Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG THƠ VIỆT HAI ĐẠI VI RÚT VÔ LỐI


Vô lối Nguyễn Bình Phương và Vô lối Trúc Thông


Vô lối Trúc Thông (tiếp)
Nguyên bản:
Ở GÓC PHỐ TRÀNG THI (1)
học làm sao hết chữ cũ trên đời
sách chồng nên núi
mà ta mỏi rồi
xanh như ngọc thời gian ta đã uống
đuổi theo những mốt
tuột bao bao bậc thầy
muốn cầm tay ta
lặng lẽ trong thư viện Quốc gia
hotel mười mấy lầu xanh đỏ
điện công ty rừng rực
chắn làm sao thư viện của ta
khu vườn xanh mỗi lần ta học mệt
ta ra chơi cùng bác đa già
đu vào bác mấy đời con cháu…
(1) Bài in trên báo Văn nghệ ngày 21 – 6 -2014

Đỗ Hoàng dịch
GHI Ở THƯ VIỆN QUỐC GIA
Học sao hết chữ trên đời!
Sách chồng như núi vàng mười nhân gian.
Ta quên trí mỏi, lực tàn
Uống bao thần dược thời gian ngọc ngà.
Mốt theo, thầy tuột tay ta
Lặn trong Thư viện Quốc gia kiếm tìm
Đỏ xanh nhà nghỉ im lìm
Điện đèn rừng rực hao tim héo dầu.
Chắn sao Thư viện nghìn lầu
Khu vườn thư giản tươi màu thanh thiên.
Ra chơi cùng bác đa tiên,
Cháu con nương bóng thánh hiền bao năm!
Hà Nội, ngày 19 – 7 – 2014
Đ - H
Lều Vô lối Nguyễn Bình Phương
Nguyên bản:
BÀI THƠ CŨ
Ta sinh ra cô đơn
giờ cô đơn đã cũ
ta trưởng thành bởi sợ hãi
sợ hãi cũng cũ rồi
này tôi một khuôn mặt công chức
đứng nhìn
những cuộc họp rạc rài
tiêu ma bao ý tưởng
xa xa trải một mùa bệnh hoạn
bệnh hoạn cũng cũ rồi
Số mệnh già như trời
lọm khọm ở giữa công viên đầy nắng
nắng có gì hay hớm nữa đâu
Đèn bật sáng không còn nơi ẩn náu
đám @ còng đánh võng phóng như bay
thời gian ngã, máu tuôn, thời gian không thể dậy
tốc độ ư?
thì cũng cũ lắm rồi
những ngày dài, thật dài
ngồi kín đáo trong phòng tưởng tượng
sông Hồng đê mê hóa một nén hương
dẫn ý nghĩ vào nơi chưa hề biết
Trong bóng râm lạnh lùng vang vang lời nhắc
ta lớn lên bằng kiếm tìm
kiếm tìm giờ đã cũ
N – B – P
(1) Bài in trên báo Văn nghệ ngày 14 – 6 - 2014
Đỗ Hoàng dịch
BÀI THƠ CŨ
Ta sinh ra cô đơn
Giờ cô đơn cũ bại
Ta lớn trong sợ hãi
Sợ hãi cũng cũ rồi.
Mặt công chức, này tôi
Nhìn họp hành rài rạc
Tiêu ma ý tưởng lạc
Mùa bệnh hoạn trải xa.
Bệnh hoạn cũ quá ta.
Già như trời số mệnh
Lom khọm công viên nắng
Nắng hay hớm gì đâu.
Sáng đèn không nơi náu
Đánh võng đám a còng
Làm thời gian chảy máu
Cũ lắm tốc độ ngông!
Những ngày dài, thật dài
Ngồi trong phòng tưởng tượng
Sông Hồng nén hương đài
Ý nghĩ về vô lượng!

Trong bóng râm lạnh lùng
Vang vang như lời nhắc
Ta lớn bằng kiếm tìm
Kiếm tìm giờ cũ lắc!
Hà Nội, ngày 19 – 7 -2014
Đ - H

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà báo Nguyễn Như Phong và Petrotimes


Ảnh: Internet
Bộ trưởng TT&TT vừa ký quyết định thu hồi thẻ nhà báo của ông Nguyễn Như Phong và tạm thời đình bản Petrotimes trong 3 tháng.

Lời bình của HM blog.
Trong bối cảnh hệ thống báo chí được kiểm soát bởi Ban TG TW và bộ 4T, thỉnh thoảng có nhà báo bị tước thẻ, kỷ luật, tờ báo bị đỉnh bản, phải coi là một phần của cuộc sống dù người cầm bút biết đó là bất cập.
Nhớ hồi (6-2016) nhà báo Mai Phan Lợi bị tước thẻ và mất việc tại PL Tp HCM vì một stt có chữ “tan xác” mà Petrotimes từng lên tiếng đầu tiên với những ngôn từ mạnh mẽ nhất. Hiện các bài trên Petrotimes không còn truy cập được nữa.
Sau đó, một số đồng nghiệp cũng tranh thủ viết bài lên án anh Lợi dù họ từng tới Khuyên club, gặp nhau rất thân thiện.
Dường như vụ ông Như Phong và Petrotimes cũng có một hậu quả tương tự. Xem các comment trên FB về vụ này, có vẻ một số hả hê.
Lúc đương chức, ông TBT và một số nhà báo chẳng hề tha một ai nếu có dịp là…chém.
Hôm nay viết kết tội người khác không cần toà án, thì ngày mai rất có thể sẽ đọc người khác viết về mình với những giọng điệu mạnh mẽ hơn.
Sự lạm dụng quyền lực, kể cả quyền lực của báo chí, mạng xã hội, sẽ chẳng đưa tới đâu. Rồi một hôm nào đó chính bạn trở thành nạn nhân của sự lạm quyền.
Tự do ngôn luận tại Việt Nam cần một thời gian dài nữa mới ngấp nghé chuẩn quốc tế.
Trong hệ thống như vậy, mỗi người viết nên tự điều chỉnh mình cho hợp với thế giới đa chiều, tôn trọng sự thật và bạn đọc, không gây phương hại, minh bạch và có trách nhiệm với tin tức và bài viết.
Bà L.M. Montgomery từng nói “Isn’t it nice to think that tomorrow is a new day with no mistakes in it yet? – Không hay ho gì nếu nghĩ ngày mai là một ngày mới mà chẳng có lỗi lầm”
Chúc ông Như Phong và tòa soạn Petrotimes vượt qua cơn sóng gió này.
HM. 3-10-2016
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chúng ta đang quá thiếu những điều tử tế bình thường



VĨNH HÀ - VŨ VIẾT TUÂN, thực hiện
TTO - “Cả nước nhìn vào cách ứng xử ở thủ đô”, câu nói của ông Hoàng Trung Hải - bí thư Thành ủy Hà Nội - khiến nhiều người kỳ vọng sẽ có nhiều thay đổi, việc làm tốt để cả nước học tập.

Nhà nghiên cứu NGUYỄN HÙNG VĨ:

Cái tốt đang yếu thế

Bất cứ xã hội nào, thời nào, chế độ nào đều có cả văn hóa ứng xử và ứng xử thiếu văn hóa.

Kinh đô trước đây và thủ đô bây giờ cũng chứa đựng cả hai mặt ứng xử đó.

Bằng quan sát và nghiên cứu, tôi cho rằng những gì trước đây vốn phức tạp thì ngày nay càng phức tạp hơn, những gì trước đây vốn nhiều tiêu cực thì ngày nay nó tiêu cực hơn.

Điều này có nghĩa là những gì trước đây tốt đẹp thì ngày nay nó càng yếu thế hơn. Đó là một thực tế đáng buồn, đáng suy ngẫm.

Cách ứng xử ở kinh đô trước đây và thủ đô ngày nay có sự khác nhau ở tính chất và mức độ. Một bộ phận không nhỏ những người của những người trong bộ máy nhà nước có vấn đề về nhân cách, nên tình hình ứng xử ngày càng phức tạp. Nguyên nhân chính là ở đó.
***

Nhà sử học DƯƠNG TRUNG QUỐC:

“Chẳng nên ao ước bao giờ cho đến 
ngày xưa”

Ngày xưa, ứng xử nói chung có tình người, có luật lệ, biết sợ lẽ phải (kể cả thần thánh, ma quỷ lẫn người thực thi pháp luật), biết sợ vì có lòng tin vào lẽ phải mà người cầm quyền luôn là người đại diện.

Bây giờ thì ít tình người hơn, luật lệ ít được tuân thủ, chỉ sợ người có quyền mà không quan tâm cho lẽ phải.

Sức mạnh của đồng tiền và quyền lực khiến người ta mất lòng tin vào những người đang nắm trong tay quyền thực thi pháp luật.

Giờ đây cũng chẳng nên ao ước “bao giờ cho đến... ngày xưa”, nhưng củng cố lòng tin trong xã hội là vô cùng quan trọng mà cái cốt lõi chính là lòng tin vào những người thay mặt mình để quản lý xã hội.

Muốn như vậy thì phải xây dựng cơ chế tuyển chọn được những con người ấy. Nói cho cùng đó là cơ chế dân chủ, trong đó người dân phải được thực thi cái quyền giám sát và lựa chọn.
***

TS TRỊNH HÒA BÌNH (Viện Khoa học xã hội VN):

Tôn vinh cách 
hành xử tử tế

Tôi cho là không cần đề thêm một quy định nào mới mà chỉ cần quay lại thực hiện cho đúng, cho nghiêm các quy định cơ bản nhất là tốt rồi.

Hà Nội chỉ cần thực hiện đúng các quy định hiện có về ứng xử của công chức, viên chức thì đủ trở thành “kiểu mẫu” của cả nước.

Thay cho việc xây dựng một bộ nguyên tắc ứng xử mới, nên đi tìm con đường để đưa các nguyên tắc ứng xử hiện có vào cuộc sống, làm sao để thói quen ứng xử có văn hóa, đúng mực ăn vào máu, trở thành điều tự thân trong mỗi cá nhân. Đó mới là việc khó.

Dĩ nhiên, tôi cũng hiểu trong tình hình hiện nay, việc đưa ra một quy chế có thể là khởi đầu mới cho một cuộc vận động chấn chỉnh hành vi ứng xử của công chức, viên chức, đi kèm với đó là các biện pháp quyết liệt hơn, thường xuyên hơn.

Nhưng tôi vẫn muốn nhấn mạnh cái ta cần nghĩ và làm là “thực hiện nghiêm” chứ không phải đưa ra những quy định mới khác với những quy định đã có.

Tôi cũng rất muốn những hành xử tử tế được tôn vinh, nhân rộng hơn là chỉ tập trung đề cập đến các chuyện xấu.

Lâu nay, truyền thông đưa rất nhiều về những hình ảnh, tin tức thể hiện hành xử không đúng mực. Người ta sẽ không nghi ngờ khi ai đó nói đến cái xấu nhưng lại sẵn sàng nghi ngờ, soi mói, mổ xẻ một hành xử tốt đẹp.

Câu chuyện của anh lái xe Phan Văn Bắc cứu nhiều người thoát khỏi tai nạn là một ví dụ.

Những ồn ào của câu chuyện này cho thấy người dân khao khát điều tử tế nhưng vẫn nghi ngờ điều tử tế là có thật, dễ bị lay động, suy diễn theo chiều hướng tiêu cực.

Thay vào việc tôn vinh, trân trọng những “sự tử tế bình thường”, nhiều người lại cứ muốn đẩy hành vi tử tế bình thường đó thành hành động của anh hùng, của siêu nhân để rồi thất vọng.

Chúng ta đang quá thiếu những điều tử tế bình thường và tôi nghĩ nếu những điều tử tế bình thường được ghi nhận, nhân rộng thì chỉ cần thế thôi xã hội cũng 
bình yên hơn.
***

Nhà văn NGUYỄN NGỌC TIẾN:

Nên giáo dục 
ngay từ nhỏ

So với ngày xưa, cách ứng xử của những người sinh sống ở Hà Nội thay đổi quá nhiều.

Cách đây 20 năm, nhà văn Tô Hoài, nhà sử học Trần Quốc Vượng cũng cảnh báo cách ứng xử của người Hà Nội đang xuống cấp, đến hôm nay chuyện đó càng ngày càng rõ hơn nhiều.

Ví dụ, ngày trước trong gia đình, đi đâu cũng xin phép, chào hỏi, ra ngoài phải ăn mặc gọn gàng, nói năng phải tử tế, không có chuyện văng tục.

Nhưng ngày xưa, người Hà Nội đã Hà Nội hóa được những người đến đây sinh sống thì bây giờ quá nhiều người đến Hà Nội mang theo thói quen, cách suy nghĩ, văn hóa của nhiều vùng miền, tạo nên sự nhốn nháo.

Ông Hoàng Trung Hải nói đúng khi nói cả nước nhìn vào cách ứng xử của thủ đô.

Tôi hiểu câu nói ấy của ông bí thư Thành ủy Hà Nội là mong muốn của lãnh đạo TP muốn xây dựng cách ứng xử hằng ngày có văn hóa hơn.

Giải pháp để thay đổi cách ứng xử ở thủ đô là phải giáo dục ngay từ nhỏ.

Ngoài chuyện giữ gìn nền nếp, phong tục, điều quan trọng là thực hiện nghiêm các quy định pháp luật thì mới mong văn hóa ứng xử Hà Nội tốt hơn được.
***

GS NGUYỄN MINH THUYẾT (nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội):

Quy định nhiều rồi, chỉ chưa nghiêm thôi

Trong tình cảnh đạo đức có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng hơn, biểu hiện ứng xử của con người với nhau ở nơi công cộng còn có nhiều vấn đề thì việc ra thêm một văn bản nào đó để hi vọng thay đổi cũng là điều nên ủng hộ.

Nhưng tôi nghĩ cái quan trọng nhất là thực thi nó thế nào.

Ở nhiều cơ quan công quyền, tình trạng cán bộ đối xử với dân trịch thượng, thô bạo, lạnh lùng cũng rất phổ biến. Chuyện dân bị cán bộ “hành” người ta nói rất nhiều, có những chuyện tưởng như hài nhưng lại là thật.

Tôi từng quen một ông vụ trưởng. Ông này phải đến phường nơi cư trú xin xác nhận cho vợ gấp để kịp nộp hồ sơ công nhận nhà giáo ưu tú.

Nhưng khi đến phường, cán bộ phường nói “lãnh đạo đi vắng hết, không giải quyết”.

Việc không xong, ông vụ trưởng đi về với sự thất vọng. Một cô bán rau biết chuyện liền nhờ ông vụ trưởng trông hàng rau giúp, cô chạy đi một lát quay lại với tờ giấy xác nhận cho vợ ông vụ trưởng.

Cô cho biết “chỉ cần đưa 200.000 đồng là xong”.

Tình trạng tham nhũng vặt này là lý do khiến cán bộ hành dân. Nhưng nó có phần xuất phát từ việc quy định không được thực hiện nghiêm.

Muốn nghiêm thì những việc làm sai khi bị phát hiện, phản ảnh phải được giải quyết đến nơi đến chốn, minh bạch, công bằng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghi gì? Điên à?

Viện trưởng VKSND huyện trọng thương tại phòng làm việc: Nghi do tự gây thương tích   
Dân trí 
Thứ hai, 03/10/2016 - 21:55 

Kết quả khám nghiệm cho thấy, nhiều khả năng, Viện trưởng Viện KSND huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã dùng vật nhọn tự gây thương tích cho bản thân.

Như Dân trí đã đưa tin, chiều 3/10, ông Tô Ngọc Chuẩn - Viện trưởng Viện KSND huyện Quốc Oai (Hà Nội) - được phát hiện nằm gục trong phòng làm việc với một số vết thương nghi do vật sắc nhọn đâm. 

Trụ sở Viện KSND huyện Quốc Oai chiều 3/10. (Ảnh: CTV)

Ông Chuẩn được đưa vào Bệnh viện Quân y 103 cấp cứu ngay sau đó nên may mắn đã qua cơn nguy kịch. 

Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã phong tỏa hiện trường, tổ chức khám nghiệm, điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc. 

Khám nghiệm hiện trường, cảnh sát thu giữ được vật nhọn có khả năng là hung khí gây ra các thương tích của ông Chuẩn. 


Ông Chuẩn được xác định có 3 vết thương trên người, trong đó có 2 vết ở ngực và 1 vết ở cổ. 

Từ những kết quả thu thập được, cơ quan điều tra nghi vấn ông Chuẩn đã tự gây thương tích cho bản thân. 

Nguyên nhân chính xác của vụ việc vẫn đang được làm rõ. 
Tiến Nguyên
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ tịch Hà Nội: Hồ Tây không còn cá chết từ tối qua

Hà Nội: TỪ TỐI HÔM QUA, HỒ TÂY KHÔNG CÒN CÁ ĐỂ CHẾT NỮA !


Trần Hoàng
Tiền Phong 
14:39 ngày 03 tháng 10 năm 2016 

TPO - Trưa 3/10, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, tổng số cá chết thu gom được ở Hồ Tây đã lên đến 60 tấn. Tuy nhiên, đây là lượng cá chết từ các ngày trước, hôm nay đã không còn cá chết.



Trưa 3/10, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đến trực tiếp kiểm tra công tác khắc phục sự cố cá chết hàng loạt tại Hồ Tây.


Trao đổi với PV Tiền Phong, lãnh đạo UBND Thành phố cho biết, số cá chết thu gom được đã lên đến 60 tấn, số lượng cá chết phải thu gom còn tương đối nhiều. 

Tuy nhiên, sau khi Thành phố có nhiều biện pháp xử lý nước ô nhiễm, tăng cường ô xy cho nước Hồ Tây thì hiện nay cá đã không còn chết nữa, toàn bộ cá chết đều từ những ngày trước đây. 

“Các đơn vị đã tiến hành làm rõ nguyên nhân cá chết, từ đó có biện pháp xử lý, đầu tiên là Hồ Tây sau đó sẽ áp dụng cho các hồ của Hà Nội để tránh hiện tượng cá chết hàng loạt”, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh. 

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Hùng cho biết thêm, hoạt động thu gom cá chết đang thuận lợi do ngày hôm nay gió mạnh thổi về 1 phía. “Dự kiến trong chiều tối nay sẽ thu gom toàn bộ lượng cá chết trên hồ”, ông Hùng nói.



Trước đó, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở Xây dựng Hà Nội bố trí 10 máy lọc nước tạo oxy đưa vào hoạt động trên mặt hồ. Trong hôm nay, Sở Xây dựng sẽ tiến hành bổ sung thêm 10 máy tạo oxy, đảm bảo tạo oxy để cứu số cá còn sống ở các tầng nước sâu. 

Đồng thời với việc vớt cá, xử lý bằng các biện pháp trên, thành phố tiến hành sử dụng chế phẩm làm sạch hồ Redoxy-3C (loại chế phẩm mới được sử dụng làm sạch một số hồ trên địa bàn) nhằm nhanh chóng làm sạch nước hồ, khử mùi và tạo oxy tại các tầng nước sâu.



Trung tâm y tế (TTYT) Dự phòng Hà Nội, TTYT quận Tây Hồ, TTYT quận Ba Đình, TTYT quận Hai Bà Trưng, TTYT quận Hoàn Kiếm cũng đã cử 10 đội phòng chống dịch cơ động với đầy đủ các phương tiện, máy móc, hóa chất, nguồn nhân lực khẩn trương có mặt tại hiện trường tham gia xuyên đêm cùng với các lực lượng của thành phố tập trung phun thuốc khử khuẩn xác cá chết, xử lý ô nhiễm môi trường xung quanh hồ, phòng chống dịch bệnh.
------------------
76 tấn cá chết ở hồ Tây được thu gom xử lý
 
Tuổi trẻ
03/10/2016 20:54 GMT+7


 Chiều tối 3-10, thông tin từ Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết các lực lượng đã thu gom được 76 tấn cá chết tại hồ Tây (Hà Nội) để đưa đi xử lý. 

Đến sáng 3-10, cá tiếp tục trôi dạt vào bờ, phần lớn là các loại cá có trọng lượng lớn 
từ 1 đến 3 kg - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Theo Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, trước sự cố cá chết bất thường hàng loạt tại hồ Tây từ sáng 2-10, các đơn vị quân đội đã điều 540 cán bộ chiến sĩ gồm 400 người của Bộ Tư lệnh thủ đô và 140 người của Binh chủng Công binh xuống tham gia xử lý sự cố.

Cũng theo Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, ngoài số lượng cán bộ chiến sĩ được điều động, các đơn vị quân đội đã đưa 81 xuồng xuống hồ và phối hợp lực lượng tại địa phương thu gom được 76 tấn cá chết.

Cho đến cuối chiều 3-10, lãnh đạo UBND quận Tây Hồ cho biết các lực lượng đã cơ bản thu gom xong số lượng cá chết nổi trên hồ trong ngày 3-10.

Ông Đỗ Anh Tuấn, chủ tịch UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết ngoài lực lượng tăng cường của quân đội, quận Tây Hồ cũng đã huy động 600 cán bộ của các đơn vị trong quận và đoàn thể tham gia xử lý, thu gom số cá chết ở hồ Tây.

Theo ông Tuấn, toàn bộ số cá chết được Công ty Môi trường đô thị Hà Nội đưa lên bãi rác Nam Sơn tiêu hủy.

“Riêng tại hồ Tây, các đơn vị của Sở Y tế cũng đã tăng cường việc phun khử khuẩn để phòng chống bệnh dịch” - ông Tuấn cho hay.

Cũng theo ông Tuấn, hiện tượng cá chết ở hồ Tây thi thoảng vẫn xảy ra, nhưng số lượng rất ít.

“Số lượng cá chết lần này rất nhiều, cá chết trên diện rộng cả ở tầng nước mặt và tầng nước lửng có độ sâu khoảng 2m nước” - ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cũng cho biết, sau khi các đơn vị áp dụng hàng loạt biện pháp cải thiện môi trường nước hồ Tây, sử dụng 30 bơm sục khí tạo oxy, đưa chế phẩm cải thiện môi trường nước của Đức xuống hồ, bước đầu chỉ số oxy trong nước đã được cải thiện.

Kết quả phân tích nhanh mẫu nước ngày 2-10 cho thấy chỉ số oxy trong nước = 0, tuy nhiên, sau khi áp dụng nhiều biện pháp, có điểm chỉ số oxy trong nước lên được 0,9, có điểm lên được 1,9, có điểm lên được 2,4-3,0” - ông Tuấn cho hay.

Riêng kết quả phân tích mẫu nước, mẫu cá, ông Tuấn cho biết thành phố Hà Nội đã chỉ đạo nhiều đơn vị lấy mẫu, phân tích độc lập.

“Khi có kết quả phân tích chính xác, chúng tôi sẽ công bố” - ông Tuấn nói.

Xuân Long

Phần nhận xét hiển thị trên trang

PHÁT HIỆN "VÒI RỒNG" KHỦNG NGHI XẢ THẢI RA BIỂN



Nóng: Ngư dân phát hiện ‘vòi rồng’ khủng nghi để xả thải ra biển

Người đưa tin
03.10.2016 | 17:20 PM 

Một ‘vòi rồng’ bằng nhựa, có kích thước lớn, đặc điểm giống đường ống xả thải vừa được ngư dân phát hiện tại vùng biển huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). 

Tin nhanh, ngày 2/10, trong lúc đánh bắt cá ở vùng biển huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tiếp giáp với vùng biển Nghi Sơn (Thanh Hóa) có tọa độ 19 vĩ độ bắc, 105 kinh độ Đông, anh Hoàng Văn Lượng (42 tuổi), trú thôn Đại Bắc, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu phát hiện một "vòi rồng" bằng nhựa cứng. Do vật thể có kích thước lớn, nên anh Lượng đã phải huy động tất cả các thuyền viên, tìm cách kéo bào bờ.


Quan sát bằng mắt thường, vật thể này giống đường ống bằng cao su tổng hợp, màu đen, có các sọc xanh; đường kính ước khoảng gần 50cm, dài hơn 100m. Tại đường ống, có các khuy rất giống với đường ống đôi. Trên thân ống, có nhiều con sơn hà (sống tầng đáy) bám vào. Dựa vào hình dáng, người dân cho rằng, đây là đường ống dẫn xả chất thải.

"Vòi rồng" nghi là ống xả thải từ đất liền ra biển

Cận cạnh đường ống xả thải.

Nghi vấn ban đầu, "vòi rồng" này là đường ống dẫn thải của nhà máy lớn trong khu công nghiệp nào gần đó, được sử dụng để đưa chất thải từ đất liền ra biển. Có ý kiến còn cho rằng, rất có thể “đối tượng” đang tìm cách phi tang đường ống, để đánh lạc hướng dư luận, sau sự cố cá chết hàng loạt.



Ngọc Tuấn


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà báo chắc chắn không khóc!


Bùi Hải

SOHA - Ngày hôm qua, có 1 tấm hình và một sự kiện, khiến nhiều độc giả rơi nước mắt và không ít người làm báo nuốt cục nghẹn vào lòng.

Anh Phạm Quang Sanh, 27 tuổi quê Bến Tre, làm nghề lái ba gác ở Sài Gòn, đã bật khóc khi bị CSGT thổi phạt xe chở cồng kềnh.

Trong khi khóc, những ngón tay thô nhám và đen đúa của Sanh, bấu chặt lấy cái gấu áo nhàu nát, bẩn thỉu, như một đứa trẻ tuyệt vọng bị mẹ la. Sanh nghèo quá, không biết kiếm tiền đâu ra để nộp phạt.

Tiền công chở một chuyến hàng cồng kềnh là 50.000 – 100.000đ, nhưng tiền nộp phạt gấp nhiều lần số ấy, chưa kể phải chi tiền thuê ô tô chở số hàng đã bị dỡ xuống.

Người chớp được hình ảnh giọt nước mắt nghèn nghẹn ấy của Sanh, là một phóng viên trẻ đến từ tỉnh lẻ, cũng đang phải thuê trọ nhọc nhằn nơi thành phố phồn hoa bậc nhất nước.

Nhìn bức ảnh ấy, tôi thấy một sự sẻ chia và đồng cảm của một phóng viên đối với thân phận dưới đáy. Phía sau sự phạm luật, là những cảnh đời vật lộn mưu sinh.

Sau ngày một cháu bé và một bà cụ ở Hà Nội tử vong mà thủ phạm là thứ hàng cồng kềnh trên những xe ba gác, HN và TP. HCM đã ra quân rà soát.

Mặc dù vậy, đây đó trên đường phố vẫn xuất hiện những chiếc ba gác chở hàng cồng kềnh. Chỉ có một điều khác, đầu của những thoi hàng đó đã được buộc giẻ rất kỹ để giảm nguy cơ sát thương.

Miếng cơm manh áo hàng ngày, tiền học phí của con, tiền khám bệnh của mẹ, đôi khi đè nát những lời cảnh báo về tính mạng của người khác.

Về trước mắt, chính quyền đã đúng khi không để cho những sát thủ tiềm ẩn đường phố ấy có thể gây hại cho người tham gia giao thông.
Nhưng về lâu dài, bên cạnh chế tài cứng rắn, chính quyền đã trợ giúp gì cho bước đường mưu sinh khốn khổ của những người như Đinh Ngọc Thạch - cựu binh mặt trận Vị Xuyên - chủ xe ba gác gây chết cháu bé?

Chàng trai 27 tuổi Phạm Quang Sanh đã bật khóc và nếu không muốn khóc tiếp, anh sẽ phải bỏ nghề.

Bị xử phạt hành chính lớn hơn nhiều mức phạt của Sanh, tới 14.405.000đ, nhưng chắc chắn nhà báo Quang Thế, báo Tuổi Trẻ, sẽ không khóc.

Khi bị công an lỡ "gạt tay lên má" (từ ngữ trong kết luận của công an) đến chảy máu mồm, Thế không khóc.

Dù cũng đang thực thi nhiệm vụ tòa soạn phân công, dù bất ngờ bị chính đồng chí của mình giơ chân đá "nhưng không trúng" (vẫn là từ ngữ của công an), Thế không khóc.

Bởi nếu chỉ vì một cú đánh, cú đạp, tiếng chửi mà phải khóc, thì có phóng viên sẽ phải khóc chục lần mỗi năm. Không ít nhà báo bị đánh như kẻ thù, bị lăng mạ khi tác nghiệp.

Ở Việt Nam, nhà báo là nghề nhìn có vẻ oai, kỳ thực lại dính đòn nhiều nhất. Đối tượng nào cũng có thể đánh, ngăn cản tác nghiệp của nhà báo.

Quang Thế không khóc và tắt máy điện thoại, nhưng nhiều đồng nghiệp, độc giả của Thế tự nhiên thấy mình phải nuốt một khối nghèn nghẹn vào lòng.

Và họ đồng cảm với Thế bằng nhiều cách, trong đó có việc quyên góp ủng hộ anh số tiền phải nộp phạt, dù cả anh và Tuổi trẻ có thể sẽ từ chối.

Thế không khóc và khác với anh lái xe ba gác, tôi nghĩ Thế sẽ không bỏ nghề báo. Nghề báo, nhất là đối với những phóng viên hiện trường vụ nóng, tuy kiếm được chút nhuận bút, nhưng có thể nói còn cực hơn cả nghề lái xe ba gác.

Nửa đêm gà gáy, ngày nắng đêm mưa, đâu xảy ra vụ việc là họ phải lao đến. Nhiều người đến hiện trường tai nạn, làm xong cái tin thì không còn muốn ăn cơm nữa.

Nghề báo, đối với những nhà báo chân chính (không phải là những con sâu báo đang làm hoen ố hình ảnh báo chí), không chỉ là đam mê, mà còn là trách nhiệm với độc giả. Nhiều nhà báo chỉ bỏ nghề nếu độc giả không còn chờ đón tin bài của họ.

Câu chuyện công an có đánh nhà báo hay không, dù kết luận thế nào thì cư dân mạng đã có nhận định của riêng mình.

Nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó TGĐ Đài THVN nhận xét: "Trong trường hợp phóng viên vào khu vực hiện trường được bảo vệ thì lực lượng công an có thể dùng các biện pháp để ngăn chặn nhưng cảnh sát cả thế thế giới họ không có nghiệp vụ đấm, đá, đuổi theo như thế. Tôi nghĩ không thể có điều gì biện hộ về điều này".

Nếu quả thực nhà báo có lời lẽ và hành vi chưa chuẩn, thì họ cũng không đáng bị đối xử như một kẻ phạm tội như vậy.

Câu chuyện của nhà báo Quang Thế và công an, có thể cũng chỉ nóng thêm vài ngày nữa, rồi lại chìm xuống đâu đó trong dòng thác lũ thông tin.

Nhưng chắc chắn nó không vô ích: Cả nhà báo và công an sẽ phải cảnh giác hơn.

Nhà báo phải cảnh giác với những sự dễ dãi hoặc thiếu chuyên nghiệp của mình như để xe máy trên cầu khi tác nghiệp, chậm trễ trình thẻ hoặc buột ra câu nói nào đó có thể gây tâm lý không tốt cho người thi hành công vụ.

Còn công an, sự cảnh giác cũng vô cùng cần thiết. Công an là người tiếp xúc nhiều với tội phạm, côn đồ, nếu đó không cảnh giác thì có khi những thói xấu của côn đồ sẽ nhiễm sang mình lúc nào không biết.
Phần nhận xét hiển thị trên trang