Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

GOM LỬA


Gom về chút lá mùa đông
Nhẹ tay
Khe khẽ
Lửa hồng nhen lên
Nỗi niềm thôi hãy tạm quên
Cùng anh chút lửa
Nào em đêm này
Mưa đều nhẹ đẫm hàng cây
Lá rừng chưa đủ
Tim này
Lại nhen !

1-1- 2010

Phần nhận xét hiển thị trên trang

SỀNH BÔNG PHÈNG



Hoàng Thế Sinh





Sềnh làm phó văn phòng đã bảy năm. Ngày nào cũng rộn ràng, tất bật. Nhiều đêm không kịp ngủ lấy vài tiếng vì sếp giao phải đọc lại bao nhiêu là văn bản báo cáo tổng kết, nghị quyết, thông tri, giấy mời, thư trao đổi, lịch trình làm việc của sếp, vân vân. Mệt lắm! Nhưng không mệt bằng việc tiếp khách. Lạ! Bây giờ sao mà lắm khách thế chứ. Khách Trung ương. Khách tỉnh. Khách xã. Khách huyện bạn. Khách Phụ nữ. Khách Nông nghiệp. Khách Môi trường. Khách Văn hoá. Khách Công an. Khách Công nghiệp. Khách Kiểm lâm. Khách Xây dựng. Khách báo chí. Khách đồng học của sếp. Khách đồng hương của sếp. Khách Divukhanơ của sếp... Tít mù khách! Mùa thu - đông - xuân, sếp lúc nào đầu cũng chải mượt, kính trắng nghênh nghênh, comple phẳng lừ, cà vạt đỏ tươi, nước hoa xức chưng lừng, xe Camri sẵn sàng, bên sườn mobile Hàn Quốc, trước mặt phone kéo dài. Nên rất tiện. Thứ ba, sếp gọi: “Sềnh! Cậu cho một mâm nhé!”. Thứ tư, sếp gọi: “Sềnh! Cậu cho hai mâm nhé!”. Thứ năm, sếp gọi: “Sềnh! Cậu cho ba mâm nhé!”. Tối thứ bảy, sếp gọi: “Sềnh, cho bốn mâm nhé!”. Lúc nhậu, sếp bảo: “Sềnh, vui lên nào!”. Vâng! Vui nào! Thế là Sềnh nghĩ ra đủ lí do, cốt sao mời được khách uống rượu. Chén đầu là chúc sức khỏe. Khà! Chén nữa chúc tình bạn gắn bó keo sơn. Khà! Chúc thành đạt trong công tác. Khà! Hết lí do để chúc rồi, Sềnh nghĩ ra trò vui, nói như reo. Sếp trưởng với nhau một chén. Khà! Vỗ tay! Sềnh ra lệnh. Bốp bốp bốp! Nữa nào. Ai phó uống với nhau một chén. Khà! Chuyên viên với nhau một chén. Khà! Cấp phó chúc cấp trưởng một chén. Khà! Chuyên viên chúc cấp trưởng một chén. Khà! Chuyên viên chúc cấp phó một chén. Khà! Bây giờ kết đoàn một chén. Khà! Khà! Khà! Đương cao trào, chả nhẽ thôi à? Vừa lúc, Sếp cao hứng: “Sềnh, vui nữa nào!”. Vâng! Em vui nữa nhá! Em xin phép hai sếp trưởng, được chỉ huy này. Hừ, sao thế? Sềnh thầm hỏi mình, vì cảm giác hơi biêng biêng. Cẩn thận, không lại giống hôm nọ. Vừa trong quán ra, chợt trông thấy màu áo cảnh sát giao thông, Sềnh vội chào: “ Chào hai chú cảnh sát, hề hề!”. Màu áo cảnh sát giao thông to giọng: “ Em chào ba bác văn phòng ạ!”. Cậu chuyên viên đi đằng sau cười ngất, bảo: “Ôi dô! Có mỗi ông cảnh sát với cụ chánh (cánh chuyên viên hay gọi Sềnh chánh văn phòng là cụ chánh) mà chào nhau thành những hai, ba người, kinh chửa!”. Buồn cười thật ý. Hôm nay phải cẩn trọng hơn. Sềnh tự trấn tĩnh. Sềnh tợp nhanh cốc nước khoáng - chanh - muối - ớt - đá. Mắt gừ gừ, tóc xoả xuống trán, tay cầm cổ chai, tay cầm chén. Sềnh đến bên từng bạn khách. Rót. Mời. Bây giờ, ai comple cà vạt thì uống với nhau một chén. Khà! Ai áo trắng cổ cồn - một chén. Khà! Tóc dài - một chén. Khà! Kính trắng - một chén. Khà! Có ria mép - một chén. Khà! Áo dài tay - một chén. Khà! Áo cộc tay một chén. Quần bò - một chén. Giày giôn - một chén. Khà! Tay đeo đồng hồ - một chén. Khà!.. Khà!... Khà!... Các bạn khách vui cười nghiêng ngả. Sếp cũng hỉ hả, vui cười nghiêng ngả. Sếp khen: Sềnh hay lắm! Cuộc nhậu tàn. Sềnh bay xe máy về nhà, vừa đẩy cửa vừa nhi nheo như hát: Lắm lúc say sưa cũng muốn chừa/ Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa/ Hay ưa nên nỗi không chừa được/ Chừa được nhưng mà cũng... cóc chừa!
Mụ Nhài vợ Sềnh chạy ra, rên rẩm: “Khổ chưa! Lại khướt cò bợ rồi!”. Sềnh uỵch cả quần áo lẫn giày xuống giường, giọng nhè: “Sếp bảo vui lên mà lị!”
Thế là hoàn thanh xuất sắc việc tiếp khách cho sếp. Yên được hai ngày. Một tối thứ bảy. Sềnh đương ngồi cạnh mụ Nhài xem ti vi thì mobile réo, nhạc bài “Tình cho không biếu không/ Duyên tình ai cũng muốn nhiều/ Đừng nên mua bán tình yêu/ Ti ti ti tì ti tí/ Ti ti tì tì ti tí? Tì ti ti tí ti... Mụ Nhài khẩy: Sếp gọi kìa! Sềnh không nói gì, mở mobile. Chết cha! Mấy đứa gọi... nhậu... hát nữa. Hỏi ở đâu thì lộ bem, bỏ đời. Sềnh nghĩ nhanh, giọng tướng lên: “Đẩu ơ? Quán sá lẩu hậu oản by à? Hảo à! Dẩu mí dẩu gấm gải? Hảo à! Dẩu gấm gải? Hảo à! Hảo à! Dẩu gấm gải thì ngộ tì lám tì lám à!”. Mụ Nhài nhướng mắt, hỏi: 
- Nói gì mà xì xồ thế? 
- Đang làm dự án với Tàu ấy mà.- Sềnh nhếch mép. 
- Chắc có tiền?- Mụ Nhài thở mạnh.
- Dự án này nhiều tiền lắm!- Sềnh nói buông.
- Ới, thế thì bố mày đi ngay đi!- Mụ Nhài giục Sềnh.
Được lời, Sềnh đi ngay. Quần áo chỉnh tề. Dáng đi lơi phơi. Mất dạng trong ánh sáng nhấp nhoá phố phường. Đêm về, Sềnh thấy mụ Nhài vẫn thức đợi, bèn rút túi, chĩa chiếc phong bì hồng tươi. Sềnh cười hì hì, bảo trong đấy có trăm ngàn đồng. Mụ Nhài rút phong bì, xem, bảo ít. Sềnh bảo, liên hoan chí choé mà vẫn có quà, thế là tốt, lần sau kí cáp xong, chắc nhiều đấy. Mụ Nhài cười xoè. Thế nên lần sau, dù thứ bảy, chủ nhật, dù chiều hay đêm, hễ mobile của Sềnh réo, Sềnh nghe máy, to giọng “Đẩu ơ?... Hậu oản by à?... Dẩu gấm gải?... Hảo à?... Ngộ tì lám tì làm à?”, là mụ Nhài giục giã, bảo đi ngay, đi ngay. Về, Sềnh lại thò chiếc phong bì hồng tươi, tuỳ khả năng tài chính từng ngày, năm mươi ngàn, một trăm ngàn, trăm năm mươi ngàn. Mụ Nhài cười xoè. Khổ thân! Mụ có biết đâu, bị lừa đấy. Tự dưng Sềnh thương vợ. Sềnh muốn giải cái nghĩa tiếng Tàu lẫn tiếng Ta lẫn tiếng lóng nói lộn, cho vợ rõ. Đây này, tôi đùa mình tí mà, tôi hỏi bọn tiểu yêu rằng: Ở đâu? Quán sá lẩu sau uỷ ban à? Được! Có hay không có gái gẩm? Có gái gẩm hử? Tốt tốt! Có gái gẩm thì mình làm tí làm tí! Tán vậy chứ chả bao giờ Sềnh “gấm gải”. Bởi, “Nghĩ mình thân phận quốc gia/ Quan trên trông xuống, người ta trông vào”, người có học thì cũng phải biết liêm sỉ chứ. Chuyện văn phòng, chuyện nhà tưởng chỉ có thế. Đâu ngờ một hôm, sau cuộc bia chiều, sếp rủ Sềnh đánh cờ tướng. Sếp vốn cũng khá cờ mà sao hôm nay toàn để mất quân. Bập xong quân sỹ của sếp, Sềnh nhệch miệng, đùa: “Cờ mất sỹ như đĩ mất váy này! Mất cả sịp nữa này!”. Thấy sếp đi hớ một nước quan trọng, có nguy cơ thua trận thứ ba, Sềnh cười hê hê, bảo: “Dí tốt này! Tốt nhập cung là tướng khố cùng này! Đồ đồ đồ con vịt này!”. Sếp hừ một tiếng như gầm, phủi đít, đứng dậy. Sềnh ngồi ngây ra một lúc, biết là sái quá, nhưng không kịp sửa miệng được nữa.
Mấy tháng sau, bên tổ chức gọi Sềnh lên, trao cho quyết định thôi giữ chức phó văn phòng, chuyển đi làm Trưởng ban quản lí Dự án phát triển vịt cỏ. Sềnh ớ người nhưng không tiện hỏi tổ chức. Mãi sau mới chợt nhớ bọn đàn em bảo sếp rủ đánh cờ là lúc sếp đang có chuyện buồn, bởi hôm trước sếp đi thi đại học tại chức liều giở trộm tài liệu, bị giám thị bắt quả tang, rồi lập biên bản huỷ bài thi. Khổ thế! Mọi lần cờ quạt đùa vui bình thường, lần này bị sếp trút giận, biết làm sao. Sềnh bỗng cười hê hê, rồi nghêu ngao đọc: “Khi sếp vui- con voi là con kiến. Lúc sếp buồn- con kiến hóa con voi!”. Hê hê! Đáng đời! Ờ mà thôi, đừng giận sếp làm gì! Nếu vì chuyện này mà sếp hả giận thì Sềnh cũng cam lòng. Mà làm giám đốc lũ vịt thời nay mới là chuyện hay đấy. Vì bây giờ cái món vịt cỏ đắt hàng lắm. Hết H5N1 rồi. Tha hồ lòng mề, nhá. Tha hồ tiết canh, nhá. Tha hồ chân - đầu - cổ - cánh, nhá. Tha hồ vịt quay kiểu Bắc Kinh, nhá. Tha hồ vịt luộc, nhá. Tha hồ lòng mề, nhá. Tha hồ vịt xáo măng, nhá. Tha hồ vịt ninh thuốc bắc, nhá. Ngon cực! Hê hê! Mọi công dân tí tởn chút tiền lại tha hồ nhậu nhẹt. Cứ ra quán sá “hậu oản by”, đầy. Ờ, vịt cỏ thật sự là khoái khẩu rồi. Vịt thì vịt, dù sao cũng là phó lên trưởng, được. Thì chuyển. Hơ hơ! Sềnh cười. Nhạt phèo. Chân ướt chân ráo, chưa ngó ngàng cơ ngơi mới, Sềnh đã tốc ra Đầm Chín Ngách xem đàn vịt cỏ. Ôi, nhiều vịt cỏ thế ! A, cái lũ vịt làm ta mất cái chân phó văn phòng, tệ lắm, tệ lắm. Sềnh nheo nheo mắt, kiễng chân, hai tay vẫy lên, quát tướng:
- Đồ con vịt - ịt - ịt - ịt!
- Cạc - cạc - cạc!- Lũ vịt vẫy vẫy cánh, tưởng chủ gọi, cùng kêu ầm trời.
- Đồ con vịt - ịt - ịt - ịt!- Sềnh cáu, quát to hơn.
- Cà - ạc - cà - ặc - cạc - cạc!- Lũ vịt kêu to hơn, như muốn đáp lời chủ.
Nghe tiếng vịt kêu ràn rạt, Sềnh nghênh đầu, hất mớ tóc trùm tai, bĩu môi, rồi lẩm bẩm: Đúng là đồ con vịt!
H.T.S
319480_1

Nguồn vannghecongnhan

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vạch trần mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc | Thời Sự 24H - VTV

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bị buộc tội tử hình, Hương nói 'tôi hiểu nhưng tôi vô tội'


01/03/2017
TTO - Phiên tòa công bố cáo trạng đối với Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah liên quan đến cái chết của người nghi là Kim Jong Nam diễn ra trong 15 phút. Kết thúc phiên tòa, hai bị cáo bị buộc tội tử hình.


Siti Aisyah (trái) và Đoàn Thị Hương (che mặt) khi được dẫn tới tòa - Ảnh: AFP
9h50: Thông báo lịch xử tiếp theo
Đây là phiên tòa công bố cáo trạng. Tòa công bố sẽ tiếp tục xét xử vụ án vào ngày 13-4. "Chúng tôi cần thêm thời gian để thu thập tất cả các tài liệu cần thiết." - Tòa thông báo. 

9h40: Hai bị cáo rời tòa

Bị cáo người Indonesia Siti Aisyah trông có vẻ sợ hãi. Phóng viên của CNA cho biết mắt của Siti Aisyah khá đỏ. Luật sư đại diện Siti Aisyah nói rằng cô vô tội.

9h30: Dẫn giải ra xe

Sau khi hai bị cáo Siti Aishah (nghe cáo trạng trước) và Đoàn Thị Hương nghe đầy đủ các cáo trạng buộc tội mình, cả hai được dẫn giải ra xe cảnh sát đưa về trại giam dành cho nữ phạm nhân ở Klang.

Theo ghi nhận, sau khi rời khỏi tòa, hai bị cáo được cảnh sát cho mặc thêm áo chống đạn. 



Cảnh sát dẫn giải Đoàn Thị Hương (trái) sau phiên tòa tại Malaysia. Đoàn Thị Hương đã được cho mặc thêm áo chống đạn - Ảnh: AFP

9h15: Phiên tòa đã kết thúc

Sau 15 phút công bố cáo trạng, phiên tòa kết thúc lúc 10h15 sáng (giờ Malaysia). Hai bị cáo bị cáo buộc tội chết.

Tòa kết luận Đoàn Thị Hương đã phạm tội giết người và theo điều 302 bộ luật hình sự của Malaysia, tội này phải chịu án tử hình.

"Cô có hiểu điều đó không?", Chủ tọa phiên tòa hỏi nghi phạm Đoàn Thị Hương.

Phóng viên Tuổi Trẻ có mặt bên trong tòa nghe Đoàn Thị Hương trả lời rõ ràng: "Tôi hiểu. Nhưng tôi vô tội.".


Nữ nghi can người Indonesia được dẫn vào bên tòa nhà qua cửa số hai - Ảnh: The Star

Luật sư S.Selvam Shamugam, người đại diện cho Đoàn Thị Hương cũng nói ông tin Đoàn Thị Hương vô tội. Ông cho biết thêm rằng ông sẽ đến nhà tù Kajang để gặp Đoàn Thị Hương vào sáng 2-3.

9h00: Công bố cáo trạng

Hai nữ bị cáo được nghe công bố cáo trạng riêng biệt qua bản thông báo được người phiên dịch đọc bằng tiếng Indonesia (với Siti Aishah) và tiếng Việt (với Đoàn Thị Hương)

Trong bản cáo trạng đối với Đoàn Thị Hương, tòa thông tin về diễn tiến cuộc điều tra vụ sát hại ở sân bay Kuala Lumpur ngày 13-2.

Lực lượng an ninh dày đặc xung quanh tòa - Clip: Free Malaysia Today/YouTube

8h40: Cả hai nghi phạm khỏe

Đoàn xe tiếp theo đưa bị cáo thứ hai đến. Tiếng còi xe cảnh sát rú liên hồi.

Đoàn Thị Hương và Siti nhanh chóng được dẫn vào bên trong tòa nhà qua cửa số hai, cách các phóng viên khoảng 100m.

Đoàn Thị Hương xuất hiện trước tòa trong bộ áo thun màu vàng có hình tháp Eiffel màu đen, quần jean.

Cả hai trông vẫn vẫn khỏe mạnh, dù trước đó Malaysia cho hay Siti từng bị nôn, có thể do ảnh hưởng của chất độc VX. 

Trả lời The Star, Bộ trưởng Y tế Malaysia Subramaniam Sathasivam cho biết ông đã hỏi cảnh sát giam giữ hai nữ nghi phạm và được cho biết không thấy họ có dấu hiệu nhiễm bệnh.

Trước đó, ông có thông tin rằng liều thuốc độc được dùng để đầu độc ông Kim Jong Nam quá mạnh.

"Tôi chỉ có nghe nói là một nữ nghi phạm có bị nôn mửa. Chúng tôi còn phải điều tra kỹ hơn vì đến giờ chúng tôi vẫn chưa nhận được báo cáo nào về chuyện này", bộ trưởng của Malaysia thông tin

8h30: Xe đầu tiên đưa bị cáo đến

Đoàn xe đầu tiên gồm nhiều xe cảnh sát và một số xe dẫn đường đưa chở bị cáo thứ nhất đến tòa.

Các nhà báo quốc tế có mặt từ sớm để chờ theo dõi phiên tòa - Ảnh: LÊ NAM

Chúng tôi có mặt tại toà án ở Sepang lúc 7g40 (giờ Malaysia) sáng 1-3. Đã có hơn 100 nhà báo đứng xếp hàng dài đến hơn 50m bên ngoài để chờ đăng ký được vào tòa đưa tin.

Do tính chất đặc biệt nóng của vụ việc nên có vẻ phía Malaysia lúng túng trong quyết định cho phép thông tin về phiên tòa xử hai nữ bị cáo chính của vụ sát hại công dân mang hộ chiếu tên Kim Chol nhưng được cho là ông Kim Jong Nam - anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Play VideoRất đông nhà báo Malaysia và nhiều nước trên thế giới đến theo dõi phiên tòa - Thực hiện: Lê Nam
Đến tối 28-2, các nhà báo mới được thông báo sẽ được cho vào tham dự phiên toà. Các nhà báo nước ngoài cho biết vì trước đó được thông báo không được vào trong nên đã kéo nhau đến ngủ ở trước toà án chờ với hi vọng có thể lấy được thông tin gì đó.

Trong số này có khá nhiều nhà báo quốc tế của các hãng thông tấn lớn. Anh Isa - nhà báo của hãng thông tấn Bernama của Malaysia - cho biết thậm chí nhiều nhà báo của chính Malaysia cũng phải nằm chờ ở ngoài toà án vì thông báo này.

Anh Isa cảm thấy bất ngờ vì có quá nhiều nhà báo nước ngoài tham gia theo dõi sự kiện này. Anh tiết lộ rằng tại Bệnh viện đa khoa Kuala Lumpur - nơi đang lưu giữ thi thể của nạn nhân Kim Jong Nam - cũng có rất đông nhà báo nước ngoài "đồn trú" từ khá lâu.

Đối với phiên tòa diễn ra sáng nay, nhà báo của Bernama cho biết khó có khả năng vào được bên trong vì thẻ vào tham gia phiên toà cấp cho nhà báo là giới hạn. Mỗi nước và mỗi cơ quan báo chí chỉ có một đại diện tham dự.

Ngoài các cảnh sát giao thông ổn định hiện trường bên ngoài, ngay ở cổng có không dưới 30 cảnh sát bảo vệ với súng ống đứng chặn bên ngoài cổng sắt.

Bên trong khuôn viên tòa án có khá nhiều cảnh sát đặc nhiệm bịt mặt đứng trên tầng 1 nhìn chằm chằm xuống đám đông nhà báo đang xếp hàng làm thủ tục vào.

Anh Jian - một nhà báo Malaysia - cho biết có hai làn đăng ký: bên dành cho nhà báo Malaysia và bên cho báo nước ngoài. Nhiều nhà báo Malaysia đang phẫn nộ vì không được tham dư phiên toà. Tại bàn đăng ký các phóng viên được thông báo sẽ bị thu điện thoại.

Trước đó, cả hai bị cáo ra tòa sáng nay bị bắt giữ vì tình nghi dính líu tới vụ một công dân Triều Tiên bị sát hại tại sân bay Kuala Lumpur, Malaysia ngày 13-2.

Hai bị cáo khai với cảnh sát rằng họ được thuê để làm điều này vì nghĩ nó là một trò đùa trong một chương trình truyền hình thực tế.

Đại diện Đại sứ quán Việt Nam và sứ quán Indonesia tại Malaysia đã có các cuộc tiếp xúc lãnh sự với hai nữ bị cáo.

Trong lần tiếp xúc này, cả hai đều khai với đại diện ngoại giao rằng mình không biết đó là vụ sát hại và được nhận số tiền nhỏ để thực hiện.

Trả lời Reuters qua email, tổng công tố Malaysia cho biết Hương và Aishah sẽ chính thức bị truy tố theo điều 302 bộ luật hình sự của nước này. Hình phạt cao nhất của điều luật này là tử hình.

Phiên tòa được tổ chức tại quận Sepang của bang Selangor.

Selangor (dân số 4,1 triệu) là một trong 13 bang của Malaysia, nằm ở trung tâm bán đảo Malaysia. Nó bao quanh các "lãnh thổ liên bang" Kuala Lumpur và Putrajaya - tức hai thủ đô của Malaysia.

Thủ phủ bang Selangor là Shah Alam (thành lập trong những năm 1970 với vai trò thành phố vệ tinh của Kuala Lumpur) và thủ phủ hoàng gia là Klang (cách thủ đô Kuala Lumpur 40km về phía tây). Một trung tâm đô thị lớn thứ ba là Petaling Jaya được nâng lên thành phố ngày 20- 6-2006. Do đó, Selangor là một trong hai bang của Malaysia có hơn 2 thành phố, bang kia là Sarawak.

Selangor là bang giàu nhất ở Malaysia tính theo GDP và giàu thứ hai tính theo GDP đầu người (4.907 USD), sau bang Penang. Ngày 27-8-2005, Selangor đã được chính thức công bố là bang phát triển đầu tiên ở Malaysia.

Selangor là một bang quân chủ lập hiến theo thừa kế, hiện đang được Sultan Sharafuddin Idris Shah trị vì (từ năm 2001).

Những hình ảnh ghi nhận bên ngoài phiên tòa sáng nay của phóng viên Tuổi Trẻ LÊ NAM:

Cảnh sát đặc nhiệm bảo vệ vòng trong của tòa án ở Selangor

Thông báo của Malaysia cho các nhà báo về việc đăng ký dự phiên tòa xử hai nữ nghi phạm


Các nhà báo xếp hàng đăng ký dự tòa và lực lượng cảnh sát Malaysia bảo vệ bên ngoài tòa sáng 1-3


Bên trong khuôn viên tòa án ở Selangor


Cảnh sát bảo vệ dày đặc bên trong khuôn viên tòa án ở Selangor

(Tiếp tục cập nhật)
LÊ NAM (từ Malaysia) - T.LIÊM
http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20170301/tuong-thuat-truc-tiep-tu-phien-toa-xu-doan-thi-huong/1272599.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Này, các anh chị em trong quân đội và công an hãy nghe đây!


Này các anh chị em trong quân đội và công an, nếu không có nhân dân thì các vị có là gì không hả? Không phải tự nhiên mà lực lượng của các vị mang tên gắn liền với nhân dân, vì nhân dân mới là lực lượng chính quan trong của quân đội và công an.
Khi chiến tranh xảy ra nếu chỉ một mình quân đội chiến đấu thì chắc chắn thua. Khi xung đột xảy ra nếu chỉ một mình công an thì kẻ gian bóp mũi. Cả quân đội và công an đều cần đến sự ủng hộ và giúp sức của nhân dân để tạo nên sức mạnh của chính mình. Sao chủ quan đến độ buông rời và xa rời sự đồng lòng hỗ trợ của nhân dân?

Là người lãnh đạo đứng trên lợi ích của đất nước và nhân dân Việt Nam thì hẳn người đó trước tiên phải làm cho lực lượng của mình trở nên hùng mạnh, có như vậy thì mới đánh bật được kẻ thù, có như vậy thì mới đè bẹp được quân gian, lẽ tất nhiên họ sẽ vì dân, lấy lòng dân bằng cách phục vụ hết lòng để dân yêu, dân quý. Ai không làm được điều này thì có phải là người của ta không?

Lạ thay có những lãnh đạo được dựng lên, lại hô hào quân làm những chuyện khiến cho dân căm phẫn. Vậy ta nhìn vào những lãnh đạo này, cho là ngu dốt thì vẫn là người của mình. Cho là thông minh thì thấy ngay là người của địch. Nếu nhân dân đứng ra một bên mặc kệ quân đội và công an thì kẻ thù không đánh mà vẫn thắng, không có nhân dân che chở hiệp lực thì chúng chỉ cần đánh tỉa quân đội và công an là vong bại ngay thôi. Như thế ta sẽ nhìn thấy âm mưu chia rẽ tình đoàn kết của nhân dân cùng công an và quân đội. Như thế là đòn phản nghịch, phá hoại để làm suy yếu sức mạnh của chúng ta. Như thế mâu thuẫn càng lên cao thì bàn tay quân thù càng rõ mạnh. Như thế là ngay bây giờ và hơn bao giờ kẻ thù đang chuẩn bị "ra tay"...

Nhân dân vẫn dành trọn vẹn một niềm tin cho công an và quân đội, nhưng nếu mọi việc vẫn như vậy thì rồi nhân dân sẽ tránh xa. Khi biết nhân dân tránh xa không vì công an và quân đội thì kẻ thù sẽ động thủ và nhẩy vào xâm chiếm nước ta.

Chiến tranh cách mạng ở VN là cuộc đấu tranh của toàn dân tộc. Lúc đó nhân dân là quân đội, quân đội là nhân dân. Vai trò của công an chỉ nẩy sinh khi ta có hòa bình. Công an cùng quân đội gìn giữ trât tự hòa bình để bảo vệ và canh giấc ngủ cho dân.

Nếu không chăm sóc nhân dân thì quân đội và công an đều có tội. Nếu nhân dân không ủng hộ quân đội và công an thì mất nước như chơi.

Ta phải làm sao đây để ngăn chặn sự phá hoại của kẻ thù, để nhân dân vẫn luôn tin yêu quân đội và công an? Chỉ có cách duy nhất thôi, đó là bắt hết những con sâu "ăn tàn phá hoại" - những con sâu đã ém mình vào trong quân đội và cả công an. Bắt ngay đừng để chúng vùng lên như là một tín hiệu truyền ra bên ngoài, kẻo nhận được ám hiệu này là 4 kẻ thù cùng lúc tụm vào thì ta chẳng kịp trở tay.

Đỗ Thị Anh Thư
(FB Đỗ Thị Anh Thư)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHÂN DÂN


Nguyễn Hiếu

Kết quả hình ảnh cho NHÂN DÂN


1.
Nhân dân là ai ?
Là tất cả chúng ta
Là anh và em
Là ngừơi ăn mày đang lang thang ngoài ngõ
Là kẻ đi cúp phóng ào ào giữa phố
Là tất cả 100 quả trứng trong bọc mẹ Âu Cơ
Là Thạch Sanh
Là Hoàng Trìu
Là con Tấm, là già Đa
Là hai triệu rưởi người chết đói năm 45
Và cũng năm 45 hớn hở đi biểu tình
Là kẻ xếp hàng chen lấn khi đong gạo
Cũng là người hoan hô đón các vị nguyên thủ
Là bác đạp xích lô áo rách
Và anh lính đứng nghiêm trước lăng Bác
Là kẻ nằm la liệt trước sân ga
Cũng là người đào hầm dấu cán bộ
Là người vác cả cỗ hậu sự
Để lát đường cho xe qua
Cũng là kẻ đào đá trên đường tầu về xây nền nhà
Là kẻ bỏ chiếc nhẫn cuối cùng cho tuần lễ vàng
Và mong ngóng nhỏ nhoi hai con số đề mỗi chiều về
Là kẻ to mồm nhất khi xem bóng đá
Và im như thóc khi ngồi giữa hội trường
Là anh lính cởi trần giữ đảo Trường Sa
Và anh bộ đội da vàng ém mình trên chốt 412
Nhân dân khom lưng cấy lúa
Ăn vội vàng miếng cơm quá nhỏ
Để kịp giờ vào ca
Cúi khom lưng cõng mọi chế độ
Và ở trong những căn nhà bé nhất
Trong chiến tranh là người đi đầu
Ngày hoà bình thì hưởng cuối
Trong chiến tranh mở hết lòng minh để đón mọi người
Hòa Bình về chỉ xin một việc làm đi đủ trăm cửa
Nhân dân làm nên mọi việc tầy trời
Nhưng bị bắt bẻ trong từng chữ kí

2.
Nhân dân như vầng trăng
Khi tròn khi khuyết
Nhân dân như trái đất
Có cả Kim tự tháp
Và hoa vòi voi
Nhân dân như mặt trời
Nóng rát và nồng ấm
Nhân dân như biển khơi
Chứa sóng cồn và sóng ru êm ả
Nhân dân như đất rẻo trong tay chính phủ
Có thể thành bất cứ hình gì
Nhưng là gì và cho dù lúc nào
Nhân dân vẫn là nhân dân
Là mặt nước
Đủ sức nâng thuyền và lật thuyền
3
Hôm nay nhân dân vẫn bị tấn công
Trên tàu ,trên xe
Trong cửa hàng bách hóa
Bằng giá cả mỗi ngày một tăng
Bằng viđêô nhảm nhí, nhố nhăng
Bằng sách trinh thám và vụ án
Bằng ước vọng xa xôi ,đỏ đen
Trong tiếng nhạc xập xình xổ số
Bằng sự đập vỡ đền chùa và những tấm bia
Bằng sự quên lãng dần những làn quan họ
Quên dần những ngày hội , buổi vào mùa
Cây đa ,giếng nước mất dần
Bằng sự dối lừa và ngon ngọt
Che đậy lòng tham của những Tô Duy
Vơ vét và đục khoét
Miệng vẫn lầu bầu “nhân dân”
4
Nhà thơ biết làm gì
Khi dòng thơ chỉ còn lại là thơ
Những dẫu sao vẫn cần lên tiếng
Để câu chữ này nằm trong đơn truy tố
Đủ sức cho thơ mang lời phẫn nộ
Hãy bảo vệ nhân dân
Bằng luật pháp và bằng văn hóa
Bằng công bằng và bằng chính trị
Khẩu hiệu đủ rồi
Nên dùng băng và biểu ngữ để may áo may quần
Cái đúng, cái sai phải lấy đói no của dân làm chuẩn mực
Hãy bảo vệ nhân dân
Như xưa kia nhân dân bảo vệ Đảng
Niềm tin đã đi xa sẽ trở về
Khi Đảng hiện ra đúng như nhân dân mong ước
Ngày 6/6/1988

(Theo báo Văn nghệ 1990)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

01/03/1917: ‘Bức điện Zimmermann’ được công bố tại Mỹ


Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1917, “Bức điện Zimmermann” (Zimmermann Telegram) đã được công bố trên trang nhất của rất nhiều tờ báo ở khắp nước Mỹ. Nó là một bức điện mà Ngoại trưởng Đức, Arthur Zimmermann, gửi cho Đại sứ Đức tại Mexico, trong đó đề xuất thành lập liên minh Mexico – Đức trong trường hợp nổ ra chiến tranh giữa Mỹ và Đức.
Trong bức điện, do tình báo Anh chặn được và giải mã hồi tháng 01/1917, Zimmermann chỉ thị cho vị đại sứ, Bá tước Johann von Bernstorff, đưa ra đề nghị viện trợ tài chính cho Mexico nếu nước này đồng ý trở thành đồng minh của Đức trong bất kỳ xung đột Mỹ – Đức nào trong tương lai. Nếu người Đức giành chiến thắng, họ cũng hứa sẽ trả lại cho Mexico các vùng lãnh thổ bị mất, gồm Texas, New Mexico và Arizona.
Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson biết được nội dung của bức điện vào ngày 26/02. Ngay hôm sau, ông đã đề xuất với Quốc Hội rằng Mỹ nên bắt đầu trang bị cho các con tàu của mình để chống lại các cuộc tấn công từ Đức, đồng thời ủy quyền cho Bộ Ngoại giao công bố “Bức điện Zimmermann.” Sáng ngày 01/03, tin tức đã được tung ra.
Người Đức khi ấy vốn đã khiến Wilson – cũng như công chúng Mỹ – vô cùng giận dữ bởi chính sách chiến tranh tàu ngầm không hạn chế và việc liên tiếp tấn công các tàu Mỹ. Ban đầu, một số người Mỹ theo quan điểm trung lập đã cho rằng bức điện là giả. Nhưng lập luận này đã nhanh chóng bị bác bỏ chỉ hai ngày sau đó, khi Zimmermann lên tiếng thừa nhận bức điện là hoàn toàn có thật.
Dư luận Mỹ đã ủng hộ việc nước này tham gia vào Thế chiến I. Ngày 02/04, Wilson đọc bản thông điệp chiến tranh trước Quốc Hội, và Mỹ chính thức tham chiến bốn ngày sau đó.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/03/01/buc-dien-zimmermann-duoc-cong-bo-tai/#sthash.ZbXerc6C.dpuf

Phần nhận xét hiển thị trên trang