Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Chùm ảnh: Gái “bán hoa” ở miền Nam VN trước 1975



Gái làng chơi phía ngoài một quán bar ở Cần Thơ, 1970. Ảnh: Philip Jones Griffiths.




Lính Mỹ mây mưa với gái nhảy sau một buổi diễn phục vụ quân Mỹ ở Nhà Bè, ngoại ô Sài Gòn 1970. Ảnh: Philip Jones Griffiths


Bên ngoài quán bar Mai Kim ở Cần Thơ, 1970. Phía sau các quán bar phục vụ lính Mỹ là sự bảo kê từ giới chức quân đội Sài Gòn. Ảnh: Philip Jones Griffiths

Những cô gái bán dâm phục vụ lính Mỹ không hành nghề tự do mà thường là nhân viên của các quán bar. Cô gái này làm việc ở quán bar Venus, Cần Thơ năm 1970. Ảnh: Philip Jones Griffiths

Khi rảnh rỗi, lính Mỹ đóng tại các đô thị miền Nam trước 1975 thường tìm kiếm lạc thú trong các tụ điểm mại dâm núp bóng quán bar, khách sạn. Hình ảnh này chụp tại Cần Thơ năm 1970. Ảnh: Philip Jones Griffiths.


Cuộc trao đổi kín đáo giữa người lính Mỹ và hai cô gái “bán hoa”. Ảnh: Mondatori


“Tú bà” mỉm cười nhìn một nhân viên trong giàn “gái dịch vụ” của mình, tháng 1/1970. Ảnh: LIFE.


Người lính Mỹ cùng bạn gái của mình ở Vũng Tàu, tháng 4/1969. Lính Mỹ đóng quân tại các đô thị ở miền Nam Việt Nam thường tìm kiếm nhân tình tại các quán bar. Các mối quan hệ kiểu này được duy trì bằng tiền và mang tính công khai. Ảnh: Ullstein Bild.


Mt cô gái bán hoa với mái tóc dài, Sài Gòn 1968. Ảnh: Mondatori.


Cô gái này chuẩn bị “tiếp khách” trên chiếc giường trong một căn phòng tồi tàn, Sài Gòn tháng 1/1968. Ảnh: Getty Images. Ảnh: Mondatori.


Một cô gái bán dâm cùng đứa con tại địa điểm hành nghề là một khu nhà lỗ chỗ vết thủng do bom đạn, Sài Gòn tháng 1/1968. Ảnh: Mondatori.



Những cuộc tình chớp nhoáng của lính Mỹ thường bắt đầu tại các quán bar. Sau màn “làm quen” bằng bia rượu, họ sẽ đưa các cô gái Việt về khách sạn hoặc về nhà trọ… Ảnh: Gilles Caron.


Khuôn mặt được trang điểm khá cẩn thận của một gái làng chơi. Ảnh chụp trong quán bar, Sài Gòn tháng 9/1967. Ảnh: Gilles Caron


Trong góc của quán bar, một lính Mỹ da trắng đang ôm eo cô gái Việt. Ảnh: Gilles Caron.


Cảnh tình tứ giữa người lính Mỹ da đen và nhân tình trong một quán bar ở Sài Gòn, tháng 9/1967. Ảnh: Gilles Caron.


Chân dung một cô gái trẻ làm nghề bán dâm thời chiến tranh Việt Nam, Sài Gòn tháng 9/1967. Ảnh: Gilles Caron.


Loạt ảnh do các phóng viên quốc tế thực hiện ở miền Nam Việt Nam trước 1975 Một cô gái điếm khoe thân mời chào khách trong quán bar ở Vũng Tàu năm 1970. Ảnh: Laurie Smith



Các ả đào đang đợi khách (đa phần là lính Tây) đã hẹn lịch





Trên 1 con phố Sài Gòn có các quán bar trứ danh






Có thể nói, với lối sống phóng khoáng. Việc làm gái bán hoa thời điểm bấy giờ không bị kỳ thị nhiều






1 cô gái nhận tiền tip từ khách



Và họ xem đó như một chuyện bình thường


Công việc nhảy múa thường đêm của họ,dường như đã là 1 phần cuộc sống


Một anh lính Mỹ cùng người tình chớp nhoáng Sài Thành 1970s
(Hinhanhvietnam. Com)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tên cầu đường thời xã nghĩa!!!


Cầu Bà Cô hư hỏng. Trong bài này thiêu nhiều tên đường kỳ quái sơn.








Đường:







nguồn: kienthuc.net


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tiết lộ nhà kho cất trữ tương lai sự sống của toàn nhân loại


Thế giới không ngớt chiến tranh và thiên tai xảy ra liên miên tại rất nhiều quốc gia đã gây ra nhiều tổn thất về giống cây trồng. Trong hoàn cảnh này, kho hạt giống toàn cầu Svalbard đã phát huy được tác dụng to lớn giúp người dân khôi phục lại nền sản xuất nông nghiệp.
Kho hạt giống lớn nhất thế giới nằm trên quần đảo Svalbard, ở vị trí trung tâm giữa Na Uy và Bắc Cực.
Cary Fowler, tác giả của cuốn sách <Hạt giống ở Iceland: Kho hạt giống của thế giới tại quần đảo Svalbard> nói: “Lý do xây dựng kho hạt giống toàn cầu này không phải để chuẩn bị cho ngày tận thế, mà là để lưu trữ dự phòng gen hạt giống của các loại cây trồng trên thế giới.”
Giống như khi Syria xảy ra chiến tranh, tất cả những hạt giống đã bị phá hủy hoặc biến mất. Như vậy, kho hạt giống đảo Svalbard có thể gửi đến đất nước này những hạt giống đã được dự phòng thay thế.
kho hạt giống toàn cầu, không chỉ chứa những hạt giống của các cây trồng hiện có mà còn của những loại cây từ hơn một 100 năm trước.
Hiện tại, nhà kho chứa 860.000 mẫu hạt giống, và ngày một nhiều hơn. Thật tuyệt vời!
Kho hạt giống đảo Svalbard nằm trên một phần đất lãnh thổ của Na Uy.
Nơi đó rất lạnh và có nhiều gấu Bắc Cực sinh sống. Phương tiện đi lại chủ yếu là những chiếc xe tay ga tuyết.
Gương mặt của những nhân viên làm việc tại đây đều tỏa sáng niềm hy vọng.
▼Quần đảo Svalbard nằm trên Bắc Băng Dương, ở ngã ba của Na Uy và Bắc Cực.
nha-kho1
Hàng năm, thời điểm ấm nhất, thời tiết nơi đây có nhiệt độ khoảng 14,4 độ C. Tuy nhiên, vào mùa đông, nhiệt độ được duy trì giữa âm 17 độ C đến âm 18 độ C.
nha-kho2
▼Muốn vào nhà kho phải đi men theo vách núi, trên đường đi đều có lắp đèn điện chiếu sáng.
Mới đầu, Fowler đã không có ý định tiết lộ thông tin về kho hạt giống dự phòng này, nhưng sau đó ông đã thay đổi suy nghĩ.
Ông quyết định ghi lại quá trình xây dựng và nói cho người trên toàn thế giới biết về mục đích tồn tại và tầm quan trọng của kho hạt giống.
nha-kho3
▼ Hai nhiếp ảnh gia là Mari Tefre và Jim Richardson đã thực hiện công việc quay chụp lại nhà kho này
nha-kho4
▼Từ cửa nhà kho đến căn phòng nhỏ có một đường hành lang đi sâu vào trong dài 426 feet (145 mét).
nha-kho5
▼ Mọi người thường đặt câu hỏi: “Làm sao nhà kho lại có thể chứa nhiều loại hạt giống đến vây?”
Fowler muốn làm rõ những hiểu lầm về kho hạt giống. Ông đã trả lời rằng: “Nơi đây lưu trữ thực vật gây giống, không phải là trữ hạt giống để phục vụ gieo trồng.”
nha-kho6
▼ Quần đảo Svalbard có diện tích rộng và có thời tiết đủ lạnh để bảo quản hạt giống vĩnh viễn.
Quan trọng hơn, các nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu khả năng chống lại sâu bệnh và thời tiết khắc nghiệt của hạt giống tại đây.
Kết quả nghiên cứu có thể đem ứng dụng trực tiếp đối với ngành nông nghiệp hiện tại.
nha-kho7
▼ Hàng năm, kho dự trữ này lại cung cấp cho người nông dân những hạt giống khác nhau để làm thí nghiệm.
Ảnh dưới đây là cảnh tượng tại hội chợ triển lãm cà chua tại Mỹ. Người nông dân đang thử ăn các loại cà chua khác nhau từ khắp các nơi trên thế giới.
nh-akho8
▼ Fowler cho biết: “Lý do chúng tôi xây dựng kho hạt giống toàn cầu không phải để chờ đợi ngày tận thế đến hòng trục lợi, mà chỉ dùng lưu trữ gen của các loại cây trồng trên khắp thế giới.”
nha-kho9
▼ Sau khi nền nông nghiệp của Syria bị tàn phá nặng nề, kho hạt giống này đã phát huy tác dụng rất lớn cho việc trợ giúp đất nước khôi phục lại nền nông nghiệp.
nha-kho10
Nhà kho cung cấp đủ loại mẫu hạt giống giúp cho người dân gieo trồng. “Đối với người dân đất nước này, việc dự trữ gen hạt giống như mua một bảo hiểm cho họ vậy.” Fowler cho biết.
San San /daikynguyen
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phía sau câu chuyện về hội con nhà giàu Trung Quốc ở Mỹ


Khi Michael Kwan từ Hong Kong tới Mỹ vào năm 2012 để theo học đại học, cha mẹ đã chu cấp cho anh với một khoản ngân sách hào phóng để chi tiêu.
Mark JohansonKhoản tiền quá nhiều so với nhu cầu sinh hoạt phí ở khu học xá Midwestern thuộc vùng ngoại ô của Đại học Illinois tại Urbana–Champaign, cho nên Kwan dùng số tiền không tiêu hết để mua một chiếc Cadillac Escalade với giá 80 ngàn đô la.
Anh nói anh muốn "có một chiếc xe hơi thật to và thích hợp với văn hoá Mỹ". Thế nhưng Kwan nhanh chóng nhận ra mình nằm trong nhóm bí mật gồm khoảng chục gương mặt sở hữu các xe hơi sang trọng trong khu học xá; tất cả đều từ Trung Hoa đại lục tới, và họ đều lái những chiếc xe thể thao nhỏ hơn nhiều, như Nissan GT-R hay BMW M5.
Vào cuối năm thứ nhất, anh chàng sinh viên theo học ngành kỹ sư dân dụng năm nay 22 tuổi đã đổi chiếc Escalade của mình lấy chiếc Maserati Quattroporte 100 ngàn đô la, là chiếc anh dùng để tới các buổi tụ họp đêm muộn được tổ chức trên WeChat, mạng xã hội phổ biến đối với người Trung Quốc.
Những người Mỹ đồng trang lứa với anh tỏ ra ghen tỵ. "Có rất nhiều người muốn ngồi trên chiếc ghế cạnh ghế lái trong xe tôi, và tôi thỉnh thoảng chở họ đi một vòng," Kwan nói, và giải thích rằng anh cùng các bạn bè người Trung Quốc của mình có vẻ ngoài rủng rỉnh hơn so với cư dân địa phương.
Số sinh viên từ Trung Hoa đại lục tới Mỹ học trong năm 2014-2015 là 304.040 người, tăng 11% so với năm trước, và cao gấp năm lần so với một thập niên trước, theo phúc trình của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE).
Chỉ riêng Đại học Illinois tại Urbana-Champaign đã có gần 5.000 sinh viên Trung Quốc trong tổng số 44.000 sinh viên, khiến đây trở thành nơi tập trung nhiều sinh viên Trung Quốc nhất nước.
Từ các vùng bình nguyên Trung Tây Mỹ cho tới các thành phố lớn dọc hai bờ duyên hải nước Mỹ, sinh viên Trung Quốc không chỉ đang làm thay đổi bộ mặt văn hoá tại các trường đại học Hoa Kỳ, mà còn khơi nguồn cho sự bùng nổ kinh tế.
IIE tin rằng các sinh viên Trung Quốc trong năm ngoái đã bơm vào một khoản là 9,8 tỷ đô la vào nền kinh tế Mỹ thông qua tiền học phí và các loại lệ phí, và những bằng chứng về sức mua sắm hào phóng của họ được thể hiện rõ rệt hơn bao giờ hết tại các thị trấn mà họ theo học.
Đại lý xe hơi hạng sang
New York City là điểm nhập cảnh phổ biến đối với nhiều sinh viên Trung Quốc tới Mỹ theo học. Nicholas Lam, người gốc Thượng Hải, là một trong những người đầu tiên ra đón khi các sinh viên hạ cánh.
Lam tốt nghiệp Đại học Stony Brook University, Long Island hồi 2013, và đã xây dựng được một đế chế nhỏ chuyên bán xe sang, cả mới lẫn cũ, cho các sinh viên Trung Quốc thông qua công ty riêng của mình là New York Auto Depot.
Người thanh niên 25 tuổi thừa nhận anh không hiểu biết gì nhiều về xe hơi khi bắt đầu tới Mỹ hồi 2009. "Nhưng sau khi mua một chiếc với mức giá mà sau này tôi mới biết là rất phi lý, tôi quyết định học mọi thứ và bắt đầu kinh doanh," anh giải thích.
Hiện Lam có tám nhân viên làm việc toàn phần và 54 người chuyên đi quảng cáo tại các trường đại học nằm dọc Bờ Đông, những người giúp anh bán những chiếc xe 'độc' cho người nước ngoài, chẳng hạn như Lamborghini Huracan (là loại xe có mức giá bán lẻ của nhà sản xuất 199.800 đô la).
"Chúng tôi bán xe hơi ở mức khoảng một chiếc mỗi tháng," anh nói, và cho biết xe hơi hạng sang với giá tầm 100 ngàn đô la chiếm 20% doanh số bán của công ty. Lam nói 95% khách hàng của anh là các sinh viên quốc tế đến từ Trung Quốc, hầu hết đều theo học các trường nằm từ Boston đến Washington DC.
Các sinh viên người Trung Quốc tại Mỹ mua xe, cả cũ lẫn mới, với số tiền lên tới gần 15,5 tỷ đô la trong năm học 2012-13, theo dữ liệu mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường CNW Research. Mercedes-Benz, Lexus và BMW là các hãng được ưa chuộng nhất.
'Thế hệ Đại gia Gatsby'
Timothy Lin là người theo dõi sát sao xu hướng thời đại của các dòng xe hơi hạng sang.
Năm nay 27 tuổi, anh điều hành một mạng truyền thông kỹ thuật số tiếng Trung có đông người dùng, CollegeDaily, nhắm vào các đối tượng là sinh viên du học tại Mỹ.
CollegeDaily nay đã đến được với hơn 600 ngàn người, gấp đôi số sinh viên thực sự đang theo học tại Mỹ, và moi móc đăng lên mọi loại thông tin trên trời dưới bể, từ tin thời sự (như thắng lợi của Donald Trump) cho tới các mẹo vặt (như cách sử dụng app hẹn hò Tinder), cho tới các sản phẩm hàng hiệu mới nhất (trong đó có cả xe hơi hạng siêu sang).
Lin nói rằng trong lúc sinh viên Mỹ coi xe sang là thứ đồ xa xỉ thì sinh viên Trung Quốc lại coi đó là cơ hội hiếm có trong đời.
"Bạn sẽ nghĩ sao nếu tôi nói cho bạn biết rằng khi ra nước ngoài, bạn có thể mua được một chiếc Ferrari với giá phân nửa, thậm chí chỉ bằng phần ba so với mức giá bạn phải trả khi còn ở trong nước? Khi đó bạn sẽ làm gì?" anh nói. "Bạn sẽ đi mua chiếc Ferrari đó bởi nó mức giá chiết khấu quá hấp dẫn, và một khi cơ hội cả đời mới có một lần đó qua đi, bạn sẽ không thể nào mua nổi nữa."
Mức thuế khủng khiếp đánh vào các mặt hàng xa xỉ ở Trung Quốc khiến chiếc Ferrari 458 vốn được bán ra với giá 290 ngàn đô la ở Boston sẽ có giá hơn 700 ngàn đô la tại Bắc Kinh.
Do vậy, một số sinh viên Trung Quốc trong giới được gọi là "thế hệ thứ hai giàu có" coi bốn năm theo học ở Mỹ như thời gian để trải nghiệm các loại xe hơi trong mơ, mua quần áo hàng hiệu và sống một cuộc sống xa hoa.
Lin, người tốt nghiệp Đại học Miami, Ohio, hồi 2012, coi các sinh viên Trung Quốc tại Mỹ lúc này như Thế hệ các Đại gia Gatsy.
"Rất nhiều người tại Trung Quốc nay kiếm được nhiều tiền, cho nên họ muốn dùng các món hàng xa xỉ, như quần áo xịn, đồ ăn sành điệu, xe hơi sang trọng. Họ muốn thử những thứ mới lạ."
Các nhãn hàng xa xỉ hiểu rất rõ về nhu cầu không giới hạn này. Các sinh viên Trung Quốc vung tiền như rác thường đóng vai trò dẫn dắt khuynh hướng một cách không chính thức đối với bạn bè họ ở trong nước, và các hãng đã làm mọi thứ có thể để giành được nguồn khách hàng mới, đầy quyền lực này,
Bloomingdales hồi giữa năm tổ chức một buổi trình diễn thời trang cho sinh viên Trung Quốc tại Chicago, chuỗi bách hoá tổng hợp cao cấp Bergdorf Goodman tài trợ cho các lễ ăn mừng Tết Nguyên đán của học sinh Trung Quốc tại các trường đại học Columbia và NYU. Hãng đại lý xe hơi State College Motors (chuyên bán Mercedes-Benz, Audi và các dòng xe sang trọng khác) thì tài trợ cho một triển lãm xe hơi hàng năm dành cho Hiệp hội Sinh viên Trung Quốc tại Đại học Pennsylvania State University.
'Câu chuyện phát triển kinh tế'
Những nhu cầu to lớn về hàng xa xỉ của sinh viên Trung Quốc có lẽ là bằng chứng rõ rệt nhất về một trong những vùng đất ít đa dạng sắc tộc nhất: miền Trung Tây nước Mỹ.
Một phúc trình mới đây của Viện Brookings Institution cho thấy chín trong tổng số 25 đại học Mỹ có lượng sinh viên Trung Quốc đông nhất thuộc về nhóm Big Ten, tức là nhóm gồm 14 trường đại học trong đó đa phần đặt tại vùng Trung Tây.
Trong thời kỳ suy thoái, các trường đại học lớn này, đa phần là trường công, đã tuyển nhiều sinh viên quốc tế, là các đối tượng đóng học phí cao hơn hẳn, giúp bù đắp giá học phí cho các sinh viên người Mỹ. Việc đăng ký theo học kể từ đó ngày càng tăng thêm.
Chẳng hạn như Đại học Iowa đã tăng vọt từ chưa tới 600 sinh viên Trung Quốc hồi 2007 lên gần 3.000 trong 2016. Tác động của việc chuyển dịch này, trong đó có cả chuyện xe hơi hạng sang ồ ạt đậu trong bãi để xe của khu học xá, đã xuất hiện trên các hàng tin chính ở Hoa Kỳ.
Các khu nhà hàng quán ăn tại các trung tâm mua sắm cũng nở rộ, mà nhiều nhà hàng trước đây từng có thời ế ẩm vắng khách. Đa phần đều là các quán ăn Trung Quốc.
Thành phố đại học Iowa nhỏ xinh chỉ có mọt tiệm Starbucks, nhưng nay có ba quán trà trân châu. Các hãng đại lý bán xe hơi cũng cho biết mức tăng vọt khách hàng là sinh viên quốc tế, theo Brittany Bungert thuộc Hiệp hội Đại lý Xe hơi Iowa.
Muốn mua xe hơi? Hãy tìm thông tin trên WeChat
Mỗi khi tới dịp sinh viên tốt nghiệp, hoạt động trên WeChat của nhiều sinh viên quốc tế cũng trở nên nhộn nhịp với việc rao bán xe hơi trước khi quay trở về Trung Quốc.
"Một số người, là những người chẳng buồn quan tâm tới giá cả và muốn bán nhanh thì sẽ bán lại cho đại lý, nhưng hầu hết sẽ tìm cách bán trên WeChat hoặc bán cho những người như tôi," Lam, chủ doanh nghiệp New York Auto Depot, nói.
Kwan, từ Đại học Illinois, tán thành. Anh nói anh có thể sẽ bán xe sau khi tốt nghiệp, trước khi về nước. Nếu bạn quan tâm, bạn chỉ cần đăng ký vào WeChat để trả giá.
Theo BBC CAPITAL

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đắk Lắk kết luận nổ tại trụ sở Công an tỉnh không phải khủng bố



Tuổi trẻ
13/12/2016 08:37 GMT+7
TTO - Công an tỉnh Đắk Lắk khẳng định vụ nổ tại trụ sở Công an tỉnh tối 12-12 là vụ tai nạn ngoài ý muốn, không phải khủng bố hay phá hoại. Vụ nổ khiến 3 cán bộ, chiến sĩ tử vong. 
.
Ông Bùi Hồng Quý - chánh VP UBND tỉnh Đắk Lắk giới thiệu thành phần, 
công bố nội dung họp báo - Ảnh: B.D

Sáng 13-12, UBND tỉnh Đắk Lắk, Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức họp báo thông tin sơ bộ về vụ nổ xảy ra trong trụ sở Công an tỉnh Đắk Lắk tối 12-12.

Tham dự buổi họp báo có đại diện các sở ngành trực thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk, ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk cùng đông đảo phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí. 


Chủ trì buổi họp báo là ông Nguyễn Tuấn Hà - phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk. Về phía Công an tỉnh có đại tá Phạm Minh Thắng - phó giám đốc Công an Đắk Lắk, thượng tá Bùi Trọng Tuấn - trưởng Phòng tham mưu Công an tỉnh Đắk Lắk.

Tại họp báo, thượng tá Bùi Trọng Tuấn cho biết vụ nổ xảy ra tại Phòng lưu giữ vật chứng của Cơ quan an ninh điều tra, Công an tỉnh Đắk Lắk.

Thượng tá Tuấn khẳng định: "Đây là vụ tai nạn ngoài ý muốn, không phải khủng bố hay phá hoại. Có 6 người bị nạn. Tất cả 6 người đều là công an tỉnh. Trong đó, 3 cán bộ chiến sĩ đã tử vong. Một số nhà dân xung quanh bị hư hại."

Sau khi tai nạn xảy ra công an tỉnh đã tổ chức đưa người bị thương đi cấp cứu, tổ chức khám nghiệm hiện trường, bảo vệ hiện trường. Đến nay cơ quan điều tra đang tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ nổ.

Tuổi Trẻ đặt câu hỏi vụ nổ này có gây ra hậu quả, ảnh hưởng gì đến hồ sơ các vụ án có liên quan hay không, ông Nguyễn Tuấn Hà - phó chủ tịch UBND tỉnh - người chủ trì họp báo đề nghịkhông thông tin cụ thể chi tiết vì hiện nay đang tập trung cứu chữa người bị nạn và giải quyết hiện trường điều tra.

Tuổi Trẻ cũng đặt thêm câu hỏi về việc thời điểm xảy ra vụ việc các cán bộ chiến sĩ chỉ đang trực theo phân công hay đang thực hiện công việc gì cụ thể? Tại sao có nhiều chiến sĩ bị nạn đến như vậy? Tuy nhiên, UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị không trả lời và chấm dứt họp báo. 

Trao đổi với báo chí sau cuộc họp báo, Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk Bùi Hồng Quý thông tin thêm trong số các cán bộ tử vong có Y Quyết BKrông, sinh năm 1987, cán bộ phòng Cảnh sát môi trường, là con trai của ông Niê Thuật - nguyên uỷ viên TW Đảng, nguyên bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk.

Ông Quý cũng cho biết thêm ngay sau tai nạn, Thủ tướng Chính phủ cũng đã gọi điện thoại thăm hỏi, động viên với tỉnh Đắk Lắk.

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Đắk Lắk và Công an Đắk Lắk tập trung chỉ đạo điều tra nguyên nhân vụ việc và tập trung cứu chữa, hỗ trợ cho những người bị thiệt hại

Về việc những cán bộ, chiến sĩ tử vong có được hưởng chế độ liệt sĩ hay không, chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk Bùi Hồng Quý cho biết việc này sẽ xem xét và giải quyết theo trình tự thủ tục của các cơ quan, chế độ của nhà nước.
  





                                                                                               Thái Bá Dũng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Trump ‘đổ dầu vào chảo lửa’ biển Đông?



Viễn Đông
- Trung Quốc mới đây đã triển khai máy bay ném bom tầm xa vần vũ ở biển Đông, ít ngày sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa vùng biển tranh chấp này, cũng như điện đàm với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.

Máy bay ném bom có khả năng hạt nhân H-6 của Trung Quốc bay dọc đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò hôm 8/12, chương trình Fox News dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết.

Đây được coi là lần đầu tiên Bắc Kinh bay dọc theo đường ranh giới mà Trung Quốc tự lập ra để tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông, nhưng đã bị Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc bác bỏ hồi tháng Bảy năm nay.

Các quan chức Hoa Kỳ giấu tên được trích lời nói rằng động thái chứng tỏ sức mạnh của Trung Quốc nhằm “phát đi một thông điệp cho tân chính quyền của Tổng tống đắc cử Donald Trump”.

Khi được hỏi liệu các tuyên bố mạnh mẽ của ông Trump đối với Bắc Kinh thời gian qua có thể “đổ thêm dầu vào chảo lửa biển Đông”, hay “thổi bùng căng thẳng” ở vùng biển tranh chấp này như một số nhận định trên mạng xã hội, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đặt tại Singapore, nói:

“Tôi nghĩ rằng cũng có thể những hành động mạnh mẽ của ông Donald Trump, nếu mà xảy ra, có thể sẽ kích động Trung Quốc hơn, và như vậy dẫn tới căng thẳng gia tăng hơn. Tuy nhiên, cũng phải xét tới khía cạnh còn lại, đó là sự cứng rắn của ông Donald Trump có thể làm Trung Quốc cảm giác bị kiềm chế và họ sẽ phải cân nhắc hơn trong hành động của mình, đặc biệt là những hành động mang tính chất khiêu khích và mang tính chất phiêu lưu. Họ có thể sẽ phải cân nhắc hơn về phản ứng của ông Donald Trump cũng như chính quyền Hoa Kỳ. Những phản ứng cứng rắn có thể sẽ có lợi hơn cho tình hình khu vực vì các nước cứ tiếp tục nhún nhường, Trung Quốc sẽ càng lấn tới, và họ lấn tới đâu thì càng khó có thể đảo ngược được tình thế tới đó. Chính vì vậy, tốt hơn là phải có sự răn đe, ngăn chặn ngay từ đầu để mà tình hình không đi tới mức không thể khắc phục, không thể đảo ngược”.

Hồi mùa hè vừa qua, Trung Quốc cũng từng đưa máy bay ném bom bay qua các đảo tranh chấp ở biển Đông, nhưng không bay xa như lần mới nhất, theo tin tức từ Hoa Kỳ. Fox News dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết rằng trong các chuyến bay tầm xa này, thậm chí các chiến đấu cơ cũng đã được triển khai để hộ tống máy bay ném bom.

Ngoài ra, kênh truyền hình của Mỹ còn dẫn thông tin từ các vệ tinh tình báo của Mỹ cho thấy rằng Bắc Kinh chuẩn bị dùng tàu vận chuyển các tên lửa đất đối không ra các hòn đảo tranh chấp ở biển Đông.

Trong những ngày gần đây, theo Fox News, các vệ tinh tình báo của Mỹ đã phát hiện các bộ phận của hệ thống tên lửa SA-21 của Trung Quốc tại cảng Yết Dương ở đông nam Trung Quốc, nơi các quan chức nói rằng Bắc Kinh đã thực hiện các vụ vận chuyển các thiết bị quân sự tương tự trong quá khứ tới các đảo ở biển Đông.

Không thể tách rời

Trung Quốc gần đây đã phản đối việc ông Trump nhận điện thoại của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Bắc Kinh lâu nay vẫn coi Đài Loan là một tỉnh không thể tách rời của mình.

Theo tờ The Wall Street Journal, các máy bay ném bom của Trung Quốc đã vần vũ trên bầu trời Đài Loan trong một cuộc tập trận cuối tháng trước, ít lâu trước cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đài Loan nói rằng đây là một hành động “chưa từng có” của Bắc Kinh.

Reuters hôm 12/12 dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết rằng trong một phần của các cuộc diễn tập tầm xa, các máy bay quân sự của Trung Quốc hôm 10/12 đã bay qua các tuyến hải lộ gần Đài Loan, lần đầu tiên kể từ cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái Anh Văn. Tuy nhiên, theo Bộ này, các chiến đấu cơ của Trung Quốc không bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

Hôm 11/12, trả lời chương trình “Fox News Sunday”, ông Trump đặt dấu hỏi về chuyện liệu Hoa Kỳ có nên tiếp tục quan điểm bấy lâu nay về việc Đài Loan là một phần của chính sách “một Trung Quốc” hay không.

Tổng thống đắc cử Mỹ được trích lời nói: “Tôi hoàn toàn hiểu chính sách ‘một Trung Quốc’, nhưng tôi không biết lý do vì sao chúng ta lại phải bị ràng buộc bởi chính sách ‘một Trung Quốc’, trừ phi chúng ta có một thỏa thuận với Trung Quốc về những thứ khác như thương mại”.

‘Xu hướng hiếu chiến hơn’

Quan sát từ Singapore, Tiến sỹ Hiệp cho rằng những động thái mới nhất của ông Trump đối với Trung Quốc “cũng có thể coi là một dấu hiệu cho thấy rằng ông sẽ cứng rắn với Bắc Kinh trong tương lai, chứ không phải mềm mỏng với Trung Quốc như một số nhà quan sát dự đoán”.

Nhà nghiên cứu này nói rằng đó là “điều dễ hiểu và hợp lý” vì “về truyền thống, Đảng Cộng hòa có xu hướng cứng rắn hơn và hiếu chiến hơn”.

Tiến sĩ Hiệp nói tiếp:

“Xét về dài hạn, Trung Quốc là một đối thủ đáng gờm của Hoa Kỳ, và có lẽ là cường quốc duy nhất có đủ khả năng, đủ sức mạnh để thách thức vị thế siêu cường của Hoa Kỳ ở trên thế giới cũng như tại khu vực. Chính vì vậy mà sớm hay muộn Mỹ cũng phải tìm cách để mà đối phó hay là kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vừa rồi có động thái ông Trump có thể đề cử ông tổng giám đốc điều hành của Exxon Mobil vào vị trí ngoại trưởng. Ông này có tiếng là quan hệ gần gũi với Nga. Tôi cũng như một số nhà quan sát mà tôi nói chuyện nhận định rằng có thể dưới thời của ông Trump, Hoa Kỳ có thể cải thiện quan hệ với Nga. Đó là một cách để tách Nga, và Trung Quốc ra khỏi nhau, và tiến thêm một bước trong việc cô lập Trung Quốc nhiều hơn”.

Người Việt thời gian qua từng bày tỏ hy vọng rằng những tuyên bố mạnh mẽ của ông Trump đối với Trung Quốc sẽ giúp giảm bớt áp lực của quốc gia đông dân nhất thế giới đối với các nước cũng tuyên bố chủ quyền ở biển Đông như Việt Nam, nhất là sau khi ông gián tiếp chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa biển Đông hôm 4/12.

Ông Nguyễn Đình Hà, một nhà hoạt động trẻ ở trong nước, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng ngoài việc đề cập tới biển Đông trong đoạn tweet chỉ trích các chính sách kinh tế và đối ngoại của Trung Quốc, cuộc điện đàm giữa ông Trump với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn “giống như một cái tát vào mặt Trung Quốc”.

Mới đây, một nhóm cố vấn về biển Đông có trọng lượng ở Trung Quốc cảnh báo rằng Trung Quốc “có thể thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không ở biển Đông, nếu Mỹ tiếp tục gia tăng tuần tra và trinh thám tầm thấp” ở vùng biển được coi là có trữ lượng dầu khí lớn này.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

Cửu Long Giang: 2 con rồng đã mất



Sông Cửu Long theo tên gọi nguyên thủy có 9 cửa sông, tại phần đất của VN khi đổ ra biển Đông, từ 2 con sông chính là Tiên Giang và Hậu Giang. Sông Tiền có 6 cửa : Cửa Đại , cửa Tiểu (tỉnh Gò Công), Cửa Ba Lai, Hàm Luông (tỉnh Bến Tre), cửa Cổ Chiên (huyện Mỏ Cày, củng thuôc về tỉnh Bên Tre ) và cửa Cung Hầu (thuộc phần phía bắc tỉnh Trà Vinh). Sông Hâu có 3 cửa gồm cửa Đinh An, Ba Thắc (còn gọi là Bassac) thuộc tỉnh Trà Vinh, và cửa Tranh Đề (thuộc tỉnh Sóc Trăng) tuy nhiên vật đổi sao vời , ngày nay còn lại rõ ràng chỉ 7 cửa. 2 cửa "biến mất" là cửa Ba Lai, cửa này biến thành cửa Đâp Ba Lai.
(cửa sông được xây dựng đập ngăn lại để giủ nước vì bị phù sa nghẻn lối) và cửa sông Ba Thắc (Bassac) củng đả biến dạng kể từ thập niên 1970, ngày nay dấu vết cửa sông Ba Thắc đối với người dân Sóc Trăng hiện là con rach Cồn Tròn, nhỏ téo,

TP - Sông Mê Kông chảy vào đất Việt thành 2 sông Tiền Giang, Hậu Giang rồi đổ ra biển qua 9 cửa như Chín con Rồng uốn lượn, chở nặng phù sa. Trải qua nhiều đời, 2 cửa sông Ba Lai và Ba Thắc (Bassac) bị bùn đất bồi lắng, làm cửa sông cạn dần và thu hẹp từng ngày.

Chín cửa sông gồm Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Ba Thắc (Bassac) và Trần Đề. Trong đó, cửa sông Bassac giờ chỉ còn như một kinh đào nhỏ, cửa sông Ba Lai được thay bằng hệ thống cống đập ngăn mặn, chặn vĩnh viễn dòng chảy, chỉ xả lũ ra cửa biển khi cần qua hệ thống 10 cửa đóng mở tự động.

Cơn khát 2 bờ cống đập Ba Lai

Sông Ba Lai là nhánh rẽ của sông Tiền, tại xã Phú Túc (huyện Châu Thành, Bến Tre), dài 55 km, là ranh giới tự nhiên giữa cù lao An Hóa và cù la Bảo của 3 đảo dừa Bến Tre. Hiện cửa sông Ba Lai bị lấp dòng bởi cống đập Ba Lai tại xã Thạnh Trị (huyện Bình Đại) và nối bên bờ kia là xã Tân Xuân (Ba Tri).

Cống đập Ba Lai được đưa vào sử dụng năm 2002, gồm 10 cửa, vận hành bằng van tự động 2 chiều. Theo quy hoạch, cống đập phục vụ cho hơn 115.000 ha, trong đó có 88.500 ha đất sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản của các huyện trong vùng.

Cống đập Ba Lai chặn đứng dòng nước sông cách cửa biển gần 10 km, đã gây nên tiếng khóc cười trái ngược của người dân 2 bờ Ba Tri, Bình Đại. Người dân Bình Đại chưa thụ hưởng được gì từ việc ngăn mặn đã khóc vì… khát mặn. Vùng đất nhiễm phèn mặn nghìn đời nay người dân háo hức đào ao, lên vuông nuôi tôm, nhưng bỗng dưng không có nước mặn. Có người phải vay tiền mua máy bơm, ống dẫn nước, có người khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm…

Vợ chồng anh Nguyễn Thanh Hùng (42 tuổi, nhà ngay chân cống đập Ba Lai) nói: "Khi chưa có đập ngăn mặn, mỗi ha nuôi tôm kiếm ít nhất nửa tỷ đồng lời mỗi năm. Nay nước ngọt chưa có, nếu có thì trồng lúa cả năm cũng có vài chục triệu đồng. Lợi ích dài lâu chưa thấy, giờ chỉ thấy khổ quá trời".

Chú Tám, một ông già Ba Tri chánh hiệu, cười khà khà: "Mấy ổng tính dở ẹt. Chú mày nhìn xem, phía thượng nguồn sông Ba Lai nối liền với sông Tiền, trung lưu nối sông Hàm Luông ăn thông ra biển. Mùa mặn năm 2010, mực nước sông Cửu Long xuống thấp kỷ lục, nước biển theo sông Mỹ Tho và sông Hàm Luông tiến vòng 2 bên vào vùng ngọt hóa với tốc độ nhanh hơn trước khi có đập Ba Lai. Cống Ba Lai mất tác dụng ngăn mặn, tỉnh Bến Tre nhiễm mặn trên diện rộng".

Hàng tháng, cống đập Ba Lai xả nước ngọt vào ngày 14 và 28 với khối lượng tùy theo độ nhiễm mặn phía biển. Nhưng oái oăm, hễ nước ngọt tuôn xả, phía hạ lưu những hộ nuôi tôm, sò, hến và các loại thủy sản khác có nguy cơ thiệt hại rất lớn. Ông già Tám tợp một ly rượu Phú Lễ, đánh tay mạnh xuống đùi: "Chú mày thấy chưa, dòng sông đã "chết" thì con người sống làm sao yên". Tôi định nói ông già Ba Tri bi quan, nhìn thiển cận nhưng sợ ông nổi giận rầy la nên lặng thinh nghe ông nói chuyện nhân tình về con sông Ba Lai mấy đời tắm gội.?


Ảnh chụp ĐBSCL từ vệ tinh.

“Sông kia giờ đã nên cồn"

Không còn mấy người dân ở Cù lao Dung (Sóc Trăng) còn nhớ rành mạch về con sông Ba Thắc (Bassac, Bách Sác) ngày xưa. Cuộc bể dâu của người dân sống ven cửa biển rày đây, mai đó, lênh đênh phận thương hồ, nhớ về một dòng sông nay không còn nữa là chuyện xa lạ. Cũng đúng thôi. Trong ký ức của vài người, chỉ có con sông nhỏ hay gọi Rạch Cồn Tròn, hình như xưa là sông Ba Thắc đổ ra cửa biển trên bản đồ địa lý thời Pháp khoảng năm 1952.

Từ Vàm Đại Ngãi, nơi tiếp giáp sông Hậu rẽ ra 3 nhánh sông Định An, Ba Thắc và Trần Đề đổ ra biển Đông. Cù Lao Dung nổi lên như một trung tâm các cồn nổi liên tiếp nhau do phù sa bồi đắp, khiến lượng nước đổ vào sông Ba Thắc cứ thế mà ít dần đi, rồi mất đi trong sự lãng quên của con người. Cô Hai Tâm, nhà ở ngay bến đò cũ cho biết: Có lúc tui nhìn thấy con sông thành rạch nhỏ, hai bờ cách nhau chừng 7-8 mét thôi. Cửa sông đã bị mất từ khoảng năm 1970 đến giờ.

Xã An Thạnh Nam của Cù Lao Dung là doi đất chót cù lao tiếp giáp biển. Cụ Hai Quang, gần 80 tuổi, kể: Do nhiều năm bị phù sa bồi đắp, đất nổi lên nhiều cồn khiến sông Ba Thắc bị uốn dòng chảy, cửa sông cạn và mất dần. Lâu rồi, cửa Ba Thắc không còn hiện hữu, cũng không còn được mấy người nhớ đến. Phần lớn diện tích xã An Thạnh Nam ngày nay nằm giữa miệng sông Bassac ngày trước…Bây giờ, sông Bassac chỉ còn là con sông nhỏ với tên là rạch Cồn Tròn khởi thủy từ Cồn Cát chảy qua Cồn Chén, Vàm Ông Tam, Rạch Bàn Một, Rạch Tráng đổ ra cửa Trần Đề...

Cửu Long sắp thành Thập Long

Cửu Long nay chỉ còn "Thất Long", nhưng cũng biết đâu, ngày mai sẽ thành "Thập Long"? Các tỉnh miền Tây Nam bộ giờ đã hình thành nhiều các cụm, khu công nghiệp và hình thành hệ thống cảng sông vận tải, giao thương hàng hóa XNK như cảng Sa Đéc (Đồng Tháp), cảng Mỹ Thái (An Giang), cảng Cần Thơ.? Tìm luồng ra biển Đông cho những con tàu lớn chở lúa gạo, nông thuỷ sản ĐBSCL xuất khẩu là sự thách đố với giao thông đường thủy hơn 20 năm qua, là ước mơ của hơn 20 triệu nông dân đất Chín Rồng

Hạt phù sa đồng bằng đem về cho người dân cơm no áo ấm, giàu có nhưng cũng là vật cản đường phát triển XNK ra biển. Nhớ lại năm 2005, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình dẫn đầu đoàn khảo sát thực địa về đề xuất của Cơ quan tư vấn SNC Lavalin Canada về việc đào kênh Đại An dài 10km trên địa phận tỉnh Trà Vinh, tận dụng kênh Quan Chánh Bố để nối luồng sông Hậu với biển, tránh cửa Định An bị sa bồi nghiêm trọng. Việc này thành công, tàu 1-2 vạn tấn có thể dễ dàng ra vào cảng Cần Thơ. Như vậy, trong tương lai gần, mảnh đất Chín Rồng có thể sẽ có thêm một con Rồng mới trở thành Mười Rồng. Dự tính kinh phí ngày đó khoảng 150-200 triệu USD.

Mặt trời như một quầng lửa đỏ rực trên tay người thợ rèn khổng lồ đang cầm sắt nung sắp sửa nhúng vào nước phía Cù Lao Dung và vệt xanh thẫm của miền Tây. Chiếc cano nhiều mã lực như một trái hỏa tiễn xé nước lao băng băng về phía cửa Trần Đề. Giã biệt cửa biển Ba Thắc, đây có lẽ là lần cuối cùng còn nhìn thấy nó qua con rạch Cồn Tròn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang