Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

Kích thước thật của những sinh vật quen thuộc từ hàng triệu năm trước: to đến kinh hoàng


Hàng trăm triệu năm trước, tổ tiên của những sinh vật ngày nay trên Trái đất là những con quái vật khổng lồ, với vẻ ngoài hung dữ và tất nhiên là rất đáng sợ.

Có thể trước kia, con người phải chịu trách nhiệm cho sự tuyệt chủng của hàng loạt các loài động vật trên thế giới. Còn hiện nay, chúng ta đã và đang rất cố gắng để san sẻ mái nhà chung là Trái đất. Vì sau tất cả, mọi sinh vật đều rất tuyệt vời và có vai trò nhất định đối với hành tinh xanh của chúng ta.
Nhưng trước đó, tổ tiên của những sinh vật tuyệt vời kể trên, lại là những quái vật to tổ vật. Tưởng tượng, vài trăm triệu năm trước có những con chuột to bằng con bò, cá sấu to như tàu thủy, hay những con trăn dài tới hàng chục mét... đủ để khiến nhiều người phải rùng mình ghê sợ.
Và nếu bạn chưa tưởng tượng được độ to khủng khiếp đó là như thế nào, thì video cực hay ho dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn trực quan nhất về chúng.
Nguồn: IFL Science

Theo J / Trí Thức Trẻ
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một tình cảnh thực sự bết bát đối với quốc gia sở hữu trữ lượng dầu lửa thuộc hàng lớn nhất thế giới...


Venezuela có thể sắp hết sạch tiền
Dự trữ ngoại hối của Venezuela đang cạn nhanh và có thể “sạch bách” trong vòng một năm tới, trang CNN Money cho hay.
Ngân hàng Trung ương Venezuela hiện chỉ còn 11,9 tỷ USD dự trữ ngoại hối, giảm mạnh từ mức 30 tỷ USD vào năm 2011. Sắp tới, nước này tới hạn thanh toán một số khoản nợ lớn. Bắt đầu từ tháng 10 năm nay, Caracas phải thanh toán loạt khoản nợ tổng trị giá 4,7 tỷ USD.
Dồn sức trả nợ
Quốc gia Nam Mỹ này đang chìm sâu trong một cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị và nhân đạo. Người dân phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực - thực phẩm nghiêm trọng, trong khi các bệnh viện không có đủ các loại thuốc men và trang thiết bị cơ bản.
Trong khi đó, Venezuela hiện lấy việc trả nợ làm ưu tiên, thay vì ứng phó với tình trạng thiếu thốn hàng hóa thiết yếu.
“Trong vòng một năm tới họ sẽ hết tiền”, ông Russ Dallen, chuyên gia về nợ của Venezuela thuộc công ty đầu tư Caracas Capital ở Miami, Mỹ, nhận định.
Ông Dallen nói rằng trong bối cảnh hiện nay, việc Venezuela tập trung vào trả nợ có thể xem như là hành động “tự sát”.
Các chuyên gia đưa ra dự báo khác nhau về thời điểm Venezuela cạn kiệt dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, tất cả cùng đồng tình rằng với tốc độ như hiện nay, nước này sẽ nhanh chóng không có đủ dự trữ ngoại hối để thanh toán tất cả các khoản nợ.
Phần lớn dự trữ ngoại hối của Venezuela là vàng. Nước này đã chuyển một phần dự trữ từ Thụy Sỹ về nước để phục vụ cho việc trả nợ.
“Có vẻ Venezuela sẽ không thể trả được tất cả các khoản nợ trong năm tới. Khả năng vỡ nợ của nước này trong năm tới là cao hơn năm nay”, chuyên gia kinh tế Mauro Roca thuộc ngân hàng Goldman Sachs nói.
Đây là một tình cảnh thực sự bết bát đối với quốc gia sở hữu trữ lượng dầu lửa thuộc hàng lớn nhất thế giới. Giá dầu giảm sâu đã khiến nguồn thu ngoại tệ của Venezuela lao dốc theo.
Chưa kể, phần lớn số tiền mà nước này thu được từ dầu lửa đều được dùng để trả nợ cho các chủ nợ như Trung Quốc, các nhà đầu tư trái phiếu, các công ty khoan tìm dầu…
Ngay cả các công ty khoan tìm dầu cũng đã bắt đầu cắt hợp tác với Venezuela.
Vào tháng 4 năm nay, công ty Schulumberger cho biết sẽ giảm hoạt động của Venezuela do nước này còn nợ công ty nhiều khoản chưa thanh toán. Đó là một trong những lý do chính khiến sản lượng dầu của Venezuela giảm xuống mức thấp nhất trong 13 năm.
Hy vọng Trung Quốc
Theo dữ liệu của ngân hàng Bank of America, nhập khẩu của Venezuela, bao gồm lương thực-thực phẩm và thuốc men, đã giảm khoảng 40-45 % trong 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
“Nhập khẩu giảm chóng mặt, vì họ đang cố sức trả nợ”, ông Sebastian Rondeau, chuyên gia kinh tế của Bank of America, nói. Ông ước tính Venezuela có thể trả nợ cho tới tháng 4 năm sau. “Đến nửa cuối của năm sau, tình hình sẽ rất phức tạp”, ông nói.
Thậm chí, Venezuela vẫn có khả năng vỡ nợ trong năm nay. Giới chức nước này hiện đang đàm phán với chủ nợ trái phiếu của tập đoàn dầu khí quốc doanh PDVSA để hoán đổi nợ ngắn hạn đáo hạn vào tháng 10-11 năm nay thành nợ dài hạn hơn. Nếu chủ nợ không chấp nhận, thì vấn đề sẽ phát sinh.
Tuy vậy, Trung Quốc có thể sẽ ra tay “giải cứu” Venezuela. Theo một số nguồn tin, Venezuela đang đàm phán với Trung Quốc để xin hoãn thời hạn trả nợ một năm. Từ năm 2007 đến nay, Trung Quốc đã cho Venezuela vay 65 tỷ USD và Venezuela chủ yếu trả dần số nợ này bằng dầu lửa.
Năm ngoái, mỗi ngày Venezuela trả cho Trung Quốc trung bình 579.000 thùng dầu. Có thể Trung Quốc sẽ cho phép Venezuela giảm số dầu phải trả nợ mỗi ngày xuống, từ đó Caracas có dư dầu để bán lấy tiền.
Nhưng cho dù Trung Quốc có giúp, thì các chuyên gia cho rằng hướng đi hiện nay của Venezuela là không bền vững. “Cũng giống như nói về việc bạn có thể nhịn thở dưới nước được bao lâu vậy”, chuyên gia Dallen nói.
Theo Bình Minh
VnEconomy
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc "kêu gọi chiến tranh nhân dân trên biển"


Dân trí Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói rằng hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích và nguyện vọng của các quốc gia trong và ngoài khu vực, vì vậy các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực khi có các tuyên bố về vùng biển này.
 >> Trung Quốc lại ngang nhiên tự diễn giải về lãnh hải ở Biển Đông

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình (Ảnh: Quang Phong)
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình (Ảnh: Quang Phong)
Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước thông tin Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn ngày 2/8 kêu gọi quân đội, cảnh sát và người dân Trung Quốc chuẩn bị cho "một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ trong cuộc họp báo chiều nay 4/8:
“Tôi cho rằng các quan chức của các nước cần phát biểu và hành động một cách phù hợp với các tuyên bố chính thức cũng như nghĩa vụ của quốc gia mình, là tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, đóng góp tích cực vào hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới”, ông Bình nói.
Người phát ngôn khẳng định, hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích và nguyện vọng của các nước trong và ngoài khu vực, các tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Liên quan tới thông tin Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc ngày 2/8 ban hành quy định xử lý hình sự đối với ngư dân nước ngoài đánh bắt cá trái phép trong lãnh hải và các vùng biển Trung Quốc ngang ngược tự nhận là của mình, ông Lê Hải Bình cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam đang tìm hiểu thông tin chính thức và cụ thể về việc này.
“Việc đối xử với ngư dân hoạt động ở Biển Đông trước hết phải phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như các thoả thuận đã đạt được giữa các nước trong khu vực và trên tinh thần nhân đạo. Chúng tôi cũng bảo lưu các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế”, ông Bình nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc xây dựng nghĩa trang ở Hoàng Sa, người phát ngôn cho biết: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Mọi hoạt động của các bên tại các khu vực thuộc Hoàng Sa, cho dù dưới bất kỳ hình thức gì, đều là phi pháp và không thể làm thay đổi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa”.
Liên quan tới việc Trung Quốc mở trang web về Biển Đông, trong đó ngang nhiên gọi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là của Trung Quốc, ông Lê Hải Bình khẳng định: “Việc làm này của phía Trung Quốc không làm thay đổi được thực tế là Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.
Trước đó, Trung tâm Thông tin thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc (SOA) đã lập ra trang mạng tuyên truyền về cái gọi là chủ trương, chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm áp đặt chủ quyền phi lý của Bắc Kinh tại vùng biển này.
Thành Đạt

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Biển Đông: Trung Quốc dọa đốt, Hoa Kỳ đưa thêm dầu


Oanh tạc cơ chiến lược B-1 trực chiến tại căn cứ không quân Ellsworth ở South Dakota. (Hình: US Air Force)
GUAM (NV) – Hoa Kỳ sẽ hoán đổi B-52 bằng B-1 tại Guam trong khi một viên chức quốc phòng Trung Quốc khẳng định với Reuters rằng quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng “đập vỡ mặt” kẻ thù.
Không quân Hoa Kỳ vừa thông báo sẽ rút các phi đội oanh tạc cơ chiến lược B-52 từ căn cứ không quân ở Guam về đất liền và điều động các phi đội oanh tạc cơ chiến lược B-1 tới thay thế.
Guam nằm giữa Thái Bình Dương và chỉ cách Biển Đông khoảng 3,700 cây số trong khi tầm hoạt động của B-1 là 9,400 cây số.
Không quân Hoa Kỳ không xác định sẽ điều động bao nhiêu oanh tạc cơ chiến lược loại B-1 tới Guam nhưng cho biết sẽ điều động thêm 300 quân nhân đến đó. Sau 10 năm, oanh tạc cơ chiến lược B-1 mới được bày bố trở lại ở Guam.
Theo Không quân Hoa Kỳ thì các phi đội B-1 có nhiều kinh nghiệm tác chiến ở khu vực Thái Bình Dương và điều này sẽ giúp gia tăng đáng kể khả năng tấn công nhanh, rộng, nhờ vậy vừa có thể trấn an các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực, vừa giúp nâng cao an ninh, gìn giữ sự ổn định ở phía Tây Thái Bình Dương.
Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ từng công bố kế hoạch từ nay đến 2020 sẽ chuyển khoảng 60% lực lượng không quân và hải quân đến Thái Bình Dương và việc điều động vừa kể là một phần của kế hoạch này.
Hoán đổi B-52 thành B-1 là diễn biến mới nhất liên quan đến tuyên bố sẽ không thoái bộ trong việc bảo vệ quyền tư do lưu thông ở Biển Đông cũng như bảo vệ luật pháp và các chuẩn mực quốc tế.
Ngoài việc tổ chức tuần tra, triển khai lực lượng, phương tiện quân sự, Hoa Kỳ đang tiếp tục thực hiện các kế hoạch khác có liên quan tới bảo vệ quyền tư do lưu thông ở Biển Đông, cũng như bảo vệ luật pháp và các chuẩn mực quốc tế.
Ông Jose Cuisia, Đại sứ Philippines vừa mãn nhiệm tại Hoa Kỳ, mới thông báo, Philippines sẽ nhận được 42 trong số $50 triệu mà Hoa Kỳ viện trợ cho năm quốc gia thuộc khối ASEAN trong năm nay để nâng cao năng lực bảo vệ an ninh hàng hải. Chưa rõ $8 triệu còn lại sẽ được phân bổ như thế nào cho Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan.
Quân đội Philippines, đặc biệt là hải quân, hiện bị xem là yếu nhất Đông Nam Á. Vào lúc này, các chiến hạm thuộc loại hiện đại nhất của hải quân Philippines chỉ là hai tàu tuần duyên cũ của Coast Guard Hoa Kỳ được hoán cải. Hoa Kỳ vừa quyết định viện trợ thêm cho Philippines thêm một tàu cùng loại.
Nhằm giúp Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Thái Lan nâng cao năng lực bảo vệ an ninh hàng hải, Hoa Kỳ từng quyết định dành ra $426 triệu để viện trợ cho năm quốc gia Đông Nam Á vừa kể trong vòng năm năm (từ 2016 đến 2020). Năm tới (2017), Hoa Kỳ tiếp tục tháo khoán thêm $75 triệu, rồi tháo khoán thêm $100 triệu vào năm tới nữa (2018) nhưng ông Cuisia thú thật là không rõ phần mà Philippines sẽ được nhận là bao nhiêu.
Cũng cần nhắc qua là sau những cuộc trò chuyện với nhiều viên chức Trung Quốc, đặc biệt là những viên chức quốc phòng, Reuters vừa nhận định, giới lãnh đạo quân đội Trung Quốc tiếp tục thúc ép giới lãnh đạo chính quyền Trung Quốc phải cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông vì quân đội Trung Quốc đủ khả năng và sẵn sàng đối đầu với bất kỳ kẻ thù nào.
Tuy nhiên cũng theo Reuters, giới lãnh đạo chính quyền Trung Quốc không muốn phiêu lưu. Có những bằng chứng rất rõ ràng rằng dù “sẵn sàng đối đầu” nhưng quân đội Trung Quốc không đủ khả năng đối đầu với bất kỳ kẻ thù nào. Thành ra ngoài những tuyên bố cứng rắn về việc sẽ dùng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền, giới lãnh đạo chính quyền Trung Quốc vẫn tìm cách giải quyết bất đồng về chủ quyền tại Biển Đông bằng những giải pháp ôn hòa, phi quân sự. (G.Đ)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lời kêu cứu từ Núi Pháo



Nguyễn Quyết/ NguoiLaodong
Những phản ánh của người dân về tình trạng ô nhiễm ở dự án khai khoáng lớn nhất Việt Nam của Công ty TNHH Khai thác và Chế biến khoáng sảnNúi Pháo (Công ty Núi Pháo) thuộc Công ty CP Tài nguyên Masan (Công ty Masan) đã có từ nhiều năm qua.
Sống với ô nhiễm
Khu khai thác khoáng sản của Công ty Núi Pháo nằm trên một khu vực trải dài, vắt qua Quốc lộ 37 tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Mấy trăm hộ dân ở xã Hà Thượng, huyện Đại Từ sống quanh khu vực này đang khổ sở từng ngày. Bất cứ ai đến gần khu dân cư trên đều choáng váng với mùi hóa chất nồng nặc. Người dân nơi đây phải đóng kín cửa suốt ngày, giăng bạt để ngăn bụi.
Bà Nguyễn Thị Tường (trưởng xóm 4, xã Hà Thượng) than thở suốt ngày đêm phải hít đủ các loại hóa chất. Nhà máy ở trên cao, nhà dân ở dưới thấp nên băng tải bột quặng cao hàng chục mét xả bụi vào không khí bay khắp vùng. Từ lâu, người dân đã phải mua nước đóng bình sử dụng thay cho nước giếng. Nhiều người phản ánh mỗi khi mưa, bột đá lẫn trong nước đổ xuống nhà cửa, ruộng vườn. Hằng ngày, chỉ cần ngửi mùi hóa chất sẽ bị váng đầu, mệt mỏi.
Công ty Núi Pháo khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường trầm trọng
Công ty Núi Pháo khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường trầm trọng
Đưa phóng viên đến tận mương nước của xóm 4, bà Nguyễn Thanh Thủy (60 tuổi) cho biết đây là nơi mà Công ty Núi Pháo thường xuyên xả chất thải. Mỗi lần công ty xả thải, nước trong mương đen ngòm, người dân lập biên bản yêu cầu chính quyền xử lý. Nhiều người cho rằng trong chất thải đổ ra mương có hàm lượng xyanua rất cao.
Đáng chú ý, ở xã Hà Thượng này, có một khu vực dân cư đặc biệt mà người dân gọi là “khu chuồng chó”. Sở dĩ có tên đó vì 10 hộ dân nơi đây nằm trong khu vực quản lý của nhà máy, bị rào sắt, cổng bảo vệ quây quanh. Ai muốn vào thăm các hộ dân phải được chủ nhà “bảo lãnh”. Những người dân hay khiếu kiện nhà máy thì bị “cấm cửa” ra vào khu vực này.
Bệnh tật, mất kế sinh nhai
Bày ra khoảng gần 30 cuốn sổ khám bệnh của người dân ở xã Hà Thượng, bà Trần Thị Dung (ngụ xóm 3) thuộc làu tình trạng sức khỏe của từng người. Theo bà Dung, bệnh tật của người dân nơi đây trong 2 năm qua tăng đột biến so với những năm trước, chủ yếu là các bệnh về mắt, tiêu hóa và hô hấp. Cụ thể, bà Đào Thị Kính (ngụ xóm 4) cho biết miệng lúc nào cũng khô, đắng cổ, viêm họng thường xuyên. Con dâu của bà bị sẩn ngứa, các bác sĩ cho uống thuốc. Uống xong mới phát hiện đang mang thai và thai đã bị chết lưu do nhiễm độc.
Từ khi nhà máy hoạt động, kế sinh nhai của nhiều người dân nơi đây cũng mất. Họ buôn bán dựa theo đường quốc lộ trước nhà, nay đã bị nhà máy chắn mất, cuộc sống vô cùng khó khăn. “Tôi phải nuôi 2 con đang đi học. Trước kia buôn bán đồ sắt, đồ nhựa và làm rèm cũng đủ trang trải qua ngày. Nay phải đóng cửa chờ thỏa thuận đền bù để chuyển đi” - một người dân bày tỏ. Nói về lý do chưa chuyển đi, người dân nơi đây bức xúc cho rằng Công ty Núi Pháo đền bù quá thấp, không đủ để họ tái lập cuộc sống khi đến nơi khác.
Xử nghiêm sai phạm
Ông Vũ Hồng Bắc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, khẳng định qua thanh tra, nếu phát hiện sai phạm thì phải xử lý. “Ai sai phạm thì đều phải bị xử lý, dù là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong nước, doanh nghiệp trung ương hay địa phương” - ông Bắc nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Thái Nguyên, cho rằng phải có kết quả thanh tra của Bộ TN-MT mới đánh giá được toàn diện mức độ ô nhiễm môi trường. Từ đó mới có hướng giải quyết vấn đề ô nhiễm của nhà máy cũng như tính toán việc di dời người dân đến nơi ở mới. Sở đã nhiều lần kiến nghị với Bộ TN-MT giải quyết triệt để vấn đề môi trường ở Núi Pháo.
Liên quan tới thông tin trong chất thải của Công ty Núi Pháo có hàm lượng xyanua vượt mức cho phép, bà Trần Thị Minh Hương, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Thái Nguyên, cho biết xyanua là một trong các hóa chất mà Công ty Núi Pháo dùng để tuyển quặng. “Hiện chưa có đánh giá tại Núi Pháo nồng độ xyanua vượt mức cho phép có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân hay không nhưng về lâu dài, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đếnsức khỏe con người, phải có biện pháp khắc phục” - bà Hương nhận định.
Về phương án di dời dân ra khỏi khu vực ô nhiễm, bà Hương nói rõ: “Trước khi nhà máy hoạt động đã có hàng ngàn hộ dân được đưa đến nơi ở mới. Những hộ dân cần di dời còn lại phát sinh sau khi nhà máy hoạt động do ô nhiễm. Công ty Núi Pháo mới đưa 41 hộ vào diện di dời, còn hơn 200 hộ thì chưa cần thiết song tỉnh Thái Nguyên có quan điểm là phải di dời toàn bộ”.
Báo cáo riêng với Bộ TN-MT
Trong thông cáo gửi Báo Người Lao Động vào ngày 3-8, Công ty Masan nêu: Công ty đã áp dụng các quy chuẩn khắt khe nhất để giám sát những tác động của hoạt động khai thác khoáng sản mỏ Núi Pháo đến môi trường và cộng đồng địa phương.
Công ty Masan cho hay đã chủ động phối hợp với các nhà tư vấn để thực hiện hàng loạt đánh giá kiểm tra nội bộ, lấy mẫu xét nghiệm và rà soát các tác nhân có thể ảnh hưởng đến môi trường các khu vực phụ cận. “Chúng tôi sẽ có các báo cáo riêng về kết quả đánh giá sơ bộ cho Bộ TN-MT” - thông cáo nêu.

điều này chỉ có tôi biết thôi!

Trên núi Chư Mang — lại núi Chư Mang, chứ còn biết đi đâu được nữa? — có những đôi mắt trẻ thơ như sao lấp lánh, nhưng cũng có những đôi mắt quỷ đỏ lòm trong đêm đen huyễn hoặc. Không có nơi nào cho thần tiên trú ngụ, do đó chúng ta phải tìm cách đối phó với những hiểm nguy.
Tôi ngồi vuốt thẳng một cọng lông. Không phải điên khùng loạn não đâu, đó là cách tôi lấy lại thăng bằng để chơi cùng một lúc với thánh thần và ác quỷ. Cả hai phía đều thấy tôi ngu đần lẩn thẩn đến tội nghiệp, nên họ bỏ qua cho, để tôi còn sống đến ngày mai...
Không có ai dám bênh vực bạn đâu, nếu như bạn không may ngã vào miệng quỷ. Bạn bè của bạn sẽ trở nên vô tâm đến tàn độc và hả hê cười khi thấy bạn rơi từ chín tầng trời. Thậm chí cú rơi ngoạn mục ấy trở thanh trò giải trí cho đám đông quẫn bách.
Vậy nên, tốt nhất là hãy giữ thăng bằng, trên miệng hãy luôn luôn một nụ cười, méo mó cũng được, vô vị cũng được, thậm chí chảy thêm một ít nước bọt giả ngây giả dại cũng chẳng sao...
Tôi thì khác: tôi vừa đi vừa vuốt thẳng một cọng lông!
Vuốt thẳng một cọng lông có khó không? Khó, nhưng không phải là điều không thể. Giữ thăng bằng trên một sợi dây giăng ngang giữa miệng thiên thần và ác quỷ có khó không? Khó, nhưng cũng không phải là điều không thể. Có một điều cần biết là bạn không nên ngó xuống quá lâu để xem đám đông nhảy múa gào thét dưới kia. Họ sinh ra ở đó, và trong đầu họ được nhồi nhét một mớ giáo điều cứng như đinh thép, nhiều như muỗi như vắt trong hẻm núi, vậy nên bạn hãy đừng nổi giận với họ.
Nếu bạn nổi giận, cọng lông sẽ đứt làm đôi. Không tin thì cứ thử xem!
Bạn hỏi: Viết cái gì mà đau đớn buồn rầu đến vậy? Tôi không biết trả lời thế nào. Tôi chưa kịp chuẩn bị câu trả lời, nên đành bỏ ngỏ. Tôi cắm cúi ngồi vẽ gương mặt người trong gió mưa vần vũ hay nắng đỏ bụi đường. Tôi chỉ muốn vẽ lại một cách trung thực nhất gương mặt của khoảnh khắc mà tôi đang sống, còn đó là gương mặt buồn rầu hay vui vẻ, tôi làm sao biết được!
Những ngày qua, khi thân thể một cậu bé ở một xứ sở xa xôi nào đó nằm úp mặt trên một bờ biển xa xôi nào đó, mọi người có dịp chứng tỏ tình yêu thương đồng loại của mình bằng những giọt nước mắt nhân từ không cần biên giới. Nhưng hầu như không ai muốn khóc cho những đứa bé sống lay lắt ngay bên cạnh, đang bị đày đoạ bởi những người thân yêu của nó. Cuộc sống của những sinh linh bé nhỏ, máu đỏ da vàng, đang bị chà đạp không thương tiếc ngay bên cạnh bạn đó, sao bạn đành ngoảnh mặt làm ngơ?
Bạn nói: Mình khóc thương cho người ta, rồi mai kia ai khóc cho mình? Ở xứ sở mà mỗi huyền thoại đều nhuốm màu bi kịch thì nước mắt hay không nước mắt, xót thương hay hững hờ, nào phải là chuyện gì ghê gớm!
Tôi mân mê cọng lông trên tay như một thằng bé tự kỷ miệng ngậm hột thị khi thầy giáo hỏi bài. Cọng lông xoăn tít, lấp lánh dưới ánh sáng kỳ diệu của mặt trời. Không phải giọt nước mắt nào cũng châu ngọc cả đâu, thật đấy! Tôi đã từng kể cho bạn nghe về một ông tiên luôn luôn mang vẻ mặt nhân từ và nhạt nhoà nước mắt nhưng có bàn tay đẫm máu trong đêm đen. Tin hay không thì tuỳ, nhưng nếu không cẩn thận, bạn có thể chết đuối trong biển nước mắt của các thánh nhân đểu cáng. Còn tôi, với cọng lông màu nắng trên tay, tôi sẽ tiếp tục bước đi, trong nắng, trong mưa, trong sự gào thét của đám đông cuồng tín đang ra sức bảo vệ một xác chết chưa chôn hoặc một vũng lầy tăm tối. Tôi cố giữ lấy thăng bằng, như một diễn viên xiếc thạo nghề đang biểu diễn màn đi trên dây, qua một rừng gươm dao dựng ngược dưới chân.
Có nhiều khi tôi cũng lo lắng, hoang mang, vì dưới kia, đám đông không ngớt thét gào. Những cái miệng há ra đỏ lòm chực ăn tươi nuốt sống đồng loại. Họ được lịch sử lựa chọn và giao nhiệm vụ vẻ vang giữ nhịp cho cuộc sống ồn ã này. Nhưng càng ngày họ càng tỏ ra bất lực, và càng bất lực thì họ càng manh động, nguy hiểm. “Không giành được thì cướp!” Họ nói thế và tỏ ra hãnh diện điên cuồng như sóng dữ. Nói thế chứ họ cũng yếu mềm và có khi đần độn. Khi thấy tôi vừa đi vừa cố gắng vuốt thẳng một sợi lông xoăn tít, họ ôm bụng cười lăn cười lộn, tưởng như được tận mắt thấy người ngoài hành tinh vừa rơi xuống. Tôi cười, miệng chảy ra một ít nước dãi ngớ ngẩn, và tôi tiếp tục công việc của mình, công việc của một diễn viên xiếc đi trên dây.
Nguy hiểm, nhưng rất thú vị — điều này chỉ có tôi biết thôi!
Tôi vừa đi vừa vuốt cho thẳng một sợi lông xoăn tít. Những gã mặt lạnh như tiền chặn đường hỏi: “Này, mày định âm mưu gì đấy?”... “Này, mày có ý đồ đen tối gì đấy?”... Tôi cười hì hì và chìa ra cọng lông trước mặt, xoăn tít. Chúng nó bật cười sằng sặc, bỏ đi!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

MỘT CUỐN SÁCH CẦN PHẢI ĐỔI TÊN!



Từ ngày 1-8-2016, vượt đèn vàng cũng bị phạt tương đương vượt đèn đỏ. Nghĩa là đèn đỏ thay thế đèn vàng, trong cái nhìn đã nghiêm khắc hơn của những người thực thi pháp luật.
Đèn vàng bỗng dưng vô dụng. Do đó, những thứ gì liên quan đến đèn vàng cũng phải xem xét lại.
Cách đây 14 năm, nhà văn Trần Chiến in tiểu thuyết "Đèn vàng" để cảnh báo sự nao núng của giới báo chí trước quyền lực và danh lợi. Có lẽ bây giờ "Đèn vàng" nên đổi tên thành "Đèn đỏ" luôn, cho hợp tính thời cuộc.
Nhà văn Trần Chiến là con trai của nhà sử học kiêm nhà cách mạng Trần Huy Liệu. Nếu muốn giữ nguyên cái tựa "Đèn vàng" như một dấu vết quá khứ, thì khi tái bản, nhà văn Trần Chiến nên ghi thêm vài dòng giải tỏa thắc mắc của bạn đọc.
Xin gợi ý hai kiểu phi lộ về tiểu thuyết "Đèn vàng" với công chúng tương lai
1. Khi tác giả viết tác phẩm này, thì tín hiệu giao thông vẫn còn rạch ròi đèn xanh, đèn đỏ và đèn vàng!
2. Bắt đầu mùa thu năm Đại Quang thứ nhất, đèn vàng mới được bá tánh xem như đèn đỏ!

Phần nhận xét hiển thị trên trang