Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

VIẾT HAY KHÔNG VIẾT?


Truyện ngắn HG 

Thằng Chuếch cháu nội lão Đợi gọi tôi bằng ông trẻ, là chỗ họ hàng xa. Nó tướng xà, mình

uốn éo, mắt một mí, con ngươi nhỏ nhưng linh hoạt như mắt rắn. Một tý tuổi nhưng gặp may hết cỡ.

Tuy không phải con ông cháu cha, chả có ai làm quan lớn, quan nhỏ, nhưng nhà nó là đại gia đứng đầu tỉnh. Vừa ra trường xong là đã có việc làm, xế hộp hơn bốn tỷ. Được cái giọng nói dễ nghe, ra dáng con nhà danh gia vọng tộc.

Dưng mờ tôi e, tuổi Tân Mùi của nó về sau sẽ chẳng ra gì. Tuổi ấy thiếu thời còn được, càng về sau chắc khó bề may mắn, sung sướng mãi, ấy là theo tử vi và kinh nghiệm qua một số người lớp trước có tuổi ấy, theo nhận xét của ông nội nó. Điều này Lão Đợi nói nhỏ với tôi hôm ăn mừng nó nhận công tác. Một công việc cử nhân, tiến sĩ con nhà nghèo túng nào đó có nằm mơ cũng không được!

Họ lấy đâu ra năm “củ”? Nửa tỷ chứ phải ít đâu? Chính vì lo lắng cho nó như thế, lão Đợi dặn nó rất kỹ lưỡng. Lão bảo “hiếm có nhà nào phúc hưởng đến ba đời. Đến lượt nó, họ Hoàng đã hưởng đại phú, đại lộc đến lượt thứ ba rồi. Thịnh mãi phải đến lúc suy. Phải lấy chữ đức làm đầu mới mong có được bền vững, trường tồn”.

Chả biết ra ngoài đời nó cư xử với người khác thế nào? Mỗi lần gặp tôi nó vẫn ngoan, ý tứ lắm.

 

Dự định đến cuối tháng chúng tôi mới về dự lễ khánh thành một công trình nho nhỏ ở đất Tục Lâm, nơi có huyệt đất tốt từ ngàn xưa. Nơi Vua Hùng chả nhớ đời thứ mấy mấy.. đã từng đến thưởng ngoạn cảnh non nước tang bồng. Cả ngay khi hai Vua Bà dấy binh tụ nghĩa cứu nước cũng từng đến đây thành kính dâng hương ở cái am nhỏ, sau này được dựng miếu thờ. Dấu tích còn đến tận thời bây giờ. Huyệt đất ấy xưa kia mấy lần Cao Biền định trấn yểm nhưng không thành vì trong vùng có thầy phù thủy cao tay vốn là con dân đất này hóa giải.

 

Lão Đợi là nhà tài trợ, góp thêm chút tiền kha khá vào số vốn từ thượng tầng cấp xuống cho địa phương. Người ta đã báo trước lên, mời lão về dự và lão hẹn với tôi hôm ấy, tháng ấy..cùng nhau về, nhớ mang máy ảnh tôn tốt chụp cho lão vài pô kỷ niệm. ( Đương nhiên ở địa phương thợ ảnh không thiếu, nhưng chuẩn bị trước, chủ động từ nhà vẫn hơn, lão bảo vậy).

Ờ đi thì đi, mấy khi được đại gia mời?

Đột nhiên, mới sáng sớm lão gọi điện báo thay đổi là chuyến đi về Tục khởi hành ngay từ ngày hôm nay.

      Khi tôi đến lão Đợi đã đứng ngoài cửa. Thằng Chuếch cháu lão đang vòng xe quay đầu. Xế hộp của nó cỡ nhỏ, đổi hướng không đến nỗi khó, muốn quay đầu chả cần lùi, ra vào chỗ nào cũng dễ, kể cả đường hẹp, lối ngõ quanh co.

Không hiểu tại sao đường ở quê lão tiếng là dưới đồng bằng vẫn nhiều dốc ngoắt ngéo khó đi như thế? Đi rồi mới biết vì sao lão bảo Thằng Chuyếch lấy xe của nó chứ không bảo người khác. Nhà lão đâu có thiếu loại xe gì? Chọn xe nhỏ là có lý của nó. Sau này tôi có hỏi và được lão giải thích: Quê lão có một quy định thành nếp, bất thành văn là giữ truyền thống cũ. Đường xá, bờ tre lối xóm ngày xưa thế nào cứ giữ nguyên như thế. Nhà cửa có anh xây lầu bốn năm tầng, đường vẫn vòng vèo, quanh co vừa dốc vừa hẹp như thời bao cấp. Tôi chả dám bàn gì về chuyện này. Chắc là nó có cái lý của nó. Mình ở xa đến biết gì mà tham gia, ý kiến ý cò?

Lúc chuẩn bị đi lão có vẻ vội. Thậm chí không cả mời tôi vào nhà uống miếng nước. Chưa kịp hỏi lão mục đích, hành trình chuyến đi này? Điều này làm tôi thấy mình bị động và không khỏi băn khoăn.

Chợt hiểu: Người giàu cần phải sang, cần tăm tiếng như thế nào?

     Người ta cần giàu, có thể một đời, có khi gặp nước, chưa đến nửa đời đã giàu. Nhưng để thành sang có khi tốn đến mấy đời mà vẫn chưa được sang. Điều này cả lão và tôi cùng biết, nên lão mới có chuyến đi này.

Tôi chả là cái gì để làm sang cho lão. Một kẻ nghèo, gàn gàn dở dở nếu không có tiết mục hồi ký, hồi kiếc, chưa chắc lão đã để ý, quan tâm. Lão đưa tôi mấy lần về quê là có dụng ý riêng.

     Lão bảo: “ Phần đầu chú viết tương đối được. Nhưng có vài chi tiết chưa chính xác. Thí dụ có mấy chỗ chú nhầm, “Lốm” viết ra “Khốm”, sai tên địa danh, hướng đình quay sang phía đông chú lại xoay sang hướng bắc.. Anh muốn đưa chú về để chú tham khảo thêm, viết cho thật chính xác. Kẻo mai ngày người ta đọc nghĩ là không phải viết về anh, mà là một người khác..”

Thực ra việc này tôi có chủ ý riêng của mình. Tôi đâu có phải viết thuê, chuyên đi bợ đỡ quan trên, nhà giàu?  Bất chấp tất cả để tô vẽ cho cái cuộc đời đôi khi nhem nhuốc này? Chỉ là cuộc trải nghiệm, trinh sát cuộc sống và học hỏi đôi điều chỗ này chỗ kia, những gì mắt thấy tai nghe. Vì sao nó lại như thế này mà không như thế kia”? Có viết gì chăng nữa là do cái tâm, cái muốn của mình, đâu phải vì chút lợi lộc lão hứa hẹn. Lời hứa của lão, nhiều năm rồi tôi biết, nếu muốn tin cũng chỉ có thể tin phần nào, từ từ mà tin, không vội!

“Vốn sống” dù đúng sai hay dở thế nào mới là cái tôi cần. Không có chuyện hồi ký hồi cót nào ở đây cả.

Chỉ là câu chuyện về một con người, một số phận điển hình của cái thời người ta hay gọi vui là “lá diêu bông” này.

Để khỏi rắc rối và đỡ trình bày, tôi ầm ự cho qua chuyện. Tôi là người viết tự do. Không ai có quyền bắt buộc tôi phải như này, như khác, kể cả lão.

Mà tôi với lão đâu có ràng buộc gì? Không có hợp đồng hợp tác gì trong việc này. Mặc dù lão có hứa “ Khi nào sách in ra, được nhà nước giải thưởng, anh sẽ thưởng gấp đôi, gấp ba cho chú”. Điều này lão thật vớ vẩn. Tôi đâu phải con trẻ để không hiểu ý tứ của lão? Tôi thừa biết lão rộng rãi như thể nào. Lão đâu phải như người ta “Ăn chơi không sợ mưa rơi”. Dẫu lão có trăm ngàn tỉ thì tất cả những con voi còn sống sót trên hành tinh này vẫn cứ không chui qua được lỗ kim, điều này tôi không lạ!

 

Nhưng thôi. Khỏi nói ra điều này. Vừa không cần thiết, lại mất vui mỗi khi gặp nhau. Xét cho cùng điều này cũng chẳng hại gì, còn có cái lợi cho tôi trong công việc. Lão cứ nghĩ theo cách của lão và tôi cứ ngẫm cái sự của tôi cùng một việc, như hai mặt của một vấn đề, thì đã chết ai?

 

Tất nhiên là thằng Chuêch không biết chuyện này. Nó có vẻ băn khoăn. Loáng thoáng nó biết có chuyện viết lách gì về gia đình nó. Bố nó bảo: “Ông già nhiễu sự. Tự nhiên tự lành muốn thiên hạ chú ý chả có lợi gì cho việc làm ăn của cả nhà..” Tập đoàn lâm, khoáng sản bao lâu nay kinh doanh êm ả, thái bình không ai để ý. Không khéo cái danh hão gây trở ngại lớnsau này cũng nên.

Đã là kinh doanh không mấy ai tránh khỏi có điều khuất tất. Lời lãi thịnh vượng cũng từ đấy mà ra. Ngay thẳng minh bạch được mấy người? Có mà hát chẳng đủ nghe, trò vè không đủ xem! Không  gian lận, lậu thuế, thời buổi này có mà ăn cám! Thương trường là chiến trường. Có chiến trường nào không cần giữ bí mật, yếu tố quyết định thành công hay thất bại, đâu phải chuyện đùa?

Các chú nó cũng đồng ý kiến, không ai muốn vạch áo cho người xem lưng, để thiên hạ nhòm ngó vào cái sâu kín của mình cho thêm rắc rối.

Một người sâu sắc, kín đáo như ông nội nó, bỗng dưng giở chứng. Thích được người ta chú ý, đến chỗ nào cũng thích người ta gọi là “đại gia”.

     Hình như con người ta trở về già rất sợ đời sau quên mất công lơn của mình, thích đề cao, tô phóng thành quả, thi vị nó theo khuynh hướng riêng cố hữu, thường quá mức của mình.  Con cái khuyên nhủ thế nào cũng không nghe. Chỉ là bằng mặt mà không bằng lòng, đành phải chiều theo ý kiến ông nội nó, đó là thái độ chung của cả nhà.

Chú nó mặc cả trước với tôi: “ Ông viết gì thì viết, mà tốt nhất là không viết. Đừng để ảnh hưởng đến công việc làm ăn của bọn này. Khi ấy đừng có trách..”

 Ái dà, ra cái vẻ đe dọa đây.

Thực ra ban đầu lão Đợi đề nghị, tôi cũng không mặn mà cho lắm với chuyện này. Chuyện nhà lão có gì hay ho để mà viết cơ chứ? Chỉ là kiểu người cơ hội, khéo luồn lách và chút mưu mẹo, mánh khóe vặt, một chút ích kỷ, hà tiện gặp thời, câu kết được với kẻ cần câu kết, gặp may chứ giỏi giang gì?

Các đại gia, tỷ phú nước ngoài không nói. Đa phần nước ta đâu có mấy người giàu lên bằng phát minh, sáng tạo, dành dụm nhiều đời? Mấy người đóng góp gì cho đất nước ngoài việc xâm hại tài nguyên môi trường, đục khoét công quỹ mà nên có, nên giàu?

Biểu dương mấy thứ đó chả hóa ra mình khuyến khích đề cao tệ nạn, tiêu cực xã hội mà cả nước đang có phong trào đẩy lui và triệt tiêu nó hay sao?

Định là bỏ qua, chả muốn mất công vào cái việc mình không có hứng. Nhưng một khi đã đe nẹt, lại là chuyện khác. Cái nghề liên quan đến con chữ có cái lợi hại của nó. Kẻ khác muốn trấn áp, đe dọa cũng khó lòng.

Là chuyện hư cấu, tên khác việc khác, có muốn kiện cũng không căn cứ vào đâu để kiện. Còn như dùng bạo lực, xã hội đen chưa hẳn đã rung dọa được ai. Có lắm tiền nhiều của, cũng không dễ lấy của đè người.

Xã hội dù có điên đảo đến đâu vẫn phải có lề có nếp của nó, không thể lấy thúng úp voi, đảo lộn trắng đen, phải trái. Vậy thì sợ gì cơ chứ? Tôi sẽ viết về gia đình đại gia của lão theo cách của tôi, dù lão nghĩ và nói như thế nào.

 

Như đã nói ở trên rồi, chả có ràng buộc cóc khô gì ở đây cả. Biết đâu chả thêm một câu chuyện để mỗi khi rỗi rãi đọc cho bè bạn nghe chơi?

 Điên lên, phải viết bằng được. Cầm bút mà hèn, cầu lợi thiếu gì cách kiếm lợi, cần đến viết vung làm gì?

      Tâm tính, thói quen, cách hành xử của cha con lão Đợi mấy chục năm qua lại, tôi không lạ. Điều mà tôi chưa rõ là thế hệ thứ ba, như thằng Chuếch này có ý nghĩ gì trong đầu? Ham muốn tới đâu?

Không thể hỏi trực tiếp như cánh nhà báo phỏng vấn nhân vật được. Chỉ có thể quan sát, ngẫm nghĩ mới có thể tìm ra lời giải câu hỏi này.

Thằng Chuếch không biết cha mẹ ông bà nó có dặn dò nhắc nhở gì không, có vẻ kín lắm.

 

Xe chạy được mấy chục cây số nó vẫn chả nói câu nào. Đường về quê nó không lạ mà mắt luôn đảo, dán vào màn hình định vị vệ tinh gắn ngay trước mặt. Đường đi tới đâu, hiện rõ đoạn đường tới đó. Khoảng cách từ x đến y, tốc độ..hành trình hướng dẫn.. Kể cả người không biết đường, cũng không cần, không phải hỏi đường. Xe đang chạy quãng song song với một con sông. Màn hình hiện rõ dòng sông xanh uốn khúc như được nhìn thấy từ trên máy bay. Cả ba ngồi trên xe im lặng, không ai nói câu nào. Tôi muốn phá tan sự im lặng:

- Hình như hôm nay đường vắng xe. Thứ bảy mà ít xe đi lại thế này kể cũng lạ?

- Vậy chú không biết à? Nghe nói xăng tăng giá, đám lái xe phản ứng thì phải – Lão Đợi lên tiếng.

 - Không phải đâu ông nội ạ - Thằng Chuếch góp lời – Hai hôm nay có đám tang mẹ bà H. Nên đường mới vắng để nhường đường ưu tiên cho các đoàn thăm viếng. Cơ quan cháu hôm qua cũng vừa mới đi. Cháu chưa bao giờ thấy có đám tang nào lớn như đám tang này. Riêng tiền phúng viếng..

Nghe đến đây, lão Đợi vội cắt lời thằng cháu:

- Chuyện. Người ta là nhân vật lớn, đám làm to là lẽ đương nhiên. Cháu nói với hai ông ở đây thì được, chỗ khác không nên. Đấy là chuyện rất nhạy cảm, không phải lúc nào, ở đâu cũng nhắc đến được, cháu nhớ chưa?

-  Dạ cháu nhớ!

 

Tôi đỡ lời lão. Rằng thì là ba cái chuyện lẻ tẻ ấy đâu có gì quan trọng. Đám hiếu, đám hỉ thời bây giờ chả ai lạ người “ Có điều kiện” tổ chức linh đình như thế nào. Người ta phúng viếng toàn tiền đô chứ không phải hoa quả, bánh trái với cái phong bì lép như nhà dân thường. Chỉ có điều trong hoàn cảnh chung khó khăn hiện nay, nếu có cũng chẳng nên bày vẽ rênh ranh như thế. Khó vào mắt thiên hạ đã đành, về lâu về dài thực chẳng nên. Nói thực với bác nói gì thì nói, đại gia ở xứ ta nặng về phô phang bề ngoài mà thiếu hẳn cái đầu tư chiều sâu..

- Biết thì biết thế, đâu phải cái “biết” nào cũng đem ra cùng biết? Chú là .. mà không hiểu chuyện này ư?

Tôi ngớ người trước câu nói này của lão. Mặc dù vẫn có ý giữ gìn, vậy mà mình lại sơ hở chuyện chả liên quan gì tới mình. Mình chủ quan cho rằng thời buổi công nghệ thông tin chẳng ai giấu được điều gì. Với lại ngày nay xã hội cởi mở hơn, những chuyện đại loại như trên đâu còn là đề tài cấm kỵ?  Chỉ còn vài nước khắc nhược, chuyện đời tư của những nhân vật lớn mới thuộc “bí mật cuốc gia”. Ở nước ta đâu có tồn tại điều này. Miễn là đừng vu khống, bôi nhọ hay xúc phạm đến các vị ấy, còn thông tin về dững cái khác cứ việc vô tư đi. Nhưng mà thôi. Lại thôi, chả nên tranh luận. Mất vui.

Lão Đợi hình như cũng muốn thế, chuyển sang chuyện khác:

- Hôm nay anh sẽ dẫn chú đến thăm hai người trong số những bạn học thời niên thiếu của anh. Toàn những nhân vật lớn cả. Đúng là đất Tục Lâm không hiếm hiền tài. Hiềm nỗi kết cục cuộc đời chẳng ai giống ai..

Điều này là đương nhiên. Người ta mỗi người một phận. Đến như anh em sinh đôi cuộc sống còn còn chả giống nhau, huống chi người đời? Tôi tò mò muốn hỏi thêm, nhưng lão Đại lại lảng sang chuyện khác.

Có thể lão không muốn nói trước, làm cuộc gặp kém hấp dẫn, hoặc muốn dành cho tôi sự bất ngờ chăng?

Trước khi thăm viếng hai nhân vật lớn, chủ đích của chuyến đi, lão bảo thằng cháu lặp lại hành trình hệt như các bận trước. Thoạt tiên là đến ủy ban xã, thăm chủ tịch bí thư. Mặc dù người ta rất bận nhưng các đồng chí ấy đón tiếp niềm nở vồn vã hơn cả mức bình thường. Không hẳn vì lão là cựu công dân của địa phương này, hay cựu giáo chức từng có năm tháng dạy học ở đây.

Cái mà cả đôi bên không hề nói ra nhưng đều ngầm hiểu. Ngay cả những đại gia còn đang sống, đang cư trú ở đây chưa ai hành xử được như lão. Duy nhất có ông Việt kiều ở Mỹ năm ngoái về thăm quê là đóng góp cho quê nhà số tiền gấp đôi số tiền của lão để tu bổ lại đình làng vừa được nhà nước xếp hạng.

Người định cư trong nước thì chưa hề có ai. Trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, ai cũng hiểu làm được như thế là một cử chỉ hết sức không bình thường và đáng được ghi nhận với lòng biết ơn. Với tôi tôi nể trọng lão hơn vì một lý do khác. Nửa thế kỷ trước lão là con địa chủ đã từng bị tịch biên hết cửa nhà, của nả, bỏ đất này mà đi. Ở đời lấy ơn trả oán không phải ai cũng làm được. Có thể các đồng chí kia thuộc lớp hậu sinh không biết việc này, nhưng tôi biết.

Có đến chục bận lão nhắc đến điều đó khi có ai đó nói chuyện có liên quan về cái thời thống khổ ấy của gia đình lão.

Lần nào cũng vậy, nhắc câu chuyện đó xong, lão kết một câu nôm na theo kiểu quê kiểng rất đặc trưng:” Hòn đất to bao giờ cũng nổi lên trên, bất kể người ta có cày đi, bừa lại thế nào”. Ở trung tâm xã trở ra bất chợt tôi nhớ lại câu nói này của lão. Nó chính xác một cách kinh khủng khiến tôi lặng người một lúc lâu. Thầm phục con người trí lự, hành sự thật cao tay. Nghĩ đến vận hội vần xoay của đời người, của số kiếp. Nghĩ đến một cái gì đó như một trật tự tự nhiên khó thay đổi. Vẫn là chuyện giàu nghèo, bất bình đẳng giai cấp.. Phải chăng qua một hội sáu mươi năm đồng hồ, bánh xe lịch sử lại lăn qua chỗ nó từng qua? Chỉ có điều tên gọi sự vật đã khác và tâm thế con người cũng khác?

Thực ra năm mươi triệu đóng góp xây dựng cho trường mầm non so với tài sản kếch xù của lão chả thấm vào đâu. Chỉ như cái rơi cái vãi. Nhưng ở đời thiếu gì anh giàu có hơn chả bao giờ làm được việc này? Thậm chí có anh đã nứt đố đổ vách còn tham thêm chút của, tiếc rẻ ngoài đời không cần phân vân vun thêm vào cho mình. So với “Đại gia giường bạc tỷ”, “Đại gia gà mạ vàng” Lão xứng đáng được tôn trọng hơn nhiều. Được đi cùng với lão là vinh hạnh bản thân.
Đột nhiên thằng Chuếch cháu lão hỏi:

- Hai ông có muốn lên Tam Đảo một chuyến nhân thể ngày nghỉ cháu đưa đi?

Lão cười hờ hờ, có ý muốn hỏi tôi. Tôi nghĩ ông cháu lão nói thực chứ không phải có ý muốn thử mình về tư cách qua vụ này. Thời bây giờ nhà nghỉ, khách sạn với thành kiến xã hội không còn như các năm trước. Có nhiều người lắm tiền thì cũng phải có chỗ tiêu tiền chẳng có gì khó hiểu. Tôi bảo thôi. Không phải tôi khách sáo hay sợ chịu ơn lão cho việc vui chơi này. Chỉ là tôi không thích, thế thôi. Tự nhiên tự lành đến cái nơi mình đã đến vài ba bận rồi thực chả có gì hứng thú. Cũng lại toàn người với ngưới, với giá cả cực kỳ đắt đỏ. Mất công ngồi xe..

- Chú chả thích thì ta ra đình, rồi tôi ra mộ viếng các cụ..
Ngoài đình đã có lần tôi kể khá chi tiết chả có gì để nói thêm. Nhưng khi đi thăm khu mộ của gia đình lão, tôi đặc biệt chú ý nhưng chịu không phát hiện được chi tiết gì đáng giá. Cũng như các khu mộ khác trong vùng. Khác chăng mỗi dòng họ có khu vực riêng xây tường bao xung quanh. Năm xưa lão về có tu bổ thêm, xây thêm cây hương ở giữa và cái cổng có hai cánh, khóa đóng mở hẳn hoi. Nếu có gì đặc biệt thì là chỗ ổ khóa này. Cả khu nghĩa trang của làng người ta không đóng không khóa. Muốn ra vào chỗ nào cũng được, duy nhất khu mộ nhà lão cẩn thận như thế. Tìm mãi không thấy chìa khóa theo sự chỉ dẫn bằng điện thoại của ông em, lão lẩm nhẩm xin phép các cụ bước qua tường rào xây theo kiểu tượng trưng. Hình như việc này làm lão áy náy. Dọc đường đến nhà đại gia thứ nhất lão có vẻ trầm ngâm, không nói câu nào.

   …Lễ lạt xong, cháu lão lại nhắc lần nữa về việc có nên lên Tam Đảo hay không?

Thực tình mà nói, thằng Chuếch không định làm một phép thử thăm dò. Nó chưa lần nào lên núi Tam đảo, muốn nhân chuyến này đi cho biết đường. Lỡ mai này bạn gái nó có rủ đi thì nó đã biết nơi ấy rồi. Định vị của xe chỉ có thể chỉ dẫn đường đi chứ không chỉ dẫn nơi ăn chốn ở khu du lịch sinh thái như thế nào.

Còn lão Đợi có mát mẻ một chút cũng là lẽ tự nhiên. Như thế người ta uống một lon bia giải khát, hay tách cà phê, chả có gì quan trọng. Lâu lâu đám con của lão vẫn thường thưởng cho bố chúng một chuyến pichsnich như thế, để lão dối già.

Xe chuyển hướng, nhắm tới đại gia thứ nhất.
Chúng tôi đang đứng ngoài khu vườn có tường xây bao khá cao. Chỉ nhìn thấy phần trên khu biệt thự hoành tráng, mái lợp ngói đỏ Hạ Long. Có những con nghê đúc bằng đồng chầu hai bên. Ở chính giữa là ô hình mặt trăng khảm nổi bằng đá quý, nguyên khối.
Chả rõ thực hư thế nào, thấy lão Đợi bảo: “Về phong thủy như thế này là sai. Rồng chầu mặt nguyệt thì đúng, chứ nghê chầu là cái sai lớn. Khi công trình đang làm anh đã góp ý ông ấy không chịu nghe. Giàu có trên nền tảng vô học thiếu và văn hóa quả thực là một tai họa!”
Thấy tôi có vẻ không hiểu, lão bảo để khi về, lão sẽ giải thích vì sao có câu nói như vậy. Vừa lúc cánh cổng đúc bằng gang chợt mở.

Ra đón khách là một người đàn ông ở quãng tuổi chia trung bình giữa tôi và lão Đợi. Nghĩa là không quá già và không còn trẻ, chừng ngoài năm mươi. Người này tai vểnh, bàn tay to, cặp môi mấp máy, gáy phẳng, cổ cực ngắn. Rất khó nói thuộc tuýp người nào? Riêng cặp mắt có nét gì hao hao giống thằng Chuếch cháu lão đợi. Ông ta có giọng nói khàn khàn như người đang bị viêm họng, tiếp chúng tôi một cách ơ hờ, không có ý gì vồn vập, mặn mà.

Trước lúc đến đây lão Đợi có trích ngang về người này một quãng: “Ông này trưởng trạm kiểm lâm, có họ bên ngoại mấy đời với lão. Ông cố nội  ông ấy xưa là bần cố nông được chia hương hỏa cải cách ruộng đất. Khu biệt thự này chính là nền cũ ngôi nhà ngói năm gian nhà lão Đợi ở đến đời thứ mười bị mất.
Năm tháng qua đi chuyện ân oán lâu ngày nhạt dần. Không mấy ai nặng nề chuyện cũ.

Lâu lâu lão đợi về làng vẫn đến chỗ này chơi. Vừa là thăm nơi chôn rau cắt rốn của mình. Hai là nếu có cơ hội mua lại được chỗ này, dẫu có đắt lão cũng mua.

Lão sẽ cho xây nhà từ đường để con cháu lâu lâu có về thăm quê, thờ cúng tổ tiên có chỗ tụ họp. Nhiều lần như thế trở nên thân thiết, quên hẳn chuyện cũ đã qua của cái thời không mấy người muốn nhắc tới. Vả lại người của thời đó giờ chẳng còn mấy người, lớp trẻ lại không quan tâm.

Chủ nhà bảo khi xây khu biệt thự này con trai ông ta định làm khu du lịch sinh thái. Du lịch nhà vườn. Chỗ này gần sát bờ sông, vị trí cực đẹp. Từ đây ra ngoài thành phố chỉ hơn chục cây số, lại là trung tâm của cả ba khu du lịch tâm linh, nhất cả nước, hiếm có nơi nào có vị thế như vậy.

Nhà nghỉ xây xong. Vườn cây cũng trồng đâu vào đấy, bắt đầu có hoa rồi có quả. Có một số thứ chả đâu bằng .. thì đột ngột anh con trai duy nhất bị bắt. Vụ mấy trăm bánh hêroin bên Bắc Ninh có dính líu đến anh ta. Lo liệu mãi mới qua được cái án tử, nhưng cũng hơn chục năm nữa người trai ấy mới có thể trở về nếu anh ta không bị chết bệnh hay chết tai nạ trong tù. Năm năm qua, khu du lịch sinh thái trong dự tính đành bỏ dở. Ông bố ở nhà được anh con nhắn về bán tất khu này để lo tiếp cho anh ta và để bố dưỡng già. Đúng ngay thời điểm bất động sản đóng băng, bán đâu có dễ. Giá như cách đây một vài năm, không đắt thì rẻ, còn có người mua. Đến như lão Đợi từng có dự tính như thế mà lần này chưa thấy ý kiến gì? Hoặc là lão ngấm ngầm trong bụng dự tính chi đó mà mình chưa hiểu? Tôi thấy tốt nhất là không nên hỏi. Với lại không khí có phần ảm đạm, tự nhiên cảm thấy mất hứng thú tìm hiểu hay tò mò vốn là thói quen xấu của tôi.

Theo yêu cầu của lão Đợi,  chủ nhà vẻ mặt không vui nhưng vẫn chiều lòng, dẫn cả bọn mấy ông cháu đi lòng vòng một lượt.

Chỗ này vườn hoa cây cảnh, chỗ kia bể bơi lát đá nhập ngoại trắng muốt. Cây bon sai uốn éo hàng hàng.

Đột ngột hiện ra một dãy dài giàn su su, bầu bí, dưa chuột và cả đám ngô trồng đã phun râu. Đây chắc hẳn là đối phó tình thế, nguồn sống của những người ở lại. Một ông già và hai đứa cháu, con của kẻ xa  nhà. Ông ta bảo:” May mà tôi vẫn đứng tên trong sổ đỏ, không thì dạo đó xong rồi”. Đôi mắt nhỏ của ông ấy chợt ánh lên chút tia sáng hiếm hoi rồi chợt tắt.
Chủ nhà có ý mời cơm nhưng lão đợi bảo là đã có hẹn với người em, trưa nay chúng tôi sẽ ăn cơm ở đó. Chủ nhà cũng không giữ. Hình như ông ta khẽ thở dài. Tôi bắt gặp cái nhìn như có điều thắc mắc tự nơi ông. Tôi cố giữ vẻ điềm nhiên, vẻ mặt của kẻ vô cảm, vốn ghét cay ghét đắng đối với mình!

Bữa ăn tạm gọi là “bữa căn cơ”. Thức ăn vừa đủ. Cá, bánh đa nướng, chút canh sườn. Được mỗi cái là nóng sốt. Món đãi khách của kẻ lõi, đời từng trải, biết hạn chế phí phạm tối đa.

Có nhiều cách để hiểu khi lão Đợi đưa bà em dâu một triệu đồng. Lão nói “Anh báo về, thím đã làm cơm, gọi là một chút, thím cầm cho anh vui lòng”. Bà em dâu cương quyết không cầm. Nói:”Bác về đây như về nhà, em có bán cơm đâu mà lấy cầm tiền của bác?”.

Thấy lạ. Như kiểu thanh toán sòng phẳng?

Lão Đợi cố ý làm thế, hay vợ chồng người em giữ kẽ?

Không hiểu.

Tốt với nhau thiếu gì cách? “Thanh toán” kiểu này hơi kỳ. Vợ chồng ông em vào hạng trung lưu. Có thiếu là thiếu biệt thự, xe tỷ chứ hẹp gì bữa ăn?

 Được cái không khí bữa cơm thân mật, vui.

Ăn ngon nhất là những khi như thế nên cái sự phân vân của tôi mất đi rất nhanh.

 

Chỗ quan trọng nhất của chuyến đi bây giờ mới tới.

Lão Đợi bảo “Anh đãi chú tắm bùn”. Mình vốn dân dã không cầu kì, nghe nói tắm bùn cũng không ham lắm. Với lại nghe đến “bùn” cứ thấy ghê ghê, sờ sợ thế quái nào ấy. Chả biết bùn sạch hay bùn bẩn, công năng như thế nào đối với sức khỏe, lại quá nhiều công đoạn rắc rối, nên tôi từ chối. Nể lão thì đi.

Chưa thấy ở đâu có điểm tắm nước nóng, tắm bùn kỳ lạ như chỗ này. Đây là cơ sở của ông bạn học thời trẻ của lão Đợi hồi cùng trường sư phạm. Ông ta là dạng hoàng thân quốc thích gì đó với ông tổng nay đã nghỉ.

Thấy nói đầu tư vào đây ngót trăm tỷ, đến giờ vẫn chưa hoàn thiện. Khu nhà nghỉ dưỡng xây trên đỉnh núi, đến giờ chưa hoàn thiện, đang đứng trước nguy cơ phá sản vì nợ đầu tư quá mức, hiệu quả thu lại không đáp ứng.

Ông chủ đi vắng, ( chắc là đi đâu đó kêu gọi đầu tư, bà vợ giấu không muốn tiết lộ ). Bà chủ thoạt đầu lại cứ tưởng người làm công, ăn mặc đơn giản như người làm thuê, có phần luộm thuộm. Được cái nhanh mồm miệng. lão Đợi nói nhỏ đủ cho tôi nghe: “Hoa khôi khu vực sáu tỉnh ngày trước đấy”.

Xe theo một lối nhỏ vòng veo lên cái sân tương đối rộng trên đỉnh. Trước mắt mình là tòa lâu đài đúng hơn là một nhà nghỉ dưỡng.

Khen cho con mắt tài hoa, óc thẩm mỹ của người thiết kế công trình.

Chủ nhân của nó nói với lão Đợi:” Trước khi xây chỗ này hai vợ chồng em đi thăm có đến hơn chục nước. Mua mấy bản thiết kế, sau mới chọn kiểu dáng như bác thấy. Có thể đúng như thế thật khi chúng tôi vào thăm nội thất. Gỗ làm trần và ốp tường giá cỡ vài ba triệu một mét vuông. Đá lát nền là sứ thủy tinh hoa văn mạ vàng mang từ bên Ý đại lợi sang. Bồn tắm bằng gỗ đặc biệt đặt mua mãi trong Nha Trang. Chỉ ở đó mới có cơ sở nhập loại thiết bị bền hơn tứ thiết trong nước. Từ cái ga trải giường cũng khác thường, chưa nói đến bàn tủ, thiết bị trong mỗi căn phòng.

Bà chủ nói: “Giá buồng một ngày một đêm dao động từ ba đến năm triệu”. Toàn bộ khu này cả thảy có hơn trăm buồng như vậy. Đặc biệt mỗi phòng lại bài trí một kiểu khác nhau, màu tường, di đô cũng mỗi phòng một vẻ. Các bức tranh trên tường do các họa sĩ thuê từ kinh đô lên chép theo tranh thời phục hưng của Ý, Pháp. Đặc biệt không có tranh Tàu. Mãi sau này tôi mới biết thêm một chi tiết nữa về gia chủ. Ông ta năm bảy chín từng giữ chốt trên biên giới, có lần suýt mất mạng. Có lẽ kỷ niệm này gây ấn tượng mạnh khiến ông mất hứng thú về tranh thủy mặc vốn nổi tiếng của người Trung Quốc chăng?
- Cái sai lầm chết người của ông chủ công ty nghỉ dưỡng này là ở chỗ nào chú biết không?

Tôi thành thực trả lời chưa rõ. Cái tầm “Vĩ” này quá lớn đối với tôi. Tôi chưa từng thấy cái đuôi bạch tuộc nào đẹp kỳ cái quái như cái đuôi này. Nhưng khi nhìn từ trên cao xuống các khu nhà bên dưới thì tôi hiểu. Phía xa xa là những làng mạc vẫn mang dáng dấp thế kỷ trước. Bên cạnh những ngôi nhà cao bốn năm tầng vẫn còn rất nhiều những căn nhà tạm bợ, khiêm tốn đến cay mắt. Những đám ruộng ảm đạm và những chú bò gầy dơ xương. Ngay trung tâm khu nghỉ dưỡng đường xá nham nhở, nhà cửa xây cất lộn xộn, màu mè chưa giấu được sự gắng gượng, hụt hơi.

Một cái gì khập khễnh vô duyên kiểu như con công đứng giữa bầy ngan. Ông chủ đã quá cao hứng mà xây dựng nên khu này. Từ đây về thành phố khá xa, không gần trung tâm đã đành, lại giao thông chưa phát triển. Nói theo nghị quyết là “Cơ sở hạ tầng còn khiếm khuyết”. Nó ngự ở một nơi chưa thực đắc địa vì tỉnh còn nghèo, dân trí không cao. Các thượng đế còn hiếm hoi đến chỗ này.

Bằng chứng là khi chúng tôi đến có duy nhất một đoàn hơn chục người của cơ quan nào đó đến mua vé, tắm ào cái rồi đi ngay. Không ai ngó ngàng tới các phòng Víp chúng tôi đi thăm quan vừa rồi.

 

Có cuộc trao đổi riêng giữa lão Đợi và bà chủ công ty. Tôi đoán bà ta muốn sang tay cho lão cơ ngơi này.Lão ậm ờ thôi chứ không hứa hẹn điều gì. Nhưng tôi đoán lão sẽ không mua chỗ này kể cả bà chủ có chấp nhận bán lỗ để tháo vốn, trang trải nợ nần.

Đúng là người giàu vẫn có cái khổ, cái lo của người giàu. Người bên ngoài ai chả ước ao được giàu có, sang trọng như bà như chúng tôi vừa nhìn thấy tận mắt những thứ vừa rồi?
Không phải vô tình lão Đợi đưa tôi đến đây. Cũng không phải lão muốn tạo thanh thế thông qua sự giàu có của các đại gia bạn bè.

Lão muốn tạo cho tôi hình thành một phép so sánh. Vì sao mà lão thành công mà các người kia lại thất bại, hoặc đang dần đi đến thất bại?

Không cần phải suy nghĩ nhiều, cả tôi và bạn cũng thực dễ hiểu sự hơn hẳn vượt trội của tập đoàn đại gia nhà lão. Một mô hình “Gia đình Việt Nam giàu có nhờ chữ Đức mà nên” theo lời lão nói.

Không. Cái mô hình ấy từ lâu tôi vẫn rất muốn, vẫn hình dung mãi mà chưa ra. Năm thằng con trai, năm ông giám đốc, hai ông còn là tổng giám đốc. Anh em như chân với tay, đầm ấm và trọn mọi bề. Thực sự là không thể chê được. Dẫu có tâm địa ghen ghét của người nghèo đối với người giàu cũng không thể nghĩ méo, nghĩ lệch đi được

Nhưng liệu có phải “Phú quý sinh lễ nghĩa” hay còn cái gì khác? Vì vốn tài nguyên cả một khu vực rộng lớn đang nằm trong tay các con lão hay nhờ phúc ấm tổ tiên??

 

Đã hết giai thời để viết về con chó của lão Hạc, hay chai rượu của Chí Phèo/ Mỗi thời có công việc riêng của nó, chẳng nên lập lại.

Không phải ngẫu nhiên mà các tác phẩm hài hiện nay được truyền tải đủ mọi phương tiện thông tin nhiều đến thế. Thay vì cho những tác phẩm mang tính xã hội sâu sắc nhưng mà nhức buốt. Đó là cách an toàn, lại ăn khách nhất trong giai đoạn lịch sử chưa hết”Quá độ” này.

Viết cho đúng, cho đủ theo yêu cầu của lão Đợi thật không dễ,  thực lòng không mấy hứng thú. Viết theo tâm cảm và suy nghĩ của riêng mình chắc hẳn sẽ gai góc và khó tránh khỏi rắc rối. Chưa bao giờ công việc viết lách lại nhiều phức tộp, nguy hiểm như lúc này/

VIẾT HAY KHÔNG VIẾT?

 

Thằng chuếch thấy tôi buồn buồn, đột nhiên nó hỏi:

- Ông đang nghĩ gì thế, có gì làm ông không hài lòng sao?

- Không. Chả có gì. Chỉ là tự nhiên thấy hơi tức ngực, hơi đau đầu tý thôi – Tôi trả lời nó – Xe trên đường về - Nói thế chứ nói nói gì nữa đây?

 

*****


 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

'Việt Nam không phải chủ của tôi'


"Tại sao ông lại nói tôi phản bội Việt Nam?" "Việt Nam có phải cha tôi hay Quốc vương của tôi đâu?"Ông Hun Sen khẳng định: "Tôi trung thành với người dân Campuchia, với Quốc vương và với vợ yêu của tôi. Việt Nam không phải chủ của tôi". "Tôi là lãnh đạo nước Campuchia độc lập, có chủ quyền, ngang hàng với lãnh đạo Việt Nam."
Image copyrightFACEBOOKImage captionÔng Hun Sen là người chú trọng truyền thông xã hội. Thủ tướng Campuchia Hun Sen bất ngờ phản bác gay gắt một chỉ trích nhắm vào ông trên mạng xã hội Facebook. Ông thủ tướng, chủ trangSamdech Hun Sen, Cambodian Prime Minister với gần 5 triệu người like trên Facebook, đáp lại bình luận đăng hôm 1/8 của một người tên là Phạm Đức Hiển, nói ông Hun Sen "phản bội Việt Nam".



Ngay lập tức, ông Hun Sen có phản hồi, nhưng câu trả lời của ông bị người có tên Phạm Đức Hiển xóa cùng với bình luận nói trên.

Ngày 2/8, ông Hun Sen phản pháo bằng một status kèm ảnh, gửi tới "đồng bào" Campuchia.

Ông thủ tướng đặt câu hỏi cho Phạm Đức Hiển: "Tại sao ông lại nói tôi phản bội Việt Nam?"

"Việt Nam có phải cha tôi hay Quốc vương của tôi đâu?"

Ông Hun Sen khẳng định: "Tôi trung thành với người dân Campuchia, với Quốc vương và với vợ yêu của tôi. Việt Nam không phải chủ của tôi".

"Tôi là lãnh đạo nước Campuchia độc lập, có chủ quyền, ngang hàng với lãnh đạo Việt Nam."

Ông đề nghị chuyển thông điệp của ông tới lãnh đạo ở Hà Nội.

Theo ông thủ tướng, "nếu anh là người Việt sống ở Campuchia thì anh phải tôn trọng luật pháp Campuchia, nếu anh ở Campuchia bất hợp pháp thì anh nên rút đi, còn nếu anh sống ở Việt Nam thì hãy yêu quý lãnh đạo Việt Nam".Image copyrightFACEBOOK HUN SENImage captionStatus phản bác chỉ trích của Hun Sen

Hun Sen, người sống nhiều năm ở Việt Nam, từng bị chỉ trích là "tay trong của Hà Nội". Chính phủ của Hun Sen vẫn bị phe đối lập nói là có nhiều chính sách thân Việt Nam.

Tuy nhiên những năm gần đây, Campuchia ngày càng tỏ ra xích lại gần Trung Quốc, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở vương quốc này.

Năm ngoái, trong hành động chưa từng có tiền lệ, Bộ Ngoại giao Campuchia gửi một số công hàm lời lẽ cứng rắn phản đối Việt Nam xây dựng khu vực gần đường biên giữa hai nước.

Campuchia cũng phản đối Asean đưa ra các tuyên bố có điểm bất lợi cho Trung Quốc.

Đây là lần đầu tiên ông Hun Sen gay gắt và thẳng thừng như vậy trong phát ngôn về Việt Nam.

Ông là thủ tướng cầm quyền lâu năm nhất ở Đông Nam Á


http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/08/160802_hunsen_facebook_vietnam

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TQ KÊU GỌI CHUẨN BỊ "CHIẾN TRANH NHÂN DÂN TRÊN BIỂN"


 
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn. Ảnh: AFP.

Trung Quốc kêu gọi
chuẩn bị ‘chiến tranh nhân dân trên biển’


VnExpress
Như Tâm
2-8-2016 

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc kêu gọi chuẩn bị cho “chiến tranh nhân dân trên biển” để đối phó với những mối đe dọa an ninh ngoài khơi và bảo vệ chủ quyền.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn “kêu gọi công nhận sự nghiêm trọng của tình hình an ninh quốc gia, đặc biệt là mối đe dọa từ ngoài biển”, hãng tin Xinhua hôm nay cho biết.

Quân đội, cảnh sát và người dân nên chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, ông Thường nói trong chuyến thăm tỉnh Chiết Giang. Hãng tin không nêu ngày diễn ra chuyến thăm và không cung cấp thêm chi tiết.

Bình luận của ông Thường được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Tòa Trọng tài, The Hague, Hà Lan, ngày 12/7 ra phán quyết bác bỏ “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ ra nhằm đòi chủ quyền với Biển Đông. Trung Quốc bác bỏ phán quyết này.

Trung Quốc còn cải tạo một số đá chiếm phi pháp ở Biển Đông, biến chúng thành đảo nhân tạo rồi xây đường băng cùng các công trình trên đó. Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục tuần tra trên biển sát các đá để khẳng định nguyên tắc tự do đi lại, động thái khiến Trung Quốc tức tối.

Trung Quốc hôm nay ban hành bản diễn giải về cái gọi là “các vùng biển của Trung Quốc” ở Biển Đông, dọa phạt tù một năm với hoạt động đánh bắt ở đây. Động thái này được cho là nhằm tăng cường sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với Biển Đông.

Nhật Bản cùng ngày ra sách trắng quốc phòng cảnh báo Trung Quốc có nguy cơ tạo ra xung đột với các quốc gia khác trong khu vực liên quan đến lập trường của Bắc Kinh về tranh chấp trên biển.
_____

TQ ‘cần chuẩn bị chiến tranh nhân dân’

2-8-2016

H1 
Hải quân Trung Quốc tập trận. Ảnh: Xinhua

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vừa kêu gọi chuẩn bị “chiến tranh nhân dân ngoài biển” để đối phó đe dọa an ninh và bảo vệ chủ quyền.

Tân Hoa Xã hôm thứ Ba 2/8 dẫn lời Thượng tướng Thường Vạn Toàn kêu gọi người dân Trung Quốc “nhận thức được tình hình an ninh quốc gia nghiêm trọng, nhất là đe dọa [an ninh] trên biển”.

Ông Thường được hãng thông tấn nhà nước nói trong chuyến thị sát tỉnh duyên hải Chiết Giang rằng quân đội, công an và người dân cần sẵn sàng huy động lực lượng để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Hôm 12/7 Tòa trọng tài quốc tế phán quyết rằng Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử đối với đường chín đoạn mà nước này sử dụng để hoạch chiếm Biển Đông.

Trung Quốc đã chống lại phán quyết này bằng cách dấy lên một làn sóng yêu nước, những cuộc biểu tình rải rác và các bài viết mạnh mẽ trên các kênh truyền thông quốc gia.

Cho đến bây giờ, Bắc Kinh chưa cho thấy bất kì hành động nào chỉ dấu mong muốn tác động mạnh hơn. Thay vào đó, Bắc Kinh đã kêu gọi một giải pháp hòa bình thông qua đàm phán và hứa hẹn sẽ bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc.

Nhưng một số thành phần bên trong quân đội của Trung Quốc đang đẩy mạnh cho việc trang bị vũ khí nhằm nhắm vào Mỹ và các đồng minh trong khu vực, theo những cuộc phỏng vấn với các nguồn tin có liên quan đến quân sự và lãnh đạo nước này.

H1 
Trung Quốc tích cực xây cất trên đảo Quang Hòa, với căn cứ trực thăng mới

“Quân đội Giải phóng Nhân dân đã sẵn sàng,” một nguồn tin có quan hệ với quân đội nói với hãng thông tấn Reuters.

Cũng theo Reuters, một nguồn tin có quan hệ với lãnh đạo Bắc Kinh mô tả khí thế của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang như diều hâu.

Trong một diễn biến liên quan quân đội Trung Quốc vừa khánh thành đài tưởng niệm liệt sỹ trên đảo Quang Hòa (tên quốc tế là Duncan, tiếng Trung là Sâm Hàng) thuộc nhóm Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa).

Hoàng Sa hiện hoàn toàn nằm trong tay Trung Quốc từ sau trận hải chiến với quân của Việt Nam Cộng hòa hồi tháng 1/1974.

Trận đánh đẫm máu khiến 74 thủy thủ Việt Nam tử trận, trong khi thiệt hại nhân mạng phía Trung Quốc là 18 người.

H1 
Biểu ngữ ở Việt Nam nhắc đến trận Hoàng Sa

Việc Trung Quốc dựng đài tưởng niệm những người chết trận ở Hoàng Sa cho thấy phần nào thái độ cứng rắn của quân đội Trung Quốc. 

Bỏ tù ngư dân

Trong khi đó, Tòa án Tối cao Trung Quốc ra phán quyết vào hôm thứ Ba 2/8 rằng những ai bị bắt khi đang đánh bắt trái phép trong vùng biển của Trung Quốc có thể bị tù tới một năm.

Tòa này nói phán quyết này được đưa ra dựa trên luật pháp Trung Quốc và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Theo Tòa Tối cao Trung Quốc: “Các tòa án nhân dân sẽ tích cực thực thi quyền tài phán trong vùng biển chủ quyền của Trung Quốc, hỗ trợ các ban ngành hành chính quản lý biển một cách hợp pháp… bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích của Trung Quốc”.

Tòa này cũng khẳng định các vùng biển này bao gồm cả vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng kinh tế đặc quyền và thềm lục địa.

Như vậy, theo cách định nghĩa của tòa Trung Quốc thì bất cứ ai đánh bắt trong khoảng 80% diện tích Biển Đông mà sau khi bị nhắc nhở không rút lui đều có thể bị cưỡng chế, bị phạt và có thể bị bỏ tù.

Tòa án Tối cao Trung Quốc nói phán quyết của tòa “bảo đảm về mặt pháp lý cho lực lượng chấp pháp nghề cá”.

Nó một lần nữa cho thấy sự phản kháng của Bắc Kinh trước phán quyết của tòa quốc tế.

H1 
Trung Quốc ‘sẽ bỏ tù ngư dân nước ngoài đánh bắt trộm’. Ảnh: AFP
_____

Mời xem thêm: Trung Quốc khoe vũ lực tại Hoa Đông (TQ). – Trung Quốc kéo 300 tàu chiến, máy bay ra Hoa Đông tập trận (GT). – Trung Quốc tập trận, bắn hàng chục tên lửa trên biển Hoa Đông (TT&CL).- Trung Quốc tập trận rầm rộ trên biển Hoa Đông theo kịch bản ‘chiến tranh bạo liệt’ (MTG). – Dọa bắn tàu chiến Úc ở Biển Đông: Đáp lời (ĐV). – Pháp kêu gọi EU cùng tuần tra Biển Đông (ANTĐ).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

SỜ ĐẾN CỰU BỘ TRƯỞNG NGUYỄN MINH QUANG


Cựu Bộ trưởng Bộ TN - MT Nguyễn Minh Quang.

Phong Dương 

Sau khi ông Tuyến rời khỏi Bộ TNMT, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cũng đã ủy quyền cho một thứ trưởng sắp về hưu là ông Nguyễn Thái Lai ký một văn bản cực kỳ quan trọng là giấy phép cho phép Formosa xả nước thải vào nguồn nước. Văn bản này ông Lai ký thay nguyên Bộ trưởng Quang vào thời điểm ngay trước khi ông Lai nghỉ hưu. Cụ thể, giấy phép cho Formosa xả thải vào nguồn nước được ký ngày 11.12.2015 thì ông Nguyễn Thái Lai nghỉ hưu ngày 31.12.2015!

Điều lạ lùng là nhiệm kỳ của ông Lai từ tháng 7.2009 đến tháng 6.2015, thế nhưng ông Lai được ưu ái cho ngồi ghế thứ trưởng thêm gần 6 tháng và chính thời điểm này ông Lai ký giấy để Formosa bắc đường ống dài 1,7km xả thẳng ra biển Vũng Áng (căn cứ vào tọa độ ghi trên giấy phép).

Lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường trong vụ Formosa xả thải gây ô nhiễm biển: Ủy nhiệm bừa và... nhắm mắt ký

NHÓM PV ĐIỀU TRA
Lao Động
6:52 AM, 02/08/2016 

Không bỏ qua bất cứ ai liên quan đến sai phạm của Formosa
 
Số báo trước, chúng tôi đã đặt câu hỏi về trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Nguyễn Minh Quang xung quanh việc chấp thuận cho Formosa xả thải thẳng ra biển. Chính ông Quang cũng đã chối bỏ trách nhiệm khi cho rằng mình đã “ủy quyền” cho cấp dưới là ông Bùi Cách Tuyến - cựu Thứ trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường. Lật lại trách nhiệm của cả Bộ TNMT, chúng tôi thấy rằng, việc “ủy nhiệm bừa” và “nhắm mắt ký” đã từng tồn tại ngay từ thời điểm đầu tiên bộ này thông qua đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Formosa! 

Vụ Formosa: Trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ở đâu?
Người dân tố khổ vì Formosa Đồng Nai xả thải

.  
Không tham gia thẩm định vẫn được ủy quyền ký 
.
Trở lại bản đánh giá tác động môi trường mà Bộ TNMT chấp thuận khi Formosa xin cấp phép vào tháng 6.2008 thì đây là bản đánh giá rất sơ sài, hình thức, đặc biệt là những đánh giá về tác động môi trường biển chỉ trong 1-2 trang giấy. Trả lời PV Báo Lao Động, TS Nguyễn Khắc Kinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Chủ tịch Hội Đánh giá tác động môi trường Việt Nam - cho rằng: “Theo khoản 4 Điều 22 Luật BVMT 2005, dự án chỉ được phê duyệt, cấp phép đầu tư sau khi báo cáo ĐTM của dự án đã được phê duyệt, nếu không phê duyệt báo cáo ĐTM thì Formosa không thể có căn cứ để làm các thủ tục tiếp theo về đăng ký đầu tư và các thủ tục khác có liên quan”.

Ông Kinh được nguyên Bộ trưởng Bộ TNMT Mai Ái Trực (làm Bộ trưởng từ 2002-2007) ủy quyền ký bản đánh giá lẽ ra phải được xem xét cực kỳ kỹ lưỡng. Trong câu chuyện với Lao Động, ông Kinh cũng thừa nhận: “Tôi không được tham gia với tư cách là thành viên trong hội đồng thẩm định các báo cáo ĐTM của Formosa, và cũng đã từ trước ít lâu cho đến khi nghỉ hưu, cũng không được tham gia là thành viên trong bất kỳ hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM nào khác. Việc thẩm định đưa dự án Formosa vào Hà Tĩnh có nhiều khâu khác nhau, có nhiều lĩnh vực khác nhau và bởi nhiều cơ quan khác nhau. Việc thẩm định nhanh hay chậm, có ưu ái hay không ưu ái của các cơ quan khác tôi không thể phán xét về trách nhiệm, vì không có đủ thông tin cần thiết”.

Điều khó hiểu là ông Kinh không tham gia hội đồng thẩm định nhưng vẫn được “ủy quyền ký” và chỉ hai tháng sau khi ký ĐTM Formosa, ông Kinh được nghỉ hưu.

Như vậy có thể thấy chữ ký của những quan chức Bộ TNMT khá dễ dàng. Trong một cuộc hội thảo năm 2011, dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang, TS Nguyễn Khắc Kinh cũng lại thừa nhận một thực tế “oái oăm” ở Bộ TNMT rằng “nhiều cái không bằng lòng lắm nhưng cuối cùng cũng cho qua, lý do là trình độ, sức ép về kinh tế là một phần, nhưng cơ bản là “sự gửi gắm” của “ông to, bà lớn” yêu cầu châm chước cho các dự án, khuyến khích đầu tư của tỉnh nhà… thành ra các sở không dám làm “găng” và quan trọng hơn cả là đơn vị đứng ra thẩm định không có trình độ tương xứng”.

Cũng trong hội thảo ấy, ông Kinh bật mí là các bản đánh giá môi trường “30% cắt dán, 70% thẩm định sai” và “chính cách làm thiếu trung thực và không đúng thực tế dẫn đến dự báo sai, đương nhiên sẽ “đẻ” ra thảm họa cho môi trường”. Cái thảm họa được người trong cuộc cảnh báo ấy chính là Formosa hiện nay.

Nhắm mắt ký ở hoàng hôn nhiệm kỳ

Không chỉ có việc ông Nguyễn Khắc Kinh ký xong bản đánh giá tác động môi trường của Formosa rồi nhận quyết định nghỉ hưu. Nhiều văn bản quan trọng khác liên quan đến Formosa cũng được ký bởi những vị lãnh đạo “chấp chới” nghỉ hưu.

Tháng 7.2014, ông Bùi Cách Tuyến được nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ủy quyền cho ký công văn chấp thuận để Formosa xả thải ra biển thì cũng chỉ một năm sau, tức là tháng 7.2015, ông Tuyến nghỉ hưu. Chính ông Tuyến cũng đã tâm sự: “Có nhiều chuyện tôi nói mà anh Quang không nghe” hoặc “có những nhóm lợi ích ghê gớm mà tôi chỉ là thầy giáo đại học không dính dáng đến những lợi ích ghê gớm đó”.

Sau khi ông Tuyến rời khỏi Bộ TNMT, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cũng đã ủy quyền cho một thứ trưởng sắp về hưu là ông Nguyễn Thái Lai ký một văn bản cực kỳ quan trọng là giấy phép cho phép Formosa xả nước thải vào nguồn nước. Văn bản này ông Lai ký thay nguyên Bộ trưởng Quang vào thời điểm ngay trước khi ông Lai nghỉ hưu. Cụ thể, giấy phép cho Formosa xả thải vào nguồn nước được ký ngày 11.12.2015 thì ông Nguyễn Thái Lai nghỉ hưu ngày 31.12.2015!

Điều lạ lùng là nhiệm kỳ của ông Lai từ tháng 7.2009 đến tháng 6.2015, thế nhưng ông Lai được ưu ái cho ngồi ghế thứ trưởng thêm gần 6 tháng và chính thời điểm này ông Lai ký giấy để Formosa bắc đường ống dài 1,7km xả thẳng ra biển Vũng Áng (căn cứ vào tọa độ ghi trên giấy phép).

Trở lại câu hỏi liệu có “nhóm lợi ích ghê gớm” mà nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT Bùi Cách Tuyến đã nói ra gồm những ai? Ngay cả khi những người ký vào các bản đánh giá tác động môi trường, các văn bản chấp thuận cho Formosa xả thải ra biển đều được nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ủy quyền cho cấp dưới ký. Rõ ràng ông Quang không thể chối bỏ trách nhiệm của mình.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TIỀN ĐÂY RỒI !

Bạch Hoàn:

Phạm Công Danh tại phiên xử. Nguồn: internet

Bạch Hoàn

Tiền đây rồi!

Bộ Ngoại giao VN vừa đồng thuận với đề xuất vay gần 7.000 tỉ đồng của Ngân hàng Trung Quốc để thực hiện dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, bất chấp các khoản vay này thường đi kèm điều kiện sử dụng nhà thầu, công nghệ, máy móc Trung Quốc.

Trong bối cảnh Trung Quốc liên tiếp có những hành động khiêu khích trên biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam, hướng dẫn viên du lịch làm càn trên lãnh thổ Việt Nam... thì phản ứng bất đồng quan điểm của dư luận về khoản vay trên là dễ hiểu.

Thực ra, Chính phủ cũng có vô số khó khăn trong việc thu xếp vốn cho các dự án đầu tư hạ tầng cơ bản ở thời điểm này. Nợ công ngày càng tăng mà ngân sách lại eo hẹp, tiền làm ra không đủ chi tiêu, không đi vay thì tiền đâu mà làm đường, xây cầu? Hạ tầng không thông thì kinh tế ách tắc, đã khó lại càng thêm khốn.

Cuối đời vua Càn Long (Trung Quốc), ngân khố triều đình nhà Thanh vô cùng eo hẹp. Khi Càn Long qua đời, vua Gia Khánh có thực quyền, quan tham bậc nhất lịch sử Trung Hoa mới bị đem ra xét xử.

Trong 24 năm đứng ở vị trí dưới một người trên muôn người, Hoà Thân đã dùng quyền lực Càn Long ban cho để buôn quán bán chức, can thiệp chi tiêu, ăn chặn tới 88% vật phẩm, vàng bạc châu báu của triều đình, thâu tóm ở chốn thương trường... Nhờ đó, cái gì Càn Long có Hòa Thân có, cái Càn Long không có chưa chắc Hòa Thân không có.

Tài sản của Hoà Thân được thống kê sơ bộ gồm: dinh thự 3.000 phòng, đất đai 8.000 mẫu, 42 ngân hàng, 75 hiệu cầm đồ, 100.000 lạng vàng nguyên chất, 65.000 lạng vàng bọc đồng, 95 triệu lạng bạc.... Tổng tài sản của Hoà Thân bị tịch thu ước khoảng 1.100 triệu lạng bạc, tương đương số thu ngân khố của triều đình nhà Thanh thu trong 15 năm.

Xử một quan tham Hoà Thân, ngân khố nhà Thanh từ cạn kiệt lại rủng rỉnh.

Phạm Công Danh, chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Xây dựng - người đang đứng trước vành móng ngựa vì bị cáo buộc gây thất thoát 9.000 tỉ đồng, vừa nói tại toà án nhân dân TP.HCM rằng, nếu được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự thì người nhà của Danh sẽ nộp lại ngay 4.700 tỉ đồng.

Danh quả thật là người mạnh vì gạo bạo vì tiền. Nhiều tiền nên dám to gan mặc cả với pháp luật? Nhưng, có lẽ Danh chưa biết, quan tham Hoà Thân bị tịch thu hết tài sản vẫn bị xử tội chết.

Đấy, sao phải đi vay ở đâu? Tiền ở đó chứ đâu? Cứ lôi bọn Hoà Thân thời nay ra xử, tịch thu tài sản là có tiền làm đường làm cầu ngay. Tiền ấy thực ra của dân của nước chứ chẳng phải của những kẻ như Phạm Công Danh.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Người tài - Người nhà và Người hầu, Ông Dũng đã nói rất hay, mong ông làm được cho bà con nhờ nghe!





THỦ TƯỚNG ĐÃ LÊN TIẾNG!
Phiên họp đầu tiên của Chính phủ mới, ông Nguyễn Xuân Phúc đã có phát biểu đúng chất Quảng Nam, mạnh mẽ và mạch lạc!
Về cơ chế tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ, Thủ Tướng chỉ đạo: "Tìm người tài, chứ không tìm người nhà!". Câu này rất đơn giản, nhưng người tiền nhiệm không dám mở miệng!
Thực ra, Thủ Tướng nói đúng, nhưng chưa nói đủ. Đưa người nhà vào bộ máy công quyền là hành vi của kẻ lãnh đạo thiếu tự trọng, không đáng để bàn luận!
Lẽ ra, Thủ Tướng nên nhấn mạnh, tìm Người Tài chứ không phải tìm Người Hầu! 
Chọn cán bộ vào tổ chức để làm kẻ hầu hạ, kẻ cung phụng cho lãnh đạo, chính là mấu chốt hiểm nguy của xã hội! Bởi vì, những tên vô tướng bất tài chỉ biết bưng bê điếu đóm và ton hót xu nịnh ấy, rồi sẽ có cơ hội nắm quyền lực, chắc chắn sẽ đẩy nhân dân vào bi kịch đọa đày!



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cục gạch


        Truyện ngắn của Hồng Giang


Hắn chỉ tạm ghi nhận ba điều gọi là “ấn tượng” trong chuyến đi này. Thứ nhất là khâm phục lòng quyết tâm và nỗ lực của con người cách đây mấy mươi năm. Không biết ai là người nghĩ ra đầu tiên và sau đấy hàng nghìn con người đã làm cách nào khiến một con suối nhỏ cong queo thành một hồ chứa nước rộng lớn?
Vừa làm nơi chứa nước phục vụ thủy lợi, vừa thả cá lại vừa làm điểm du lịch được đánh dấu trên bản đồ. Người ta còn gọi đó là vùng lá phổi cho thủ đô chỉ cách độ mươi chục cây số.

Thứ hai hôm “thả thủy” trên mặt hồ, Nỗ phát hiện ra một ngôi chùa đang xây, chùa này thờ Phật quy mô khá hấp dẫn. Người ta kể rằng khởi thủy chỗ đó ngày xưa chỉ có ngôi chùa nhỏ lợp bằng lá gianh, trước mặt có tảng đá không cao lắm có hình người.

Thứ ba trong trại văn kỳ này có một nhà thơ tương đối đặc biệt. Hầu hết các bài thơ của ông ta là thuộc dòng “thơ nói”, cực gai góc.  Người như Nỗ từng quen với các thể loại thơ, nghe xong vẫn tởn da gà! Và đặc biệt nhất có một em mảnh mai nhưng giọng văn sắc nhọn, gay gắt trái hẳn với vẻ bề ngoài dìu dịu, ít nói của em.
Chỉ cần ba ấn tượng thế thôi, với Nỗ chuyến đi này đã có kết quả giá trị rồi. Còn bài vở của mình đương nhiên là phải có, Nỗ chuẩn bị và hoàn thành khá chu đáo.

Anh định sớm mai sẽ cùng một người bạn cùng phòng thuê tắc xi để về nhà. Đột nhiên có một cú điện thoại của một bạn vàng quen từ thủa hàn vi gọi đến. Không hiểu có chuyện gì, anh ta bảo: “ Tôi xin lỗi là không trực tiếp đến chỗ đón ông được. Nhưng tôi cần ông giúp tôi một việc. Ông về Hà Nội ngay chiều nay. Khoảng bảy giờ tối ở nhà hàng “ Cá heo”, kề ngay Bờ Hồ”.
Hỏi có việc gì? Bạn vàng bảo “Cứ về sẽ nói sau”. Ừ thì về!
Nhưng về bằng cách nào? Ở cái chỗ lắm thứ  dở hơi này, xe cộ đâu có dễ. Xe cộ ở mãi tận ngoài gần quốc lộ. Từ đây ra đấy mười mấy cây, chả nhẽ đi bộ. Cần xe ôm cũng phải có số điện thoại, không cũng tèo.
Đang lúng túng, gặp ngay em Dịu Dàng. Em ấy bảo lát nữa em ý có xe người nhà đến đón ra Hà Nội. Quen em ý từ ấy lâu, giờ mới biết em con nhà khá giả. Đi “trại văn” cũng có xế hộp đưa đi đón về. Chả giống mình, chuyên “vận động tự do” dù vào nam ra bắc thế nào cũng kệ. Cứ đại xa, xe lớn mà đi trên con đường lớn với tâm huyết và bản tính rụt rè của con nhà nghèo. Kể cũng ngượng.
Làm giai sống trong trời đất hễ có chuyện. lại phải nhờ vả phái “chân yếu tay mềm” thế này không ngại có mà đầu bằng cục gạch hay sao?
Nhưng bạn nhờ chuyện gấp, muối mặt mà làm, không có lựa chọn nào hay hơn. Thôi thì đi.
Em vui tính. Chuyện ở tòa soạn của em em kể cho mình nghe. Mình vỡ ra vài chuyện. Thì ra ở đâu chuyện bất kể hội gì, kể cả “hội nuôi lươn” ở quê của mình, cũng đều na ná giống nhau. Đều tanh và lắm khi khá buồn cười, khá ly kì một cách dở người giông giống nhau. Mình bảo em: “ Chuyện anh em mình nói với nhau thì được. Nói ra ngoài mất quan điểm”. Em chột dạ: “Vâng”.
Thành ra lúc chia tay, không khí như trầm hẳn. Cái đầu cục gạch của mình thật vô duyên. Em ý còn trẻ, nhưng đâu phải trẻ người non dạ? Chuyện không phải nông nổi mà nói. Em ý tin mình. Mình lại nói câu vô duyên vừa rồi. Thật chả ra làm sao! Em ấy chưa bị hâm, hay mắc “bệnh sợ” kinh niên. Cần gì phải “Cảnh báo” bằng một câu thừa như thế?
**

Người như Nỗ đến nơi như thế này là rất hiếm khi. Hắn ta đi lạc mất một lúc mới tới nơi hẹn. Thoạt đầu Nỗ đoán nhà hàng “Cá heo” theo bạn nói “dưới cột đồng hồ” là chỗ máy kem Thủy Tạ năm xưa, nâng cấp lên mà thành.
Cứ làm như quen lắm rồi, Nỗ bấm thang máy lên tầng năm.
Nhân viên nhìn cái vẻ bề ngoài chẳng giống ai, chắc đoán Nỗ là “kiểu trí thức nhấp nhô, hay học giả lẫn tính” thế nào đấy hay đến đây uống cà phê, ngắm cảnh phố phường hoạt động về đêm.
Cái phong thái dạn dĩ khác người ấy của Nỗ chỉ làm cho các nhân viên trẻ của nhà hàng khẽ mỉm cười ý nhị mà không nỡ hỏi anh là ai? Đến đây có việc gì?
Hỏi một kẻ như vậy là dễ rách việc bởi kẻ đó có thể luôn coi trời như vung, chữ nghĩa hẳn là chẳng thiếu. Lại sẵn vốn liếng kinh nghiệm vạ vật trường đời.
Gần như chẳng ai hỏi gì. Không ai quan tâm đến hắn và hắn cũng chẳng để ý đến ai.
Nhưng lên đến nơi Nỗ mới biết mình nhầm. Lại thản nhiên như không quay lộn lại.

Thì ra nhà hàng “cá heo” không phải chỗ nào khác, đối diện ngay bên kia đường. Chỗ một thời là nơi bán hàng cung cấp theo bìa, một nhánh của cửa hàng Tông Đản chuyên phục vụ cán bộ cao cấp ngày xưa. Thời buổi kinh tế thị trường, nó không cần đến nữa, được hóa giá, thành công ty cổ phần kinh doanh ẩm thực chất lượng cao.
Vẫn nhà hàng ẩm thực. Khách cả tây lẫn ta chen vai thích cánh. Phía sau xe bốn chỗ xếp từng dãy dài.
Vị trí độc đáo này, bài trí sang trọng, nhưng cửa hàng không được rộng rãi như các nơi khác trong thành phố. Khách đến đây phần nhiều bặt thiệp, ít ồn ào như nhà hàng Nỗ đến nhầm chỗ vừa rồi.
Bạn vàng đang ngồi cùng mấy vị nữa, hai đàn ông và một thiếu phụ không còn trẻ. Họ đang đọc và nghe một bài thơ của thiếu phụ kia.
Màn giới thiệu.
Tòi ra một ông “triết gia” mới nổi ở Hà Thành.
Ông này vừa hoàn thành xong thuyết “Tâm vũ trụ”. Một chủ thuyết mới thách thức cả chủ nghĩa duy tâm và duy vật. Động chạm không chừa một ai. Kể từ chúa Jê su đến Đức Phật Thích Ca màu ni, Kan, Beccli, Stre.. Động chạm cả đến các nhà khoa học tự nhiên như Einstein, thuyết tiến hóa của Đac Uyn..
Một khái niệm mới về vũ trụ và xã hội loài người.
Tất tần tật bị xới lên, nhìn ngắm và giải thích lại..
Theo ông này “mọi hiểu biết về vũ trụ của loài người từ xưa đến nay, đều đáng vất đi cả”. Căn nguyên của mọi bất hạnh như chiến tranh, lạc hậu, khủng hoảng và đổ vỡ xã hội đều bắt nguồn từ sự “u minh”, chưa thông tỏ, thiếu giác ngộ của loài người.
Muốn loại bỏ những thứ đấy, con người cần phải có “bộ lọc sóng ý thức”, nâng cao chỉ số IQ và EQ của mỗi cá nhân.
Một ngày nào đó qua “thiền toán học”, sóng ý thức được sàng lọc một cách đầy đủ, thiên tài chỉ là thứ nằm trong túi áo của mỗi người nếu người ta muốn có nó.
Các phát minh khoa học, các giải Nô ben sẽ trở thành hiện thực nếu người ta muốn.
Các cuộc cách mạng, đấu tố, lật đổ, cải cách vv.. sẽ không còn cần thiết.
Con người sẽ nắm tay nhau cùng đến với thế giới của tình yêu và hạnh phúc mà không cần phân chia giai cấp chủng tộc!
Bao nhiêu vướng mắc, khó khăn, mâu thuẫn, phức tạp của cái thế giới bắt đầu xu hướng hỗn độn, suy đồi, đi dần tới bế tắc, tan giã này sẽ được giải quyết thật đơn giản. Chỉ cần “thiền toán học qua bộ lọc sóng ý thức”! Một lối “thiền đặc biệt”, không cần chọn thời gian, địa điểm. Có thể “thiền” trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả lúc đi cầu, hay vừa đi vừa “thiền”. Chỉ cần đóng hết mọi ý nghĩ, cảm xúc khác, tự hỏi và tự trả lời các câu hỏi liên tục. Sóng ý thức như vậy sẽ được sàng lọc đem đến kết quả không lường trước được cho tư duy và cảm xúc sáng tạo ngay sau đó..
Một cách “thiền” quá giản dị mà nhân loại cho đến giờ phút này chưa có bất kỳ ai nghĩ tới!

Thật điên rồ và cũng thật quyến rũ, rất cảm hứng và đầy thích thú. Pha chút lãng mạn tràn vào các giấc mơ của những kẻ luôn day dứt tâm can, thích tự làm khổ bản thân mình để tìm tòi, sáng tạo dấu hiệu phân liệt tinh thần, một biểu hiện bệnh lí như Nỗ đây!
Mặc dù trong thâm tâm hắn vẫn thấy nó điên điên, rồ dại thế nào? Nhưng mờ từ xưa đến nay có ý tưởng vĩ đại nào lại không bắt đầu từ điên rồ và ảo tưởng?
Nó là cái gì vừa gớm giếc vừa lớn lao. Vừa Vĩ đại lại vừa đểu cáng, mang tính giả dối vì chưa được kiểm chứng qua thời gian thực tại.
Và đặc biệt nguy hiểm nữa, nếu người ta không đi tới thấu đáo, triệt để, minh bạch, chân chính và trung thành đến đáy, không vụ lợi..

Nên khi bạn vàng giới thiệu hai người làm quen với nhau, Nỗ cứ có cái cảm giác nhờ nhợ về người này. Đây là một con người, một thánh nhân hay một kẻ hoang tưởng, một con bệnh tâm thần?
Dù sao cả hai vẫn ngồi xuống bên nhau, cùng cụng cốc bia to tướng giơ lên ngang mặt:
- Cái này hết, trăm phầm trăm!
Ực.
Nỗ chưa bao giờ uống bia như uống nước, như đang trong cơn khát thế này.
“Không nói chuyện chủ thuyết. Giờ là lúc nghe thơ”. Bạn vàng có ý đưa mắt nhìn cô nương đối diện với mình như để nhắc khéo.
Mực và tôm hùm được mang lên.
Thơ sĩ nữ sau màn hỏi thăm gia cảnh, sáng tác của Nỗ, liền rút bút ra đề tặng sách. Một tập thơ bìa dày, màu trắng nét chữ nhã nhặn như con người nàng.
Trong bị của Nỗ số đầu sách tăng thêm một cuốn nữa sau đợt đi “trại văn” này. Nỗ có xem qua đôi bài đầu tiên. Chả biết các bài sau thế nào, hắn có cảm giác tập thơ này của cô nàng có thể nói từ “Được” trở lên. Có mấy câu hắn rất thích. Đại loại thế này:
“ Một người ngồi im như cây. Khát –
 Một người buồn theo như mây. Rát..”
Cho dù ý tứ nó thế nào hắn chưa ‘thụ” hết được.
Nói chung, thơ là phải thế. Càng khó hiểu càng đáng là thơ hay. Mốt thời đại, thơ không thế thì còn gì là thơ?
**
Bạn hắn đang mắc kẹt giữa “Cơm” và “Phở”. Không biết thông tin rò rỉ từ khâu nào? Kỳ này “Cơm” quyết giành lại chủ quyền của mình bằng được. Bằng bao vây, bằng cấm vận.. Bằng đủ mọi thứ để đi đến chấm dứt hợp đồng hai mang mà “cơm” luôn chiếm ưu thế!
“Phở” đang thời kỳ có nhiều bức xúc cả về vật chất và tinh thần. Nếu bạn chậm chân, tuyệt tình là điềm báo trước.
Một nhà thơ vốn khéo léo, giỏi giang. Một thương gia gỏi maketstinh như bạn chưa có phương cách gì?
Người ta dù khôn ngoan, lọc lõi đến đâu vẫn cứ hay mắc phải tình trạng lúng túng “dao sắc không gọt được chuôi”. Vẫn phải cầu cứu đến từ bên ngoài. Thế là bạn nghĩ ngay đến Nỗ. Một thằng bạn ngay từ lúc sinh ra đời, chả hiểu thế quái nào cha mẹ lại đặt tên là Nô. Nghĩa tiếng Anh hay tiếng Việt chưa kịp hỏi thì cụ thân đã qua đời.
Từ ngày tham gia vào “trường văn trận bút” này, Nỗ mới thêm dấu, để “Nỗ lực không ngừng”. Thành thử cái tên, nhiều khi cứ ám vào chân mệnh. Gặp không ít rắc rối vì sự cả nể, lụy người!
Đấy là lý do cốt lõi của cuộc gặp gỡ những văn nhân, thơ khách của Hà thành.
Nếu mà Nỗ có “bộ lọc sóng ý thức” như triết gia kia nói, hắn ta đã không vướng phải rắc rối trong “cuộc chiến giữa cơm và phở” của bạn.
Cái đầu chưa được khai hóa của hắn thật là chưa bằng cục gạch.
Chưa có giá trị gì.
Sau đấy Nỗ tự nguyền rủa mình như thế.
Nỗ đã trở nên “đồng sáng tạo” một cách vô tình. Hắn chẳng thể ngờ chi mưu vặt vãnh ấy không qua mặt được “cơm”nhà bạn!
Sáng hôm sau hai chàng đánh xe lên đường.
Bạn cảm động và ân cần hơn hẳn mọi khi. Hai người chia tay  bồi hồi xao xuyến cách nhà mươi cây số, bạn lên đường tìm “phở”. Nỗ mang cái đầu cục gạch về quê và yên trí chẳng xảy ra chuyện gì.
Còn “tự sướng” bởi ý nghĩ là đã giúp được bạn một việc có ý nghĩa. Thế mới đểu và đau!
Hắn không ngờ buổi tối hôm đó “Cơm” thông báo một tin.. nghe xong “buồn hết cả các cơ quan đoàn thể”. Mạng lưới thám tử mà “cơm” dày công đã vô hiệu hóa duyên cớ của hai chàng!
Chưa bao giờ Nỗ cảm thấy xấu hổ, tự ngượng với bản thân như lúc này.
May mắn duy nhất của cuộc tái ngộ hàn huyên với bạn vàng chỉ còn lại tập thơ của người đẹp mới quen. Thêm cuốn sách thuyết “Tâm vũ tru”, “sóng ý thức” và hướng dẫn “thiền toán học” còn rất mới mẻ, khó hiểu kia.
Những thứ đó thực sự chưa thể giúp được Nỗ gì trong lúc này.
Tâm trạng hắn càng thêm bất an. Một nỗi lo lắng, ân hận mơ hồ nào đó choán ngợp tâm trí, khiến cho từng nano giây tồn tại của hắn trên thế gian này thêm nặng nề. Còn cảm thấy đau tê tái nơi buồng tim, cuống phổi chẳng rõ nguyên do?
Tất cả chỉ tại cái cục gạch hắn mang trên cổ mấy mươi năm nay. Hình như đang bắt đầu ngấm nước, mọc rêu và sắp vỡ vụn ra vậy.

Về đến nhà. Lại thêm chuyện nữa khiến Nỗ giận “Cục gạch”của mình.
Nhà cửa bề bộn. Rác rưởi quanh nhà. Con chó Bon không thấy đâu ( đến tối mới biết bọn nghiện đã câu nó mất từ sau khi Nỗ vắng nhà hai hôm ).
Trần lưng ra dọn. Mệt. Cảm giác chán nản.
Đúng lúc ấy hai bố con lão hàng xóm sang. Lão bảo: “Chờ mãi chú mới về”. Hỏi. Lão lại nói:
” Cũng không có gì lớn. Chẳng là chỗ giáp gianh hai nhà, bên này hụt mất một tý. Chú rộng rãi chả đáng gì mấy phân đất, cho cháu cơi thêm xây cái móng, để nó khỏi méo”.
Tấc đất tấc vàng, lão nói cứ như đùa!
Chẳng hiểu sao, “cục gạch” của Nỗ vận động thế quái nào, hắn lại pha trà mời hai bố con uống nước. ( Có lẽ nào mới ít phút ngồi gần Nỗ đã bị ảnh hưởng do “bộ lọc” của tay triết gia dở người kia?? )
Lão hàng xóm có dịp “ôn cố tri tân”. Nhắc lại chuyện ngày xưa bà mẹ hắn mới chân ướt chân ráo lên đây. Bà mẹ lão san sẻ, đỡ đần người mới tới như thế nào?
Nỗ cảm động. Cục gạch của hắn chúa là hay mủi lòng. Nhớ đến chuyện “biết ta biết người”.

Lượn vài vòng câu chuyện thủa hàn vi, hàng xóm trở lại chuyện ban đầu. Lão bảo: “ ý chú thế nào? Tiền nong nếu phải bao nhiêu để bên này lo?”.
Đất cát người ta mua, bán thửa, bán sào, bán mảnh. Ai bán vài phân bao giờ? Thế là xong. Hai bên vác cọc ra cắm lại.
Chẳng qua cũng chỉ là nửa bước chân. Chẳng giàu nghèo gì. Cục gạch của Nỗ nghĩ như thế.
Nỗ không ngờ cách đơn giản trở thành nông nổi ấy của mình lại tự đưa cuộc tranh đấu từ đẩu từ đâu, từ bên ngoài vào nhà mình.
Buổi tối hôm ấy cơm chẳng lành canh chẳng ngon.
Văn sĩ Nỗ bực không nuốt nổi bữa cơm. Thị vợ cứ như vừa mất Hoàng Sa, Trường Sa ngoài cửa bể, um xùm cả nhà.
Nhân dân vợ ngày thường nhu mì, hiền thục như thế bỗng chốc nổi “hào khí Đông A”, sống chết không chịu! Thế mới chối!
Nhân dân ấy bảo ngay ngày mai phải thu hồi lại dù nửa tấc giang sơn chủ quyền, quyết không chịu.
Không thể nghe hàng xóm ngon ngọt, mánh lới “bành” ra như thế được. Làm người phải có cái đầu chứ?
 Được đằng chân lân đằng đầu là thói xưa nay.
“Cho sói nhờ chân”, nhún nhường, trước sau gì nó cũng bước vào nhà.. chả lẽ đơn giản thế mà không nghĩ ra?
Cái đầu trên cổ để suy nghĩ hay chỉ là chỗ đội nón? Hay chỉ là cục gạch?
Nhân dân ấy nói thế làm sao mà cục tức không chèn lên cổ? Nuốt sao nổi được bữa cơm?

Đi nằm sớm. Nhưng mà nhắm mắt bỏ đấy. Trằn trọc chán mà không ngủ được..Con Thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà cũng làm sĩ khó chịu..
Chợt Nỗ nhớ đến câu chuyện của lão triết gia. Chỉ có cách ấy may ra mới giải quyết nổi những bức xúc đang xảy ra trong gia đình này.. Để cái tổ uyên ương lại thanh bình, êm đềm như ngày nào, khi Nỗ chưa đi trại văn về..
Lão ý bảo đang nghiên cứu một thiết bị giống như con chíp trong máy điện toán. Một con chíp “hình tư tưởng” không nhìn thấy được gắn cho bộ não người. Con chíp này sẽ làm chức năng “lọc sóng ý thức”. Mà theo lão thì bộ não người “nếu không có sự hiện diện của sóng ý thức đã được sàng lọc, nó chẳng khác nào cái xơ mướp, không hơn không kém, hoặc chỉ như một mớ bòng bong ẩn chứa nhiều tai họa mà thôi”.
Ước gì đề tài ấy của lão không phải chuyện nhảm, viển vông mà là có thực. Sẽ bớt đi biết bao phiền toái vô cớ, những đau khổ không cần thiết cho thế giới này. Bớt đi những cục gạch vô giá trị như cục gạch của mình.
Bây giờ là thế kỷ nào rồi mà ước mơ như vậy, thực lòng Nỗ cảm thấy chơi vơi, mung lung quá!

========

Phần nhận xét hiển thị trên trang