Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Việt Nam 1951 - 1954 qua góc máy của Dietrich Stahlbaum (người Đức, sinh 1926)

Giao blog

Đầu tiên là loạt ảnh lấy nguyên về từ trang của nhiếp ảnh gia. Ông là người Đức, sinh năm 1926.

Sau đó là một bản khác kèm thuyết minh tiếng Việt trên reds.vn.


Dietrich Stahlbum năm 1953, tại Việt Nam


Bây giờ





---


1. Từ trang của chính tác giả 


























































"
http://www.dietrichstahlbaum.de/

Meine Generation ist  militaristisch erzogen worden.  Geboren 1926,
war ich I944-45 an zerbröckelnden Fronten und 1949-54 bei der Fallschirmtruppe der französischen Legion in Algerien und Vietnam.
Ich kehrte als Kriegsgegner heim. 
Auf der Suche nach Alternativen zur Gesellschafts- und Kulturpolitik,
zu unsozialen und lebensfeindlichen Trends in Technik und Wirtschaft und zu herrschenden Auffassungen habe ich mich in Bürgerinitiativen
und in der Friedens- und Ökologiebewegung engagiert.
Berufe/Jobs: U. a. war ich Fabrikarbeiter, Buchhändler, Verlagsangestellter, Bibliothekar.
Ich befasse mich mit Philosophie, Literatur und
sozialdokumentarischer Fotografie und schreibe Zeitkritisches:
Prosa, Lyrik, Essays, Reportagen etc.
[Siehe Link
 Literatur Daselbst ein Hinweis auf ein «Lesebuch», erschienen im Okt. 05] Lesungen, Ausstellungen.

In den Jahren 1995-99 entstand ein Roman über Gewalt, Krieg und buddhistischen Pazifismus in Vietnam:
  Reinhard Ganz, Veteran der französischen Fremdenlegion, erhält 40 Jahre nach dem Ende des Indochinakrieges Post aus Hanoi: Aufzeichnungen seines Freundes Miroslav Prochazka, der 1954 in Dien Bien Phu verwundet wurde und seitdem verschollen ist. Er erinnert sich an ihre gemeinsame Zeit in Algerien und Vietnam (1949-54), an einen Krieg, der sie verändert, und an ein Volk, das sich vom Kolonialismus befreit hat.
   Im zweiten Teil des Romans schildert Miroslav seinen Weg zu einem engagierten Buddhismus. Er ist mit Hilfe einer jungen Vietnamesin desertiert und lebt bis 1966 in einer buddhistischen Dorfgemeinschaft in den Bergen Nordvietnams. Hier haben Deserteure beider Kriegsparteien und ein verwundeter Ranger Asyl und traumatisierte Waisenkinder ein neues Zuhause gefunden. Mönche, die aus Süd- und Nordvietnam geflüchtet sind, berichten über den gewaltfreien Widerstand gegen das US-amerikanische Eingreifen in Vietnam, gegen die Saigoner Militärdiktatur und gegen Unter- drückung und Verfolgung durch das kommunistische Regime in Hanoi. Am Ende wird auch das Friedensdorf Opfer militärischen Wahns.
   Ein pazifistischer Roman über Soldaten, die erkennen müssen, dass sie nicht töten und zerstören können. Ein zeitdokumentarischer Roman über historische Hintergründe, mit Rückblenden auf eine faschistische Kindheit, auf Erlebnisse eines jungen Tschechen im antifaschistischen Widerstand und auf die ersten Nachkriegsjahre in Ost und West. Ein Entwicklungsroman, der das Wesentliche buddhistischer Lehre und Kultur aus der Sicht eines vermeintlich aufgeklärten Europäers vermitteln und auf ihre Aktualität hinweisen soll.
Besprechungen:
  „Hinter dem Buchtitel steht buddhistische Weisheit.
Der Ritt auf dem Ochsen : das ist der Kampf mit dem Ego.
Auch Moskitos töten wir nicht : 
das ist der Respekt
 vor aller Kreatur.

 Westdeutsche Allgemeine Zeitung

 „Ein leises Buch, eindringlich, prägnant, unsentimental. 
 Recklinghäuser Zeitung
Leseproben zum Download als PDF
365 S. Pb. € 15,00 ISBN 3-89514-261-1KARIN FISCHER VERLAG AACHEN


Dien Bien Phu - die Schlacht, die für Frankreich das Ende seiner Kolonialherrschaft in Indochina bedeutete
Vor 50 Jahren, am 7. Mai 1954, erlitten die eingekesselten französischen Truppen eine folgenschwere Niederlage. Sie ergaben sich nach 57 Tagen der Übermacht. Die Verluste waren auf beiden Seiten sehr hoch, besonders bei uns in der Legion, wo jeder Zweite Deutscher war.
Zur Erinnerung eine Fotodokumentation mit einem Kapitel aus meinem Roman

"

"
Bilder aus Vietnam 1951-54

Bilder aus Vietnam 1951-54
1. Teil:  Menschen, Landschaften
Hanoi und Umgebung 
Stationiert in Hanoi, in der Cité Universitaire im Ortsteil Bach Mai, war ich jeden freien Tag unterwegs, allein oder mit meiner vietnamesischen Freundin Lai.  Wir beide durchstreiften die Stadt und die nähere Umgebung, so weit, wie der Rikschafahrer uns zu fahren bereit war. Denn an den Rändern der Stadt und am anderen Ufer des Roten Flusses begannen die Gebiete, die am Tage weitgehend unter französischer Kontrolle waren, nicht jedoch nachts. Dann waren es Partisanen, die Aktionen vorbereiteten, Straßen und Wege verminten und befestigte Stützpunkte der Kolonialtruppen angriffen oder Wachposten überrumpelten, sie töteten oder entwaffneten und laufen ließen.
Der Krieg war hier allgegenwärtig, sichtbar und unsichtbar. Nachts hörten wir in Bach Mai Schüsse und Explosionen vom anderen Ufer des Flusses.
Ich stand hier mit den Menschen auf gutem Fuß, denn ich suchte immer wieder den Kontakt zur Bevölkerung und ließ sie verstehen, dass ich ihr Freund, nicht ihr Feind bin. Lai übersetzte, was ich sagte, bald auch das, was ich dachte. Sie sprach fließend französisch. Meine Einstellung zur Bevölkerung muss sich herumgesprochen haben: Ich konnte mich sogar spät nachts allein in der Rikscha aus der Innenstadt zur Kaserne fahren lassen, ohne dass mir etwas passiert ist. Andere Legionäre und Kolonialsoldaten fand man am Morgen im Gebüsch, erwürgt, erschlagen, erstochen, oder sie waren verschwunden; manchmal  tauchten ihre Leichen in einem der nahen Teiche wieder auf.
Oft war ich auch ohne meinen Schutzengel im Delta des Roten Flusses unterwegs, auf einem alten,  knatternden Motorrad, das ich mir für ein paar Piaster bei einem Vietnamesen ausleihen konnte, und besuchte Dörfer im weiteren Umfeld der Stadt Hanoi.
Ich habe viel fotografiert und zeige hier eine Auswahl der Bilder. Den größten Teil davon habe ich von sehr kleinen Positiven aus meinen Alben scannen müssen, weil die Negative nicht mehr brauchbar sind. Dementsprechend ist die Qualität.
2. Teil: Der Krieg
Ich habe zwar im Büro gearbeitet und war die meiste Zeit in Hanoi, aber ich musste, um bei der Truppe nicht als Drückeberger zu gelten,  auch an Operationen teilnehmen. Außerdem bin ich, wenn „mein Bataillon, das 1° BEP *, im Einsatz war, immer wieder mal hinausgefahren oder -geflogen, um den Sold an Soldaten und Unteroffiziere auszuzahlen und anderes zu regeln. Im Dezember 1953 habe ich als Dispatcher an Versorgungsflügen nach Dien Bien Phu teilgenommen. (Siehe auch Foto- Dokumentation Dien Bien Phu und Romantext)
Weiteres dazu in meinem Roman.
------------------------------                                                                                                                                                             * 1° Bataillon Étrangère de Parachutistes : 1. Fallschirmspringerbataillon der Fremdenlegion

Copyright © Dietrich Stahlbaum 2005. Alle Rechte vorbehalten

"
http://www.dietrichstahlbaum.de/







Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bố mẹ ông chủ Facebook dạy con thành tài như thế nào?


Đặt phòng khám tại nhà và để con được khám phá máy tính của bố từ nhỏ... là cách bố của Mark Zuckerberg nuôi dưỡng niềm đam mê công nghệ cho con.
Bố của Mark Zuckerberg, bác sĩ Edward Zuckerberg, đã trả lời một cuộc phỏng vấn dài với một đài phát thanh địa phương về những lựa chọn của vợ chồng ông giúp con trai lớn lên là người có lý tưởng, gây dựng Facebook và trở thành tỷ phú. Dưới đây là những chia sẻ về kinh nghiệm của ông khi nuôi dạy ông chủ Facebook Mark Zuckerberg :
Tiến sĩ Zuckerberg là một nha sĩ. Thậm chí đến nay, ông vẫn điều hành phòng khám riêng của gia đình mình tại New York, Mỹ. Vợ ông, một chuyên gia tâm lý, cũng làm việc như một quản lý văn phòng cho chồng ở mức "vượt tiêu chuẩn". Như một hệ quả, cậu con trai Mark lớn lên và chứng kiến cha mẹ mình mưu sinh và điều hành doanh nghiệp như thế nào và sử dụng các công nghệ hiện đại nhất ra sao.
"Các con tôi đều lớn lên từ văn phòng này và đều được khám phá máy tính. Việc tìm hiểu về máy tính sớm có rất nhiều lợi ích. Điều đó chắc chắn đã nuôi dưỡng niềm say mê với công nghệ của Mark", ông Zuckerberg nói.
Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg cùng bố mẹ và các chị gái. Ảnh: Celebfamily.
Có rất nhiều câu chuyện về các doanh nghiệp đã phát triển từ con số không, nhưng đứa trẻ lớn lên sẽ sẵn sàng đón nhận thử thách nếu chúng có một nền tảng vững chắc. Ở trường hợp của tiến sĩ Zuckerberg, ông đã tạo ra loại nền tảng đó từ trước cả khi gặp vợ và có con.
"Lớn lên trong một gia đình Do Thái ở thành phố N ew York, ngay cả khi bạn chẳng thông minh cho lắm, bố mẹ bạn vẫn muốn con trở thành bác sĩ hay nha sĩ", ông nói.
Vì vậy, dù bản thân từng rất hứng thú với máy tính, Edward Zuckerberg vẫn theo đuổi một nghề được coi là ổn định, có phần béo bở và ghi danh vào Đại học nha khoa tại New York năm 1975. Ông cho rằng, chính điều này đã tạo nền tảng tốt cho con cái về sau.
"Có lẽ điều tốt nhất tôi có thể nói về là việc vợ chồng mình luôn có niềm tin vào các con. Thay vì buộc con phải vâng lời hay cố gắng điều khiển cuộc sống của con đi theo đường nhất định, chúng tôi nhận ra đâu là điểm mạnh của chúng và khuyến khích con phát huy cũng như hỗ trợ con theo đuổi đam mê của mình", bố của ông chủ Facebook nói.
Trong một câu chuyện chia sẻ trên tờ Los Angeles Times, tiến sĩ Zuckerberg cũng kể về việc mình đã để con trai tự cài đặt một chương trình ở máy tính của cơ quan bố với một đĩa hướng dẫn thế nào. Chiếc máy tính này sau đó cũng được Mark dùng để học viết code.
"Thằng bé buồn chán với các bài tập ở trường nên tôi để con tạo ra một chương trình nhắn tin cho văn phòng nha khoa, được gọi là ZuckNet", ông nói. Thời điểm này, Mark mới 12 tuổi.
Tiến sĩ Zuckerberg kể về cậu con trai từng là "một sinh viên tốt" và có "sự ham thích đặc biệt với toán và khoa học". Ông cũng nói về cậu con đã rời nhà để theo học tại Phillips Exeter Academy trước khi vào Harvard là một "chàng trai khá trầm tính, không bao giờ thích khoe khoang về những thành tích của mình".
Ông nói thêm: "Tôi tự hào về những điều Mark cũng như các con khác của tôi đã đạt được".
Tiến sĩ Zuckerberg cũng rất coi trọng các nguyên tắc. Ông nói: "Tôi không tin vào việc trừng phạt thể chất" nhưng cũng nhấn mạnh rằng bố mẹ cần để trẻ biết một số hành vi nhất định nào đó là không thể chấp nhận. "Nếu bạn truyền đạt cho con biết những điều mình không thích về các hành vi tiêu cực nhất định ngay từ lúc trẻ còn nhỏ, chúng sẽ hiểu điều gì trong giới hạn có thể hoặc không nên làm", ông nói.
Về cơ bản, bạn có thể trở thành một ông bố, bà mẹ tiến bộ nhưng hãy nhớ rằng trẻ con vẫn là trẻ con và chúng cần bạn ở vai trò là bố mẹ chứ không phải bạn bè.
Rõ ràng, tiến sĩ Zuckerberg luôn duy trì sở thích của mình và ông cũng khuyến khích các con làm điều đó. Ông thích lặn và khám phá biển. Ông cũng đặt một bể cá lớn trong văn phòng của mình và cho rằng điều này sẽ tạo hứng thú cho các con với thế giới sinh vật biển.
"Tôi nghĩ rằng cái gì quá trong việc nuôi dạy con đều không tốt. Trẻ cần có sự đa dạng, có nơi để học, làm việc và chỗ để vui chơi", ông nói.
Tiến sĩ Zuckerberg chia sẻ, vợ chồng ông đều đi làm và hiểu rõ giá trị của sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình.
"Vợ tôi là một siêu nhân. Cô ấy vừa quản lý công việc vừa lo chuyện nhà. Chúng tôi khá đặc biệt bởi vì văn phòng của tôi lại ở trong nhà luôn. Nếu việc này phù họp với công việc của bạn, tôi thực sự khuyên là nên áp dụng. Bạn vừa làm tốt công việc vừa ở nhà với con được", ông chia sẻ.
Khi tạp chí New York phỏng vấn tiến sĩ Zuckerberg, phóng viên miêu tả ông như sau: dáng người thấp nhưng chắc nịch, với đôi mắt tròn hạnh nhân hiền hòa và cái nhìn thẳng vào người đối diện như thể ông đang cố gắng nhìn thấu con người bạn. Mặc dù có chiếc trán hói, trông ông khá trẻ trung so với độ tuổi 57 của mình. Ông mặc một chiếc áo sơ mi xanh đóng thùng cùng quần jean Calvin Klein, kết hợp với một chiếc thắt lưng da bản dày và đôi giày lười hợp dáng... Rõ ràng, dù bạn bao nhiêu tuổi, hãy làm gương về cách sống cho con cái và đừng khiến mình trông quá già nua .
Vương Linh (Theo I nc )
Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGƯỜI MANG TÓC GIẢ



Truyện ngắn của HG

Lần cuối cùng người ta thấy lão xuất hiện ở xóm Cây Bàng cách nay hai tháng. Hôm đó phải khó khăn lắm mới nhận ra lão. Không phải hôm đó tối trời hay mưa gió, bụi cuốn mu mít mỗi lần có xe chạy ngang qua làm ảnh hưởng đến tầm nhìn. Trời rất xanh và cao. Cái nắng đầu hè rực rỡ, tầm nhìn xa có khi hơn mười cây số. Lão ngồi ngay sát bờ đường, chỗ hành lang chỉ rộng hơn hai mét thì có gì mà khó nhìn?
Người ta khó nhận ra lão vì lần này mặt lão nom hốc hác, không béo tốt phương phi như mọi lần từ tỉnh Bắc sang đây. Cái áo phông mỏng cộc tay lại càng như phô diễn đám xương sườn rõ từng chiếc một. Không thấy mái tóc dày đen nhánh, bóng nhẫy trên đầu lão như mọi khi. Thay vào đó là mái tóc lưa thưa màu hung húc, hói từ trán lên đến đỉnh đầu, nom rõ từng sợi tĩnh mạch màu thâm thẫm.
Thì ra, mọi khi lão mang tóc giả, nhiều người cứ ngỡ là thật do nhuộm thuốc, nhất là với các ông bà già kém mắt của thị trấn này. Một thị trấn nhà cao tầng xây khá nhiều, mốt mới, rất hiện đại, nhưng dân trí thì vẫn như xưa, chả chịu nhúc nhích.
“Trong các mục tiêu “phấn đấu” xây dựng văn hóa, xã hội thì cái anh “dân trí” là cái khó thúc đẩy, khó “xây” nhất. Người ta không thể dùng sức người, sức của, “đốt cháy gian đoạn” mà nâng nó lên ngay được. Nó là cái tiệm tiếm, ngấm từ từ, cần có không gian và thời gian, cần có môi trường thích hợp nó mới khá lên dần dần và định hình được”- Có lần chuyện vãn, lão tâm sự với tôi như thế.
Tôi đánh giá cao “trình” của lão. Rõ ràng lão không phải con người bình thường. lão là người có lý luận, có trình độ, có hiểu biết hẳn hoi. Ít nhất là so với mặt bằng tri thức ở một nơi như thị trấn “Con Sóc” này!
Lúc đầu thấy người ta thì thào câu chuyện về lão, nói thực tôi không để ý. Ở nơi tôi ở thiếu gì chuyện kì lạ và kỳ cục?
Một cậu phó chủ tịch vừa lãnh bằng tốt nghiệp cao học ra, tiền đồ đang độ thăng hoa, hứa hẹn nhiều thành công lớn trong đời, bỗng dưng giở chứng, gặp chuyện chẳng ra làm sao. Cậu này kẻng trai, đẹp mã, nhà khá giả vợ dáng dấp như người mẫu thời trang. Không hiểu tại sao lại phải lòng một cô giáo đã có chồng, người ngắn một mẩu.
Chuyện chỉ thế thôi cũng chẳng đáng nói làm gì bởi sự đời dù cắc cớ đến đâu, mãi cũng thành quen.
Nhưng chuyện chàng phó này không như thế. Người ta có thể phải lòng gái bởi nhiều lý do. Cái này chỉ có giời mới biết, mới hiểu là vì sao?
Khi con người ta sẵn điều kiện, nhất là có nhiều tiền kiếm được một cách quá dễ dàng, quá vô lý, điều gì cũng có thể xảy ra. Vì một lẽ nông cạn, một ham muốn rồ dở nào đó vào những lúc những người nghiên cứu tâm lý xã hội cho rằng: “Có khi, có lúc con người tiết ra cái chất không ra người”..
Thời nay những chuyện đại loại như thế không hiếm, thậm trí tràn lan xứ sở, nơi nào cũng có thể gặp.
Thiên hạ bàn: Lòng thòng thì cứ lòng thòng, đạo lý và ngay cả đến luật lệ cũng không cho phép, vì lẽ bí hiểm, được che dấu, nó vẫn thường diễn ra. Ăn vụng phải biết chùi mép vv..
Nhưng lòng thòng kiểu tay phó này thì có một không hai ở đất này. Anh ả bàn nhau cho người chồng “lấp lỗ” bằng cách lén bỏ vào cốp xe cả một gói ma túy mấy mươi “tép”..Rồi báo nhà chức năng. Suýt nữa thì anh chồng mang họa lớn. Không dựa cột cũng chắc chắn ngồi tù không biết bao giờ mới ra?
May mà giời có mắt. Kẻ châm lửa đốt trời thì lửa lại rơi trúng mình. Thời nay những kẻ gắp lửa bỏ tay người khó thành được âm mưu. Những người lập kỷ cương, trật tự xã hội mau chóng tìm ra kẻ thủ ác. Anh phó vào trại và sau đó ra tòa..
Rồi chuyện một cô gái lấy ông chồng già hơn cô những bốn mươi tuổi, gần bằng tuổi của ông nội mình! Người ta lại bảo: “Ý chừng cô ả đón lõng, chờ ông lão về chầu tiên tổ rồi sau đó thừa hưởng cái gia sản to lớn mà nhiều năm lăn lộn quan trường ông này kiếm được nhờ vào có đăng ký kết hôn hẳn hoi”. Cũng có kẻ cho rằng cô gái ở vào tình cảnh quá khó khăn muốn nương tựa vào cuộc hôn nhân này để tìm lối thoát.

Óc suy diễn của thiên hạ thật vô cùng, chuyện gì cũng có thể nghĩ ra và có lý cả.
Nhưng áp vào hoàn cảnh của ông đại úy già này vẫn thấy khó giải thích. Ở tuổi của ông người ta coi trọng sự yên ổn thảnh thơi. Không ai lại mua thêm phiền phức, rắc rối về mình. Phải thế nào đấy ông ấy mới chịu kết hôn với bà Lan Béo. Một bà đã trải qua mấy đời chồng. Ông chồng thứ nhất bỏ nhau vì sự ghen tuông. Hai người chia tay một thời gian, sau khi bán hết cơ nghiệp chuyển ra phố ở. Ông này vẫn còn sống, đến bây giờ chưa lấy ai. Ông thứ hai là cán bộ ngành điện. Bà quen ông này lúc mở quán ăn sáng gần cổng cơ quan. Ông này “già nhân nghãi, non vợ chồng”. Bà vợ ông ấy chỉ tạm thời ly thân mà chưa ra tòa. Việc to việc nhỏ trong gia đình bà, ông này đều hết lòng. Ngay đến vợ chồng bằng thật chưa chắc đã được như thế. Căn nhà và miếng đất bà đang ở bây giờ là do ông ấy lo liệu. Bà chỉ việc đứng tên chứ không phải mất đồng nào.
Người tốt việc tốt thường không có nhiều và kéo dài lâu. Ông cán bộ ngành điện không may bị tai nạn thảm khốc trên đường. Tối hôm đó trời cuối tháng xe cộ chạy nhiều, ông từ thành phố chạy ngược lên thị trấn này bằng xe máy. Đến cua tay áo sát bờ sông bị lóa đèn hay do quán tính, xe chạy tốc độ cao, không làm chủ được tay lái, cả người và xe văng xuống bờ sông, nơi vực thẳng đứng.. Sáng ra người ta phát hiện thì ông này đã chết cỏng từ khi nào không ai biết!
Sau đận ấy người ta thấy bà Lan Béo đi ngược về xuôi với nhiều người. Đàn bà con gái khi còn trẻ son phấn đã đành. Nhưng bà ngoài năm mươi, tô son điểm phấn thì ngộ lắm. Nhất là thứ son phấn rẻ tiền ( có thể do tình hình tài chính đang khó khăn? ).
Dưới gầm trời này, hãn hữu mới có người muốn và có đủ can đảm  sống một mình, ngay cả khi con cái có cả đàn, đã ra ở riêng. Bà Lan cũng vậy.
Người ta xì xào một thời gian, chán rồi cũng thôi. Mà có phải có mình bà đâu? Ngay sát nhà bà cũng có một bà như vậy.
Có lẽ chưa có thời nào người ta hồi xuân kinh khủng như thời bây giờ. Bà gần nhà bà vừa nói đến cũng xấp sỉ tuổi bà, cháu nội cháu ngoại cả đống, vẫn tấp tểnh với đủ hạng đàn ông. Có người còn kém bà đến hơn chục tuổi, vẫn “anh anh em em” ngọt xớt.
Khi bà Lan dẫn được ông cựu đại úy về, bà này cũng đột nhiên có ông ôm quần áo cùng vài trăm triệu đến, rồi ở hẳn ở lại đấy.
Ông này cứ một hai đòi ra chính quyền đăng ký vì cả hai đều chết vợ, chết chồng không còn vướng mắc. Bà “số hưởng”, theo cách nói của dân xóm, xấu hổ hay có ý gì khác, ngại con cái phẫn nộ chẳng hạn, nhất định không chịu nghe.
Giá như mươi năm trước, chắc chắn thế nào người ta cũng hỏi hộ khẩu hộ tịch dù người lạ già hay trẻ. Bây giờ chính quyền việc tồn chất cao như núi, chả ai rỗi hơi hỏi đến những việc vớ vẩn như chuyện này.
Ông mới đến sau ông cựu, không chịu thua người đồng cảnh, chồng hờ của bà Lan. Ông khoe trước từng là đặc công. Gì chứ võ vẽ ông đầy mình. Ông đã từng có chức vụ cao trong ngành an ninh. Ông về nghỉ  một cục theo cái nghị định, nghị điếc gì đấy quy hoạch về bằng cấp trong chiến dịch “Chuẩn hóa” của cơ quan nhà nước.
Riêng chuyện vợ con ông im thin thít, không đả động gì. Nhưng cũng không giấu được lâu. Mắt, miệng thiên hạ tinh lắm và khó quản lý. Cuối cùng người ta cũng hay: Ông và bà vợ cũ vừa ra tòa li dị vì cái tội ông không đàng hoàng với con dâu. Số tiền ông mang đến đây là tiền “cưa đôi” tài sản với bà vợ cũ..
Hàng ngày ông đánh cái xe máy tàu chở cám đi, chở cám về bán cho khách tới tận nhà. Bà chủ tiệm bán tạp hóa kiêm cám lợn từ đó thôi không phải mướn xe ôm.
Ông cựu đại úy không ở lỳ như cái nhà ông thừa tiền mà lại thiếu tình cảm kia. Ông chỉ đi đi về về. Mỗi lần từ tỉnh bắc sang chỉ ở độ đôi ba ngày, sau đấy lại về.
Một bận sang nhà tôi chơi ông ấy bảo: “ Tôi không ở lâu bên này được vì vẫn có việc phải lo. Con cái đã riêng tây cả, tôi vẫn còn cái trang trại, vẫn phải thuê người làm. Mình ở lâu, người ta làm không đến nơi đến chốn, tiền công vẫn phải trả, nên phải về..”
Cả hai ông khách vãng lai này đều không uống rượu, không hút thuốc. Ngay cả nước trà cũng không.
Tôi thì bận nhiều việc, lại nghiện thuốc, nghiện trà chả có chung sở thích gì với các ông. Có ngồi với nhau cũng không có gì để nói. Chuyện chiến trường, chuyện B chuyện C nghe nói nhiều, nói mãi rồi cũng chả còn mấy hứng thú. Chuyện sách vở, viết lách các ông ấy lại không quan tâm. Vậy có chuyện gì để nói với nhau? Chuyện yêu đương trai gái nói vào tầm tuổi này là không được rồi. Hơn nữa, ông nào ông nấy cũng muốn tỏ ra trước người bạn khác giới của mình rằng mình đoan trang, đứng đắn không ưa chuyện gái gú, ướt át. Vậy thì cách tốt nhất, cơm ai nhà ấy ăn, việc ai người ấy lo. “Kính nhi, viễn nhi” cho nó lành!
Tuy nhà đối diện nhau, không xa nhưng có nhẽ hàng tháng nay chả ai đến nhà ai. Có gặp giữa đường cũng chỉ qua loa chiếu lệ.
Thôi thì “nửa quê nửa tỉnh” thế cũng có cái hay, đỡ mất thời giờ!

Dù cố tình tỏ ra không để ý, có một việc làm tôi bất ngờ và sửng sốt. Đó là một buổi sáng như mọi buổi sáng ở thị trấn này. Chỉ có khác ngồi trên chiếc ghế dựa có tựa lưng hình như không phải lão Cựu hàng ngày, mà là một con người khác? Nhác thấy tôi người ấy gọi, giọng lại quen quen:
- Bưu tá vừa đến gọi không thấy cậu. Anh ta đưa cho tôi cái công văn này, nói là khi nào cậu về đưa giúp.
Tôi không thể từ chối, bèn sang bên kia đường gặp lão. Đến gần tôi tá hỏa: Đầu lão trọc lông lốc, nhẵn bóng chả có sợi tóc nào. Nếu có cạo trọc đầu như mốt mới gần đây của một số người thì vẫn phải còn chân tóc chứ. Ai lại nhẵn nhụi như nhổ tóc tận gốc thế kia? Ngay cả mớ tóc lơ thơ hung húc ngày nào giờ cũng biến đâu mất?
Tôi hỏi. Thì ra trước nay lão mang tóc giả. Mà tóc giả làm theo mốt bao giờ chả đẹp hơn tóc bình thường? Tôi vẫn thường khen bộ tóc lượn sóng điệu nghệ của lão, mà lão cứ chỉ cười mỉm, không nói gì cả.
Bây giờ mới vỡ lẽ ra, từ lâu nay thỉnh thoảng lão có đi trị xạ ở viện K. Lần này lão nói người không được khỏe. Đeo thêm bộ tóc giả vào khó chịu, phát ốm lên, đành phải cất đi. Lão nói khi nào khỏe lại, sẽ mang tiếp. Tôi thì tôi nghĩ, lão có đeo hay không, không quan trọng. Tai tóc chỉ là hình thức bề ngoài. Tâm tính, tư cách không giả là được. Suýt nữa tôi buột miệng nói ra điều này. Người ta đang mang bệnh, không có lời an ủi thì thôi, nói ra điều chạm vào chỗ đau của người khác là việc rất, rất không nên!
**
Cái quán bán hàng ăn sáng của bà Lan béo đột nhiên đóng cửa. Cánh cửa kéo hàn bằng sắt sơn xanh của nhà bà móc khóa đến cả tuần nay. Ông Cựu thì cũng lâu không thấy sang.
Người ta đoán bên tỉnh Bắc đã vào mùa thu hoạch vải thiều, ông cựu có thể do bận không sang được. Nếu bà Lan béo không vào miền nam thăm ông bồ cũ có nhẽ bà ấy sang bên tỉnh Bắc cũng nên?
Ông chạy cám của chủ nhà có tiệm tạp hóa cũng đột nhiên biến mất. Hỏi bà chủ nhà chỉ nói: “Không rõ ông ấy đi đâu”. Có người ngờ rằng vào một đêm đã khuya có cái xe bít bùng đỗ trước cửa nhà bà Ninh bán tạp hóa này. Không phải xe chở hàng đến, hàng đi như mọi bận. Xe chở hàng ít ai đến vào những giờ như vậy. Người ta bán hàng ngay thẳng, chính đáng chứ có phải hàng buôn lậu đâu vào lúc đêm hôm như thế. Chỉ có một giả thiết thuyết phục: Sự xuất hiện của chiếc xe bịt kín đó có liên quan đến sự vắng mặt từ hôm ấy của ông chạy cám hàng bà Ninh! Ông ta “được” hay “bị” cái gì đến nay cả tôi và dân của thị trấn này đều chưa biết!
Thị trấn vắng đi hai người đàn ông đáng kể. Những người chẳng giống ai ở đất này. Người ta cũng chỉ xôn xao ít bữa, rồi quên hẳn. Không ai có đủ kiên nhẫn để quan tâm bàn luận mãi về người khác. Nhất là trong thời buổi thông tin loạn cào cào này. Ngay đến hạn hán miền Cao nguyên, ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long, ô nhiễm cá chết hàng loạt ngoài bể, người ta cũng chỉ bàn tán dăm ba bữa. Thì cái chuyện vặt vãnh của hai ông cựu quân nhân kia có đáng gì mà nói?
 Thờ ơ và lãnh đạm không biết từ khi nào đã ăn mòn trí não con người không trừ nơi nào. Ngay cả đến cái thị trấn heo hút này cũng không có ngoại lệ. Cuộc sống thực dụng, áp lực, ham muốn vì đồng tiền có lẽ là thứ dung môi thích hợp cho loại vi rút thờ ơ lãnh đạm sinh sôi nảy nở.
Ông chủ tịch thị trấn rất lấy làm lo ngại về việc này, nhưng chưa biết làm cách nào. Sự sa sút của ông phó cho ông làm ông thêm lúng túng. Biết nói thế nào với trên với dưới lúc này đây?
Một bận tình cờ gặp nhau ở nhà đám ông có “bật mí” với tôi tí ti. Không hiểu hôm ấy do thói quen giữ gìn hay do lo ngại cái gì tôi lại nói với ông: Chuyện vớ vẩn ấy tôi không quan tâm?
Không khéo ông ta sẽ không thích mình vì câu nói này. Mặc kệ, cũng chả tội tình gì, nghĩ như nào là việc của ông ta!
Bà Lan béo đột ngột trở về nhà, trên đầu chít khăn tang. Các cụ thân sinh quy tiên đã lâu, thân nhân quanh thị trấn này có ai mất? Hay ở dưới quê có chú bác họ hàng hang hốc vừa qua đời?
Tôi không phải thắc mắc quá lâu. Ngay chiều hôm ấy bà Lan béo qua nhà báo tin ông Cựu, chồng bà, hàng xóm của tôi vừa mất cách đây mấy ngày. Đó là lý do vì sao nhà bà cửa đóng then cài những ngày vừa qua. Vì quá gấp bà không kịp biến báo cùng ai, nhận được tin vội vã thuê xe sang tỉnh bắc, hy vọng gặp người chồng mới giây phút cuối cùng. Rất tiếc sang đến nơi, người nhà ông ấy đang bàn giờ giấc phát tang. Thi thể chưa nhập quan đã được trang điểm lại theo cung cách văn hóa mới thời bây giờ. Bà thấy người ta đã lại mang cho ông bộ tóc thật đẹp ngày nào, buổi bà gặp và làm quen với ông trên chuyến tàu từ nam ra bắc. Đôi môi ông khép vẻ nghiêm nghị, rất có dáng quân nhân, tuy có thoa chút son hồng. Hai mắt như người say ngủ..
Kể xong vài chi tiết như trên, bà Lan béo mời tôi vào sáng hôm sau sang nhà, cùng với gia đình bà và xóm làng làm lễ báo tang cho ông ấy. Dù sao thì ông cũng là dể của đất này, không thể ra đi âm thầm không ai hay biết. Bà có xin phép gia đình ông ấy bên tỉnh bắc để lập án thờ, lập bài vị vì lý do đường xá xa xôi không sang thường xuyên bên ấy được. Là bà nói vậy. Giả dụ bà có xin phép hay không người nhà ông ấy đâu có biết/ Dù có biết thì cũng không ai nỡ bắt bẻ.
Người ta chết là hết, nhiễu sự thêm để làm gì? Từ nay, sẽ chẳng còn ai được thấy người đàn ông mái tóc lượn sóng, mặc đồ quân nhân ngồi trước cửa quán cháo lòng. Cái ghế nhựa có lưng tựa không để bên gốc cây bàng như mọi khi. Nó đã được mang vào nhà, hay mang tới đâu, không ai biết?

Nước ngoài sông đang cạn, mây trời rối và mỏng, đang trôi.
Nắng và nóng hình như là cái còn lại dài lâu, mãi mãi ở đất này?

===============





Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thời Vận - Truyện Ngắn Nguyễn Ngọc Ngạn | Trò Chuyện Đêm Khuya

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Trump mạnh miệng với TQ, VN hưởng lợi?

 

VOA. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hôm 4/12 đã phát đi một loạt các thông điệp chỉ trích Trung Quốc, trong đó có vấn đề quân sự hóa biển Đông, gieo hy vọng cho người Việt.

Trên trang Twitter chính thức với gần 17 triệu người theo dõi, ông Trump viết: “Trung Quốc có hỏi chúng ta việc họ phá giá đồng nội tệ (khiến các công ty của Mỹ khó cạnh tranh), đánh thuế nặng các sản phẩm của chúng ta vào nước họ (Mỹ không đánh thuế họ) hay xây dựng một tổ hợp quân sự đồ sộ ở giữa Biển Đông? Tôi không nghĩ vậy”.
Đoạn tweet mà truyền thông quốc tế cho là “thách thức Trung Quốc” của tổng thống tân cử của Hoa Kỳ đã được hàng chục nghìn người “thích” và “chia sẻ”.
Nhà quan sát Nguyễn Đình Hà từ trong nước nói với VOA Việt Ngữ rằng Việt Nam “có hưởng lợi” từ các động thái mạnh mẽ của ông Trump với Bắc Kinh.
Nhà hoạt động trẻ từng chạy đua vào quốc hội Việt Nam nói thêm:
“Cái động thái của ông ý với Trung Quốc nó thể hiện sự cứng rắn của ông ấy với Trung Quốc mà ngay trong cương lĩnh tranh cử của ông ấy, ông cũng có nói. Sự mạnh miệng này, nó không phải là những lời lẽ ngoại giao đưa đẩy chung chung nữa, mà nó là hành động thực tế. Trước bất cứ những hành động leo thang căng thẳng nào của Trung Quốc ở khu vực này, thì [Bắc Kinh] cũng phải cân nhắc kỹ hơn trước khi họ hành động”.
Theo ông Hà, dưới tân chính quyền sắp tới, nếu Mỹ tiếp tục sự hiện diện ở biển Đông, nó sẽ giúp “giảm áp lực mà phía Trung Quốc gây nên cho các nước có cùng tranh chấp như Việt Nam”.
Viện Nghiên cứu Quốc gia về biển Đông của nhà nước Trung Quốc mới cho biết rằng năm ngoái, “các tàu chiến và máy bay quân sự của Mỹ đã tiến hành hơn 700 cuộc tuần tra” ở vùng biển tranh chấp giữa nhiều nước.
Về thông điệp trên của ông Trump, tờ Giáo dục Việt Nam viết rằng “động thái mới nhất của Donald Trump về Biển Đông không thể xem thường”.
Tờ báo từng “đối đầu” với báo chí Trung Quốc, trong đó có tờ báo theo tư tưởng dân tộc Hoàn cầu Thời báo, về quan hệ Việt – Mỹ và biển Đông, trích dẫn Ankit Panda, một biên tập viên của tạp chí The Diplomat, cho rằng nhận xét ngắn gọn mới nhất của ông Trump về biển Đông “có thể quan trọng hơn những gì mọi người nghĩ”.
Trong khi đó, nhà hoạt động trẻ Nguyễn Đình Hà nói rằng “việc ông Trump khẳng định lại vấn đề biển Đông trên Twitter của ông ấy thì “là một điều hiển nhiên”, vì “Mỹ có lợi ích quốc gia quan trọng” ở vùng biển tranh chấp này.
Ông nói thêm rằng “người Việt có quyền hy vọng” vào hành động của Tổng thống đắc cử Mỹ trong thời gian tới.
Cựu ứng viên đại biểu quốc hội độc lập nói tiếp:
“Nhiều người người ta thấy trong 8 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, mọi thứ nó cứ trôi qua đều đều, mà Trung Quốc thì vẫn cứ lấn lướt ở trên biển Đông. Vai trò của Mỹ ở đây thì cũng chỉ thông qua lời nói, hay một số lần thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trên biển Đông, chứ không có những sự mạnh dạn như ông Donald Trump. Ông Donald Trump, theo như nhiều người đánh giá, đây là con người của hành động. Và ông ấy nói là ông ấy làm, và làm rất quyết liệt, không có đong đưa, ý nhị theo kiểu ngoại giao”.
Theo ông Hà, ngoài việc đề cập tới biển Đông trong đoạn tweet chỉ trích các chính sách kinh tế và đối ngoại của Trung Quốc, cuộc điện đàm giữa ông Trump với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn “giống như một cái tát vào mặt Trung Quốc”.
Trong khi đó, trả lời An Tôn của VOA Việt Ngữ hôm 4/12, tiến sĩ Tạ Văn Tài, một nhà nghiên cứu về biển Đông từ Đại học Harvard, cho rằng “lẽ ra ông Trump nên đợi đến sau ngày nhậm chức, khi đó ông có quyền lèo lái Thựợng viện theo một chính sách mới với Đài Loan”. Ông Tài cho rằng “lúc đó vừa đúng thủ tục hiến định và có hỗ trợ nhiều hơn về chuyên môn và chính trị”.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm 3/12 được trích lời nói rằng Bắc Kinh đã đánh bại “âm mưu” của một số quốc gia nhằm khuấy động bất ổn biển Đông, và việc quốc gia đông dân nhất thế giới xoay chuyển quan hệ với chính quyền của Tổng thống Philippines Duterte chứng minh cho điều đó.
Bài gốc trên VOA
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lộ bài hết trơn rồi!



BÚT BI
TTO - Cái vụ tháo dỡ công trình đèn LED nghệ thuật có giá tới 24 tỉ đồng tới đâu rồi?

- Dạ, hoàn thành kế hoạch, đúng quy trình! Mấy cái nón lá nặng cả tạ treo lủng lẳng cần câu cũng hạ xuống an toàn.

- Tốt. Cứ hạ xuống an toàn là tốt. Tiếp theo sẽ làm gì?

- Dạ, sẽ triển khai dự án trang trí mới chào mừng Tết con gà 2017 trên cái khung sắt giàn đèn uy nghi vòi vọi này...

- Tị, Dậu, Sửu tam hạp. Tốt, chú cứ triển khai hạp tuổi anh. Đầu tư bền vững vào, đừng để linh tinh như cái giàn nhạc nước 200 tỉ lôm côm bị khiển trách, cảnh cáo như năm rồi!

- Dạ, nhúng nước 200 tỉ mà chỉ khiển trách, cảnh cáo là chúng em đã tham mưu hết sức rồi đấy ạ...

- Các chú phải nỗ lực vào. Phàm đã làm việc gì là phải toàn tâm toàn ý.

- Dạ...

- Không được để đổ bể. Đổ bể là phải gói 
kỹ ngay!

- Dạ thưa, sao lần này anh kỹ quá vậy?

- Vì từ giờ trở đi có chuyện gì là đưa đầu vào gông, có mà chạy đằng trời...

- Ủa, sao vậy?

- Vì cái chiêu tẩu vi thượng sách, tham nhũng rồi trốn ra nước ngoài bị mấy thằng đi trước làm lộ bài hết trơn rồi!
Phần nhận xét hiển thị trên trang