Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

CẢNH GIÁC TRƯỚC TỘI ÁC MƯỢN BÀN TAY PHỤ NỮ VÀ NGƯỜI ĐÀN BÀ CỦA “ĐÊM LIÊU TRAI”



Sáng nay, 1/3/2017, phóng viên báo Tuổi trẻ đưa tin trực tiếp từ Malaysia, cho biết phiên tòa công bố cáo trạng đối với Đoàn Thị Hương (công dân Việt Nam) và Siti Aisyah (công dân Indonesia) liên quan đến cái chết của ông Kim Chol (người nghi là Kim Jong Nam) vừa kết thúc chỉ sau 15 phút. Theo cáo trạng, cả hai bị cáo bị buộc tội có thể đối mặt với án tử hình nếu bị Tòa án cáo buộc phạm tội sát hại ông Kim Chol. Báo Vnexpress cho biết: Nghi phạm Đoàn Thị Hương tuyên bố mình vô tội, luật sư S. Selvam Shanmugam, đại diện cho nghi phạm Việt Nam Đoàn Thị Hương, nói với các phóng viên rằng "Tôi tin cô ấy vô tội". Trong lời khai với cảnh sát, Hương cũng cho rằng cô vô tội vì bị lừa tham gia một trò chơi khăm trên truyền hình. Còn. nghi phạm Indonesia Siti Aisyah trông có vẻ sợ hãi, cô này cũng khai nhận bị lừa tham gia một trò chơi khăm trên truyền hình. Siti Aisyah nói rằng cô vô tội, theo luật sư đại diện của cô. Phiên tòa tiếp theo dự kiến diễn ra ngày 13/4 vì các công tố viên cho hay họ cần thêm thời gian để thu thập các tài liệu cần thiết.
Điều tôi cảm nhận được qua vụ án này, hai nghi phạm phụ nữ nói trên có thể đã bị lừa và vô tội khi họ là những phụ nữ nhẹ dạ, cả tin trong một âm mưu hiểm độc khi “Tội ác mượn bàn tay phụ nữ”. Nhưng phải chăng tất cả đã quá muộn…và không hiểu vì sao tôi chợt nghĩ họ là những người đàn bà của một “Đêm Liêu Trai” nào đó trên thế gian này.
Nguyễn Việt Chiến
ĐÊM LIÊU TRAI
Nửa đêm. Mộng mị chập chờn
Người đẹp. Trong mộng. Có buồn hơn ta
Sống. Không được gặp nhau. Mà
Mộng đêm. Ai biết. Ai. Là tình nhân
Gió. Trăng. Trước lạ. Sau thân
Ngực. Hau háu trắng. Môi. Dầm dập sương
Sống. Không thoả mộng. Yêu thương
Tình. Ngây ngất đói. Chết. Buồn bã sao
Xóm liêu trai. Ở phương nào
Đêm đêm. Vạch nẻo chiêm bao. Gọi người

Hiển thị thêm cảm x

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bá Vương biệt Cơ




Truyện ngắn
Lương Hữu mới được bầu lại làm bí thư huyện H, một huyện vùng sâu vùng xa, nghèo nhất tỉnh T, kì này lên tỉnh gặp Thường trực Tỉnh ủy báo cáo đề án qui hoạch phát triển năm năm, tầm nhìn ba mươi năm. Lương Hữu nói với Lương Hạp, Chủ tịch huyện tổ chức một bữa tiệc vào tối hôm trước, mời Lương Thọ, Giám đốc sở tài chính người cùng quê, lại có họ xa vận động ủng hộ trước, đặc biệt xin rộng rãi hơn trong phân bổ ngân sách. Chủ tịch huyện bảo, để em gọi thêm thằng Trần Quang trưởng phòng ở Sở Kế hoạch- Đầu tư, cháu con bà chị ruột, một tay vẽ nên cả loạt dự án của tỉnh này. 
Chiều hôm trước ngày diễn ra cuộc làm việc với Thường trực Tỉnh ủy, hai chiếc xe Toyota Altis, một của Bí thư, một của Chủ tịch nối nhau chạy xuống thành phố tỉnh lị, không vào nhà khách Tỉnh ủy mà vào thẳng khách sạn bốn sao Xiaomi. Trần Quang hiểu tiếng Hoa, nói Xiaomi là người tình, đã chờ sẵn. 
Lương Hữu bắt tay Trần Quang, nói mấy lần chú về quê mà không ghé qua chỗ anh. Nói thật, anh giận chú đấy. Trần Quang cười cười, chỉ sợ quấy quả ông anh thôi. Lương Hữu nói, hôm nay bọn anh định tổ chức một bữa chén, mời mấy anh em đồng hương huyện nhà, chú cố vấn, xem ngồi ở đâu và ăn món gì? Trần Quang giả bộ gãi tai, nói để em nghĩ. Lương Hạp chen ngang, cần nhất là cảnh quan, là không khí, tiền không lo.
Thành phố T vừa chạy lên được thành phố loại II, địa giới đã mở rộng, đầu tư từ bên ngoài đổ vào ùn ùn. Khách sạn bốn sao Xiaomi có nguồn vốn từ đại lục Trung Quốc mới khánh thành được ba tháng, sang trọng nhất tỉnh. Trần Quang bố trí để các quan phụ mẫu huyện H nghỉ ở Xiaomi là hoàn toàn có ý tứ riêng.
Em chợt nghĩ ra, Trần Quang nói, có một món ăn đặc sản chắc chắn các anh chưa có ai nếm thử, vì nhà hàng ấy sáng nay mới khai trương. Món gì, Lương Hữu nổi cơn tò mò. Món đặc sản ấy có một cái tên lẫy lừng, Bá Vương biệt Cơ. Lương Hạp bất ngờ, trố mắt hỏi thằng cháu, món gì nghe lạ vậy? Trần Quang thích chí nói, các bậc đại ca hẳn có xem phim Hán Sở tranh hùng chiếu đi chiếu lại trên truyền hình Việt Nam, chắc chắn phải nhớ cái cảnh Sở Bá Vương Hạng Vũ anh hùng cái thế, oanh liệt một thời, vĩnh biệt Ngu Cơ đi về phía diệt vong. Thất bại của Hạng Vương là vô cùng bi tráng. Lương Hữu bảo nhớ chứ. Ngày bé anh đã được nghe ông nội kể mãi chuyện này. Hạng Vũ, Ngu Cơ đúng là một cặp anh hùng sánh với thuyền quyên, vang danh lịch sử Trung Quốc cổ.
Lương Hạp bảo, tò mò quá nhỉ, mà nó như thế nào? Mày đã nếm thử chưa? Tiếng là con bà chị, nhưng Trần Quang chỉ kém ông cậu mấy tuổi, về nhà vẫn xưng cậu cháu, ở ngoài xã hội thì xưng anh em. Trần Quang nói, anh buồn cười, em làm kế hoạch đầu tư, không cái gì không biết nhá. Lương Hữu hỏi, món ăn Trung Quốc à? Nguyên liệu là của địa phương, Trần Quang tỏ ra bí hiểm, Trung Quốc phái đầu bếp sang và đem công nghệ chế biến vào.
Lương Hữu gật gù, chúng nó thật bén thật, đúng là văn hóa đi trước, thương mại đi sau. Trần Quang tròn mắt nhìn Lương Hữu, đấy là nguyên lí thế giới đã tổng kết, ông anh mình xứng đáng làm bí thư. Lương Hạp giục, mày vẫn chưa nói cái món Bá Vương biệt Cơ là như thế nào.
Trần Quang thấy sự tò mò của các quan đầu huyện đã lên đến đỉnh, bèn rút từ trong túi ra một bao thuốc lá Trung Hoa, mời mọi người, rồi chậm rãi kể. Nguyên liệu để chế biến món này, ở xó xỉnh nào của Việt Nam cũng có thể tìm thấy được. Đó là ba ba và gà mái. Ba ba là Bá Vương, gà mái là Cơ. Công nghệ chế biến ba ba quyết định chất lượng thượng hạng của món này. Ba ba phải là loại hoang dã, sinh sống tự nhiên ở đầm Chín Chín Ngách. Khi thực khách lựa chọn xong, ba ba được nhốt vào một cái lồng gốm đặc biết, có khoét các lỗ tròn xung quanh, dùng giấy dán kín lại, rồi đem gia nhiệt. Ngoài lồng gốm, người ta để một thứ nước được pha trộn các tinh chất chiết xuất từ các vị thuốc quí. Con ba ba bị nung nóng, khát nước, vươn đầu qua các lỗ tròn, chọc thủng lớp giấy dán, uống thứ nước đó. Ba ba uống nước thuốc. Nước thuốc ngấm vào ngũ tạng, ba ba thải các chất cặn bã ra. Quá trình đó được gọi là quá trình chưng cất làm sạch, phải làm mấy lần mới thành tựu. Ba ba được mệnh danh là ba ba tinh khiết. Chữ gọi là tinh miết. Chuyện cắt tiết hay không cắt tiết, rồi mổ thịt, em khỏi nói, vì các đại ca đều ăn mòn đũa cả rồi. Món đặc sản này chế biến xong được bầy ra đĩa, nom vẫn nguyên hình con ba ba, một chân đặt lên lưng con gà mái, gợi mở trí tưởng tượng, tạo ra cảm giác bi tráng về một thất bại oai hùng.
Cả Lương Hữu và Lương Hạp cùng gật gù, cũng đáng thưởng thức đấy. Trần Quang cảnh tỉnh các ông anh, nhưng món này đắt xắt ra miếng đấy, tối thiểu phải mười triệu. Lương Hạp xua tay, chuyện muỗi. Lương Hữu hỏi, mình ngồi ở đâu nhỉ? Ở bờ sông Lau, Đại Tự Nhiên quán, Trần Quang đáp.
Đại Tự Nhiên quán nằm ở bãi sông ngoài đê, khi xây dựng những rặng lau được cố ý giữ lại, mỗi đợt gió sông thổi qua lại nghiêng ngả rì rào. Con đường đi vào Đại Tự Nhiên quán được trải nhựa phẳng lì. Nhân viên nhà hàng vừa nhìn thấy Trần Quang bước xuống xe, vội chạy tới, ríu rít chào hỏi. Trần Quang nói, hôm nay anh tiếp các sếp lớn khoảng mười người, em bố trí cho anh ở phòng VIP Hoa mẫu đơn trên tầng ba. Cô nhân viên nhoẻn cười rất duyên, nhẹ nhàng thưa, phòng ấy được đặt trước rồi. Em xếp cho các anh phòng VIP Hoa ban tím ở tầng hai, view nhìn ra sông rất đẹp. Lương Hạp bảo, cũng được. Nhớ bố trí người đón khách của Trần Quang. 
Cả bọn lên tầng hai, vào phòng Hoa ban tím. Mở cửa nhìn ra mặt sông. Con sông Lau, đoạn chẩy qua thành phố rất rộng, cảnh vật bờ bên kia mờ ảo trong yếu ớt nắng chiều. Bờ sông nơi tửu quán dựng đứng, được kè đá cẩn thận. Ngồi trong phòng vẫn nghe thấy tiếng sóng vỗ ì oạp.
Khách lục tục đến. Lương Thọ, Giám đốc sở Tài chính đi cùng một người lạ còn trẻ, Trần Quang nhìn quen mặt, nhưng không làm sao nhớ nổi tên gì, ở cơ quan nào. Lương Thọ hướng vào Hữu và Hạp giới thiệu, anh Hòa ở Vx Văn phòng Chính phủ, bạn vong niên của tôi. Hữu và Hạp chìa tay bắt, Trần Quang nhanh miệng lần lượt giới thiệu chức vụ mỗi người.
Một cô nhân viên trên ngực đeo tấm biển ghi số bẩy, tay cầm ba bốn bảng thực đơn bước vào. Cô nói, em mời các anh đặt món. Lương Hữu cầm bảng thực đơn thấy ghi bằng hai thứ tiếng Việt và Hoa, lướt qua một lượt rồi nói, chúng ta mỗi người ở đây chọn một món. Lương Thọ cười to, bảo Bí thư đã cho đường lối rồi, cứ thế mà làm. Lương Hạp nói, tôi chọn món “Bá Vương biệt Cơ”. Lương Thọ có lẽ mới nghe đến món đặc sản này lần đầu, chưa biết mô tê gì nên bảo, tôi chọn món gà mái tơ xé phay, trộn hành tây và lá chanh. Trần Quang ghé tai Giám đốc sở Tài chính nói, món “Bá Vương biệt Cơ” có gà mái rồi, anh chọn món khác đi. Lương Thọ hơi ngượng nói, ờ ờ, mình chọn món khác. Cuối cùng Lương Hạp “tổng kết”, chọn các món nhậu nào. Còn rượu, Hạp hướng sang Hòa nói, anh ở trên trung ương kiến văn rộng rãi, nhờ anh chọn món rượu. Hòa nhìn Giám đốc sở Tài chính nói, Chivat 21. Tất cả đều reo lên, đồng ý.
Cô nhân viên đeo biển số bẩy mở rượu, nhà hàng lần lượt đưa các món nhậu lên. Chạm cốc leng keng. Đủ các chuyện trên trời dưới đất nở bung như nấm sau mưa. Loáng cái ba chiếc vỏ chai Chivas đã được đưa qua bàn bên cạnh. Lương Hạp bảo thêm một chai nữa. Thấy mọi người ngà ngà, ai cũng tỏ ra dễ tính, Lương Hữu cầm li đứng lên nói. Tôi và Lương Hạp làm việc ở địa phương, tiếng là đứng đầu huyện, nhưng cũng chỉ là giúp việc các anh trên tỉnh, trên bộ. Là đàn em của anh Thọ và nhiều anh em ở đây. Các anh có bất cứ việc gì, yêu cầu gì bọn chúng tôi cũng xin cúc cung tận tụy, chỉ cần các anh nhấc điện thoại, a lô một tiếng là xong. Mọi người vỗ tay. Lương Thọ bảo, bây giờ tình đồng hương, họ tộc rất quan trọng.
Bất ngờ Lương Hữu nhận ra, cái món chủ lực mà Lương Hạp gọi, món “Bá Vương biệt Cơ” vẫn chưa thấy đưa lên. Bèn gọi nhân viên nhà hàng hỏi, sao cái món “Bá Vương biệt Cơ” vẫn chưa thấy? Cô nhân viên đeo biển số bẩy, nói, để em đi giục. Rồi chạy ra ngoài. Lát sau chạy vào nhoẻn cười, xin các anh vui lòng chờ một chút. Khách quá đông nên đầu bếp làm chưa kịp. Lương Thọ làm ra vẻ nhẫn nại, nói để đám Lương Hữu yên lòng. Thì đành phải chờ vậy. Lương Hạp cầm li đến bên Hòa nói, em lần đầu tiên tiếp xúc với lãnh đạo một vụ quan trọng của Văn phòng Chính phủ, rất lấy làm vinh hạnh, xin kính anh một li. Trần Quang tuy chỉ cán bộ cấp phòng của sở, nhưng do điều kiện công việc, nên hay qua lại gặp gỡ, bù khú với các chuyên viên trên bộ, trên Văn phòng Chính phủ, quen rồi cộng thêm lại có hơi men nên bỗ bã nói, cái lần họp ở Bộ Kế hoạch- Đầu tư, tôi đã gặp anh, có thể xem là lão hữu, cạn một chén thâm giao.
Hòa được Bộ mời tham gia phái đoàn xuống làm việc với tỉnh T, hai ngày. Hôm nay kết thúc, Chủ tịch tỉnh chiêu đãi cả đoàn. Lương Thọ đáng ra cũng tham dự, nhưng vì nể các đồng hương, mới khều Hòa cùng đi. Hòa cạn li, nói với Trần Quang, tôi cũng nhận ra ông. Từ nay có việc gì a lô cho tôi là xong.
Các món nhậu vơi hết. Món chủ lực vẫn chưa thấy nhà hàng đưa lên. Lương Hữu nóng mặt, đưa tay ngoắc cô nhân viên đeo biển số bẩy lại nói, sao cái món “Bá Vương biệt Cơ” ấy vẫn chưa lên? Hay là ba ba còn nằm ở đầm Chín Chín Ngách? Cô nhân viên run run, để em ra giục lần nữa. Lần này cô ở ngoài hơi lâu. Lương Hữu gọi to, cô số bẩy đâu rồi? Cô nhân viên đeo số bẩy rón rén đi vào, mặt tái mét, lí nhí nói, dạ.
Lương Hạp tránh cho Bí thư của mình khỏi phải thể hiện một hình ảnh xấu xí, bèn nói tại sao đến giờ này, bốn tiếng rồi, vẫn chưa có “Bá Vương biệt Cơ”? Cô nhân viên trán ướt đẫm mồ hôi, giọng đứt quãng, dạ thưa các anh, nhà bếp nói, hết nguyên liệu rồi ạ. Mặc, chúng tôi đến đây sớm nhất, đặt món sớm nhất, tại sao lại hết?
Lương Hữu giận tím mặt, nói gọi giám đốc lên đây. Nhà hàng mới khai trương mà làm ăn như vậy sao? Cô gái nghe yêu cầu gọi giám đốc thì hốt hoảng quì xuống, lắp bắp. Dạ em thưa thật, ông Chủ tịch tỉnh đã bao hết món “Bá Vương biệt Cơ” ạ. Tại sao cô không nói trước với chúng tôi, làm chúng tôi chờ mất bao nhiêu thời gian, Lương Hữu vẫn chưa nguôi cơn giận. Cô gái vẫn quì, không dám đứng lên, nói em sợ báo sớm các anh sẽ ăn mất ngon. Xin các anh đừng gọi giám đốc, em sẽ bị đuổi việc.
Mọi người ra về. Lương Hữu bắt tay từng người, luôn miệng xin lỗi.
Lên xe rồi, Hòa nói với Lương Thọ, thế là trượt mất “Bá Vương biệt Cơ”./.
Ngày 4/3/2016

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ba làn sóng tự sát trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc


Theo Trithucvn 

Tinh Hoa - Có phân tích cho rằng, trong hơn 60 năm xây dựng chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã từng xuất hiện 3 “làn sóng tự sát” bất thường. Đây thực sự là một hiện tượng kỳ lạ mà chỉ xuất hiện tại Trung Quốc.

Ngày đầu tiên của năm 2017, ông Chu Vạn Lý, Phó Thị trưởng thị xã Thái Thương tỉnh Giang Tô bị thiệt mạng vì “té ngã từ trên tòa nhà cao tầng”. Cùng với sự kiện này, có nhận định chỉ ra những năm gần đây “phong trào quan chức tự sát” là một trong những hiện tượng kỳ lạ, có lẽ chỉ xuất hiện ở Trung Quốc.

Trong lịch sử xây dựng chính quyền của ĐCSTQ đã từng xuất hiện 3 ‘làn sóng tự sát': Lần đầu từ 1949 – 1952 với làn sóng tự sát của giới tư bản dân tộc; lần thứ hai từ 1957 – 1967 với làn sóng tự sát của giới trí thức; lần thứ ba là từ 2012 đến nay với làn sóng tự sát của quan chức.

Làn sóng tự sát của giới quan chức

Khoảng 9h27 ngày 1/1/2017, tại một tòa nhà thuộc khu khai phá thành phố Ninh Ba, ông Chu Vạn Lý, Phó Thị trưởng thị xã Thái Thương tỉnh Giang Tô đã ngã từ trên lầu xuống bãi đỗ xe, khi xe cấp cứu đến hiện trường thì ông Chu Vạn Lý đã qua đời.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, gần đây tình hình sức khỏe của ông Chu không tốt, không chỉ rõ nguyên nhân quan chức này bị ngã lầu.

Tỉnh Giang Tô nơi ông Chu Vạn Lý công tác là quê quán của ông Giang Trạch Dân, nằm trong mục tiêu thanh trừng trọng điểm của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc.

Nhà bình luận chính sự Trần Lâm cho rằng, hình thế mục tiêu chống tham nhũng hiện nay đã khiến những quan chức hủ bại đêm đêm nằm thấy ác mộng, còn ban ngày thì họ luôn sợ cơ quan an ninh tìm đến, suốt ngày lo lắng thảm họa sẽ rơi vào đầu mình.

Theo thống kê, tính từ thời điểm bắt đầu phát động chống tham nhũng vào tháng 11/2012 đến cuối tháng 7/2016, chỉ tính số liệu do chính quyền Trung Quốc công bố đã có 1235 trường hợp quan chức tự sát. Sự việc ông Chu Vạn Lý tự sát là trường hợp đầu tiên trong năm 2017.

Bà Vương, một quan chức trong hệ thống thuế vụ ở Thành Đô – Tứ Xuyên cho biết, do những quy tắc ngầm trong quan trường của thế lực hủ bại kéo thêm ngày càng nhiều quan chức rơi vào sa đọa, vì họ phải tìm chỗ dựa và tiền đồ chính trị. Một khi có vụ án tham ô bị phanh phui ra thì những quan chức cơ sở dễ trở thành vật hy sinh, nếu họ dám khai báo sự thật thì có thể người thân sẽ bị trả thù.

Có nhận định, ở Trung Quốc hiện nay, việc tra tấn ép cung đã trở thành phổ biến, nếu không nhận tội thì những quan chức bị thanh trừng phải chịu cực hình hoặc bị đày đọa về tinh thần, sống không bằng chết.

Ông Lý Thiên Tiếu, Tiến sĩ Chính trị học Đại học Columbia (Mỹ) cho biết, trong tình hình quan trường Trung Quốc hiện nay, hiện tượng quan chức tự sát sẽ chưa dừng lại. Nguyên nhân họ tự sát là do quá căng thẳng vì bầu không khí khủng bố trong quan trường kéo dài nhiều năm qua.

Hai bên dưới nhà cao tầng Thượng Hải không ai dám đi lại

Một người đang sống khỏe mạnh lại bất ngờ tự sát, phía sau thảm cảnh này là gì? Ông Trần Lâm cho rằng, do thể chế chính trị tạo ra. Ông nói: “Làn sóng tự sát ở Trung Quốc cũng đã từng xảy ra trong quá khứ, trước đây cũng đã xảy ra hai lần ‘làn sóng tự sát’: làn sóng giới tư bản dân tộc tự sát và làn sóng giới trí thức tự sát”.

Làn sóng tự sát đầu tiên xảy ra trong cuộc vận động “tam phản ngũ phản” sau khi ĐCSTQ bắt đầu xây dựng chính quyền.

Nghe nói, tại Thượng Hải vào thời gian đó không có ai dám đi lại ở hai bên nhà cao tầng vì sợ bị người nhảy lầu rơi trúng đè chết. Cùng phong trào “chống trốn thuế lậu thuế”, nhiều nhà tư bản vì làm ăn thua lỗ không thể nộp được “thuế”, họ muốn chết nhưng không thể nhảy sông Hoàng Phổ, e bị cho rằng bỏ đi Hồng Kông làm liên lụy đến người nhà, vì thế họ chỉ còn cách nhảy lầu để chính quyền trông thấy thi thể.

Trước thảm cảnh vô số thị dân “phải tự sát”, ông Trần Nghị, Thị trưởng Thượng Hải khi đó mỗi lần nghe báo cáo thường hỏi: “Hôm nay có bao nhiêu lính nhảy dù?”. Ý nghĩa thực tế trong câu hỏi này là có bao nhiêu thương nhân nhảy lầu.

Cùng “cơn mưa máu” của phong trào cải cách ở Trung Quốc, trong số những người xem thường mạng sống và không chịu khuất phục, rất nhiều nhà tư bản dân tộc nổi tiếng Trung Quốc đã tự sát.

Trong công bố 100 thương hiệu lâu đời ở Trung Quốc năm 2016, đứng đầu bảng xếp hạng là thực phẩm Quan Sinh Viên. Người sáng lập thương hiệu này là ông Tiển Quan Sinh, một doanh nhân dân tộc, khởi nghiệp từ bán hàng rong vỉa hè ở Thượng Hải, sau đó trở thành tổng giám đốc của một trong bốn công ty thực phẩm lớn nhất Thượng Hải. Trong vận động “ngũ phản” năm 1952 ông đã bị vu oan phạm “ngũ độc”, sau khi bị làm nhục và ép cung, ông đã nhảy lầu tự tử, chết ngay trên đường phố Nam Kinh.

Ông Lư Tác Phu (1893 – 1952) là một doanh nhân yêu nước, người sáng lập công ty Dân Sinh, người đi tiên phong trong ngành vận tải đường biển Trung Quốc. Năm 1938 đã bất chấp oanh tạc của Nhật để hỗ trợ quân Trung Quốc rút lui. Trong thời kháng chiến, công ty Dân Sinh đã có nhiều đóng góp cho quân đội Trung Quốc. Năm 1950, ông Lư Tác Phu mang nhiều tàu về Trung Quốc Đại lục, sau đó bị ĐCSTQ vu tội tham ô, bị làm nhục phải uống thuốc độc tự sát.

Trong cải cách ruộng đất ở nông thôn, nhiều thân hào nông thôn mất mạng vì bị vu tội chống cách mạng, họ ra đi để lại vợ góa con côi tiếp tục bị hành hạ trong “mưa gió” đấu tranh giai cấp, nhiều người không chịu khuất phục đã chọn cách tự sát.

Trong thời đầu xây dựng chính quyền, ĐCSTQ hủy chế độ tư hữu, vì thế đã tước đoạt tài sản của các thân hào nông thôn và nhà tư bản dân tộc, hành hạ tra tấn thể xác, cắt đứt mạch văn hóa và tinh thần dân tộc mà họ thừa kế.

Giới trí thức tự sát

Làn sóng tự sát thứ hai rơi vào giới trí thức với con số người tự sát khủng khiếp, chủ yếu là các chuyên gia, học giả, giáo sư, nhà văn.

Về hệ thống tổ chức, người tự sát tập trung chủ yếu trong các trường cao đẳng và đại học, cơ quan văn học và nghệ thuật, những hệ thống này nằm trong mục tiêu chính của phong trào “Cách mạng Văn hóa” và “chống hữu khuynh”. Nguyên nhân chính khiến họ tự sát vì nhân phẩm bị làm nhục trong bức hại chính trị.

Ngày 23/8/1966, nhà văn Lão Xá bị đưa ra đấu tố. Ngày hôm sau ông nhảy xuống hồ Thái Bình thuộc quận Tây Thành – Bắc Kinh tự sát. Người ta nói rằng sau này có thêm nhiều người nhảy hồ Thái Bình tự sát theo, tuy nhiên danh tính của họ không ai biết.

Trong làn sóng tự sát này có nhiều cặp vợ chồng quyết định cùng đi xuống suối vàng. Vợ chồng dịch giả Phó Lôi nổi tiếng đã không thể chịu nổi sự hành hạ của Hồng vệ binh, cả hai cùng tự sát vào ngày 3/9/1966, ba ngày sau thì vợ chồng giáo sư Dương Gia Nhân thuộc Học viện Âm nhạc Thượng Hải cũng tự sát qua đời, sau đó đến ngày 9/9 thì giáo sư Lý Thúy Trinh chủ nhiệm khoa đàn dương cầm cũng tự sát qua đời.

Trong số những trí thức tự sát còn có 4 Ủy viên Ban Quản lý giáo dục, gồm: Trương Tôn Toại (1915 – 1969), Nhiêu Dục Thái (1915 – 1969), Tạ Gia Vinh (1898 – 1966), Dương Phi Phàm (1897 – 1958), trong đó Nhiêu Dục Thái và Tạ Gia Vinh từng là Viện sĩ Viện Nghiên cứu Trung ương. Ngoài ra còn có những đại sư Quốc học như Hùng Thập Lực, Chu Dư Đồng.

Nhiều trí thức tự sát đang ở thời điểm trí lực sung mãn, đỉnh cao sự nghiệp, độ tuổi vào khoảng 45 – 55. Đa số những người tự sát là những nhân cách ưu tú của xã hội, là những trí thức xuất sắc trong lĩnh vực của họ.

Nhà bình luận thời sự Tạ Vịnh cho rằng, trong một quốc gia không có truyền thống tự sát mà bất ngờ xuất hiện số người tự sát cao khác thường, đây là lời cảnh tỉnh đối với chính quyền trong việc phá hoại văn hóa truyền thống. Việc giới trí thức tự sát là tổn thất nghiêm trọng nhất đối với sự phát triển của một xã hội.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đặng Tiểu Bình 'hiểu rõ lãnh đạo VN' hơn Liên Xô


BBC - Cuốn sách xuất bản năm 2015 của một sử gia người Anh hé lộ những chi tiết thú vị liên quan đến Việt Nam trong quan hệ Liên Xô-TQ thời cuối Chiến tranh Lạnh.

Sử gia Robert Service, người Anh, xuất bản cuốn ‘End of the Cold War: 1985-1991’, khai thác những tài liệu trong văn khố Nga mà cho đến nay chưa ai biết.

Tuy nội dung cuốn này tập trung vào quan hệ Liên Xô-Mỹ, tác giả dành hẳn chương 33 nói về quan hệ Trung -Xô thời điểm ấy.

Chương này mô tả những gì Tổng bí thư Mikhail Gorbachev, Eduard Shevardnadze (Ngoại trưởng Liên Xô), Đặng Tiểu Bình (Chủ nhiệm Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng bàn về Việt Nam.

Tác giả viết: “Ông Đặng không giấu giếm sự hoài nghi của mình về chính sách cải tổ (perestroika) của Liên Xô trong lúc Gorbachev thận trọng vì mối quan hệ với Washington có thể bị tổn hại nếu Moscow trở nên thân thiện với Bắc Kinh.”

Khi Liên Xô và Trung Quốc bắt đầu hợp tác, Gorbachev và Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Liên Xô muốn duy trì cơ sở hạt nhân gần biên giới với Trung Quốc.

“Tháng 12/1988, Shevardnadze hoan nghênh Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham đến Moscow và hứa hẹn rằng Gorbachev muốn hai nước xích lại gần nhau.

Đổi lại, ông Tiền cam đoan rằng Bắc Kinh muốn cải thiện quan hệ với Liên Xô. Ông đánh giá cao về lời đề nghị của Shevardnadze giúp đẩy quân đội Việt Nam ra khỏi Campuchia.

Trong một thời gian dài, Gorbachev che đậy sự bi quan về Việt Nam và nền kinh tế mà ông cho là có đến mười triệu người thất nghiệp. Ông muốn làm suy yếu mối quan hệ của Moscow với TP Hồ Chí Minh (đúng ra là Hà Nội, ghi chú của BBC), thay vào đó là ưu tiên việc hòa giải với Trung Quốc..

Trong một đoạn khác, Robert Service tiết lộ, Thủ tướng Lý Bằng gửi thông điệp đến Gorbachev rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận tình trạng phụ thuộc vào Liên Xô.

Gorbachev phủ nhận khả năng Liên Xô tận dụng Việt Nam để gây rắc rối cho Trung Quốc. Ông Lý tái khẳng định Trung Quốc muốn giữ vị trí độc lập và tránh vai trò ‘tiểu đệ’ của Liên Xô.

Ông tuyên bố với Gorbachev rằng Trung Quốc và Liên Xô khó bình thường hóa quan hệ nếu Kremlin không thay đổi chính sách về Afghanistan và Campuchia.

Ông Lý mạnh miệng phản đối việc Moscow hậu thuẫn cho quân đội Việt Nam hiện diện trên lãnh thổ Campuchia.

‘Phép thử’

… Shevardnadze thấy rằng Moscow cuối cùng sẽ phải lựa chọn giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tình đồng chí giữa Liên Xô với Việt Nam thời điểm đó đang gặp trở ngại. Các nhà lãnh đạo Việt Nam phản đối khi Shevardnadze đề nghị thăm Campuchia.

Shevardnadze đã không thể thuyết phục ông Lý về ý chân thành của Hà Nội rút quân tại Campuchia tháng 9/1989. Ông Lý nói, Trung Quốc “hiểu rõ về Việt Nam hơn Liên Xô (hiểu)”.

Bày tỏ sự không tin tưởng vào Hà Nội, Đặng Tiểu Bình tuyên bố sẽ không có hòa bình tại Campuchia cho đến khi Việt Nam thực sự rút hết quân.

Trong thời điểm tiền đồng Việt Nam mất giá nghiêm trọng, điện Kremlin để ngỏ khả năng chấm dứt viện trợ cho Việt Nam. Nhưng điều này vẫn không thể khiến ông Đặng hài lòng. Ông Đặng cho rằng không ai hiểu giới lãnh đạo Việt Nam hơn ông ta.

Ông Đặng chống lại Việt Nam nhằm tiến tới thiết lập một Liên bang Đông Dương nằm dưới sự bảo trợ của họ.

Shevardnadze nhận ra rằng Trung Quốc dùng Việt Nam và Campuchia như phép thử sự chân thành của Liên Xô trong việc hàn gắn quan hệ.

Shevardnadze sau đó ‘né’ thăm Việt Nam, như một chỉ dấu cho thấy lãnh đạo Liên Xô đã lựa chọn ưu tiên cải thiện quan hệ với Trung Quốc.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Australia tiếp tục khẳng định Hiệp định TPP ‘chưa chết’


Theo Vietnam+ 

TTTG - Theo Reuters, ngày 13/1, Australia tuyên bố Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) “chưa chết.”

Phát biểu này được đưa ra trước thềm các cuộc đàm phán về thương mại then chốt với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại thành phố Sydney, bất chấp việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump phản đối thỏa thuận này.

Phát biểu trên Đài phát thanh ABC, Bộ trưởng Thương mại Australia Steven Ciobo nói: “Còn quá sớm để nói rằng các cuộc đàm phán về TPP đã chấm dứt. Chúng ta cần cho người Mỹ thêm thời gian để làm việc về vấn đề này.”

Cuộc đàm phán giữa Thủ tướng Australia Turnbull và người đồng cấp Nhật Bản Abe sẽ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang trong khu vực do Trung Quốc ngày càng quyết liệt trong những tuyên bố chủ quyền của nước này ở Biển Đông tranh chấp.

Điều này đặt ra tình huống về một cuộc xung đột tiềm tàng với chính quyền sắp tới của ông Trump.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một TPP không có Mỹ vẫn tốt hơn là không có TPP


Huỳnh Bửu Sơn/Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần 




















VNN - Hãy còn quá sớm để nói về thời kỳ hậu TPP. Vì lợi ích của nền kinh tế đất nước, các nhà lãnh đạo nước ta cần hợp tác chặt chẽ với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong nỗ lực duy trì TPP. Một TPP không có Mỹ vẫn tốt hơn là không có TPP. 

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama, là nền tảng kinh tế không thể thiếu của chiến lược xoay trục về châu Á nhằm tăng cường phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc phòng của Mỹ với tư cách là cường quốc số một thế giới tại một khu vực phát triển kinh tế năng động nhất hành tinh, củng cố cột trụ vững chắc của liên minh Nhật Bản – Hoa Kỳ, thúc đẩy việc mở rộng các mối quan hệ đối tác kinh tế thương mại giữa những quốc gia có tiềm năng phát triển ở hai bên bờ Thái Bình Dương. 

TPP còn giúp Mỹ và Nhật tạo nên một vành đai sắt ngăn chặn sự trỗi dậy bá quyền và tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc, đặc biệt là mưu đồ của nước này kiểm soát hoàn toàn Biển Đông, một hải lộ huyết mạch của các nước Đông Á, nhất là Nhật Bản, nơi có 5.000 tỉ USD giá trị hàng hóa, nguyên vật liệu được chuyên chở qua mỗi năm. 

Các nhà thương thuyết Mỹ đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng đặc biệt của TPP đối với lợi ích an ninh và kinh tế cốt tử của Mỹ đến mức đã nhất quyết gắn kết sự tồn tại của hiệp định tự do thương mại này với sự hiện diện không thể thiếu của Mỹ bằng một điều khoản đòi hỏi rằng TPP chỉ có hiệu lực nếu hội đủ sáu thành viên có tổng mức GDP bằng 85% tổng GDP của 12 nước tham gia. Mỹ là quốc gia có GDP ngang với 60% tổng GDP các nước còn lại, nên điều kiện tiên quyết này có nghĩa là: Không có Mỹ, không có TPP.

Chính vì vậy, khi nghe tin Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ ngày 8-11, một điều không ai ngờ tới trừ những nhà tiên tri, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã thúc giục Hạ viện Nhật thông qua TPP, để ông có thể lập tức mang quyết tâm chính trị của toàn dân Nhật sang New York thuyết phục Trump, vì quyền lợi sinh tử của quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ, không rút Mỹ khỏi TPP như ông này đã từng nhiều lần tuyên bố khi tranh cử tổng thống. 

Sau cuộc gặp, Shinzo Abe không giấu được nỗi thất vọng khi than thở rằng TPP sẽ vô nghĩa nếu không có sự tham gia của Hoa Kỳ. Chỉ ít lâu sau, ông Trump tuyên bố việc làm đầu tiên của ông khi nhậm chức tổng thống Mỹ là ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi TPP. Đây sẽ là một hành động mang lại hậu quả tai hại khôn lường về lâu dài cho Mỹ và các đồng minh, các đối tác của Mỹ trong vùng châu Á – Thái Bình Dương. Còn đối với Trung Quốc, đây lại là một món quà vô giá mà ông Trump biếu không cho họ.

Đối với Việt Nam, một tương lai không TPP màu hồng hay màu xám tùy thuộc vào thái độ và hành động của chúng ta nhiều hơn là chính TPP. Trước TPP, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt trên 150% GDP. 

Việt Nam đã gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới), ký các hiệp ước mậu dịch song phương và đa phương với Hoa Kỳ, EU, ASEAN… Nông dân Việt Nam, công nhân Việt Nam, doanh nhân Việt Nam chưa hề tỏ ra sợ hãi toàn cầu hóa và đã đạt được những thành quả đáng tự hào mặc dù phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các nước bạn hàng có điều kiện thuận lợi hơn về thuế suất, lãi suất ngân hàng và môi trường sản xuất kinh doanh, chưa nói đến phải chịu đựng những biện pháp chống phá giá bất công của các cường quốc công nghiệp.

Trong suốt nhiều năm thương lượng TPP, các nhà lãnh đạo Việt Nam tỏ rõ quyết tâm tham gia, dù phải chấp nhận một thực đơn cải cách tuy biết là bổ dưỡng nhưng cũng không dễ nuốt như thu hẹp hoạt động kinh tế Nhà nước, phát triển kinh tế tư doanh, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với mọi doanh nghiệp các nước thành viên, tôn trọng quyền tự do thành lập công đoàn của người lao động… 

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất từ TPP, vì không những nó giúp phát triển mạnh mẽ các ngành công nông nghiệp và ngoại thương của Việt Nam, TPP còn là cơ hội vàng thúc đẩy nhanh việc cải cách thể chế xã hội, cải cách hành chính công, tái cấu trúc nền kinh tế vốn dựa chủ yếu vào khu vực kinh tế quốc doanh, tạo nhiều công ăn việc làm, đồng thời giúp nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực của ngoại thương với Trung Quốc như nhập siêu kéo dài, nguy cơ trở thành bãi chứa rác thải công nghiệp lạc hậu, thị trường tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng và thực phẩm bẩn.

TPP đối với Việt Nam là một động lực, một cơ hội cho phát triển, nhưng động lực đó, cơ hội đó không đến từ bên ngoài mà là từ nỗ lực tự thân. 

TPP buộc chúng ta phải cải tiến thể chế, tạo hành lang pháp lý cho môi trường đầu tư và cạnh tranh bình đẳng, tôn trọng tự do kinh doanh và quyền lợi người lao động, tạo động lực cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và người lao động nâng cao năng suất… giúp nền kinh tế nước ta đủ sức tham gia một sân chơi ngang bằng với các đối tác và cùng họ hưởng lợi ích từ mậu dịch tự do. TPP cũng tạo ra một hiệu ứng tâm lý tích cực cho các doanh nhân, các nhà đầu tư. 

Trong suốt quá trình đàm phán cho đến khi 12 nước đạt được sự đồng thuận lịch sử về hiệp định TPP vào ngày 5-10-2015, niềm tin về tương lai phát triển kinh tế Việt Nam không ngừng tăng lên trong giới doanh nghiệp, công nhân và nông dân. Nhiều dự án đầu tư đón đầu đã được triển khai, đặc biệt là đầu tư bất động sản, xây dựng hạ tầng, phát triển sản xuất nông phẩm.

Không có TPP, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ vẫn cần chủ động thực hiện những cải cách thể chế, vì điều đó đáp ứng nguyện vọng của mọi người dân và quyền lợi của nền kinh tế quốc gia trong một thế giới toàn cầu hóa. Nền kinh tế Việt Nam cần có những điều chỉnh vĩ mô phù hợp với một tương lai không TPP, nhưng chắc chắn đó không phải là những bước lùi đối với cam kết cải cách cần thiết mà chúng ta đã quyết tâm khi thương lượng TPP.

Trước mắt, thị trường Mỹ có thể khắt khe hơn trước với một số rào cản phi thuế quan và chúng ta phải chuẩn bị đương đầu với nhiều vụ chống phá giá hơn, nhưng Hoa Kỳ vẫn là một thị trường xuất khẩu lớn và tốt nhất mà chúng ta phải giữ vững và phát triển. Bên cạnh đó, chúng ta còn thị trường EU, Nhật Bản và ASEAN. FDI từ Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, ASEAN và EU vào Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng nhiều vì chủ nghĩa bảo hộ của ông Trump. 

Về phần mình, Chính phủ cần nhanh chóng thực hiện các chương trình thoái vốn Nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh và cải tổ hệ thống ngân hàng trên lộ trình lành mạnh hóa cơ cấu kinh tế tài chính quốc gia. Thị trường bất động sản cao cấp của Việt Nam có thể tạm thời nguội lạnh, đòi hỏi một số giải pháp hỗ trợ tích cực. Giá vàng trong năm 2017 sẽ không nhiều biến động. Tỷ giá đồng đôla Mỹ trước mắt sẽ có xu hướng tăng so với đồng Việt Nam nhưng vẫn kiểm soát được. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2017 có thể không đạt mục tiêu kỳ vọng, riêng lạm phát sẽ tăng nhẹ.

Hãy còn quá sớm để nói về thời kỳ hậu TPP. Vì lợi ích của nền kinh tế đất nước, các nhà lãnh đạo nước ta cần hợp tác chặt chẽ với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong nỗ lực duy trì TPP. Một TPP không có Mỹ vẫn tốt hơn là không có TPP. 

Tổng GDP của TPP không Mỹ (11 thành viên còn lại) chỉ bằng 16% GDP toàn cầu, khối lượng giao dịch thương mại nội vùng chỉ chiếm 14% giao dịch toàn cầu. Thị trường Nhật không thể thay thế Mỹ để trở thành chỗ dựa vững chắc cho phát triển giao dịch nội vùng. 

Tuy vậy, mỗi thành viên TPP đều có hiệp ước thương mại song phương với Mỹ và EU nên họ vẫn có đầu ra cho hàng hóa xuất khẩu nếu năng lực sản xuất tăng lên. Mặt khác, TPP có thể mở rộng ra cho những ứng viên tiềm năng khác đã từng ngỏ ý muốn tham gia như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và nếu có thể lôi kéo thêm Ấn Độ, Indonesia vào cuộc chơi, TPP sẽ trở thành một khu vực thương mại tự do có dân số lớn nhất hành tinh. 

Viễn cảnh đó tuy khó khăn, nhưng không phải là không thể, nếu các nước trong vùng nhận thức được lợi ích chung của họ là cùng nhau tạo một đối trọng kinh tế có đủ thực lực, giúp cân bằng ảnh hưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang có tham vọng soán ngôi đầu của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương. Sau này, mọi người sẽ thấy rằng, Donald Trump có thể không cần TPP nhưng nước Mỹ lại rất cần.

Donald Trump khiến nước Mỹ và thế giới bước vào một thời kỳ bất định khó đoán, giống như tính cách của ông. Nhưng nền kinh tế thế giới vẫn phải đi vào một xu hướng tất yếu là sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của hành tinh: nhân lực, tri thức, đồng vốn, tài nguyên thiên nhiên, dựa trên nguyên tắc tự do mậu dịch win-win.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam


D.Ngọc 

(NLĐO) - Quyết định đơn phương cấm đánh bắt cá trên biển của Trung Quốc, trong đó có pham vi áp dụng một số vùng biển của Việt Nam, là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Ngày 28-2, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ra thông báo chính thức điều chỉnh và áp dụng Quy chế mới về nghỉ đánh bắt cá trên biển, phạm vi áp dụng bao gồm một số vùng biển của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ Quy chế này của phía Trung Quốc.

Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

"Quyết định đơn phương này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình; vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), khiến tình hình Biển Đông tiếp tục trở nên phức tạp và căng thẳng”- Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói.


Phần nhận xét hiển thị trên trang