Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Hà Nội sẽ cấm triệt để xe máy, không phân biệt nội hay ngoại tỉnh


VietTimes – Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, Hà Huy Quang cho biết, việc cấm xe máy để giảm ùn tắc giao thông tại Thủ đô mới chỉ đang là Dự thảo. Nhưng khi đã cấm là cấm tất cả các xe máy, không phân biệt xe biển ở tỉnh hay biển Hà Nội.
Quang Minh - /
Ảnh minh họaẢnh minh họa
Trả lời Báo Hà Nội mới về Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố”, ông Hà Huy Quang còn dẫn chứng thêm, mới đây TP Hà Nội cũng đã triển khai 12 tuyến phố đi bộ và đã cấm triệt để các loại phương tiện chứ không phân biệt xe của địa phương hay tỉnh ngoài.
Ông Hà Huy Quang nêu rõ, Dự thảo Đề án đưa ra lộ trình hạn chế xe máy ở Thủ đô theo 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Từ năm 2020, hạn chế xe máy hoạt động trong khu vực phố cổ 2 ngày cuối tuần, lễ, Tết. Năm 2021, dừng hoạt động đối với xe máy vào khu vực nội đô (Vành đai 1) từ 7 giờ đến 19 giờ hàng ngày, hạn chế xe máy hoạt động trong khu vực phố cổ các ngày trong tuần.
Giai đoạn 2: Từ năm 2023, dừng hoạt động đối với xe máy trong Vành đai 2, đồng thời mở rộng hạn chế ra các tuyến phố cũ (phố Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt...).
Giai đoạn 3: Đến năm 2025, cấm xe máy một số địa điểm trong Vành đai 3. Ô tô cá nhân sẽ hoạt động theo giờ tại một số tuyến đường, khu vực.
Ông Hà Huy Quang cho rằng, Dự thảo Đề án có đề cập đến việc cấm xe máy để giảm ùn tắc giao thông tại Thủ đô nhưng khi đã cấm là cấm triệt để tất cả các xe máy chứ không phân biệt xe biển ở tỉnh hay Hà Nội.
Mặt khác, khi triển khai Đề án hạn chế phương tiện giao thông cá nhân tại khu vực nội đô (vành đai 1) sẽ lựa chọn các tuyến có đầy đủ hạ tầng từ trông giữ phương tiện đến việc vận hành hiệu quả các phương tiện vận tải khách công cộng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân. Khi các tiêu chí này đáp ứng được yêu cầu mới tiến hành cấm hoặc hạn chế phương tiện cá nhân.

Tin liên quan


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Năm 2016: Số vụ tấn công mạng gấp hơn 4 lần năm 2015


VietTimes -- Theo VNCERT, trong năm 2016, Trung tâm đã ghi nhận tổng cộng 134.375 sự cố tấn công mạng của cả 3 loại hình Phishing (lừa đảo), Malware (mã độc) và Deface (tấn công thay đổi giao diện), tiếp tục tăng mạnh, tương đương tới hơn 4,2 lần so với các sự cố an ninh mạng ghi nhận được của năm 2015.
Nhật Đông - /
 Trong năm 2016, VNCERT ghi nhận sự lây lan rất nhanh của mã độc mã hóa dữ liệu để tống tiền Ransomware. Mã độc này luôn có các biến thể mới, lây lan qua nhiều hình thức, đem lại những nguồn lợi khổng  lồ cho tin tặc mà người bị hại gần như không có lựa cTrong năm 2016, VNCERT ghi nhận sự lây lan rất nhanh của mã độc mã hóa dữ liệu để tống tiền Ransomware. Mã độc này luôn có các biến thể mới, lây lan qua nhiều hình thức, đem lại những nguồn lợi khổng lồ cho tin tặc mà người bị hại gần như không có lựa c
Trong đó, số sự cố Phishing được ghi nhận trong năm 2016 là 10.057 sự cố, gấp hơn 1,7 lần so với năm ngoái; 46.664 sự cố Malware, tăng gần 2,8 lần so với năm 2015; và 77.654 sự cố Deface, tăng tới hơn 8,7 lần so với năm 2015.
Đó là những số liệu được Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 vừa diễn ra hôm qua (13/12).
Theo ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Giám đốc VNCERT, trong năm 2016, bên cạnh công tác xây dựng đề án, văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, Trung tâm đã nỗ lực triển khai điều phối, cảnh báo và trực tiếp ứng cứu xử lý một số tình huống quan trọng, khẩn cấp để chống tấn công phá hoại gây mất an toàn thông tin (ATTT). VNCERT luôn chủ động, cố gắng bố trí cán bộ ứng trực liên tục khi diễn ra các sự kiện quan trọng của đất nước như Đại hội Đảng lần thứ XII, các kỳ họp Quốc hội, kỳ nghỉ tết nguyên đán, đảm bảo ATTT và hỗ trợ tích cực cho các cơ quan nhà nước và thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia.
Trung tâm VNCERT đã gửi cảnh báo sớm và chủ động trực tiếp điều phối xử lý đến các cơ quan trung ương, các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet trên toàn quốc, hỗ trợ xử lý, ngăn chặn máy chủ điều khiển đặt bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, đồng thời cảnh báo về nguy cơ cuộc tấn công tương tự trong việc ứng cứu sự cố tại Vietnam Airlines ngày 29/7/2016.
Số liệu của VNCERT cũng cho thấy, trong số các sự cố tấn công mạng đã được Trung tâm ghi nhận năm nay, có 1 sự cố Phishing liên quan đến tên miền “.gov.vn”; 17 sự cố Deface liên quan đến tên miền “.gov.vn”; và 63 sự cố Malware liên quan đến tên miền “gov.vn”. Các sự cố này đều đã được VNCERT gửi cảnh báo, các đơn vị đã tự xử lý hoặc được Trung tâm hỗ trợ xử lý.
Trung tâm VNCERT cũng cho biết, trong kỳ ghi nhận sự lây lan rất nhanh của mã độc mã hóa dữ liệu để tống tiền Ransomware. Mã độc này luôn có các biến thể mới, lây lan qua nhiều hình thức, đem lại những nguồn lợi khổng  lồ cho tin tặc mà người bị hại gần như không có lựa chọn nào khác ngoài trả tiền chuộc nếu muốn khôi phục dữ liệu. VNCERT đã liên tiếp có 3 công văn cảnh báo và hướng dẫn biện pháp phòng ngừa về mã độc này, đồng thời phối hợp tổ chức truyền thông rộng rãi về mã độc mã hóa dữ liệu để tống tiền Ransomware qua các cơ quan truyền thông, hội thảo khoa học.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đánh giá cao những nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm VNCERT trong năm qua, nhất là trong bối cảnh yêu cầu, thách thức đối với lĩnh vực an toàn thông tin (ATTT) đang ngày càng gia tăng như hiện nay. “Năm 2016 là năm VNCERT đã làm được nhiều việc, thể hiện trên nhiều mặt công tác. Trung tâm đã đang giữ vai trò hết sức quan trọng trong công tác đảm bảo ATTT tại Việt Nam”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Về phương hướng công tác năm 2017, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng đề nghị Trung tâm VNCERT trong thời gian tới tập trung, dồn lực để làm bằng được 3 Đề án lớn là: Đề án về Giám sát ATTT mạng quốc gia; Đề án Điều phối, ứng cứu khẩn cấp bảo đảm ATTT mạng quốc gia; Đề án thí điểm cơ chế đặc thù cho Trung tâm VNCERT và lực lượng kỹ thuật giám sát, ứng cứu sự cố ATTT mạng.
Bên cạnh đó, theo chỉ đạo của Thứ trưởng, trong thời gian tới, Trung tâm VNCERT cần xác định việc xây dựng, triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phương án ứng cứu khẩn cấp, bảo đảm ATTT mạng quốc gia là một nhiệm vụ quan trọng. “Nhiệm vụ này vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với VNCERT. Trung tâm cần nỗ lực để thực hiện tốt”, Thứ trưởng nhấn mạnh. 
Đối với nhiệm vụ cảnh báo, điều phối và ứng cứu sự cố ATTT, cùng với việc tổ chức thu thập, tiếp nhận, xác minh và cảnh báo sự cố ATTT; ứng cứu các sự cố ATTT đặc biệt quan trọng, có khả năng ảnh hưởng đến người dùng mạng Internet quốc gia…, năm 2017, Trung tâm VNCERT cũng dự kiến tiếp tục tổ chức các chương trình diễn tập hàng năm về ATTT gồm: 3 đợt diễn tập quốc tế về ATTT, 1 đợt diễn tập điều phối và ứng cứu sự cố an toàn mạng lưới cùng 3 đợt diễn tập theo khu vực Bắc - Trung - Nam; tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn hàng năm về ATTT…

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TRANG THƠ NGƯỜI ĐẸP

 – THƠ ĐÔNG HÀ

QTXM- Tên khai sinh: Hồ Thị Tâm- Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Phó Chủ tịch Hội nhà văn Thừa Thiên Huế- Hiện đang giảng dạy ở trường Quốc Học – Huế. THơ Đông Hà chữ hay, nồng nàn mà đấy chiều sâu triết lý, cũ mà rất mới.



Nhà thơ Đông Hà

Thơ cho mùa tháng 9
1. Khói bạch hạc
tháng 9 buồn như khói đồng hoang
ai đã đốt ngày mình lạt dạ
đôi khi vì bất cẩn
mà cháy nguyên cả cánh đồng mình
cánh đồng hôm nào hai đứa cùng tin
sẽ vãi gieo dăm ba điều kỳ lạ
giờ thôi
không còn hoa còn lá
chỉ có cái vô tâm đang lớn mỗi ngày
tháng 9 buồn không dám trở bàn tay
sợ rơi vỡ đôi ba điều còn lại
níu nhau mà thương giữ nhau mà quý
mà nước mắt không biết cứ đi tìm
tháng 9 buồn tháng 9 chông chênh
sợi khói hôm xưa thành dây trói buộc
mà mắt thương thành như muốn khóc
mà môi yêu còn cháy đôi lời
ừ. thì cuối cùng cũng vậy mà thôi
ai giữ lại người đi bên mình được…
2. Mắt bạch hạc
hốt nhiên bạch hạc quay về
sao lòng không vui không buồn không thương không nhớ
tạ tình đã thoát bùa mê
tạ ơn em đã quay về chân như…
ai đem phút đó tình cờ
người đi dăm bảy nghi ngờ buông ra…
ơ kìa thôi đã hồng hoa
mà mắt bạch hạc bay xa ngang trời….
chớp lia một thoáng cõi người
tiếc chi lại cứ đười ươi giữa rừng…
tiễn cười một nụ rưng rưng…
đôi mắt bạch hạc bay lừng chừng mây…
Tuổi thơ
Tuổi thơ tôi bồng bềnh mây trắng
Con ngựa xanh bờm tía hí vang trời
Có những đêm nằm soi sao phẳng lặng
Gió qua đồng kể chuyện chốn xa xôi
Quê cha ngoảnh mặt dòng sông buồn bã
Con đò đầy độ ấy vãn người sang
Dòng nước chở ai hao gầy lá mạ
Rét cắt lòng mơ nắng trĩu trên vai
Tôi thơ dại bắt con cò bỏ chợ
Cổ ngóng trơ vơ-nhớ thuở mẹ đi rồi
Mùa đông năm xưa nghèo hơn hơi ấm
Giữ nỗi buồn lại lạnh chính mình thôi
Mùa đông qua sông in thêm vầng trăng vỡ
Tuổi thơ tôi qua bao chợ xứ người
Để đêm nay có vì sao vời vợi
Đổi ngôi cho người rồi lặn xuống sông trôi…
Hồi ức xanh
Tôi bắt con bọ xanh làm niềm vui thơ trẻ
Tuổi ngày xưa chết dại sau vườn
Mẹ đưa tôi đi qua mắt vườn với những niềm vui dâu bể
Lớn dần vạt nắng ban trưa
Tuổi gật gù nào đã biết hay chưa
Con đom đóm thả bàn tay, buổi dậy thì tan vỡ
Cha tôi nhìn hăt bóng tường hoảng sợ
Gà con kêu chiếp sân đình
Cải đầu làng chẳng kịp trổ bông…
Bến đò đầy tiễn bầy sáo sang sông
Cánh nhặt cánh thưa trập trùng mây lạ
Tôi xé toang cánh buồm lá
Đắp lên hai cánh tay trần
Thế rồi cười nụ phân vân
Bàn tay xanh nhợt những tần ngần tôi.
Nghe mưa
Nghe mưa giọt lạnh bên đời
Nghe em nhớ lại một thời hôm qua
Tôi về xé giọt phù sa
Ươm vào hạt giống chở qua mắt người.
Nghe mưa ướp lạnh tiếng cười
Nghe lanh canh vỡ chín mười nỗi đau
Tôi về đếm lại thơ sầu
Thả rơi xuống đáy thung sâu.
Hết rồi.
Từ đây mưa cũng như đời
Rơi đâu cũng được.
Tôi ngồi với tôi.
Lẻ loi như một mồ côi.
Như em một độ thả rơi
đoá hồng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trí tuệ nhân tạo ngày càng gần gũi với con người


Tạp chí Time tổng hợp những thiết bị AI cho thấy trí tuệ nhân tạo sẽ còn tiến xa và hiện diện sâu trong đời sống con người trong năm 2017.
Châu An - /
"Trợ lý" Amazon Echo với phần mềm Alexa cho phép người dùng trò chuyện cùng, yêu cầu nó đọc tin tức, thông báo tình hình thời tiết, thậm chí gọi taxi..."Trợ lý" Amazon Echo với phần mềm Alexa cho phép người dùng trò chuyện cùng, yêu cầu nó đọc tin tức, thông báo tình hình thời tiết, thậm chí gọi taxi...
Google Home về cơ bản là mẫu loa di động nhỏ gọn, nhưng tích hợp trợ lý ảo thế hệ mới Google Assistant, tương tác với người dùng tương tác bằng giọng nói, tìm kiếm thông tin hay điều khiển các thiết bị khác trong nhà như TV, dàn âm thanh...
Robot Pepper của Softbank có thể hiểu giọng nói, nhận dạng ngôn ngữ cử chỉ. Pepper cũng là lễ tân người máy đầu tiên làm việc tại FPT Japan với nhiệm vụ đón khách và biết nhận diện hình ảnh khách từng đến công ty để gửi lời chào mỗi khi gặp lại.
Nest Cam Outdoor: Phần mềm của camera an ninh này có thể phân biệt con người với những vật thể khác (như động vật) để giảm số lần báo động sai.
Kính thực tế ảo Microsoft HoloLens có thể phân tích và hiểu môi trường vật lý xung quanh người đeo, cho phép họ tương tác cũng như mở ứng dụng, chơi game 3D giao thoa giữa hình ảnh ảo và thực tế.
Anki Cozmo là robot đồ chơi có thể nhận diện, phản ứng khi thấy khuôn mặt của chủ nhân và gọi tên họ.
Asus Zenbo hoạt động tương tự Amazon Echo và Google Home, di chuyển quanh nhà và trả lời những câu hỏi của người dùng về thời tiết, tin tức... đồng thời có thể biểu lộ cảm xúc qua khuôn mặt ảo.
Máy hút bụi thông minh iRobot Roomba 960/980 được trang bị các cảm biến với khả năng quan sát sàn nhà xem chúng có sạch không để thực hiện việc lau và hút bụi.
Sphero BB-8 là robor đồ chơi được điều khiển bằng smartphone dành cho fan của Star Wars, nhưng nó còn có khả năng ghi nhớ môi trường xung quanh để tự điều chỉnh khi di chuyển.
Máy bay không người lái DJI Mavic Pro biết phát hiện và tránh các vật cả trên đường bay như cây, tòa nhà...
Aethon Tug có nhiệm vụ di chuyển ở hành lang bệnh viện để phân phát thuốc, mẫu xét nghiệm... giúp bác sĩ và y tá có thêm thời gian chăm sóc bệnh nhân.
Theo VnE

Phần nhận xét hiển thị trên trang

17/12/1991: Người ủng hộ Yeltsin tuyên bố Liên Xô sẽ tan rã


Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1991, sau một cuộc họp dài giữa Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev và Tổng thống Liên bang Nga Boris Yeltsin, một phát ngôn viên đã thông báo rằng Liên Xô sẽ chính thức tan rã hoặc trước năm mới, hoặc vào ngay đêm giao thừa. Yeltsin tuyên bố rằng, “Sẽ không còn lá cờ đỏ nào nữa.” Đó là đỉnh cao trong chuỗi sự kiện dẫn đến sự tan rã của Liên Xô.
Dù hàm chứa những tác động mạnh mẽ, thông báo này chỉ khiến nhiều người Nga ngáp dài và cười mỉa đầy hoài nghi sau hàng tháng mệt mỏi vì những mưu đồ và bất ổn chính trị, cùng một nền kinh tế sụp đổ. Đối với nhiều người, Liên Xô đã tan rã từ lâu. Các nước cộng hòa thuộc Liên Xô đã lần lượt tuyên bố độc lập; và chỉ vài ngày sau đó, họ sẽ nhóm họp và hình thành nên Cộng đồng các Quốc gia Độc lập.
Quyền lực của Gorbachev cũng dần suy yếu, một nỗ lực đảo chính vào tháng 8 đã gần như lật đổ ông. Mặt khác, Yeltsin lại đang bận rộn lên kế hoạch cho việc tiếp quản các cơ sở mà Liên Xô để lại; biểu tượng búa liềm của Liên Xô cũng phải được thay thế bằng lá cờ Nga. Ngay cả Gorbachev dường như cũng chấp nhận điều không thể tránh khỏi này, trích thời gian từ công việc không còn mấy ý nghĩa của mình để đi chụp ảnh với ban nhạc rock Scorpion.
Đây quả là cái kết không mong muốn cho một đất nước mà Tổng thống Ronald Reagan từng gọi là “Đế chế Ác quỷ” (the evil empire.)
Xem thêm:
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/12/17/nguoi-ung-ho-yeltsin-tuyen-bo-lien-xo-tan-ra/#sthash.06efAVMg.dpuf

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Cần cù là huyền thoại, hiếu học là ngộ nhận"


GS. Trần Ngọc Thêm không ngần ngại gọi những giá trị mà chúng ta vẫn tự hào lâu nay – sự cần cù và hiếu học – là “huyền thoại".
Ông đã có cuộc trò chuyện với Vietnamnet, lý giải vì sao ông lại “chỉ mặt đặt tên” như vậy. Ông cũng chia sẻ những nghiên cứu sâu hơn về giáo dục cũng như những giá trị của cá nhân trong thời kỳ mới.

'Cần cù là huyền thoại, hiếu học là ngộ nhận'
GS Trần Ngọc Thêm (Ảnh Thành Long)
“Không thể tự khen là cần cù được”
Cần cù và hiếu học lâu nay được xem là niềm tự hào của người Việt chúng ta. Nay ông kết luận rằng những phẩm chất này chỉ là huyền thoại thì quả là một cú sốc...
- Nếu chỉ là một công dân, đúng là tôi cũng nghĩ rằng cần cù và hiếu họclà những phẩm chất đáng tự hào vì hầu như đâu đâu và ai ai cũng nói như vậy. Và có lẽ sẽ có cảm giác bất bình với kẻ dám kết luận rằng những phẩm chất này chỉ là huyền thoại.
Nhưng tôi là nhà khoa học và người làm khoa học thì phải có trách nhiệm đi tìm sự thật và tôn trọng sự thật.
Vậy thì về mặt khoa học, sự thật này như thế nào?
Cần cù, hiếu học thường được xem là những phẩm chất chung của Đông Á. Cùng là cần cù, hiếu học nhìn bề ngoài thấy giống nhau, thực ra là giữa Việt Nam với Đông Bắc Á rất khác nhau.
Mọi phẩm chất của con người đều là do hoàn cảnh sống tạo nên. Điều kiện tự nhiên Đông Bắc Á rất khắc nghiệt nên người Đông Bắc Á thật sự cần cù − Nhật Bản, Hàn Quốc là những điển hình của đức tính cần cù ấy.
Còn Việt Nam và Đông Nam Á là khu vực vốn được thiên nhiên ưu đãi nên không thể có phẩm chất ấy.
Sở dĩ lâu nay các học giả Việt Nam và cả nhiều người nước ngoài nghĩ rằng người Việt cần cù là do bị đặc điểm của nghề trồng lúa nước đánh lừa.
Trồng lúa nước là nghề mang tính thời vụ rất cao. Gặp lúc gieo cấy hay vào vụ gặt thì hình ảnh dễ thấy là người nông dân Việt đầu hôm sớm mai bán mặt cho đất, bán lưng cho trời – đúng là cần cù thật. Nhưng xong việc thì lại chơi.
Khoảng thời gian giữa cấy và gặt rất dài, là lúc chúng ta nghỉ ngơi, ăn chơi liên miên: “Tháng giêng là tháng ăn chơi/ Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè/ Tháng tư đong đậu nấu chè/ Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm...”.
Bây giờ vẫn thế. Con người nông dân đi vào công sở, cộng với tổ chức quản lý kém..., nên người Việt về cơ bản vẫn ham chơi bời, lễ hội, đàn đúm, “buôn dưa lê” và nhậu nhẹt. Nên mới có tình trạng 30% công chức sáng cắp ô đi tối cắp ô về.
Ở một dân tộc cần cù thì các quán cà phê sẽ không đông khách đến tận 9 - 10h sáng, và buổi chiều thì từ 4h chiều trở đi các quán nhậu sẽ không nghẹt cứng hết cả như ở Việt Nam. Mà số lượng các quán cà phê và quán nhậu ở các thành phố Việt Nam thì rất nhiều.
Ở các đô thị Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… đều không có nhiều quán ăn chơi đến thế và không đông khách quanh năm suốt ngày đến thế.
Người Việt Nam có ham ăn đến thế không? Không hề. Đấy là ăn chơi, ăn để chơi chứ không phải ăn để làm việc. Tất nhiên là sống thì phải có ăn có chơi nhưng ham ăn chơi như thế thì không thể tự khen là cần cù được!
Hiếu học là sự ngộ nhận
Còn sự hiếu học thì sao, thưa ông? Tại sao ông cho rằng nó là huyền thoại chứ không phải là thực tại?
Hiếu họccũng được xem là một giá trị truyền thống của văn hóa Á Đông. Song cần phải phân biệt hiếu học với hiếu danh.
'Cần cù là huyền thoại, hiếu học là ngộ nhận'
Lớp học thầy đồ xưa (Ảnh tư liệu)
Sự khác biệt giữa hiếu học với hiếu danh thể hiện ở chỗ người hiếu học đi học trước hết quan tâm đến việc nâng cao tri thức và năng lực, còn người hiếu danh đi học là nhằm để có địa vị cao trong xã hội. 
Ở các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo đều có tình trạng hiếu danh này. Song ở các nước Đông Bắc Á, nhờ xã hội được quản lý tốt nên muốn có địa vị cao thì phải có tri thức. Cộng thêm lối tư duy của người Đông Bắc Á vừa có tính chủ toàn giống ta nhưng cũng vừa có tính phân tích giống phương Tây, đồng thời họ cũng là những dân tộc thực sự cần cù, cho nên để có danh, họ phải học hành đến nơi đến chốn.
Kết quả là trong lịch sử, các quốc gia Đông Bắc Á đều có những phát minh khoa học, những sáng tạo đóng góp vào quá trình phát triển của dân tộc và nhân loại.
Khác với Đông Bắc Á, người Việt đi học nhưng ít quan tâm đến việc tiếp thu kiến thức, tiếp thu phương pháp mà chỉ quan tâm nhiều đến việc lấy điểm, lấy bằng. Lấy được bằng rồi thì quan tâm đến việc dùng tấm bằng ấy để lấy được một địa vị, bất kể địa vị đó có phù hợp với năng lực sở trường của mình hay không.
Thời xưa người Việt đi học chỉ cốt để làm quan, cốt thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn. Vì vậy mà câu dạy con thường gặp là “Không học thì lớn lên đi cày!”. Thời Lê - Trịnh có 724 người đỗ tiến sĩ thì có tới 712 người (chiếm 98,3%) làm quan, 12 người còn lại thuộc số chưa kịp vinh quy đã mất hoặc không có thông tin.
Trên báo Cứu quốc ra ngày 17-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nêu ra chuyện một ông chủ tịch Ủy ban xã nọ khoe rằng thôn ông trong tháng vừa qua đã bán các chức vị như chánh phó lý, khán thủ..., thu được một món tiền khá lớn. Người đã kịch liệt phê phán việc này và nói rằng “Làm tiền bằng cách bán ngôi thứ tức là gây cho dân chúng có óc hiếu danh”.
Thời nay, sau khi tốt nghiệp THPT, ai cũng cố gắng vào đại học, nhưng vào được rồi thì phần lớn sinh viên đều không muốn phải đọc nhiều, học nhiều, trong khi thích tranh thủ kiếm thêm vài cái bằng nữa. Nhiều người đi học hệ tại chức (vừa học vừa làm), thậm chí cả cao học, nghiên cứu sinh, cũng chỉ cốt lấy bằng nên mới sinh ra nạn học giả bằng thật...
Sở dĩ người Việt đi học mà không coi trọng tiếp thu kiến thức, phương pháp là do hàng loạt nguyên nhân, đều có nguồn gốc từ văn hóa truyền thống. Thứ nhất, là do tầm nhìn gần - xưa học để đi thi, làm quan, nay học để đi thi, lấy bằng.
Thứ hai, là do bệnh đối phó - chỉ tập trung vào mục tiêu trước mắt là đi thi.
Thứ ba, là do bệnh sĩ diện – “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”, không “vạch áo cho người xem lưng” - nên học mà dấu dốt, không hỏi.
Thứ tư, là do tổ chức xã hội kém, quản lý không nghiêm, cùng với lối sống trọng tình nên chỉ cần có bằng cấp và có quan hệ tốt thì dù dốt, dù năng lực kém cũng vẫn có thể có được địa vị cao trong xã hội.
Kết quả là trong lịch sử của mình, Việt Nam không có một phát minh khoa học nào. Những phát minh khoa học, nếu có, đều được hoàn thành trong môi trường nước ngoài, như Hồ Nguyên Trừng với súng thần công, Nguyễn An với thiên tài kiến trúc đều hoàn thành ở Trung Quốc.
Những nhà khoa học, nghệ sĩ đạt tới tầm cỡ thế giới đều là nhờ phương Tây đào tạo - Ngô Bảo Châu được đào tạo ở Pháp, Đặng Thái Sơn được đào tạo ở Nga.
'Cần cù là huyền thoại, hiếu học là ngộ nhận'
Cácthói hư tật xấu chủ yếu trong đời sống văn hóa
Việt Nam đương đại
(Trần Ngọc Thêm 2015)
Giáo dục nhìn từ văn hóa 
GS Trần Ngọc Thêm cho rằng “Bệnh ưa thành tích và bệnh giả dối trong giáo dục rất nặng. Người Việt có câu “Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ” nhưng ở trường thầy cô dạy phải biết khôn để giành phần thắng, đóng kịch trong những tiết dự giờ, những lúc có tranh tra... Học sinh học yếu kém cỡ nào thì cũng lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp cao ngất ngưởng"…
"Sự dối trá phổ biến đến nỗi người lớn quên rằng mình đang nói dối. Giả dối trong suy nghĩ thì tự an ủi mình, giả dối trong lời nói được khen là khéo léo, giả dối trong hành động được xem là khôn ngoan”.
Do đâu mà ông lại nặng lời với giáo dục như vậy?
- Không nên nói tôi nặng lời hay không, mà hãy kiểm tra xem điều tôi nói có đúng hay không.
Chỉ cần vào mạng gõ từ khóa “học thuê”, ta sẽ thấy tràn ngập các thông tin như: “Học hộ, học thuê: Nghề mới cho cử nhân thất nghiệp”, “Hội Nhận Đi Học Thuê Đại Học”, “Dịch vụ học hộ, học thuê tại Hà Nội”, “Dịch vụ học, thi hộ tràn lan trong giới sinh viên”, “Nhức nhối nạn học thuê thi hộ”...
Nạn học thuê, thi thuê, thuê viết luận văn, luận án; nạn mua bán bằng cấp... trong nhà trường và các nạn chạy bằng cấp, chạy chức, chạy quyền, chạy huân chương... ngoài xã hội chẳng phải chính là những biểu hiện của bệnh thành tích, bệnh giả dối, bệnh hiếu danh đấy sao?
Vậy, theo ông, tại sao nền giáo dục của chúng ta lại trở nên như vậy?
- Đúng là nền giáo dục của chúng ta vốn không đến nỗi như vậy. Mỗi giai đoạn lịch sử của một xã hội đều tạo ra một nền giáo dục đáp ứng những yêu cầu lịch sử của mình. Nền giáo dục truyền thống của Việt Nam đã từng phục vụ tốt cho nhu cầu của xã hội Việt Nam truyền thống...
Nhu cầu của xã hội Việt Nam truyền thống là gì và nền giáo dục truyền thống có đặc điểm gì, thưa ông?
- Toàn bộ lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử của một nền văn minh lúa nước. Nghề trồng lúa nước là nghề phải lệ thuộc vào thiên nhiên ở mức độ cao nhất. Người trồng lúa nước gắn bó với đất, với làng, cả đời không ra khỏi làng, lúc nào cũng chỉ mong được yên ổn. Văn hóa của người trồng lúa nước là văn hóa rất âm tính, văn hóa hướng đến ổn định.
Để đáp ứng nhu cầu của một xã hội ưa ổn định thì nền giáo dục có mục tiêu là đào tạo ra những con người giúp xã hội giữ được ổn định. Xã hội ổn định cần người biết nghe lời, vâng lời.
Biết nghe lời, vâng lời được gọi là “ngoan” - "con cãi cha mẹ trăm đường con hư". Vì vậy giáo dục truyền thống của Việt Nam từ gia đình ra đến xã hội, vào đến nhà trường đều chỉ khuyến khích phẩm chất ngoan, vâng lời. Trong gia đình dạy con cái vâng lời cha mẹ, ra ngoài xã hội khuyến khích người dưới vâng lời người trên.
Như vậy, “ngoan” là phẩm chất mục tiêu của giáo dục Việt Nam truyền thống. Còn năng lực mà giáo dục Việt Nam truyền thống hướng tới là gì? Đó là “giỏi”.
Giỏi được hiểu là thuộc bài. “Thuộc” đây là học thuộc lòng. Ở nhà, cha mẹ hỏi “Con đã học thuộc bài chưa?”. Đến trường, thầy cô hỏi “Có trò nào chưa thuộc bài giơ tay?”. Thuộc bài thì khi trả bài phải làm theo đúng mẫu - cái gì cũng có “mẫu”: bài tập mẫu, bài văn mẫu... -  sẽ đạt thành tích cao.
Triết lý giáo dục Việt Nam truyền thống có thể tóm gọn trong 4 chữ là “con ngoan - trò giỏi”. Con ngoan trò giỏi là mục đích phấn đấu của mỗi học sinh, đó là con đường dẫn tới thành công. Thành công ngày xưa là thi đỗ làm quan, bây giờ là thi đỗ lấy bằng. Mục đích chỉ có thế, rất cụ thể và rất thiển cận. 
(còn tiếp…)
  • Chi Mai thực hiện

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/can-cu-hieu-hoc-chi-la-huyen-thoai-346775.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang