im lặng, rồi về nhà lấy laptop login lên Facebook tim Ku Búa rồi block rồi tiếp tục công việc chửi “Trump là đồ phân biệt chủng tộc, đồ kỳ thị” mặc dù em ấy không biết rằng anh Mọi cũng làm điều y chang với căn nhà của minh.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xứ sở này nợ ông ấy lời tri ân


Tác giả: LS Đặng Đình Mạnh
.KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Mình không biết LS Đặng Đình Mạnh là ai, và người có trình độ như thế nào. Đăng bài viết này lên, hy vọng có những bạn đọc là những chuyên gia am hiểu vấn đề này, có thể chia sẻ, đồng cảm, hoặc phản biện bài viết, làm sáng tỏ thêm một vấn đề lớn – chữ quốc ngữ mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày
—————–
Ảnh: Alexander Rhodes
Khi đọc những dòng chữ Việt ngữ này, là bạn đang chiêm ngưỡng tác phẩm của các linh mục thừa sai Dòng Tên gồm các cha Gaspar De Amaral, cha Antonio Barbosa, cha Francisco De Pina và cha Alexandre De Rhodes, tất cả họ đều là tác giả của quốc ngữ mà người Việt ta đang sử dụng hàng ngày.
Với linh mục Gaspar De Amaral, cha đã soạn cuốn từ điển Việt – Bồ. Với linh mục Antonio Barbosa, cha soạn cuốn từ điển Bồ – Việt. Với linh mục Francisco De Pina, được cho là cha đã dựa vào cách phát âm tiếng Bồ để chuyển tự ghi chép tiếng Việt khi ông vào Đàng Trong (Từ sông Gianh trở vào Nam). Nhưng các cha đều mất khá sớm, tuy vậy, cùng với một số linh mục khác trong giai đoạn tiên khởi này, các cha đã giúp đặt nền móng đầu tiên cho quốc ngữ Việt Nam.
Với linh mục Alexandre De Rhodes, thì cha đã dựa vào hai công trình từ điển nêu trên và bổ sung thêm phần La tinh để hình thành nên cuốn từ điển Việt – Bồ – La.
Thực tế, chính việc bổ sung phần La tinh của cha Alexandre De Rhodes đã trở thành đóng góp quan trọng bậc nhất giúp hình thành nên chữ viết theo lối La tinh mà sau đó nhanh chóng trở thành quốc ngữ Việt Nam.
Đánh giá về vai trò của linh mục Alexandre De Rhodes trong việc khai sinh nên quốc ngữ Việt Nam, tờ Nguyệt San MISSI do các linh mục Dòng tên người Pháp quản lý đã từng viết nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày sinh của ông, đại lược như sau : “Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, cha Alexandre De Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến ba thế kỷ”.
Quả vậy, khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách in quyển từ điển và các sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ tại nhà in Vatican – Roma, thì cha Alexandre De Rhodes đã giải phóng cho nước Việt Nam về chữ quốc ngữ.
Bởi lẽ trước đó, tương tự như Nhật Bản và Cao Ly (Triều Tiên), thì người Việt Nam sử dụng lối chữ viết tượng hình, biểu ý của người Tàu hoặc chữ nôm do tự sáng chế và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Cao Ly mới chế biến ra chữ viết riêng của họ, nhưng vẫn không theo cách viết La tinh nên bị hạn chế nhiều. Còn người Nhật Bản thì sau nhiều lần thử nghiệm chế biến lối chữ viết khác, nhưng cuối cùng đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình, biểu ý của người Tàu.
Trong khi đó, chính người Tàu dưới chế độ cộng sản của Mao Trạch Đông cũng đã từng tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Alexandre De Rhodes, đã tiến bộ trước người Tàu đến hơn ba thế kỷ rưỡi (1651 – 1017 – tính từ năm in cuốn từ điển Việt – Bồ – La đến thời điểm hiện nay.
Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng mình cha Alexandre De Rhodes khởi xướng ra chữ Quốc ngữ. Trước đó, các cha thừa sai Dòng Tên người Bồ Đào Nha ở Ma Cao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La Tinh rồi. Tuy nhiên, chính cha Alexandre De Rhodes là người hệ thống hóa, hoàn tất công trình làm ra chữ quốc ngữ thành công vào năm 1651, tức là năm mà cuốn tự điển Việt – Bồ – La chào đời tại nhà in Vatican – Roma.
Thế nên, chính tại nhà in Vatican ở Roma là nơi mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình, và chính năm 1651 cũng là năm khai sinh chính thức của chữ quốc ngữ Việt Nam.
Theo đó, chữ viết theo lối La tinh ban đầu được các nhà truyền giáo đặt nền móng cho việc sử dụng trong cộng đồng Ki-tô giáo Việt Nam, đến khi được người dân Việt Nam chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, thì mặc nhiên nó đã tự mình được nâng cấp thành chữ quốc ngữ.
Ghi nhận công nghiệp của cha Alexandre De Rhodes đối với xứ sở, năm 1941, một tấm bia kỷ niệm nhân ngày sinh nhật thứ 350 của cha đã được dựng ở gần bên bờ Hồ Gươm trước cửa đền bà Kiệu – Hà Nội. Đến năm 1957, khi Hà Nội thuộc sự quản lý của chính quyền Cộng Sản thì bia đã bị gỡ bỏ.
Chính quyền Sài Gòn cũ đặt tên ông cho một con đường tọa lạc trước mặt Dinh Độc Lập, nay là Dinh Thống Nhất, đối xứng với phía bên kia là đường Hàn Thuyên, tên danh sĩ được ghi nhận có công phát triển và phổ biến lối chữ Nôm. Sau năm 1975, chính quyền cộng sản đổi tên đường thành Thái Văn Lung và bây giờ thì đã trả lại tên cũ là Alexandre De Rhodes cho con đường này.
Về tiểu sử : Nguyên, cha Alexandre De Rhodes (Đắc Lộ) sinh ngày 15/03/1591 (hay 1593 ?) tại vùng Avignon, miền nam nước Pháp. Gia đình ông thuộc gốc Do Thái ở thành phố Rhodes (bán đảo Iberia), tổ tiên sang tị nạn ở vùng Avignon là đất của Giáo Hoàng. Ông gia nhập Dòng Tên tại Roma năm 1612, thời kỳ công cuộc truyền giáo cho các dân tộc đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Đầu năm 1625, cha Alexandre De Rhodes đến Việt Nam bắt đầu từ Hội An. Cha bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Từ đó, Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của cha. Nhưng cuộc đời truyền giáo của cha ở đây rất gian nan, trong vòng 20 năm, cha bị trục xuất đến sáu lần. Đến năm 1645, cha bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam. Cha mất ngày 5/11/1660 ở Iran, thọ 69 tuổi.
Hiện nay, ở Việt Nam đã từng xuất hiện ý kiến phủ nhận công lao đóng góp của cha Alexandre De Rhodes trong việc khai sinh chữ quốc ngữ, một trong số họ nêu quan điểm : “Alexandre De Rhodes làm sách bằng chữ quốc ngữ là để phụng sự cho việc truyền bá đức tin Ki-tô giáo, chứ tuyệt đối không vì bất cứ một lợi ích nhỏ nhoi nào của người Đại Việt cả. Người Việt Nam đã tận dụng chữ quốc ngữ, mà một số cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức của một số con chiên người Đại Việt, để làm lợi khí cho việc giảng đạo, thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện “gậy ông đập lưng ông” mà thôi. [1]
Riêng đối với công chúng, thì :
– Lối chữ viết đã trở thành quốc ngữ của xứ sở với chín mươi triệu đồng bào cả trong và ngoài nước cùng sử dụng;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện những dòng lịch sử oai hùng của dân tộc từ thuở hồng hoang đến nay;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện lời ru “Ầu ơ …” ân cần của mẹ từ ngày sinh ra ta làm kiếp người;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện sự yêu thương giữa những thành viên trong gia đình, giữa những đôi tình nhân, giữa những người tri kỷ …
– Lối chữ viết được dùng thể hiện ca từ những nhạc phẩm bất tử như Bạch Đằng Giang, Hội nghị Diên Hồng, Trưng Nữ Vương, Lòng mẹ, Tình ca …
– Lối chữ viết mà dân ta có thể tự hào là riêng biệt trong khi rất nhiều quốc gia khác, kể cả nhiều cường quốc vẫn còn phải vay mượn (Úc, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Ấn Độ, Gia Nã Đại, Nhật Bản, Đại Hàn …);
Thì người khai sinh của lối chữ viết ấy chắc chắn phải là ÂN NHÂN của xứ sở mình, bất kể đến quốc tịch của họ, bất kể đến tôn giáo của họ và bất kể đến động cơ của họ khi khai sinh lối chữ ấy !
Và với chế độ :
– Lối chữ viết được Ông Hồ Chí Minh dùng để viết lời Tuyên ngôn độc lập khai sinh chế độ;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện Hiến pháp quy định sự độc tôn chính trị của Đảng Cộng Sản;
– Lối chữ viết được dùng trong tất cả mọi sinh hoạt chính trị, hành chính, xã hội, kinh tế, giáo dục, văn hóa …
– Lối chữ viết mà hơn 700 tờ báo của chế độ đang dùng;
– Lối chữ viết mà hơn 24.000 vị tiến sĩ khoa bảng quốc gia đang dùng;
– Lối chữ viết mà hơn 400 trường Đại học, cao đẳng các loại và hàng vạn trường học các cấp đang dùng;
Nhưng lại không mấy ai trong số họ nhắc đến ngày sinh nhật của cha Alexandre De Rhodes, người có công khai sinh lối chữ viết mà nghiễm nhiên đã là quốc ngữ của xứ sở, như là một trong những ân nhân của dân tộc này thì thật là đáng thất vọng !
Tôi tin rằng, xứ sở này nợ ông ấy lời tri ân !
——————

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đám đông cuồng nộ dẫn đến đống rác của độc tài


14-3-2017
Tôi nhận được những phản hồi, có vài cái không lấy gì là thân thiện, sau bài viết ngắn về đám đông cuồng nộ. Thật khó thuyết phục nhiều người tin vào công lý ở một đất nước như Việt Nam, và tôi không có ý định như vậy. Nhưng có lẽ nhiều người trong chúng ta đều mơ ước xây dựng một xã hội tôn trọng pháp quyền, tôn trọng phẩm giá của mỗi cá nhân.
Có thể áp lực của đám đông khiến các cơ quan chức năng vào cuộc thật nhanh để tìm kiếm thủ phạm thật sự đằng sau một tội ác, nhưng chính đám đông gào thét đòi hỏi công bằng lại có thể khiến cơ quan điều tra vội vã tra án, ép cung cho đúng ý dư luận, cán cân công lý ở toà cũng sẽ nghiêng lệch để thoả mãn khát khao trả thù.
Những đám đông giận dữ, cuồng nộ không chỉ xuất hiện ở những đất nước có nền luật pháp không nghiêm minh. Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, một thanh niên da đen nghi bị bắn chết bởi cảnh sát đã làm bùng lên một cuộc bạo loạn được cho là “chưa từng có” tại Los Angeles (Mỹ) với lời kêu gọi “trả thù bọn da trắng” và đã có ngừoi bị giết để “trả thù”. Một đám đông sẽ dễ dàng giận dữ khi nhận ra hoặc tự cho mình yếu thế trước pháp luật, họ giận dữ và từ chối những quyền lợi hợp pháp của mình. Họ nóng lòng tìm kiếm sự trả thù mà sẵn sàng chà đạp lên tất cả số phận những kẻ mà họ nghi ngờ. Từ những bình luận giận dữ, những lời kêu gọi sử dụng bạo lực trên mạng cho đến hành vi bạo lực ngoài đời thật không cách xa bao nhiêu.
Hai trong số ba nghi phạm ấu dâm bị bêu tên và hình ảnh lên mạng được cho là có bằng chứng về điều họ làm, trường hợp còn lại ở Sài Gòn vẫn còn mù mờ và hôm qua cơ quan công an đưa ra những kết quả giám định y khoa cho thấy em nhỏ không bị xâm hại thể chất. Rất ít người, khi giận dữ, lại chấp nhận được việc bình tĩnh tiếp cận điều tra, phân tích và giám định các chứng cứ khi cơ quan công an bấy lâu nay mang rất nhiều điều tiếng. Tuy vậy, một xã hội vận hành theo hướng đi lên thì đây lại là con đường duy nhất.
Cộng đồng sử dụng mạng xã hội Việt Nam chứng tỏ họ lớn mạnh và có tác động như thế nào qua nhiều vụ việc. Nhiều bạn vào hỏi tôi nếu đám đông không đấu tranh liệu nhiều vụ việc có được đưa ra ánh sáng, có được dư luận biết đến và chính quyền giải quyết?
Với những người sử dụng mạng xã hội, tôi tin rằng: Đưa tin là cần thiết, đấu tranh là đúng nhưng đấu tố thì không được.
Không phải ai trong chúng ta cũng có đủ các kỹ năng dò tìm và kiểm chứng thông tin để đưa ra công chúng. Mạng xã hội cho mọi người công cụ nhưng kỹ năng đưa tin lại phải học, tôi băn khoăn nếu mình viết hoặc đăng lại những bài học về cách đưa tin chuyên nghiệp liệu số người đọc có quá 100?
FBI (Facebook Bureau of Investigation – Cục điều tra Facebook) có thể lôi được từ hình ảnh cho đến thông tin cá nhân của bất kỳ ai từng để lại dấu vết trên mạng xã hội. Nhưng có ai trong “lực lượng” này nghĩ rằng nếu những người mà họ nghi ngờ đó chẳng may là bị oan và không chịu nổi cái áp lực, ảo nhưng khủng khiếp của mạng xã hội, để rồi tự tử!
Không, chúng ta không thể vừa là một thám tử cảnh sát để tự điều tra, một công tố viên để luận tội lại là quan toà để tuyên án và cuối cùng là nhà báo để tự đưa tin chính cái “bản án” mà ta tự tuyên cho nghi phạm nào đó.
Không, có thể chúng ta mất lòng tin hoàn toàn vào luật pháp Việt Nam nhưng chúng ta không thể dùng sự giận dữ để đòi công lý báo thù.
Một đám đông cuồng nộ + một lời hứa trả thù + một nền báo chí không đủ trình độ và độc lập + một nền tư pháp tồi tệ = Đống rác của độc tài.
____

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khi con người giữ lại


>> Đường tới trại giam của Phó chủ tịch Samsung
>> “Cuộc chơi” tiền gửi của PetroVietnam ở OceanBank
>> Sinh mạng chính trị của Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa có thể chỉ còn đếm từng ngày?


Tuấn Khanh Blog
Tháng 1/1995, khi ông Võ Văn Kiệt ký văn bản số 406-Ttg, ra lệnh không được đốt pháo trên cả nước. Không những pháo trong hiện thực bị săn lùng và hủy diệt, mà ngay cả pháo trong trí tưởng cũng bị ngăn chận. Ít lâu sau đó, trong một lần đưa ca khúc Bài Ca Tết Cho Em (sáng tác: nhạc sĩ Quốc Dũng) vào chương trình sản xuất CD mùa xuân, một biên tập viên đã than thở rằng Sở Văn hóa Thông tin ở Sài Gòn nói phải sửa lại lời, vì có chữ “pháo”, nghe nhạy cảm với một loại hình sản phẩm đã bị cấm.

Những chuyện hài hước như vậy, không bao giờ thiếu trong một nền văn hóa bị kiểm duyệt theo chỉ đạo, và cũng theo tính trung thành đến bại hoại của những nhân viên kiểm duyệt tại Việt Nam, kể từ sau 1975.

Một buổi sáng, khi đọc bản tin về chuyện 5 ca khúc có từ nửa thế kỷ trước bị lại cấm lưu hành, nhiều người dân đã tỏ ý bất bình. Nhưng với giới văn nghệ đã tận mặt sống và quay quắt trong các sợi xích kiểm duyệt từ suốt nhiều năm thì lại khác. Phản ứng thường là một nụ cười mỉa, và gật gù như của một anh bạn “đến giờ này mà vẫn còn bệnh hoạn như vậy à?”

Năm ca khúc đó, bao gồm Cánh thiệp đầu xuân (tác giả Lê Dinh – Minh Kỳ), Rừng xưa, Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương). Như bao lần, những người “làm” văn hóa của Nhà nước vẫn giải thích mơ hồ, thậm chí ngớ ngẩn như dừng lưu hành để tìm tên tác giả chính xác. Một quan chức nhà nước, được báo Tuổi Trẻ dẫn lời, nói rằng ông băn khoăn vì không biết ý nghĩa lời hát “cuộc chiến” nằm trong Con đường xưa em đi, là cuộc chiến nào.

Như một đứa trẻ to lớn nhưng gồng gánh tâm hồn tự kỷ, hệ thống văn hóa xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay loay hoay với một nỗi ám ảnh mơ hồ, và không thể hội nhập cùng cuộc sống bình thường. Đứa trẻ đó lo sợ mọi thứ – từ quá khứ đến tương lai. Đứa trẻ cố vươn vai đứng thẳng oai vệ trong đời sống, nhưng nhột nhạt thầm kín vì đêm đêm còn mắc tật đái trộm trên giường. Đứa trẻ tự cáu gắt vì chứng không thể trưởng thành của mình.

Nhạc sĩ Thanh Sơn, lúc còn sinh thời, từng ngồi buồn hiu, kể rằng một nhân viên kiểm duyệt của Sở, trẻ bằng tuổi con út của ông, ra lệnh cho ông về phải bỏ chữ “phu quân” trong một ca khúc tình yêu đồng quê của ông, chỉ vì chữ “quân” có thể ám chỉ đến quân nhân Việt Nam Cộng Hòa.

Năm ngoái, một đôi bạn trẻ viết tạp bút về Sài Gòn, chạy xin giấy phép in với một nhà xuất bản. Khi bản thảo đưa lên duyệt, một đoạn văn liên quan đến bài hát Chiếc lá cuối cùng (tác giả Tuấn Khanh sinh năm 1933) bị lưu ý là phải bỏ đi vì liên quan văn hóa trước 1975. Khi các bạn trẻ này kêu nài rằng bài hát đã được duyệt, tác giả được lưu hành… thì biên tập viên – kiểm duyệt viên bối rối, chuyển sang ý khác là “cũng phải bỏ, vì gợi ý đến nhạc sĩ Tuấn Khanh hiện nay, người đang có vấn đề”.

Trãi qua rất nhiều năm. Kể từ lúc những bánh xích xe tăng chiến thắng của những người Cộng sản lăn trên các đường phố ở miền Nam. Có không ít những khung thước văn hóa thật mới mẻ được kẻ ra cho người dân. Từ chiếc quần ống loe bị chận cắt giữa đường, mái tóc dài nam giới bị giữ lại và buộc xén đi vô tội vạ… cho đến hôm nay, quả là một chặng đường rất dài để con người Việt Nam thấy rằng mình đang phải chạy hồng hộc trên một vòng tròn thật lớn, để cố về điểm xuất phát văn minh ban đầu của mình.

Đầu năm 2017, có tin bài hát Ly rượu mừng được trả tự do. Rất nhiều người vui mừng vì nghĩ rằng “rồi cuối cùng những điều tốt đẹp nhất cũng đã trở lại”. Có không ít những bài viết, sự hân hoan xuất hiện trên các trang mạng. Có bóp, thì phải có mở chứ!

Cảm giác này có thể so sánh với năm 1977, khi nạn đói tràn lan ở Việt Nam, bệnh ghẻ ngứa rừng hành hạ mọi gia đình. Rồi đến năm 1990, khi nhiều người bắt đầu được ăn cơm có thịt và sử dụng xà bông Hoa Kỳ gửi về từ các thùng đồ của kiều bào –  thì người Việt nam cũng đã hân hoan và hạnh phúc như vậy. Quả là có bóp, rồi phải có mở!

Và rồi, khi một ca khúc được trả tự do, thì cũng không lâu sau, có đến 5 ca khúc khác bị giam lại. Cái được và mất có vẻ đã rõ trong đời sống văn hóa bình thường của con người. Mở và bóp!

Cấm và cho / Bóp và mở trong kiểm duyệt văn hóa tại Việt Nam chưa bao giờ có một câu trả lời quang minh, hay có một thái độ chính đáng. Năm 2012, khi được hỏi về cách thức cho phép lưu hành những bài hát trước năm 1975, ông Lê Ngọc Cường – nguyên cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn từng xác nhận rằng thay vì lên danh sách những bài cần cấm, thì Cục chỉ có danh sách những bài được cho phép (khoảng hơn 1500 bài, trong số hàng chục ngàn bài hát trước 1975). Và việc bóp xiết các bài hát cũ, được khoán lớn cho Sở ở thành phố Hồ Chí Minh, vì nơi này được coi là có khả năng “biết rõ nội tình”.

Nội tình ấy, Trịnh Công Sơn, đến khi qua đời nhiều năm, vẫn chưa bao giờ được phép ấn hành chính thức và đầy đủ bộ Ca khúc Da Vàng, tập tác phẩm được coi là làm nên tên tuổi của ông.

Nội tình ấy, Nhạc sĩ Phạm Duy, từ khi giao cho công ty Phương Nam quản lý và xin phép các ca khúc của ông từ năm 2005 đến nay, chỉ khoảng 200 bài hát được cho phép. Thậm chí có những bài cấp phép rồi, lại cấm như Trường ca Con đường Cái quan và Còn chút gì để nhớ.

Không biết dựa vào luật nào, Cục chỉ cho phép một năm làm đơn xin từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 7 đến 13 bài. Và nếu chiếu theo trình tự đó, di sản hơn 1000 bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy có thể phải đến năm 2050 mới được cấp phép hoàn toàn. Dĩ nhiên, đó là trong tình trạng các nhà “làm” văn hóa không trở chứng tự kỷ kinh niên.

Cũng có ý kiến cho rằng Nhà nước đang lo lắng vì không cản nổi tình trạng văn hóa trước 1975 bùng phát lại ở miền Nam và nhiều nơi khác. Khởi đầu là âm nhạc, sau đến là sách vở, lịch sử… nên đang tìm cách kìm hãm bằng cách cắt nhanh nguồn cảm hứng của dân chúng. Khởi đầu là không ít nghệ sĩ của Nhà nước được hậu thuẫn lên tiếng bài bác bolero, rồi kế đến kêu đòi một nền văn minh gameshow không có bolero… Hôm nay là thả một và nhốt năm, như tín hiệu của một mùa xuân không còn nghe tiếng pháo.

Nếu lưu ý, sẽ không ít người ngạc nhiên rằng năm 2017, khi bài hát Ly rượu mừng được trả tự do một cách hữu ý trước Tết Nguyên Đán, nhưng lại không vang lên rộn rã bằng những năm mà người dân phải tự vượt rào để hát, để nghe nó. Có lẽ người dân đã bằng lòng với sự bình thường và giá trị được trả lại, nên không ra sức níu kéo như nhiều thập niên qua.

Nhưng ngay khi danh sách 5 bài hát bị cấm được tung ra, lạ thay, đâu đâu cũng nghe người dân hát, mở lại những ca khúc này. Chuyện “cấm”, trở thành một thái độ vô vọng trước đời sống tự nhiên trong phút chốc.

Và như thế, những bài hát cấm đó, chắc chắn lại sẽ vang lên – không khác gì những ngày tháng Ly rượu mừng bị giam nhốt. Kẻ có quyền có thể phất tay phế bỏ, nhưng nhân dân sẽ mãi mãi âm thầm giữ lại trong trí nhớ và từng lời hát khe khẽ của mình, bởi lẽ năm bài hát ấy – hay hàng chục ngàn bài hát khác – không có tội tình gì.

Vì họ biết, cuối cùng tài sản lớn nhất của con người là văn hóa chứ không là cường quyền. Âm nhạc hay sách vở – tri thức và cảm xúc… sẽ còn lại mãi mãi, bền bỉ thách đố mọi thời đại mê muội của quyền hành.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ,...


(Bài phát biểu của Thiếu tướng Trương Giang Long, Giám đốc Học viện Chính trị CAND, tại một Lớp cập nhật kiến thức cho Cán bộ nguồn, năm 2016)


"Tôi nói với các đồng chí, đây là tôi nói mở ngoặc riêng với các đồng chí, tôi nói rất thật, là bây giờ mừng vô cùng các đồng chí ạ! Đại hội XII, Đảng ta mới bừng tỉnh, mới ghi vào trong nghị quyết của mình là: mọi chủ trương đường lối đối ngoại của chúng ta đều phải lấy lợi ích dân tộc làm trọng và đều phải xuất phát từ lợi ích dân tộc. Bây giờ các bố - đây là nói trong nhà - mới té ngửa ra như thế là chết cha chúng mình mấy đời rồi. 
Image result for bừng tỉnh
Trung Quốc, tôi xin thưa với các đồng chí là, không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính chủ quyền của chúng ta ở Biển Đông. Không bao giờ từ bỏ giã tâm này. Mà cái này nó không phải chỉ là cái thời ông Tập Cận Bình này đâu, ông khác lên cũng sẽ như vậy thôi! Câu chuyện là bao giờ họ sẽ lấy và lấy bằng cách nào. Thưa các đồng chí, chính vì vậy mà chúng ta không loại trừ cái việc mà họ tìm mọi cách làm suy yếu từ bên trong. Chúng ta không loại trừ. Chúng ta phải nói rõ với nhau thế.


Cho nên tôi xin nói với các đồng chí là, bọn xấu nó cài cắm, nó mắc ngoặc nó lôi kéo hồi xưa chỉ một vài người là đã nguy hiểm rồi, đã chết rồi. Bây giờ tôi thông báo với các đồng chí là nó đã có đến con số hằng trăm. Mà hàng trăm không phải chỉ là con số dừng lại ở hàng trăm, mà trăm này có thể cộng với trăm kia nữa chứ không phải chỉ trăm. Báo cáo với các đồng chí thế! Mà nếu chúng ta không phát hiện, không nghiêm trị thì...

Xin thưa với các đồng chí là đầu năm, trong hội nghị tổng kết về cái bảo vệ an ninh quốc gia, thì cán bộ chủ chốt chúng tôi được nghe đồng chí lãnh đạo cấp cao của ngành thông báo là chúng ta đang theo dõi, đang nắm rất chắc, rất chặt những cái diễn biến của các phần tử cơ hội chính trị mà có cái mưu toan móc ngoặc cấu kết với bên ngoài, do bên ngoài moắc ngoặc cấu kết để mà lật đổ, chống phá chế độ chúng ta. Những cái bộ phận ấy nó là ngòi nổ cho các cuộc bạo loạn, cho các cái điểm nóng chính trị. Mà chúng ta đó, thưa với các đồng chí, không thể xem thường và coi nhẹ!

Có người, sau khi những vấn đề với Trung Quốc nảy sinh, thì báo cáo với các đồng chí là, tôi xin nói lại là Trung Quốc xấu như vậy hay xấu nữa thì chúng ta cũng vẫn phải tìm cách chung sống thôi. Chỉ cố gắng phấn đấu làm sao để họ đừng xấu hơn. Nhá! Chứ bây giờ các đồng chí bảo là đổi Việt Nam đi chỗ khác hay đổi Trung Quốc đi chỗ khác là không bao giờ có rồi, vĩnh viễn mãi mãi là như thế này. Nó bất hạnh cho dân tộc chúng ta là sống bên cạnh một cái ông anh mà mức độ lòng tốt nó thấp, cái gen tốt nó thấp, cái gen không tốt nó vượt trội. 

Báo cáo các đồng chí là hiện nay họ đang khống chế chúng mình rất là kinh khủng; họ vào sâu, rất sâu hai ông hàng xóm của chúng ta rồi. Ông kia thì trở mặt hoàn toàn rồi. Đây là tôi nói ở trong nhà, nhá! Ông kia là xương máu chúng ta đổ chất đầy, miệng nói xoen xoét là: đời tôi, con tôi, cháu tôi, gia đình dòng tộc nhà tôi, tổ quốc tôi, đất nước tôi đời đời mãi mãi trân trọng ghi nhớ biết ơn; không có Việt Nam không có tôi, không có Việt Nam không có đất nước chúng tôi! Nhưng mà mồm nó nói thế, bên trong nó vẫn móc với thằng khác nó chơi mình. Cá nhân nó chơi mình thôi thì thưa các đồng chí là, chúng ta không dung thứ nhưng cũng còn có thể phải nghiến răng chấp nhận, nhưng mà bây giờ nó kéo cả quốc hội vào chống lại mình, kéo cả nhà nước chính phủ vào chống lại cái lợi ích cốt lõi nhất của chúng ta ở trên Biển Đông. Thì thưa các đồng chí, là vì thằng khác nó khống chế, chứ còn cá nhân một mình ông ta thì cho tiền không dám. Cũng như là cái cuộc chiến Biên giới Tây Nam, thưa các đồng chí, nhé, chấp 5 đời Pol Pot nó không dám phát động chiến tranh chống lại chúng mình. Nhưng mà ai, câu chuyện là ai đứng đằng sau, ai hà hơi, ai tiếp sức, ai cổ vũ, ai động viên, ai định hướng, ai xúi giục? Câu chuyện nó như vậy. 

Và một cái người anh em ruột của chúng ta... Lâu nay thì thưa các đồng chí là, chúng ta vẫn nói là "anh em", bây giờ nó giở chứng nó hỏi lại là thế thì "anh em thì ai là anh, ai là em?". Việt Nam mình thì cứ thằng nào đẻ trước, thấy mặt trời trước, đúng không, anh là mày, dưới là chú, chú em - đấy nó rõ như thế, nó minh bạch như thế. Thế lâu nay mình nước lớn hơn họ, thì không có nghĩa là mình nói là "tao anh, mày em", bây giờ nó hỏi ngược lại, có khi trong đầu mình nghĩ tình cảm “tao anh, mày em”. Bây giờ nó hỏi ngược lại thế thì ông nào là anh, ông nào là em?

Tôi nói với các đồng chí, đây là tôi nói mở ngoặc riêng với các đồng chí, tôi nói rất thật, là bây giờ mừng vô cùng các đồng chí ạ! Đại hội XII, Đảng ta mới bừng tỉnh, mới ghi vào trong nghị quyết của mình là: mọi chủ trương đường lối đối ngoại của chúng ta đều phải lấy lợi ích dân tộc làm trọng và đều phải xuất phát từ lợi ích dân tộc. Bây giờ các bố - đây là nói trong nhà - mới té ngửa ra như thế là chết cha chúng mình mấy đời rồi. 

Mà cái này thì không trách ai được, là bởi vì các đồng chí là, trên thế giới này, tôi không biết nhiều nhưng tôi dám khẳng định với các đồng chí: dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc mà chơi với bạn tốt đến mức là còn cái quần xà lỏn cũng chơi. Không ai chơi với bạn tốt như chúng mình, thậm chí tốt đến cái mức là sẵn sàng biếu không, tặng không bạn một bà vợ của mình. Đấy, chơi tốt đến thế là cùng chứ còn gì tốt hơn!? Tất nhiên là lão ấy hồi ấy ông có hai, ba vợ thì mới tặng một bà; chứ chúng tôi bây giờ có mỗi một bà mà tặng thì chết! Chơi với bạn tốt đến như thế, thưa các đồng chí, cái câu chuyện Lưu Bình – Dương Lễ mà ông chẳng mang hẳn bà vợ ông ấy tặng bạn à?! Tặng không ông bạn một bà vợ, mà còn cho cả tiền đem theo nữa cơ mà. Thì Việt Nam chúng ta là, cái tốt với bạn cũng xuất phát từ lịch sử truyền thống. Tôi xin lỗi các đồng chí là, cái gì chúng mình cũng có cái truyền thống lịch sử cả, mà chúng mình dựa vào tổ tiên ông bà chúng mình làm nên đất nước giang sơn bây giờ. Thì cái điểm mạnh mà mình khai thác thì đã đành rồi, nhưng mà cũng có những điểm mình không mạnh, mình vẫn từ đấy.

Cho nên là bây giờ, tôi nói xa hơn như thế về Trung Quốc, tức là họ gây sức ép rất ghê gớm. Mà bây giờ nó cũng chơi cái luật kinh tế thị trường, "mạnh về gạo, bạo về tiền" thôi, tất cả đều thắng. Nó nhá một phát thì ông Philippines là gần như quay 180 độ với cái cũ rồi. Câu chuyện là tiền! Cho nên các đồng chí phải nhớ là, nếu chúng ta để cho đất nước ở trong một cái nấc cứ lùng bùng thế này, mãi mãi trong đói nghèo, thì các cụ nhà mình dạy rất rõ "nghèo là hèn" thôi. Tôi nói là cơ thể lúc nãy, tôi muốn lưu ý các đồng chí đấy, nếu bây giờ mà thu nhập đầu người của chúng ta mà độ khoảng chừng 20 000, 30 000 USD, nhá, "đồ chơi" trong nhà chúng mình có, nhấn một phát chúng nó biết mình là ai thì thưa các đồng chí là, ba cái vụ điểm nóng này không có nhằm nhè gì mà phải quan tâm lo ngại nhiều. Câu chuyện nó là như vậy. Câu chuyện là nếu chúng mình mà, thôi thì, đây là nói ngoài lề để các đồng chí nghe, nếu bây giờ chúng mình có công nghệ cao nhấn một phát là chúng mày biết lễ độ là gì...

Hôm qua trên đường đến đây tôi đọc cái thông tin về Nga. Báo cáo các đồng chí là Nga bây giờ sản xuất một loại tên lửa mang đầu đạn hủy diệt lớn chưa từng có trong lịch sử loài người. Tốc độ bay 24 500 km/h. Chưa một cái loại tên lửa nào mà có tốc độ bay nhanh như vậy. Và ưu điểm của nó là gì? Một là, tốc độ rất nhanh; hai là, các phương tiện công nghệ kỹ thuật của đối hương không có khả năng phát hiện được; và ba là, mức độ hủy diệt, báo với các đồng chí là, gấp mấy ngàn, mấy chục ngàn lần cái quả bom nguyên tử. Ví dụ như người ta viết trên báo là, nếu bắn một phát thì toàn bộ NewYork là bị hủy diệt 3/4. Nếu bắn 1 quả là 3/4 bị hủy diệt. Vì sao mà Nga phải tiết lộ thông tin cơ mật này? Là bởi vì Mỹ đang ép Nga rất là quyết liệt, xung quanh cái vụ Ukraine và cái vụ Syria. Cho nên Nga phải móc đồ chơi ra, công khai hóa cho mày biết. Mày ngon thì mày cứ đụng đi! Chứ nếu mà, nói trộm vía mà các cụ nhà mình ngày xưa mà kha khá một chút mà chuẩn bị cho chúng mình có được một cái góc như thế thì bây giờ con cháu, mày nóng thế này chứ nóng nữa tao cũng dội nước cho mày nguội tươi. Thế nhưng câu chuyện là chúng ta không có cái đó.

Cho nên là, chúng tôi đang tập trung nghiên cứu, báo cáo với các đồng chí là, là bảo vệ tổ quốc, là "độc lập", bây giờ hiểu thuật ngữ “độc lập” là gì, độc lập là độc lập thế nào? Cho nên là về sau này, càng lớn lên càng đọc càng nghiên cứu tôi mới thấm vô cùng cái câu nói của bác Võ Văn Kiệt, bác nói rằng là: khi nào mà Đảng ta thật sự độc lập được về đường lối thì bấy giờ đất nước có những chuyển biến tích cực. Cho nên thân phận của một nước yếu...

Thế thì có người nói là bây giờ, trong tình hình như vậy thì thôi, theo cha nó Mỹ đi, để giải quyết vấn đề Biển Đông. Tôi xin lỗi các đồng chí là, thay bằng vào cái hang hùm thì sang hang cọp. Xui nhau thế! Câu chuyện là chúng ta phải độc lập, và hiểu cái thuật ngữ "độc lập" thế nào trong bối cảnh hiện nay. Chúng ta nghiêng về bất cứ chỗ nào, thưa các đồng chí, cũng đều thất bại hết. Thế thì bây giờ đó, tôi nói cái ý thứ hai là họ gây sức ép với chúng ta. Nếu mà chúng ta ngoan ngoãn, mà đi theo sự chỉ bảo của họ, thì chúng ta có cơ may là ổn định, bình yên. Còn nếu mà chúng ta không đi theo quỹ đạo của họ thì lập tức là bắt đầu nổi lên những điểm nóng. Tôi lấy ví dụ như vấn đề tôn giáo, vấn đề dân tộc, vấn đề dân chủ, nhân quyền,... Mỹ luôn luôn sử dụng như là công cụ phương tiện để mà gây sức ép. Ở các nước khác thì nó đánh bằng vũ lực, bây giờ nó đánh ta không được rồi thì nó dùng những công cụ này để nó gây sức ép với chúng ta. Tôi kể câu chuyện như thế này để các đồng chí thấy là mưu đồ của họ thế nào:

Ông đại sứ quán mới của Mỹ, trước khi sang nhậm chức thì có đến thăm xã giao Bộ Công an của chúng tôi, mà cụ thể là thăm đồng chí Tô Lâm - lúc bấy giờ anh là Thứ trưởng phụ trách an ninh của đất nước ta. Khi đến nói chuyện với anh thì anh khuyên ông ấy là "ngài sang làm đại sứ lần này thì đừng đi theo vết xe đổ mà những người tiền nhiệm của ngài đã từng đi!". Các ông đại sứ quán trước đó sang Việt Nam làm gì hả các đồng chí? Nó chủ tâm là đi móc ráp các phần tử bất mãn, các phần tử cơ hội chính trị có quan điểm khác lạ chống đối chúng ta. Để làm gì đấy? Nó xâu chuỗi cái lũ này lại thành một lực lượng, gây sức ép chúng mình. Nó đi đến các cái vùng đồng bào dân tộc, nó cho người đến, thông qua các cái tổ chức từ thiện mà chúng ta gọi là NGO đấy các đồng chí, để nó đến nó thâm nhập nó móc ráp, nó xây dựng, nó nhen nhóm cơ sở. Cũng là những cái phần tử bất mãn chống đối và một bộ phận người dân không nhận thức được, không thấy rõ được cái tâm địa độc ác nham hiểm. Cho tiền, tạo điều kiện hỗ trợ, kể cả cái việc tung hô về mặt chính trị xã hội để mà thu phục lôi kéo họ. Rồi gặp gỡ các cái tín đồ, các loại tôn giáo khác nhau để mà kích hoạt, để mà tập hợp quy tụ lực lượng. Thế nếu mà chúng ta mà mạnh, quan hệ chúng ta với họ mà tốt, thì lực lượng này nó đứng im, nó ngồi tại chỗ. Còn quan hệ chúng ta với họ mà có vấn đề gì đấy trục trặc, mục tiêu đặt ra, ý đồ mà họ không đạt được, nhất định họ dùng lực lượng này làm cái ngòi nổ xung kích gây ra cái điểm nóng chống lại chúng ta. Cho nên vì vậy mà đồng chí Tô Lâm cảnh báo cái ông đại sứ này là "ngài không được phép đi theo cái vết xe đổ mà những người tiền nhiệm của ngài đã từng đi!".

Các đồng chí biết lão ta ứng xử thế nào không? Ông ta cười rất tươi: "Cám ơn đồng chí Tô Lâm!", và ông ta nói với đồng chí Tô Lâm là: "Vâng thưa ngài! Tôi nhất định lần này sẽ không đi theo vết xe đổ của những người tiền nhiệm của tôi đã từng đi. Bởi vì con đường mà chúng tôi đã từng đi chỉ dẫn nước Mỹ tới thất bại thôi” - khẳng định như vậy cơ mà các đồng chí! - “Cho nên sứ mệnh của tôi, nhiệm vụ của tôi, trọng trách của tôi lần này sang Việt Nam là phải tìm mọi cách để mà hàn gắn, để mà nâng cấp cái mối quan hệ Việt Nam và Mỹ. Định hướng sang một cái trang mới, trong đó chúng tôi đặc biệt quan tâm chú ý đến cái việc tạo điều kiện cho tuổi trẻ hai nước Việt Nam và Mỹ gắn kết với nhau, quan hệ với nhau; cho phép mở rộng để có rất nhiều thanh niên Việt Nam sang Mỹ du học tại các trường đại học của Mỹ. Và mong muốn chân thành của chúng tôi là: những cái gì mà mấy chục năm nay nước Mỹ không làm được ở trên đất nước này, thì con cháu của các ngài, thế hệ trẻ Việt Nam trong tương lai, nó sẽ giúp nước Mỹ thực hiện được giấc mơ của người Mỹ.”

Thưa các đồng chí, một cuộc tuyên chiến rất sòng phẳng rõ ràng: cái gì thế hệ những người Mỹ bây giờ không làm được thì thế hệ trẻ Việt Nam trong tương lai, nó kỳ vọng là con cháu chúng ta sẽ làm được điều đó. Và tôi xin thưa với các đồng chí là họ chuẩn bị hết rồi, họ đang chuẩn bị từ bây giờ; họ chuẩn bị rất công phu, rất bài bản, mà nếu chúng ta không biết trước để ứng phó thì... Câu chuyện, thưa các đồng chí, bây giờ về mặt chiến lược, Mỹ mong muốn đến vô cùng có một Việt Nam nằm trong quỹ đạo liên minh của Mỹ, để đảm nhiệm sứ mệnh xoay trục châu Á mà Mỹ đang triển khai.

Thưa các đồng chí là, lâu nay chúng ta thấy rất rõ quan hệ Việt Nam và Nhật là quan hệ tốt, đặc biệt tốt. Chúng ta không những là xác lập đối tác chiến lược mà chiến lược toàn diện, không những là toàn diện mà là toàn diện sâu rộng; không những sâu rộng mà phải thiết thực, hiệu quả. Nghĩa là ngôn ngữ đó, trong quan hệ đó, những gì tốt nhất là chúng ta dùng cả rồi. Không có cái từ nào tốt hơn mà chúng ta không dùng trong quan hệ Nhật Bản và Việt Nam. Và trên thực tế, bạn cũng đã phối hợpvới chúng ta một cách rất nhiệt tâm, chân thành và có hiệu quả trên nhiều phương diện, trong đó kể cả lĩnh vực ở bên trong, an ninh quốc phòng của chúng ta. Tôi xin nói với các đồng chí như vậy! Nhưng mà câu chuyện là, thưa các đồng chí, nước Nhật là ai? Câu chuyện mà chúng ta phải trả lời: nước Nhật là ai? Nước Nhật là nước Mỹ thứ hai. Mỹ bây giờ vào Việt Nam được như Nhật thì khó lắm, nói vậy thì nói chứ lòng người chưa phải lúc nào cũng là yên bình khi đón tiếp Mỹ đâu, mặc dù bây giờ thái độ của Mỹ khác! Nhưng không phải Mỹ vào Việt Nam như Nhật Bản được. Về mặt chiến lược chúng ta phải nhận ra cái điều đó. Bây giờ chúng ta có cần, chúng ta cần có Mỹ không? Chúng ta rất cần các đồng chí ạ! Nhé! Chúng ta rất cần!

Báo với các đồng chí là ở đây tôi nói trong phạm vi rất là hẹp, để các đồng chí biết nhé, giờ mà các ông cứ ghi, các ông đọc thế này mà nhiều người nghe thì tôi không dám nói. Tôi nói một thông tin. Các đồng chí theo dõi trên báo chí thì các đồng chí biết hết rồi:

Trung Quốc rất hung hăng sau khi mà Tòa trọng tài tuyên án về cái phán quyết tranh chấp ở Biển Đông, và Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng. Họ dự định là chiếm lấy bãi cạn ngay tức khắc, và họ cũng cơi nới mở rộng như đã cơi nới mở rộng ở trong phạm vi chúng ta. Thậm chí là họ còn tính đến cái việc ngay lập tức tuyên bố thiết lập vùng cấm bay, ngay lập tức là sẽ đánh chiếm một số mục tiêu khác để dằn mặt, trong đó không loại trừ là có Việt Nam. Chuẩn bị sẵn sàng rồi. Nhưng mà họ biết được một cái thông tin, là thưa các đồng chí, 15 phút nếu Trung Quốc tuyên bố thì toàn bộ 7 cái đảo của Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam lập tức sẽ trở thành bình địa ngay tức khắc, lập tức nó sẽ trở về vị trí ban đầu, nó bị xóa tên trên cái bản đồ quân sự chính trị của Trung Quốc. Thay đổi thái độ ngay, Trung Quốc thay đổi thái độ ngay. Cho nên bây giờ họ rất ngại là chúng ta ngả về đâu, nghiêng về đâu, họ ngại vô cùng. Cho nên các đồng chí thấy là trước khi đồng chí Tổng Bí thư của chúng ta sang thăm Hoa Kỳ, là họ mau chóng phải mời Tổng Bí thư của chúng ta sang thăm Trung Quốc. Lúc đầu là nó không mời đâu, nó chưa mời đâu, nó còn lắng nghe, còn theo dõi, còn đắn đo, còn cân nhắc, còn xem xét chán. Báo với các đồng chí là, ở đây tôi nói mở rộng thêm để các đồng chí nghe... Các đồng chí phải hiểu thật sâu cái nguyên nhân bên ngoài và bên trong, thì mới thấy được tình hình đất nước và mới giải quyết các cái điểm nóng chính trị xã hội, kể cả là an ninh tôn giáo bây giờ.

Báo với các đồng chí là, nước Mỹ đó, tức là Trung Quốc họ không dự đoán hết được. Là bởi vì trong lịch sử chưa bao giờ nước Mỹ mời một cái nguyên thủ cộng sản nào sang thăm Mỹ. Lịch sử nước Mỹ chưa từng có. Kể từ khi có chủ nghĩa xã hội đến bây giờ, Liên Xô hùng mạnh như vậy, Trung Quốc hùng mạnh như vậy, nó cũng không mời ai. Cho nên Trung Quốc nó rất ngại. Ông ấy mới chuyển sang một cái xu hướng nhất thể, vì ông ấy muốn chơi với Mỹ mà. Trung Quốc, tôi không có thời gian nói sâu với các đồng chí, nếu mà có một cái chuyên đề... thì tôi sẽ nói thật sâu cho các đồng chí nghe cái chuyện Trung Quốc họ đi đêm như thế nào.

Trung Quốc rất cần Mỹ. Mà tôi nói thật với các đồng chí là, cái cải cách đổi mới của Trung Quốc thành công như hôm nay có một phần là cũng dựa vào Mỹ. Dựa rất quan trọng bởi vì công nghệ ở đâu, tiền ở đâu, thị trường ở đâu nếu không có Mỹ hà hơi tiếp sức. Cho nên đánh Việt Nam là nằm trong cái chiêu kế mà Đặng Tiểu Bình thời bấy giờ nó chọn để nó có được Mỹ. Nói như vậy để các đồng chí thấy. Thế thì nó biết như thế, nó biết rằng là trong lịch sử nước Mỹ chưa bao giờ và không bao giờ mời Tổng Bí thư, mà có mời thì sang cũng là không thể đón tiếp theo nghi thức quy định của nhà nước Mỹ. Nhưng mà bây giờ thì thưa các đồng chí, tình báo nó đan xen thì nó biết thôi. Các đồng chí hình dung là: lần đầu tiên trong lịch sử của loài người, của chủ nghĩa xã hội, từ khi có nước Mỹ, mời đồng chí Tổng Bí thư của chúng ta sang, không phải với tư cách là một nguyên thủ quốc gia. Là lãnh tụ của một đảng, nhưng mà nước Mỹ chấp nhận đón đồng chí Tổng Bí thư theo đúng nghi thức của một nguyên thủ quốc gia, cấp cao. Đấy là cái tiêu chí thứ nhất. Tiêu chí thứ hai là, thưa với các đồng chí, đồng ý tiếp rồi nhưng mà câu chuyện là: tiếp ở đâu? tiếp ở chỗ nào?

Tôi nói câu chuyện Mỹ đó, thì tôi muốn minh chứng cho các đồng chí là những cái điểm nóng ở trong nước chúng ta nó có những cái nguyên nhân từ bên ngoài, và tôi thông qua cái việc này, bằng thực tiễn, tôi mới phân tích để các đồng chí thấy là Đảng ta giải quyết cái điểm nóng trong nước bằng những cái việc mà ứng xử ở bên ngoài như thế nào. Để các đồng chí thấy, thấy cái cách thức của Đảng và nhà nước chúng ta, là Đảng ta ứng xử rất tuyệt vời.

Tôi xin trình bày tiếp với các đồng chí là, khi mà Mỹ thỏa thuận mời đồng chí Tổng Bí thư của chúng ta sang, thì cái việc đầu tiên chúng ta phải khẳng định đây là một cái việc làm có thể nói là có ý nghĩa lịch sử, và như đồng chí Tổng Bí thư kết luận, là Mỹ chưa mời ai trong toàn bộ lịch sử nước Mỹ. Và sau khi đồng ý mời với một cái nghi thức tiếp như là tiếp một nguyên thủ cấp quốc gia, nghi thức cao nhất, thì câu chuyện là: bây giờ tiếp ở đâu? Lúc đầu thì họ nói với chúng ta là họ phải tiếp ở một cái chỗ khác, không phải là Nhà Trắng. Nhưng mà Bộ Ngoại giao của chúng ta đặt ra là: Không! Đã tiếp với nghi thức cao nhất là phải tiếp ở Nhà Trắng. Mà các đồng chí biết là Nhà Trắng là gì, là cái nơi mà nước Mỹ chỉ dành để tổ chức những sự kiện lớn nhất trong lịch sử. Và như vậy, tiếp đồng chí Tổng Bí thư của chúng ta tại cái Tòa Bạch Ốc tức là tiếp ở một cái nơi diễn ra những sự kiện quan trọng bậc nhất của nước Mỹ. Thế sau khi đồng ý tiếp đồng chí Tổng Bí thư ở Tòa Bạch Ốc rồi, thì câu chuyện tiếp theo là, vậy thì đó, là tiếp xong thì ra thông cáo chung hay là ra tuyên bố chung? Phía Mỹ nó hạ 1 cấp, nó bảo chỉ thông báo chung thôi chứ không có tuyên bố chung. Thế thì ta là kiên quyết không đồng ý. Nếu mà chúng tôi đến bàn luận với nước Mỹ những vấn đề căn cơ, nhá, cả quốc tế cả những vấn đề quan điểm của Việt Nam và Mỹ về những vấn đề quốc tế, lẫn quan điểm của Việt Nam và Mỹ về vấn đề quan hệ song phương, là phải ra tuyên bố chung.

Thì tôi bí mật nói với đồng chí là trong cái chuyến đi của Tổng thống Barack Obama, thì các đồng chí thấy rằng là người ta nói đến một cái bông hoa hồng đằng sau Tổng thống Mỹ, với tư cách là một cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Mỹ, là người gốc Việt Nam. Thì anh em mình mới nói chuyện là: cái con mẹ này nó được giao chuẩn bị cái tuyên bố chung giữa ta và Hoa Kỳ. Trong quá trình chuẩn bị, thì thưa với các đồng chí là, anh em mình tìm mọi cách tiếp cận, để cố gắng khai thác cái yếu tố Việt Nam, để cho ngôn ngữ khái niệm trong bản tuyên bố chung này làm sao cho nó mềm mại, duyên dáng và có lợi cho chúng ta nhất. Thì các đồng chí thấy là, cả trong quá trình cô ta làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam, không hề nói một câu tiếng Việt nào, toàn nói tiếng Anh. Nhưng mà sau khi chuẩn bị xong, đôi bên ký tắt rồi, ký tắt tức về nguyên tắc là xong rồi các đồng chí ạ, ra hai ông ký là chính thức thôi, còn công tác chuẩn bị là từ bên trong - thì cô ta mới nói một câu tiếng Việt, nói rành rọt như Việt Nam, là bởi vì người Việt Nam mà, nói rất chuẩn, tiếng Nam Bộ như mình. Nói với anh em mình là "tôi chỉ có một nghĩa vụ duy nhất là phục vụ vô điều kiện lợi ích của nước Mỹ". Nói bằng tiếng Việt. Đau như thế mà! Một khi mà người ta đã từ bỏ, đã phản bội rồi thì câu chuyện ở phía đằng sau là cực kỳ nguy hại. Thế và thưa với các đồng chí là, ở trong cái tuyên bố chung ấy có rất nhiều điểm mà sau này nếu có thời gian thì phân tích các đồng chí nghe, là rất có lợi cho chúng ta.

Bây giờ báo cáo với các đồng chí là trong 5 nước thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc thì ta đã bình thường hóa quan hệ, và đã ngồi ở mâm trên rồi. Hồi xưa họ ở trên mình ngồi dưới, bây giờ là ăn cùng mâm, ngồi cùng bàn với các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ngồi mâm trên, mâm cao. Mà cũng phải nói thật là thời của các cụ thì không bao giờ có thể mơ ước cái việc này, nhưng mà chúng ta thế hệ đi sau, con cháu làm được cái việc vĩ đại như vậy. Nhưng mà sau khi mà thỏa thuận, đồng ý là tuyên bố chung thì vấn đề phía sau là, thế thì chiêu đãi đoàn ta là chiêu đãi ở đâu? Thì thưa các đồng chí là, ta cũng phải ra tối hậu thư với phía Hoa Kỳ là phải chiêu đãi ta ở cái nơi trọng thể nhất mà nước Mỹ đã từng chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia khác, ta mới chịu. Và sau 4 cái tiêu chí mà ta ra điều kiện, chính phủ Hoa Kỳ đồng ý chấp thuận với chúng ta rồi, thì có một cái đề nghị thứ năm là tổng thống Barack Obama của Mỹ phải sang thăm đáp lễ đồng chí Tổng Bí thư của ta. Thì báo cáo với các đồng chí là, ông ấy đồng ý nhưng mà ông ấy lại nêu ra một cái lịch trình của ông ấy là: ông ấy sang G7 trước, ở Nhật trước, rồi xong G7 ông ấy mới đi sang thăm Việt Nam. Ta cũng đặt điều kiện với phía Hoa Kỳ là: Không! Ông phải sang thăm Việt Nam trước, rồi từ Việt Nam ông mới đi đến G7, rồi ông đi về, chứ chúng tôi không chấp nhận ông đi đến G7 rồi mới đi sang Việt Nam. Nghĩa là, chuyến thăm sang Việt Nam đáp lễ Tổng Bí thư của chúng ta phải là chuyến thăm chính thức, danh chính ngôn thuận chứ không có cái kết hợp tay đôi tay ba gì ở đây cả.

Tôi muốn nói như vậy với các đồng chí để thấy là gì? Thấy được cái thế của ta bây giờ với Mỹ là một thế hoàn toàn khác. Vì sao mà chúng ta có được một thế khác như vậy với Mỹ? Một là, Mỹ vô cùng cần chúng ta; hai là, trong các cái nhân tố mà Mỹ phân tích về Việt Nam đó, thì Mỹ cũng thấy rất rõ không có một đảng phái chính trị nào có thể lãnh đạo quản lý đất nước bằng Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cho nên hôm qua, trong cái thông cáo về chuyến đi của đồng chí Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư gặp Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đó, nước Mỹ nói rất rõ là quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam là một kênh quan hệ quan trọng về ngoại giao. Câu chuyện là như vậy. Câu chuyện là, người ta biết rất rõ là dùng vũ lực để mà đánh chúng mình không được, không ổn, không thu phục được chúng mình; dùng bao vây cấm vận cũng không thể mà khống chế đè bẹp được chúng mình rồi. Bây giờ Mỹ phải dùng một phương cách khác, lôi kéo Việt Nam về phía Mỹ, tạo mọi điều kiện để Việt Nam cùng chung đội hình với Mỹ để mà chống lại Trung Quốc. Báo với các đồng chí là, họ biết rất rõ rằng là chỉ có Việt Nam mới có thể chống lại được Trung Quốc thôi. Lịch sử 23 cuộc chiến tranh mà dân tộc Việt Nam phải đối đầu có 21 cuộc chiến tranh chúng ta phải đối đầu với Trung Quốc rồi, chưa bao giờ Trung Quốc thắng được Việt Nam, kể cả cái việc Trung Quốc có mặt đô hộ đất nước này dân tộc này 1000 năm, cũng vẫn không thể thắng được..."

http://www.viet-studies.com/kinhte/PhatBieuTruongGiangLong.htm
BLG Tôi thích đọc

Phần nhận xét hiển thị trên trang