Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

Viết văn khoa học như nấu canh chua: nguyên tắc IDEA


Có lẽ vài bạn sẽ nhăn mặt không đồng ý với cách ví von giữa nấu canh chua và khoa học, nhưng tôi thì thấy bản chất của hai việc này rất giống nhau. Nấu canh là cả một nghệ thuật, và viết văn khoa học cũng thế. Tiếp theo cái note trước, trong cái note này tôi sẽ mách cho các bạn vài mẹo viết phần dẫn nhập sao cho thuyết phục.



Độ 10 năm trước, trong một hội thảo & workshop do Bộ GDĐT tổ chức ngoài Hà Nội, và tôi có nói rằng viết văn khoa học như là nấu canh. Bà giáo sư người Úc, chắc ai đó dịch cho bà nghe, đến chỗ tôi và nói là bà rất thích cái ý ngộ nghĩnh đó. Tôi thì thấy chẳng có gì là lạ lùng cả, vì nếu quan sát kĩ các công đoạn trong nấu canh chua, chúng ta sẽ thấy qui trình đó rất giống với viết văn nói chung. Trong phần dưới đây tôi sẽ giải thích tại sao hai việc làm này giống nhau, và chúng ta có thể học gì từ người thợ nấu canh chua.


1. Viết văn như nấu canh chua

Nấu canh chua là một khoa học và cũng là một nghệ thuật. Để nấu một nồi canh chua người thợ nấu phải có một kế hoạch hoàn chỉnh, với những công đoạn theo trình tự có sẵn, gần như lưu truyền từ đời này sang đời khác. Khởi đầu là phải xác định nồi canh cho mấy người ăn, họ là ai, hay nói theo ngôn ngữ đời nay là nghĩ đến "đối tượng". Sau đối tượng là nguyên liệu. Người thợ nấu phải chọn nguyên liệu có phẩm chất tốt, từ con cá, cà chua, bạc hà, giá, khóm, đến rau thơm. Người nấu còn phải nghĩ đến loại nguyên liệu gây chua (me hay gì đó), nước soup loại gì để "đi chung" với những nguyên liệu đó. Sau cùng là khi dọn ra, tô canh chua phải có thêm chút mỡ tỏi chiên để cho có cái vị. Nhất định phải có vài miếng ớt màu đỏ. Trong quá trình chế biến, người thợ phải liên tục nêm nếm, thêm cái này, bớt cái kia, cho đến khi nồi canh hoàn hảo. Kết quả là một tô canh chua, đủ màu sắc (xanh, đỏ, trắng, vàng), hoà quyện giữa âm và dương, cộng thêm nước mắm trong nữa, thì thực khách có một món ăn không chỉ độc đáo mà còn lành mạnh.

Viết văn khoa học cũng giống như nấu canh. Trước hết, người viết cần phải xác định mình viết cho ai đọc, người trong ngành hay người ngoài ngành, viết cho tập san trong "bộ lạc" hay tập san "biển lớn". Xác định đối tượng giúp người viết chọn cách hành văn và chọn thuật ngữ sao cho phù hợp. Chẳng hạn như viết cho người trong ngành, cùng "bộ lạc" (ví dụ như viết cho người trong ngành tim mạch), thì có lẽ người viết không cần phải giải thích những khái niệm cơ bản, không cần phải nói tầm quan trọng của bệnh lí ra sao, vì nói như thế rất dễ bị hiểu lầm là lên lớp. Nhưng nếu viết cho người ngoài ngành, thì có thể cần cung cấp một định nghĩa ngắn về bệnh lí, và nói tầm quan trọng của bệnh ra sao. Do đó, xác định độc giả cũng giống như xác định thực khách của nồi canh chua.

2. Lên kịch bản

Sau khi xác định đối tượng là dàn bài. Đây là bước quan trọng, vì bước này quyết định cái khung của bài báo. Dàn bài ở đây hiểu theo nghĩa là lên kịch bản cho bài báo hay một phần của bài báo. Điều rất quan trọng là dàn bài phải nhắm đến mục tiêu của nghiên cứu. Chẳng hạn như mục tiêu nghiên cứu là xây dựng hồ sơ gen (genetic profiling) để tiên lượng loãng xương, tác giả phải nghĩ cách lên kịch bản trong phần dẫn nhập sao cho cuối cùng độc giả thấy mục tiêu xây dựng hồ sơ gen là cần thiết. Để chỉ ra mục tiêu là cần thiết, tác giả phải nói cho độc giả biết tầm quan trọng của vấn đề, những nghiên cứu trong quá khứ về vấn đề ra sao, khoảng trống tri thức là gì, và sau cùng là mục tiêu. Có lẽ tác giả nghĩ đến một kịch bản như sau:

·       Loãng xương là bệnh quan trọng vì nhiều người mắc;

·       Nhưng vì bệnh lí diễn ra một cách âm thầm, nên cần phải nhận dạng người có nguy cơ cao (trước khi quá muộn); 

·       Mà nguy cơ của bệnh thì chịu nhiều tác động, từ yếu tố lâm sàng đến di truyền; 

·       Đã có nhiều nghiên cứu về di truyền và đã phát hiện nhiều gen, nhưng ảnh hưởng của mỗi gen còn thấp. Có cách nào hay hơn để sử dụng thông tin gen cho tiên lượng bệnh? (Ở đây tác giả phải đang nghĩ đến khoảng trống tri thức). 

·       Ah, có vài cách sử dụng gen, và một trong những cách đó là xây dựng hồ sơ gen, tổng hợp thông tin từ nhiều gen và tạo ra "chữ kí gen" cho mỗi cá nhân. Giả thuyết là chữ kí này sẽ giúp tiên lượng bệnh tốt hơn. Sau đó là phát biểu mục tiêu của nghiên cứu.

Chú ý là các ý tưởng trên được dàn xếp theo logic đường thẳng, từ A --> B, B -->, v.v. Như vậy, sau khi lên kịch bản như thế (có lẽ trên bàn cà phê!) phần dẫn nhập có lẽ sẽ có 5 đoạn văn, vì mỗi đoạn văn chỉ nói lên 1 ý tưởng.

3. Tìm chất liệu và viết

Bước kế tiếp là tìm chất liệu (tức là data -- dữ liệu) cho mỗi ý hay mỗi đoạn văn. Chẳng hạn như trong đoạn văn đầu về tầm quan trọng của bệnh, tác giả cần phải nghĩ mình viết gì để nói lên cái ý đó. Người có kinh nghiệm có thể sẽ viết về qui mô của bệnh trong cộng đồng; về ảnh hưởng của bệnh đến tử vong hay các biến chứng; về chi phí điều trị và do đó gánh nặng kinh tế cho cá nhân; về chất lượng cuộc sống. Sau khi đã biết mình viết gì, tác giả phải tìm trong y văn các dữ liệu cần thiết để nói lên các điểm vừa kể. Giả dụ như sau khi đã có dữ liệu, tác giả phải nghĩ đến cách viết. Cách viết một đoạn văn như chúng ta đã bàn là gồm 3 phần: câu văn chủ đề, các câu văn yểm trợ, và câu văn nhấn mạnh. Câu văn chủ đề có lẽ là:

"Osteoporosis is recognized as a public health burden, because the prevalence of the disease is high in the general population, and it is associated with an increased risk of death."

Câu văn này mở màn cho các câu văn sau. Vì câu mở đầu nói đến prevalence và tử vong, nên các câu sau phải "yểm trợ" cho hai khía cạnh đó. Có lẽ các câu tiếp theo là:

"Among Caucasian individuals aged 50 years and older, approximately one third of women and one tenth of men have osteoporosis (X). Emerging evidence suggests that the prevalence of osteoporosis appears to increase with time (X), particularly in Asian populations (X). More importantly, osteoporosis is associated with reduced life expectancy (X), and the reduction is more pronounced in men than in women (X). For instance, a large scale study in the United States found that the risk of mortality among men with osteoporosis was increased by 3-fold compared with the background population of the same age; however, the increased risk in women was 1.8-fold."

Chú ý những (X) là tài liệu tham khảo. Nếu có thêm dữ liệu thì viết nữa để cung cấp cho độc giả những thông tin liên quan. Nếu không thì có thể kết thúc đoạn văn với câu kết. Thật ra, đây là câu khó viết, vì viết không khéo sẽ lặp lại ý chính của câu văn chủ đề. Suy nghĩ xem phải nhấn mạnh điều gì ... Có lẽ nên nhấn mạnh đến tương lai khi tình trạng lão hoá gia tăng thì qui mô và tác động của bệnh cũng tăng. Quyết định như thế, tác giả có thể viết:

"Given that the population aging has taken place in many parts of the world, it is expected that the burden and impact of osteoporosis is likely to increase in the future."

Tổng kết lại, tác giả có một đoạn văn mở đầu

"Osteoporosis is recognized as a public health burden, because the prevalence of the disease is high in the general population, and it is associated with an increased risk of death. Among Caucasian individuals aged 50 years and older, approximately one third of women and one tenth of men have osteoporosis (X). Emerging evidence suggests that the prevalence of osteoporosis appears to increase with time (X), particularly in Asian populations (X). More importantly, osteoporosis is associated with reduced life expectancy (X), and the reduction is more pronounced in men than in women (X). For instance, a large scale study in the United States found that the risk of mortality among men with osteoporosis was increased by 3-fold compared with the background population of the same age; however, the increased risk in women was 1.8-fold. Given that the population aging has taken place in many parts of the world, it is expected that the burden and impact of osteoporosis is likely to increase in the future."

4. "Nêm nếm" (chỉnh sửa)

Cứ mỗi lần viết xong một đoạn văn, tác giả cần phải đọc lại và đọc lại và đọc lại. Qui trình này cũng giống như người thợ nấu sau khi đã cho nguyên liệu vào nồi canh, họ phải liên tục nêm nếm, thêm đường, bớt muối, thêm nước, v.v. cho đến khi nồi canh đậm đà. Viết văn khoa học cũng y như thế, sau khi viết xong một đoạn văn, tác giả cần phải đọc lại nhiều lần và chỉnh sửa. Có 5 câu hỏi tác giả cần phải tự đặt ra là:

·       các câu văn đã nói lên cái ý chưa? 
·       có câu hay chữ nào thừa? 
·       có chữ nào khó hiểu không? 
·       có câu nào cấu trúc sai văn phạm không? 
·       cái tone của các câu văn có ổn chưa?

Chẳng hạn như câu "Osteoporosis is recognized as a public health burden, because the prevalence of the disease is high in the general population, and it is associated with an increased risk of death" có dài quá chăng? Có nên tách nó thành hai câu riêng? Chữ "recognized" có ổn chưa? Ai recognized? Có lẽ nên dùng chữ khác, active hơn. Chúng ta thử làm tác giả tách ra hai câu riêng:

"Osteoporosis is increasingly becoming an important public health problem. The importance of the disease is characterized by its high prevalence and serious clinical consequences, including mortality."

Có lẽ hai câu này rõ ràng hơn và dễ hiểu hơn. Chữ "clinical consequence" mở cửa cho tác giả viết thêm về tác động lâm sàng của bệnh trong các câu văn sau. Vậy thì đoạn văn cần phải viết lại như sau:

"Osteoporosis is increasingly becoming an important public health problem. The importance of the disease is characterized by its high prevalence and serious clinical consequences, including mortality. Among Caucasian individuals aged 50 years and older, approximately one third of women and one tenth of men have osteoporosis (X). Emerging evidence suggests that the prevalence of osteoporosis appears to increase with time (X), particularly in Asian populations (X). Moreover, osteoporotic patients are associated with comorbidities such as osteoarthritis, sarcopenia, and diabetes. Patients with osteoporosis have a higher risk of sustaining a fracture. More importantly, osteoporosis is associated with reduced life expectancy (X), and the reduction is more pronounced in men than in women (X). For instance, a large scale study in the United States found that the risk of mortality among men with osteoporosis was increased by 3-fold compared with the background population of the same age; however, the increased risk in women was 1.8-fold. Given that the population aging has taken place in many parts of the world, it is expected that the burden and impact of osteoporosis is likely to increase in the future."

Có thể đọc lại lần nữa để tìm xem 5 yếu tố trên đã ổn chưa. Chẳng hạn như chữ "For instance" có lẽ thừa, và nên bỏ. Thậm chí những chữ "a large scale study in the United States found that" cũng không cần thiết. Hay như câu "Given that the population aging has taken place in many parts of the world" có thể viết lại cho gọn hơn như "Because the population aging has taken place worldwide" (gọn hơn, vì bỏ được 6 chữ "in many parts of the world"). Câu "the burden and impact of osteoporosis is" sai văn phạm. OK, vậy đoạn văn bây giờ là:

"Osteoporosis is increasingly becoming an important public health problem. The importance of the disease is characterized by its high prevalence and serious clinical consequences, including mortality. Among Caucasian individuals aged 50 years and older, approximately one third of women and one tenth of men have osteoporosis (X). Emerging evidence suggests that the prevalence of osteoporosis appears to increase with time (X), particularly in Asian populations (X). Moreover, osteoporotic patients are associated with comorbidities such as osteoarthritis, sarcopenia, and diabetes. Patients with osteoporosis have a higher risk of sustaining a fracture. More importantly, osteoporosis is associated with reduced life expectancy (X), and the reduction is more pronounced in men than in women (X). The risk of mortality among men with osteoporosis was increased by 3-fold compared with the background population of the same age; however, the increased risk in women was 1.8-fold (X). Because the population aging has taken place worldwide, it is expected that the burden and impact of osteoporosis are likely to increase in the future."

Nhưng câu cuối có cái tone không mấy đẹp. Có thể viết lại như sau: "Because the population aging has taken place worldwide, it is expected that osteoporisis is likely to impose a greater burden and impact on the society."

Có lẽ đoạn văn như thế là tạm ổn. Cứ để đó, tác giả nên viết tiếp đoạn thứ hai, và cái chu kì "nêm nếm" lại bắt đầu cho đến khi đoạn văn hoàn tất. Sau khi viết xong đoạn văn số 5, cũng cần phải đọc lại toàn bộ phần dẫn nhập để xem các đoạn văn đã ăn khớp với nhau và nói lên một "câu chuyện". (Thật ra, đoạn văn trên vẫn cón 1 chỗ chưa hay, và sai văn phạm 1 chỗ, nhưng tôi để cho các bạn phát hiện).

5. Nguyên tắc IDEA

Đọc đến đây các bạn thấy viết văn đúng như là một cách nấu nồi canh chua. Để nấu nồi canh chua, người thợ nấu dĩ nhiên phải có ý tưởng, chất liệu, kĩ năng, nhưng cũng phải có cái nghệ thuật. Nghệ thuật thử nếm, rất khó cân đo đong đếm, vì nó mang tính chủ quan. Viết văn khoa học cũng vậy, cũng có tính chủ quan (văn là người), nhưng nói chung viết văn đòi hỏi người viết phải:

(a) có ý tưởng (idea), biết mình viết cái gì, đạt mục tiêu gì; 

(b) có sẵn dữ liệu (data), tức là phải đọc các nghiên cứu trước, đọc rất nhiều; 

(c) có kĩ năng tiếng Anh, tức là cách chọn chữ, cấu trúc câu văn; và 

(d) phải có một chút nghệ thuật (art), tức phải tập khiếu thẩm mĩ trong văn chương.

Tôi đặt tên cho nguyên tắc trên là IDEAIdea + Data + English +Art. Trong 4 nguyên tắc trên, tôi nghĩ đọc là quan trọng nhất. Đọc trước hết là để thu thập dữ liệu, nhưng sau đó là học cách người trước mình viết và diễn giải ra sao. Không có gì hiệu quả hơn là học từ thực tế. Có thể nói không ngoa rằng sự nghiệp học tập của một sinh viên hay nghiên cứu sinh là ... đọc. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà ngày xưa người ta gọi đi học đại học là "read" (chẳng hạn như câu "She read biology at the University of Cambridge").

Viết văn là một nghệ thuật, nhưng viết văn khoa học lại là một khoa học. Bởi vậy một học giả lừng danh từng nói rằng viết là suy nghĩ trên trang giấy -- writing is thinking on paper (còn ngày nay thì viết có nghĩa là suy nghĩ trên ... màn hình). Suy nghĩ mù mờ, hời hợt, thì văn cũng như thế; suy nghĩ rõ ràng và logic sẽ phản ảnh qua cấu trúc một bài báo.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc và Lời nguyền thủy điện trên lưu vực sông Mekong


Viet Ecology Foundation, KS Phạm Phan Long, 10-3-2017
Ủy hội sông Mekong có 9 dự án thủy điện của Lào và 2 dự án của Cam Bốt đã được đề nghị xây trên dòng chính. Bốn nước thành viên Thái Lan, Lào, Việt Nam và Cam Bốt đã ký kết Hiệp Định 1995, theo đó các dự án này phải thông qua thủ tục thông báo, tham vấn và thỏa thuận (PNPCA). Diễn đàn khu vực UHSMK vừa họp tại Luang Prabang tháng 2, 2017, thảo luận về dự án Pak Beng, cũng như Xayaburi và Don Sahong nên UHSMK sẽ không có sự đồng thuận và 11 dự án lần lượt sẽ được thực hiện bất chấp thủ tục đã ký kết.
Figure 1 Các dự án thủy điện trên Lancang Mekong (IRN)
Bài tham luận này giải thích tại sao Lào có thể ngang nhiên tiến hành các dự án của họ như vậy. Tài lực và thế lực nào đã chống lưng giúp Lào gạt qua phản đối của Cam Bốt và Việt Nam; bất chấp khuyến cáo của các chuyên gia quốc tế về các tác động nặng nề cho môi sinh và kinh tế mà dân cư cả lưu vực sẽ phải gánh chịu.

1) Nhận định về Diễn đàn khu vực do UHSMK tổ chức về dự án thủy điện Pak Beng tại Luang Prabang ngày 22 tháng 2, 2017.

Diễn đàn này đã cho các quốc gia thành viên cơ hội thảo luận về các quan ngại với dự án Pak Beng theo thủ tục đàm phán PNPCA của Hiệp Định Mekong 1995. Đây là dự án thủy điện thứ ba trên đất Lào trong tổng số 11 dự án đã được đề nghị trong hạ vực Mekong. Đã có nhiều nghiên cứu đánh gía tác động khoa học của thủy điện, từ viện nghiên cứu của Úc, đại học của Hoa Kỳ và Thái Lan và của Đan Mạch, cùng cho rằng thủy điện sẽ có tác động tiêu cực xuyên biên giới nghiêm trọng, nhưng Lào đã không hoãn lại mà dùng các diễn đàn khu vực như một màn kịch tham vấn cho qua để Lào tiến hành thủy điện nhanh chóng hơn.

2) Các tác động tiêu cực đã diễn ra trên hạ du ra sao? Và những nghiên cứu chiến lược đà thẩm định những thiệt hại nghiêm trọng như thế nào?

Trong những năm qua lưu vực Tonle Sap và Đồng bằng sông Cửu Long đã chết vì khát, vì mặn và nông ngư dân ngày càng cơ cực họ vẫn cứ nghèo. Mekong đã mất 50% phù sa vì các đập ở Vân Nam Trung Quốc và theo các đánh giá khoa học, sẽ mất thêm 25% phù sa nữa từ các dự án thủy điện của Lào và Cam Bốt. Trước cái chết dần mòn của vựa lúa và tôm cá VN, Trung Quốc và Thái Lan sẽ được hưởng lợi nhiều nhất, trong khi Lào hưởng ít hơn và nghiễm nhiên thành con nợ dài lâu của Thái Lan và Trung Quốc; vì họ sẽ đầu tư vào đập và bán những thiết bị thủy điện và tổ máy “made in China” để Lào vận hành.

TS Lê Anh Tuấn nhận định: “Cùng với các con đập đang xây dựng, đập Pak Beng sẽ chặt đứt tính liên tục và kết nối của dòng chảy sông Mekong, và đẩy các quốc gia ở hạ nguồn đối mặt với những quan ngại thật sự về nguồn nước, nguồn phù sa, nguồn cá và các nguồn sống của nhiều hệ sinh thái khác. Bên cạnh một loạt công trình thuỷ điện ở phía Vân Nam của Trung Quốc, hoạt động xây đập của Lào sẽ gây bất ổn và hạn chế phát triển – hợp tác cho toàn khu vực Mekong.”

Năm 2010, UHSMK đã có nhận Bản Báo cáo cuối cùng Đánh giá Môi trường Chiến Lược về Thủy Điện Mekong do viện nghiên cứu International Centre for Environmental Management (ICEM) thực hiện với kết luận riêng về kinh tế rằng:

Những tổn thất mà các ngành thủy sản và nông nghiệp phải chịu do ảnh hưởng các đập dòng

chính sẽ tăng lớn hơn các lợi ích thực tế của các ngành này. Thủy sản và nông nghiệp, hai

ngành kinh tế quan trọng nhất trong hạ lưu Sông Mê-kông phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, sẽ chịu thiệt hại 500 triệu USD/năm, bên cạnh các lợi ích từ nghề cá hồ chứa và tưới nước dự kiến đóng góp 30 triệu USD/năm. Một khi, các tác động về kinh tế đến nghề cá ven biển và châu thổ được hiểu cặn kẽ hơn, thì các ước số tổn thất có khả năng tăng đáng kể. Ngay cả khi có các biện pháp giảm thiểu (tác động) đối với các dự án thủy điện trong vùng, các dự án dòng chính hạ lưu Sông Mê-kông vẫn có khả năng làm tăng sự bất bình đẳng (phân phối lợi và thiệt) làm trầm trọng thêm đói nghèo ở các nước hạ lưu Sông Mêkông.

Các nghiên cứu sau đó của đại học Portland University HK (2011) vàMae Fah Luang TL (2015) và viện khoa học Đan Mạch DHI đều bổ túc thêm với kết luận tương tự.

3) Thủ tục PNPCA gồm những bước nào?

NPCA là một thủ tục cam kết quốc tế, các nước thành viên MRC phải tuân thủ cho mọi dự án trên dòng chính và UHSMK có phận sự tổ chức các diễn đàn khu vực duyệt xét các dự án đó. Thủ tục PNPCA bắt đầu từ bước Thông báo trước (Prior Notification), Tham vấn trước (Prior Consultation) và phải đạt Thỏa thuận (Agreement) mới có phép thi hành. PNPCA có ghi rõ nguyên tắc: “Tham vấn trước không phải là quyền phủ quyết sử dụng nước hoặc là quyền đơn phương sử dụng nước của bất kỳ quốc gia ven sông nào mà không xét đến quyền của các quốc gia ven sông khác.”

4) Lào có các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực cho dự án nào không?

Dự án Xayaburi, theo thông tin Lào, họ báo có chi thêm $400 triệu USD làm thang cho di ngư trở về thượng nguồn và làm lộ trình cho phù sa chảy xuống. Cố vấn của Lào sẽ phải làm theo yêu cầu dự án của chủ nhân và biện hộ cho dự án. Họ phải tin tưởng và thiết kế, kỹ thuật và điều hành, cho rằng nước sẽ phải chảy vào lúc họ cho, trầm tích phải chuyển theo nơi họ phân bố, cá phải bơi theo luồng họ chỉ đạo, điện phải tải nơi họ cho đi, và tiền họ chia như bài toán lợi nhuận đã tính. Nhưng chưa có tiền lệ nào cho thấy những biện pháp đó có hiệu quả và không có ai phải chịu trách nhiệm và đền bù thiệt hại nếu thiết kế họ không thành công.

Chưa biết hiệu quả thiết kế dự án, theo ông Phạm Tuấn Phan, Giám đốc Văn phòng Thư ký UBSMK, Lào sẽ dùng Xayburi làm “mẫu mực” thiết kế các dự án kế tiếp Don Sahong và Pak Beng. Quyết tâm làm thủy điện của Lào đã hiện rất rõ với chiến lược thủy điện bất chấp hệ quả ra sao, đặt khu vực dưới sự đe dọa và liều lĩnh của Lào. Họ sẵn sàng thách thức lân bang khi sự đã rồi.

5) Việt Nam đã có hành động gì theo PNPCA can ngăn Lào trong UHSMK?

Trong quá trình tham vấn VN đã chính thức phản đối dự án Xayaburi và Don Sahong của Lào với Ủy Ban Liên Hợp (UBLH MRC Joint Committee) cấp thứ trưởng, khi không có đồng thuận như thế UBLH chuyển lên cho cấp bộ chính phủ Hội đồng (MRC Council) giải quyết và cả hai dự án đã bế tắc ở đó vì không có thỏa thuận. Theo PNPCA Việt Nam có thể dùng ngõ ngọai giao để tìm giải pháp với Lào, nhưng không thấy VN đã có hành động ngoại giao nào cả. Nếu ngọai giao không thành, Hiệp Định 1995 cho Việt Nam quyền khiếu kiện Lào qua tòa án hòa giải quốc tế, nhưng VN vẫn không thấy có hành động pháp lý này. Chính vì sự liệt kháng của VN như thế nên Lào tiếp tục khai thác triệt để cơ hội khi họ thấy còn có thể. Do đó dân VN cần đánh thức chính quyền VN dậy, để nhận trách nhiệm quyết liệt bảo vệ tài nguyên môi sinh và quyền lợi dân tộc.

6) Tại sao lưu vực Mekong lại nỗ lực phát triển thủy điện dù tai hại như thế?

Trước nhất cả là do Việt Nam đã thiếu nỗ lực tranh đấu cho quyền lợi dân tộc, bên cạnh là do Thái Lan dật dây và Trung Quốc tạo điều kiện tài chánh, kỹ thuật và chính trị tách Lào và Cam Bốt cô lập Việt Nam trong khu vực.

TRUNG QUỐC đã mù quáng với thủy điện, họ hủy diệt các kho tàng sinh thái thiên nhiên, đảo lộn nếp sống và kế sinh nhai của chính dân tộc Trung Quốc. Thế mà các quốc gia trong lưu vực Mekong nói chung đã sa vào lời nguyền thủy điện, một kỹ thuật đã lỗi thời trên thế giới lấy làm quy họach chiến lược phát triển năng lượng trên toàn khu vực.

Tâm lý gia Abraham Harold Maslow đã nhận xét dí dỏm: “nếu bạn là cái búa, cái gì nhìn cũng như cái đinh” (if all you have is a hammer, everything looks like a nail). Vì thủy điện là sở trường của Trung Quốc, họ đã lập ra một tập đoàn kỹ nghệ thủy điện đại quy mô với gía rẻ. Để tiếp tục nuôi tập đòan kinh tài này, họ buộc phải tìm thêm thị trường khắp thế giớI để xuất cảng kỹ thuật, thiết bị và đầu tư số thặng dư ngoại hối, gây ảnh hưởng và củng cố vị trí đại cường.

Figure 2 Đập Nộ Trác Độ Lancạng Vân Nam (IRN)

Kết luận:

Chính phủ Việt Nam hãy lắng nghe ThS Nguyễn Hữu Thiện nhận địnhsau đây và tranh đấu yêu cầu Lào ngưng tất cả dự án thủy điện tới khi nghiên cứu Council Study hòan tất và tuân thủ PNPCA đi đến đồng thuận.

1- Việc thiếu phù sa sẽ gây sạt lở nghiêm trọng bờ sông, bờ biển ĐBSCL, việc này sẽ không có biện pháp nào để thích ứng.

2- Việc thiếu phù sa ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp, ngay từ bây giờ Việt Nam cần ý thức rằng nguồn phù sa trong tương lai sẽ rất hạn chế và phân bón sẽ không thể thay thế phù sa.

Để duy trì an ninh lương thực trong nước về lâu dài, cần phải giảm canh tác lúa ba vụ một năm như hiện nay vì canh tác lúa ba vụ để xuất khẩu đã và đang làm cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất do phù sa bồi đắp trước đây.

3- Về nguồn nước, trong các năm bình thường, các đập này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lượng nước và thời gian nước về ĐBSCL, nhưng trong những năm đặc biệt khô hạn thì các đập này sẽ làm tình hình tồi tệ thêm rất nhiều vì các đập có tổng thời gian lưu nước hơn một tháng.

Lào chỉ tôn trọng Viêt Nam khi biết Việt Nam quyết tâm bảo vệ Đồng bằng sông Cửu Long và sẵn sàng mang Lào ra trước tòa hòa giải quốc tế.

Appendix 1. List of existing and proposed Lower Mekong hydropower projects

M/T * Location Capacity (MW) Project Developer Status**

  1. Pak Beng M Lao PDR 885 Hong Kong MoU/FS
  2. Luang Prabang M Lao PDR 1,410 Vietnam MoU/FS
  3. Xayaburi M Lao PDR 1,285 Thailand Under construction
  4. Pak Lay M Lao PDR 1,320 China MoU/FS
  5. Sanakham M Lao PDR 660 Hong Kong MoU/FS
  6. Pak Chom M Lao PDR 1,080 Thailand ?
  7. Ban Khoum M Lao PDR 1,870 Thailand MoU/FS
  8. Lat Sua M Lao PDR 650 Thailand MoU/FS
  9. Don Sahong M Lao PDR 240 Malaysia Preliminary work?
  10. Stung Treng M Cambodia 980 MoU/FS
  11. Sambor M Cambodia 2,600 MoU

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đại biểu Quốc Hội ‘cáo quan, về quê’ bất thường


VOA, Khánh An, 10-3-2017 - Lý do “gia đình” mà ông Nguyễn Văn Cảnh nêu ra trong đơn xin thôi việc cũng có vẻ không thuyết phục đối với công chúng. Một số tin đồn đoán nói thực chất ông Cảnh bị kỷ luật.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh – 
Ảnh chụp từ màn hình báo Tuổi Trẻ Online.
Một đại biểu Quốc hội (QH) chuyên trách của Việt Nam vừa bất ngờ xin “cáo quan, về quê” vào giữa nhiệm kỳ. Đây là một sự kiện được cho là rất bất thường trong lịch sử Quốc hội Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Cảnh, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa 14 vừa xin thôi việc với lý do “gia đình làm kinh doanh, bố mẹ đã già yếu nên muốn nghỉ chuyên trách, có thời gian lo việc gia đình”, VnExpress dẫn lời Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết hôm 10/3.

Ông Nguyễn Văn Cảnh sinh năm 1977, quê Phù Cát, Bình Định. Ông Cảnh có bằng thạc sĩ kinh tế, được bầu vào Quốc hội từ khóa 13 và tiếp tục trúng cử khóa 14.

Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, một chuyên gia về chính sách công thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, cho biết thêm về ông Nguyễn Văn Cảnh:

“Đại biểu Quốc hội này là một trong những gương mặt trẻ của Quốc hội. Thế nhưng ông này có một cái đặc biệt là ông ấy không phải là Đảng viên. Thứ hai nữa là ông ấy lại là chủ một doanh nghiệp tư nhân. Thế nên việc ông ấy được tiếp tục bầu vào khóa 14 (đương nhiệm) cũng là một cái có vẻ như là đương nhiên, bởi vì có trong diện được gọi là tương đối đổi mới so với Quốc hội truyền thống của Việt Nam”.

Chiều 10/3, Quốc hội Việt Nam ban hành nghị quyết phê chuẩn đơn xin thôi việc của Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh.

Sự kiện một đại biểu Quốc hội chuyên trách xin thôi việc giữa nhiệm kỳ được cho là chưa từng xảy ra trong lịch sử Quốc hội Việt Nam. Theo TS. Thọ: “Quốc hội Việt Nam chưa có những trường hợp như thế này. Hoặc nếu có thì là do những lý do rất hy hữu, thí dụ như bị chết hoặc bị gì đấy. Còn rõ ràng với đại biểu Quốc hội này thì không có một lý do cụ thể”.

Lương tương đương thứ trưởng

Không như những đại biểu Quốc hội khác, đại biểu “chuyên trách” trong Quốc hội có một chế độ đãi ngộ khá đặc biệt, với việc nhận phụ cấp 1,25. TS. Phạm Quý Thọ giải thích thêm: “Với vai trò chuyên trách Ủy ban Khoa học kỹ thuật, ông ấy có lương rất cao, thậm chí tương đương với một thứ trưởng. Thứ hai nữa là ông ấy có chế độ xe đưa, xe đón, thậm chí có những tiêu chuẩn khác khi ông ấy làm trong Quốc hội”.

Báo chí cho hay sau khi trúng cử vào đại biểu Quốc hội, ông Cảnh có một quá trình thăng tiến rất nhanh. Theo báo Tuổi Trẻ, ông Cảnh được kết nạp vào Đảng năm 2012, làm chuyên viên rồi lãnh đạo Văn phòng Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định trước khi được phê chuẩn làm Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Trong một diễn tiến có liên quan, các bài báo viết về việc ông Nguyễn Văn Cảnh xin thôi việc tại Quốc hội đã được đồng loạt đổi tựa đề vào cuối ngày 10/3, thay cụm từ “cáo quan, về quê” thành “được cho thôi nhiệm vụ”.

Bị kỷ luật?

Lý do “gia đình” mà ông Nguyễn Văn Cảnh nêu ra trong đơn xin thôi việc cũng có vẻ không thuyết phục đối với công chúng. Một số tin đồn đoán nói thực chất ông Cảnh bị kỷ luật.

TS. Phạm Quý Thọ cũng nêu lên một sự kiện xảy ra gần đây với ủy ban mà ông Nguyễn Văn Cảnh phụ trách: “Vừa rồi cũng có một thông tin là sau khi thủ tướng nhắc sự chậm trễ của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành các văn bản quy phạm như các thông tư, hướng dẫn… rất chậm. Khi thủ tướng nhắc nhở như thế thì ủy ban này báo cáo rằng vừa rồi đã khắc phục được những vấn đề đấy. Không biết là nó có liên quan không, nhưng một bên là lập pháp, một bên là hành pháp nên nó cũng có thể có những mối liên hệ nhất định”.

Khi được nhóm phóng viên báo Tuổi Trẻ liên lạc để hỏi lý do xin về quê, đặc biệt là về tin đồn bị kỷ luật, ông Nguyễn Văn Cảnh trả lời: “Mọi chuyện cứ hỏi lãnh đạo Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, còn tôi khi tiếp xúc cử tri nếu được cử tri yêu cầu, tôi có trách nhiệm trả lời”.

Xung đột lợi ích

Theo TS. Thọ, ngay cả lý do xin thôi việc của ông Cảnh cũng là một điểm rất đáng lưu ý và cân nhắc về “xung đột lợt ích” khi bầu chọn đại biểu Quốc hội cho các nhiệm kỳ sắp tới.

Ông nói: “Xung đột lợi ích là không tránh khỏi khi nền kinh tế chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Cái này cần phải được cân nhắc là khi các đại biểu vào thì có xung đột lợi ích không, thí dụ như lợi ích vùng miền, lợi ích về phân phối tài sản… Đó là những lợi ích mà người ta thấy rõ nhất. Còn các lợi ích chính trị thì chắc chắn người ta cân nhất rất là kỹ. Trong thể chế này, người ta đã lường trước, phần lớn là xét đến vấn đề chính trị. Nhưng các lợi ích khác cũng cần phải được tính đến”.

Trong Quốc hội Việt Nam, tỷ lệ người ngoài Đảng được trúng cử làm đại biểu Quốc hội từ trước tới nay rất thấp. Thậm chí theo TS. Thọ, trước khi diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14, đã có những vòng sơ loại rất “khắt khe” để xem “ai vào, ai không”. Có khá nhiều người ngoài Đảng đã tự ra ứng cử làm đại biểu QH, nhưng hầu hết đều bị loại ngay từ vòng hiệp thương.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

VTV3 và tệ nạn văn hoá dân tộc


FB Bạch Hoàn, 10-3-2017 Là người làm văn hoá, liệu có lúc nào anh Lại Văn Sâm nghĩ rằng, mình đang tiếp tay cho thứ văn hoá tầm thường kệch cỡm, thậm chí có thể làm ngu dân hay không? Hay VTV3 bất chấp hết chỉ vì để kiếm tiền mà đầu độc cả một thế hệ trẻ?

“Nếu thấy chúng tôi diễn hài nhảm, hãy tắt tivi”. 
Khi tôi viết về thái độ coi thường khán giả truyền hình, thậm chí là thách thức kênh truyền hình, trong đó có VTV3 – Kênh Văn hoá, Thể thao, Giải trí và Thông tin Kinh tế của Đài truyền hình quốc gia Việt Nam, điều tôi muốn nói không phải là cá nhân Trấn Thành. Tôi nhìn thấy đây là một phần của bức tranh vô cùng nhá nhem về thực trạng nghệ thuật nước nhà, về thái độ của những người tự cho mình là nghệ sĩ của công chúng và trách nhiệm của đài truyền hình.

Tôi không đồng quan điểm với cách mà VTV3 đã làm trong thời gian qua. Ở đó đang sản xuất quá nhiều game show gây cười nhạt nhẽo, những chương trình truyền hình lăng xê những cá nhân chân dài não ngắn, tài năng quá thiếu mà chiêu trò lại quá thừa. Họ được VTV3 dựng lên thành những giám khảo, những người trở thành huấn luyện viên, trở thành thầy cô để đào tạo một lớp nghệ sĩ mới.

VTV3 là kênh tạo nguồn thu lớn cho VTV. Tôi không biết có phải vì áp lực kiếm tiền bằng mọi giá hay không mà VTV3 – với những chương trình đang gây cười kệch cỡm, vô bổ, thông điệp lố lăng làm lệch lạc giới trẻ, ru ngủ đám đông… lại được dung dưỡng, phát triển.

Những chương trình gây cười của Trấn Thành là một điển hình cho thứ mà VTV3 gọi là văn hoá giải trí. Loại chọc lét để người khác cười với một phong cách lấc cấc như Trấn Thành là một điển hình cho thứ mà VTV3 đang nhào nặn ra, rồi được gắn cho những mĩ từ là danh hài, là nghệ sĩ.

Những kiểu gây cười trong các chương trình giải trí trên truyền hình hiện nay đang làm tầm thường hoá giá trị nghệ thuật, đang phá huỷ các giá trị văn hoá thực sự. Nó ru ngủ đám đông trong những tiếng cười hềnh hệch vô bổ để quên đi thực tại xã hội. Nó khiến người ta không thấy quanh mình còn quá nhiều thứ khác thiết thực hơn, cấp bách hơn cần dành sự quan tâm, cần lên tiếng bảo vệ.

Nó làm cho giới trẻ sống ích kỉ, không quan tâm đến giá trị cộng đồng. Nó khiến giới trẻ đề cao hình thức, chạy theo vật chất, rẻ rúng tâm hồn. Biến giới trẻ thành những người sống không có lý tưởng. Lý tưởng ở đây không chỉ là yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, mà còn là trách nhiệm với cuộc sống quanh mình. Lý tưởng ở đây không phải là lý tưởng chính trị, mà là lý tưởng sống như một con người có ích cho xã hội, lý tưởng sống một cuộc đời có ý nghĩa. Nghệ thuật mà như vậy, kênh thông tin văn hoá mà như vậy thì có nên tồn tại hay không?. Bởi đơn giản, thứ văn hoá ấy, thứ nghệ sĩ coi thường công chúng ấy, thực ra là tệ nạn của văn hoá dân tộc.

Là người làm văn hoá, liệu có lúc nào anh Lại Văn Sâm nghĩ rằng, mình đang tiếp tay cho thứ văn hoá tầm thường kệch cỡm, thậm chí có thể làm ngu dân hay không? Hay VTV3 bất chấp hết chỉ vì để kiếm tiền mà đầu độc cả một thế hệ trẻ?

—-
P/s: Kỳ sau tôi sẽ nói đến trách nhiệm của Bộ VH-TT-DL và các cơ quan báo chí truyền thông.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phát hiện khu xây dựng không phép trông giống “phố Trung Quốc” giữa Đà Nẵng

LỘ TẨY MỘT KHU PHỐ TRUNG QUỐC GIỮA LÒNG ĐÀ NẴNG


 
Tấn Tài
 
(GDVN) - Được ngụy trang bên ngoài bằng bức tường rào bê-tông kiên cố, phía bên trong là hệ thống những ngôi nhà cổ kiểu dáng của người Hoa được xây dựng liền kề nhau.

Vào thời điểm kiểm tra hiện trường hôm 9/3, lực lượng chức năng đã phát hiện có năm người mang quốc tịch Trung Quốc đang đứng chỉ đạo công trình. Một trong số này có mang hộ chiếu hình lưỡi bò của Trung Quốc.

Choáng ngợp trước khu phố giống phố Tàu trong hầm bê-tông

Từ những thông tin ban đầu, chúng tôi tìm đến công trường xây dựng tại khu vực giao nhau giữa đường Phạm Hùng – Hoàng Đạo Thành (Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ, Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng).

Những ngôi nhà cổ kiểu giống như nhà của người Hoa được xây dựng lén lút sau bức tường bê-tông che chắn kín đáo. Ảnh: TT.

Dọc theo phía đầu đường Hoàng Đạo Thành là một dãy tường bê-tông kiên cố, cao hơn chục mét, kéo dài 500-600 mét, thuộc phần đất của Công ty VietMay Home Tổng kho miền Trung (thuộc tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai). 


Đây là hành động láu cá. Trung Quốc muốn gián tiếp buộc các quốc gia đang có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông phải công nhận ‘đường lưỡi bò’ của họ bằng cách đóng dấu vào quyển hộ chiếu đó.
Nhìn bề ngoài thì không ai nghĩ phía sau đó lại có một công trường đang thi công, xây dựng khá  rầm rộ. 

Tất cả những kiến trúc bên trong đều bị bức tường này che chắn, chỉ có hai cửa vào khá hẹp nằm ở hai đầu.

Ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư phường Hòa Xuân xác nhận, đây là công trình xây dựng chưa được cấp phép, vừa bị lực lượng chức năng phát hiện gần đây.

Dẫn chúng tôi thâm nhập vào trong, có hơn chục ngôi nhà được xây dựng kín đáo, gần hoàn thiện. 

Những ngôi nhà xây theo kiểu cổ của người Hoa, quây tròn với nhau thành hình chữ nhật trong một khuôn viên rộng. 

Phía trước có sân nhỏ, được thiết kế ghế ngồi, “phố đi bộ”, đèn đường chiếu sáng. Nhà cổ được lợp ngói, có cả ban công, sân thượng phía trên. Một điểm khác thường là tất cả đều được bịt kín xung quanh bởi bức tường bê – tông dày, kiên cố.
 
“Thông tin về công trình xây dựng không phép thì phường đã nắm lâu rồi nhưng không biết rõ nó xây dựng ở vị trí nào.

Sau khi họ đập bức tường bao bọc bên ngoài (ở số 3 đường Phạm Hùng – Hoàng Đạo Thành) thì mới lộ ra” ông Quyết nói.

Phát hiện năm người Trung Quốc ở công trình không phép

Theo tìm hiểu, phần diện tích xây dựng không phép này nằm trong phần đất của nhà kho công ty VietMay Home.

Các kiến trúc bên trong đã được xây dựng gần như hoàn thiện. Ảnh: TT

Đây là dự án có tên: “Trung tâm giới thiệu trà và đặc sản Việt Nam”do Công ty TNHH Liên Hợp Thế Duy (trụ sở tại số 67 Ngô Thì Nhậm, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) làm chủ đầu tư xây dựng công trình.

Tuy nhiên, vào ngày 9/3, khi lực lượng chức năng của phường Hòa Xuân phát hiện ra việc xây dựng sai quy định nên xuống kiểm tra thì phía Công ty chỉ trình ra được bản vẽ thiết kế, còn không xuất trình được các giấy tờ hợp lệ khác.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường Hòa Xuân, ông Võ Linh Thể đã ra quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị.

Lý do là đã có hành vi vi phạm: xây dựng công trình không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp. 

Quyết định cũng nêu rõ, Trưởng Công an phường Hòa Xuân chịu trách nhiệm tổ chức lực lượng cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu và người lao động vào thi công xây dựng công trình vi phạm. 

Phối hợp với chính quyền địa phương đôn đốc các cơ quan liên quan đảm bảo hiệu thực thi hành của quyết định này.

Kể từ ngày ban hành quyết định này (ngày 9/3), chủ đầu tư phải liên hệ cơ quan có thẩm quyền để được cấp phép xây dựng theo đúng quy định.

Trong thời hạn 60 ngày, chủ đầu tư phải xuất trình giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền mới được tiếp tục thi công. 

Nếu chủ đầu tư không chấp hành hoặc cố tình vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Ông Quyết cho biết thêm, vào thời điểm cơ quan chức năng xuống kiểm tra hiện trường thì phát hiện có 5 người mang quốc tịch Trung Quốc đang đứng chỉ đạo, xem xét việc xây dựng.

Ngoài ra, còn có một hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt đi cùng với nhóm này. 

“Theo quy định thì đây không phải là khu vực du lịch nên cơ quan công an đã tiến hành kiểm tra hoạt động của những người này” ông Quyết nói. 

Trong số 5 tấm hộ chiếu Trung Quốc thì phát hiện một tấm hộ chiếu có in hình đường chín đoạn (hay còn gọi là đường lưỡi bò).

Bức tường rào bên ngoài đã che chắn kín đáo các vật mẫu kiến trúc bên trong. Ảnh: TT 

Địa phương cũng đặt nghi vấn, nhóm người Trung Quốc này mới là chủ đầu tư thực sự. Họ đang mượn danh nghĩa công ty Việt Nam để đầu tư, xây dựng khu vực này.

Trong quá trình tìm hiểu, quay phim về “khu phố Tàu” không phép này, chúng tôi gặp một người tự nhận là của Công ty VietMay Home. 

Người này cho rằng, đây là phần đất của Công ty đã được thành phố Đà Nẵng giao. Sau đó, VietMay cho thuê lại phần nhà kho này để kinh doanh. 

Khi cho thuê thì ký kết với chủ là người Việt Nam. Họ nói sẽ cải tạo một xíu thôi - người này cho biết. 

Tuy nhiên, trả lời câu hỏi vì sao họ lại xây dựng cả một công trình đồ sộ lớn như vậy mà chủ đất không biết thì ông này cho rằng đó là việc của họ (Công ty Liên Hợp Thế Duy) phải xin phép chính quyền, còn VietMay chỉ cho thuê đất.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhập thông tin về sự việc này.
Tấn Tài

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nơi nào có “lãnh tụ vĩ đại”, nơi đó nhân dân khổ nạn trùng trùng!



>> Vì sao Liên Xô lại sụp đổ?
>> Đã tranh, cướp thì… khó đẹp!
>> Mặt nhìn mặt còn ngờ trong giấc mộng?


Theo Facebook Đường Hải (Nguyễn Đoàn dịch)
Cái gọi là “lãnh tụ vĩ đại” chính là một loại uy quyền tuyệt đối trong cộng đồng nhằm kiểm soát toàn bộ đời sống xã hội: từ văn hóa, kinh tế, quân sự, chính trị đến đời sống dân sinh và tư duy của cá nhân đều bị kiểm soát chặt chẽ, mọi người chỉ có cách duy nhất là phục tùng tuyệt đối, trung thành tuyệt đối người lãnh đạo.

Bốn quyền tự do nền tảng theo Roosevelt 

Ông Mao Trạch Đông, cựu lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từng hứa thực hiện 4 quyền tự do nền tảng theo quan điểm cố Tổng thống Mỹ Roosevelt:

1. Tự do tôn giáo tín ngưỡng (Freedom of religious belief)

Một người có thể lựa chọn theo một tôn giáo tín ngưỡng nào hoặc không theo tôn giáo tín ngưỡng. Bất cứ tôn giáo tín ngưỡng nào cũng không thể vì niềm tin của mình mà cấm cản quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của người khác.

2. Tự do biểu đạt (Freedom of expression)

Tín ngưỡng phải nhờ biểu đạt để thực hiện. Tự do biểu đạt bao gồm các quyền tự do: ngôn luận, xuất bản, lập hội, lập đảng, biểu tình thị uy, bãi công, sáng tạo, thảo luận.

3. Tự do khỏi nỗi khiếp sợ (Freedom From Fear)

Tương tự như quyền sống, quốc gia không được để cuộc sống của công dân chìm trong nỗi khiếp sợ. Ở đây hàm nghĩa không được phép xâm phạm bất hợp pháp thân thể và tài sản người khác, không được khám xét vô bằng cớ, không được phỉ báng làm nhục người khác.

4. Tự do khỏi đói nghèo (Freedom from Want)

Tương tự như quyền phát triển đời sống, quyền tự do này liên quan đến các phương diện lao động, đi lại, giáo dục, thương mại, văn hóa, nghỉ ngơi.

“Lãnh tụ vĩ đại” tước đoạt 4 quyền tự do nền tảng

Như vậy, “lãnh tụ vĩ đại” có bảo đảm cho nhân dân được hưởng 4 quyền tự do cơ bản này không?

Dĩ nhiên là không, hơn nữa còn ngược lại, “lãnh tụ vĩ đại” và “4 quyền tự do nền tảng” trái ngược như nước với lửa, không đội trời chung, muốn luyện thành “lãnh tụ vĩ đại” thì phải không từ thủ đoạn, phải tước đoạt hết 4 quyền tự do nền tảng này của nhân dân.

Không thể cho phép tự do tín ngưỡng, vì nếu cho phép tự do tín ngưỡng thì liệu có còn “lãnh tụ vĩ đại” không? Muốn có “lãnh tụ vĩ đại” phải xây dựng lý luận tin vào “lãnh tụ vĩ đại”, tin vào trí tuệ siêu phàm của “lãnh tụ vĩ đại”, mỗi câu nói của “lãnh tụ vĩ đại” đều là chân lý. “Lãnh tụ vĩ đại” không chỉ là vua mà còn vượt xa vua, vua không cần thiết mọi người phải ngưỡng mộ, vua trị nước cần nương nhờ vào đạo trời, vua phong kiến (Trung Quốc và những nước ảnh hưởng) nhờ vào lý luận của Nho giáo, vì thế ngay cả Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông cũng không trị quốc bằng tư tưởng/lý luận/chủ nghĩa của mình, họ chỉ cần phục tùng theo chứ không cần ngưỡng mộ, vì bách tính tin theo Phật, tin theo Đạo. Còn “lãnh tụ vĩ đại” muốn nhân nhân ngưỡng mộ mình vô hạn độ. Tín ngưỡng ở đây chính là bản thân “lãnh tụ vĩ đại”, là ngưỡng mộ “lãnh tụ vĩ đại”, vì thế không được tin theo Thần, Tiên, Đạo.

Theo tín ngưỡng Thiên Chúa và Cơ Đốc giáo, trước Thượng đế mọi người đều là tội nhân, mọi người bình đẳng, “lãnh tụ vĩ đại” cũng là người, cũng là tội nhân, dựa vào đâu mà ông ta được phép sở hữu quyền lực tuyệt đối?

Tín ngưỡng Phật giáo cũng xem “lãnh tụ vĩ đại” là người, là một thể xác người ra đời theo nhân duyên, có gì đáng ngưỡng mộ?

Vì thế nếu cho phép những tín ngưỡng này tồn tại thì không còn chỗ đứng cho “lãnh tụ vĩ đại”. Vì mọi người chỉ được ngưỡng mộ, quỳ lễ và ca ngợi “lãnh tụ vĩ đại” nên tự do tín ngưỡng chỉ còn giảm trừ thành tự do ngưỡng mộ “lãnh tụ vĩ đại”.

Nhưng “lãnh tụ vĩ đại” lại không phải thần thánh, quyền lực của ông ta không có tính chính danh do trời đất ban cho, vì thế “lãnh tụ vĩ đại” phải dựa vào vũ lực để duy trì quyền lực mãi mãi. Nhưng ông ta chỉ là một thân xác phàm do cha mẹ sinh ra, thứ ông ta ăn là ngũ cốc lương thực các loại, răng ông ta cũng đen, hơi thở cũng hôi thối, cũng hay bị ợ nấc, cũng bị cảm nhiễm vì vi trùng, cũng chảy nước miếng, buổi tối cũng phải đi ngủ, cũng thất tình lục dục, cũng khó qua ải mỹ nhân… làm sao ông ta có thể đảm bảo luôn công chính được? Ông ta phải dùng cỗ máy quốc gia tuyên truyền ca ngợi ông ta vĩ đại, quang vinh, công chính, không cho phép ai nghi ngờ địa vị tuyệt đối của ông ta, nếu ông ta tuổi thọ vô biên thì sẽ mãi mãi không bao giờ buông bỏ quyền lực. Vì thế, không bao giờ ông ta cho phép cái gọi là phê bình, giám sát, bầu cử, thị uy, bãi công tồn tại trong từ điển của dân chúng. Quyền tự do lên tiếng chỉ còn lại là tự do ca ngợi “lãnh tụ vĩ đại”.

Nhưng trong nhân dân luôn có những người thông sáng và dũng cảm, dám chất vấn “lãnh tụ vĩ đại”. Với những ai nghi ngờ và phê bình, “lãnh tụ vĩ đại” xem là “ngông cuồng phản động”, là “suy thoái biến chất”, vì thế phải diệt trừ hậu họa, phải làm cho cuộc sống của phần tử này chìm trong khủng bố, hoảng sợ. Những ai không tuân phục có thể bị liên lụy đến người nhà, bạn thân, làm cho đa số mọi người phải sợ hãi, nhiều người đành phải im lặng giữ mình. Như thế, quyền bảo đảm an toàn tài sản và thân thể không được pháp luật bảo vệ, chỉ cần bị quy chụp là kẻ thù giai cấp là trở thành tội nhân. “Lãnh tụ vĩ đại” dùng khủng bố vũ lực để thống trị, quyền tự do khỏi nỗi khiếp sợ chỉ thuộc về bản thân “lãnh tụ vĩ đại”.

Sự thống trị của “lãnh tụ vĩ đại” dĩ nhiên phải chuyên chế, cuộc sống xã hội theo đó bị khống chế toàn diện. Ông ta dùng danh nghĩa “quốc gia” tịch thu toàn bộ đất đai, nhà cửa, gia sản của nhân dân, xây dựng nên chế độ thứ bậc tôn ti chặt chẽ và chế độ hộ khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhu cầu đi lại của mọi người, từng chén cơm của mọi người đều nằm trong kiểm soát của quốc gia, biến chân lý “người không làm không có ăn” thành “người không phục tùng không có ăn”, những ai dám chống đối bị liệt vào “phần tử bất hảo”, không thể tìm được nơi ăn chốn ở, chỉ còn cách nằm chờ chết ngoài đầu đường xó chợ. Để làm nổi bật ân đức của “lãnh tụ vĩ đại” cần làm cho muôn dân luôn sống trong đói nghèo cùng cực, có chén cơm là nhờ công ơn của “lãnh tụ vĩ đại”, tương tự như Bắc Triều Tiên ngày nay. Nếu có “tự do thoát khỏi đói nghèo”, quốc dân có đất đai, nhà cửa, tài sản mà “thần thánh không được xâm phạm”, vậy thì “lãnh tụ vĩ đại” làm sao có thể tùy tiện sai khiến, tùy tiện nô dịch nhân dân? “Tự do thoát khỏi đói nghèo” đã bị “lãnh tụ vĩ đại” và giai cấp đặc quyền đặc lợi độc chiếm, đa số nhân dân theo đó bị bần cùng hóa.

Như vậy, “lãnh tụ vĩ đại” đã độc chiếm toàn bộ 4 quyền tự do cơ bản của nhân dân, mọi người bị lùa vào trong cái lồng nô lệ, đây là căn nguyên của khổ nạn.

Tiêu chí quan trọng hàng đầu của lý thuyết chính trị hiện đại chính là hạn chế quyền lực chính phủ, bảo vệ quyền lợi của công dân. Mấu chốt hạn chế quyền lực Chính phủ chính là hạn chế quyền lực của lãnh đạo cao nhất, không cho phép “lãnh tụ vĩ đại” được xuất hiện. Nhưng “lãnh tụ vĩ đại” thì muốn đi ngược trào lưu thế giới, muốn sở hữu quyền lực vô hạn, thu nhỏ tối đa quyền lợi của nhân dân.

Có thể nói, lãnh tụ càng vĩ đại thì nhân dân càng nhỏ bé, lãnh tụ càng vĩ đại thì khổ nạn của nhân dân càng thê thảm.

“Lãnh tụ vĩ đại” đi ngược lại trào lưu tiến bộ của thời đại, vì thế chính ông ta mới thích đáng gọi là phản động!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Anh em nhà ông NGuyễn Lân.. vừa khéo vừa khôn!


Có một số lời khuyên mình không tán thành. Ví dụ "đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể làm thay đổi, vì chẳng có ích gì, mà lại còn tổn hại cho sức khỏe bạn…". Nói như thế tức là không nên lo nghĩ về đất nước và xã hội đang ngày càng tồi tệ, mặc kệ cho nó chết, mặc kệ cho các thế hệ con cháu sau này phải gánh chịu.
VÀI LỜI KHUYÊN NẾU BẠN ĐÃ 60

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng 

Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến 100 tuổi không nhiều. Số người sống đến 100 tuổi chỉ chiếm tỉ lệ là 1 trên 100.000 người. Nếu bạn sống đến 70 tuổi, bạn sẽ còn 30 năm. Nếu bạn thọ 80 tuổi, bạn chỉ còn 20 năm. Vì lẽ bạn không còn bao nhiêu năm để sống và bạn không thể mang theo các đồ vật bạn có, bạn đừng có tiết kiệm quá mức.
Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho, nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám.

Đừng lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau khi bạn ra đi, vì khi bạn đã trở về với cát bụi, bạn sẽ chẳng bị ảnh hưởng bởi lời khen hay tiếng chê bai gì nữa đâu.

Đừng lo lắng nhiều qúa về con cái vì con cái có số phận của chúng và chúng sẽ tự tìm cách sống . Đừng trở thành kẻ nô lệ của chúng.

Đừng mong chờ nhiều ở con cái. Chúng tất nhiên biết lo cho cha mẹ, dù có lòng nhưng vẫn quá bận rộn vì công ăn việc làm ăn và nhiều ràng buộc khác nên không thể giúp bạn được đầy đủ.

Với những người thuộc lứa tuổi 60 như bạn, đừng đánh đổi sức khoẻ với tiền tài .


Bởi vì tiền bạc có thể không mua được sức khoẻ. Khi nào thì bạn thôi kiếm tiền? Và có bao nhiêu tiền là đủ ?

Dù bạn có cả ngàn mẫu đất, bạn cũng chỉ ăn khoảng vài bát cơm mỗi ngày; dù bạn có cả chục biệt thự, bạn cũng chỉ cần một chỗ rộng vài mét vuông để ngủ vào ban đêm.

Vậy chừng nào bạn có đủ thức ăn và có đủ tiền tiêu là tốt rồi.


Nên bạn hãy sống cho vui vẻ. Mỗi gia đình đều có thể có những chuyện buồn phiền riêng.


Đừng so sánh với người khác về danh vọng và địa vị trong xã hội và con ai thành đạt hơn con mình. Nhưng bạn có thể so sánh về hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ… Đừng lo nghĩ về những chuyện mà bạn không thể làm thay đổi, vì chẳng có ích gì, mà lại còn tổn hại cho sức khỏe bạn…

Bạn phải tạo ra sự an lạc và tìm được niềm hạnh phúc cho chính mình. Miễn là bạn phấn chấn, nghĩ toàn chuyện vui và làm những việc bạn muốn mỗi ngày một cách thích thú thì bạn đúng là đã sống hạnh phúc từng ngày.

Một ngày qua là một ngày bạn mất đi, nhưng một ngày trôi qua trong hạnh phúc là một ngày bạn ” có được”.

Khi bạn vui thì bệnh tật sẽ lành; khi bạn hạnh phúc thì bệnh sẽ chóng hết. Khi bạn vui và hạnh phúc thì bệnh sẽ ít đến .

Với tính khí vui vẻ, với thể thao thể dục thích đáng, thừơng xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, thay đổi thực phẩm đa dạng, uống một vài thứ thuốc bổ vừa phải, hy vọng rằng bạn sẽ sống thêm 20 hay 30 năm với tràn trề sức khỏe.


Và nhất là cần biết trân qúy những điều tốt đẹp quanh mình và còn bạn bè nữa.. Họ đều làm cho bạn cảm thấy trẻ trung và thấy còn có nhiều người cần đến mình… Không có họ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lạc lõng, buồn tẻ.

Xin chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất.

( Xin chia sẻ những điều này với tất cả những người quen của bạn đã trên 60 tuổi, hay những người không bao lâu nữa cũng sẽ đến tuổi 60)…

Phần nhận xét hiển thị trên trang