Dưới là về tầu ngầm tự chế ở quê lúa Thái Bình, tư liệu bổ sung dần và cập nhật mới theo thứ tự ngược từ dưới lên. Thông tin của báo chí.
---
5.
4.
3.
Sau hàng chục lần thử nghiệm trong bờ, tàu ngầm mini Hoàng Sa do ông Nguyễn Quốc Hòa, một doanh nhân ở Thái Bình tự chế đã chạy thử thành công trên biển...
Chiều nay, 3.7, trao đổi với PV qua điện thoại, kỹ sư Nguyễn Quốc Hòa (Giám đốc Công ty chế tạo cơ khí Quốc Hòa, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) cho biết cuộc thử nghiệm tàu ngầm mini Hoàng Sa do ông tự chế trên biển đã đáp ứng được yêu cầu của Hội đồng sát hạch của Bộ Quốc phòng.
Trước đó, sáng cùng ngày, tàu ngầm mini Hoàng Sa đã được tàu hải quân hộ tống ra biển và được chính ông Hòa điều khiển hạ thủy và chạy thử trên vùng biển Đông Bắc.
Ông Hòa cho biết, trước khi chạy thử nghiệm trên biển, tàu ngầm Hoàng Sa đã được Văn phòng Chính phủ cho phép triển khai dự án và giao cho UBND tỉnh Thái Bình tạo điều kiện để ông thực hiện dự án. Sau khi được chế tạo, tàu ngầm Hoàng Sa đã được thử nghiệm nhiều lần trong bể và tại hồ nước của trường Đại học Thái Bình (xã Tân Bình, TP.Thái Bình).
Gần đây nhất, cuối tháng 6.2016, tàu ngầm Hoàng Sa đã đạt được các thông số kỹ thuật tại kỳ "sát hạch" kéo dài 2 ngày của Hội đồng giám khảo do Bộ Quốc phòng lập, với các bài chạy nổi, chạy ngầm, chạy vòng tròn, lùi, xử lý đâm va khi chạy ngầm…
Tàu ngầm Hoàng Sa là "tàu ngầm" mini thứ 2 ông Nguyễn Quốc Hòa tự chế tạo. Trước đó, năm 2014, ông Hòa đã nghiên cứu, chế tạo tàu ngầm mini Trường Sa. Một năm sau, ông Hòa chế tạo tàu ngầm thứ hai mang tên Hoàng Sa, được cho là ưu việt hơn tàu Trường Sa bởi kích thước nhỏ gọn và bổ sung nhiều tính năng.
Tàu ngầm Hoàng Sa đóng bằng thép, nặng 9 tấn, dài 7 mét, ngang 2,5 mét, cao hơn một mét. Tàu có vận tốc tối đa 15 hải lý/giờ và có thể lặn sâu 50 m, có thể mang theo 2 người, thời gian lặn theo tính toán là 3 ngày 3 đêm. “Tôi làm con tàu này với ý tưởng chứng minh trí tuệ, khả năng của người Việt nên không quan tâm nhiều đến chi phí, khó thì nhờ, thiếu thì vay, miễn là đạt mục tiêu nó được công nhận là chiếc tàu ngầm “made in Việt Nam””, ông cho biết.
Văn Đông
Chiều 30.5, tàu ngầm tự chế Trường Sa 1 đã ra biển hoạt động thử nghiệm dù vẫn chưa được cơ quan chức năng cấp phép.
Chiếc tàu ngầm tự chế đầu tiên của Việt Nam đã xuống nước lúc 14 giờ ngày 30.5 từ bến của Nhà máy đóng tàu Đại Dương, đặt tại cảng Diêm Điền, TT.Diêm Điền, H.Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Từ nhà máy của Công ty TNHH Quốc Hòa, ở TP.Thái Bình, tàu ngầm Trường Sa 1 được đưa lên xe tải và dùng cần cẩu để hạ xuống nước. Đáng tiếc là một tai nạn đã xảy ra với tàu ngầm khi hạ thủy. Cụ thể, tàu ngầm Trường Sa 1 sau khi va chạm với một tàu vận tải đã bị văng bánh lái, cong chân vịt và trục chân vịt, vỡ bánh răng hộp số. Tàu vận tải cũng bị móp một vết khá sâu.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Quốc Hòa, người chế tạo tàu ngầm trên, đã cố gắng khắc phục sự cố và tiếp tục cầm lái cho tàu chạy thử trên biển. Đồng thời, ông nhờ 2 tàu cá đi cùng để đề phòng bất trắc. Bộ đội biên phòng Thái Bình cũng cử 1 ca nô chạy quanh khu vực thử nghiệm. Tuy nhiên, tàu ngầm Trường Sa 1 mới thử khả năng chạy nổi, nhiều nhất là “lặn” chìm gần hết thân tàu chứ chưa thực sự lặn hẳn xuống dưới mặt nước.
Đến 17 giờ 30 cùng ngày, dù chưa ra đến phao số 0 như dự tính nhưng tàu ngầm Trường Sa 1 phải quay về vì theo ông Hòa, tàu xuất hiện một số trục trặc do sự cố lúc hạ thủy gây ra. Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Hòa cho biết cuộc thử nghiệm thành công khoảng 70% theo dự tính. Theo đó, ông đã biết được khả năng chịu sóng, khả năng chống lại dòng chảy, tình trạng nghiêng lật khi mắc cạn… của Trường Sa 1. “Đây là kinh nghiệm tốt cho việc chế tạo các con tàu sau”, ông Hòa nói. Hiện tàu Trường Sa 1 đã được đưa về xưởng để sửa chữa. Có khả năng sẽ mất 1 tháng để khắc phục các sự cố kể trên.
Chia sẻ về những sự cố xảy ra khi thử nghiệm, ông Hòa cho biết: "Tôi cài số lùi nhanh quá, khiến tàu lùi nhanh và va vào tàu bạn. Việc lái tàu thì khá đơn giản, cái khó nhất chỉ là điều khiển nó sau khi đã gặp sự cố". Về những nguy hiểm có thể xảy ra với chính mình, ông Hòa cho biết "không vấn đề" vì trên tàu có hệ thống chống cháy, nổ, chống nghiêng, lật, "trường hợp nguy cấp quá thì chỉ việc bật nắp và mặc áo phao chui lên, còn chết thì không thể vì tôi đã tính hết rồi", ông Hòa nói.
|
Thử nghiệm “chui”
Trả lời câu hỏi vì sao chưa được cấp phép nhưng vẫn mang tàu đi thử nghiệm, ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết nếu chờ đủ thủ tục của cơ quan chức năng thì “không biết đến ngày nào mới được cấp phép” nên phải thử “chui”. Doanh nhân này cho biết đã cùng bạn bè dành hằng tháng để chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm này.
Cũng trong chiều 31.5, bà Cao Thị Hải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, cho biết đã nghe thông tin về việc tàu ngầm Trường Sa 1 ra biển và yêu cầu các cơ quan chức năng báo cáo UBND tỉnh về sự việc này. Bà Hải khẳng định: “Quan điểm của tỉnh là ủng hộ ông Hòa. Nhưng muốn thử nghiệm hay lưu hành trên biển thì phải được cơ quan chức năng cấp phép”.
Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thái Bình, sáng 30.5, khi thấy tàu ngầm Trường Sa 1 tại cảng Diêm Điền nên đã cử người xuống kiểm tra và được đại diện nhà máy đóng tàu Đại Dương cho biết tàu được đưa đến để sửa chữa. Đến chiều, khi có thông tin tàu Trường Sa 1 ra biển, Bộ đội biên phòng Thái Bình đã cử 1 ca nô đến hiện trường nhưng không phải để “hỗ trợ” cuộc thử nghiệm mà là để kiểm tra tình hình và đảm bảo an toàn khu vực biển Diêm Điền. Sau đó, do tàu Trường Sa 1 không thể tiếp tục chạy được nữa, ca nô biên phòng đã hỗ trợ tàu này vào bờ.
Hoàng Long
http://thanhnien.vn/thoi-su/tau-ngam-tu-che-ra-bien-402221.html
Tàu ngầm tự chế ra hồ thử nghiệm
http://thanhnien.vn/doi-song/nhip-song-dia-phuong/tau-ngam-tu-che-ra-ho-thu-nghiem-84917.html
Tàu ngầm tự chế ra hồ thử nghiệm
Hôm nay 28.3, ông Nguyễn Quốc Hòa (TP.Thái Bình) sẽ mang chiếc tàu ngầm tự chế đầu tiên ở Việt Nam ra một hồ nước rộng khoảng 3 ha, sâu khoảng 2 m để chạy thử nghiệm.
Hôm nay 28.3, ông Nguyễn Quốc Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Quốc Hòa (KCN Phong Phú, TP.Thái Bình), sẽ mang chiếc tàu ngầm tự chế đầu tiên ở Việt Nam ra một hồ nước rộng khoảng 3 ha, sâu khoảng 2 m để chạy thử nghiệm.
Ông Hòa cho biết đã thử nghiệm thiết bị này tới 7 lần trong bể nước xây trong công ty, lần thử nghiệm cuối cùng diễn ra vào ngày 24.3 vừa qua. Các cuộc thử nghiệm cho thấy “tàu” đã cơ bản đáp ứng các yêu cầu khi lặn.
Để kiểm tra khả năng hoạt động của tàu khi nổi, ngày 25.3, ông Hòa đã đập chiếc bể này để đưa tàu ra ngoài, sau đó cẩu ra hồ chạy thử. Ngoài việc thử nghiệm khả năng di chuyển, ông Hòa cho biết sẽ tập lái để chuẩn bị cho con tàu mang tên Trường Sa này ra biển. Chủ nhân của chiếc tàu ngầm tự chế này cũng cho biết sẽ đề nghị Chính phủ, Quốc hội, Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân, Bộ đội Biên phòng để được cấp phép cho tàu ra biển.
Theo ông Hòa, rất nhiều người đã cổ vũ cho sáng chế này, nhiều cơ quan chức năng đã về thăm, kiểm tra và tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ. Tuy nhiên, trao đổi với Thanh Niên chiều 27.3, đại tá Nguyễn Xuân Cẩn, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy (Công an tỉnh Thái Bình) khẳng định “tàu ngầm” kể trên chưa được ra sông, biển. “Nếu chưa được cấp phép, chúng tôi sẽ đình chỉ ngay lập tức, dù là chạy thử nghiệm”, ông Cẩn nhấn mạnh. Về cuộc thử nghiệm, ông Cẩn cho biết do chỉ thử trong hồ nên đơn vị này không xử lý mà chỉ cử trinh sát đến nắm tình hình.
Cũng trong chiều 27.3, đại diện Sở KH-CN Thái Bình cho biết cơ quan này chưa hề nhận được đề nghị cấp phép nào của ông Nguyễn Quốc Hòa. Sở này đã báo cáo với UBND tỉnh Thái Bình và Bộ KH-CN để xin ý kiến chỉ đạo việc xử lý.
Hoàng Long
http://thanhnien.vn/doi-song/nhip-song-dia-phuong/tau-ngam-tu-che-ra-ho-thu-nghiem-84917.html
03:10 AM - 14/10/2012
http://thanhnien.vn/chinh-tri-xa-hoi/nguoi-viet-tai-tri/nguoi-viet-che-tao-tau-ngam-290844.html
Từng nhiều năm làm việc cho hãng Comex của Pháp chuyên đóng tàu ngầm và các thiết bị lặn cùng các hãng chế tạo composite ở châu u, năm 2006 ông Phan Bội Trân đã trở về Việt Nam chế tạo thành công tàu ngầm.
Từng nhiều năm làm việc cho hãng Comex của Pháp chuyên đóng tàu ngầm và các thiết bị lặn cùng các hãng chế tạo composite ở châu u, năm 2006 ông Phan Bội Trân đã trở về Việt Nam chế tạo thành công tàu ngầm.
Ông mong muốn đem những gì học được về phát triển ngành công nghiệp chế tạo tàu ngầm cho Việt Nam, giúp nước nhà có thể làm chủ được biển Đông, bảo vệ đất nước.
|
Made in Vietnam
Hãng Comex chuyên sản xuất tàu ngầm phục vụ dân sự như lặn biển, cho ngành dầu khí và sản xuất một số thiết bị cho tàu ngầm quân sự. Vì vậy, ông Phan Bội Trân - hậu duệ của cụ Phan Bội Châu - luôn có suy nghĩ mình phải học hỏi kỹ thuật của họ, đặc biệt là về mặt khí tài quân sự. Theo ông, thế mạnh duy nhất của mình là bộ óc. Mình không có tiền để mua nhiều tàu ngầm, máy bay, nhưng có thể nghiên cứu sản xuất những chiếc tàu ngầm, máy bay không quá đắt tiền để phục vụ Tổ quốc.
Điều may mắn là khi ở Công ty Comex mọi người được làm ở nhiều vị trí, thường xuyên luân chuyển công việc nên một người gần như có khả năng làm được nhiều việc. Chính vì vậy, ông Trân đã học hỏi được rất nhiều, trong đó có cả nguyên tắc làm tàu ngầm mà theo ông là khá đơn giản.
Dẫn tôi thăm xưởng sản xuất tàu ngầm của mình, ông Trân giới thiệu đứa con cưng vừa mới chào đời, đang được bảo quản cẩn thận. Chiếc tàu đen ngòm dài khoảng 3,2 m, bề ngang 1 m, cao 1,5 m, nặng gần 1 tấn, chở được 1 người. Toàn bộ vỏ tàu được chế tạo bằng composite. Do tàu chạy bằng bình ắc quy nên chỉ “bơi” được hơn 4 tiếng và lặn sâu khoảng 70 m. Tàu có thể lặn được, nổi được, chạy nhanh, chậm hoặc lùi. Tàu cũng được trang bị ống kính tiềm vọng, hệ thống bánh lái trước, bánh lái sau, bánh lái nằm ngang... Ngoài ra tàu còn có máy khí nén sử dụng động cơ một chiều cung cấp khí nén cho người lái... Nếu muốn lặn sâu, đi xa hơn có thể lắp động cơ diesel hay gắn thêm bình nhiên liệu ở bên ngoài vỏ tàu.
Mắt sáng bừng lên vẻ kiêu hãnh, ông Trân khoe, do vỏ tàu được làm bằng composite nên nhẹ hơn, di chuyển nhanh hơn, đặc biệt là không phản xạ tia từ điện, như thế radar sẽ không phát hiện ra. Chính vì toàn bộ linh kiện là hàng “tự tạo” made in Vietnam nên giá thành mỗi chiếc chỉ hơn 15.000 USD.
Khi nghe ông Trân nói về kế hoạch chế tạo tàu ngầm, ngay cả người thân trong gia đình, một số nhà khoa học trong nước cũng không tin tưởng. May mắn là trong quá trình làm và thử nghiệm đã được sự giúp đỡ rất lớn từ Hội Biển TP.HCM. “Điều này cũng dễ hiểu, vì ngay cả các tổ chức khoa học còn không làm được huống gì một cá nhân đã 61 tuổi như tôi. Để chứng minh có thể làm được tàu ngầm thì nói suông là không đủ nên tôi phải làm ra được sản phẩm hoạt động tốt.
Thực tế tôi đã chứng minh được là người Việt Nam hoàn toàn có thể làm được tàu ngầm. Điều còn lại là làm sao phổ biến trong giới hạn”, ông Trân bộc bạch.
Giấc mơ hạm đội tàu ngầm mini
Để hoàn thành chiếc tàu ngầm này ông Trân đã mất gần một năm. Tuy nhiên, nếu sản xuất hàng loạt theo ông chỉ mất khoảng một tháng là xong một chiếc. Tùy theo nhu cầu mà có thể sản xuất các loại tàu ngầm cho các mục đích khác nhau.
Tàu ngầm bản thân của nó không phải là quân sự, nó chỉ là phương tiện dân sự. Trên thế giới họ bán tàu ngầm cho dân sự rất nhiều để làm du lịch, tham quan dưới đáy biển, phục vụ ngành dầu khí. Nhưng khi gắn lên tàu ngầm ống phóng ngư lôi, tên lửa thì nó thành khí tài quân sự.
Một chiếc tàu ngầm khoảng 15.000 USD, nếu làm 3.000 chiếc khoảng 45 triệu USD, tương đương chiếc tàu ngầm lớp Kilo Project 636. Chỉ cần một số tiền không nhiều trong ngân sách quốc phòng cũng có khả năng chế tạo được tổ hợp khí tài, về mặt lý thuyết có thể hình thành một hạm đội tàu ngầm mini, đóng góp vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ bờ biển.
Ông Phan Bội Trân tên thật là Phan Bội An. Cụ của ông là anh em ruột với cụ Phan Bội Châu và làm quan trong triều Nguyễn. Cha ông Trân từng tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 và bị thực dân Pháp bắt giam. Năm 1974, khi 20 tuổi, ông Trân đã sang Pháp du học ngành hóa học của Trường đại học Marseille, sau đó theo chuyên ngành về composite và nhựa kỹ thuật. Đến năm 1978, sau khi tốt nghiệp đại học, ông Trân ở lại Pháp làm việc cho các hãng chuyên về làm tàu ngầm và vỏ trực thăng. Năm 1988, nhận lời mời của Đại sứ quán Libya tại Pháp, ông Trân sang nước này hỗ trợ cho Bộ Quốc phòng về bản vẽ, kỹ thuật đúc vỏ tàu ngầm. Năm 2006 ông về Việt Nam lập công ty chuyên thiết kế máy móc, vỏ tàu, xe đạp điện, đồ chơi trẻ em...
|
Đình Sơn