Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Nguyên nhân thực sự khiến BTV Kỳ Vọng rời VTV


Diệu Linh
Nguyên nhân thực sự khiến BTV Kỳ Vọng rời VTV

"Có những thời điểm công việc quá nhiều áp lực, tôi và nhiều đồng nghiệp như bị rơi vào vùng trũng tâm lý. Nhưng những người lãnh đạo trực tiếp không nắm bắt được tâm tư nên mọi người nảy sinh tâm lý chán nản" - BTV Kỳ Vọng.



VietNamNet đã gặp BTV Kỳ Vọng, người đã gắn bó với chương trình "Chào buổi sáng" củaVTV1 trong suốt hơn 10 năm để nghe anh trải lòng về nguyên nhân khiến anh và những người đồng nghiệp quyết định từ bỏ công việc tại VTV.
Nghỉ việc không chỉ vì áp lực
Cơ duyên nào đưa anh đến với nghiệp truyền hình?
- Đầu tiên, tôi tham gia casting một show ngắn trong chương trình Văn nghệ chủ nhật của VTV3. Sau đó, tôi được đạo diễn Khải Hưng và đạo diễn Đỗ Thanh Hải lựa chọn và nhận làm cộng tác viên.
Sau hơn một năm, khi Đài tổ chức thi công chức, tôi đăng ký và may mắn trở thành một trong số 15 thí sinh trúng tuyển.
Nguyên nhân thực sự khiến BTV Kỳ Vọng rời VTV - Ảnh 1.
Thời điểm đó người đăng ký dự tuyển rất đông. Có đến hàng ngàn thí sinh tham gia. Các anh chị đi trước khuyên tôi không nên thi vì cho rằng rất ít cơ hội.
Nếu thi trượt chưa chắc đã được giữ lại làm cộng tác viên, nhưng tôi nghĩ việc ứng tuyển là cơ hội công bằng với tất cả mọi người nên vẫn quyết định nộp hồ sơ.
Sau đó tôi trúng tuyển trước sự ngỡ ngàng của nhiều người vì thực tế có những người làm cộng tác viên gần 10 năm, thi cùng đợt với tôi nhưng vẫn trượt.
Sau đợt tôi thi, chỉ có đúng một đợt thi tuyển mở rộng nữa rồi Đài giao quyền tuyển dụng nhân sự độc lập cho các đơn vị chuyên môn nên việc thi tuyển không rầm rộ như trước, thành ra cơ hội cho các bạn sinh viên mới ra trường đến với VTV không nhiều.
Bén duyên với VTV từ "Văn nghệ chủ nhật" nhưng khi được tuyển dụng chính thức, anh lại gắn bó với chương trình "Chào buổi sáng", thuộc Ban thời sự trong suốt nhiều năm. Anh có thể chia sẻ về đặc thù công việc của mình?
- Công việc vất vả, thời gian làm việc của chúng tôi là "ngủ ngày, cày đêm". Về mặt nguyên tắc, cứ 4 giờ chiều, chúng tôi có mặt tại cơ quan.
Kịch bản phải hoàn tất trong đêm, 7 giờ sáng hôm sau mới được nghỉ. Nhưng sau đó, chúng tôi còn phải tham gia các cuộc họp và những phần việc chuyên môn khác nên mất nguyên một buổi sáng.
Nếu làm việc liên tiếp trong 2 ngày liền gần như chúng tôi chỉ được nghỉ một quãng thời gian ngắn vào buổi trưa.
Trong khi điều kiện ăn, nghỉ ở cơ quan còn nhiều hạn chế nên đa phần anh em tiện đâu ngủ đấy, có khi ngủ gục trên bàn làm việc hoặc nằm ngủ dưới sàn nhà. Nam giới còn dễ khắc phục, nhưng với các PV, BTV nữ vô cùng vất vả.
Nguyên nhân thực sự khiến BTV Kỳ Vọng rời VTV - Ảnh 2.
Xét riêng phòng "Chào buổi sáng", nhân lực chỉ vỏn vẹn hơn 20 người, nhưng chúng tôi phải làm bản tin 365 ngày/năm, không nghỉ ngày nào.
Hơn nữa, đó lại là bản tin được phát sóng sớm nhất, có thời lượng dài nhất trong khung các chương trình Thời sự, kéo dài 1 tiếng rưỡi, từ 5h30 đến 7h.
Chưa kể đến các ngày Lễ, Tết chúng tôi phải chuẩn bị cho chương trình đặc biệt nhưng vẫn phải hoàn thành tốt bản tin đều đặn hàng ngày.
Gần đây, có một số nữ BTV kỳ cựu quyết định từ bỏ công việc tại VTV sau nhiều năm gắn bó. Liệu có phải vì công việc áp lực quá chăng?
- Thực ra, nếu do áp lực mọi người đã không lựa chọn công việc ở Đài Truyền hình chứ không phải chờ đến thời điểm hiện tại mới đưa ra quyết định.
Ở góc độ nhãn quan của những người làm báo, việc những gương mặt kỳ cựu quyết định nghỉ và chuyển đi trong một thời gian ngắn, chắc chắn phải có những lý do mà mọi người đều khó nói ra trước công luận.
Vì trên thực tế, bất cứ ai gắn với công việc này, đều rất tâm huyết. Rất nhiều người không bị áp lực về thu nhập nhưng vẫn say sưa cống hiến.
Tôi chỉ có thể nói rằng cách thức quản lý, tổ chức tại VTV thời gian gần đây có nhiều xáo trộn. Nên nhiều anh, chị đồng nghiệp rất giỏi nhưng vẫn quyết định ra đi. Tôi cảm thấy rất tiếc.
Nguyên nhân thực sự khiến BTV Kỳ Vọng rời VTV - Ảnh 3.
Cũng chính vì những nguyên nhân đó nên anh quyết định từ bỏ công việc tại VTV?
- Một phần là như vậy! Có những thời điểm công việc quá nhiều áp lực, tôi và nhiều đồng nghiệp như bị rơi vào vùng trũng tâm lý.
Nhưng những người lãnh đạo trực tiếp không nắm bắt được tâm tư nên mọi người nảy sinh tâm lý chán nản.
Mà bạn biết đấy, nếu chán nản trong công việc bạn sẽ không thể làm tốt công việc của mình. Cộng với sự căng thẳng kéo dài do áp lực khác ở cơ quan nên nhiều người đã lựa chọn con đường mới.
Vậy về vấn đề tài chính có phải là một trong số các lý do khiến anh và nhiều BTV khác chuyển công tác?
- Bạn đề cập đến vấn đề này, với cá nhân tôi không phủ nhận, nhưng điều đó có thể không đúng với người khác.
Như tôi đã chia sẻ, có những người làm việc không hề vì áp lực thu nhập nhưng cuối cùng vẫn quyết định rẽ sang hướng khác.
Vì thực ra ở VTV trước đây, thu nhập thuộc diện khá so với các cơ quan báo chí khác. Nhưng hiện giờ, không còn được như vậy nữa. Nói chẳng ai tin nhưng có những phóng viên kỳ cựu làm ở Thời sự VTV, thu nhập không nổi 10 triệu/tháng.
Đã khi nào anh cảm thấy tiếc vì dù sao VTV cũng là nơi anh cống hiến, trưởng thành trong suốt quãng thời gian tuổi trẻ của mình?
- Nếu nói tiếc tôi chỉ tiếc cho những anh chị PV, BTV có lượng khán giả lớn hơn mình, giỏi nghề hơn mình, có bề dày công tác vững vàng hơn mình nhưng vẫn quyết định rời khỏi vị trí mà nhiều bạn trẻ ao ước.
Nguyên nhân thực sự khiến BTV Kỳ Vọng rời VTV - Ảnh 4.
Tôi cảm thấy tiếc cho họ hơn là tiếc cho bản thân mình. Bởi hiện tại tôi vẫn còn có thể cống hiến và tiếp tục làm việc tại Đài truyền hình khác.
Đó là Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC. Có nhiều trường hợp rẽ sang hướng đi hoàn toàn khác, làm những công việc không còn liên quan chút xíu nào đến công việc mình đã gắn bó hàng chục năm. Như vậy mới đáng tiếc!
Hôn nhân lận đận chỉ vì... nghề
Nhiều người nói rằng làm truyền hình không có thời gian để yêu. Tư duy này có đúng không ?
- Cá nhân tôi nghĩ rằng, yêu hay không yêu đều do bản thân mình, chứ không phải do áp lực công việc. Nếu yêu những người không hiểu về nghề báo, họ sẽ thường xuyên nghi ngờ. Bởi mình suốt ngày đi công tác, giờ giấc làm việc lại thất thường.
Những người bạn của tôi chưa bao giờ dám đặt niềm tin trong hôn nhân với những người làm truyền hình. Ngay cả phụ huynh của họ cũng vậy.
Họ có những cái nhìn thiếu khách quan về công việc của chúng tôi. Nhiều người khuyên tôi nên yêu đồng nghiệp.
Nhưng với ngay cả bạn, cũng đang là đồng nghiệp với tôi nhưng đề cập hôn nhân với một người cùng nghề, chưa chắc bạn đã ủng hộ, đúng không?
Nguyên nhân thực sự khiến BTV Kỳ Vọng rời VTV - Ảnh 5.
"Có những khi rõ ràng tôi không sai nhưng nếu chỉ cần lãnh đạo nói là tôi sai thì không ai dám đứng về phía tôi. Có lẽ là mọi người sợ liên lụy!" - BTV Kỳ Vọng
Áp lực công việc lớn, chuyện hôn nhân lại chưa ổn định, anh có từng cảm thấy cô đơn?
- Không! Tôi có khá nhiều bạn bè, lại là người náo động nên ngoài thời gian dành cho công việc chuyên môn khoảng thời gian tôi dành cho bạn bè cũng không ít.
Chính vì vậy, khi về nhà, tôi chỉ muốn ngủ. Ít thời gian trầm lắng để cảm thấy mình cô đơn lắm!
Nếu cô đơn có chăng là lúc tôi thấy thực sự cô đơn trong công việc vì có những khi rõ ràng tôi không sai nhưng nếu chỉ cần lãnh đạo nói là tôi sai thì không ai dám đứng về phía tôi. Có lẽ là mọi người sợ liên lụy!
Vậy ở môi trường mới anh thấy thế nào?
- Tôi thấy tiếc, tại sao mình không gia nhập ngôi nhà mới này sớm hơn!
Cảm ơn anh vì cuộc trò chuyện!
http://soha.vn/nguyen-nhan-thuc-su-khien-btv-ky-vong-roi-vtv-20161207072239487.htm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Anh chàng khó chịu nhưng vẫn có thể chơi được


Lang Anh
Trump và chính trường thế giới.
Donald Trump đắc cử, hầu hết các cuộc thăm dò bất ngờ, cho đến khi có kết quả kiểm phiếu chính thức. Giống như mọi trường hợp gây tranh cãi, Trump thắng phiếu Đại cử tri dù thua phổ thông đầu phiếu. Tuy nhiên, kết quả hợp hiến và thế là đủ.
Phần còn lại của thế giới chẳng biết phải làm gì với Trump. Ông ta nhận nhiều sự nhục mạ trong và ngoài nước Mỹ. Vô số chính khách đồng minh của Mỹ từng giành cho Trump những nhận xét không mấy thiện chí, nếu không muốn nói là mạ lỵ. Trump cũng không vừa với một loạt ngôn từ gây sốc làm mếch lòng đồng minh. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thậm chí còn phải cuống cuồng chữa cháy bằng một cuộc gặp Trump khẩn cấp chỉ vì ông đã trót gặp Hilary Clinton hồi tháng 9 khi chắc mầm bà Clinton thắng cuộc.
Dù sao thì thế giới cũng phải chấp nhận rằng Trump sẽ là tổng thống một siêu cường mạnh nhất hành tinh và phải tập thích nghi với ông ta.
Trái với những phát ngôn gây sốc của Trump, nên tỉnh táo để nhìn nhận rằng ông ta là một người có thừa khả năng kiểm soát mọi thứ quanh mình, bao gồm cả năng lực tạo ra và kiểm soát scandal. Trump không lạ gì truyền thông vì ông ta là một trùm Showbiz. Ông ta cũng lăn lộn cày xới trong môi trường kinh doanh của Mỹ với đủ thứ ngành nghề, bất động sản, cờ bạc, game show... Dù 6 lần tuyên bố phá sản nhưng lần nào Trump cũng gượng dậy được và khôi phục lại đế chế của mình. Hiếm có ai từng trải qua nhiều thăng trầm như Trump và cũng hiếm có ai từng nhiều lần hồi phục như Trump. Ông ta thể hiện tất cả những điều đó trong cuộc bầu cử Mỹ: chịu vô số vùi dập, vô số tấn công, tung ra đủ thứ ngôn từ gây sốc, đối mặt vô số Scandal và kiên cường chiến thắng.
Trump không bí hiểm, trái lại cuộc đời ông ta phơi bày trên mặt báo với tính cách và đặc điểm dễ nhận ra: Thực dụng, lọc lõi, không bao giờ chịu thua và đặc biệt, Trump là một chính khách phi truyền thống: Sẵn sàng ngồi xổm lên dư luận và sẵn sàng "diễn giải lại" mọi cam kết theo hướng có lợi cho mình. Với các đồng minh, Trump vừa dễ đánh giá lại vừa không đáng tin. Với các đối thủ, Trump dễ bị bắt bài nhưng lại vô cùng khó chơi. Trump không phải loại người thích dùng quỷ kế, nhưng ông ta dùng dương mưu và dù muốn dù không, cả đối phương hay đồng minh đều sẽ phải chấp nhận sự tồn tại của ông ta và cả những điều ông ta toan tính. Giờ đây đằng sau ông ta là quyền lực của một siêu cường, khiến Trump càng khó chơi hơn bao giờ hết.
Người ta lo lắng rằng Trump sẽ làm tan vỡ quan hệ đồng minh. Chuyện đùa vì các đồng minh truyền thống của Mỹ quá quan trọng với Mỹ cũng như với chính họ. Những quan hệ kiểu đó không thể bị đổ vỡ bởi một cá nhân. Chỉ có điều là một doanh nhân, Trump sẽ bắt các đồng minh share hoá đơn nhiều hơn. Điều đó gây khó chịu vì đồng minh Mỹ đã quen với những bữa trưa miễn phí, nhưng vì nó sòng phẳng nên họ sẽ chấp nhận thôi. Sẽ có khó chịu, sẽ có va chạm nhưng các mối liên kết về cơ bản sẽ vẫn còn đó.
Ngược lại, Trump chắc chắn sẽ định nghĩa lại quan hệ đồng minh và bạn bè. Ít bị chi phối bởi chủ nghĩa lý tưởng, Trump sẽ định nghĩa tầm quan trọng của các đồng minh bằng tương quan lợi ích họ đem lại cho nước Mỹ. Thế giới cần quen với điều này.
Trump cũng sẽ định nghĩa lại, nói đúng hơn là xếp hạng lại thứ tự kẻ thù hay đối thủ. Có một số nước sẽ mừng, ví dụ như Nga và nhiều nước sẽ đau đầu, ví dụ như Trung Quốc. Không chịu ảnh hưởng bởi cái gọi là lý tưởng, Trump đủ lọc lõi để phân định rõ: Nước Nga ngoài một ít vũ khí thì chẳng có gì soán ngôi được ảnh hưởng của Mỹ cả về kinh tế, chính trị hay văn hoá. Biến Nga thành kẻ thù có chi phí lớn hơn nhiều so với hoà giải với nhau. Ngược lại Trung Quốc sẽ là đối tượng Trump ưu tiên, vì tiền bạc và việc làm của Mỹ đều đang bị tước đoạt bởi Trung Quốc. Trump sẽ hoà giải ở phía Tây, chấp nhận các lợi ích và vùng đệm của Nga trong lúc dồn nỗ lực sang phía đông, vì ông ta muốn kiếm tiền ở đó.
Việc Trump tuyên bố rút khỏi TPP khiến TQ hết sức vui mừng. Họ mường tượng Mỹ rút về cố thủ và nhường khoảng không thương mại mênh mông Châu Á Thái Bình Dương cho Trung Quốc. Nhưng Trump thành tỷ phú với 6 lần tuyên bố phá sản (và trước lẫn sau tuyên bố phá sản, Trump vẫn là tỷ phú) đâu phải để nhường lợi ích cho ai. Và với lối chơi phi truyền thống, TQ chưa kịp mừng thì Trump đã điện đàm với Tổng Thống Đài Loan và post lên Twitter với những lời lẽ đầy khiêu khích. Trong lúc TQ úp mở rằng họ có thể không hợp tác với Mỹ trong hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên hay các vấn đề Trung Đông hoặc Iran, điều đó có lẽ sẽ khiến một tổng thống Mỹ truyền thống phải e dè nhưng chắc chắn không phải Trump: Bắc Triều Tiên chẳng có nghĩa lý gì nếu Trump sẵn sàng rút quân, bắt Nhật Hàn trả nhiều tiền hơn, thậm chí để các nước này vũ trang hạt nhân. Và Trung Đông lẫn Iran đều không còn là vấn đề khi Trump bắt tay với Nga. Vì thế mà việc Trump post trên Twitter không gì khác hơn ngoài thông điệp: "Tôi đã làm thế đó, thì sao?"
Trump sẽ khó mơ tới nhiệm kỳ thứ hai vì nhiều lý do trong đó có vấn đề tuổi tác. Với lối hành xử phi truyền thống, Trump chắc chắn sẽ làm xáo trộn mạnh thế giới trong nhiệm kỳ của mình: Ông ta không sợ mất lòng, không sợ dư luận, không cần tính toán để đắc cử nhiệm kỳ 2, không ngại vượt qua ranh giới và những lề luật cũ, nói chuyện với Trump, đừng đề cập tới lý tưởng mà hãy đề cập tới lợi ích. Vì vậy mà Trump sẽ là một kẻ khó chơi với cả bạn bè hay đối thủ. Nhưng nước Mỹ và thế giới đều sẽ phải thích nghi với Trump, vì chẳng có lựa chọn nào khác.
Toà tháp Trump chính là biểu tượng cho tính cách của Trump. Vì thế mà Trump sẽ không chấp nhận các chính sách của mình kế thừa lại những gì Obama để lại. Ông ta sẽ vẽ ra những thứ mới, dù nó có na ná những thứ Obama làm, để nó là của Trump chứ không phải Obama. Vì thế, xét cho cùng, bất cứ nước nào chia sẻ được các lợi ích với Mỹ đều nên vui mừng, chỉ có đối thủ của Mỹ là nên e ngại.
* Có sự khác biệt lớn giữa "tuyên bố phá sản" và "phá sản". Theo luật pháp Mỹ, nếu một người tuyên bố phá sản thì sẽ được luật pháp bảo hộ và có thời gian để đàm phán thu xếp các khoản nợ vay, việc đó hoàn toàn khác với chuyện phá sản thật sự. Thường giới doanh nhân hiếm ai chấp nhận thừa nhận mình đang ở tình trạng nguy ngập đến mức phá sản vì nó khiến họ mất sạch uy tín, nhưng Trump tận dụng tốt mọi lợi thế từ việc tuyên bố phá sản tới 6 lần. Ông ta thuộc loại người tận dụng mọi lợi thế dù là nhỏ nhất và sẵn sàng ngồi xổm lên dư luận. Giờ Trump mang theo những thứ đó vào chính trường Mỹ, nói đúng hơn là thế giới.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

DONALD TRUMP VÀ CHIẾC THANG ĐÀI LOAN

Tướng “Mad Dog” James Mattis, người được chỉ định ghế bộ trưởng quốc phòng. Ảnh: internet
Như được Washington Post thuật, ngay sau khi Trump đắc cử tổng thống ngày 8-11-2016, nhóm cố vấn đã soạn một danh sách các nhà lãnh đạo thế giới cần điện đàm. “Từ rất sớm, Đài Loan đã nằm trong danh sách ấy” – theo Stephen Yates, viên chức an ninh quốc gia thời George W. Bush và là chuyên gia về Trung Quốc-Đài Loan. Chi tiết này cho thấy Trump đã tính toán lá bài Đài Loan từ lâu và có thể Trump sẽ dùng Đài Loan như một thế đánh hiểm hóc trong chính sách đối ngoại dành cho Trung Quốc.
Năm 2011 rồi tháng 10-2015, Reince Priebus (người được Trump đề cử chức đổng lý văn phòng Nhà trắng) đã đến Đài Loan với phái đoàn Cộng hòa để gặp bà Thái Anh Văn. Sự có mặt Priebus tại Đài Bắc được giới chính trị Đài Loan diễn dịch là tín hiệu tích cực cho quan hệ Washington-Đài Bắc. Edward J. Feulner, người từng ngồi ghế chủ tịch Tổ chức Heritage trong thời gian dài và có những mối quan hệ nhiều thập niên với Đài Loan, cũng là cố vấn trong nhóm hoạch định chính sách của Trump.
Một chi tiết nữa cho thấy Trump quan tâm việc sử dụng lá bài Đài Loan như thế nào. Tại Đại hội đảng Cộng hòa vào tháng 7-2016, nhóm cố vấn chính trị của Trump đã bổ sung một câu vào nghị trình đối ngoại tái khẳng định sự ủng hộ Đài Loan từng được nói rõ bởi Tổng thống Ronald Reagan năm 1982, rằng: “Chúng ta đón chào nhân dân Đài Loan, những người mà chúng ta chia sẻ các giá trị dân chủ, nhân quyền, thị trường tự do và thượng tôn pháp luật”. Câu bổ sung được thêm vào: “Lối hành xử Trung Quốc đã phủ nhận ngôn ngữ lạc quan đối với nền tảng quan hệ của chúng ta dành cho Đài Loan, xét về các mối quan hệ tương lai của chúng ta với Trung Quốc”. Stephen Yates (người có mặt tại Đài Bắc vào thời điểm Trump điện đàm với bà Thái Anh Văn) chính là người bổ sung câu này.
Đầu năm nay, trên Wall Street Journal (17-1-2016), John Bolton – một trong những viên chức ngoại giao lão làng, từng ngồi ghế thứ trưởng ngoại giao đặc trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế thời George W. Bush và sau đó làm đại sứ Mỹ tại LHQ – cũng đã viết:
“Một giải pháp thay thế bây giờ là chơi “lá bài Đài Loan” chống lại Trung Quốc. Mỹ nên khẳng định rằng Trung Quốc phải hủy bỏ việc chiếm hữu lãnh thổ trong đó có việc từ bỏ các căn cứ ở biển Đông, cũng như hủy bỏ việc làm tổn hại môi trường sinh thái mà họ gây ra từ việc xây dựng căn cứ. Trung Quốc được quyền tự do tuyên bố chủ quyền lãnh thổ về mặt ngoại giao, nhưng cho đến khi các cuộc tranh chấp lãnh thổ được giải quyết trong hòa bình với các nước láng giềng thì các nước này cũng như Mỹ cũng có quyền tự do phớt lờ hoàn toàn những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc”. Và đặc biệt: “Nếu Trung Quốc không sẵn lòng lùi lại, Mỹ có một chiếc thang ngoại giao được bắc lên để buộc Bắc Kinh phải chú ý. Nội các mới của Mỹ có thể bắt đầu bằng việc tiếp các phái đoàn ngoại giao Đài Loan tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ; nâng cấp đại diện Mỹ tại Đài Bắc từ một “viện nghiên cứu” tư lên đại biện ngoại giao chính thức; mời lãnh đạo Đài Loan chính thức đến Mỹ; cho phép các viên chức cấp cao nhất của Mỹ đến Đài Loan để trao đổi thương mại; và cuối cùng tái lập hoàn toàn quan hệ ngoại giao”.
Có vẻ như những gì đang diễn ra là đúng lộ trình “kế hoạch bắc thang” như John Bolton đã nói từ đầu năm. Từ khi bang giao Washington-Bắc Kinh được thiết lập năm 1979, chưa tổng thống tân cử hoặc tổng thống đương nhiệm nào của Mỹ điện đàm trực tiếp với lãnh đạo Đài Loan. Bill Clinton chỉ để Lý Đăng Huy nói chuyện tại Đại học Cornell năm 1995; George W. Bush chỉ cho phép Trần Thủy Biển đến Mỹ từ các điểm quá cảnh Mỹ Latin. Quan hệ Washington-Đài Bắc được giới hạn trong khuôn khổ “Đạo luật quan hệ Đài Loan 1979” trong đó Mỹ nhìn nhận chính sách “một quốc gia” của Trung Quốc. Thời Barack Obama, quan hệ Washington-Đài Bắc vẫn giữ kẽ và thậm chí có lúc được một số người yêu cầu cắt đứt.
Trong chiến dịch tranh cử, Donald Trump nhiều lần nói rằng chính sách đối ngoại của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh đến nay là nhu nhược. Trump đặc biệt chỉ trích chính sách xoay trục “nửa vời” của Barack Obama và ông lên án gay gắt việc cắt giảm nhân lực lẫn tài lực trong quốc phòng Mỹ. Bằng việc chỉ định một số cựu tướng lãnh nổi tiếng diều hâu, trong đó có James Mattis, mệnh danh “Chó Điên” (Mad Dog), vào nội các, Trump đã cho thấy ông muốn xây dựng lại hình ảnh nước Mỹ bằng sự thể hiện sức mạnh quân sự, và điều đó phải được triển khai cụ thể tại Thái Bình Dương. Alexander Gray và Peter Navarro, hai cố vấn chiến lược của Trump, viết trên Foreign Policy (7-11-2016): Mỹ phải “ổn định khu vực” châu Á; “bảo vệ mậu dịch hàng năm trị giá 5 ngàn tỷ USD tại biển Đông” và “đóng vai trò như một sự kiểm soát cân bằng trước tham vọng lớn dần của Trung Quốc”.
Suốt thời gian dài, đặc biệt từ sau cuộc chiến Việt Nam, chính sách đối ngoại của Mỹ là xây dựng đồng minh thông qua các hiệp định mậu dịch với lý thuyết căn bản rằng kinh tế và quan hệ bang giao không thể tách rời; đồng thời, Mỹ cũng đề cao các giá trị nhân quyền và dùng nhân quyền như một áp lực để gây sức ép cho vấn đề bang giao chính trị lẫn kinh tế. Với Trump, các thể chế như NATO, WTO, TPP…, và thậm chí các tổ chức như ASEAN chẳng là gì cả. Không thể phủ nhận lá bài nhân quyền tỏ ra hiệu quả trong không ít trường hợp nhưng cũng không thể không thấy rằng không ít quốc gia đã lợi dụng “nhân quyền”, qua các vụ bắt bớ bỏ tù, để mặc cả cho các mối quan hệ của họ.
Trump không cần nhân quyền. Trump chỉ muốn “Mỹ quyền”! America first! Điều này sẽ mang lại không ít ảnh hưởng cho các quan hệ quốc tế và buộc một số nước phải tái thiết kế chính sách đối ngoại (có yếu tố “đu dây”) của mình. Trong trường hợp Trung Quốc, với Trump, một định chế như TPP không đủ để khiến Bắc Kinh bị cô lập và nhân nhượng. Muốn đánh Trung Quốc, phải đánh vào tử huyệt của họ. Đài Loan là gót chân Achilles của Bắc Kinh. Muốn định hình lại trật tự và cán cân quyền lực thế giới, điểm tập trung nhất định phải là Trung Quốc.
Thế giới đang trong tình trạng hỗn loạn. Bản thân Trump là một sự hỗn loạn. Khó có thể hình dung Trump sẽ “sắp xếp” lại trật tự thế giới như thế nào, đặc biệt khi vấn đề xung đột lợi ích đang là điều mà giới quan sát lưu tâm (tập đoàn gia đình Trump giao dịch tại khoảng 18 quốc gia-lãnh thổ; và Trump đang là con nợ của Bank of China). Trong sự hỗn mang của thế giới, với sức mạnh đi lên của Trung Quốc gần như không thể bị khống chế bằng các giải pháp chính trị “by the book” (làm theo sách vở), sự bất định của Trump có thể lại là yếu tố dẫn đến một kết quả cụ thể hơn. Nó đang khiến đối thủ dè dặt và hoang mang. Từ khi Trump đắc cử đến nay, Trung Quốc không còn “khuân đạn” đến biển Đông nữa. Tuy nhiên, còn quá sớm để vỗ tay cho Trump. Ông ấy vẫn còn chưa vào Nhà trắng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Ðường mòn của giấc mơ...

Nhà thơ

Dẫn các chữ cái vào sâu trong giấc mơ. Hoang vu. Thăm thẳm. Tối tăm.
Các chữ cái nói: “Chúng cháu sợ lắm, sợ lắm...” Và chúng bắt đầu khóc.
Nhà thơ mếu máo: “Các bé sợ à? Ta còn sợ hơn các bé nữa cơ, vì lát nữa ta quay về chỉ còn có một mình.”


Ở trại viết

Cứ 6 giờ tối lại có một cánh tay vẫy vẫy ở cửa sổ phòng của nhà thơ. Nhà thơ thấy vậy liền đi ra đó.
Một cơn gió.
Ngày hôm sau nhà thơ mất tích.
Ngày hôm sau nữa có hai cái tay vẫy vẫy ở cửa sổ.
Ngày hôm sau nữa có ba cái tay vẫy vẫy ở cửa sổ.
Ngày hôm sau nữa…
Từ đó không có ai dám vào phòng đó để làm thơ nữa.
Sau này người ta biết rằng các nhà thơ xứ ấy rất sợ ma. Mà ma quỷ và quỷ ma thì xứ ấy nhiều vô cùng. Ma đói, ma tham, ma hèn, ma bẩn, ma đạo đức giả, ma công an.
Và cả những ma già không còn làm ma được vẫn cố làm ma…


Nhà thơ có những giấc mơ kỳ lạ

“Ông có chắc rằng đó chỉ là một giấc mơ?”
Giấc mơ ấy như thế này:
Cứ vào nửa đêm, nhà thơ thấy một người giống hệt ông, đang bám vào trần nhà như con thằn lằn. Người ấy ngoái xuống nhìn ông và nói: “Có vẻ ông đã sống trên đời này quá lâu rồi phải không? Ông muốn đổi chỗ với tôi chứ?”
Nhà thơ biết mình thừa sức đu bám còn hơn thằn lằn, nhưng ông không đổi chỗ. Vì ông không bao giờ chịu già. Ông nghe người ta nói nhà thơ không có tuổi, nên ông đã ngồi lì trên ghế nhà thơ quá mấy nhiệm kỳ. Tuy vậy, ông cũng đi mua bảo hiểm y tế khám bệnh để được giảm giá.
Khi bác sĩ hỏi “Ông có chắc rằng đó chỉ là một giấc mơ?”, thì con thằn lằn của ông đã biến mất. Ông vén râu tóc của mình lên và ngạc nhiên như trẻ thơ: “Giấc mơ nào cơ?”
Và ông vẫn là nhà thơ, đu bám còn hơn cả thằn lằn, mãi mãi…


Ðường mòn của giấc mơ...

Trong giấc mơ của con mèo, những bộ xương cá nằm há hốc vì khát và nóng. Rồi những bộ xương cá nhanh chóng xoè vây ra, nhảy xuống sông bơi cho mát. Khi bơi đến giữa dòng sông, những bộ xương cá mệt mỏi và kiệt sức, trôi dạt vào một ngân hàng dưới âm phủ. Ngân hàng phải mất 9000 tỷ cái xương để tạo hình hài, giúp chúng sống lại.
Những tia nắng lấp lánh lên những viên đá cuội dưới đáy sông, làm mí mắt con mèo khép lại. Nó ngủ. Nó co giật trong giấc ngủ của mình vì ánh sáng phản chiếu quá gay gắt làm nó không chịu nổi.
Từng phút, từng phút một, những bộ xương cá bị mục nát đi.
Và 9000 tỷ cái xương cũng mất theo giấc mơ thích bóng tối của một con mèo nói mà không làm, y như tuyên huấn.


Ông luật sư...

Nhà thơ đến gặp ông luật sư và đưa cho ông ta những chứng cứ đã in ra giấy. Ông luật sư nhanh chóng xé bỏ tất cả và ngồi viết lại. Sau đó ông ta đặt những chứng cứ mới lên bàn. Vì dáng người to cao của ông ta che khuất mọi thứ nên nhà thơ không thể nhìn thấy các chứng cứ mới.
Ông luật sư nói:
“Nó quá tốt, y như thật.”
Nhà thơ trả lời:
“Chắc chắn rồi.”
Vừa lúc đó ông luật sư bật đèn. Và trong ánh sáng, nhà thơ phát hiện ra ông ta chính là gã nhà thơ rách nát gần nhà, không phải là luật sư...


Con ngựa

Nó chớp mắt và lúc lắc cái đầu liên tục, nhưng không thể thoát khỏi đám ruồi bâu vào mắt nó để nhâm nhi nước mắt của nó. Nó không còn cách nào ngoài việc để chảy nước mắt chảy ra với hy vọng cuốn trôi đám ruồi.
Ban đêm, dây cương được gỡ bỏ, và những con ruồi cũng biến mất vào bóng tối. Chẳng còn những con ruồi bâu vào để ăn nước mắt, không biết vì sao con ngựa vẫn khóc. Khóc như một nhà thơ.


Người đi bán arsenic...

Trong ngôi chợ Nước Mắm, có một người đi bán arsenic. Người ấy reo vang như tiếng chuông, để rao hàng. Người lớn im nhìn, còn trẻ con chạy theo, reo hò và lén ném những viên sỏi nhỏ vào anh ta. Khi anh ta quay lại nhìn thì chúng ù té chạy, cười nắc nẻ.
“Tôi không bán arsenic, vì cũng chẳng ai biết mà mua. Tôi bán thông tin...”
“Thế là bán báo à?”
“Không phải. Tôi bán chữ. O tròn như quả trứng gà...”
“Mua nhiều thì có giảm giá không?”
“Bán chữ à? Mà chúng tôi đang tìm mua nước mắm.”
Một người cầm tờ báo từ đâu chạy lại, nói với anh ta:
“Như quả trứng à? Thế thì cầm lấy và gói lại cẩn thận nhé.”
Thế là anh ta đổ cả chai nước mắm vào tờ báo và gói lại, cẩn thận như lời khuyên.


----------------

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mấy điều đáng cười về cách nhìn lịch sử của người Trung Quốc


(Tác giả thiên kỳ văn này là Phùng Học Vinh, học giả về bộ môn lịch sử. Ông hiện sống tại Hương Cảng, cũng là tác giả các sách về lịch sử như “Tại Sao Nhật Bản xâm Lăng Trung Hoa”, “Trắc Diện Về Lịch Sử Trung Quốc ”, “Tìm Hiểu Lịch Sử Bắc Dương”)

Người dịch: Hồ Bạch Thảo

*
Nguyên nhân do viết sử, nên thường cùng người trong nước đàm luận về lịch sử; đương nhiên không tránh được những lúc đỏ mặt tía tai để tranh luận. Lúc đầu người mình tiếp thu lịch sử có vấn đề là do tin tức sai, lâu rồi thành quen, sự sai lầm không phải từtiếp thu mà thôi, mà còn cả cách thức tư duy nữa. Chiều nay nhàn hạ, bèn hạ bút bàn về vấn đề này, nhắm tỉnh ngộ. Cái gọi là lời nói thẳng khuyên bằng hữu thì không có gì không nói; hy vọng người trong nước đầu óc mở mang, thông minh ra, không còn tự lừa mình, lừa người nữa.


Cười thứ nhất: “Ta có thể chống đế quốc, nhưng ngươi không thể độc lập.”

Tại Trung Quốc không thiếu những người được gọi là nhà văn hoá, yêu lịch sử, mỗi khi bàn đến đoạn lịch sử về việc Ngoại Mông Cổ được độc lập, thường không hẹn nhưng đều phát biểu với 2 ý: 1.Quốc Dân Chính Phủ (1) không có khả năng, đã bỏ Ngoại Mông Cổ. 2.Chính phủ tân Trung Quốc thật phản động, thản nhiên chi trì cho Ngoại Mông Cổ độc lập. Những người được gọi là “nhà văn hoá” này, lúc tuyên bố những câu nêu trên, hiển nhiên trong đầu óc họ đã có sẵn giả thiết: Ngoại Mông Cổ từ xưa đến nay thuộc Trung Quốc; nhân dân Ngoại Mông Cổ độc lập là phi pháp.

Sự thực ra làm sao? Sự thực là Ngoại Mông Cổ từ đời Minh trở về trước không nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, từ thời đầu Thanh Ngoại Mông Cổ qui thuận đế quốc Đại Thanh vì khiếp sợ vũ lực của Đại Thanh. Năm 1912 qua chiếu thư “Thanh Đế Thoái Vị” đem Ngoại Mông Cổ “chuyển nhường” cho Trung Hoa Dân Quốc. Sự việc này không trưng cầu ý kiến của dân Mông Cổ, nhân dân Ngoại Mông Cổ có quyền không công nhận. Lập luận này có sức nặng chứ?

Lịch sử Trung Quốc cận đại hô hào phản Đế cứu quốc, độc lập tự chủ. Trung Quốc cần phản đối thực dân, cần tranh thủ độc lập. Như vậy có đúng không? Rất đúng. Nhưng một khi bàn đến nhân dân Ngoại Mông Cổ cần tranh thủ độc lập, thì các vị thanh niên “ái quốc” của nước ta bèn trở mặt. Bởi các vị thanh niên “ái quốc” nước ta nhận thức rằng: Chỉ có người Trung Quốc mới có thể độc lập, còn các ngươi Ngoại Mông Cổ lại muốn độc lập ư! Chỉ là mộng ảo!

Ta có thể phản Đế, nhưng ngươi thì không thể độc lập! Nhà quan thì lửa sáng rực, nhưng các hộ dân thì không được thắp đèn! Đó là miệng lưỡi của các nhà “ái quốc” yêu lịch sử.
Quân Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1952)

Dân Ngoại Mông Cổ trước kia là người Ngoại Mông Cổ, sau đó là người Thanh, nhưng họ từ trước tới nay chưa hề là người Trung Quốc; dân nước này cũng có quyền chọn không làm người Trung Quốc. Người Trung Quốc có quyền tranh thủ độc lập, nhân dân Ngoại Mông Cổ cũng có quyền tranh thủ độc lập; chúng ta đều là người, người người đều bình đẳng. Ta có thể phản Đế, nhưng ngươi thì không thể độc lập, cùng một trường hợp cư xử theo 2 tiêu chuẩn khác nhau, tước đoạt lẽ phải. Vấn đề này cần phải phân tích cho rõ, nếu người Trung Quốc không cẩn thận, thì cũng như những người được coi là “nhà văn hoá ái quốc” kia, nhưng đem gương ra soi thì mặt mũi của họ [cũng hung dữ xâm lăng] chẳng khác gì con quỉ Nhật Bản trước kia; cả hai [cùng đồng loại] nhưng kẻ chạy 50 bước, cười người chạy 100 bước (2)

Cười thứ hai: “Ta có thể giết địch, nhưng ngươi thì không thể đánh lại”

Nghiên cứu về Chiến Tranh Nha Phiến không khỏi phải bàn đến việc Lâm Tắc Từ cấm thuốc phiện, xem hành động có điều gì thất đáng không. Nhưng bàn đến chỗ này, thường thường có những kẻ yêu lịch sử “yêu nước”, nhảy lên với lửa giận tràn ngực, chống đối: “Cần phải bàn làm gì nữa! Người Anh mang quân đánh giết tại lãnh thổ ta, đều là phi nghĩa. Dù bất cứ lý do gì cũng không được đánh vào lãnh thổ ta, một khi đánh vào, thì bọn chúng là kẻ xâm lăng.” Nói một cách khác, “Bất cứ nguyên nhân gì, nước A không được mang quân đánh nước B, nếu không tuân, nước A sẽ trở thành kẻ xâm lược.” Nhưng có kẻ phản bác rằng: “ Theo đạo lý của anh nêu ra, năm 1979, Trung Quốc mang quân đánh Việt Nam; vậy xin hỏi Trung Quốc có phải là kẻ xâm lược không?” Lúc này anh sẽ toát mồ hôi, không biết trả lời sao, tay chân ngượng nghịu, như kiến bò quanh nồi rang, sượng sùng trăm thứ.

Tuy nhiên cái luận điệu “ái quốc” mới nghe qua, tựa hồ đúng; nhưng xét trên thực tế thì sai.Vì nếu như không kể nguyên nhân gì, nước A đều không được mang quân đánh nước B, nếu không tuân, thì nước A sẽ thành nước xâm lược; như vậy xét qua quá trình lịch sử Trung Quốc đã có N lần là kẻ xâm lược. Năm 1918, chính phủ Bắc Dương mang binh đánh nước Nga (3), đánh phá vào lãnh thổ nước khác, có phải là xâm lược không? Năm 1950 Vương sư (4) vượt qua sông Áp Lục [Triều Tiên], làm cho dân tộc người bị phân cách, thì gọi là cái gì đây? Năm 1979, gọi là tự vệ phản kích, đánh Việt Nam xung quanh biên giới gần thủ đô; cái này gọi là gì? Cũng không nên quên rằng, các năm 1950, 1979; hai lần ra quân ngoài biên giới, đã bị quốc tế khiển trách. Nếu không tin, hãy tra tư liệu đi!

Bạn có biết không? Năm 1992 Trung Quốc, Hàn Quốc giao thiệp, Đại sứ đầu tiên của Trung Quốc tại Hán Thành mở tiệc chiêu đãi báo chí; báo chí Hàn Quốc bèn làm khó. Ký giả Hàn Quốc yêu cầu Đại sứ Trung Quốc tiến hành xin lỗi về cuộc xâm lăng Hàn Quốc năm 1950. Như vậy thử hỏi với nhãn quan của nhân dân Hàn Quốc, thì hành vi của Trung Quốc năm 1950 được đánh giá như thế nào?

Năm 1979 quân ta đánh vào Việt Nam, cho dù quân kỷ dạy về 3 điều chú ý, 8 hạng kỷ luật [tam đại chú ý, bát hạng kỷ luật], giúp cho ông già Việt Nam kéo nước [giếng], gặt lúa; nhưng đổi lại được gi? Đổi được việc ông già Việt Nam lén cầm súng bắn! Tại làm sao vậy? Vì rằng tại nhãn quan nhân dân Việt Nam, chúng ta là “kẻ xâm lược”. Lại hãy xem vào năm đó chính phủ Việt Nam đã tuyên truyền “Trung Quốc xâm lược” như thế nào:

“Giặc phương Bắc [Trung Quốc] cuồng võng xâm chiếm lãnh thổ lân bang, để thoả mãn dã tâm bá quyền châu Á. Đảng trung ương [Việt Cộng] cùng chính phủ hiệu triệu toàn thể quân dân một lần nữa hăng hái đánh ngoại tộc xâm lược.”
Bộ đội Việt Nam trong cuộc chiến chống bành trướng bá quyền Trung Quốc (1979)

Bạn đã thấy rõ chưa, tại năm 1979 nước Trung Quốc ta là “Bắc khấu” [giặc phương Bắc]; chúng ta bị người Việt Nam gọi là kẻ xâm lược. Không tại gì hết, ngoài việc chúng ta đã tiến đánh vào lãnh thổ nước khác.

Trung Quốc trong lịch sử cận đại chủ yếu đóng vai trò bị áp bức; nhưng cũng có lúc Trung Quốc đóng vai trò xâm hại người; chỉ vì anh không hiểu rõ, hoặc không thừa nhận, không dám đối diện với sự thực mà thôi. Lúc chúng ta đàm luận về lịch sử, thường khiển trách Đế quốc chủ nghĩa xâm lược; nhưng cái thuyết “Nước A mang binh đánh nước B, A là kẻ xâm lược” không thể thành lập được, vì chúng ta đã từng mang quân đến nước người, đánh phá nhà người. Cái tảng đá kể tội người một khi ném xuống, không khéo lại va vào chân!

Nói như vậy không phải bảo anh đừng đề cập đến, nhưng muốn bảo anh nên đề cập một cách thông minh; trên thế giới này không phải luôn luôn đều yên ổn, trăm vạn lần chớ đổ riết cho người là xâm lăng, còn tự mình là Thiên sứ!

Cười thứ ba: “Cái của anh là của tôi, từ xưa đến nay là của tôi.”

Người Trung Quốc “ái quốc” văn hoá, mỗi khi bàn đến vấn đề lãnh thổ, thường dùng câu sau đây “Từ cổ đến nay vốn thuộc Trung Quốc”. Năm nào thì gọi là cổ? Lâu bao nhiêu mới gọi là cổ? Khái niệm này xuất hiện từ lúc nào? Vấn đề cần phải bàn nhiều.

Tôi xin đưa Đài Loan ra làm ví dụ; thanh niên “ái quốc” chúng ta thích nói rằng: “Đài Loan từ xưa đến nay thuộc Trung Quốc.” Vấn đề ở chỗ đây là câu nói bậy; đảo Đài Loan từ xưa không thuộc Trung Quốc. Có thuyết nói rằng thời Tam Quốc, quân Ngô Tôn Quyền đã đi qua Đài Loan; cho dù vậy cũng không chứng minh được Đài Loan thuộc Trung Quốc (5), Mã Khả Ba La [Marco Polo, người Ý] từng đến Trung Quốc, nhưng lẽ nào chứng minh được Trung Quốc thuộc Ý Đại Lợi?


Ngoài ra, dưới triều Minh thiết lập ty tuần kiểm Bành Hồ, thì chỉ phụ trách Bành Hồ mà thôi, không thể lấn ra đến Đài Loan. Kỳ thực từ thời Khang Hy mới bắt đầu, trước đó Trung Quốc chưa hề quản trị đảo Đài Loan.

Sự việc trước kia như thế nào? Lịch sử đảo Đài Loan nguyên thuộc dân địa phương làm chủ, với một nước thuộc loại bộ lạc gọi là Đại Đỗ Vương quốc; sau đó người Hà Lan đến, thiết lập chính phủ thực dân Hà Lan. Tiếp đến Trịnh Thành Công dùng vũ lực đánh bại người Hà Lan, lấy Đài Loan từ tay người Hà Lan. Rồi sau đó nước Đại Thanh đánh bại Trịnh Thành Công, mới chính thức mang đảo Đài Loan vào bản đồ Trung Quốc.

Nói một cách khác, đảo Đài Loan không phải “từ xưa đến nay thuộc Trung Quốc”; nhưng do người Trung Quốc động thủ đánh lấy, hay nói một cách khó nghe hơn, là cướp lấy. Như bảo Đài Loan từ xưa đến nay thuộc ai, có thể nói rằng từ xưa thuộc dân nguyên trên đảo, thứ đến thuộc người Hà Lan, rồi lại thứ đến thuộc người Trung Quốc.

Lịch sử đảo Đài Loan thực đã nêu ra một ví dụ rất tốt; nó nói lên được một cách rõ ràng, cùng hết sức tàn khốc về sự thực lịch sử: trên thế giới này không địa bàn nào từ xưa đến nay thuộc một quốc gia. Địa bàn của Trung Quốc cùng địa bàn các dân tộc trên thế giới đều như vậy, đều tự mình dành lấy. Người Trung Quốc qua lịch sử không ngừng khuyếch trương địa bàn, không ngừng phát động chiến tranh, không ngừng tiêu diệt các quốc gia khác; lệ như nước Đại Lý [Vân Nam], Nam Việt [Quảng Đông, Quảng Tây, Việt Nam], Chuẩn Cát Nhĩ Hãn [Tân Cương, Tây Tạng], Trung Sơn [Hà Bắc], Ba Quốc [Lưỡng Hồ]…danh sách các nước bị Trung Quốc tiêu diệt còn rất dài....Người Trung Quốc không ngừng khuếch trương vũ lực, nên dần dần lớn mạnh không gian sinh tồn. Nhân vậy, những người “ái quốc” văn hoá của chúng ta, muôn vạn lần đừng cho kẻ khác là sài lang, chỉ có riêng mình là Thiên sứ. Các dân tộc và quốc gia trên thế giới này, bản chất đều tự tư tự lợi, người Trung Quốc cũng không ngoại lệ; lời nói trần truồng, nhưng rất thực.

Không có cái gì gọi là “ từ xưa đến nay”; địa bàn sinh tồn của con người, qua lịch sử luôn luôn ở trạng thái biến động; hôm nay là của anh, ngày mai là của tôi; bất cứ địa bàn nào biến đổi đều có dấu vết có thể tìm được; cái gọi là “từ xưa đến nay” không thuộc chân lý nào hết; đó chỉ là nơi ẩn trú tỵ nạn của những kẻ lưu manh, chỉ có như vậy mà thôi!

Cười thứ tư: “Ta có thể lừa ngươi, nhưng ngươi không thể lừa ta.”

Các nhà giáo dục về Trung Quốc cận đại sử, được lệnh rót vào đầu óc trẻ con quan niệm như sau: Thời cận đại Trung Quốc là nước yêu hoà bình, đồng thời cũng là nước bị ngoại bang khinh rẽ lừa dối.

Hôm nay cho phép tôi trình bày một câu chân thực: Bắt đầu từ thời cuối Thanh, Trung Quốc đã bắt đầu bước vào con đường chủ nghĩa đế quốc, nhưng sở dĩ không hoàn thành vì trong nước có nội loạn, lại cạnh tranh không nỗi; chứ thực tế thời cuối Thanh, Trung Quốc đã đi vào con đường bá đạo của chủ nghĩa đế quốc; tôi xin nêu lên vài sự thực:

Sự thực 1: Năm 1882 đế quốc đại Thanh thấy thuộc quốc Triều Tiên, bị người Nhật Bản đến càng ngày càng nhiều; đế quốc đại Thanh cảm thấy địa vị siêu việt tại Triều Tiên trong tương lai sẽ bị Nhật Bản uy hiếp. Nhắm tăng cường khống chế Triều Tiên, đại Thanh yêu cầu Triều Tiên ký bất bình đẳng điều ước “Trung Triều Thương Dân Thuỷ Lục Mậu Dịch Chương Trình” trong đó ấn định người Trung Quốc tại Triều Tiên được hưởng trị ngoại pháp quyền. Kế đó đại Thanh yêu cầu lập tô giới tại Triều Tiên như: Nhân Xuyên, Phủ Sơn, Nguyên Sơn; đồng thời đế quốc đại Thanh còn tăng binh lực tại Triều Tiên. Trị ngoại pháp quyền, tô giới, trú binh; đều là hành vi điển hình của cái gọi là “Đế quốc chủ nghĩa.” Muôn vạn lần xin đừng hỏi tôi rằng hành vi của đại Thanh, cùng chủ nghĩa đế quốc Anh, chủ nghĩa đế quốc Nhật, về bản chất có gì khác biệt!

Sự thực 2: Năm 1911 tại Mặc Tây Ca [Mexico] nỗi lên vụ bài Hoa. Triều đình nhà Thanh lập tức điện cho hải quân Thanh, hiệu Hải Kỳ, đến Mặc Tây Ca bảo hộ kiều dân nước Thanh. Dưới sự uy hiếp của súng đạn đế quốc Thanh (6), chính phủ Mặc Tây Ca bèn thoả hiệp, xin lỗi và bồi thường. Hãy xem! Kiều dân nước mình bị nước khác kỳ thị, lập tức mang quân đến uy hiếp nước người. Hành vi này là thế nào? Đó là hành vi điển hình của chủ nghĩa đế quốc. Muôn vạn lần xin đừng hỏi tôi rằng hành vi của đại Thanh, cùng chủ nghĩa đế quốc Anh, chủ nghĩa đế quốc Nhật, về bản chất có gì khác biệt!

Sự thực 3: Năm 1917 nước Nga bùng nổ cách mệnh tháng 10, thiết lập “Nga Xô Viết”; các nước đế quốc chủ nghĩa Tây phương quyết định mang quân can thiệp. Năm 1918 chính phủ Bắc Dương Trung Hoa Dân Quốc quyết định phái binh tham gia, sự kiện này lịch sử gọi là “Tây Bá Lợi Á can thiệp.” Anh không thấy gì sai, phải không! Trung Quốc từng mang quân vào trong nước Nga, vũ trang can thiệp vào nội tình nước này, đây là sự thực lịch sử, mực đen viết trên giấy trắng, nhưng bị người đời bỏ qua. Mang quân vào nước người, can thiệp vào nội chính nước người, đây là hành vi điển hình của đế quốc chủ nghĩa; không cần hỏi tôi làm như vậy có đúng hay không?

Còn một sự kiện lịch sử mà ai cũng biết đó là chiến tranh năm Giáp Ngọ [1894]. Khác với nhận thức của chúng ta, Giáp Ngọ chiến tranh kỳ thực không phải là chiến tranh giữ nước giữ nhà; đây là cuộc chiến tranh chấp quyền khống chế Triều Tiên, giữa đế quốc đại Thanh và đế quốc Nhật Bản; ít ra tại cặp mắt nhân dân Triều Tiên cho rằng chiến tranh Giáp Ngọ là cuộc chiến chó cắn chó, giữa Thanh đế quốc chủ nghĩa và Nhật Bản đế quốc chủ nghĩa mà thôi. Nhật Bản khống chế Triều Tiên là không đúng, nhưng đế quốc Thanh khống chế Triều Tiên lại đúng ư! Đổi địa vị hai phe, rồi suy nghĩ có thể thấy được. Lại nói thêm với các anh một điều ít tai biết tới: Thời chiến tranh Giáp Ngọ, dư luận quốc tế ủng hộ ai? Câu trả lời làm anh giật mình rơi kính: Đương thời dư luận quốc tế nghiêng về Nhật Bản, đa số người Tây Dương cho rằng nhà Thanh vô lý. Chắc anh không ngờ điều đó!

Những loại sự thực nêu trên, nếu trình bày thêm còn rất nhiều. Từ những sự thực này có thể thấy được rằng trong trào lưu đế quốc chủ nghĩa lúc bấy giờ, chính phủ Trung Quốc thời cuối Thanh đầu Dân Quốc đã gia nhập vào trận tuyến. Lại chính vì dấn bước trên con đường đế quốc chủ nghĩa; nên các nước đế quốc chủ nghĩa đến Trung Quốc đã can dự vào những việc lừa dối người; còn chính phủ Trung Quốc thời cuối Thanh và chính phủ Bắc Dương thì bắt đầu can dự, nhưng cũng không kém phần hăng hái. Lịch sử chỉ cho chúng ta biết rằng: Người Trung Quốc không phải hiền lành chỉ biết ăn rau, trăm vạn lần đừng nghĩ rằng người Trung Quốc là dì Tường Lâm đầy nhẫn nhục [trong truyện Chúc Phúc của Lỗ Tấn], người Trung Quốc cũng không phải không nghĩ đến việc dấn bước trên con đường đế quốc chủ nghĩa, nhưng chỉ vì trong nước nội loạn nên không thực hiện được mà thôi. Trong quá trình lịch sử, hoặc tại cận đại sử, sự thực lịch sử về việc người Trung Quốc lừa dối nước khác, không phải là không có; nhưng vì các anh không biết mà thôi.

Cười thứ năm: “Ta đều đúng, nhưng không biết tại sao ta đúng.”

Tôi ngồi trên xe taxi, đem việc đảo Điếu Ngư ra bàn với anh tài xế; tài xế bảo đảo Điếu Ngư là của Trung Quốc, hãy dẹp tan bọn tiểu Nhật Bản đi. Tôi mỉn cười hỏi anh ta:
“Tại sao đảo Điếu Ngư thuộc Trung Quốc?”
Anh tài xế bị tôi hỏi, ngừng một chút, rồi trả lời:
“Đương nhiên thuộc về Trung Quốc; lại còn hỏi nữa!”
Tôi tiếp tục truy vấn anh ta:
“Tôi thực không biết, xin được thỉnh giáo, rửa tai mà nghe.”
Anh tài xế trầm mặc một hồi, rồi nói lời sau đây:
“Tôi cũng không biết tại sao, thực ra chúng ta đều không biết.”

Qua nhiều năm, mỗi khi nghĩ đến anh tài xế tôi lại tự mỉm cười. Thực ra anh tài xế này không phải thuộc loại đặc biệt, cũng cùng lứa tuổi với các bạn thanh niên “ái quốc” tôi thường đề cập. Nếu anh thử hỏi họ “Tại sao đảo Điếu Ngư thuộc Trung Quốc” thì chắc chắn 99 % họ đáp không được, và cũng nói như anh tài xế rằng “Đương nhiên thuộc về Trung Quốc, lại còn hỏi nữa!”
Chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư là tâm điểm tranh chấp từ lâu giữa Nhật và Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Anh tin rằng số tiền trong túi là của anh, tại sao? Bởi số tiền này anh vừa mới lãnh lương. Anh tin căn phòng này thuộc anh, vì anh mới bỏ tiền ra tạo nó. Anh tin rằng người hôn phối thuộc về anh, vì anh và cô ta có làm giấy giá thú. Anh tin bất cứ sự vật nào thuộc về anh, tất nhiên anh có thể nói ra lý do. Nếu như anh không nói lên được lý do nào, thì phải nói anh không xác định được nó thuộc về anh. Như quả anh không thấy được lý do nào nó thuộc về anh, mà anh cương quyết xác nhận rằng nó thuộc về anh, như vậy tư tưởng anh có vấn đề, anh có tâm bệnh cần phải trị.

100 năm về trước, con gái bó chân. Được hỏi tại sao mà bó, cô nàng nói không biết, nhưng vì người xung quanh cho là đúng, nên tôi cũng cho là đúng. 78 năm về trước, dân Nhật Bản tập trung liên hoan đưa tiễn con em đi đánh Trung Quốc. Lúc đó nếu anh hỏi đi làm gì, họ không biết, họ chỉ biết “vì nước đánh giặc là đúng”. Tất cả những thứ đó đều là bệnh, cần phải trị.

Con người có chút lý trí cần biết rằng: Nếu như anh không biết đảo Điếu Ngư thuộc Trung Quốc như thế nào, thì anh nên ngậm miệng. Nếu như anh thực sự lo cho nước cho dân, anh nên lập tức sưu tầm các tài liệu liên quan đến lịch sử đảo Điếu Ngư, xét những quan điểm và chứng cứ một cách rõ ràng, một khi xác tín “Điếu Ngư đảo thuộc Trung Quốc”, đến lúc đó anh có quyền dõng dạc loan báo với bốn phương rằng “Điếu Ngư thuộc Trung Quốc”, thì chẳng có vấn đề gì cả. Vấn đề ở chỗ lúc anh chưa hiều về lịch sử đảo Điếu Ngư, mà vẫn cố dùng lời to lớn hô lên “đảo Điếu Ngư thuộc Trung Quốc”; nhưng nếu người khác hỏi tại sao, thì anh đáp không được; lúc này trước con mắt người hỏi, anh bị thoái hoá thành người vượn.

Một người có tư cách, trước tiên là con người thành thực, con người chính trực. Đối với bất cứ sự kiện nào, biết thì nói rằng biết, không biết thì nói rằng không biết. Một vật, thuộc về anh thì nói thuộc về anh; không thuộc về anh thì nói không thuộc về anh. Còn khi không xác định được nó thuộc về anh hay không, thì cách thích hợp nhất là nên nói : Tôi không biết. Nhưng nếu anh không biết, mà cứ khăng khăng bảo nó thuộc về anh, lúc này đứng về phương diện tinh thần, anh bị nhập vào hàng đạo phỉ.


Chú thích:
1.Quốc Dân Chính Phủ: chính phủ dân quốc sau cách mệnh lật đổ nhà Thanh.
2.Kẻ chạy 50 bước cười người chạy 100 bước: điển từ sách Mạnh Tử, ngũ thập bộ tiếu bách bộ [五十步笑百步五十步笑百步], kể chuyện 2 ông tướng đánh giặc thua chạy, ông chạy 50 bước chê cười ông chạy 100 bước là thiếu dũng cảm.
3.Năm 1918 Liên Bang Xô Viết mới thành lập, một số nước Tây Phương cấu kết với chính phủ quân phiệt Bắc Dương [ tại Bắc Kinh] tìm cách quấy phá.
4.Vương sư: quân lính của vua; ý nói mĩa, chỉ Mao Trạch Đông như vua.
5.Hồ Bạch Thảo, Lãnh Hải Trung Quốc Dưới Thời Nhà Minh, Diendan forum; xác nhận Minh Sử, phầnLiệt Truyện, ghi Đài Loan tức Kê Lung Sơn, được xếp vào ngoại quốc dưới triều Minh.
6.Theo trang mạng 凤凰资讯>历史>中国近代史thì việc này có sự chi trì của Mỹ.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bí mật người ngoài hành tinh Vamfim và khả năng tiên tri của Vanga


Đây là điều chứng minh khả năng huyền bí của bà Vanga là có thật.

Baba Vanga là nhà tiên tri nổi tiếng nhất của thế kỷ 20 và đã để lại rất nhiều lời dự đoán gây sốc về tương lai của nhân loại. Bà Vanga được sinh ra ở Strumica, khi đó vẫn thuộc đế chế Ottoman, ngày nay là thuộc Cộng hòa Maccedonia.
Khả năng tiên tri của Baba Vanga cho đến nay vẫn là điều gây tranh cãi.
Trong thời kỳ 1941-1944 bà theo gia đình chuyển đến sống ở Petrich, Bulgaria. Mẹ của Vanga gặp nhiều vấn đề về sức khỏe thế nên ngay từ khi sinh ra, bà là một đứa trẻ sinh thiếu tháng và gặp nhiều biến chứng về sức khoẻ. Khả năng đặc biệt của Vanga bắt đầu xuất hiện ít năm sau khi bị một trận cuồng phong bất ngờ cuốn theo cát bụi, khiến đôi mắt bà mù loà kể từ năm 12 tuổi.
Danh tiếng của nhà tiên tri này được biết đến nhiều hơn sau lời dự đoán trùng hợp đến bất ngờ về sự sụp đổ của Liên Xô, thảm họa nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, cái chết của Stalin, thảm họa 11/9, tàu ngầm Kursk gặp nạn và chiến thắng của Topalov trong kỳ thi cờ vua quốc tế.
Trong số những tiên đoán huyền bí của mình được ghi chép lại, bà Vanga có nói nhiều đến sự sống ngoài trái đất khi tiết lộ rằng người ngoài hành tinh đã đến trái đất của chúng ta từ hàng trăm năm qua cũng như chính những sinh vật này đã mang đến cho bà những kiến thức không tưởng.
Krasimira Stoyanova cháu gái của nhà tiên tri nói rằng bà Vanga có thể liên lạc được với người chết. Theo đó, khi muốn biết về điều gì bà Vanga sẽ đặt câu hỏi cho các linh hồn trả lời.
Krasimira đã giữ lại một danh sách các câu hỏi có liên quan đến người ngoài hành tinh, trong đó bà Vanga đã từng hỏi con người liệu sẽ liên lạc được với những người anh em đến từ các nền văn minh khác hay không. Các linh hồn trả lời rằng điều này sẽ xảy ra chỉ trong vòng 200 năm nữa.
Theo bà Vanga, những người này sẽ đến một hành tinh mà trong ngôn ngữ của họ được gọi là Vamfim, nó là hành tinh thứ 3 tính từ trái đất. Bà cũng nói rằng họ đang chuẩn bị cho một kế hoạch lớn nhưng không nhắc đến chi tiết cụ thể.
Khoảng một năm trước khi bà qua đời, những tin đồn về sự xuất hiện của người ngoài trái đất bắt đầu được tung ra. Một số tờ báo Bulgaria thậm chí còn đề cập đến cả ngày tháng, địa điểm xảy ra. Một vài tuần sau đó nhà tiên tri Vanga mời người bạn tốt của bà là một nhà báo có tên Boyka Tsvetkova trò chuyện.
Bà Vanga tiết lộ những người ngoài hành tinh đã đến nhà bà vào đêm qua với hình dạng rất đẹp đẽ và đã có cuộc nói chuyện thân thiện với mình. Những người này có cơ thể mờ ảo như thể được phản chiếu từ nước, họ có quần áo giống như bộ áo giáp và bóng bẩy như vẩy cá, phủ quanh đầu là một vầng hào quang. Đôi khi họ có một cái gì đó giống như đôi cánh ở phía sau.
Bà Vanga từng nói nhiều về người ngoài hành tinh trong thời điểm khái niệm này còn ít phổ biến.
Một số thông tin trong cuốn sách "Baba Vanga" rất phổ biến ở Bulgaria còn miêu tả bà Vanga từng được những người từ hành tinh Vamfim đưa đến tham quan quê hương của họ. Nơi đây xã hội được tổ chức rất tốt và con người làm việc rất chăm chỉ. Những người này nói với bà Vanga rằng, chỉ có một vài người trên trái đất là có thể liên lạc được với họ giống như nhà tiên tri này.
Người Vamfim cho biết có một số công trình điêu khắc được đặt rải rác trên thế giới đều là tác phẩm của họ. Theo bà Vanga, họ cho biết tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời đều có sự sống và trái đất là nơi có mức độ phát triển thấp nhất.
Theo nhà tiên tri mù nổi tiếng giải thích, sở dĩ bà có khả năng dự đoán được tương lai là do người Vamfim tiết lộ cho bà mỗi dịp hiếm hoi họ đến trái đất. Và thường mỗi lần họ đến đều đi kèm thông báo về những sự kiện bất thường, đôi khi là thảm họa sắp ập đến.
Trong hàng trăm lời sấm truyền dự báo về tương lai của thế giới đến năm 5078, có rất nhiều câu nói gây tranh cãi về ngày tháng u tối của loài người, điều này dẫn đến những hoài nghi về tính chân thực trong các phát ngôn của bà Vanga.
Do hiện tại nhà tiên tri này đã qua đời cùng với việc không còn nhiều dữ liệu để kiểm chứng, các công trình nghiên cứu tính xác thực về bà Vanga không thể thực hiện.
Tuy nhiên trong quá khứ, giáo sư Velichko Dobriyanov từ Viện Sofia chuyên về nghiên cứu khoa học gợi mở đã tiến hành nghiên cứu về khả năng phi thường của bà Vanga bằng cách theo dõi trong nhiều năm các cuộc phỏng vấn của nhà tiên tri mù với du khách.
Trong cuốn sách "Một nghiên cứu định lượng về hiện tượng Vanga" được phát hành sau đó đã tổng kết: "Trong 18 cuộc phỏng vấn đã ghi nhận có 823 câu nói được trao đổi giữa nhà tiên tri mù với du khách. Trong số này có 445 câu nói được bà Vanga nói về nhân vật được kiểm chứng là sự thật, 288 câu mơ hồ và 90 câu không chính xác.
Từ những dữ liệu trên, theo tính toán chỉ số tiêu chuẩn về liên lạc thần giao cách cảm - CTC, khả năng của bà Vanga đạt con số 0,7. Đây là con số rất lớn cho thấy nhà tiên tri này có thể đã sử dụng một phương thức liên kết tâm trí khác với cách thông thường.
Để kiểm tra một cách khách quan hơn, vị giáo sư đã thử nghiệm bằng hai người phụ nữ có thị lực kém trò chuyện với các vị khách của Vanga, hai người này từng có kinh nghiệm hành nghề thầy bói, tuy nhiên con số mà họ đạt được chỉ là 0,2.
Giáo sư Velichko cũng thử nghiệm bằng những "kẻ nói dối" được ông chuẩn bị sẵn để đánh lừa Vanga. Tuy nhiên trong mọi trường hợp nhà tiên tri mù đều phát hiện và tỏ vẻ bực bội về sự sắp xếp này.
Cuối cùng Dobriyanov kết luận ở một khía cạnh nào đó, dường như Vanga có thể thực hiện giao tiếp thần giao cách cảm.
Những lời dự đoán đáng sợ của nhà tiên tri mù Vanga về sự sống ngoài trái đất:
Những dự đoán của bà Vanga cũng nói nhiều về tương lai u tối của trái đất.
Năm 2221 - Nhân loại trong công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh đã tiếp xúc với những điều không tưởng và khủng khiếp.
Năm 2256 - Tàu vũ trụ trở về từ Trái đất mang lại một căn bệnh khủng khiếp mới đến nhân loại.
Năm 2288 - Du hành thời gian và tìm ra cách liên lạc mới với người ngoài hành tinh.
Năm 2341 - Một cái gì đó đáng sợ đến gần Trái đất từ ​​không gian.
Năm 3005 - Một cuộc chiến tranh trên sao Hỏa diễn ra, quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời đang bị xáo trộn.
Năm 3797 - Tất cả mọi thứ sống hoàn toàn biến mất trên Trái đất, nhưng loài người di chuyển để tiếp tục cuộc sống trong các hệ sao khác.
Năm 3803 - Rất ít người đến các hành tinh mới, một nơi ẩn náu của loài người. Dân cư thưa thớt. Con người có ít liên lạc với nhau. Khí hậu của hành tinh mới ảnh hưởng đến con người - họ đột biến.
Năm 4302 - thành phố mới xuất hiện trên hành tinh. Việc quản lý của Giáo Hội khuyến khích sự phát triển của khoa học và công nghệ. Các nhà khoa học khám phá ra cơ chế chung về tác động của tất cả các bệnh trên cơ thể.
Năm 4674 - Các nền văn minh đạt đến đỉnh cao của nó. Trái đất và các hành tinh khác có dân số 340 tỷ người. Thời kỳ trộn lẫn giữa loài người với người ngoài hành tinh bắt đầu.
Quốc Vinh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người lữ hành đơn độc trong nửa thế kỷ văn học

VTN

Với tập thơ Quê ngoại, nhất là với tập truyện ngắn Chân trời cũ, Hồ Dzếnh đã tạo ra được một vị trí vững vàng trong đời sống văn học trước 1945. Từ góc độ tâm lí sáng tác mà xét, văn phẩm của ông có vẻ như một minh chứng xác thực cho cái điều thỉnh thoảng các nhà văn vẫn nói: viết văn, ấy là phương tiện duy nhất để con người ta thoát khỏi sự đơn độc.
Theo nghĩa ấy đơn độc chính là nét độc đáo làm nên số phận Hồ Dzếnh 
                               
" Những nỗi u kín của ngày xưa"
Chân trời cũ in ra lần đầu vào năm 1942. Cho đến trước năm 1945, tập truyện ngắn đó còn được in lại một vài lần, đại khái cũng bằng số lần mà nó được in lại ở vùng tạm chiếm Hà Nội trước 1954.

Bẵng đi một thời gian, không thấy cuốn sách ra mắt bạn đọc, thậm chí nhắc đến nó, người ta cũng ngại.

Nhưng đến cuối những năm 80, nó lại “tái xuất giang hồ” và từ đây trở đi thì đều đều có mặt trên thị trường, giống như những bạn cùng trang lứa Số đỏ và Chí Phèo, Tắt đèn và Những ngày thơ ấu

Có vẻ như dần dần, người ta đã xác định được vai trò của Chân trời cũ trên văn đàn: ấy là loại tác phẩm không gây ra những choáng váng, đột ngột, song luôn luôn có bạn đọc; hết lớp này đến lớp khác, các thế hệ bạn đọc tìm đến những trang sách, lại thấy chúng như là vừa viết cho mình. Trong cái thế giới do Hồ Dzếnh phác ra đó, một thế giới “mang nặng những nỗi u kín của ngày xưa” như ông hằng nói, con người ta thất bại mà không ngã lòng, mất mát mà không hoảng hốt, bị phản bội mà không thù hận, thậm chí có khi sa đà, hư hỏng mà vẫn gợi được tình thương của mọi người. Bằng một giọng kể ngậm ngùi chân chất, các trang sách như luôn thì thầm với những ai đang đọc nó, rằng cuộc đời thật oái oăm, thật nhiều đớn đau buồn thảm, cuộc đời là dâu bể, con người chỉ có cách nhẫn nại cam chịu mà sống cho qua ngày. Nhưng nó vẫn không quên giả thiết rằng, trong sự nhẫn nại và cam chịu ấy, từ mỗi con người lại ánh lên vẻ đẹp cao quý, đấy chính là lý do làm cho ta đáng sống và lờ mờ thấy hình như cuộc sống còn có ý nghĩa nào đó.


Riêng về tập Quê ngoại, tập thơ ông có ngụ ý đề tặng cho Quê mẹ Việt Nam, thì trong bối cảnh của trào lưu lãng mạn những năm 30 và 40 trong đó thơ văn mở ra việc tự phát hiện cái thế giới bên trong của tâm hồn người Việt Nam, cùng với một Xuân Diệu “rất tây”, một Huy Cận “mang mang” chất học sinh thành thị, hay một Nguyễn Bính của “hồn quê”…, thơ Hồ Dzếnh là tiếng lòng của những tâm hồn học sinh sống ở huyện lỵ, đã tách khỏi nông thôn rồi mà lúc nào cũng lưu luyến nông thôn, những thiên nhiên, hoa bướm, những mối tình ngẩn ngơ vụng dại, giống như những trang văn xuôi của Đỗ Tốn trong tập truyện ngắn Hoa vông vang.

Sự xa lạ rất gần gũi

Để nói tới những ngang ngược vô lý trong yêu cầu của con người với văn chương, nhà văn Liên Xô I.Ehrenbourg từng kể lại câu chuyện như sau:

Lần ấy, ông cùng các đồng nghiệp đang họp để bàn phương hướng sáng tác thì có một số đại biểu công nhân đến dự. Thôi thì ngành nào cũng ra sức ân cần mời mọc để các nhà văn tới chỗ mình và viết về ngành mình. Được lời như cởi tấm lòng, dĩ nhiên là nhiều cây bút sung sướng lắm, đi bằng được, về viết và đòi in ra bằng được. Chỉ ít lâu sau, họ mới vỡ lẽ: công nhân dệt nhiều khi rất ngại đọc tiểu thuyết viết về ngành dệt, thợ mỏ thì không phải bao giờ cũng thích đọc những trang sách “ăn tươi nuốt sống” thực tế vùng mỏ của họ. Mà ở đâu và ngành nào cũng vậy, thợ dệt hay thợ mỏ, công nhân nghề rừng hay anh em lái xe vận tải… họ đều chỉ thích những tác phẩm hay, kể cả mấy cuốn sách toàn kể về đời tư của các vị công tước bá tước thời xưa, chẳng hạn loại Con đầm pích, Chiến tranh và hòa bình, Anna Karênina v.v…

Trở lại với trường hợp tập truyện ngắn Chân trời cũ. Trên đất nước này, số người Hoa định cư rải rác đủ các nơi thật, song so với dân bản địa, không thể gọi là nhiều. Đặc biệt số phụ nữ gốc Tàu thứ thiệt, loại người Trung Hoa “quý phái” như Hồ Dzếnh gọi, lớn lên bên chính quốc, sau mới sang làm dâu các gia đình người Hoa bên này, số đó lại càng ít, có lẽ tính chi li thì phải nói trong hàng triệu người mới có một hai người. Vậy mà cớ sao một thiên truyện như Người chị dâu tôi cứ làm chúng ta xúc động, và ta sẵn sàng đọc đi đọc lại nó hơn là đọc hàng trăm thiên truyện lẩm cẩm viết ngay về những người xung quanh ta và rất giống ta nữa.

Cắt nghĩa rằng Hồ Dzếnh viết hay mà những người khác viết dở, thì cũng bằng chưa cắt nghĩa gì.

Đúng hơn, có lẽ nên nói trong bóng dáng người chị dâu “đặc Tàu” ấy, nhiều người chúng ta tìm thấy tâm tình, số phận của chính mình.

Có thể là từ bé đến giờ, thực ra thì bạn vẫn khổ, nhưng sao trong một góc tâm tư nào đó, bạn vẫn lướng vướng để sót lại cái ý nghĩ rằng xưa kia, nếu không thì kiếp trước, bạn sướng lắm, và cuộc sống hôm nay chưa phải đã xứng đáng với chính bạn. Bởi thế, trong việc một người phụ nữ Trung Hoa gạt nước mắt để lam làm chịu đựng, cốt sao thích ứng với hoàn cảnh, với gia đình nhà chồng, trong tình thế người đàn bà ấy từ bỏ mọi hy vọng, âm thầm tự khác mình đi, đánh mất mình nữa, cốt sao tồn tại, bạn thấy có nét gì chung của mọi kiếp người, trong đó có bạn. Vả chăng, cuộc biến đổi diễn ra một cách bình thản, từ tốn, nên sự đầu hàng của người đàn bà ấy, của mỗi chúng ta – nếu có thể nói như vậy – không có gì là trái tự nhiên cả. ấy có lẽ là điều Hồ Dzếnh nhắn thêm với ta khi ông, theo lối bỏ nhỏ, đặt vào thiên truyện cái hình ảnh “người đàn bà buồn khổ sàng từng hạt tấm xuống nong, trong khi trời chiều sàng từng giọt hoàng hôn xuống tóc”.

Không chỉ riêng người chị dâu lưu lạc mà bất cứ ai trong gia đình riêng của Hồ Dzếnh, chú Nhì và chị Yên, em Dìn và người anh xấu số… phàm đã được tác giả để mắt tới rồi kể lại, cũng đều khiến người đọc bâng khuâng, bởi lẽ trước sau vẫn một bút pháp ấy, bút pháp nói về những gì tưởng xa lạ mà lại gần gũi với tâm tưởng mỗi người đọc. Sau hết, cái kỳ lạ của Chân trời cũ nằm ngay ở trong tình thế của tác giả, mối quan hệ giữa Hồ Dzếnh và nền văn học đương thời. Cha ông vốn gốc Quảng Đông mới sang đây một đời, chỉ có mẹ ông là người Việt. Rõ ràng, khi nói về xứ sở này, ông ở vào cái tình thế chông chênh chân trong chân ngoài, quê hương là thực mà như là hư, là phải mà lại như không phải, gần gũi đấy, mà lại xa vời đấy. Nhưng có lẽ chính vì thế mà ở ông có cái lui tới trong cách nhìn, cái xót xa trong tình cảm, cái khao khát vươn tới một mảnh đất tâm linh tưởng không bao giờ vươn tới nổi… Bấy nhiêu yếu tố hội lại khiến cho các trang văn của ông có được chất thơ chân chính.

“Đời chỉ đẹp khi hãy còn dang dở”

Có một bộ phận hợp thành của Chân trời cũ mà trong một số lần xuất bản gần đây, có khi người ta bỏ qua, có khi xếp không đúng chỗ, và chỉ ở một số bản in, mới thấy nó được trả lại cái vị trí vốn có, ấy là lời tựa của Thạch Lam cho tập sách.

Trong một lần nói chuyện với người viết bài này, Hồ Dzếnh bảo rằng nếu trong mấy chục năm qua, có một thứ gì ông đã đánh mất, để rồi bây giờ, thấy tiếc hơn cả, thì đó chính là bản viết tay của lời tựa ấy.

Không phải ngẫu nhiên, trên tạp chí Thanh nghị số 33 (1943), Phạm Chí Lương (người được Hồ Dzếnh đề tặng thiên truyện Em Dìn) từng có bài viết xếp Thạch Lam, Thanh Tịnh và Hồ Dzếnh vào chung một dòng phái ấn tượng chủ nghĩa.

Cũng trên Thanh Nghị năm ấy, trước đó mấy số, Hồ Dzếnh cho in thiên truyện Sáng trăng suông với lời đề từ ngắn gọn mà hôm nay đây đọc lên, hẳn nhiều người còn thấy nao lòng Tặng gió đầu mùa xa xôi.

Thiên truyện được viết sau khi Thạch Lam mất và chỉ được bổ sung vào Chân trời cũ trong những lần in lại.

Với Hồ Dzếnh, dường như Thạch Lam đồng nghĩa với nền văn học đương thời.

Nhà văn ấy đã dang rộng tay đón Hồ Dzếnh, khi ông mới chập chững trên những trang viết đầu tiên.

Nền văn học ấy còn để lại trong ông bao kỷ niệm, nào là in sách xong, mang bán rong khắp Đông Dương với người này, nào những ngày làm báo với người kia, nào một lần gặp mặt nhưng còn nhớ mãi một người khác nữa.

Gần như đã thành công khai, đồng nghiệp và bạn đọc nhiều người biết rằng Hồ Dzếnh còn có một bút danh là Lưu Thị Hạnh. Bút danh ấy ông ký sau mấy cuốn tiểu thuyết Một truyện tình 15 năm về trước, Tiếng kêu trong máu, Những vành khăn trắng. Được hỏi về việc này, Hồ Dzếnh chỉ mỉm cười, một nụ cười độ lượng. Gặng mãi ông mới trả lời đại khái rằng, âu cũng là một cách thử làm nghề, thử lăn lộn với việc cầm bút.

Nghĩa là, nếu nhập cuộc, nếu đi hẳn với nghề viết văn, ông cũng có thể ngang ngửa như bất cứ ai.

Nhưng không, do một sự xui khiến huyền bí nào đó, ông không chọn con đường vạch sẵn ấy. Luôn luôn Hồ Dzếnh đứng cách nghề văn một khoảng cách cần thiết. Trước kia thì dạy học, làm thư ký cho các hãng buôn, cùng lắm thì làm báo, sau này nhiều năm làm thợ đúc thép… Lúc nào ông cũng có một nghề khác để kiếm sống và chỉ viết văn làm thơ theo sự bức xúc của nội tâm và sự thích thú của từng lúc. Hẳn điều đó có mang lại cho ông những thiệt thòi nào đó. Nó không giải phóng hết mọi khả năng vốn có nơi ông. Nó làm cho ông nhiều khi cứ có cái vẻ ngơ ngác ngây thơ của một người ngoài cuộc. Nhưng để bù lại, nó giúp cho ông tránh được tình trạng bảo cứng lại, cằn đi cũng được, bảo úa ra chết mòn cũng được, ấy là cái tình trạng hết nhung hết tuyết rồi mà vẫn cứ sống ườn ra trong nghề, như người ta thường thấy ở không ít cây bút công chức khác.

 Còn nhớ Hồ Dzếnh từng có bài thơ Ngập ngừng trong đó ông bảo rằng tình yêu đến mức đắm đuối nhất phải là tình yêu không đến với nhau, vì đến với nhau, rồi sẽ thất vọng. ý tưởng ấy hẳn đã chi phối những suy nghĩ của ông về nghề văn và đến lượt mình, điều đó lại làm chúng ta thấy ra rằng với nghề này, lúc nào ông cũng giữ được một tình yêu bền bỉ.

In lần đầu trong Những kiép hoa dại 1993,
sau đó in lại trong Cánh bướm và dóa hướng dương, 1999

                                      Chân trời không bao giờ cũ 
Hồ Dzếnh qua đời ở tuổi 75, song quả thật, ông hầu như đã ngừng viết trước dó rất lâu. Sau hoà bình lập lại ở miền Bắc (1954) cũng đã có một vài cuốn sách mang tên ông được xuất bản – cả sách sáng tác lẫn sách dịch – có điều chúng không có gì đáng kể và sự thực là trong cuốn Hồ Dzếnh tác phẩm chọn lọc làm năm 1987 khi ông còn sống, phần chủ yếu vẫn là tập truyện ngắnChân trời cũ cùng ít bài thơ trong Quê ngoại.
 Bảo rằng về già, Hồ Dzếnh sống trong chờ đợi thì cũng không hẳn. Những gì tâm huyết đã mang cống hiến cho đời và ông sống khá thanh thản. May mà trong trường hợp này lịch sử đã công bằng. 
Mấy năm trước khi mất, chẳng những Hồ Dzếnh có tuyển tập mang tặng bạn bè mà ông còn có dịp chứng kiến Chân trời cũ được in lại ở mấy chỗ, trong sự tha thiết yêu chiều của bạn dọc, nhất là những bạn đã đọc văn Hồ Dzếnh từ lâu, mà không kiếm được sách. Thật là một sự ơn trả nghĩa đền xứng đáng.
Cuộc đời mỗi nhà văn – cũng giống như cuộc đời mỗi con người – là một cái gì độc đáo, không ai giống ai, và mọi ý muốn người ta áp đặt cho nhau, khuyên bảo nhau, suy cho cùng, đều chả mấy nghĩa lý: số phận là cái không ai có thể chọn lựa. Dẫu sao nghĩ lại thì thấy trừ những kẻ bất tài và lười biếng, ở đây, trong văn chương đại khái có hai cách tồn tại. Một là những tác giả, viết luôn tay, viết đều, có khi lại hoạt động trên các thể loại khác nhau, và như có bàn tay vàng, làm gì cũng nổi lên tự nhiên và sự nghiệp toà ngang dãy dọc đồ sộ. Và thứ hai là loại người sống như kẻ lơ đãng, tâm trí để tận đâu đâu, họ chỉ viết rất ít, cả một đời văn thu gọn trong một vài quyển sách chi đó. Song chỉ thế thôi mà cứ là sống mãi trong lòng người yêu văn chương. Không nói đâu xa, ngay trong các nhà văn Việt Nam thế kỷ hai mươi cũng đã thấy có sự phân chia đôi ngả đôi dòng như vậy. Một bên là Khái Hưng, Nguyễn Công Hoan, Xuân Diệu, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Bính… và bên kia là Thạch Lam, Thanh Tịnh, Nguyễn Nhược Pháp, và lùi về phía sau một chút, là Quang Dũng. 
Cố nhiên, Hồ Dzếnh cũng thuộc cái loại thứ hai chúng ta đang nói. Tên tuổi ông gắn liền vớiChân trời cũ, ở đó người ta đọc ra tiểu sử, những từng trải riêng của đời sống và cả cách cảm cách nghĩ riêng của Hồ Dzếnh trước cuộc đời này nữa. 
Mặc dù được viết ra khi tác giả mới 26 tuổi, và chủ yếu nói về những năm tuổi trẻ của một đời người, song Chân trời cũ lại có một sự già dặn riêng. Nó là thứ văn chương không có tuổi. Thậm chí – bây giờ đã đến lúc có thể nói được điều này – nó là thứ văn chương viết xong người ta có thể gác bút, có thể buông tay nhắm mắt.  Và chỉ nhờ thế, cuốn sách chưa đầy 200 trang đó, mới đủ tư cách để đưa một con người trở thành một tên tuổi vĩnh viễn trong lịch sử văn học.
Những người có dịp gặp gỡ Hồ Dzếnh mấy năm cuối đời hẳn còn nhớ ông già trên 70 tuổi ấy luôn luôn có cái vẻ thản nhiên, hình như mọi chuyện “thế sự buồn rầu và cảnh đời hùng tráng” – chữ của Hồ Dzếnh – mình đều đã biết cả rồi, thiệt hơn thế nào cũng được, cuộc sống là thực mà cũng là một cõi hư vô nào đó. Thành thử, ông lại luôn luôn tìm được niềm vui hồn nhiên của mình. Nụ cười ấy đã thường trực trong tâm trí Hồ Dzếnh cho đến khi ông chia tay chúng ta.

  Viết  ngày Hồ Dzếnh qua đời 13-8-1991
 Đã in trong Chuyện cũ văn chương 2001


Phần nhận xét hiển thị trên trang