Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa


Dưới đây là lời kể của Lưu Á Vĩ, cựu thành viên của tổ báo chí huyện Khúc Phụ về những gì ông tận mắt chứng kiến khi Hồng vệ binh phá miếu và đào mộ gia quyến Khổng Tử.
Hồng vệ binh đang đập phá biển "Đại Thành Môn" ở Khổng Phủ.
Hồng vệ binh đang đập phá biển “Đại Thành Môn” ở Khổng Phủ.
Một ngày mùa đông năm 1966, trời đất đột nhiên tối đen. Mộ của Khổng Linh Di, vị Diên Thánh Công cuối cùng, đích tôn đời thứ 76 của Khổng Tử, bị quật lên, thi thể bị kéo lê trên mặt đất. Diên Thánh Công là phong hiệu dành cho những trưởng tử trưởng tôn thuộc dòng dõi đích tôn của Khổng Tử. Đây là tước vị được phong cho đời đời nối nhau của dòng dõi Khổng Tử suốt từ thời Tống. Một đám thanh niên mặc quân phục màu xanh, tay đeo phù hiệu màu đỏ đứng vây quanh thành một vòng tròn cười hả hê. Họ chính là Hồng vệ binh của “cách mạng không có tội, tạo phản hợp lý”. Phía sau họ là nông dân mặc áo bông dày đến để xem huyên náo.
Lúc này Lưu Á Vĩ chỉ mới 13 tuổi nhưng vẫn còn nhớ như in cảm giác bất lực khi ở trong bầu không khí đó. Ông nói “nó thực sự là mùi của thế giới khác”, như thể có ai đó lấy tay thọc vào bụng mình và liên tục xóc lên. Trước khi Hồng vệ binh đến đào mộ ở Khổng Lâm (khu rừng của họ Khổng, nơi chôn cất gia đình các đời Diên Thánh Công), họ đã đến Miếu Khổng Tử và Khổng Phủ đập phá các bia khắc, đốt tượng thờ, phá hủy các bình lọ mà họ gọi là “đại biểu cho thế lực hủ bại của chủ nghĩa phong kiến”.
Bấy giờ khi hồi tưởng lại, Lưu Á Vĩ day dứt tự nhận mình là một tội nhân, nhưng thực ra khi đó ông chỉ là một đứa trẻ con đi xem huyên náo mà thôi.
Ngày 23/8/1966, chính quyền huyện Khúc Phụ biết tin Hồng vệ binh ở ngoài huyện đang kéo tới với ý định đập phá các văn vật. Học sinh, sinh viên đã dán biểu ngữ “khẩn cấp hành động chống phá hoại” lên cửa lớn của Khổng Miếu và đóng cửa Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn và Nam Môn. Nhiều nông dân đến giúp canh phòng cửa Khổng Phủ, họ đều bị dán lên trước ngực băng màu đỏ ghi “bần hạ trung nông”.
Lúc đó, Bí thư huyện Khúc Phụ là Lý Tú cũng công khai phát biểu rằng, theo quy định của Quốc vụ viện, “Tam Khổng” (Khổng Miếu, Khổng Phủ, Khổng Lâm) là văn vật được bảo tồn trọng điểm của quốc gia, nếu phá chính là phá hoại tài sản quốc gia, “phá một vài ngày, mấy trăm năm cũng không hồi phục lại được”, nhằm đánh lạc hướng của Hồng vệ binh.
Lúc đó cả huyện Khúc Phụ ở trong trạng thái căng thẳng cao độ. Đột nhiên, Hồng vệ binh của Trường Đào tạo Giáo viên Khúc Phụ cũng đến tham gia hành động, hô to khẩu hiệu “đả đảo Khổng lão nhị”, “triệt để phá hủy Khổng gia điếm”.
Trước khu lăng mộ, khi bị chặn bởi Hội Công tác Quản lý Văn hóa, Hồng vệ binh đã nhắc lại lời Mao: “Đối với những thứ phản động, nếu không đánh thì nó không ngã, cũng giống như là quét nhà, nếu chổi không chạm đến thì bụi không thể tự nhiên biến mất”.
5fa0e475t921680c9ce88690
Tháng 11/1966, trong “Thảo Khổng Chiến Báo” của nhóm Hồng vệ binh Trường Đào tạo Giáo viên Bắc Kinh, “Đoàn chiến đấu Tĩnh Cương Sơn”có viết “Hiện nay, Khổng Gia Điếm chính là nơi hội tụ của chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xét lại, là rào cản với quyền uy tuyệt đối của tư tưởng Mao Trạch Đông”.
Đàm Hậu Lan là cái tên được nhiều người nhắc đến khi nói về việc đập phá ở Khổng Phủ. Đàm Hậu Lan chính là người phụ trách của “Đoàn chiến đấu Tĩnh Cương Sơn”, là người viết bài cho tuần san sinh hoạt của Đại học Đào tạo Giáo viên Bắc Kinh, sau đó chuyển sang giúp cho tạp chí “Hồng Kỳ” của Hồng vệ binh. Năm 1966, theo sự xúi giục của Lâm Kiệt, một tác giả chủ yếu của tạp chí “Hồng Kỳ”, Đàm Hậu Lan đã đến huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông để “lật đổ Khổng lão nhị, tạo phản Khổng lão nhị”.
Những năm 1980, khi Lưu Á Vĩ là thành viên của tổ báo chí huyện Khúc Phụ, ông từng đọc một bản báo cáo hơn 20.000 chữ của một đồng sự. Báo cáo tổng hợp việc Đàm Hậu Lan và những người khác đã “thảo Khổng”, đập bia, quật mộ trong Cách mạng Văn hóa ra sao, có kèm theo một danh sách số liệu.
Ngày 11/11/1966, Trần Bá Đạt, đương thời là tổ trưởng “Tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương” gửi điện báo từ Bắc Kinh chỉ thị “không được đốt Khổng Miếu, Khổng Phủ, Khổng Lâm” nhưng “có thể quật mộ họ Khổng”.
Cùng ngày, một thành viên khác là Tần Bản Vũ gọi điện thoại đến nói“bia từ thời Hán phải giữ, bia trước đời Minh cũng phải giữ. Bia từ thời Thanh có thể đập. Có thể cải tạo Khổng Miếu, ví dụ như đem làm phòng thu tô. Mộ họ Khổng có thể quật. Có thể đưa người nào hiểu về văn vật đến xem một chút.”
1471924660256_42
1471924635386_31
Nhóm Đàm Hậu Lan đã vạch ra một kế hoạch hành động, phái đi hai “đội tiên phong” đến tỉnh ủy Sơn Đông và huyện Khúc Phụ để “điều tra hỏa lực”.
Để ngăn chặn Hồng vệ binh phá “Tam Khổng”, người dân Khúc Phụ đã dùng các hộp bằng gỗ xếp chặn trước sư tử đá rồi dán hình và khẩu hiệu của Mao Trạch Đông để không ai dám di chuyển hay dám phá. Tuy nhiên, nỗ lực như vậy không đủ với làn sóng phá hoại đang dâng cao.
1471924637041_35
Chiều ngày 12/11, “điểm liên lạc Hồng vệ binh toàn quốc triệt để phá tan Khổng Gia Điếm, cách mạng tạo phản thiết lập quyền uy tuyệt đối của tư tưởng Mao Trạch Đông” được thành lập, đánh dấu sự thành lập chiến tuyến chung của Hồng vệ binh Đại học Đào tạo Giáo viên Bắc Kinh và Hồng vệ binh địa phương tại Khúc Phụ.
Ngày 13/11, cửa chính của Khổng Phủ bị ép mở. Công nhân, cán bộ, học sinh, thậm chí cả các bà lão cưỡi lừa, hàng chục người ồ ạt xông vào.
Ngày 15/11, trước cửa chính của Khổng Phủ, có dán chữ “Đại hội triệt để phá tan Khổng Gia Điếm”. Bia đá nằm trước cửa Khổng Phủ, từ năm 1962 được Quốc vụ viện ghi chữ “văn vật trọng điểm toàn quốc được bảo hộ” bị đập tan. Sau đó, Hồng vệ binh chia nhau đi Khổng Miếu, Khổng Lâm, Chu Công Miếu để đập bia, giật biển, đập hủy tượng thờ.
Hồng Vệ Binh đập tượng Chu Công ở Sơn Đông.
Hồng Vệ Binh đập tượng Chu Công ở Sơn Đông.
Có người lôi từ trong tượng Khổng Tử ra một bộ cổ thư, chính là bộ “Lễ Ký” từ thời Minh. Những người này sau đó lôi từ trong tượng của các môn sinh Khổng Tử ra quyển “Chu Dịch”, “Thi Kinh”, “Xuân Thu”, “Đại Học”, “Trung Dung”, “Luận Ngữ” v.v. Đám Hồng vệ binh đem đầu lâu tượng của các “chí thánh tiên hiền” này ra để đá bóng trên mặt đất.
1471924641661_39
Ngày 29/11/1966, trời lạnh vô cùng. Lưu Á Vĩ còn nhớ rõ ngày đó, sau khi ăn sáng xong thì được nghe nói là Đàm Hậu Lan đã lệnh cho nhóm Hồng vệ binh từ Bắc Kinh đến quật mộ Khổng Tử. Lưu Á Vĩ cùng một đám trẻ con chạy đến Khổng Lâm để xem. Khi đến nơi, chỉ nhìn thấy Hồng vệ binh làm thành một tường người để giữ trật tự. Ở phía sau Đàm Hậu Lan, các lãnh đạo huyện Khúc Phụ và địa khu Tế Ninh, bị xâu chuỗi thành một hàng, đội mũ cao ghi chữ “ngưu quỷ xà thần”.
Hồng vệ binh chia thành hai đội, mỗi đội nắm một đầu của dây thừng, chờ lệnh. Có một giọng cao hét lên: “Nghi thức phá đất đập bia hiện giờ bắt đầu”. Bia có chữ “Đại thành chí thánh Văn Tuyên Vương” bị giật đổ, trước thềm đá vỡ làm hai. Phóng viên đến từ xưởng phim điện ảnh tin tức trung ương của Bắc Kinh, chạy tới chạy lui để ghi lại hình ảnh “phá tứ cựu” này.
1471924650885_40
1471924636694_34
1471924635993_33
Để quật và phá mộ nhanh hơn, các tiểu tướng cách mạng bắt đầu sử dụng thuốc nổ. Lưu Á Vĩ tận mắt nhìn thấy mộ phần của Khổng Tử bị phá nổ, mảnh vỡ văng ra khắp nơi.
Trong khu mộ vẫn còn năm thi thể: Khổng Dương Khắc và phu nhân, Khổng Linh Di và thê thiếp. Khi mới rời khỏi đất, các thi thể này cũng còn khá nguyên vẹn. Tuy nhiên, sau đó bị Hồng vệ binh và nông dân dùng móc câu kéo đi. Hồng vệ binh kéo dây thừng trên cây, treo các thi thể này lên.
Nhiều năm sau, Lưu Á Vĩ khi tìm các nhân chứng nói chuyện được biết “các thi thể ở đó 5 hay 6 ngày. Mỗi ngày đều có rất nhiều người vây lại xem không dứt. Sau đó, trong một buổi tối đã bị đem đốt hết tại góc Đông Nam của Khổng Lâm, chủ yếu là vì nhiều người nghĩ rằng mỗi ngày đều thấy các thi thể nam nữ lẫn lộn lõa thể như thế rất khó coi”.
Theo báo cáo Hội Quản lý Văn vật Khúc Phụ ngày 24/2/1973, dưới sự cho phép của những người chịu trách nhiệm đương thời của “Điểm liên lạc thảo Khổng”, trên diện tích 3000 mẫu, các vật phẩm trong phần mộ của họ Khổng suốt 2000 năm đã bị đào sạch.
Mặc dù rất nhiều năm đã qua, đối với dân làng ở cạnh Khổng Lâm, đây vẫn là một câu chuyện bị giữ kín. Sau khi Hồng vệ binh quật mộ, có rất nhiều dân làng cũng khẩn trương đào các ngôi mộ trong khu vực Khổng Lâm ở gần làng. Có nhiều người đã nhờ đào mộ mà trở nên giàu có.
Thậm chí có người từng được giao làm cán bộ thôn bảo vệ Khổng Lâm, cũng dẫn người đi đào mộ. Cũng có nhiều người đã tìm cách ngăn chặn sự mở rộng của việc đào mộ nhưng đều bất lực. Trong mắt dân làng lúc đó chỉ có kim ngân, những ai cản trở đều bị đánh.
Năm 1979, Trung Quốc thực hiện việc khôi phục bia mộ Khổng Tử. Hội Quản lý Văn hóa Khúc Phụ đã giúp việc này, đã thu gom từ trong nhà dân xung quanh được hàng trăm mảnh bia. Bia hiện giờ trước mộ Khổng Tử, chính là được phục dựng dựa trên các mảnh này.
Nhiều người tham gia vào vụ việc “thảo Khổng” này đều chết trẻ. Người nổi bật nhất một thời, Đàm Hậu Lan, năm 1978 bị công an thành phố Bắc Kinh bắt vì tội phản cách mạng, đến năm 1982 thì được miễn truy tố. Đàm Hậu Lan sau đó bị ung thư, chết sớm vào năm 45 tuổi, không kết hôn.
Khổng Đức Thành là con của Khổng Linh Di, năm đó được Tưởng Giới Thạch coi như một nhân vật “quốc bảo” đã theo các văn vật của cố cung sang Đài Loan. Khổng Đức Thành từng là Viện trưởng Viện Thi cử Đài Loan. Ông mất vào tháng 10/2008, hưởng thọ 88 tuổi. Mặc dù rất nhiều lần được mời, ông chưa bao giờ đặt lại chân lên cố thổ. Nhiều người nói rằng tâm lý của ông không chịu nổi. Đối với truyền thống của Trung Quốc, bị quật mộ là nỗi sỉ nhục lớn nhất.
Theo Secretchina
Tự Minh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

LS. Nguyễn Danh Huế: NGAY LẬP TỨC, HÃY ĐỨNG VỀ PHÍA NHÂN DÂN



 
Tất cả các cường quốc trên thế giới đều là những quốc gia khai thác rất tốt nguồn lợi từ biển. Biển cho cá tôm, cho tài nguyên, giúp vận chuyển hàng hóa thuận lợi...

Từ ngàn đời nay, người Việt tồn tại trước giặc phương Bắc cũng nhờ những dãy núi cao và có biển cả bao bọc chở che. Tuy chưa biết khai thác và làm giàu từ biển nhưng biển vẫn là nguồn sống của hàng triệu con người.

Thảm họa Formosa gây ra có lẽ nó là thảm họa khủng khiếp nhất từ ngày lập quốc. Biển bị giết chết thì nước Việt cũng chẳng còn. Chỉ có những kẻ bại não mới không thể nhận ra điều ấy.

SAI TỪ CÁI TÊN GỌI

Chúng ta hay nghe cụm từ "sự cố" thay vì "thảm họa". Người ta có vẻ cố làm nhẹ nó đi. Chỉ là cái tên gọi nhưng nó lại hàm chứa nhiều điều trong đó. Sự thật vẫn phải là sự thật và người dân ở Miền Trung quá thấm thía nỗi mất mát của Biển và cái tên gọi đã làm cho họ cảm thấy mất mát ấy không được thấu hiểu và sẻ chia.

ĐẾN NHẬN TIỀN

Không bàn đến số tiền 500 triệu USD là to hay nhỏ nhưng việc chưa có thống kê thiệt hại kinh tế, chưa có đánh giá về mức độ tàn phá môi trường và giải pháp khắc phục nhưng chính phủ đã đưa ra con số Formosa sẽ bồi thường số tiền đó đã tạo ra sự mập mờ, sự nghi ngờ và cả nỗi giận dữ rất lớn trong dân chúng.

VỤ ÁN KHÔNG ĐƯỢC KHỞI TỐ

Pháp luật đã quy định rất rõ việc hủy hoại môi trường sẽ bị xử lý hình sự nhưng Formosa vẫn bình yên và tiếp tục hoạt động sau một cái thỏa thuận đền bù. Pháp luật không được thượng tôn càng làm cho dân chúng bất mãn và mối nghi ngờ về việc thiếu minh bạch lại tăng thêm.

KHÔNG HUY ĐỘNG HẾT NGUỒN LỰC XÃ HỘI

Chỉ một cơn bão cũng có thể dấy lên phong trào "hướng về miền Trung" nhưng một đại thảm họa với người dân nhưng chẳng có một lời hiệu triệu, thậm chí nhiều tổ chức dân sự còn bị chính quyền địa phương gây sách nhiễu khiến cho người dân cảm thấy rất cô đơn trong thảm họa.

ÍT THÔNG TIN

Với hơn 700 cơ quan báo chí nhưng những phóng sự để đi sâu vào phân tích thảm họa, nói lên nỗi thống khổ của người dân và sự tàn phá môi trường giường như rất ít. Người miền Trung chẳng biết chia sẻ cùng ai và sự bất bình cứ tích tụ và lớn dần. Việc chậm công bố nguyên nhân và đánh giá tác động đến hải sản cũng làm cho thiệt hại càng thêm lớn...

CẦN MỘT QUYẾT ĐỊNH SÁNG SUỐT

Người dân đã đấu tranh bởi họ hiểu rằng biển là hiện tại, là tương lai giống nòi và là tất cả. Cuộc biểu tình sáng nay trong ôn hòa và cả việc gần 1000 người dân đâm đơn kiện Formosa đã cho thấy một chỉ dấu đáng mừng: Người dân đã chọn cách đấu tranh pháp lý - một phương thức văn minh và tiến bộ.

Chưa bao giờ thử thách với chính quyền lại lớn như lúc này. Chỉ một quyết định sai lầm sẽ có thể thổi bùng lên ngọn lửa rất khó kiểm soát. 

Một quyết định đứng về phía nhân dân sẽ luôn và duy nhất là một quyết định đúng.

Cầu mong cho bình an mãi mãi trên quê hương ta.
 









Phần nhận xét hiển thị trên trang

DƯ LUẬN VỀ CUỘC BIỂU TÌNH 1 VẠN NGƯỜI SÁNG NAY Ở HÀ TĨNH



Ha Huy SonVấn đề Formosa Hà Tĩnh (FHS):

Yêu cầu khách quan là phải xoá sổ càng sớm càng tốt cứ điểm này. Đây là vấn đề ko thể trốn tránh.

Ai giải quyết vấn đề này? Nhà nước hay dân?

Nhà nước đứng về FHS thì đã rõ. Như vậy, việc này dân phải làm.

Nếu ai gây ra đổ máu thì người đó đã châm lửa thiêu FHS. Đây sẽ là Điện Biên Phủ của 2 bên: bên bảo vệ FHS và bên dân. Dù kết cục nào thì phần thắng sẽ thuộc về dân.



Tin 10.000 người biểu tình chống Formosa Hà Tĩnh ngay tại trụ sở của nó ở Kỳ Anh đã lên mặt báo Đài Loan:

Đây là tin Thông tấn xã Trung ương Đài Loan đưa cách đây hơn 1 giờ:

Phản đối lại dấy lên: Ngư dân VN biểu tình trước cổng Formosa
http://www.cna.com.tw/news/aopl/201610020143-1.aspx
2016/10/02 15:51

Điện Thông tấn xã TƯ Đài Loan từ Hà Nội: Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh vào tháng 4 năm nay đã xả thải gây sự cố ô nhiễm biển Miền Trung VN, dân chúng lại nổi dậy phản đối. Sáng nay, dân chúng địa phương đã biểu tình trước cổng Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, chính quyền điều đông đảo quân cảnh tới duy trì trật tự, chưa có tin gì về đụng độ giữa dân với cảnh sát và tổn thất của nhà máy.

Tổng Giám đốc Nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh Trương Phục Ninh trả lời phỏng vấn cho biết, với hành động giải tán của quân cảnh, người biểu tình đã về hết vào trưa nay, hiện tình hình đã trở lại ổn định, nhân viên công ti an toàn không xảy ra vấn đề gì, cũng không gây ra tổn thất tài sản cho nhà máy.
(...)
Tham gia biểu tình có khoảng 1 vạn người, người biểu tình hô to các khẩu hiệu "Formosa cút đi", "Chúng tôi chọn cá" và "Hãy trả lại biển sạch cho chúng tôi"... Có những người còn xịt cả sơn đen lên cổng Formosa và các chữ tương tự viết ở tường ngoài, một số người biểu tình thậm chí còn trèo cả lên tường hét to, hiện trường tương đối hỗn loạn.
(...) FB Nguyen Nguyên Trung Thuan dịch từ TTX Đài Loan.


--------


Trung Nghĩa 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chấn động: Xuất hiện ‘đoàn xe ma’ chở bùn độc 'bức tử' sông Hồng


Người đưa tin
02.10.2016 | 07:19 AM

Hàng tấn đất, bùn đen nhuyễn, đặc quánh, cực độc được ô tô tải chở về khu vực bãi sông Hồng thuộc thôn Mạch Lũng (xã Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội) và xả thẳng xuống dòng nước. 
Con đường đầy bùn đất hằn những vết bánh xe tải dẫn xuống thôn Mạch Lũng.

Đây là loại bùn mà dân trong nghề xây dựng gọi là bùn Bentonite, một loại bùn cực độc chứa các loại hóa chất nguy hiểm, không thể sử dụng. Đáng nói, mọi quy trình xả thải trái phép diễn ra khép kín dưới sự giám sát chặt chẽ của lực lượng "chim lợn" làm nhiệm vụ cảnh giới. Và, theo người dân nơi đây cho biết, chính quyền sở tại dường như làm ngơ cho lực lượng này bức tử sông Hồng.

Theo ghi nhận của PV, dọc đoạn đê thuộc khu vực thôn Mạch Lũng (xã Đại Mạch, Đông Anh, TP. Hà Nội) xuất hiện những "đoàn xe ma" hoạt động khá bất thường. Một số người dân trong thôn Mạch Lũng cho biết, vài tháng trở lại đây mới thấy xuất hiện các loại xe này trên địa bàn. Chúng chủ yếu khoác mác một doanh nghiệp vận tải lớn có trụ sở trong nội thành Hà Nội.
 
Chúng thường đi theo đoàn từ 3 đến 5 chiếc, lem luốc bùn đất và lầm lũi nối đuôi nhau trên đê. Sau đó, chúng biến mất kì lạ theo con đường dẫn ra mép sông. Nhiều người "tinh mắt" còn nhận ra, một số xe trong "đoàn xe ma" có màu sắc giống hết nhau, thậm chí biển kiểm soát cũng trùng nhau một các kì lạ.

Từ ngày đoàn xe xuất hiện và quần thảo trên địa bàn, cuộc sống của người dân nơi đây bị đảo lộn nghiêm trọng. Bởi, trước kia, chúng chỉ hoạt động ban ngày, nhưng thời gian gần đây hoạt động cả ban đêm, có hôm chạy từ tờ mờ sáng...

Nguy hiểm hơn, các loại đất cát, bùn thải từ đoàn xe này chảy vương vãi khắp cung đường. Loại bùn lỏng nhầy nhụa, đen ngòm từ trên những chiếc thùng được che đậy qua loa, chảy xuống đường. Mùi hóa chất nồng nặc trở thành nỗi ám ảnh cho những người dân nơi đây.

Theo một cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường (Công an TP Hà Nội), loại bùn này rất đốc hại nếu không được xử lý đúng quy trình, thải ra môi trường sẽ gây nguy hại không thể lường trước được. Bởi, chúng chứa hàm lượng các nguyên tố hóa học cao hơn nhiều mức độ cho phép.

Hình ảnh những chiếc xe tải đổ bùn thải độc xuống sông Hồng 
được PV báo Người Đưa Tin ghi lại.

Tất cả người dân đều hoang mang, lo lắng bởi không biết đây là loại chất thải gì? Họ chỉ biết nó có mùi rất khó chịu. Nhiều khi, dưới lòng sông còn loang lổ những vết dầu, tôm cá chẳng hiểu vì sao thi nhau ngửa bụng chết.

Hàng ngày, đoàn xe thản nhiên vào khu vực rồi lại thản nhiên biến mất. Để khi rời đi toàn bộ lượng bùn, rác thải biến mất một cách khó hiểu. Không ít người dân hiếu kì nhiều lần bám theo những đoàn xe này nhưng đều thất bại. Họ mất dấu, hoặc bị chặn lại bởi một số đối tượng có máu mặt trên địa bàn.

Một người dân sống tại đây cho biết, toàn bộ việc đổ đất bùn ở khu vực này được một người tên Th. đứng ra bảo kê.

Th. vốn là những tay anh chị nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực bảo kê bến bãi. Hắn tổ chức khu vực này khá chặt chẽ với lực lượng cảnh giới dày đặc. Ngay cả những người sống xung quanh cũng không hề hay biết và không hiểu việc gì đang diễn ra trong khu đất chết này. Số ít thì lơ mơ biết nhưng cũng không để tâm.

Việc thâm nhập vào bãi đổ này dường như là nhiệm vụ bất khả thi. Bởi chỉ cần phát hiện điều bất thường là bọn "chim lợn" sẽ mật báo cho nhau. Đồng nghĩa với việc, các xe chở chất thải sẽ dừng hoạt động và tính mạng những người tham gia có thể sẽ bị đe dọa. Hơn nữa chúng còn được chính quyền địa phương hậu thuẫn.

Báo Người Đưa Tin tiếp tục thông tin về sự việc này!

Nhóm PV

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin HOT: PETROTIMES BỊ ĐÌNH BẢN, TBT BỊ CÁCH CHỨC VÀ THU THẺ



Tin Mới Nhận: Ông Nguyễn Như Phong, bút danh Như Thổ, Tổng biên tập tờ Petrotimes bị thu hồi thẻ nhà báo và cách chức Tổng biên tập vì đăng bài phỏng vấn Người Buôn Gió! (xem bài này tại đây)


Có tin nói tờ báo này cũng bị đình bản!
21h00: Tờ báo vẫn còn tồn tại: http://petrotimes.vn/

Thật là, đúng như ông Phong nói, giờ đã ứng:
.

 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hà Nội: CÁ CHẾT TRẮNG HỒ TÂY, Ô NHIỄM RẤT NGHIÊM TRỌNG



Cá nổi trắng mặt hồ Tây, người dân đổ xô đi vớt 
 

Chủ nhật, 2/10/2016 | 13:34 GMT+7 

Sáng nay, không cần dùng vợt, người dân đứng ở ven hồ Tây, phía đường Trích Sài, cũng có thể vớt được đầy túi cá mang về. 

Sáng nay, mặt hồ Tây (Hà Nội), phía đường Trích Sài, cá chết nổi trắng mặt nước. Mùi hôi tanh dậy lên khi trời nắng.

  
"Chiều qua cá chết lác đác, đến sáng nay tôi tính phải đến cả triệu con ngửa bụng", một người dân thường xuyên đi bộ quanh hồ nói.
  
Cá chết có nhiều loại: rô, chép, mè, trê.... Đặc biệt cá dàu, loài chỉ xuất hiện khi thời tiết thay đổi ở Hồ Tây, cũng dày đặc.
  
Anh Phương bán cá tôm ở chợ Hoàng Hoa Thám cho biết: "Sáng nay đi qua thấy cá chết trắng, có cả những con đang ngớp nước, tôi gọi người nhà đến vớt mang về nuôi lợn".
  
"Hai người nhà em vớt từ hơn 7h đến 11h đã được 7 tạ", Đạt vừa đưa túi cá lên bờ vừa nói.
  
Ven hồ, hàng chục người dùng vợt vớt những con cá nhỏ và những con đang ngớp nước.
  
Có khi chỉ vớt bằng tay cũng đầy bao tải.
  
Cá được để kín trên kè hồ.
  
Một người đàn ông đi ngang qua đã dừng lại, chỉ chọn cá to mang về. "Những con này mới chết, cho lợn ăn và bón cây rất tốt", ông nói.
  
Hơn 11h, thuyền chở người của Ban quản lý hồ Tây đi khảo sát để tìm cách giải quyết tình trạng ô nhiễm mặt nước.

Ngọc Thành - Giang Huy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Le Tien Hoan: * Mỹ chính thức tẩy chay hàng hóa xuất xứ Trung Qu...

Le Tien Hoan: * Mỹ chính thức tẩy chay hàng hóa xuất xứ Trung Qu...: Khi phát hiện sản phẩm thuốc bổ dinh dưỡng của Trung Quốc chứa chất độc, Mỹ đã cảnh báo không nên mua, sử dụng hàng hóa, thực phẩm, thuốc ... Phần nhận xét hiển thị trên trang