Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

Trung Quốc, Cách mạng Văn hóa và Chiến tranh Việt Nam

130925100148_mao_minh_getty_b464

Nhân ngày 50 năm Mao Trạch Đông phát động Cách mạng Văn hóa 16/05/1966, BBC Tiếng Việt giới thiệu lại tư liệu lịch sử với đánh giá của một tác giả Trung Quốc về quan hệ Việt – Trung giai đoạn này.
Bài ‘China’s Involvement in the Vietnam War, 1964-69’ (Sự can dự của Trung Quốc vào Chiến tranh Việt Nam, 1964-69) giải thích vì sao quan hệ Bắc Kinh và Hà Nội lộ ra dấu hiệu rạn nứt khi Trung Quốc biến động nội bộ và cuộc chiến của Hà Nội tại phía Nam tăng độ nóng.
Theo tác giả Chen Jian, quan hệ Trung – Việt khi đó chịu tác động của ba vấn đề: chủ trương chiến tranh ở miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam; chính sách ‘xuất khẩu cách mạng’ của Mao, và đổ vỡ ý thức hệ Trung – Xô.
Nhưng quan hệ cá nhân của các lãnh tụ Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai không chỉ khiến Trung Quốc thay đổi quan điểm từ chỗ không mặn mà với cuộc chiến mà Hà Nội muốn tiến hành ở miền Nam năm 1958, đến chỗ ủng hộ hết mức về quân sự, kinh tế đầu thập niên 1960.
Các quan hệ này cũng làm chậm lại quá trình rạn nứt Trung – Việt mà như tác giả nhận định, có nguyên nhân sâu xa từ tâm lý nước lớn và cách nghĩ ‘bề trên’ truyền thống kiểu đế chế đối với Việt Nam của ban lãnh đạo Trung Quốc, đứng đầu là Mao, trong khi các biểu hiện cách mạng và ý thức hệ chỉ là vỏ bọc.
Nhập Việt ồ ạt
“ Trong cuộc gặp của Hồ Chí Minh với Mao Trạch Đông ở Trường Sa, Hồ Nam ngày 16/05/1965, ông Hồ xin Mao viện trợ xây 12 con đường ở Bắc Việt và được Mao đồng ý. Sau khi có lệnh của Mao, Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc nhanh chóng lên kế hoạch đưa 100 nghìn công binh sang xây đường cho Bắc Việt…
Ngay tháng 6/1965, đã có bảy sư đoàn công binh Trung Quốc bắt đầu lần lượt vào Việt Nam.
Sư đoàn CPVEF (quân tình nguyện) đầu tiên gồm 6 trung đoàn công binh và 10 tiểu đoàn phòng không…Quân số của sư đoàn này lên đến đỉnh cao là 32700 quân, ở Việt Nam từ 23/06/1965 đến cuối 1969…
Sư đoàn thứ 2 gồm ba trung đoàn công binh, một thủy lợi, một vận tải biển, một vận tải…để xây dựng tuyến phòng thủ ven biển, các trạm thông tin liên lạc trên 15 đảo ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ và 8 cứ điểm ven bờ…
Sư đoàn thứ 3 gồm toàn bộ ba trung đoàn công binh cho không quân, chủ yếu để xây sân bay Yên Bái…
Sư đoàn thứ 4, 5 và 6 chuyên xây cầu và các tuyến xa lộ nối Quảng Châu với Cao Bằng, Thái Nguyên và Hà Nội. Họ cũng xây đường nối Côn Minh với Yên Bái và các tuyến đường dọc biên giới Việt Trung. Tổng cộng cho đến tháng 10/1968, họ đã xây 1206 km đường, 395 cầu…
Sư đoàn thứ 7 vào thay sư đoàn 2, đến Việt Nam tháng 12/1966, gồm các trung đoàn công binh và bảy tiểu đoàn phòng không.
“Tháng 7/1965, Trung – Việt đạt thỏa thuận tăng cường quân Trung Quốc nhập Việt để lo công tác phòng không.
Ngày 9 tháng 8/1965, cao xạ Trung Quốc thuộc sư đoàn 61, đến đóng tại Yên Bái mới 4 ngày trước, đã bắn hạ máy bay Mỹ đầu tiên, một chiếc F-4, theo các tài liệu của phía Trung Quốc.
Ngày 23/08, sư đoàn 63 bảo vệ Kép lại bắn hạ một phi cơ Mỹ và làm hư hại một chiếc khác.
Nhìn chung, từ tháng 8/1965 đến tháng 3/1969, có tổng số 16 sư đoàn, gồm 63 trung đoàn quân Trung Quốc thuộc binh chủng phòng không (150 nghìn quân) tham chiến tại Việt Nam.
Áp dụng chiến thuật từ Cuộc chiến Triều Tiên, bộ tư lệnh Trung Quốc cho luân chuyển quân tại Việt Nam, mỗi đơn vị thường ở 6 tháng rồi được thay.
Phía Trung Quốc nêu ra các con số nói họ đã tham chiến 2154 trận và bắn rơi 1707 phi cơ Mỹ, làm hư hại 1608 chiếc.”
Ưu tiên khác nhau
Nhưng quan hệ Trung – Việt bắt đầu ngả sang hướng khác, từ Cách mạng Văn hóa.
Tác giả Chen Jian cho rằng lý do chính là Hà Nội và Bắc Kinh “có những tiêu chí khác nhau thúc đẩy chính sách của họ”.
“Chiến lược của phía Việt Nam là làm sao thống nhất đất nước bằng cách thắng cuộc chiến, còn định hướng của Trung Quốc là ý tưởng của Mao muốn dùng cuộc chiến tại Việt Nam để thúc đẩy ‘cách mạng liên tục’ ra thế giới.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow xấu đi cùng cuộc Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc vốn cũng làm nổ ra căng thẳng và xung đột giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Từ giữa thập niên 1960, Bắc Kinh cứ ngỡ rằng Đảng Lao động Việt Nam ở cùng phe họ chống lại “chủ nghĩa xét lại Xô Viết”. Nhưng quan hệ Hà Nội và Moscow lại thêm phần thắt chặt cùng tiến bộ cuộc chiến [ở Nam Việt Nam]. Sau khi Khrushchev bị các đồng chí của ông ta loại ra thì Moscow tăng đáng kể viện trợ cho Bắc Việt, đồng thời kêu gọi các nước xã hội chủ nghĩa chọn quan điểm thống nhất ủng hộ Bắc Việt Nam.”
“Ngày 11/02/1965, Thủ tướng A.N. Kosygin thăm Hà Nội và có dừng lại ở Bắc Kinh trên đường đi. Ông hội kiến cả Mao và Chu Ân Lai để gợi ý rằng Liên Xô cùng Trung Quốc nên ngưng cuộc khẩu chiến để có thể có các bước đi cụ thể giúp cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Mao bác bỏ ý tưởng của Kosygin ngay và còn nói tranh luận của ông với người Liên Xô có thể kéo dài thêm 900 năm nữa. Hà Nội thì từ khi ấy đã tỏ thái độ im lặng không công kích chủ nghĩa xét lại.”
‘Tổ quốc thứ hai’
“Tháng 3/1966, Lê Duẩn dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự Đại hội 23 Đảng Cộng sản Liên Xô ở Moscow. Ông tuyên bố Liên Xô “là tổ quốc thứ hai”, khiến lãnh đạo Bắc Kinh bị choáng và hết sức tức giận (nguyên văn: ‘angrily shocked’).
Tháng 7/1966, một sư đoàn công binh Trung Quốc rút về nước dù phía Việt Nam yêu cầu họ ở lại.”
Đầu 1966 cũng đã có sự kiện cho thấy thái độ bực bội của Trung Quốc với Hà Nội. Chiếc tàu Hồng Kỳ của Trung Quốc chở viện trợ cho Việt Nam bị chặn lại gần Hải Phòng để cho một tàu Liên Xô, cũng chở viện trợ nhưng đến sau, được vào cảng trước. Vì lý do phải chờ, tàu Hồng Kỳ bị trúng bom Mỹ và bị hư hại.
Vào tháng 4/1966, khi gặp Chu Ân Lai, Lê Duẩn mới biết đó là câu hỏi đầu tiên Chu nêu ra. Chu kiên quyết đòi Lê Duẩn giải thích vì sao tàu Liên Xô được ưu tiên còn tàu Trung Quốc bị đối xử không công bằng. Theo nguồn Trung Quốc, ông Duẩn phải xấu hổ hứa rằng chuyện như thế sẽ không bao giờ xảy ra nữa.”
Với Liên Xô và Mỹ
“Tuy thế, đến năm 1968, Bắc Kinh cảm thấy chuyện Hà Nội ngả về Moscow đã quá rõ. Tháng 4/1968, khi một đơn vị Trung Quốc đóng ở Điện Biên Phủ có xung khắc với một nhóm sỹ quan Liên Xô tại đó, các quân nhân Trung Quốc đã tạm giữ người Liên Xô, và dùng cách thức đấu tố kiểu Cách mạng Văn hóa để tổ chức một cuộc lên án họ là “bọn xét lại Liên Xô”. Phía Việt Nam ngay lập tức đã phản đối và cho rằng phía Trung Quốc đã ‘xâm phạm chủ quyền Việt Nam’.
Từ 1967, câu hỏi chủ chốt trong quan hệ Bắc Kinh – Hà Nội xoay quanh việc có hội đàm với Hoa Kỳ hay không:
“Kể từ khi Hà Nội bày tỏ sự quan tâmđến cuộc đàm phán với Hoa Kỳ, Bắc Kinh đã nêu ra phản đối mạnh mẽ. Trong những lần trao đổi với lãnh đạo Hà Nội vào cuối năm 1967 và đầu năm 1968, các lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đều tư vấn để Hà Nội duy trì đường lối quân sự. Khi Phạm Văn Đồng thăm Bắc Kinh vào tháng 4/1968, Mao và lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh với ông ta nhiều lần rằng ‘điều không đạt được ở chiến trường thì cũng sẽ không đạt được ở bàn đàm phán’.
Nhưng Bắc Kinh cũng hiểu rằng ảnh hưởng của họ lên các chính sách của Hà Nội nay đã quá hạn hẹp và Hà Nội sẽ đi con đường riêng. Chu Ân Lai cũng nói với Xuân Thủy, trưởng phái đoàn đàm phán của Việt Nam vào tháng 5 rằng ‘hội đàm với Hoa Kỳ là quá sớm, quá vội vàng’. Trung Quốc giữ vẻ im lặng để che dấu bực bội về các tiếp xúc Hà Nội với Washington đầu năm 1968. Cùng lúc, các đơn vị công binh và cao xạ Trung Quốc rút dần về nước.”
Thái độ nước lớn
Nguyên nhân chính cho cuộc rạn nứt Việt – Trung, theo Chen Jian, đến từ hai yếu tố, thái độ của Mao và nền văn hóa ‘Hoa trung’ của Bắc Kinh:
“Chính sách đối ngoại của Mao luôn là một phần của học thuyết và hành động vì ‘cuộc cách mạng liên tục’ của ông ta, nhằm thúc đẩy Trung Quốc chuyển đổi bằng hình thức cách mạng, từ một nhà nước cũ kỹ sang nước ‘Tân Trung Hoa’ mà Mao cho là sẽ đóng vai trò trọng tâm chứ không nhất thiết là thống trị thế giới (central but not dominant).”
Điều này cộng với yếu tố bên trong là Cách mạng Văn hóa làm xã hội Trung Quốc bị đẩy đến bờ vực tan rã và đấu tranh giữa các phái trong nội bộ Trung Quốc khiến Mao không thể nào còn có thể tác động mạnh đến Việt Nam.
“Sự ủng hộ của Bắc Kinh cho Hà Nội có quan hệ chặt chẽ với mong muốn của Mao dùng sự căng thẳng từ cuộc khủng hoảng ở Việt Nam để vận động quần chúng vốn là trọng tâm của việc tạo nên Cách mạng Văn hóa và còn góp phần thổi lên vai trò và uy tín của Trung Quốc ở Đông Nam Á cùng các phần còn lại của thế giới.”
…”Còn nhìn từ góc độ văn hóa và lịch sử, chính sách có vẻ như mang tính cách mạng và lý tưởng của Bắc Kinh đối với Việt Nam, trớ trêu thay, lại thấm nhuần chủ nghĩa Đại Hán (nguyên văn: Chinese ethnocentrism) và tính phổ quát. Khi lãnh đạo Trung Quốc, nhất là Mao, luôn nhấn mạnh và nhắc đi nhắc lại là phải đối xử với người Việt Nam ‘bình đẳng’, thì chính điều đó làm lộ ra cảm giác ‘bề trên’ của những nhà cách mạng Trung Quốc và còn hàm ý phía Trung Quốc đứng ở vị trí ‘chiếu trên’ để rao rảng, áp đặt các giá trị và hệ quy chiếu ứng xử như đã xảy ra trong quan hệ với các láng giềng….”
“Trung Quốc không tìm cách kiểm soát Việt Nam về chính trị và kinh tế vì cho Việt Nam là mục tiêu thấp kém (inferior aim) để đáng làm chuyện đó, và đã cung cấp viện trợ rất lớn về quân sự và kinh tế mà không đòi điều kiện kèm theo gì, nhưng Bắc Kinh cũng cùng lúc đòi một thứ còn lớn hơn, đó là Việt Nam phải chấp nhận vị trí đạo đức cao hơn của Trung Quốc. Nói ngắn gọn thì Trung Quốc muốn thực hiện một lần nữa mô hình quan hệ giữa Đế chế Trung Hoa và các quốc gia thần phục xung quanh.”
Tác giả Chen Jian kết luận bằng nhận định lý giải cho giai đoạn từ rạn nứt đến đổ vỡ và hoàn toàn thù định trong quan hệ Trung – Việt sau nay:
“Khi Bắc Kinh giảm sự trợ giúp vì các lý do nội bộ và bên ngoài thì mối nghi ngại có sẵn của Việt Nam chuyển thành xa lánh. Sau khi Việt Nam thống nhất và có đủ sức cho chế độ ở Hà Nội đối đầu trước ảnh hưởng của Trung Quốc thì sự xa lánh đó biến thành thù địch. Trung Quốc lại coi việc trừng phạt ‘cựu đồng chí’ là cần thiết để bảo vệ cho cảm giác ‘bề trên’ bị tổn thương. Hậu quả là mối quan hệ ‘vừa là đồng chí vừa là anh em’ hoàn toàn sụp đổ.”
Bài của Chen Jian đã đăng trên The China Quarterly, No. 142 (Jun., 1995, Cambridge University Press).
Bài viết được đăng lại từ trang BBC Việt ngữ, chúng tôi đặt lại tựa đề để sát hơn với bài nghiên cứu gốc của tác giả Chen Jian.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/05/16/trung-quoc-cach-mang-van-hoa-va-chien-tranh-viet-nam/#sthash.LZ2uNYtZ.dpuf

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam sẽ khó đỡ đòn nếu Trung Quốc thực sự tiến hành chiến tranh mạng


Hôm nay mình nhận rất nhiều những câu hỏi về chuyện phi trường của Việt Nam bị 'hacker TQ' tấn công nhưng đi ngoài đường cả ngày nên không trả lời được.

Xin nói ngay, mình không có trong tay một bằng chứng hoặc một mẫu "tang vật" kỹ thuật nào về sự vụ này cho nên mình không dám có ý kiến cụ thể về vụ việc.

https://www.thongtincongnghe.com/sites/default/files/imagecache/xw640/images/2013/5/30/img-1369849467-1.jpg

Xét về NGUYÊN TẮC bảo mật, hệ thống giao dịch của một phi trường (không kể đến phần quản lý không lưu) phải có 3 phần tách rời:

1. Internal private: phần này hoàn toàn tách biệt và chỉ có nhân viên của hàng không mới được quyền tiếp cận. Phần này chịu trách nhiệm kiểm soát và hình thành thông tin thông báo các chuyến bay, xử lý đặt vé, sắp xết check-in (qua kiosk hoặc online).

2. External private: đây là phần thông báo các chuyến bay, ngày giờ, địa điểm đi và đến..v.v.. Thông tin này được công bố rộng rãi trên các bảng thông báo tại phi trường và online. Khách chỉ có quyền đọc (hoặc có thêm chức năng tìm kiếm theo số chuyến bay online) và hoàn toàn không có quyền input / thay đổi bất cứ thông tin nào.

3. External public: đây là phần cho phép khách tương tác trong chuyện đặt vé, check-in và các giao dịch trực tiếp liên quan đến vấn đề đi lại ở phi trường. Sự tương tác ở khu vực này phải được kiểm soát chặt chẽ và hoàn toàn tách rời với khu vực 1 ở trên.

Tình trạng hệ thống thông báo tại phi trường ở Việt Nam bị xâm nhập vừa chứng tỏ 2 khả năng:

a. Hệ thống giao dịch của phi trường ở VN không tách rời như trên mà chỉ có một lớp chung và bị xâm nhập ở một điểm nào dó trong lớp chung ấy.

b. Hệ thống giao dịch của phi trường ở VN có tách rời ra như trên nhưng phần "internal private" bi xâm nhập cho nên mới có thể thay đổi thông tin ở vùng "external private".

Cách đây vài năm, khi diễn đàn HVAonline còn hoạt động, các anh em có một dịch vụ thiện nguyện được gọi là "site checking". Khi ấy, trong quá trình "checking" cho thấy phần lớn các hệ thống tiếp cận với Internet ở Việt Nam (như web, mail) đều bị lỗi bảo mật lớn nhỏ khác nhau. Phần lớn các software được sử dụng không được cập nhật hoặc thậm chí dùng software lậu (sao chép, không bản quyền, software bị cracked), các hệ thống có cấu hình lỏng lẻo và thiếu sự chăm sóc cần thiết. Không biết vài năm gần đây đã được khắc phục chưa?

Xét về mặt chính trị. Việc làm này chắc chắn sẽ không được chính phủ Trung Quốc chính thức cho phép (endorsed) hoặc thực hiện vì đó là cách chơi bẩn thỉu, không đáng mặt cường quốc.

Nếu Trung Quốc ra mặt tiến hành cyberwarfare (chiến tranh mạng) với Việt Nam thì nên chấp nhận rằng Việt Nam sẽ đi từ chỗ bị thương đến chết. Lý do đơn giản, gần như cơ sở hạ tầng của Việt Nam không chỗ nào mà không có mặt thiết bị của Trung Quốc. Ngay cả hệ thống mạng dân dụng 3G của Viettel cũng do nhà thầu Trung Quốc đã thắng và đã đảm trách việc xây dựng hơn 2000 trạm (chiếm gần một nửa tổng số trạm của Viettel). Bởi vậy, nếu Trung Quốc muốn hạ gục hệ thống mạng của Việt Nam, họ có thể làm một cách dễ dàng là chuyện không đáng để ngạc nhiên. Nếu nhà cầm quyền Trung Quốc thật sự muốn "chơi", có lẽ họ sẽ chơi ở cấp độ khốc liệt chớ chẳng phải những trò ở phi trường gần đây.

Có bạn hỏi, C50 và A68 ở đâu mà để những chuyện "hack phi trường" xảy ra? Xin thưa, C50 và A68 được hình thành là để đối phó với "bọn bất đồng chính kiến" chớ C50 và A68 làm gì có đủ trang bị và kiến thức, ngay cả có muốn, đối mặt với "thiên triều" của họ? :).

Hoàng Ngọc Diêu
Theo FB Hoàng Ngọc Diêu

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ôi, Các QUAN , và, thuế của dân Việt !


Tượng UBVG : "Ủy ban vật giá NN-ảnh", cơ quan cấp Bộ đã giải tán từ 1989.
*
* Tỉnh TO: Số nợ công đã 110 tỷ đô; Bộ Tài chính đang VAY ngân hàng NN 30.000 tỷđ.....(Như nông dân thiếu đói vay gạo nấu ăn qua bữa !!!)
* Tỉnh NHỎ:
"Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La vừa ra Nghị quyết thông qua Đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với quảng trường tại TP. Sơn La, tổng mức đầu tư là 1.400 tỷ đồng".
Thực lực của SƠN LA ư; đây :
- Năm 2011: Tỉnh Sơn La được cấp 1.456 tấn gạo để cứu đói cho nhân dân trong tỉnh.
http://thuvienphapluat.vn/…/Quyet-dinh-154-QD-BTC-ho-tro-ga…
- Năm 2012: Tỉnh Sơn La được cấp 539 tấn gạo để cứu đói cho nhân dân trong tỉnh .
http://vanban.luatminhkhue.vn/…/quyet-dinh-245-qd-ttg-nam-2…
- Năm 2013: Tỉnh Sơn La được cấp 532 tấn gạo để cứu đói cho nhân dân trong tỉnh.
http://thuvienphapluat.vn/…/Quyet-dinh-579-QD-TTg-ho-tro-ga…
- Năm 2014: Tỉnh Sơn La được cấp 1.158 tấn gạo để cứu đói cho nhân dân trong tỉnh.
http://baochinhphu.vn/…/Ho-tro-gao-cho-tinh-Son-…/202969.vgp
--------
Ôi, Các QUAN , và, thuế của dân Việt !

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ấn tượng trong tuần: Chính phủ mới và các “Mister”… cần thay


Kỳ Duyên
Nếu cán bộ toàn “người nhà” thì rút cục chính sách cũng sẽ chỉ quyết định sự phát triển, vận mệnh “nhà ta”!
Chính phủ (CP) mới vừa chính thức ra mắt quốc dân đồng bào. Với 05 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và trưởng ngành, CP mới do ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng.
Có lẽ cũng chưa bao giờ, giữa thời bình, CP mới vừa ra mắt đã phải đối mặt với hàng loạt thách thức nặng nề trong và ngoài nước. Khi mà vụ Formosa còn là nỗi đau day dứt chưa thể khép lại bởi những di họa của nó còn đeo đẳng lâu dài cuộc sống người dân Việt, thì hàng loạt vụ việc khác xảy ra, đe dọa cả an ninh quốc gia, gây tổn thất không chỉ vật chất mà cả tinh thần con người, trong bối cảnh niềm tin xã hội quá bất an bởi những “quốc nạn” khó diệt trừ.
Chính phủ kiến tạo, liêm chính- thay thế cho CP hành chính- không chỉ là tuyên ngôn của CP mới, mà cần coi là tố chất, phẩm cách cần thiết của một CP tương xứng với mục tiêu phát triển của quốc gia trong thời cuộc mới- hội nhập văn minh.
H1Một đoạn trong đường ống nước sông Đà – Ảnh minh họa: Đan Hạ (Thanh niên)
Không phải vô lý khi các tờ báo nêu ra hàng loạt thực trạng, vấn nạn kiến nghị CP mới phải tập trung giải quyết. Đó là tham nhũng, lãng phí, nợ công cao, ô nhiễm môi trường sống, thực phẩm bẩn…
Nhưng đó mới chỉ là nhiệm vụ, mục tiêu. Một CP kiến tạo, liêm chính trước hết là CP dám hành động, biết hành động và có giải pháp minh bạch.
Muốn vậy, CP mới cần thay một loạt các “quý ông” kém năng lực.
“Mr. Đúng Quy Trình”: Xin được mượn ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu CP tìm người tài chứ không phải tìm người nhà thay cho “lời muốn nói” của người viết. Đó chính là công tác cán bộ- yếu tố quyết định quan trọng nhất cho mọi chính sách chủ trương, vì lợi ích dân tộc hay ngược lại, chỉ vì … lợi ích nhóm? Bởi những vụ việc nổi cộm về nhân sự cao cấp, gây thị phi trong xã hội, thực chất là hiện tượng CCCC được bổ nhiệm nhân danh “đúng quy trình”.
Báo Trí thức trẻ ngày 29/7 có bài viết: Lộ diện “ông lớn quyền lực” bảo kê cho nhiều bê bối ở Việt Nam. Ông lớn quyền lực đó là ai nếu không phải là “Mr. Đúng Quy Trình”?
Đúng quy trình, một nguyên tắc tổ chức sàng lọc cán bộ nghiêm ngặt tự lúc nào đã bị lợi dụng không thương tiếc, vô tình “bảo kê” cho các quan chức và lợi ích nhóm của họ thực hiện những ý đồ cá nhân có đi có lại mới toại lòng nhau, trở thành một ông lớn quyền lực. Bà Chủ tịch QH mới đây cũng phải thừa nhận ‘Bổ nhiệm đúng quy trình nhưng có thể không đúng tiêu chuẩn’. Ông lớn quyền lực này giúp các lợi ích nhóm toại lòng nhau nhưng lòng người dân chính trực, có lương tâm từ lâu rất … căm ghét.
Năm 2015, ngành chức năng phát hiện hàng nghìn văn bản trái pháp luật, sai nội dung, thẩm quyền (Dân trí, ngày 25/5). Sự hạn chế, kém cỏi về trình độ phản chiếu ngay trong thẩm quyền ban hành các văn bản trái pháp luật liệu có liên quan gì tới Mr. Đúng Quy Trình? Chắc chắn chỉ Mr. Đúng Quy Trình trả lời nổi.
Cán bộ quyết định chính sách, liên quan sự phát triển và vận mệnh đất nước. Nhưng nếu cán bộ toàn “người nhà” thì rút cục chính sách cũng sẽ chỉ quyết định sự phát triển, vận mệnh “nhà ta”!
-“Mr. Trách Nhiệm Tập Thể”: Chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường, những thành tựu kinh tế của công cuộc Đổi mới 30 năm qua khẳng định một quyết định cấp thiết và đúng đắn. Nhưng cũng phải nói rằng, những bất cập và sự khó phát triển của nền kinh tế phản chiếu tư duy quản lý của nước Việt có vấn đề.
Những nhóm lợi ích, vấn nạn tham nhũng ở đâu ra nếu không phải từ khu vực kinh tế nhà nước, các tập đoàn, doanh nghiệp NN được ưu ái về quỹ đất, vốn đầu tư, thiết bị, dây chuyền công nghệ, chiếm tới 60% nguồn lực, nhưng lại chỉ đóng góp 40% GDP, trái ngược hẳn với khu vực doanh nghiệp tư nhân, tạo ra đến 90% việc làm cho người lao động, đóng góp khoảng 50% GDP cả nước. Trong khi mãi đến ngày 1/7 vừa rồi, hàng nghìn điều kiện kinh doanh sai chuẩn (giấy phép cha, giấy phép con, giấy phép cháu) mới được xóa bỏ. Tư duy kinh tế “mất cân bằng” kiểu đó góp phần tạo ra con số nợ công khủng, đe dọa sự vỡ nợ của quốc gia, như chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt từng cảnh báo.
Có câu không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng. Nỗi sợ ấy, các doanh nghiệp tư nhân, vừa và nhỏ từng nếm đủ. Và không biết sẽ còn đến bao giờ, một khi tư duy quản lý vẫnnhất bên nặng nhất bên nhẹ kiểu này?
Nhưng trước sự thua lỗ, làm ăn thất thoát kiểu đó, luôn chỉ thấy “Mr. Trách Nhiệm Tập Thể” đứng ra nhận lỗi, rút kinh nghiệm sâu sắc…. xấu, mà không có bất cứ quan chức nào đứng ra chịu trách nhiệm cá nhân? Cơ chế “Mr. Trách Nhiệm Tập Thể” vô tình thành sự che chắn và đỡ đòn cho những trách nhiệm cá nhân, khiến các quan chức có trách nhiệm trở thành … vô trách nhiệm trước lợi ích cộng đồng.
Không phải ngẫu nhiên người đứng đầu CP đã có một phát ngôn ấn tượng, liệu có thể coi là tuyên ngôn hành động: Ta đã bắn chỉ thiên quá nhiều, không trúng vào ai cả, bây giờ phải bắn có địa chỉ, không thể nói xong là xong việc (Tuổi trẻ, ngày 2/8)
-“Mr. Pháp luật Đường Cong Mềm Mại”Phát ngôn ấn tượng của người đứng đầu CP không chỉ mang ý nghĩa tư duy và trách nhiệm quản lý, mà còn mang ý nghĩa của sự thượng tôn pháp luật. Với các quốc gia văn minh, tiên tiến, pháp luật thượng tôn là cây bảo kiếm có ý nghĩa quyết định xây dựng một nhà nước pháp quyền, điều chỉnh hành vi sống và ứng xử của mọi công dân, từ quan chức tới thường dân của quốc gia đó. Có điều ở nước Việt, do đặc điểm thể chế, cấu trúc tư pháp mà cây bảo kiếm thượng tôn nhiều khi có cả những … đường cong mềm mại.
Báo Một Thế Giới ngày 01/8 có bài viết “Công lý không thể là một từ suông”, vào đúng lúc ông Nguyễn Hòa Bình, vừa được QH bầu là Chánh án Toà án Nhân dân tối cao.
Bởi nói cho công bằng, nếu pháp luật thượng tôn, chắc nước Việt khó có thể có những vụ án oan chấn động xã hội, không có những con số đau lòng và xấu hổ: Chỉ trong 03 năm, từ 2011-2014, có tới 71 án oan sai. Trung bình mỗi tháng có gần 2 vụ án oan sai (nld, ngày 21/5/2015)
Nếu pháp luật thượng tôn chắc chắn sẽ không để xảy ra những vụ án, vô tình thành “vật đối chứng” cho sự bất công khiến lòng dân bất yên. Đó là vụ hai thiếu niên đói cướp bánh mỳ, phải chịu mức án hơn 18 tháng tù (cho cả hai) và vụ 05 cựu quan chức Vinaconex được miễn truy tố hình sự trong vụ ống nước sông Đà vỡ 18 lần, chỉ bởi lý do thân nhân tốt, sức khỏe yếu, mặc dù họ đã không thực hiện đúng quy định của pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng.
Kết quả xử án, không chỉ là tiếng khóc cười của kẻ rủi hay may mà điều tồi tệ hơn, sẽ làm mất đi sự tôn trọng của con người với chính pháp luật. Nhất là khi có vị lãnh đạo tiền nhiệm của TANDTC từng thú nhận: Luật pháp của Việt Nam thì muốn xử kiểu gì cũng được.
Ô hay, hóa ra sai có thể thành đúng. Và đúng có thể thành sai?
Cũng chính vì thế, tại cuộc tiếp xúc cử tri mới đây, người đứng đầu Nhà nước khẳng định: Chống tham nhũng không có vùng cấm. Tuy nhiên, người làm công tác chống tham nhũng phải có bản lĩnh. Và sẽ không né tránh bất kỳ cá nhân nào ở địa phương, bộ ngành nếu liên quan đến sai phạm của Formosa.
Người dân sẽ nhìn vào hành động thực tiễn sau lời hứa của người đứng đầu Nhà nước
Và trông chờ CP mới đủ trí, đủ tầm, đủ bản lĩnh hành động – để lịch sử nước Việt sang trang, bằng phẩm chất kiến tạo, liêm chính – như tuyên ngôn ra mắt.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Các vùng lãnh thổ được mua bán ra sao? chia sẻ4


Quốc tịch giờ đã là một món hàng có thể mua bán dễ dàng, điều không có gì phải ầm ĩ bởi lẽ xét cho cùng, ý niệm công dân, không giống như dân tộc, rốt cuộc chỉ là nhân tạo. Nhưng ngay chính nhà nước, và cả quốc gia nữa, cũng chỉ là những khái niệm mới mẻ của thời hiện đại. Các đường biên giới có thể thay đổi dễ dàng, không chỉ bởi hậu quả của những cuộc chiến tranh mà nhiều khi chỉ là sự đổi chác thuần túy.

Các vùng lãnh thổ được mua bán ra sao?

Biếm họa vẽ năm 1867 chế giễu việc các nghị sĩ Mỹ thông qua quyết định mua lại Alaska -alamy.com
Biếm họa vẽ năm 1867 chế giễu việc các nghị sĩ Mỹ thông qua quyết định mua lại Alaska -alamy.com
Trong lịch sử thế giới, chủ quyền lãnh thổ từng là một món hàng dễ dàng mua bán giữa các đế quốc. Ngay cả trong thế kỷ 21, hiện tượng này vẫn tiếp diễn, dù dưới những hình thức phức tạp hơn. Và lời buộc tội “đồ bán nước” thật ra đã được nhiều lần thực hiện, theo đúng nghĩa đen, và hoàn toàn hợp pháp theo công pháp quốc tế.
Những món hàng đặc biệt
“Ồ! Ồ! Nam Kỳ! Đó thật là một miếng béo bở với chúng tôi. Nhưng chúng tôi không đủ giàu để duy trì thứ xa xỉ như một thuộc địa” - Otto von Bismarck, thủ tướng Phổ, nói với nước Pháp năm 1871. Đó là tháng 5-1871, trên bàn đàm phán của Hiệp định Frankfurt.
Sau cuộc chiến tranh chóng vánh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận nặng nề và đứng trước yêu sách cay đắng của thủ tướng Von Bismarck: nhượng lại vùng Alsace-Lorraine để đế chế Đức mới thành lập làm tiền đồn của họ.
Alsace-Lorraine khi đó là một vùng rộng tới 1,4 triệu ha, với 1.694 ngôi làng và gần 1,6 triệu dân. Đặc biệt, khu vực này chiếm tới 20% trữ lượng khoáng sản (quặng sắt, than) của nước Pháp. Mất Alsace-Lorraine là quá khó chấp nhận. Đó là chưa kể 5 tỉ đồng vàng chiến phí mà Pháp phải thanh toán với tư cách nước thua trận.
Họ đề xuất với Bismarck một giải pháp khác: nhượng lại cho Đức thuộc địa trù phú ở vùng Viễn Đông, Nam Kỳ, hay Cochinchina, vùng đất Pháp vừa chiếm được một thập kỷ trước. Nhưng trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Bismarck không thích các thuộc địa.
Ông cho rằng người Đức, với vị thế kẹp giữa hai đế quốc mạnh là Pháp và Nga, không có điều kiện để duy trì thuộc địa. Phổ chỉ có vài thuộc địa ở châu Phi, ít hơn hẳn so với các cường quốc châu Âu khác.
Chính triết lý ấy đã giúp Bismarck đánh bại những người Pháp: trong khi quá nửa quân Pháp đang phải làm nhiệm vụ tại các thuộc địa ở châu Phi và Viễn Đông thì Đức có thể huy động toàn bộ quân lực để chiến đấu tại châu Âu. Với vùng Alsace-Lorraine, Đức còn có động cơ khác ngoài các lợi ích vật chất, bởi đây là vùng đất với cộng đồng người nói tiếng Đức rất lớn.
Cuối cùng thì Bismarck lấy Alsace-Lorraine, và phải tới tận năm 1918, sau khi Đức thua trận trong Thế chiến thứ nhất, dưới sức ép của Mỹ, Pháp mới đòi lại được vùng đất này.
Đã từng có thời các vùng lãnh thổ được mua bán, đổi chác một cách dễ dàng như vậy. Tình trạng đó cũng mới chỉ vãn đi từ đầu thế kỷ trước, khi chủ nghĩa thực dân bị xô đổ.
“Nhượng địa” (cession) là một khái niệm phổ biến và hoàn toàn hợp pháp trong công pháp quốc tế, để chỉ những vùng đất được chuyển giao theo hiệp ước chính thức giữa hai nhà nước, vĩnh viễn hoặc có thời hạn.
Có hai nguyên nhân phổ biến: một hiệp ước để chấm dứt chiến tranh, như trong trường hợp Nam Kỳ (suýt) được san nhượng cho người Đức; hoặc thông qua hợp đồng mua bán.
Alaska có lẽ là vùng đất nổi tiếng nhất được san nhượng thông qua mua bán. Alaska là lãnh thổ chủ quyền của Nga từ thế kỷ 17. Nhưng đến cuối thế kỷ 19, người Nga nhận thấy vùng đất này rất khó phòng thủ: nếu đế quốc Anh quyết định gây chiến tranh, đây sẽ là nơi bị chiếm dễ dàng nhất. Cộng thêm tình hình khó khăn tài chính, Sa hoàng Alexander II quyết định bán Alaska.
Và nước Mỹ trở thành người mua. Thời đó, theo các nhà sử học, dư luận Mỹ cũng cực kỳ chia rẽ: một nhóm báo chí phản đối quyết liệt việc này khi tin rằng “tiền thuế của người dân bị phung phí vào việc mua một chuồng gấu Bắc Cực”; nhóm kia lại tin rằng Alaska sẽ mang lại cho họ cả lợi ích kinh tế lẫn ngoại giao, bởi mối quan hệ với Nga thời đó rất quan trọng.
Cuối cùng, ngày 30-3-1867, Mỹ chính thức sở hữu Alaska với giá 7,2 triệu USD, tức 4,24 USD/km2. Cho đến nay, có lẽ không còn ai tranh cãi về quyết định này nữa.
Cần làm một phép so sánh nhỏ: chiến phí mà Pháp phải bồi thường cho Phổ sau chiến tranh năm 1871 là 5 tỉ franc, tương đương hơn 900 triệu USD theo thời giá cuối thế kỷ 19.
Một vùng đất rộng lớn như Alaska được bán vĩnh viễn chỉ với 7,2 triệu USD, cho thấy thời đó việc “bán nước” không chỉ là quá thường, mà giá bán còn có thể rẻ tới bèo bọt. Nhiều vùng đất thuộc nước Mỹ ngày nay đến sau một thỏa thuận mua bán.
Tiêu biểu là vùng Louisiana được Mỹ mua từ tay Pháp vào năm 1803 với giá 68 triệu franc (tương đương khoảng 500 triệu USD năm 2016), ngày nay vùng đất đó là 15 bang của Hoa Kỳ.
Nếu ai đã từng đọc A matter of honour (tạm dịch: Vấn đề thể diện) của Jeffrey Archer, chính trị gia và tiểu thuyết gia danh tiếng người Anh, sẽ hiểu rằng việc mua bán một vùng lãnh thổ đơn giản tới mức độ nào.
Một vùng đất, ngoài ý nghĩa chính trị còn mang các yếu tố lịch sử, văn hóa và chủng tộc, vốn rất thiêng liêng với những người bản địa, nhưng nếu đã trở thành một phần của một hợp đồng kinh tế thì cũng chỉ tương đương một món hàng.
Trong sách, Archer đặt ra giả thiết Sa hoàng Alexander II đã “thòng” một điều kiện rằng nước Nga có thể lấy lại Alaska vào năm 1966, tức 99 năm sau khi bán.
Thỏa ước này được ghi trong một văn bản giấu ở Cung điện Mùa Đông, và nếu tìm lại được văn bản này, Matxcơva chỉ cần chồng đủ tiền chuộc thì Mỹ sẽ mất Alaska. Cuốn sách kể về hành trình giả tưởng đi tìm lại văn bản chuộc đất giữa các điệp viên Nga và Mỹ.
Dù là tiểu thuyết, nhưng trong sách, Alaska với hàng ngàn năm lịch sử của những thổ dân châu Mỹ hiện lên hoàn toàn như một món hàng mà số phận được định đoạt bằng một tờ khế ước viết tay, phản ánh đúng tính chất của việc mua - bán vùng đất này trong lịch sử.
Một giải pháp chính trị
Việc bán các thuộc địa giữa những đế quốc, các mảnh đất vốn được xác lập chủ quyền bởi chiếm đóng, tất nhiên sẽ dễ dàng hơn việc tự cắt một mảnh đất có chủ quyền lịch sử, tức có gắn bó về cả mặt lịch sử, văn hóa, chủng tộc với một quốc gia.
Nhưng trên thực tế, thỉnh thoảng có những nước vẫn làm như vậy để giải quyết vấn đề chính trị trước mắt. Trung Quốc đã hơn một lần nhượng đất để đổi lấy hòa bình. Đảo Hong Kong đã được nhượng lại cho đế quốc Anh vào năm 1841, sau khi nhà Thanh thua trận trong Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất; nối tiếp là các đảo Cửu Long (1860) và bán đảo Tân Giới (1898), tạo thành lãnh thổ của đặc khu kinh tế Hong Kong ngày nay.
Hong Kong chỉ quay về với Trung Quốc sau Tuyên bố Anh - Trung năm 1984, rồi nữ hoàng Anh trả lại vùng đất này cho Bắc Kinh vào năm 1997.
Sau Thế chiến thứ hai, các vùng lãnh thổ thường được “sang tên đổi chủ” vì mục tiêu chính trị nhiều hơn mục tiêu kinh tế. Năm 1975, người dân Vương quốc Sikkim chấp nhận trở thành một phần của Ấn Độ sau trưng cầu ý dân.
Sikkim đã không chịu gia nhập Ấn Độ sau khi đánh đổ chế độ thuộc địa của Anh năm 1947, và tiếp tục duy trì chế độ quân chủ riêng. Nhưng tháng 4-1975, sau khi Ấn Độ chiếm thủ đô Gangtok và giải giáp ngự lâm quân của nhà vua, một cuộc trưng cầu ý dân đã được tiến hành và 97,5% người dân Sikkim quyết định trở thành bang thứ 22 của Ấn Độ.
Hoặc một trường hợp khá phức tạp khác, một nhóm đại diện của người Palestine đã đồng ý nhượng lại khu Bờ Tây cho Jordan vào năm 1948.
Thời điểm đó, nhiều người Palestine hi vọng việc “nương nhờ” vào vua Abdullah của Jordan, một nước có quân đội mạnh, có thể giúp họ giữ được đất đai của tổ tiên trước sự xâm lấn của nhà nước Israel mới thành lập. Mặc dù việc sáp nhập này rất gây tranh cãi và không được nhiều nước thừa nhận, nhưng Jordan đã đối xử với Bờ Tây như một phần lãnh thổ của mình tới tận năm 1967.
Người Palestine ở đây có quyền công dân Jordan, được đi bầu cử, có ghế ở Quốc hội Jordan (cho tới tận năm 1988). Tới năm 1967, sau cuộc chiến tranh sáu ngày, Israel dùng vũ lực chiếm đóng Bờ Tây và bắt đầu kiểm soát vùng đất này. Kể từ đó, Bờ Tây sa sút trong sự kiểm soát ngặt nghèo của chính quyền Do Thái.

Bản đồ vị trí các đảo Tiran và Sanafir so với vị trí của Ai Cập và Saudi Arabia-wikipedia.org
Bản đồ vị trí các đảo Tiran và Sanafir so với vị trí của Ai Cập và Saudi Arabia-wikipedia.org
Đảo của ai?
Trong thế kỷ 21, vụ “bán lãnh thổ quốc gia” nổi tiếng nhất phải kể đến việc chính quyền Ai Cập quyết định chuyển nhượng hai hòn đảo có vị trí chiến lược quan trọng ở biển Đỏ cho Saudi Arabia.
Vụ việc gây xôn xao dư luận Ai Cập và cả thế giới Ả Rập hồi tháng 4 vừa rồi. Hai hòn đảo Tiran và Sanafir nằm ngay cửa eo biển Tiran, án ngữ đường hàng hải huyết mạch Hồng Hải - vịnh Aqaba, cũng là tuyến đường biển vào các bến cảng quan trọng nhất của vùng Trung Đông như cảng Aqaba của Jordan hay cảng Eilat của Israel. Nằm dưới quyền kiểm soát của Ai Cập từ năm 1950, khi đó cả hai hòn đảo này đều không có dân cư.
Nhiều thế hệ học sinh Ai Cập đã được dạy rằng hai hòn đảo này là lãnh thổ quê hương. Nhưng bất ngờ, tháng 4-2016, chính quyền của Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi tuyên bố rằng hai đảo này thực chất thuộc chủ quyền Saudi Arabia, và Ai Cập chỉ “kiểm soát giùm” theo yêu cầu của nước bạn từ năm 1950.
Ngay lập tức, trên mạng xã hội, người dân Ai Cập tỏ thái độ bất bình. Chỉ trong vòng một ngày, từ khóa #Tiran_Sanafir được nhắn 28.000 lần trên Twitter. Báo chí mô tả đây là một hành động “bán nước”.
Tổ chức Anh em Hồi giáo khẳng định rằng các hòn đảo này đã được san nhượng “vì một nắm đôla, hoặc là để đổi lấy sự ủng hộ cho chính sách giết người, bắt giữ, bạo lực ngoài vòng pháp luật của chính phủ”. Iran, một nước đang có mâu thuẫn với Saudi Arabia, cũng bày tỏ sự bất bình với Ai Cập khi báo chí nước này gọi đây là hành vi “bán nước”.
Cùng với việc chuyển nhượng hai đảo Tiran và Sanafir, Ai Cập nhận được rất nhiều ưu đãi kinh tế từ nước láng giềng bên kia bờ biển Đỏ, vốn là một cường quốc khu vực với trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Song song với lễ ký kết “nhượng đảo”, vua Salman của Saudi Arabia ký một hợp đồng phát triển hạ tầng trị giá 1,5 tỉ USD trên bán đảo Sinai và cho Ai Cập vay tiền phát triển ngành hóa dầu trong 5 năm với lãi suất ưu đãi.
Có thể dễ dàng nhận thấy qua vụ đảo Tiran và Sanafir và nhiều ví dụ khác, rằng trong tiến trình phát triển của lịch sử thế giới, với rất nhiều biến động trong biên giới của các quốc gia, “chủ quyền” của một số vùng lãnh thổ trở nên chồng chéo và có thể được tính toán theo nhiều cách. Chính vì vậy, ngay cả khi chủ nghĩa thực dân cũ đã chết, các vùng lãnh thổ vẫn có thể được đem lên bàn thương lượng cho những mục tiêu khác nhau.■
Theo Đức Hoàng
Tuổi Trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BA LẦN ĐỌC VUA QUỶ


Nguyễn Khôi

( Hội viên Hội nhà văn Hà Nội Nguyên Chuyên viên cao cấp, Phó Vụ trưởng VPQH)

(Về cuốn TTLS “Quỷ Vương” của Vũ Ngọc Tiến Nxb HNV 6/2016)


Trước hết cần định nghĩa lại: Đây là cuốn tiểu thuyết lịch sử- chính trị thời sự bởi những vấn đề chính trị ngày xưa qua các “bài giảng” về lịch sử (lời tác giả VNT) và chính trị thời nay thông qua các hình tượng văn chương xuất lộ, đan quyện vào nhau. Bởi thế thiết nghĩ, đọc “Quỷ Vương” không thể chỉ qua một lần là có thể tìm ra hết những mạch ngầm tư tưởng trong đó. Người viết đã bị hút hồn đọc đi đọc lại 3 lần mới chỉ viết ra vài nhận xét nhỏ, nói văn vẻ khôi hài như Nguyễn Quang Lập là những “ý nghĩ vụn” mà thôi…
Lần 1 (7/7/2016): Đây là tiểu thuyết lịch sử viết theo lối hiện đại (không theo chương hồi, lớp lang sự kiện như thông lệ).Về đại thể, tác phẩm dựng lên được lịch sử thời Lê mạt đan cài với “Vương quốc Bil- Kel” thời nay ở tỉnh K heo hút vùng biên.
Phần đầu đậm chất tiểu thuyết (có văn)
Phần giữa tái hiện cổ sử có cảm tưởng như “Đại Việt thông sử” tân biên, nặng về sự kiện “khứ” sử, hơi nghèo về chất tiểu thuyết. Vẫn biết tác giả muốn thử nghiệm loại hình tiểu thuyết giáo trình nên phải trần thuật lại lịch sử nguyên vẹn như nó vốn có, song đã là văn chương vẫn cần sự uyển chuyển, hư cấu thêm vào. Ở đây thiếu tả cảnh, tả tình, độc thoại nội tâm nhân vật, kể cả thiếu đan cài lý số, định mệnh luân hồi của các nhân vật xưa và nay… tạo nên sự cuốn hút.
“Xuân Tây Thi xuất ngoại” là chương đọc thích thú, khá hấp dẫn, cổ- kim đan cài, nhân vật miêu tả sinh động, có nội tâm sâu sắc lại khéo lồng vào việc phê phán một xu hướng đua nhau xây đền- chùa thật to, hao tài tốn lực rất thời sự hiện nay.
Chương “Quỷ quan tranh bá” khá sinh động, tái hiện được sự thật bi thảm của lịch sử trong 30 năm sau khi Lê Thánh Tông băng hà.
Chương “Triết gia trong chùa Sùng Miên” cũng là một chương khá hấp dẫn, thuyết pháp về “Tam giáo đồng nguyên”, chỉ tiếc có 2 chỗ viện dẫn lời của triết gia Kim Định chưa thật thuyết phục- thực chất đây phải là thời mạt pháp kéo dài sự tao loạn từ Lê mạt đến tận thời hiện đại. Dẫu sao đọc chương này ta cũng lờ mờ nhận ra cái thực trạng đất nước hôm nay: Về tư tưởng độc tôn, căn cốt vẫn là một mớ hổ lốn giữa Khổng giáo giai đoạn suy đồi với chủ nghĩa Mác xít- Lê nin nít cũng biến tướng dần qua Staline, Mao Trạch Đông, Pôn Pốt mà thôi. Cái gọi là ‘người người bình đẳng” thực chất vẫn là quan hệ quân/thần, quan/dân nặng nề còn hơn cả thời phong kiến… Về Phật giáo nhìn bề ngoài cứ ngỡ là đang được phục hưng, nhưng thật ra rất hời hợt về đạo pháp, nặng nề nghi thức, ham hố xây chùa to để cầu tài cầu lộc… Về Lão giáo chưa vươn tới cái lẽ vi huyền của Lão Tử trong “Bản thể luận”. Tóm lại dường như ta đang sống trong một xã hội không có tư tưởng. Tất cả chỉ là lũ lưu manh cũ/mới. Một xã hội chỉ sùng bái quyền lực và tiền bạc, ích kỷ, tư lợi. Một đất nước không có tình thương con người, nặng về tàn sát kể cả tàn sát môi trường vì lợi ích nhóm. Ta như cảm nhận được một ốc đảo giữa hành tinh này chìm đắm trong ly loạn, chiến tranh, lọc lừa, tham nhũng triền miên suốt mấy trăm năm lịch sử. Ngẫm mà đau!... Đọc “Quỷ Vương” làm ta nhớ Mac-két trong “Trăm năm cô đơn”
Vài đính chính nhỏ giúp tác giả:
- Bài thơ của Đỗ Mục là “Tặng biệt”, không phải “Tống biệt”
- Huyện Đông Ngàn thuộc phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc
- Vua Khải Định khi chưa lên ngôi gọi là Bửu Đảo
Tóm lại, Với “Quỷ Vương” Vũ Ngọc Tiến đã tạo sự đột phá về cách viết tiểu thuyết lịch sử đan xen xưa- nay, hình tượng nhân vật sống động, ăn nhập, ẩn/hiện- hóa thân của nhân vật cổ/kim liền mạch. Tác giả có những cống hiến độc đáo như khẳng định xã hội Việt Nam từ thời Lê đến nay không tư tưởng (mất đạo), chỉ còn lại một thứ đạo Khổng biến tướng, hủ lậu kéo dài suốt mấy trăm năm, e còn lâu mới khá lên được nếu không thoát Trung. Thành công của “Quỷ Vương” ở chỗ có nhân vật, sự kiện xưa/nay đều cuốn hút, khiến ta đọc một mạch chưa hả, lại muốn đọc thêm nữa, trăn trở thêm nữa…
Lần 2 (17/7/2016)- Tồn tại và bày tỏ:
Tôi cứ lăn tăn, ấm ức rằng, tác giả dùng “Quỷ Vương” cấp quốc gia đối xứng soi chiếu với “quỷ quan”cấp địa phương tỉnh K heo hút miền biên viễn như vậy là hơi vênh, chưa tương xứng? Tác giả e ngại điều gì thế nhỉ, hay vì viết thì phải lách như lẽ thường tình ở xứ An Nam ta ư?
Nếu Nguyễn Huy Thiệp tập trung đả kích chế độ phụ quyền, bạo hành gia đình của những đứa con giết cha… thì Vũ Ngọc Tiến lại phơi bầy cái loạn kỷ cương phép nước kết tinh ở “Quỷ Vương” xưa, “quỷ quan” nay đã tàn phá non sông đất nước, gây loạn ly, xáo động xã hội triền miên. Như vậy, tác phẩm vô hình chung như một hồi chuông cảnh báo (SOS) cái nguy cơ tụt hậu trước sự bành trướng xâm lước của các thế lực thù địch đang lăm le ngày đêm với Tổ quốc ta.
Xin cảm ơn nhà văn rất đáng trân trọng!
Lần 3 (25/7/2016)- Nhưng chưa phải lần cuối:
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam xưa nay chưa có tác phẩm nào sánh với “Tứ đại danh tác” của Trung Quốc. (Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký, Hồng lâu mộng). Trước năm 1945 có 2 cuốn đáng đọc:
“Hoàng Lê nhất thống chí” viết theo lối tiểu thuyết chương hồi (Kiểu tiểu thuyết “Chí” của Trung Hoa). Gọi là thứ “cây nhà lá vườn” thì phải đọc chứ đọc hẳn “Đại Việt thông sử” của Lê Quý Đôn có khi còn thích hơn!...
Cuốn “Tiêu sơn tráng sĩ” của Khái Hưng viết theo lối tiểu thuyết hiện đại đầu thế kỷ 20 lãng mạn, thi vị hóa mối tình Phạm Thái với nàng Trương Quỳnh Như là tác phẩm văn chương đọc khá cuốn hút.
Có thể nói sau hai tác phẩm nói trên, cuốn “Quỷ Vương” của Vũ Ngọc Tiến được tạm xếp sánh ngang tầm bởi có đậm chất sử, lóng lánh chất văn chương, có tính thời sự cấp báo. “Quỷ Vương” như Trần Mạnh Hảo nói trên FB không ngoa rằng, nó là kính chiếu yêu giúp ta soi thấy bóng dáng lũ vua quỷ, quan quỷ thời hiện đại mà vẫn sống động, hấp dẫn, có tính tư tưởng. Nó là một tác phẩm đậm chất chính trị- thời sự có tính phúng dụ cao…
(P/S: Phúng dụ theo từ điển tiếng Việt là mượn một chuyện khác, thơ hoặc văn để nói thác, khiến cho người tỉnh ngộ, biết sửa đổi cái sai lầm…)
Hà Nội 7/2016

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Báo Hong Kong tiết lộ chủ trương tương lai của Trung Quốc ở Biển Đông


Báo Hong Kong tiết lộ chủ trương tương lai của Trung Quốc ở Biển Đông
Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa trong một cuộc diễn tập trên Biển Đông. Ảnh: AP

Chủ trương này, theo báo Hong Kong, do chính lãnh đạo tối cao Trung Quốc vạch ra và trở thành nguyên nhân chủ chốt khiến Bắc Kinh cứng rắn sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết về Biển Đông.

Từ khi Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ "đường 9 đoạn" mà Trung Quốc tự vạch ra trên Biển Đông, Bắc Kinh không những tái khẳng định lập trường không tham gia, không chấp nhận, không thừa nhận kết quả pháp quyết, mà còn có phản ứng cứng rắn về cả ngoại giao lẫn quân sự.
Nguồn tin từ Bắc Kinh của tờ Minh báo phát hành ở Hong Kong (Trung Quốc) tiết lộ trước khi Tòa Trọng tài ra phán quyết, ông Tập Cận Bình đã phát biểu trong một cuộc họp nội bộ rằng:
"Vấn đề Nam Hải (Biển Đông), hiện nay chúng ta không ra tay, tương lai chỉ còn lại một đống tư liệu lịch sử, nói cũng không có tác dụng gì; Chúng ta hành động liền duy trì được trạng thái tồn tại, trạng thái tranh chấp".
Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nhóm họp, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình cho rằng một nước lớn thực sự thì không sợ có vấn đề, mà có thể kìm kiếm lợi ích từ vấn đề.
Theo báo trên, tiết lộ của nguồn tin cho thấy Trung Quốc đã có một số điều chỉnh về sách lược ngoại giao và đây cũng là nguyên nhân chính khiến Trung Quốc cứng rắn, không chịu nhượng bộ sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết về Biển Đông vào ngày 12/7 vừa qua.
Tại buổi tiếp Đô đốc John Richardson, Cục trưởng Tác chiến hải quân Mỹ hôm 18/7, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Thượng tướng Ngô Thắng Lợi nhấn mạnh hải quân Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mọi thách thức xâm phạm chủ quyền.
Trung Quốc tuyệt đối không bỏ dở giữa chừng, sẽ thúc đẩy và hoàn thành theo kế hoạch việc xây dựng (phi pháp) đảo bãi (ở Biển Đông).
Ngoài ra, tướng Ngô còn khẳng định Trung Quốc sẽ không hi sinh quyền chủ quyền ở Biển Đông. Đây là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, liên quan tới nền tảng cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, an ninh ổn định của đất nước, lợi ích căn bản của dân tộc Trung Hoa.
Sau đó, ngày 2/8, Tân Hoa xã đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã lên tiếng kêu gọi chuẩn bị cho "cuộc chiến tranh nhân dân trên biển" để "bảo vệ chủ quyền".
Về mặt ngoại giao, nhiều quan chức Trung Quốc tuyên bố phán quyết của Tòa Trọng tài là "tờ giấy bỏ đi", nhấn mạnh Bắc Kinh không bao giờ chấp nhận bất kỳ chủ trương và hành động nào dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài. 
theo TTXVN/Tin tức

Phần nhận xét hiển thị trên trang