Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Thủy điện xả lũ không sai, vậy ông trời sai sao?


>> Tới lượt Thủ tướng Pháp Manuel Valls từ chức
>> Phó Vụ trưởng 26 tuổi được bổ nhiệm… nhưng Vụ trưởng không biết
>> Phần Lan cân nhắc tặng mỗi công dân 870 USD/tháng
>> 4 bí mật về cảnh nóng nghẹt hở mà các đạo diễn nổi tiếng tiết lộ


HIẾU LÂN























LĐO - Bà con miền Trung đang khốn khó chịu đựng trong nước ngập tràn. Thủy điện xả lũ lại được chỉ tên điểm mặt như một nguyên nhân chính khiến từ Quảng Nam vào đến Khánh Hòa rất nhiều nơi chìm trong nước. Người ta cứ bảo rằng thủy điện không xả lũ còn nguy gấp bội, nhưng…

Tôi mới đọc được một vài bài viết chê bai rằng người kêu trời thủy điện xả lũ chẳng biết gì vì xả bao nhiêu, như thế nào, vào mấy giờ…, những nhà chuyên môn đã tính cả rồi. Nếu cứ để đấy vỡ đập, cả hạ du sẽ trôi ra biển! Và còn rất nhiều lý do ABCD nữa để khẳng định như định đóng cột, thủy điện xả lũ chẳng có gì sai, mưa to gió lớn nước nhiều thì cứ phải cắn răng mà chịu thôi.


Trước đây, Hố Hô và nhiều thủy điện khác cũng đã “ca” bài này mặc cho nhà trôi, trâu bò chết, tài sản theo nước và thiệt hại không đếm xuể. Khoan bàn về họ phán đúng hay sai bởi đến ngay cả những người am hiểu tranh cãi cũng còn dài. Tôi muốn nói đến nỗi khổ và cả bực tức của hàng triệu đồng bào miền Trung hiện thời.

Có lẽ từ rất lâu Nha Trang và Tuy Hòa mới ngập lụt nặng nề đến thế. Nhìn những hình ảnh đồng nghiệp gửi về từ nơi mà người dân thường nghĩ nước lụt nếu có cũng chỉ xâm xấp ngoại thành. Nhưng rồi cả dải miền Trung, sau áp thấp nhiệt đới, mưa lớn kéo dài không chỉ 12 thủy điện dồn dập xả lũ mà có thể còn hơn nữa đã nhấn chìm nhiều làng mạc. Dù biện minh thế nào thì nếu xả lũ có kế hoạch, có tổng chỉ huy điều phối và tính toán, thông báo tốt hơn, tôi tin miền Trung không lụt nặng nề như thế.

Đừng có lặp mãi điệp khúc thủy điện phải xả lũ hàng chục năm nay như thế. Tôi không phản đối thủy điện làm thế nhưng tôi không thể hiểu cứ mưa to là phải vậy, điều muôn năm cũ nhưng vẫn tái diễn năm này sang năm khác. Đau lòng hơn khi năm sau lại gây thiệt hại hơn năm trước. Không thể bỏ thủy điện được thì hãy tìm cho dân con đường sống tốt hơn. Hoặc di dời dân hoặc xóa bỏ và đừng vung tay ký cho thủy điện mọc lên dày đặc như thế chứ?

Tại sao cứ bảo thủy điện nhiều nhìn chung lợi hơn, dân sống khấm khá hơn mà lũ chồng lũ, khổ chồng khổ như vậy? Người dân không cần những con số hoa mắt hay những con số nghe ù tai, cũng chẳng thiết những lý giải biện hộ cho đời sống khốn khổ mỗi khi lũ về. Họ chỉ mong không đỡ hơn thì cũng đừng chạy lũ vật vã vất vả hơn cho những năm sau nữa.

Thủy điện bảo họ không sai, cơ quan quản lý kêu đúng quy trình và dân chúng thì cắn răng chịu đựng! Vậy thì phải có ai sai trong câu chuyện đáng buồn này chứ? Chẳng lẽ lại là ông trời? Tôi không tin chẳng còn cách nào và cứ lo mà chuẩn bị cho những trận lũ cuồng phong tiếp theo. Tôi cũng không nghĩ ai nói mặc người nấy, hết lũ lụt rồi lại thôi.

Tôi tin phải có nơi, có chỗ, có người đứng ra giải quyết hợp tình hợp lý, ổn thỏa và bớt gây thiệt hại nặng nề cho các bên. Nếu không được thế thì có lẽ tại ông trời thật, các bạn ạ!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngậm ngùi chuyện niên liễm Hội Nhà văn không đủ viếng đám tang




Quốc Phong
























MTG - Mấy hôm trước, tôi có đọc trên báo Tuổi Trẻ mà thấy thật ngậm ngùi cho Hội Nhà văn Việt Nam khi được nghe lời than đến đau nhói của ông Chủ tịch Hội Hữu Thỉnh. Ông cho hay, nếu cứ theo đúng Luật về tổ chức Hội mà Quốc hội đã bàn thảo rồi sẽ thông qua (tuy nay đã tạm hoãn) thì Hội của ông sẽ không được cấp kinh phí, không có trụ sở, phải tự đóng góp hội phí mà nuôi nhau. Như thế, sẽ có ngày "Hội Nhà văn chỉ còn con đường tan rã mà thôi...".

Cũng tại Hội nghị Văn học 2016 do Hội Nhà văn tổ chức hôm 16.12, ông Hữu Thỉnh còn cho hay: Số tiền niên liễm (hội phí hội viên) thu từ 1.000 người trong số những người vinh hạnh được  Hội Nhà văn Việt Nam kết nạp,  mỗi năm chưa được 6 triệu đồng. Số tiền này, theo nhà thơ Hữu Thỉnh thì "chưa đủ đi thăm viếng một số đám ma!”.

Nhà thơ Hữu Thỉnh giải thích về thực trạng tài chính năm 2016 tại hội nghị rằng, khó khăn đầu tiên là thông thường mỗi nhiệm kỳ 5 năm, các hội văn học nghệ thuật được nhận khoảng 400 tỉ đồng tiền hỗ trợ sáng tác từ ngân sách nhà nước, trong đó riêng Hội Nhà văn Việt Nam mỗi năm được nhận 4,8 tỉ đồng. Nhưng năm nay Hội Nhà văn chỉ nhận được một nửa số tiền đó (2,4 tỉ đồng) và đã phải chi ra 2/3 để trả nợ cho báo Văn Nghệ, tạp chí Thơ, Hồn Việt... (mỗi số ra của mỗi đầu báo, Hội Nhà văn đặt mua 1.000 tờ cho khoảng 1.000 hội viên của mình). Vì chưa đủ tiền nên hiện Hội Nhà văn vẫn còn nợ lại một số đơn vị tiền mua báo từ đầu năm đến nay, vẫn theo báo Tuổi Trẻ.

Tôi là người làm báo nhưng cũng từng học ngành văn học khi còn là sinh viên đại học. Tôi không thể quên được lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm nào khi chúng tôi từng phải nghiền ngẫm và tầm chương trích cú nhiều năm những lời dạy của các nhà lý luận Mác xít. Hồ Chí Minh là một nhà chính trị và một nhà yêu nước vĩ đại nhưng đồng thời cũng là nhà văn hoá lớn, nghệ sĩ lớn. Hơn ai hết, Bác Hồ hiểu được vai trò của văn học nghệ thuật đối với xã hội, lịch sử và luôn luôn có ý thức sử dụng văn học nghệ thuật như một vũ khí tư tưởng sắc bén. Vì vậy, trong dịp nói chuyện với các văn nghệ sĩ (1951), một lần nữa Bác khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Tôi đang cố hình dung, nếu một ngày nào đó, nhà nước siết nguồn hỗ trợ kinh phí tương tự cho các tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp kiểu như Hội Nhà văn thì nền văn nghệ cách mạng của nước nhà sẽ ra sao? Liệu có thể có được những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị nếu mai mốt "bầu sữa mẹ" quan trọng kia sẽ không còn nữa? Thật khó vô cùng khi "vũ khí của nhà văn" không còn sắc bén để phụng sự dân tộc.

Tuy nhiên, về một góc độ khác, tôi cũng rất chia sẻ với Đảng và Nhà nước ta hiện nay khi đang phải "ôm" quá nhiều các tổ chức hội. Nó đã và đang góp phần khiến cho bộ máy công chức, viên chức phải nuôi bằng ngân sách nhà nước phình ra quá to. Nó đang làm oằn lưng người lao động phải đóng góp, nuôi nó đến mức không còn chịu đựng nổi.

Nên chăng, cần siết lại để tinh gọn bộ máy. Bên cạnh đó cũng cần tính toán những giải pháp khác căn cơ hơn đối với những tổ chức Hội không thể xoá tên. Song, phải bằng một cách làm khác. Phải chăng nên giúp các tổ chức này có cái "cần câu", có nguồn vốn ban đầu giúp họ tự tạo ra nguồn kinh phí để hoạt động lâu dài khi đã có đủ sức tự lập.

Tìm hiểu từ thực tế các cơ sở vật chất của Hội Nhà văn Việt Nam, tôi cũng hiểu họ rất nghèo và khó khăn ghê gớm, chẳng sung sướng nỗi gì nếu đó không phải là cái nghiệp mà họ đã trót đam mê và sống chết vì nó.

Chúng ta nếu không nuôi họ thì rất khó kiểm soát được họ. Không ai dám khẳng định, nếu, để tồn tại, người ta sẽ phải kết nạp những "nhà văn" có tiền nhưng "thèm danh" kết nạp vào hội để số này sẽ nuôi Hội thay nhà nước thì điều gì sẽ xảy ra? Đây là chuyện hết sức tệ hại và rất không nên!

Theo tôi, một giải pháp rất giản đơn có thể làm được giúp họ thoát hiểm khi Hội Nhà văn Việt Nam đang là con nợ của nhiều đứa con do mình đẻ ra cũng như các đầu mối khác, Nhà nước nên để họ quy hoạch lại bộ máy cho gọn gàng hơn, "co" lại các cơ sở hiện có để họ dùng quỹ đất liên kết với đối tác nào đó xây dựng các công trình kinh tế, có thể tạo ra kinh phí mà hình thức xây dựng khách sạn để đưa vào kinh doanh cũng là một hướng tích cực.

Nếu không chấp nhận để họ có đối tác liên kết, Nhà nước hãy cấp cho họ nguồn kinh phí ban đầu để họ tự thực hiện các dự án (đương nhiên phải thuê những nhà quản lý  giỏi về quản lý nó). Nguồn lãi sau khi đi vào hoạt động sẽ được trích lại cho hoạt động Hội như lâu nay, để giúp nhà nước không phải chi thường xuyên nữa. Có lẽ, giải pháp này mới bền lâu và cũng lành mạnh hơn.

Nhìn rộng ra với các tổ chức hội khác, tôi nghĩ có lẽ cũng nên như thế và chỉ có như thế, bộ máy hưởng ngân sách mới bớt cồng kềnh và tiến đến một hình thái hoạt động hội lành mạnh, có ích và đích thực...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Stratfor dự báo 10 năm tới : Biển Đông dậy sóng, Trung Quốc, Nga suy yếu




Giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 được Bắc Kinh kéo đến Hoàng Sa tháng 5/2014, gây căng thẳng với Việt Nam.

(Direct Matin 20/12/2016) Cơ quan tình báo chiến lược Mỹ Strategic Forecasting (Stratfor) đã đưa ra các dự báo cho mười năm tới, và điều nhẹ nhàng nhất có thể nói là tương lai không phải màu hồng. (Điều đáng chú ý: Trung Quốc trì trệ, Việt Nam có hy vọng nằm trong số 16 nền kinh tế mới nổi, chiến tranh có thể xảy ra tại Biển Đông).


Biển Đông sẽ trở thành thùng thuốc súng

Cuộc chiến tranh giành các đảo ở Biển Đông sẽ trở nên tệ hại hơn trong những năm tới. Stratfor dự báo : « Ba quốc gia sẽ tranh chấp khu vực này : một nước Nga đang yếu đi nên bỗng chốc muốn duy trì các lợi ích, Trung Quốc và Nhật Bản ». Trong trường hợp tồi tệ nhất, sẽ diễn ra một cuộc xung đột vũ trang.


Trung Quốc gặp khó khăn

Mười năm sắp tới, tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại. Trong số các nguyên nhân, có sự ngờ vực ngày càng lớn đối với Đảng Cộng Sản. Vì Đảng mặc nhiên từ chối mọi giải pháp tự do, việc kiểm soát nền kinh tế sẽ phải thông qua đàn áp ngày càng tăng. Nếu các thành phố duyên hải có thể duy trì tăng trưởng cao nhờ thương mại, các tỉnh thành nằm sâu trong nội địa sẽ bị trì trệ, và làm chậm lại dần trên mức độ toàn quốc. Một Trung Quốc bị chia cắt làm nhiều mảng là điều có thể xảy ra.

Một xưởng may tại Vĩnh Phúc.
Nổi lên 16 « Trung Quốc mini »

Tăng trưởng giảm sút cùng với tình trạng chia rẽ của Trung Quốc đã khiến nổi lên 16 nền kinh tế mới, với dân số tổng cộng 1,15 tỉ người. Đó là Mêhicô, Nicaragua, Cộng hòa Dominica, Pêru, Ethiopia, Ouganda, Kenya, Tanzania, Bangladesh, Miến Điện, Sri Lanka, Lào, Việt Nam, Cam Bốt, Philippines, Indonesia.

Một khu trục hạm lớp Izumo của Nhật.
Nhật Bản tăng cường sức mạnh hải quân ở châu Á

Nhà vô địch về quân sự ở châu Á chắc chắn là xứ sở mặt trời mọc. Buộc lòng phải tăng cường sức mạnh trên Ấn Độ Dương do đồng minh Mỹ yếu đi, Nhật Bản chỉ có thể trông cậy vào chính mình để bảo vệ các tuyến đường hàng hải.

Một ngôi chợ truyền thống ở St Petersbourg.
Nga sẽ suy sụp…

« Sẽ không có vụ nổi dậy nào chống lại Matxcơva, nhưng cung cách lỗi thời của chính phủ nhằm hỗ trợ và kiểm soát Liên bang Nga sẽ làm nước Nga dần dà suy sụp, và hậu quả là Liên bang sẽ bị chia nhỏ » - Stratfor cảnh báo. Nguyên nhân là do các biện pháp trừng phạt, giá dầu lao dốc, chi phí liên quan đến quân sự tăng lên, và các đấu đá nội bộ như chúng ta đang thấy hiện nay.

Hỏa tiễn liên lục địa RS-24 của Nga.
…khiến cho cả một kho vũ khí nguyên tử không ai quản lý

Và, điều đáng ngạc nhiên là Hoa Kỳ sẽ phải lo việc bảo vệ kho vũ khí này. Việc sụp đổ từ từ của Liên bang Nga mở ra cánh cửa cho bọn buôn lậu đối với một trong những kho dự trữ hạt nhân quan trọng nhất thế giới. Stratfor dự báo : « Đây sẽ là một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất thập kỷ ». Hoa Kỳ cũng sẽ tăng cường năng lực răn đe để đề phòng trường hợp bị tấn công.

Nhà máy sản xuất xe Mercedes tại Rastatt, Đức.
Đức vấp phải nhiều trở ngại

Nền kinh tế Đức chủ yếu dựa vào xuất khẩu sang các quốc gia thành viên khác của Liên hiệp Châu Âu (EU). Rất không may là tâm trạng nghi ngờ Châu Âu tăng lên khiến vị trí vững vàng này bị kìm hãm lại. Stratfor nhấn mạnh : « Đức sẽ phải chịu đựng một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng trong khoảng mười hai năm tới ».

Tòa Bảo hiến ở Vacxava, Ba Lan.
Ba Lan tăng cường trọng lượng trong Liên hiệp Châu Âu

Stratfor khẳng định : « Ba Lan sẽ là trung tâm tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, và ảnh hưởng của nước này sẽ lớn thêm ». Ba Lan không bị giảm dân số như các nước thành viên EU khác, và sẽ hưởng lợi qua quan hệ đối tác chiến lược với EU, chiếm vị trí đáng kể trên bàn thương lượng.

Một phiên họp toàn thể của Nghị viện Châu Âu tại Strasbourg.
Sẽ có « bốn Châu Âu »

Nếu trong một thời gian dài, sự đoàn kết của Châu Âu dường như khó thể tranh cãi, thì trong mười năm tới mọi sự sẽ khác. Đó là do chủ nghĩa dân tộc và các xu hướng nghi ngại Châu Âu. Theo Stratfor, trong tương lai Châu Âu sẽ chia làm bốn khối : Tây Âu, Đông Âu, Bắc Âu và Liên hiệp Anh. Các dự báo này được đưa ra trước Brexit – khi dân Anh bỏ phiếu tách khỏi EU.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan trong lễ khánh thành đường hầm Âu-Á ngày 20/12/2016.
Thổ Nhĩ Kỳ trở thành đồng minh bất ngờ của Hoa Kỳ

Thế giới Ả Rập sẽ không yên ổn trong mười năm tới, nhưng đối với Thổ Nhĩ Kỳ thì sáng sủa hơn. Nếu cho đến nay Thổ Nhĩ Kỳ rất ít, thậm chí không can dự vào các cuộc xung đột bên ngoài biên giới của mình, Ankara sắp tới không còn giữ được vai trò thụ động. Là quốc gia duy nhất còn giữ được ổn định trong khu vực, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở thành một đồng minh quan trọng của Mỹ, chủ yếu nhằm chống lại Nga. Gần như đây là một sự quay lại với chính sách « containment » (chính sách ngăn chận của Hoa Kỳ và đồng minh nhằm ngăn ngừa sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản – ND).

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Abraham Lincohn.
Siêu cường Mỹ xuống dốc

Trước một thế giới bất định và xáo trộn hơn bao giờ hết, Hoa Kỳ sẽ tập trung vào chuyện nội bộ, lơi lỏng các vấn đề quốc tế. Ít can thiệp ra nước ngoài hơn, để ổn định hơn trong nước…và có thể dẫn đến nguy cơ tự thu mình lại tương đối, làm tăng thêm bất ổn trên tầm thế giới. Một  kịch bản có vẻ đã được khẳng định với việc thắng cử của Donald Trump, người chủ trương cô lập.

(Tựa gốc : « 11 dự báo đáng ngại cho thế giới trong mười năm tới ». Thụy My chỉ thay đổi trật tự trong bài cho dễ theo dõi. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết tiếng Pháp ở đây, và bài gốc bằng tiếng Anh ở đây).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

5 bước tiến cực lớn trong cuộc chiến chống ung thư của nhân loại năm 2016


Chúng ta hãy cùng nhau điểm lại những thành tựu to lớn của các nhà khoa học trong năm 2016 trong nỗ lực chống lại ung thư - căn bệnh đáng sợ nhất thế kỷ 21.
Số ca mắc bệnh ung thư trên khắp thế giới đang gia tăng rất nhanh về cả số lượng lẫn độ nghiêm trọng. Tuy nhiên năm 2016 có lẽ là một năm thành công đối với ngành y trong những nỗ lực tìm ra phương pháp chữa căn bệnh này.
Từ phát hiện sớm ung thư qua xét nghiệm máu, đến chữa hoàn toàn được một số dạng ung thư, các nhà khoa học đang có những khởi đầu tươi sáng khiến căn bệnh này không còn là nỗi ám ảnh toàn cầu nữa.
1. Xét nghiệm máu giúp phát hiện ung thư vú
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với phụ nữ. Nếu được phát hiện sớm, ung thư vú có thể được chữa khỏi hoàn toàn.
Tuy nhiên, để làm các cuộc xét nghiệm tầm soát ung thư vú, người ta thường dùng một kĩ thuật gọi là "mammogram" – chụp quang tuyến vú – và sau đó là "biopsy" – sinh thiết. Kỹ thuật này khá tốn thời gian và gây nhiều bất tiện cho người phụ nữ, đặc biệt gây đau đớn đối với những người có cơ thể quá nhạy cảm hay vào kỳ kinh nguyệt.
5 bước tiến cực lớn trong cuộc chiến chống ung thư của nhân loại năm 2016 - Ảnh 1.
Phương pháp mới tiện lợi và ít tốn kém hơn nhiều
Để khắc phục khó khăn này, các nhà khoa học tại ĐH Quốc gia Úc đã nghiên cứu thành công phương pháp xét nghiệm máu có thể phát hiện được ung thư vú bằng cách tìm kiếm các vết tích từ các chất do khối u tiết ra.
Tuy còn nhiều năm nữa thì kỹ thuật này mới được đưa vào sử dụng rộng rãi, nó vẫn được cho là nhanh hơn, ít tốn kém hơn và ít gây xâm phạm đến các mô hay các khối u trong ngực so với kĩ thuật sinh thiết.
2. Phương pháp chữa ung thư phổi hiệu quả hơn cả hóa trị
Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với cả nam lẫn nữ, và phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay chính là hóa trị liều cao.
Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng các hóa chất khi được truyền vào máu, nó không chỉ phá hủy tế bào khối u mà nó còn phá hủy các tế bào lân cận. Do đó những người đang sử dụng phương pháp hóa trị thường phải chịu những tác dụng phụ nặng nề như nôn mửa thường xuyên, hoặc rụng tóc.
5 bước tiến cực lớn trong cuộc chiến chống ung thư của nhân loại năm 2016 - Ảnh 2.
Ung thư phổi có tỷ lệ tử vong cực kì cao
Một nghiên cứu vào tháng 10 năm 2016 đã đưa ra một loại thuốc trị ung thư phổi hiệu quả hơn hóa trị những 40%. Thuốc này có tên là Pembrolizumab (tên thường là Keytruda).
Trong các thử nghiệm, bệnh nhân có những phản hồi rất tốt, như thời gian sống được kéo dài hơn và ít có dấu hiệu tiến triển bệnh trong 10 tháng so với những người đang hóa trị. Thuốc này đã được FDA công nhận là thuốc hóa trị thứ hai và đang chờ để được công nhận là thuốc hóa trị được ưu tiên trong chữa trị ung thư phổi.
5 bước tiến cực lớn trong cuộc chiến chống ung thư của nhân loại năm 2016 - Ảnh 3.
Đây là loại thuốc mới có tác dụng hơn cả hóa trị trong điều trị ung thư phổi
3. Liệu pháp miễn dịch cho kết quả "chưa từng có" đối với ung thư máu nan y
Liệu pháp miễn dịch có thể hiểu là sử dụng hệ miễn dịch của chính bản thân, kết hợp với thuốc để chống đỡ bệnh tật. Liệu pháp miễn dịch đã cho những kết quả "chưa từng có trong y học" đối với chữa trị ung thư, đặc biệt là ung thư máu.
Trong một nghiên cứu, 94% bệnh nhân có bệnh bạch cầu lympho bào cấp tính cho thấy các triệu chứng hoàn toàn biến mất. Đối với những bệnh nhân bị các loại ung thư máu khác, 80% cho kết quả khả quan và hơn 50% thuyên giảm bệnh tình.
5 bước tiến cực lớn trong cuộc chiến chống ung thư của nhân loại năm 2016 - Ảnh 4.
Kiểm soát khối u cũng là một cách tiêu diệt chúng
Phương pháp này cho kết quả tốt nhất đối với ung thư máu và tủy xương. Các nhà khoa học đang mở rộng một số thử nghiệm lâm sàng để có thể phát huy tối đa tiềm năng của phương pháp này.
Một trong các nhà nghiên cứu, Stanley Riddell cho biết: "Giống với hóa trị và xạ trị, phương pháp này tuy không thể cứu sống tất cả các bệnh nhân, nhưng cuối cùng nó cũng có thể được xem xét để trở thành một trong những phương pháp trụ cột trong chữa trị ung thư."
4. Phương pháp kiểm soát khối u
Đi ngược lại với tất cả các phương pháp khác, các nhà nghiên cứu đến từ ĐH Bang Oregon đã có một hướng tiếp cận mới với ung thư: giảm tối thiểu liều hóa trị, nhưng truyền thuốc cho bệnh nhân thường xuyên hơn.
Phương pháp này được gọi là "Metronomic dosage regimen" (tạm dịch là Phân liều theo nhịp), sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và làm chậm quá trình kháng thuốc của khối u.
5 bước tiến cực lớn trong cuộc chiến chống ung thư của nhân loại năm 2016 - Ảnh 5.
Phương pháp này có hiệu quả với các loại ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi hay ung thư tuyến tiền liệt. Mục đích thực sự của nó là biến cơ thể thành môi trường bất lợi cho sự phát triển và lan rộng của khối u.
5. Phương pháp chữa trị cho loại ung thư vú "không thể chữa trị"
Krtin Nithiyanandam, một thiếu niên 16 tuổi đến từ Anh Quốc đã tìm ra cách chữa bệnh hiệu quả hơn cho một trong những loại ung thư chết người nhất – ung thư vú thể bộ ba âm tính.
5 bước tiến cực lớn trong cuộc chiến chống ung thư của nhân loại năm 2016 - Ảnh 6.
Chân dung cậu thiếu niên tuổi trẻ tài cao
Phần lớn các loại ung thư đều có thụ thể trên bề mặt tương tác được với thuốc, nhưng loại ung thư này thì không. Và cậu bé này đã tìm ra cách để nó có thể phản ứng với các loại thuốc!
Bằng cách tiêm một loại protein đặc hiệu tên là ID4 vào cơ thể, các khối u đã chuyển sang dạng dễ chữa trị hơn.
Phương pháp này chưa được sử dụng trên lâm sàng và vẫn cần phải nghiên cứu phát triển thêm, nhưng các chuyên gia tin rằng đây là một bước tiến quan trọng trong việc chữa trị loại ung thư vú ác tính này.
Nguồn: Medical Daily
Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Qui trình biết ơn ngược” và chuyện “khố rách - quần hồng”!


>> Nhân tài trở về rồi “dứt áo ra đi”, chuyện chưa bao giờ kể!
>> Thường trực Ban Bí thư nói về vụ ông Võ Kim Cự và Trịnh Xuân Thanh


Bùi Hoàng Tám
(Dân trí) - Ở các công ty nước ngoài, việc biết ơn được làm theo “qui trình ngược”, sếp luôn biết ơn, cám ơn và tặng quà nhân viên vì họ đã nỗ lực giúp sếp hoàn thành nhiệm vụ. Ở ta, cô bé hàng xóm kể được thưởng tết 5 triệu đồng, “đi” sếp trưởng 2 triệu, 2 sếp phó mỗi sếp 1 triệu, thế là còn triệu bạc...

Quà biếu ngày tết vốn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa. Đây là dịp trò cảm ơn thầy, con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ, người bệnh cám ơn thầy thuốc đã chữa trị cho mình và cả những người đã giúp đỡ trong sản xuất, kinh doanh.

Thế nhưng từ nhiều năm qua, quà tết đã biến tướng, trở thành một gánh nặng, thậm chí là hình thức hối lộ trá hình. Nên năm nào cũng vậy, cứ độ cuối năm, Chính phủ lại có văn bản cấm hiện tượng tiêu cực trong việc biếu xén, quà cáp này.

Năm nay, tại phiên họp thường kỳ tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo rất quyết liệt: “Ngay trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, tôi đề nghị tất cả hệ thống hành chính không chúc Tết lãnh đạo, không biếu xén, không phong bao, phong bì. Tôi yêu cầu không chúc Tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành. Yêu cầu các tỉnh không về Hà Nội chúc Tết. Ở các địa phương cũng vậy. Cần thực hiện nghiêm việc này”.

Những chỉ đạo của Thủ tướng là mạnh mẽ, cụ thể và “đích danh” khi Thủ tướng nói thẳng băng “Tôi yêu cầu không chúc Tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành” đồng thời yêu cầu cần “thực hiện nghiêm việc này”.

Như vậy, có thể hiện tượng này năm nay sẽ giảm và nếu như ai đó vi phạm lệnh cấm của Thủ tướng, chắc chắn sẽ bị xử lý nghiêm. Song, điều khó hiện nay là nằm ở khâu phát hiện.

Trả lời báo Dân trí, ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) trông đợi vào sự phát hiện của người dân vì khó bắt được quả tang. “Người dân tố cáo, phản ánh càng nhiều càng tốt, mình có điều kiện nghiên cứu, thẩm định nhưng người dân tố cáo tới cơ quan chức năng thì còn phải làm theo luật. Có phải ăn trộm ăn cắp mà bắt quả tang được đâu”. Ông Đạt nói.

Ý kiến của ông Đạt rất chính xác bởi việc biếu xén (mà thực chất là hối lộ) đã được trá hình, núp danh “tình cảm” và cả “truyền thống dân tộc”.

Vì thế, một trong những phương án mà ông Đạt đưa ra là xử lý trách nhiệm người đứng đầu. “Người đứng đầu không tặng quà, nhận quà thì sẽ giải tỏa được cho cấp dưới. Cấp dưới quá thích chuyện đó chứ, bởi vừa mất công mất việc. Bỏ cái “lệ” đó đi thì người ta đồng tình ủng hộ ngay. Người đứng đầu vi phạm thì phải xử lý nghiêm”.

Cục trưởng Đạt còn cho biết: “Tới đây khi sửa Luật phòng chống tham nhũng phải đưa vào vấn đề này, xử lý bằng pháp luật chứ bây giờ chỉ xử lý bằng hành chính, chưa có xử lý bằng luật pháp cả. Ở nhiều nước việc nhận quà ngoài quy định sẽ bị đưa vào tội hối lộ ngay nên quan chức sợ. Ở mình chưa có chế tài nên tới đây làm luật phải đưa vào”.

Nói trắng ra, có cầu ắt có cung. Một khi sếp kiên quyết không nhận thì chẳng có ai dám biếu xén cả. Chỉ lo sếp thì không “ô văn kê” nhưng vợ sếp, con sếp, cả lái xe của sếp lại không… từ chối.

Cũng công bằng, không phải sếp nào cũng muốn nhận quà của nhân viên. Đã có không ít sếp nghiêm cấm nhân viên đến nhà ngày tết với lý do “cả năm cả tháng làm việc với nhau, tết dành cho gia đình, vợ con” nhưng hàm ý sâu xa là không muốn nhân viên vất vả chuyện quà cáp.

Họ cũng không muốn “làm ơn” để nhận “trả ơn” theo kiểu mua bán sòng phẳng.

Tóm lại, dù hành xử thế nào thì trong tâm lý người Việt, cấp dưới luôn phải biết ơn, mang ơn cấp trên. Nhân viên phải biết ơn, mang ơn thủ trưởng.

Thế nhưng ở các công ty nước ngoài, việc biết ơn được làm theo “qui trình ngược” với Việt Nam. Đó là sếp luôn biết ơn, cám ơn và tặng quà nhân viên vì họ đã nỗ lực giúp sếp hoàn thành nhiệm vụ.

Nhớ lại năm trước, cô bé hàng xóm kể được thưởng tết 5 triệu đồng, “đi” sếp trưởng 2 triệu, 2 sếp phó mỗi sếp 1 triệu, thế là còn triệu bạc. Buồn! Buồn cho nó thì ít mà buồn cho sếp nó thì nhiều...

Trở lại ý kiến của Cục trưởng Đạt, một khi có chế tài xử lý thông qua luật, coi đó như tội đưa và nhận hối lộ thì khi đó, chắc chắn việc “Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng” sẽ bớt đi rất nhiều, phải không các bạn?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đẳng cấp đại gia




Từ Kế Tường
MTG - Ngôn ngữ thời thượng gọi những người giàu có hiện nay là đại gia. Đây là đẳng cấp mới trong xã hội không chỉ ở Việt Nam mà ở khắp thế giới, tất nhiên đại gia phải hơn tiểu gia và những người bình thường.

Thông tin hiện đại mang tính toàn cầu, chỉ một cái nhấp chuột, vào các trang mạng trên Internet thì nắm được trên thế giới năm 2016 có bao nhiêu người giàu nhất, thông tin này luôn được cập nhật từ việc kiếm tiền, sinh hoạt và phong cách chơi của đại gia ra sao... Theo quan sát của người viết bài này thì mấy năm gần đây đã nổi lên hai phong cách chơi khác nhau của đại gia châu Âu và châu Á. Đại gia châu Âu thì thích chơi du thuyền vài triệu đến hàng chục triệu USD, sắm xe ô tô siêu sang và cưới các cô gái chân dài đẹp nổi tiếng thuộc hàng “sao” ở các lãnh vực người mẫu thời trang, ca sĩ, diễn viên…

Ở châu Á, phong cách chơi của đại gia có khác, họ không mê du thuyền, còn sắm xe ô tô siêu sang giá vài triệu USD thì đầy. Còn nhớ trong một đám rước dâu trước đây ở Hà Nội có tới hàng chục chiếc xe ô tô “siêu sang”, biển số đẹp ngời ngời đậu kín một con đường, thậm chí có đại gia mua cả máy bay 6-7 triệu USD để… đi làm. Còn chuyện “mua” mấy cô chân dài cũng rất bình thường, thậm chí “mua” một lúc năm, bảy cô, hàng chục cô mà khéo giấu thì cũng chẳng ai biết. Nhưng đây cũng không phải là phong cách nổi bật để so sánh giữa đại gia châu Âu và châu Á xem ai nổi trội. Sự so sánh nằm ở khía cạnh khác, cũng theo cách gọi thời thượng đó là phong cách chơi “không đụng hàng”. Về điểm này thì chỉ có đại gia Trung Quốc và Việt Nam nổi trội mà thôi. Thậm chí đại gia Việt Nam còn vượt trội hơn.

Đẳng cấp đại gia bên Trung Quốc hiện nay ngoài biệt thự sang trọng, xe ô tô hiệu nổi tiếng còn thêm sở hữu một chú chó ngao thuần chủng Tây Tạng giá… 31 tỉ tiền Việt Nam, tức hơn 1 triệu USD, thêm một bộ “chăn, ga, gối, nệm” cho chốn phòng the theo phong cách “hoàng gia” thêu hình rồng, phượng, màu vàng đặc trưng có giá 100 vạn nhân dân tệ, tương đương 3 tỉ tiền Việt Nam để khẳng định đẳng cấp vượt trội. Nhưng dư luận vẫn chưa bị “choáng” bằng một vị đại gia Việt Nam ngụ Hà Nội chơi chiếc… lồng chim giá nửa tỉ. Chiếc lồng chim này được nghệ nhân chế tác cực kỳ tinh xảo, ngoài bộ phận tre đan chiếc lồng theo truyền thống còn thêm chân đế đỡ lồng, cóng đựng thức ăn, nước uống, cây ngang cho chim đậu bằng… ngà voi chạm khắc hoa văn rất đẹp.

Nhìn chiếc lồng chim giá nửa tỉ bạc, người chơi chim biết ngay là chiếc lồng đặt riêng cho nghệ nhân nổi tiếng làm, và là chiếc lồng chim độc nhất vô nhị. Nhưng mọi người sẽ thắc mắc không biết vị đại gia này chơi chim gì mà sắm chiếc lồng giá tới nửa tỉ? Câu hỏi hơi bị khó trả lời, vì thông thường chiếc lồng chim giá nửa tỉ phải nhốt con chim giá cũng phải gấp đôi chiếc lồng tức 1 tỉ mới xứng. Nhưng sẽ không ai trả lời được trong bầu trời này có con chim gì trị giá 1 tỉ, dù là tỉ tiền Việt Nam? Và đó phải là con chim biết bay, biết hót, biết nói? Vì theo giới chơi chim, con chim đạt mấy tiêu chuẩn vừa nêu cũng chỉ có con chim nhồng, và dù chú chim nhồng nói được mấy thứ tiếng, giá mắc nhất cũng chỉ 15-20 triệu đồng. Do đó, tạm thời kết luận vị đại gia Hà thành sắm chiếc lồng chim trị giá nửa tỉ mới xứng đáng đẳng cấp đại gia hơn cả đại gia châu Âu và châu Á mà đặc biệt là đại gia Trung Quốc.

Bởi lẽ bỏ cả đống đô la ra sắm du thuyền, mua chó ngao Tây Tạng, sắm bộ “chăn, ga, gối, nệm” đúng kiểu vua chúa ngày xưa ngẫm cho cùng cũng là để phục vụ bản thân. Còn đại gia Việt Nam chơi chiếc lồng chim giá nửa tỉ hoàn toàn chỉ để… chơi thôi, vì chim xứng đáng để nhốt vào lồng thì chưa có, cũng chẳng biết bao giờ có, thế thì không treo lồng trong nhà ngắm chơi thì biết làm gì? Chính vì thế, nên “phong cách đại gia” Việt Nam hiện nay là số 1 trên thế giới.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cái chết bí ẩn của Thành Cát Tư Hãn






Đền thờ Thành Cát Tư Hãn ở Mông Cổ






























Tháng 8/1227, nguyên Thái tổ Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan, Thiết Mộc Chân) qua đời ở tuổi 67, sau khi đã lập nên kỳ tích hàng đầu trong lịch sử nhân loại là xây dựng một đế chế Mông Cổ hùng mạnh vắt ngang cả hai châu Âu - Á. Dù ngọn đèn thiêng trong ngôi đền thờ vị đại hãn này ở Mông Cổ vẫn còn cháy sáng suốt 781 năm qua, nhưng nguyên nhân cái chết của ông vẫn còn là một điều bí ẩn
“Nguyên sử” do chính Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương hạ chiếu biên soạn năm 1368 lại chỉ dùng 20 chữ để nói về cái chết của Thành Cát Tư Hãn là do bệnh nặng: “Ngày Nhâm Ngọ, tháng 7 mùa thu (1227) bệnh nặng. Ngày Kỷ Sửu băng là tại hành cung Tát Lý Châu”. Tuy văn tự trong sử chép đơn giản như thế nhưng thực tế rất phức tạp với nhiều thuyết khác nhau lan truyền rất rộng rãi.
Ít nhất có 5 thuyết, trong đó 3 thuyết liên quan đến triều Tây Hạ.
Thuyết của người phương Tây
Đầu tiên là thuyết bị sét đánh. Thuyết này khá ly kỳ theo ghi chép của nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha là Giovani da Pian del Carpini do tòa thánh La Mã cử đi sứ Mông Cổ từ năm 1245 đến 1247. Ông này phát hiện rằng ở Mông Cổ lúc ấy thường bị dông sét, giết chết rất nhiều người, nhất là mùa hè, vì thế người Mông Cổ rất sợ sấm chớp.
Đời Nam Tống, Triệu Nhã Chi trong Hắc Thát sự yếu cũng chép rằng “Người Thát (chỉ Mông Cổ) mỗi khi nghe sấm sét đều bưng tai gập người xuống đất, tựa như trốn tránh”. Carpini khẳng định rằng Thành Cát Tư Hãn đi săn đã bị sét đánh chết trong báo cáo đệ trình giáo hoàng nhan đề “Lịch sử của người Mông Cổ mà chúng ta gọi là Thát Đát”. Thời gian Carpini đến Trung Quốc chỉ cách 18 năm sau ngày chết của Thành Cát Tư Hãn, sớm hơn Marco Polo đến 30 năm nên thuyết của ông không phải không có cơ sở.
Thuyết thứ hai: Bị trúng độc. Thuyết này được truyền từ “Marco Polo du ký”. Marco Polo là thương nhân người Ý, đến Trung Quốc vào năm 1275 là thời gian nguyên Thế tổ Hốt Tất Liệt đang chấp chính. Marco Polo nói về nguyên nhân cái chết của Thành Cát Tư Hãn: Khi tấn công ải Thái Tân của Tây Hạ, Thành Cát Tư Hãn bị tên độc bắn trúng vào gối. Chất độc phát tán kịch liệt không thể chữa khỏi nên “trúng độc” mà chết. Nhưng trong dân gian thì cho rằng Thành Cát Tư Hãn trúng độc không phải do tên mà là do tù binh là vương phi Tây Hạ Cổ Nhĩ Bá Lặc hạ thủ khi ân ái.
Di ảnh Thành Cát Tư Hãn
Cũng theo ghi chép của Marco Polo thì khi Thành Cát Tư Hãn qua đời đã có rất đông người bị sinh tuẫn và sát tuẫn. “Trên đường chuyển linh cữu về cố hương, suốt dọc đường quân binh hộ tống cứ gặp người là giết đi làm tuẫn táng... Khi thi hài chuyển về đến vùng núi A Nhĩ Thái thì quân binh đã giết gần 2.000 người làm sát tuẫn”. Ngoài ra, còn có 40 tì thiếp xinh đẹp từng hầu hạ Thành Cát Tư Hãn cùng con chiến mã mà ông ta đã sử dụng đều bị chôn sống theo để làm sinh tuẫn.
Té ngựa hay bị hành thích?
Theo Nguyên triều bí sử do người Mông Cổ biên soạn thì “Mùa thu năm Bảo Khánh thứ 2 triều Tống Lý Tông (1226), đại hãn dẫn phu nhân là Dã Tốc cùng đưa quân chinh phạt triều Tây Hạ. Mùa đông năm ấy đi săn tại A Nhi Bất Hợp. Không ngờ đại hãn cưỡi con ngựa hồng sa bị ngựa hoang làm cho hoảng sợ quăng xuống đất bị thương, máu ra nhiều, tối ấy sốt cao, bệnh căn khởi từ đó và ngày càng nặng. Sau khi dẹp xong triều Tây Hạ, ngày 12/7/1227 (tức ngày 25/8 dương lịch) đại hãn qua đời”.
Người Mông Cổ còn có thuyết hành thích. Thuyết này cũng liên quan đến nàng vương phi của triều Tây Hạ nói trên, một phiên bản của thuyết hạ độc. Trong dân gian Mông Cổ lưu truyền rằng, quân của Thành Cát Tư Hãn khi tấn công Tây Hạ đã bắt được nàng vương phi xinh đẹp Cổ Nhĩ Bá Lặc đem hiến cho Thành Cát Tư Hãn. Trong đêm đầu tiên “bồi tẩm”, lợi dụng lúc đại hãn mất cảnh giác, nàng vương phi kia đã đâm chết ông ta.
Thuyết này bắt nguồn từ bộ sách Mông Cổ nguyên lưu của người Mông Cổ khắc vào năm Khang Hy nguyên niên (1662). Sách này rất quý, khoảng100 năm sau đó (1762) một vị thân vương Mông Cổ đã chép ra một bản dâng lên hoàng đế Càn Long làm lễ vật. Càn Long cho dịch ra chữ Hán và Mãn, lấy tên là Khâm định Mông Cổ nguyên lưu, đưa vào Tứ khố toàn thư. Thuyết này được các nhà sử học cho là rất đáng tin.
Dân gian Mông Cổ còn có thuyết ông bị cắn đứt “của quý”. Đương nhiên không thấy chép trong chính sử hay dã sử. Trong đêm động phòng, nàng vương phi Tây Hạ đã bất ngờ thừa cơ cắn đứt “sinh thực khí” của Thành Cát Tư Hãn, máu tuôn như suối. Một ông lão 67 tuổi nhiều năm chinh chiến, sức lực đã suy, lại gặp tình huống éo le này, vừa hận vừa xấu hổ nên gục ngã ngay. Trong quân cũng không thể truyền tin xấu này ra ngoài nên chỉ nói là đại hãn té ngựa trọng thương.
Thuyết này tuy hoang đường nhưng phân tích kỹ thấy cũng có lý. Nếu Thành Cát Tư Hãn chết về tay vương phi Tây Hạ thì các thuyết hành thích, hạ độc đều khó xảy ra vì lúc động phòng không thể giấu hung khí và thuốc độc, nhất là một tù nhân như nàng vương phi hẳn đã bị kiểm tra kỹ. Với hai bàn tay trắng, nếu nàng quyết giết Thành Cát Tư Hãn thì chỉ có thể... cắn vào chỗ yếu nhất đó.
Nếu thuyết này đúng thì đây là một sự báo ứng đối với Thành Cát Tư Hãn – người được mệnh danh là chiếc “máy gieo giống” của nhân loại.
Đâu là lăng mộ thật của Thành Cát Tư Hãn?
Lăng mộ thật sự của Thành Cát Tư Hãn ở đâu là một thách đố làm đau đầu những tay trộm mộ bao đời và các nhà khoa học ngày nay. Một số tư liệu sử học Trung Quốc cho rằng, cũng giống như các đại hãn trước đó, Thành Cát Tư Hãn chọn lối “mật táng” để không ai nhận biết mộ thật của mình.
Theo đó, thi hài Thành Cát Tư Hãn được chôn giữa thảo nguyên bao la. Khi hạ huyệt, người ta dắt đến hai mẹ con lạc đà, giết chết con con trước mặt con mẹ rồi đưa con mẹ về. Sau khi chôn lấp xong thì cho hàng ngàn kỵ binh quần thảo bên trên trở thành bình địa, không thể xác định được chỗ chôn. Chỉ có con lạc đà mẹ luôn nhớ chính xác chỗ con mình chết, nên người trong hoàng tộc có thể đi theo mà xác định chỗ chôn khi cần thiết.
Vào tháng 9-2001, các chuyên gia khảo cổ Mỹ và Mông Cổ phát hiện một quần thể gồm 40 ngôi mộ ở gần vùng núi Binder cách thủ đô Mông Cổ Ulan Bator 360 km. Quần thể này được bao bọc 3 phía bằng bức tường đá cao 3– 4 m, chiều dài khoảng 3 km. Giữa khu này có một khối đá đỏ được cho là vết tích lâu đài của Thành Cát Tư Hãn.
Ở phía Nam quần thể này, bằng những thiết bị chuyên dụng đã phát hiện hài cốt của hơn 60 người. Theo những binh giáp và vũ khí tìm thấy, những người này thuộc tầng lớp quý tộc Mông Cổ. Các nhà khảo cổ cho rằng trong số đó có Thành Cát Tư Hãn. Cách địa điểm này 56 km, có một ngôi mộ tập thể chôn khoảng 100 binh sĩ Mông Cổ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết luận cụ thể nào về địa điểm chính xác chôn thi hài của Thành Cát Tư Hãn.
(theo NLĐ)

Phần nhận xét hiển thị trên trang