Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

Làm thế nào để chấn hưng đạo đức dân tộc?

 

Tôn Phi  thực hiện
2-12-2016
TSKH Phan Hồng Giang. Ảnh: internet
TSKH Phan Hồng Giang. Ảnh: internet
(VNTB) – Cải cách thể chế xã hội , dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội, theo tôi, là chìa khóa vạn năng, là giải pháp tiên quyết
Vào đầu tháng 9 năm 2016, tiến sĩ Phan Hồng Giang có bài viết được rất nhiều người chú ý và nhiều báo đăng tải đồng loạt, đó là bài viết “ Làm sao ngăn được đà suy thoái về văn hóa?”. Vấn đề bằng cách nào để cứu vãn đạo đức xã hội, bằng cách nào để giảm thiểu tội ác này được ngày càng nhiều tri thức trong ngoài nước trăn trở.
Hội nhà báo độc lập Việt Nam có cuộc phỏng vấn với tiến sĩ khoa học Phan Hồng Giang, từng là viện trưởng viện Văn hoá – nghệ thuật Việt Nam, tác giả của bài luận ngắn trên.  
P.vMến chào tiến sĩ Phan Hồng Giang đã trở lại trong chuyên mục phỏng vấn của Việt Nam Thời Báo. Đạo đức xã hội xuống cấp, suy đồi đang trở thành một vấn nạn đáng báo động. Tăng cường nhiều công an tư tưởng, cảnh sát, xây nhiều nhà tù, có thể là nơi giáo dục đạo đức, răn đe  cộng đồng bớt phạm tội lâu dài được hay không?
TSKH Phan Hồng Giang (P.H.G.) :   Quả là đạo đức xã hội  đang suy đồi, đáng báo động ở mức cao nhất. Tăng cường nhiều công an tư tưởng là việc không nên làm, vì  bản thân suy nghĩ – tư tưởng mới tồn tại trong đầu hoặc thể hiện qua lời nói, chữ viết ôn hòa thì chưa thể là  – vàkhông thể bị coi là – hành vi phạm tội. Còn tăng cường lực lượng cảnh sát, xây thêm nhà tù… ở khía cạnh trấn áp tội phạm, chừng mực nào đó, cũng có tác dụng ngắn hạn giáo dục đạo đức ( ở mức tối thiểu là không vi phạm pháp luật). Và thực ra, theo tôi, tác dụng này cũng không quá lớn: Bằng chứng là dù số lượng cảnh sát đã tăng cao đến mức kỷ lục, nhà tù liên tục được mở rộng, xây thêm thì vẫn không đủ chỗ để nhốt tội phạm sinh sôi nẩy nở như nấm sau mưa !
Về lâu dài thì cần áp dụng biện pháp căn cơ, sâu xa hơn :Tính cách con người chủ yếu là do hoàn cảnh tạo ra; muốn cải tạo tính cách theo chiều hướng Chân-Thiện-Mỹ thì trước tiên phải tập trung cải tạo hoàn cảnh – sao cho môi trường xã hội trở nên tử tế, hợp đạo lý hơn.
P.vCó một ý kiến so sánh thế này: Người châu Phi cũng nghèo, thậm chí tính về thu nhập bình quân đầu người thì còn nghèo hơn Việt Nam. Nhưng cái nghèo ở châu Phi không làm cho con người ta rơi vào vòng tội lỗi, dân nghèo ở châu Phi vẫn có tâm hồn trong sáng, trong khi cái nghèo ở Việt Nam lại biến nhân dân thành những người “đa nhân cách”. Theo tiến sĩ Phan Hồng Giang thì “đa nhân cách” có phải là hiện trạng chung của dân Việt Nam, và  có nguy hiểm cho  cá nhân và cộng đồng hay không?
TSKH Phan Hồng Giang: Cách đây 15 năm tôi có dịp đi dự một Hội thảo về văn hóa ở Cộng hòa Benin, miền Trung Phi. Khi dạo chơi ngoài phố, tôi ngạc nhiên đầy thú vị khi thấy các xe máy không gắn biển số và hầu hết người dân khi dừng đậu xe ở vỉa hè vào cửa hàng hay đi đâu đó đều  không phải làm cái động tác đã thành bản năng ở xứ ta là… khóa xe !  Nghĩa là người dân Benin, tuy chưa phải là giàu có gì nhiều, đã không thường xuyên bị đe dọa bởi nạn ăn cắp xe, trong khi ở xứ ta dù xe đã khóa vẫn có thể …bốc hơi chỉ 5-7 giây sau khi chủ xe khuất mắt !  Ở ta không gì có thể không bị mất cắp:  từ gương chiếu hậu, đèn tín hiệu, hộp số xe máy đến biển số (!) xe hơi (người bị mất đành cắn răng ra Chợ Giời tìm hỏi mua lại chính biển số xe của mình (!). Thật là một kiểu ăn cắp độc nhất vô nhị trên cả thế giới diễn ra  công khai trước mũi người ngay và… công an !
Sự phổ biến của nạn dân ta ăn cắp đã trở nên khá nổi tiếng ở các nước như Nhật Bản, Thái Lan, Singapore… Nhiều cửa hàng ở các nước đó đã phải treo biển cảnh báo về nạn ăn cắp bằng… tiếng Việt ! Dù các cụ đã dạy : “Bần cùng sinh đạo tặc”, nhưng xin nói ngay rằng ăn cắp phần lớn không phải do nghèo. Phi công, tiếp viên hàng không bị bắt vì trộm cắp ở Nhật đâu phải vì nghèo ? Bị bắt vì trộm kính đeo mắt trong cửa hàng miễn thuế ở sân bay Thái Lan là Giám đốc một Công ty lớn…
Anh nhắc đến  căn bệnh “đa nhân cách” của nhiều người dân ta, theo tôi,  cũng là một cách lý giải dễ thuyết phục. Theo tôi, nên dùng chữ “rối loạn nhân cách” hay “lệch lạc nhân cách” thì độc giả bình thường dễ hiểu hơn. Dù về cơ bản, “rối loạn nhân cách” được hiểu như một căn bệnh – bệnh tâm thần phân liệt. Nhưng hiểu là bệnh như thế, theo tôi, dễ dẫn đến chỗ không còn coi ăn cắp là một tội hình sự, một hành vi vô đạo đức. Nếu không kịp thời chú trọnggiáo dục nhân cách, không nghiêm khắc áp dụng chế tàiđủ mạnh đối với vấn nạn trộm cắp thì  các cá nhân và cộng đồng ở xứ ta còn phải chịu bất an dài dài. (Xin nhắc : theo Luật Hồi giáo cực đoan, kẻ trộm cắp phải bị … chặt tay !).
P.vVừa rồi có vụ các cô giáo bị ép đi tiếp khách, bộ trưởng giáo dục thì đứng về phía những người ép các cô làm lễ tân. Thật khó mà tin cậy  vào ngành giáo dục là nơi rèn luyện nhân cách được nữa. Nhiều người già nói rằng do thiếu sự đào luyện tôn giáo và tâm linh, người dân Việt Nam mất đi cảm thức về phúc đức và tội lỗi, cho nên không ngừng phạm tội. Tiến sĩ Phan Hồng Giang có nhận định thế nào về ý kiến này?
TSKH Phan Hồng Giang: Câu chuyện xoay quanh việc các cô giáo ở thị trấn Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, bị cấp trên “giao nhiệm vụ” đi tiếp khách cho các quan chức ăn nhậu làm dư luận phải  nghi ngờ về năng lực rèn luyện nhân cách của các nhà quản lý ngành giáo dục. Đặc biệt đáng thất vọng là ông “tư lệnh” ngành giáo dục, một vị GS,TS chữ nghĩa bề bề, lại thể hiện một tư duy lệch lạc: trước Quốc hội, trước bàn dân thiên hạ, vị này gọi  đó  là “chuyện vui vẻthôi mà” ! Trả lời cánh báo chí, ông dạy dỗ các cô giáo “trước hết phải tự trách mình đã không biết từ chối” công việc không phải của mình ! Ông như người ở trên trời vừa rơi xuống hay sao mà  không biết tai họa nào sẽ chắc chắn  đổ xuống đầu các cô gái trẻ nếu họ dám từ chối “nhiệm vụ chính trị” (!) mà quan trên đã đắc chí áp xuống ! Các cô giáo vốn là nạn nhân, thay vì được thương xót bênh vực thì lại bị phê phán ! Thật là ngược đời !
Câu chuyện trên, nói cho đúng ra, chỉ là điều thất vọngnhỏ trong vô số những điều gây thất vọng lớn hơn nhiều trong “sự nghiệp trồng người” – từ triết lý giáo dục bất cập; chương trình – sách giáo khoa thiếu hệ thống, nhiều lý thuyết yếu thực hành; coi nhẹ truyền bá kỹ năng sống; phương pháp giảng dạy thiếu sáng tạo… đến cách thi cử nặng nề; chất lượng giáo viên còn xa mới đạt yêu cầu; thái độ học tập đối phó; nạn dạy thêm, học thêm tràn lan;  bạo lực học đường không còn hiếm thấy v.v…
Quả là  như anh vừa nhắc, “thiếu sự đào luyện tôn giáo và tâm linh”, người dân chúng ta nhiều khi “mất đi cảm thức về phúc đức và tội lỗi”.  Khi con người không còn tin vào điều gì thiêng liêng, không còn biết sợ bất kỳ điều gì – sản phẩm cực đoan của chủ nghĩa vô thần – thì họ chỉ còn cách hành động phạm tội một gang tay !  Những báu vật trong các chùa chiền ở khắp các miền quê đã tồn tại hàng trăm năm không ai dám động đến vì sợ bị “Thánh vật”. Còn bây giờ dù cửa đóng then cài thì sểnh ra là bị đạo chích rinh mất như tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Mễ Sở – Hưng Yên đã 2 lần bị bọn trộm vô đạo hỏi thăm…
P.vTrong bài báo “Làm sao ngăn được đà suy thoái về văn hóa”, tiến sĩ đưa ra giải pháp thúc đẩy quyền tự do dân chủ, vì thể chế xã hội là điều tác động mạnh nhất đến văn hóa nói riêng. Liệu có giải pháp nào để cải thiện đạo đức dân tộc mà không đi qua con đường tự do dân chủ không? Giải pháp đó có cấp bách hay không?
TSKH Phan Hồng Giang: Cải cách thể chế xã hội , dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội, theo tôi, là chìa khóa vạn năng, là giải pháp tiên quyết, căn bản, lâu dài để  ngăn chặn đà suy thoái của văn hóa – trước hết là văn hóa đạo đức, rồi từ đó xây dựng được một nền văn hóa đạo đức tử tế, lương thiện, bền vững. (Điều này phần nào tôi đã giải thích  trong bài báo anh đã nhắc đến).
Đã là giải pháp căn bản, lâu  dài thì khó có thể là cấp bách, phải làm  được trong ngày một ngày hai.
Tôi nghĩ, nếu nhận được sự đồng thuận xã hội, nếu được các nhà lãnh đạo  “bật đèn xanh” thì đạo đức xã hội có thể được cải thiện thông qua việc thấm nhuần sâu sắc, thực chất và rộng khắp các giáo lý cao đẹp của tôn giáo. Thực tế đã chứng minh rằng ở những nước theo quốc đạo là Phật giáo như Lào, phạm đều rất thấp, (Myanmar dù còn rất nghèo, vẫn đứng đầu  Bảng xếp hạng các nước trên thế giới về mức độ làm từ thiện). Ngay ở nước ta, những vùng công giáo toàn tòng (như ở Hải Hậu, Bùi Chu, Phát Diệm…) các vấn nạn trộm cắp, nghiện ngập, ly hôn… đều rất ít xẩy ra. Vai trò tích cực của tôn giáo ở đây là rất rõ ràng.
P.v: Dù sao thì vẫn phải thừa nhận giáo dục vẫn là một trong những mặt trận cốt yếu để cứu vãn đạo đức xã hội. Theo tiến sĩ Phan Hồng Giang, bản thân nền giáo dục Việt Nam có những tiền đề tự thân để có thể thanh lọc bản thân và trở lại thành một nơi giáo dục con người một cách nhân bản, ít nhất là như các triều đại trước hay không?
TSKH Phan Hồng Giang: Đương nhiên phải thừa nhận giáo dục là lĩnh vực mà nhiều người nghĩ đến đầu tiên khi đi tìm giải pháp chấn hưng văn hóa.
Bên cạnh những điểm yếu dễ thấy, tôi rất tin là nền giáo dục nước ta, may mắn là còn có, như chữ dùng của anh, “những tiền đề tự thân” để có thể “thanh lọc bản thân và trở lại thành một nơi giáo dục con người một cách nhân bản”. Đa số các thầy cô tận tụy với nghề, phụ huynh đều  mong muốn con em mình “nên người”, học sinh đều muốn “học ít, biết nhiều”, cả nước từ trên xuống dưới đều khát khao “đổi mới căn bản và toàn diện” lĩnh vực giáo dục sao cho các “sản phẩm giáo dục” có thể sớm đáp ứng yêu cầu xây dựng được một nước Việt Nam dân chủ, công bằng, văn minh, toàn dân  hạnh phúc, tự do.
Bởi xét cho tới cùng, nhân bản vị tha là phương cách duy nhất để cho loài người tồn tại. Sự độc ác, tồi tệ giữa con người với nhau, sự tụt dốc không phanh của văn hóa chỉ làsản phẩm nhất thời của một thời loạn lạc vô đạo, khi hệ thống giá trị bị đảo lộn, đồng tiền bất chính lên ngôi, bạo lực được tôn vinh thành chủ thuyết phát triển, dối trá ăn vào máu, con người trở nên vô cảm  trước tai họa của đồng bào và Đất nước.
Xin được cám ơn tiến sĩ Phan Hồng Giang đã dành thời gian quý báu cho độc giả Việt Nam Thời Báo. Mến chúc ông có được nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thiếu cơ hội tham gia sinh hoạt quốc tế, nền khoa học sẽ bị cô lập

Hoàng Tuỵ

Theo tôi, cơ chế quản lý các viện nghiên cứu cơ bản như hiện nay cũng đã tương đối ổn, ít nhất đối với các viện về khoa học tự nhiên. Tuy nhiên nhiều việc còn phụ thuộc vào cấp trên trực tiếp (như Viện Hàn lâm hay bộ chủ quản) mà ở cấp này vẫn còn một số mắc mứu chưa được giải quyết thỏa đáng. Và một trong những số đó có lẽ là mức độ hội nhập quốc tế ở khoa học cơ bản của ta nói chung còn yếu và thiếu cơ chế khuyến khích ứng dụng các thành tựu nghiên cứu cơ bản.


Trong giai đoạn chiến tranh, một số nhà toán học Pháp hàng đầu cùng với một số giáo sư Việt kiều Pháp không quản gian lao nguy hiểm mang đến cho chúng ta tri thức, kinh nghiệm nghiên cứu, và nhiều sách báo, tài liệu khoa học – những thứ chúng ta không mua được vì không có ngoại tệ. Trong ảnh: Nhà toán học Grothendieck mở lớp giảng suốt một tháng ngay bên miệng hầm tránh máy bay. Nguồn: uni-stuttgart.de .
Thu hút chất xám
Nhớ lại những năm 1970, chúng ta cũng đã từng có một chương trình phát triển toán học trong 20 năm, na ná như “Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước phát triển Toán học” trong đó điểm nhấn quan trọng là thành lập Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (VIASM) tuy không hoành tráng bằng. Chương trình này với điểm nhấn là xây dựng Viện Toán, nhưng không được dành riêng một khoản kinh phí lớn nào. Thời ấy, đất nước bị cô lập với khối tư bản nên khởi đầu ta chỉ có thể gửi được người đi đào tạo hoặc nâng cao trình độ ở Liên Xô, Ba Lan, Hungary và CHDC Đức. Dần dần, nhờ quan hệ với Pháp, Nhật được tái lập, việc hợp tác với hai nước này có dễ dàng hơn, qua đó họ đã giúp ta rất có hiệu quả trong việc đào tạo cán bộ nghiên cứu trình độ cao. Trong giai đoạn đất nước đang chiến tranh, phải trải qua vô vàn khó khăn, trở ngại, nhưng một số nhà toán học Pháp hàng đầu: Laurent Schwartz, Grothendieck, Dacunha-Castelle, Malgrange, Krickeberg,… -những trí thức vốn có cảm tình đặc biệt với ta từ lâu - cùng với một số giáo sư Việt kiều Pháp có lòng với đất nước như Bùi Trọng Liễu, Nguyễn Xuân Lai (Charles Castaing), Frédéric Phạm, Lê Dũng Tráng; rồi về sau, cả N. Koblitz, trong Ủy ban Mỹ hợp tác khoa học kỹ thuật với Việt Nam – tất cả họ không quản gian lao và cả nguy hiểm nữa mang đến cho chúng ta, cùng với tri thức và kinh nghiệm nghiên cứu, nhiều sách báo, tài liệu khoa học – những thứ chúng ta không mua được vì không có ngoại tệ. Grothendieck mở lớp giảng suốt ba tuần lễ, hằng ngày, trừ chủ nhật, lên lớp buổi sáng, tiếp người học buổi chiều, ngay bên miệng hầm tránh máy bay. Sau đó đến lượt hai ông bà Schwartz cũng sang Hà Nội giảng dạy suốt một tháng, các anh Phạm – Tráng-Chenciner mở seminar liền mấy tuần lễ. Đồng thời họ cũng cố gắng tìm cơ hội đưa một số cán bộ ta ra đào tạo ở nước ngoài. Đặc biệt anh Frédéric Phạm còn biệt phái sang công tác hẳn ở Viện Toán trọn cả năm 1980- 1981 (đem theo cả vợ con), xây dựng một nhóm nghiên cứu mạnh theo chuẩn mực quốc tế. Sự giúp đỡ tận tình đó đã tạo một cú hích thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của toán học trong một thời gian ngắn, đặc biệt trong một số ngành lý thuyết hiện đại sở trường của Pháp và từ đó lan tỏa ảnh hưởng sang các lĩnh vực khác. Tiếp theo đó, từ giữa những năm 1980, Viện Toán tranh thủ được một số khá lớn suất học bổng nghiên cứu Humboldt có tính cạnh tranh quốc tế cao của CHLB Đức (17 suất trong vòng mấy năm), đồng thời hợp tác có hiệu quả với Nhật và Viện Hàn lâm Thế giới Thứ ba ở Ý. Từ đó, từng bước, Viện Toán tiến lên thành một cơ sở nghiên cứu nghiêm túc, vững vàng, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu và nhà khoa học thành danh trên quốc tế.
Tất nhiên, thời đó ở cấp quốc gia có những nhà lãnh đạo khoa học như Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, vừa có tấm lòng vừa có đầu óc chiến lược, tầm nhìn xa. Hơn nữa, tình hình ngày nay đã khác nhiều, trong nước cũng như trên thế giới. Nhưng chắc không phải không có vài kinh nghiệm thời ấy còn giá trị. Chẳng hạn, việc thu hút các nhà khoa học lớn trên thế giới và chất xám Việt kiều như thế nào cho có hiệu quả thiết thực. Về vấn đề này vừa qua chúng ta đã làm được một số việc tốt. Tuy nhiên tôi vẫn nghĩ lẽ ra có thể làm tốt hơn. Đành rằng bây giờ sẽ không thực tế đòi hỏi những Việt kiều có danh tiếng về nước cả năm trời như Frédéric Phạm, hay gắn bó thường xuyên với đất nước như Lê Dũng Tráng, nhưng có lẽ VIASM cũng không nên, như tôi đã có lần góp ý kiến, mất công mời người nước ngoài về chỉ để hướng dẫn anh em khoa học trong nước… cách viết bài công bố quốc tế như thế nào.
Đào tạo các nhà khoa học trẻ thành danh
Một vấn đề lớn của đội ngũ nghiên cứu khoa học cơ bản (và toán học nói riêng) của ta là tuổi tác của những nhà khoa học đã thành danh trên quốc tế. Nói chung so với nhiều nước, đội ngũ này của ta tuổi trung bình tương đối cao mà ngày càng tăng, trong khi lực lượng trẻ tiếp sức ở trong nước hình như còn khá mỏng, tuy tiềm năng có lẽ không thiếu.
Trong điều kiện của một nước như ta, một nhà khoa học trẻ muốn thành danh trên quốc tế không thể chỉ quanh quẩn ở trong nước. Chúng ta đã có không ít nhà khoa học trẻ được đào tạo ở nước ngoài (Nga, rồi Pháp, Mỹ, Đức) nhưng đến khi thành tài thì số đông họ không trở về, chủ yếu vì đã quen sống và làm việc có hiệu quả trong môi trường khoa học ở nước ngoài, về nước ngại tài năng khó phát triển.
Không thể trách cứ những anh em đó, nhưng lẽ ra chúng ta nên chú ý nhiều hơn đào tạo cả những nhà khoa học trẻ phát triển và thành danh quốc tế ngay từ quá trình làm việc trong nước – một điều không dễ nhưng không đến nỗi không làm được.
Trong nước thường có thể đào tạo giai đoạn đầu cho những nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhưng để họ trưởng thành nhanh và có vị trí trên quốc tế thì chỉ môi trường ở trong nước là không đủ. Trường hợp chỉ nghiên cứu cô độc trong nước mà nổi tiếng thế giới như Ramanujan của Ấn Độ là ngoại lệ vô cùng hiếm hoi. Cho nên cần tạo điều kiện cho các nhà khoa học trẻ trong nước được tiếp xúc, giao lưu rộng rãi với đồng nghiệp nước ngoài, được tắm mình trong môi trường quốc tế, hòa mình thật sự vào đó mà hoạt động và trưởng thành, chỉ có thế tài năng của họ mới có thể phát triển hết cỡ.
Thời gian qua, chúng ta đã chú ý khuyến khích công bố quốc tế, và từ khi có NAFOSTED, số lượng và chất lượng công bố quốc tế đã tăng đáng kể. Đó là một thành tích đáng ghi nhận. Nhưng vị trí quốc tế của một nền khoa học không chỉ ở số lượng công bố quốc tế mà chủ yếu ở số lượng và tầm cỡ những nhà khoa học thành danh quốc tế. Giai đoạn bây giờ là phải tiến lên xa hơn trước, phải có khát vọng cao hơn, tiến đến có nhiều nhà khoa học tầm cỡ quốc tế chứ không chỉ có nhiều công bố quốc tế nhàng nhàng, bởi nếu không có lực lượng khoa học tinh nhuệ làm nòng cốt thì trong thế giới biến chuyển cực nhanh này, chúng ta sẽ mau chóng bị bỏ lại sau.
Tạo môi trường trao đổi quốc tế
Bất cứ khoa học nào cũng đều cần môi trường trao đổi quốc tế rộng rãi thể hiện qua các tạp chí khoa học quốc tế, các hội thảo, hội nghị và nhiều hình thức sinh hoạt học thuật khác, được tổ chức thường xuyên trên thế giới. Thi thoảng cũng có những hội thảo quốc tế được tổ chức ở Việt Nam, đó là những cơ hội rất tốt cho giới khoa học trong nước. Cho nên phải dành kinh phí thích đáng và huy động lực lượng khoa học của ta, ở cả trong nước và nước ngoài, để tổ chức tốt những hội thảo đó. Song dù thế nào thì phần lớn các sinh hoạt học thuật quốc tế quan trọng ít nhiều đều ở nước ngoài, chủ yếu ở các nước phát triển: Mỹ, Nhật, Úc hay châu Âu. Chi phí cho các nhà khoa học của ta, nhất là người trẻ, tham dự các sinh hoạt học thuật đó thường vượt quá xa đồng lương hiện nay của cá nhân, nên phải có cơ chế tài trợ bao gồm hội nghị phí, vé máy bay đi về và tiền ăn ở tại hội nghị. Cho đến nay chúng ta chưa có cơ chế đó (hoặc đã có nhưng xem ra còn nhiều khó khăn thực hiện), và hình như rất ít người quan tâm chuyện này, nên các nhà khoa học trẻ, dù tài năng nhưng rất khó có cơ hội tham gia các sinh hoạt khoa học quốc tế, do đó cũng khó có sức bật phát triển như mong muốn. Trong khi đó, ngay cả ở các nước tiên tiến mà đồng lương của các nhà khoa học cao hơn hẳn chúng ta, hằng năm các đại học và viện nghiên cứu vẫn dành nhiều nguồn kinh phí tài trợ cho những thành viên của họ tham gia các sinh hoạt học thuật quốc tế, coi việc đó là nhiệm vụ cần thiết, đôi khi còn là vinh dự để đảm bảo và nâng cao uy tín của họ trên quốc tế.
Trường hợp cụ thể thường xảy ra trong chuyện này là thỉnh thoảng có những hội thảo quốc tế ở nước ngoài về một chuyên ngành nào đó, chuyên gia của ta có tiếng trong lĩnh vực ấy được mời làm báo cáo chính hoặc tham gia ban chương trình quốc tế rất muốn giúp cho các bạn đồng nghiệp trẻ trong nước có công trình nghiên cứu đặc sắc đến đó trình bày để có cơ hội vừa quảng bá kết quả nghiên cứu của mình vừa làm quen với môi trường quốc tế và qua đó thiết lập những quan hệ hợp tác nghiên cứu có lợi sau này. Nhưng rất ít có hy vọng tìm được nguồn tài trợ cần thiết cho những việc như vậy, dù mỗi chuyến đi ấy cũng chỉ tốn bốn năm chục triệu – tương đương chi phí trung bình cho một công bố quốc tế.
Do vậy, cần có cơ chế giúp đỡ thiết thực các nhà khoa học của ta, đặc biệt là người trẻ, tham gia các sinh hoạt học thuật quốc tế cần thiết trong từng ngành. Việc tham dự này không những có lợi cho uy tín khoa học của ta trên quốc tế mà còn cần thiết là vì thông qua các sinh hoạt học thuật sôi động trên quốc tế, các nhà khoa học của ta mới theo dõi được hết tình hình, nắm bắt các xu hướng phát triển trên thế giới, đồng thời thấy rõ hơn những nhược điểm, ưu điểm của mình để khắc phục hoặc phát huy. Bằng cách đó mới giúp cho khoa học của ta tránh được sự phát triển cô lập, dễ lâm vào tình trạng provincialism (chủ nghĩa tỉnh lẻ) trong nghiên cứu khoa học, tức là tác phong nghiên cứu đi vào những đề tài quá cũ kỹ, quá xa lạ với các trào lưu chung, không còn ai quan tâm nghiên cứu nữa. Về tổ chức quản lý khoa học, có lẽ đây là một vấn đề quan trọng cần chú ý hiện nay.
Khuyến khích ứng dụng những thành tựu nghiên cứu cơ bản
Tất nhiên những điểm chưa ổn về cơ chế và cách quản lý các viện nghiên cứu cơ bản còn phụ thuộc tình hình chung của đất nước. Chẳng hạn như chuyện lương của cán bộ nghiên cứu khoa học còn quá thấp. Bên cạnh đó, cơ chế khuyến khích ứng dụng những thành tựu nghiên cứu cơ bản còn rất yếu, hầu như không có gì. Các ngành kinh tế, công nghiệp, dịch vụ trong nước hầu như chẳng có liên hệ gì với giới khoa học. Tất nhiên lỗi ở nhiều bên. Song, đứng về quản lý cần thấy vấn đề đó và suy nghĩ để tác động tích cực đến tình hình, chứ cứ để tự nhiên thì thường bên nghiên cứu chỉ lo nghiên cứu, bên kỹ thuật, công nghệ chỉ lo những ứng dụng đã quen thuộc. Ví dụ, lý thuyết tối ưu toàn cục và nói riêng, lý thuyết tối ưu đơn điệu do tôi và nhiều cộng sự dày công xây dựng trong khoảng vài mươi năm lại đây, từ lâu đã tìm thấy những ứng dụng thực tế bổ ích ở các nước ngoài, đặc biệt gần đây đã được các nhóm khoa học ở Đức, Thụy Điển, Canada, Hongkong, Singapore,… ứng dụng khá tốt trong lĩnh vực công nghệ truyền thông không dây và các hệ thống mạng, nhưng ở Việt Nam là nơi khai sinh ra các lý thuyết đó thì hầu như không ai trong các ngành kỹ thuật, công nghệ nói trên biết đến1. Không chỉ thiệt hại ở chỗ mình làm ra mà mình không khai thác được mà còn đáng tiếc nữa là với tình hình ấy khoa học cơ bản thiếu hẳn động cơ thiết thực để phát triển.




Thật ra việc ứng dụng những thành tựu nghiên cứu cơ bản hầu như không có gì cũng có một nguyên nhân, đó là trong đường lối phát triển công nghiệp của đất nước ngay từ đầu ta đã không quan tâm đúng mức xây dựng và phát triển các công nghiệp phụ trợ để từ đó đi lên dần những công nghiệp hoàn chỉnh, mà chỉ muốn đi tắt ngay vào những công nghiệp loại sau này. Hệ quả của đường lối đó là sau mấy chục năm, rốt cuộc Việt Nam tuy đã có những xí nghiệp công nghiệp hiện đại (chẳng hạn về điện tử) nhưng đó chỉ là những cơ sở công nghiệp do nước ngoài đầu tư và xây dựng từ A đến Z, trong đó ta chỉ có đóng góp chủ yếu khâu lắp ráp là khâu có giá trị gia tăng thấp nhất.
Vì thiếu công nghiệp phụ trợ nên việc đổi mới sáng tạo cũng khó phát triển. Tinh thần sáng tạo thì có thể không thiếu (dẫn chứng là những máy móc nông nghiệp, thậm chí máy bay, tàu ngầm, do người trong nước mày mò tự chế), nhưng không có nền công nghiệp phụ trợ đi kèm thì làm sao tiến xa được? Làm chơi để thử sức thì được nhưng tiến lên sản xuất công nghiệp thì quá khó.
Điều này cũng ảnh hưởng một phần đến khoa học vì trong quá trình phát triển công nghiệp phụ trợ sẽ nảy ra nhiều vấn đề, nảy sinh ra nhiều nhu cầu đối với khoa học. Trong giai đoạn đầu, những vấn đề loại này thường vừa sức giải quyết của ta hơn là những vấn đề trong đại công nghiệp hiện đại. Bắt đầu với những loại vấn đề dễ, vừa sức, rồi dần dần tiến lên, đó là cách đi khôn ngoan.
Nhất là khi thế giới đã bước sang giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 rồi thì càng có nhiều vấn đề đặt ra phải suy nghĩ kỹ để khỏi bị lạc hậu quá đáng, đồng thời tránh phải lặp lại các thất bại và những bước đi không cần thiết của các nước đi trước ta. Ở một số nước phát triển, người ta lập hẳn task force bên cạnh Thủ tướng về chuyện này, vì họ đã thấy nhu cầu cấp bách. Ở ta đáng mừng là cấp lãnh đạo cũng đã bắt đầu quan tâm, nhưng việc làm cụ thể thì chưa có gì rõ ràng đáng kể, trừ việc xây dựng TP HCM thành một thành phố thông minh.
***
Mấy ý tản mạn trên về phát triển khoa học trong tình hình hiện nay. Vì ta đang mò mẫm con đường nên luôn vừa đi phải ngoái nhìn lại ta và nhìn rộng ra thế giới để khỏi bị lạc hậu quá xa. Dù thế nào vẫn cần đủ tự tin để dám dấn bước, không ngập ngừng, không ngần ngại, phải biết chấp nhận rủi ro, dám đương đầu với thách thức để đuổi kịp và đi lên cùng thiên hạ. Trước hết phải khắc phục tư duy thủ cựu, giáo điều, ngay từ cấp lãnh đạo phải làm gương, cởi mở với cái mới, dấn thân tìm tới cái mới, đoạn tuyệt với cái cũ đã tỏ rõ không còn hợp nữa với cuộc sống hiện đại. Hệ thống chính trị cần phải thay đổi, phải dũng cảm nhìn nhận lỗi hệ thống ở đâu để dù khó khăn, dù đau đớn, cũng quyết tâm sửa, thì xã hội mới có đột phá về phát triển như chúng ta ai cũng mong muốn. Còn không thì ngay cái mục tiêu rất khiêm tốn đến năm 2030 mà World Bank đã cùng vạch ra với chúng ta cũng khó đạt được, nói gì lặp lại cái kỳ tích trước đây của Hàn Quốc và một vài nước ở Đông Nam Á.
--------
1 Tôi đã tập hợp các tài liệu liên quan sao gửi cho một số vị mà tôi nghĩ có thể giúp cải thiện tình hình, nhưng không hề được hồi âm.
 http://tiasang.com.vn/-quan-ly-khoa-hoc/Thieu-co-hoi-tham-gia-sinh-hoat-quoc-te-nen-khoa-hoc-se-bi-co-lap-10247

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Hiểu & Biết chưa bao giờ là đủ:

HÀNH TRÌNH ĐI TÌM LÁ BÙA THÁI LAN.

Đôi lời dẫn chuyện :
Nhiều năm trước đây, dienbatn đã nghiên cứu về các loại Bùa Thái và hết sức chú ý đến một lá Bùa Thái có nhiều công năng và cách xăm lên mình kỳ lạ của các vị Đạo sĩ Thái Lan . Vừa qua , nhân có việc của một thân chủ cần dienbatn đến Thái , dienbatn đã có duyên gặp gỡ , chuyện trò với một số Đạo sĩ tại vùng RAYON là một vùng núi , cách PATTAYA khoảng 100 Km . Một duyên lớn nữa đến với dienbatn là được một Đạo sĩ có tên tuổi và là chủ một ngôi đền tại RAYON cùng các sư đệ ban cho chính lá Bùa hằng mơ ước bằng cách xăm kỳ lạ của các Đạo sĩ Thái lên mình dienbatn . Bài viết này chính là để cùng các bạn chia sẻ và tìm hiểu về Bùa - Ngải , cách làm của các Đạo sĩ của Thái Lan mà dienbatn được tiếp xúc .
Đây là lá Bùa mà dienbatn đã quan tâm từ nhiều năm về trước .


1/ THÀNH PHỐ BIỂN PATTAYA.
Từ Hà Nội , sau gần 2 giờ bay , dienbatn có mặt tại sân bay Thái , cách Băng Cốc vài chục Km .

Xuống sân bay.
Từ sân bay , dienbatn đón xe bus máy lạnh đến Thành phố PATTAYA , quãng đường khoảng gần 100 Km . Cảm nhận đầu tiên là người Thái Lan rất mến khách , tận tình , chu đáo và rất biết làm du lịch . Đường phố rất sạch và không khí nơi đây sạch tưởng như không một hạt bụi .



Sau khoảng hơn 2 giờ, chúng tôi có mặt tại Thành phố biển , thành phố du lịch PATTAYA tuyệt đẹp . Đã từng đi nhiều nơi , nhiều thành phố biển của Việt Nam , theo nhận xét của dienbatn , đây có lẽ là thành phố biển đẹp sạch và mến khách nhất mà dienbatn được biết . Mặt tiền của các dãy phố luôn có những tiểu cảnh , cây cối và đồ vật trang trí có tác dụng trong Phong thủy hết sức hài hoà đẹp mắt . Khác với Ban Cốc , ở đây để di chuyển , người ta sử dụng những chiếc xe bán tải ( Pick up ) , cải tạo lại để thay taxi hay xe tuktuk . Đa phần tài xế Taxi và những người bán hàng ở đây đều có thể giao tiếp bằng Anh ngữ , do vậy không quá khó khi sinh hoạt tại thành phố này . Ngày trước , dienbatn có học được một số tiếng của dân tộc Thái Việt và một số tiếng Lào nên có thể dùng tạm được tại thành phố này .
Nghỉ tại PLAZA HOTEL 2 ngày, dienbatn tranh thủ đi thăm các cảnh đẹp của thành phố biển Pattaya.

Trước hồ bơi của Plaza Hotel.

Tại bãi biển Pattaya





Tại một cửa hàng .

Những vòng hoa người Thái kết rất đẹp để dâng lên nàng Kwat và các vị Thần Hindu.



2/ VÙNG NÚI RAYON THÁI LAN.


Vùng núi Rayon của Thái Lan , cách Pattaya khỏang gần 100 Km , chúng tôi đến đó bằng Taxi bao chuyến hết 2.000 bath. Sở dĩ chọn vùng núi Rayon vì vùng đó có rất nhiều vị Thày cao tay ấn tu tập , tương tự như xứ Mường Thanh Sơn miền Bắc hay Thất Sơn ở miền Nam . Sau hơn 2 giờ vừa đi vừa hỏi thăm đường , chúng tôi có mặt tại một ngôi chùa khá đẹp , có kiến trúc rất Thái , một nét kiến trúc vô cùng hài hòa , đẹp mắt. Các Thày ( hay sư ) của Thái được hành nghề công khai, không cần phải giấu diếm như ở tại Việt Nam . Tại mỗi chùa , ngòai ngôi chùa chính do vị sư trụ trì cao tăng đắc đạo cai quản , phía bên chùa thường có những thất nhỏ làm bằng gỗ như kiểu nhà sàn nhỏ có bố trí nơi làm phép , chữa bệnh , do những vị đệ tử cai quản . Ở Thái người ta thường sử dụng những Bùa , phép theo phái Nam Tông và đọc chú theo tiếng Pali. Các vật hay được sử dụng để cầu tài , cầu duyên là Nàng Kwat , kumanthông. " Nẵng Kwak là hiện thân của tài lộc, tình yêu theo tín ngưỡng của người Thái. Bà xuất hiện qua hình dáng một người phụ nữ xinh đẹp mặc một chiếc váy đỏ theo phong cách truyền thống của Thái, đội một chiếc vương miện vàng trên đầu.Hình tướng phổ biến của Nang Kwat là ở tư thế ngồi hoặc quỳ. Bàn tay phải của giơ lên cao ngang mặt ở tư thế ngoắc chào, lòng bàn tay hướng xuống dưới. Cánh tay trái thả lỏng ở tư thế chống xuống bệ ngồi hoặc cầm một túi vàng đầy đặt nhẹ lên trên đùi trái.Hai hình tượng này khác nhau chủ yếu ở chỗ vật cầm trên tay. Nếu nữ thần lúa gạo cầm những bông lúa chín vừa thu hoạch đặt trên vai phải thì Nàng Kwat tay trái cầm túi vàng hoặc chống hờ xuống đất. Những nữ thần này đếu có nguồn gốc từ vị nữ thần Hindu giáo Sri Lakshmi.
Cũng có ý kiến cho rằng, bàn tay phải của Nang Kwat giơ lên là hình ảnh mô phỏng từ hình ảnh con mèo Maneki của Nhật.

Theo truyền thuyết khác, tên thật của Nẵng Kwak là Supawadee, sống vào thời đức Thế Tôn còn tại thế. Bà là con gái của ông Sujitbrahma và bà Sumontha, một gia đình thương gia ở thành phố Matshikasun - Ấn Độ. Khi vừa chào đời, cô đã đem đến may mắn cho gia đình bằng sự lợi lạc trong buôn bán. Để tiện chăm sóc cô, hai ông bà thương gia mang theo cô trong suốt thời gian đi ra ngoài buôn bán. Điều kỳ lạ là mỗi lần cha mẹ đặt cô ở phía trước chỗ bán hàng thì hàng hóa đều được bán sạch sẽ. Hai ông bà thương gia yêu quý và xem cô như báu vật trong gia đình. Gia đình cô đã dần dần trở nên giàu có . 
Trong một lần đi buôn, nàng Supawadee có cơ duyên được gặp một vị Alahán, đệ tử của Phật đang khất thực. Cô thành tâm cúng dường và được ngài chú nguyện và giảng pháp. Từ đó, Supawadee trở thành một thiện nhân. Cô thường xuyên bố thí cúng dường và vận động cha mẹ cùng làm việc phước thiện.
Cha của Supawadee là ông Sujitbrahma cũng phát thiện tâm cúng dường vật thực, xây tịnh xá, trai tăng thường xuyên. Ông còn giúp đỡ những người nghèo khổ có vốn làm ăn. Nhờ sự may mắn của Supawadee mà những người được giúp đỡ đó đều thành công trong công việc buôn bán.
Tiếng lành về sự cát tường của Supawadee vang xa, nhiều thương nhân tìm cách gặp được cô để nhận lời chúc lành. Và họ đã thành tựu như ý.
Sau khi qua đời, mọi người đúc tượng của cô để tôn thờ để cầu mong sự may mắn, tài lộc. Những người buôn bán đời sau đã nhận ra rằng, nếu thành tâm cầu nguyện nàng Supawadee, họ sẽ được may mắn như ý.
Hình tượng vị nữ thần này được du nhập sang Thái từ các vị thương gia người Ấn. Hình tượng của Supawadee ban đầu là một cô gái trẻ ngồi trên một chiếc xe kéo, loại xe phổ biến trong việc chuyên chở và buôn bán hàng hóa ủa Ấn Độ cổ xưa.
Đức tin của họ lan tỏa và được các thương gia người Thái chấp nhận. Sau này, người Thái đã thay đổi hình tướng của pho tượng bằng cách kết hợp hình dáng của nữ thần lúa gạo với tượng nàng Supawadee thêm động tác ngoắc tay của mèo Maneki – Nhật Bản để tạo thành thân tướng như ngày nay.
Nẵng Kwak được giới thương mại kính tin và thờ phụng. Bức tượng của Nẵng Kwat thường đặt gần máy tính tiền ở hầu hết các nhà hàng Thái. Lễ vật cúng dường thường là hoa tươi, 1 ly nước trắng, (ngày rằm mùng một cúng nước ngọt), trái cây, bánh ngọt, đèn thắp bằng dầu mè , bơ, sữa, cơm trắng.Khi làm ăn buôn bán xa, người ta thương vào chùa thỉnh amulet nang kwat hoặc thang ka đề mang theo cầu may mắn " ( Phayan )
Nàng Kwat
Chúng tôi vào một ngôi thất nhỏ để xem một Thày chữa bệnh theo kiểu Massage Thái . Thực ra tại Sài Gòn hay Hà Nội cũng đã có những địa điểm làm những việc này , nhưng chỉ có hình thức tương tự mà thôi .Thày bọc người bệnh vào một tấm vải màu trắng và sử dụng những động tác gập người , những cú bấm huyệt hết sức chính xác và điệu nghệ . Chi phí cho khỏang 1giờ Massage Thái chỉ có 100 Bath tức là khỏang 65 ngàn đồng Việt Nam . Thấy hay hay , dienbatn cũng xin Thày làm cho một xuất và quả thật , một lúc sau những mệt mỏi , những cơn đau lưng do bệnh tật từ trước biến mất như có phép lạ . Qua những lần bấm huyệt của Thày , dienbatn cảm nhận được độ chính xác của việc này , khác hẳn những lần đi Footmassage tại Hà Nội ở một cơ sở làm ăn có tiếng như Đại cát hay số 5 đường Nam Bộ chỉ có tính hình thức , thư dãn . Nhìn kỹ hình thể khi Thày đang làm việc , dienbatn phát hiện Thày bị thương tật một bên chân và trên mình mang đầy những vết sẹo lớn . Phải chăng đằng sau vẻ hiền từ mà Thày đang có là những trận chiến Huyền môn kinh hòang Thày đã phải trải qua ???
Chữa bệnh bằng Massage Thái.

Đang nằm cho Thày chữa bệnh , dienbatn thấy Thày nào cũng đeo một chùm Linh vật ở bụng như người ta vẫn đeo chùm chìa khóa . Thấy vậy , dienbatn đòi Thày lấy ra cho xem . Rất vui vẻ , Thày đưa cho dienbatn cả chùm để ngắm nghía cho thỏa thích . Đó là một chùm linh vật do Thày luyện phép bao gồm : Một Kumanthông ngâm trong một chất dầu màu vàng óng đựng trong một vỏ nhựa , một dương vật của Rồng có cả những cái chân nhỏ xíu , một cái ống gỗ trong đó có chứa Ngải đã luyện , một cặp voi đang giao hợp bằng đồng nhỏ xíu , một con Linh dương ngâm trong dầu cũng được để trong trái tim bằng nhựa, một trái tim nhỏ trong có hai khoanh gỗ hay Ngải cũng ngâm trong dầu . Theo Thày cho biết , những linh vật đó để dùng luyện các phép ăn nói , ngọai giao , cầu tài , tình duyên,tức tai hàng phục . Nhìn kỹ các Thày khác , dienbatn thấy Thày nào cũng đeo một chùm to tướng ở bụng .
Thắp nhang tại bàn thờ trong thất.

dienbatn đang xin thỉnh những linh vật của một Thày.


Sau rất nhiều lần năn nỉ và sau khi Thày đi hỏi ý kiến của sư phụ , cuối cùng , dienbatn thỉnh được nguyên cả chùm linh vật của Thày mang về Việt Nam . ( Híc , nếu phải như của dienbatn thì ....còn lâu ). Người lái xe đi cùng nói nhỏ với dienbatn là nên xin Thày một linh vật khác dùng để cầu tài , trấn trạch mà ở vùng này rất thông dụng. Đó là một chiếc hộp nhựa hình vuông , trong có chứa một tượng Phật nhỏ bằng đồng ở chính giữa và xung quanh có 8 tượng Phật làm bằng một thứ đất màu trắng rất mịn .Đây chính là một bảo bối hết sức cần thiết để trong nhà và được làm phép , trì chú công phu . Khi dienbatn xin thỉnh , Thày nói phải đợi sư phụ của Thày về mới đủ khả năng trì chú vào đó , còn Thày thì chưa đủ trình độ . Phải công nhận là các Thày người Thái rất biết khả năng thực sự của mình và họ không bao giờ làm những việc quá sức hay quá khả năng của mình . Nghĩ lại những Thày tại Việt Nam mà dienbatn đã gặp thì điều này còn phải học hỏi thật nhiều về lương tâm nghề nghiệp .


Khoảng nửa giờ sau thì sư phụ của Thày cũng đã về tới . dienbatn và thân chủ của mình xin thày làm phép và trì chú vào những món đồ mình cần thỉnh . Thày ngồi vào Đàn , thắp nhang và trì tụng một hồi lâu rồi trao cho chúng tôi những thứ xin thỉnh . Ngồi đàm Đạo với Thày , dienbatn nhớ đến một lá phù đã nghiên cứu từ rất lâu và xin Thày chỉ điểm . Mở Latop ra để Thày coi và sau một hồi suy nghĩ , nhìn rất kỹ những nét phù , thày nói lá phù này mình chưa được học , chỉ có sư phụ của Thày là vị sư trụ trì ngôi chùa này mới có thể thực hiện được mà thôi . Rất vô tư và nhiệt tình , Thày đi tìm kiếm sư phụ của mình để giúp dienbatn xin gặp . Một lát sau , Thày về và nói sư phụ của Thày ( vị sư trụ trì ngôi chùa này ) cho phép dienbatn cùng những người đi chung một cuộc gặp mặt trong thời gian 30 phút . Tất cả kéo lên lầu là nơi mật thất của vị  trụ trì chùa . Bước vào thất của Thày , dienbatn thấy một gian phòng được trang trí rất đẹp và cực kỳ công phu . Hai bên có hai bức tượng mà thóang nhìn qua giật mình tưởng như là người thật đang ngồi. Nhìn kỹ hai bức tượng thấy cả những vết nhăn của làn da , những lỗ chân lông và một thần thái rất uy nghi .

Gian phòng đó chính là nơi làm việc của Thày , còn những gian phía trong là nơi mật thất dùng để Thày tu luyện hàng ngày . Ngồi đợi một lát , dienbatn thấy vài vị sư đi ra đi vào phía mật thất , đa phần là những vị còn trẻ , chắc là học trò của Thày . dienbatn chú ý đến một Thày khỏang gần 50 tuổi , có hình dáng to khỏe và một bước đi thật vững chắc ( người này quả nhiên có nội công cực kỳ thâm hậu ). Vị Thày này đi ra , đi vô vài lần như có ý quan sát những người trong đòan của chúng tôi . Khỏang một thời gian khá dài , vị sư đó mới ra tiếp chúng tôi. Ông nói với chúng tôi bằng một chất giọng sang sảng và thái độ hết sức vui vẻ . dienbatn mở Latop ra , nhờ ông chỉ điểm về lá Phù như hình vẽ trên đầu bài này . Ông ngắm nghía nó rất chăm chú một hồi khá lâu và nói rằng mình đã được học về nó. Sau đó ông lấy giấy ra vẽ lại cho dienbatn xem hình vẽ đầy đủ của lá Phù . Nét vẽ Phù khỏe mạnh , những nét uốn lượn thật có hồn . Thày nói lá phù này được sử dụng để xăm trên lưng những đệ tử cấp cao của Huyền môn . Công dụng của nó dùng để hộ thân , tức tai , hàng phục và luyện các phép bí truyền .dienbatn khẩn khỏan nhờ Thày xăm cho mình lá phù đó lên lưng. Sau một hồi ngó nghiêng dienbatn rất kỹ , ông gật đầu đồng ý . Thày gọi mấy người đệ tử chuẩn bị các dụng cụ cho mình để làm công việc xăm Phù .
 Ngòai hình dạng của lá phù này , dienbatn còn biết một số lá phù xăm khác như những hình vẽ sau :



Người Thái, Người Miên,  v.v. hay sâm bùa vào người. Xâm bùa phải do một vị pháp sư làm. Vị pháp sư dùng một kim sắt dài khoảng 40 cm và mực hay dầu dừa để xâm bùa. Mực hay dầu sẽ thấm vào da qua lỗ kim đã mổ. Mực xâm bùa không như các loại mực xâm bình thường, mà được tinh luyện bởi các pháp sư. Công thức, bí truyền, bào chế mực xâm bùa gồm các dược thảo, nọc rắn, v.v. Mực xâm này có mầu hay không có mầu sắc.Nếu dùng dầu dừa hay loại mực không mầu, vì thế, sau khi xâm sẽ thấy nét bùa đỏ trên da vì lỗ kim, nhưng sau một thời gian, thì sẽ không thấy nét bùa trên da nữa. Có hai lọai hình xăm là xăm nổi và xăm chìm . Xăm nổi thì bình thường như rất nhiều người đã thực hiện . Còn xăm chìm là dùng Huyền (1 loại đá dưới sâu lòng đất), Chuổi Hổ , Vàng Găm , Châu Sa , Thần Sa , Sữa Con So , các loại mài chung lại , sau đó sên chú vào mực hỗn hợp đó , rồi người cầm kim phóng liên tục lên da theo những hình vẽ đã đồ lên từ trước , vừa xâm vừa niệm chú . Một trăm ngày đầu sau khi xâm , những khi mình thật nóng giận hay đọc Chú thì hình xăm sẽ nổi lên như lúc vừa mới xăm .
Mải miết làm việc , khi Thày thực hiện đến những nét sau cùng của lá Phù thì hơn 2 giờ đã trôi qua . Mọi người xung quanh , kể cả đệ tử của Thày đều ồ lên , tấm tắc khen ngợi trước vẻ đẹp của lá phù . Mọi việc xảy ra đối với dienbatn thật là hoàn hảo và có cảm giác chuyến đi này như được Thày Tổ của dienbatn bố trí , sắp đặt một cách vô hình bởi những quy luật của Huyền môn và thông qua thân xác của vị sư trụ trì để thực hiện những điều đó . Sau đó , Thày vừa đọc chú vừa truyền thêm công lực vào cho dienbatn , luồng công lực của Thày đẩy vào , dienbatn hòa nó bằng vòng Đại tiểu Châu Thiên để nó trở thành công lực của chính mình . Nhận được công lực của Thày trợ duyên , người dienbatn nóng bừng và vô cùng sung mãn . Luồng công lực này phải sau mấy ngày liên tục điều khí mới trở nên nhu thuận . Những người đi cùng dienbatn cũng được Thày làm lễ Quán đảnh cho hết sức trang nghiêm . Chúng tôi cùng quỳ xuống tạ lễ Thày đã ban cho nhiều ân huệ .






Khăn ấn dienbatn được Thày trụ trì đích thân thực hiện và ban cho .

Trong lúc ngồi đàm đạo với Thày , biết đoàn chúng tôi sang Thái để tìm kiếm những linh vật dùng trong Phong thủy và Huyền môn của Thái , mang về Hà Nội để mở cửa hàng , Thày rất ủng hộ và bảo một đệ tử dắt chúng tôi xuống dưới lầu để thỉnh những nhứ cần thiết . Chúng tôi đã chọn được khá nhiều những linh vật dùng trong việc cầu tài , cầu quan chức ,chiêu tình , mua may bán đắt , ăn nói ngoại giao , tức tai , hàng phục để thỉnh mang về Hà Nội . Thày trụ trì đích thân đứng ra làm những thủ tục khai điển cho những đồ vật đó . Lúc đầu , Thày chỉ cho chúng tôi cái hẹn gặp mặt trong khoảng 30 phút , nhưng cuộc gặp gỡ kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ , đó cũng chẳng phải là một kỳ duyên chăng ? Lúc chúng tôi lên xe ra về , Thày còn đưa tiến chúng tôi đến tận cổng chùa . Tạm biệt Rayon , thế nào chúng tôi cũng còn có ngày trở lại . 



Tạm biệt Rayon huyền diệu , tạm biết các Thày , tạm biệt những điều kỳ diệu của Huyền môn . Chúng tôi nhất định có ngày trở lại .



Những huyền diệu của Huyền môn Thái , các bạn có thể tìm được tại đây .

HGST

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc thuê 20% chiều dài bờ biển Campuchia trong 99 năm??????


Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni và Thủ
tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, ảnh: Getty Images / FT.
Hồng Thủy 
Giáo dục VN
(GDVN) - Cảng nước sâu này chỉ cách khu vực tranh chấp trên Biển Đông vài trăm km, có thể giúp Trung Quốc kiểm soát các hoạt động vận chuyển, đánh bắt cá, sản xuất... 

American Thinker ngày 1/12 đưa tin, Trung Quốc đang xây dựng một cảng nước sâu chiến lược tại Campuchia trên vịnh Thái Lan.
Tờ báo lưu ý, cảng nước sâu này chỉ cách khu vực tranh chấp trên Biển Đông vài trăm km, có thể giúp Trung Quốc kiểm soát các hoạt động vận chuyển, đánh bắt cá, sản xuất năng lượng và thậm chí là du lịch hàng không ở một cửa ngõ giao thông đông đúc nhất thế giới.
Một công ty Trung Quốc có liên kết với quân đội nước này đã xây dựng sắp xong một cảng nước sâu trải dài 90 km trên bờ biển Campuchia. Cảng nước sâu này đủ lớn để đón các tàu du lịch, tàu vận tải hoặc tàu hải quân trọng lượng 10 ngàn tấn.
Đáng lưu ý, với dự án này Trung Quốc hiện đang kiểm soát hơn 20% chiều dài bờ biển Campuchia.
Trước đó trong tháng 9, báo Financial Times nhận định, Trung Quốc đang lặng lẽ đưa Campuchia vào vòng tay quân sự, ngoại giao của mình, như một phần của nỗ lực dập tắt sự phản đối trong khu vực với yêu sách bành trướng lãnh thổ, hàng hải trên khắp châu Á.
Cảng nước sâu Trung Quốc đang xây dựng ở Campuchia sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy Trung Quốc trở thành sức mạnh hàng hải chủ yếu ở châu Á.
Dự án xây dựng cảng nước sâu này tổng trị giá 3,8 tỉ USD, trải dài trên 90 km bờ biển, chiếm 20% tổng chiều dài bờ biển Campuchia được Trung Quốc thuê lại trong 99 năm.
Tập đoàn Phát triển Thiên Tân (UDG), một công ty liên kết với quân đội Trung Quốc thực hiện dự án này. Nó được giới chức cấp cao quân sự và chính trị Trung Quốc đặc biệt quan tâm.
Lễ ký kết đầu tư của UDG vào dự án này được chủ trì bởi ông Trương Cao Lệ, một trong 7 thành viên Thường vụ Bộ chính trị, Phó Thủ tướng.
Ông Geoff Wade, một chuyên gia về châu Á từ Đại học Quốc gia Australia nhận định: cảng nước sâu đang xây dựng tại Campuchia có thể chứa hầu hết các tàu khu trục và chiến hạm khác của hải quân Trung Quốc.
Đó là một phần trong mạng lưới các cảng Trung Quốc đầu tư ở châu Á, đặc biệt là ở Sri Lanka, Pakistan, Myanmar, Bangladesh, Thái Lan và Indonesia.
Wade tin rằng, những hải cảng này đóng vai trò vô cùng quan trong trong việc theo đuổi mục tiêu thống trị khu vực.
Chheang Vannarith, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược Campuchia cho rằng, Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đến vị trí chiến lược của Campuchia trong ASEAN cũng như trong khu vực sông Mê Kông, giáp Biển Đông.
Đó là sân sau quan trọng nhất cho các tính toán chiến lược của Trung Quốc. Đối với họ, muốn gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc thì phải tăng cường sức mạnh ở đó. [2]
Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Campuchia
American Thinker dẫn lời ông Phay Siphan, người phát ngôn Chính phủ Campuchia nhận định: "Nếu nói về tiền, Trung Quốc là số 1.
Sức mạnh của Trung Quốc ngày càng tăng. Chúng tôi chọn Trung Quốc vì đầu tư không đi kèm điều kiện. Còn đầu tư của phương Tây luôn có tệp đính kèm.
Họ nói chúng tôi phải tốt lên về dân chủ, chúng tôi phải tốt lên về nhân quyền."
Người Trung Quốc hiện diện ngày càng nhiều trên đất nước Chùa Tháp, đi theo các dự án "đổi đất lấy hạ tầng".
Theo Trung tâm Nhân quyền Campuchia, từ năm 1994 đến 2012, đã có 4,6 triệu ha đất được Campuchia cho Trung Quốc thuê trong 99 năm mà mỗi ha chỉ đáng giá vài đô la Mỹ.
Lao động Trung Quốc được đưa sang theo những dự án này, xong việc thì họ không quay về nước.
Riêng diện tích đất nông nghiệp Campuchia bị người Trung Quốc thuê đã lên tới 2,14 triệu ha, chiếm hơn một nửa diện tích đất canh tác của quốc gia này.
Với rất nhiều dự án quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng ở Campuchia được thực hiện bởi nhà thầu Trung Quốc, một lượng lớn người nhập cư Trung Quốc đang sắp xảy ra. [1]
Tài liệu tham khảo:

Phần nhận xét hiển thị trên trang