Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

PHÉP NƯỚC VIỆT NAM KHÔNG THỂ MUA BẰNG TIỀN



Nhà văn Hoàng Quốc Hải (áo trắng) trong một lần đi thực địa vùng duyên hải. Ảnh: Internet.

PHÉP NƯỚC VIỆT NAM KHÔNG THỂ MUA BẰNG TIỀN


Hoàng Quốc Hải



Qua diễn biến cuộc họp báo của Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ 17 giờ ngày 30 tháng 6 năm 2016, tôi thấy: 

Các Bộ ,Ngành có liên đới làm việc cật lực trong  gần 3 tháng, đã cho ra kết quả như ông Bộ trưởng Mai Tiến Dũng báo cáo tóm tắt. 

Riêng thông tin này được công bố đã khiến dân chúng cả nước tạm yên lòng. 

Nhưng theo tôi, các Bộ, Ngành chưa chấp hành nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, rằng đây là sự việc nghiêm trọng, phải tìm đầy đủ nguyên nhân và xử lý nghiêm theo pháp luật của Nhà nước. 

Ở đây có nhiều vấn đề mà các ngành chấp hành ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng,tuy có nhiều cố gắng nhưng chưa triệt để. Trước hết  là Bộ tài nguyên môi trường. Tôi chưa hề thấy có đánh giá một cách tương đối chi tiết về các tác hại trước mắt, tác hại lâu dài, tác hại tiềm ẩn do việc hủy diệt môi trường từ Formosa gây ra. Cũng như cảnh báo các chất độc do nó gây ra tác hại đến môi sinh ra sao, và cách phòng tránh khi nó nhiễm vào nguồn nước, vào các sinh vật biển cũng như vào các nguồn thực phẩm có xuất xứ từ vùng biển bị nhiễm độc. (Tất nhiên việc này phải phối hợp với Bộ Y tế ). Và nữa việc tẩy rửa môi trường. Việc thu lượm các trầm tích như kim loại nặng độc hại kết tụ ở tầng đáy. Việc phục hồi các loài rong, tảo, san hô v. v… và cho cả môi trường sinh thái biển miền Trung sẽ theo lộ trình nào, và thời gian bao lâu.Bộ trưởng TNMT nói: “ Chúng tôi dựa trên nhiều yếu tố như thiệt hại trực tiếp của người dân, thiệt hại về môi trường, về du lịch…”. Vậy những thiệt hại mà ông Bộ trưởng dựa vào đó, chắc chắn đã có phân tích và thống kê. Xin ông công bố. Nếu chưa thống kê, phân tích mà ông phát ngôn như vậy, thì chưa thuyết phục. 

Về hệ sinh thái, ông Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà nói: “ Về hệ sinh thái của biển và rừng ngập mặn không có vấn đề gì, tuy nhiên san hô bị ảnh hưởng 400 ha”. 

Tôi nghi ngờ kết luận này. Những gì phơi ra trên mặt nước và tầng đáy của vùng biển Vũng Áng Hà Tĩnh và kéo dài tới Thừa Thiên- Huế hơn 200km, mọi sinh vật đều bị hủy diệt. Cho tới nay trên các bãi biển bị nhiễm độc, khó tìm được một con còng gió, con dã tràng.Vậy mà lại nói hệ sinh thái của biển…không có vấn đề gì.  

Nước ta có tới 3260 km bờ biển, chứ không phải chỉ có hơn 200km bờ biển thuộc 4 tỉnh miền Trung . Và biển cùng thềm lục địa có diện tích gấp gần 4 lần diện tích đất liền, nó mới chính là không gian sinh tồn cho cả dân tộc từ nay về sau. Biển không chỉ có tôm cá, mà còn nhiều loài sinh vật quí hiếm khác,nhất là tài nguyên khoáng sản đã làm mờ mắt kẻ xâm lược biển, đảo của ta. 

Môi trường là sự sống của con người.Hủy hoại môi trường là hủy hoại sự sống.Bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của mỗi công dân.Nhân sự cố Formosa,Nhà nước nên có kế hoạch giáo dục toàn dân về ý thức bảo vệ môi trường,đồng thời kiện toàn cho chặt chẽ Luật môi trường.Bởi chỉ có Luật mới có khả năng chế tài, và Luật mới là công cụ giám sát có hiệu lực các cơ sở sản xuất trên lãnh thổ nước ta.

Về số tiền 500 triệu USD do Formosa đề nghị, ông Bộ trưởng TNMT nói: “ Con số đáp ứng được phần lớn mục đích yêu cầu chúng ta đặt ra”.  

Kết luận này có vẻ chung chung quá.Những mục tiêu đề ra là những mục tiêu nào? Có phải 500 triệu USD này là tiền Chính phủ phạt Formosa vi phạm nghiêm trọng Luật môi trường của VN. Hoặc đó là tiền bồi thường thiệt hại trước mắt cho ngư dân và các ngành có liên quan, nhờ Chính phủ chi trả thì cũng có lý. Còn nói là tiền bồi thường để phục hồi sinh thái biển miền Trung ,và khắc phục những hệ lụy lâu dài và toàn diện do Formosa gây ra, thì đó là sự nhạo báng cả dân tộc này. 

Còn ông Bộ trưởng LĐTBXH Đào Ngọc Chung sáng 28.6.2016 tuyên bố tại Quảng Trị là: “Sẽ gấp rút xây dựng và trình Thủ tướng một đề án tổng thể vấn đề dạy nghề và tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động ở 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp về thảm họa môi trường tháng 4 vừa qua.” 

Tôi không hiểu ông Bộ trưởng nói đến đào tạo nghề cho hơn 1 triệu lao động là nghề gì. Tôi hy vọng vẫn là nghề cá.Vì chỉ có nghề cá mới phù hợp với ngư dân.Và như vậy thì sắp tới sẽ trang bị tầu vỏ thép, công suất lớn cho ngư dân miền Trung đánh bắt xa bờ, tạm nghỉ khai thác ngư trường gần bờ vì nhiễm độc.Thật vậy, muốn đánh bắt xa bờ phải có tầu vỏ thép công suất lớn, trang thiết bị hiện đại.Vì vậy Bộ LĐTBXH nói đào tạo nghề cho hơn 1 triệu lao động 4 tỉnh miền Trung là có lý. Ngư dân ngoài đánh bắt cá,còn giữ ngư trường. Giữ ngư trường cũng tức là giữ biển,đảo;góp phần giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ,lãnh hải cho Tổ quốc. 

Tôi hy vọng qua việc đào tạo nghề cho cả triệu ngư dân miền Trung của Bộ LĐTBXH, sắp tới sẽ có hàng ngàn tầu vỏ thép lưới rê như chiếc tầu vừa hạ thủy của ngư dân Lưu Văn Truyền xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh. Và đây cũng là chiếc tầu vỏ thép đầu tiên của ngành cá Hà Tĩnh, tổng chi phí cho việc đóng tầu và ngư cụ chỉ có 13 tỉ Việt Nam đồng. Như vậy vừa tăng cường sản lượng cá cho 4 tỉnh miền Trung, vừa đảm bảo trên mặt biển của nước ta, luôn có người của ta canh giữ. 

Còn như đào tạo cho hơn 1 triệu lao động đó chuyển nghề và bỏ biển, thì đây lại là một thảm họa khôn lường. Nó tựa như việc ta tự dâng biển đảo của ta cho giặc vậy. 

Với Bộ Công an, tôi nghĩ Bộ ta đang vào cuộc, đang hoàn thiện hồ sơ khởi tố hình sự vụ án nghiêm trọng này, về tội ác hủy diệt môi trường gây nên thảm họa cho các sinh vật biển kéo dài hơn 200km và ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống và tinh thần của hàng triệu người dân khắp 4 tỉnh miền Trung. 

Tội ác hủy diệt môi trường do Formosa gây ra, với những nguy hiểm tiềm ẩn lâu dài không chỉ về kinh tế, mà còn cả cho giống nòi, lớn tới mức ta chưa hình dung nổi. Rất mong các nhà khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn có lương tâm, và có trình độ hãy bĩnh tĩnh hợp tác nghiên cứu sâu hơn,toần diện hơn để khi đưa ra các giải pháp khắc phục thảm họa môi trường này có hiệu quả. Bởi đây không chỉ là  mà là người. 

Tôi không nghĩ 500 triệu USD mà mua được nền pháp trị Việt Nam. Bởi tất cả các thực thể tồn tại trên lãnh thổ VN đều bị điều chỉnh bởi pháp luật VN.

Lại một lần nữa Formosa ngạo mạn ,và họ đang báng bổ dân tộc ta một cách hoàn chỉnh, nếu như họ mua được pháp luật Việt Nam bằng tiền! 

Thật ra ngành công nghiệp luyện thép và bô xít thuộc về loại công nhiệp bẩn, khó có thể len chân được vào các nước phát triển.Ngay các nước nghèo ở Châu Phi họ cũng không chứa chấp.Và mới đây Thủ tướng cũng chỉ đạo,chúng ta cần đầu tư nước ngoài nhưng không phải bằng mọi giá.Và cần đầu tư nước ngoài,nhưng không vì thế mà từ bỏ môi trường.

Cho nên hành động của Formosa phải xem là tội phạm môi trường, cần phải truy tố để giữ nghiêm pháp luật của một nước có chủ quyền. 

Hà Nội 1.7.2016 
H.Q.H
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hãy thôi phân biệt "Lề trái", "Lề phải". Phải trái do hướng đi mà thành. Chỉ có đúng sai thì hướng nào cũng rành mạch, phải không thưa nhà báo?

Vụ cá chết: Dân và "lề trái" xác định đúng thủ phạm ngay từ đầu

BÁ TÂN (nhà báo)
                           
Bài toán cá chết vùng biển miền Trung đã có đáp số.
Chiều tối qua 30.6 và hôm nay 1.7, báo chí chính thống rầm rộ đưa tin vụ cá chết. Họ đưa tin sau gần 3 tháng im lặng, hoặc có nói cũng ngắc ngứ, thậm chí phản ánh theo kiểu cứt gà một nơi bỏ tro một nơi.
Dân chúng và thông tin “lề trái” thì hoàn toàn ngược lại. Từ đầu, cách đây gần 3 tháng, ngay sau khi xảy ra thảm họa cá chết ở Hà Tĩnh, dân chúng và thông tin lề trái gọi đúng tên thủ phạm: Formosa.
Thời điểm đó, mặc cho cá chết trắng biển miền Trung, Formosa bỗng dưng trở thành vùng cấm với báo chí lề phải. Bị ngăn cấm phanh phui sự thật nhưng dân chúng và thông tin lề trái tạo ra bão tố dư luận, gây chấn động cả thế giới. 
Tuy không biết tên gọi độc tố hóa học phun ra từ Formosa là gì, nhưng ngay từ đầu, dân chúng vạch mặt chỉ tên đích danh thủ phạm.
Cá chết hàng loạt khởi đầu từ vùng biển Vũng Áng, Kỳ Anh, nơi ngự trị của đại dự án Formosa. Đó là sự thật hiển nhiên, chẳng cần xét nghiệm cũng có được câu trả lời như đinh đóng cột.
Dân chúng mộc mạc như là sự thật. Sự thật và dân chúng có cùng bản chất: không bị khuất phục trước bất cứ thế lực nào.
Những kẻ máu mê chức quyền, tham lam tiền bạc dễ bị mờ mắt trước sự thật. Dân chúng thì không. Formosa đổ trộm chất thải độc hại tận đáy biển, dân chúng vẫn nhìn ra và được hệ thống thông tin lề trái tiếp sức lôi ra ánh sáng.

Đại dự án Formosa trở thành đại thảm họa. Miền Trung luôn ngắc ngoải với thiên tai. Triền miên bão lũ nắng hạn vùi dập miền Trung. Và bây giờ miền Trung lại có thêm đại họa Formosa.
Kẻ nào lôi hiểm họa Formosa đến với Hà Tĩnh. Phải lôi cổ nó ra. Dân miền Trung, nhất là Hà Tĩnh, không thể tha thứ cho quân tệ bạc ấy.
Phạt để cho tồn tại. Đó là công thức xử lý mang thương hiệu Việt Nam, trung ương làm trước, địa phương noi theo. Formosa có lẽ cũng không phải ngoại lệ. Đền bù và chịu phạt một số tiền, sau đó Formosa lại nhả khói hoạt động theo ý muốn.
Dân Hà Tĩnh quyết đi đến tận cùng gốc rễ. Không chống đối nhà nước nhưng chấp nhận đối đầu với những thế lực đã và đang tiếp tay cho hiểm họa Formosa.
Dân thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh ) ký đơn tập thể, gửi Bộ Tài nguyên - Môi trường, yêu cầu hủy bỏ giấy phép mà bộ này đã cấp cho Formosa xả nước thải độc hại ra vùng biển Kỳ Anh. Trước 3 ngày có thông báo kết luận nguyên nhân cá chết, dân Kỳ Anh đã có đơn khiếu nại gửi tới bộ này.
Hủy bỏ giấy phép cho Formosa xả nước thải độc hại ra biển. Đó là yêu cầu của người dân Kỳ Anh nói riêng cũng như mọi người dân Việt.
Với đối tượng có lý lịch đen chuyên gây ra thảm họa như Formosa, phải xử lý như yêu cầu của người dân Kỳ Anh thì mới diệt được nọc độc.
Dân Kỳ Anh sẽ kiên trì theo đuổi khiếu nại, nếu yêu cầu chính đáng của họ không được thực hiện.
Người dân miền Trung, người dân cả nước đồng tình ủng hộ khiếu nại của bà con Kỳ Anh. Khiếu nại của người dân Kỳ Anh hợp tình, hợp lý, vì lợi ích trước mắt cũng như lâu dài cho đất nước.
    Bá Tân
Phần nhận xét hiển thị trên trang

E rằng như này lại phiền phức đây ông Văn ơi!


Chính người dân bị thiệt hại mới là chủ thể vụ kiện cá chết.
Vụ cá chết, môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề, có hai chủ thể kiện kẻ gây ra sự cố đó là chính phủ và người dân.Phía chính phủ có thể bằng lòng với việc bồi thường của Formosa cùng chấp nhận lời xin lỗi, đó là quyền của chính phủ.
Nhưng người dân chủ thể chính bị thiệt hại, bị lao đao đời sống, bị nguy cơ mất nghề kiếm sống truyền thống chấp nhận hay không chấp nhận sự đền bù hay lời xin lỗi của Formosa là quyền của người dân.Chính phủ không thể thay người dân thoả thuận trong vụ bồi thường cho người dân được nếu không có uỷ quyền của người dân.
Đây chính là lúc các luật sư trong và ngoài nước có thể hậu thuẫn cho tập thể người dân thậm chí cho từng cá thể người dân bị thiệt hại đâm đơn kiện và đòi Formosa phải bồi thường thích đáng. Đồng thời có thể kiện cả những kẻ tiếp tay cho Formosa ra toà .
Formosa phải bị toà án xét xử bởi họ thừa biết mình gây ra tội lỗi nhưng lại cố tình chối cãi dẫn đến sự bất bình của toàn dân VN.Lời xin lỗi của họ không thành tâm vì chính sự lừa dối tàn nhẫn suốt hai tháng qua gây nên biết bao khốn khổ cho cả hệ thống chính quyền và sự bình yên của cả cộng đồng người Việt.
Chính phủ nếu thực sự vì dân, thương dân vì quyền lợi của người dân thì phải tích cực ủng hộ những vụ kiện đòi bồi thường của người dân nước mình.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghe các pác "Thiên hạ luận" nhà iem nẫu ruột quá ta!


Nếu đi con đường đại đoàn kết dân tộc, ko phân biệt đảng phái, tôn giáo, giàu nghèo thì khó khăn 1950 hẳn có thêm tổn thất xương máu, nhưng sẽ đồng hành cùng nhân loại. Đồng hành thì đi sau Nhật, EU, Mĩ, Úc; cố nhiên! Đi sau thì hút khói bụi, ngửi rắm họ. Nhưng sẽ trước Nga, Tàu, Đài, Nam Hàn và Thái là cái chắc. Hàn đến năm 1070 vẫn khổ, có khi khổ hơn ta lúc ấy còn Băngkoc mới chỉ là ngoại ô tối đèn so với Saigon hòn Ngọc viễn Đông! Vậy rồi 1950 sang nhận đồng chí với Nga Tàu,  đây là món nợ trả góp ko những chung thân bốn năm thế hệ đã và đang trả, nợ còn đi hại đến con cháu chúng ta. Ấy là số phận vậy! Nay đi sau lũ bất nhân, kẻ đã mang xe tăng nghiền nát 126.000 sinh viên Hán, giết 2000.000 người Hán lấy phủ tạng bán; đi sau kẻ bại trận 1949 nó cũng Hán, nó giết dân bản địa tại đây chiếm không gian sinh tồn. Đi sau lú bất nhân thì ngoài khói bụi rắm của nó phải hít, còn phải chịu cảnh buộc nhường không gian sinh tồn cho lũ bất nhân ấy! Ấy là số phận vậy! Nói vậy, để thấy các vị lãnh đạo hiện giờ chỉ chịu một phần trách nhiệm về vụ Formosa, vụ gây hấn chiếm Biển Đông và vụ 2 máy bay và 10 liệt sĩ mới đây. Gọi chính xác là trách nhiệm theo nguyên lý phụ thuộc quá trình! Tuy nhiên, trách nhiệm của chư vị là trình độ chính trị non yếu, tư chất thiếu đàng hoàng và thậm chí vô đạo. Cuộc xử lý vụ Formosa là hệ lụy của cái đó. Nếu đàng hoàng hơn, khi biết tin cá chết, Thủ tướng đã hạ lệnh, tất cả vào cuộc: Một tuần sau Bộ NN PTNT đã có báo cáo bụng cá chứa asen, nhóm Công an môi trường phát hiện trong phần mềm theo dõi tiêu thụ điện năng cho hệ thống xả thải thấp hơn hẳn và qua đấu tranh, nó đã thừa nhận mất điện mấy ngày ko xử lý rồi khi có điện thì cứ để nguyên bể thải mà đổ thốc ra biển. Thế thì công bố nguyên nhân. Còn xử lý vi phạm bồi thường thì để sau.

Thích
Bình luận
Bình luận
Quy Vu Đấu tranh giai cấp thằng mình lọc thằng ta ra đánh
Thích
Trả lời
1
1 giờ
Hoa Lê Khăc Riêng trong bài này tôi chỉ đồng tình với bác Van Chinh Đinh một nửa! Thực ra Mặt trận Việt Minh đã cố kết giao với Hoa Kỳ từ 1944-1945, nhưng rất tiếc tổng thống Mỹ lúc đó là ông Aixenhao đã không chìa tay cho chúng ta, vì ông í cho rằng Mặt trận Việt Minh là cộng sản? Cụ Hồ cũng đã cố làm mọi cách để người Mỹ công nhận Việt Minh, ví dụ cụ tuyên bố giải tán đảng Cộng sản Đông dương năm 1945! Rất tiếc và rất buồn cho dân tộc ta!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

XIN LỖI, HỨA HẸN, RỒI LÀM GÌ CỨU DÂN CỨU BIỂN?



Dân mình oánh nhau thì ác liệt, nhưng đôi khi vì một lời xin lỗi, một cú thăm viếng bên giường bệnh, một món quà thơm thơm là có thể xí xóa cả khuyết điểm, tội ác của tội phạm. Vì thế mà cứ bị hết cú lừa này đến cú lừa khác. Rồi ức lên, rồi biểu tình, rồi chửi bới, rồi căm thù. Rồi lại nghe xin lỗi, đền bù...
Đôi khi chúng ta quên cả pháp luật, xí xóa cả pháp luât.
Câu chuyện tội ác của Formosa làm chết cá, chết biển, chết người, gây hậu họa cho hàng triệu người dân mất việc làm kiếm sống, môi trường bị hủy hoại lâu dài, thiệt hại nền kinh tế đồng bộ sản xuất - du lịch - dịch vụ, lại chỉ xin lỗi, hứa hẹn... như là họ tự xử họ mức này mức kia. Vậy chả lẽ họ thay mặt chính phú ta, dân ta để xử họ hay sao?
Nửa tỷ USD có đủ để rửa sạch biển Việt Nam 50 năm hay không? Nếu chỉ đủ để rửa 1 phần biển ngộ độc thì còn 9 phần nữa thì ai chịu trách nhiêm?
Những cán bộ ký cho phép FMS xả thải vào biển?
Những cơ quan kiểm tra xả thải?
FMS gian dối với các quy định của luật pháp VN?
Những người đàn áp biểu tình của dân phản đối FMS hủy hoại môi trường?
Nhiều. Rất nhiều người liên quan, FMS và những nhà quản lý VN.
Ai sẽ kiện và ai sẽ xử vụ này?
Và sau đó sẽ khắc phục thế nào? Hết bao nhiêu tiền thì khắc phục được hậu quả nghiêm trọng và to lớn này?
Một tiếng thở dài không biết đến bao giờ...
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thôi, nghỉ cho phẻ ông Nguyên ạ!

ĐÂU LÀ LÝ DO THẬT?

Như tôi đã kể, ngày 11/6/2016 lãnh đạo thành phố Hà Nội có cuộc gặp các lãnh đạo hội văn học nghệ thuật của thủ đô, nhưng chỉ riêng tôi ở vị trí hiện tại của mình không được mời. Cảm thấy việc này không bình thường tôi đã viết thư gửi bí thư thành ủy Hoàng Trung Hải và chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung (xem ảnh) để hỏi lý do. Thư được gửi đi sáng 13/6/2016 tại bưu điện Bờ Hồ. 

Ngày 23/6/2016 tôi nhận được công văn trả lời của văn phòng thành ủy (xem ảnh). Lý do nêu trong công văn này có thật không? Tôi cùng đoàn HNVHN đi du lịch Lào từ 5 – 10/6/2016. Tối ngày 8/6 khi đang ở Vientiane, lướt mạng tôi nhận được một cái “còm” của họa sĩ Phạm Kim Bình, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, báo tin sáng 11/6/2016 thành ủy có cuộc gặp mặt 9 chủ tịch 9 hội chuyên ngành của Hội Liên hiệp, anh nhớ có mặt. Như vậy mình có thể dự được, tôi nghĩ, vì đêm 10/6 mình đã về lại HN. Sáng ngày 10/6 trên đường về nước, khi qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) có sóng điện thoại trong nước, tôi gọi cho chị Lệ Chi ở văn phòng Hội Liên hiệp hỏi về cuộc họp này. Chi cho biết 8 anh chị chủ tịch 8 hội có giấy mời đích danh, còn hội anh (HNVHN) thì mời anh Nguyễn Sĩ Đại, Phó chủ tịch, không có giấy mời anh. Sau cuộc gọi Lệ Chi, tôi gọi cho nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội Liên hiệp hỏi ngay. Anh Bằng Việt nói mình cũng bất ngờ, không hiểu sao như vậy. Bây giờ ông hỏi thì để mình hỏi lên thành phố xem sao. Trong khi chờ anh Bằng Việt hỏi thì tôi điện thoại cho bí thư thành ủy Hoàng Trung Hải vì trong cuộc gặp giữa bí thư và thường trực Hội Liên hiệp (27/5/2016) anh Hải đã cho chúng tôi số máy và bảo có thể liên lạc khi cần. Nhưng máy anh Hải tắt. Lát sau anh Bằng Việt gọi điện lại. Anh nói: mình đã gọi điện cho ban tuyên giáo thành ủy, họ nói là danh sách mời này do bên ban tổ chức thành ủy đưa sang. Mình lại gọi sang bên ban tổ chức, gặp chị Minh Hạnh phó ban cho biết danh sách mời do ban làm và đưa lên thường trực thành ủy duyệt. Trường hợp anh Nguyên thì chúng tôi có tham khảo một bản báo cáo của bên an ninh (PA83) trong đó có nói anh Nguyên đã và vẫn đang tham gia Văn Đoàn Độc Lập, là đối tượng quản lý của bên an ninh (anh Bằng Việt nói là nghe câu này mình phải ghi ngay ra giấy để nói lại cho ông đúng nguyên văn) nên chúng tôi quyết định không mời anh Nguyên mà mời anh Nguyễn Sĩ Đại, phó chủ tịch. Tôi cám ơn anh Bằng Việt đã cung cấp thông tin và nói là việc này nếu bung ra thì bất lợi cho thành phố, chứ tôi không hề gì. 

Sau khi nhận được công văn trên, tôi đã hỏi lại anh Bằng Việt một lần nữa là có phải Hội Liên hiệp lập danh sách đưa lên không thì anh bảo không. Gần đây, tôi được biết trong một văn bản đề ngày 3/6/2016 của Ban tổ chức thành ủy do trưởng ban Vũ Đức Bảo ký báo cáo về việc tổ chức đại hội của các hội văn học nghệ thuật của thành phố cũng có một mục riêng về tôi đánh giá nặng nề và cái câu “anh Nguyên đã và vẫn đang tham gia Văn Đoàn Độc Lập, là đối tượng quản lý của bên an ninh” được in nghiêng trong đó. Như vậy, lý do không mời tôi đương nhiệm phó chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, dự họp theo đúng thành phần, là đã định sẵn từ trước. Còn như nói vì tôi đi Lào không có mặt trong thời gian họp nên không mời như nêu trong công văn của văn phòng thành ủy HN chỉ là một cách trả lời vậy thôi. Tôi chỉ lấy làm lạ (mà thực ra không lạ) là sao cấp ủy thành phố không nói thật, nói rõ lý do đó ra. Vì nói như họ nói thì bản thân họ cũng thừa biết tôi không tin và cũng không ai tin. Mất lòng tin là mất tất cả.

Trước đó, chiều ngày 19/6 tôi nhận được cuộc điện thoại của anh Nguyễn Đức Chung. Thấy số máy lạ 0903407319 hiện trên màn hình tôi bật nghe. Mở đầu anh không xưng tên mà nói ngay:

- Chào bác. Không hiểu sao thư bác gửi tôi từ thứ Hai mà hôm nay tôi mới nhận được.

- Chào anh. Xin lỗi có phải anh Chung không ạ?

- Vâng, tôi là Nguyễn Đức Chung. Bác Nguyên ạ, thư bác gửi tôi từ thứ Hai mà hôm nay tôi đến văn phòng mới nhận được. Về việc bác nói trong thư thì đó là việc của bên Tuyên giáo, bên Thành ủy, không phải bên Ủy ban. Cũng không có gì nặng nề đâu bác ạ.

- Vâng, tôi hiểu. Nhưng đây không phải là chuyện cá nhân tôi mà là chuyện của HNVHN và của thành phố. Tôi muốn biết lý do để còn nói với các hội viên. Cám ơn anh đã nhận thư và gọi điện cho tôi.

- Vâng, để vài tuần nữa tôi sẽ xin gặp bác, chúng ta nói chuyện. Thoải mái thôi ạ.

- Vâng, chào anh Chung.

Hiện tại Hội Nhà văn Hà Nội là hội còn lại trong 9 hội chuyên ngành của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội chưa đại hội nhiệm kỳ được (ngay cả hồ sơ để làm đại hội cũng chưa hoàn thành). Lý do duy nhất là lãnh đạo thành phố Hà Nội không muốn Phạm Xuân Nguyên ở cương vị lãnh đạo hội nữa vì lý do như trên. Chừng như lãnh đạo muốn tôi rút khỏi Văn Đoàn (chính xác là Ban vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập) hoặc từ chức, nhưng tôi không thấy có lý do gì để làm hai việc đó cả. Cứ để đại hội là cơ quan quyền lực cao nhất của một tổ chức quyết định, ngay cả khi HNVHN là “tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp” thì điều lệ hội cũng đã quy định quyền của đại hội là cao nhất. Với tôi làm hay không làm ở HNVHN nữa không phải là mục đích. Cái chính tôi muốn là sự công khai, minh bạch, càng ở các cấp lãnh đạo, quản lý cao thì càng phải thế. Chứ còn như cái sự mời họp / không mời họp mà đưa ra lý do như trên thì đó là gì tôi đã nói trong thư gửi bí thư và chủ tịch thành phố thủ đô rồi.

.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bà Phạm Chi Lan: Cần làm rõ những ai đã 'ưu đãi' cho Formosa gây thảm họa môi trường


Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.
   "Chính phủ Việt Nam cần biết đích danh tên các nhà thầu phụ của Formosa là ai để đưa ra quyết định cấm họ không được vào Việt Nam thực hiện bất kỳ dự án nào nữa, cũng như những cá nhân, tổ chức nào buông lỏng sự quản lý, giảm sát, hoặc là đưa ra những "ưu đãi" cho Formosa để họ gây ra thảm họa ngày hôm nay" chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định
Sau hơn 2 tháng người dân cả nước mong mỏi chờ đợi, chiều 30.6, kết luận về nguyên nhân gây ra hiện tượng hải sản chết bất thường tại miền Trung đã được cơ quan chức năng công bố chính thức. Theo đó, việc xả thải của nhà máy của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa (FHS) tại Khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) được xác định là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, gây ra hiện tượng hải sản chết hàng loạt.
Dù nguyên nhân đã được giải đáp nhưng xoay quanh câu chuyện này vẫn còn nhiều câu hỏi được đặt ra hiện nay. Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.
- Chiều ngày qua 30.6, Chính phủ Việt Nam đã công bố chính thức về nguyên nhân cá chết hàng loạt tại miền Trung, bà đánh giá sao về kết quả này?
Chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt việc bắt Formosa phải cúi đầu chịu tội trước người dân Việt Nam, vì ban đầu thái độ của tập đoàn này rất ngông nghênh khi bắt người dân Việt Nam chọn giữa "cá và thép". Đây là một thái độ rất hỗn xược.
Do đó, trong vòng hơn 2 tháng, để bắt được Formosa cúi đầu nhận tội từ thái độ ngông ngênh này, có thể nói Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực rất lớn.
Tuy nhiên, ở đó vẫn có 2 thông tin chưa được giải đáp. Thứ nhất là, trong bức thư mà Formosa gửi cho nhân viên thì họ nói là do lỗi của các nhà thầu phụ. Vậy ở đây, các nhà thầu phụ là ai? Có lẽ Chính phủ Việt Nam cần biết đích danh tên các nhà thầu phụ đó để đưa ra quyết định cấm họ không được vào Việt Nam thực hiện bất kỳ dự án nào thêm.

Ví dụ ở Việt Nam, khi các nhà thầu phụ vi phạm lỗi về môi trường, Chính phủ Việt Nam đã ra thẳng quyết định là trong vòng bao nhiêu năm các nhà thầu này không được thực thi các dự án nữa. Vậy đối với trường hợp này, Formosa không những vi phạm mà còn làm ô nhiễm môi trường nặng thì Chính phủ Việt Nam hoàn toàn có thể tuyên bố cấm hẳn từ nay những nhà thầu phụ này không được bước chân vào Việt Nam nữa.
Thứ hai là về phía Việt Nam, những cá nhân, tổ chức nào có trách nhiệm trong vụ việc này khi buông lỏng sự quản lý, giảm sát, hoặc là đưa ra những "ưu đãi" vượt quá quy định cho Formosa so với một nhà đầu tư nước ngoài để họ gây ra thảm họa ngày hôm nay. Theo tôi phải làm rõ. Điều này rất cần thiết vì còn mang tính răn đe để không có trường hợp nào xảy ra trong tương lai nữa. Để những cá nhân, tổ chức này vô can là điều không thể được.
Tôi cũng rất tán thành khẳng định của Bộ trưởng Trần Hồng Hà là không thể đánh đổi kinh tế-xã hội với môi trường.
- Formosa đã thừa nhận và cam kết bồi thường 500 triệu USD. Theo bà, mức đền bù này có hợp lý? Và hậu quả đối với môi trường liệu có khắc phục được?
Con số 500 triệu USD được cơ quan chức năng căn cứ là dựa trên những thiệt hại của người dân. Tuy nhiên vẫn cần phải minh bạch hơn việc trong đó có bao nhiêu chi cho thiệt hại của người dân ở 4 tỉnh khác nhau, ở đó họ thiệt hại ra sao và sẽ đền bù cho họ như thế nào?... Điều này rất cần được minh bạch để người dân cả nước được biết.
Nếu mức bồi thường là thỏa đáng, giúp cho người dân khắc phục được những hậu quả về lâu về dài thì điều này cũng làm cho chúng ta yên tâm một phần nhưng nếu chưa tính toán về những hệ lụy về lâu về dài thì cũng là điều rất quan ngại.
Thêm vào đó, bao lâu nữa hệ quả này được khắc phục đầy đủ, bao lâu nữa thì người dân có thể ra biển đánh cá được bình thường và liệu khi đánh cá được bình thường thì những sản phẩm cá của họ có được thị trường tin dùng không hay là có những nghi ngại. Sau đó cuộc sống của họ vẫn khó khăn, vì cú sốc của thị trường là vô cùng nặng nề.
Do đó, theo tôi, con số này khó mà tính toán được. Đối với Việt Nam, tôi không biết Chính phủ dùng bao nhiêu trong 500 triệu USD để khắc phục về môi trường. Con số này liệu có phải căn cứ dựa trên đánh giá của các nhà khoa học trong nước và quốc tế hay không hay tiếng nói và bài toán của họ không được ghi nhận...
Mặt khác, thời gian khắc phục môi trường biển là bao nhiêu lâu: 1 năm, 2 năm hay...70 năm. Vậy khoản còn lại sau khi đền bù cho người dân có đủ để khắc phục môi trường hay không? Con số 500 triệu USD nhìn thì rất lớn nhưng khi đưa vào giải quyết hệ quả của thảm họa này liệu có hợp lý hay không?
Hơn nữa, không thể để tình trạng Formosa đền tiền xong rồi phủi tay, các cơ quan chức năng phải lập ra tổ chức giám sát việc thực hiện những cam kết mà Formosa đã tuyên bố tại cuộc họp chiều qua như: bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, đảm bảo xử lý triệt để chất thải độc trước khi thải ra môi trường, phối hợp với các bộ ngành Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ, không để xảy ra sự cố môi trường tương tự...
Tất cả phải được lập kế hoạch rõ ràng để đảm bảo giám sát được những hoạt động của Formosa về sau này.
- Qua vụ việc này, phải chăng chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam nên khắt khe hơn để tránh ảnh hưởng đến môi trường, thưa bà?
Phải thay đổi chính sách để không chấp nhận những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Không nên tin lời hứa của các nhà đầu tư vì chúng ta không thể đánh giá chính xác được các nhà đầu tư nước ngoài, cái tâm tham muốn có được về kinh tế của họ sẽ rất lớn, chứ tôi chưa nói đến việc đút lót để bất chấp môi trường.
- Vậy, theo bà, Nhà nước cần có cơ chế nào để đảm bảo không còn tái diễn sự cố tương tự như thế này?
Những cơ chế của Việt Nam vẫn còn mang tính tập thể. Theo đó, dứt khoát phải nói không với những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Ngoài ra, lãnh đạo Việt Nam cũng phải dứt khoát với trách nhiệm của mình, phải có trách nhiệm với chủ quyền dân tộc để bảo vệ thế hệ sau này. Và đặc biệt, phải dứt khoát trừng phạt nghiêm những người nào vi phạm điều này.
Theo tôi, Chính phủ Việt Nam cũng phải xem xét lại chế độ phân cấp quyền cho các tỉnh đối với các dự án đầu tư vào Việt Nam. Tôi cho rằng, những dự án lớn là phải dành về thẩm quyển của chính phủ Trung ương quyết định, chứ không phải là chính quyền địa phương quyết định nữa. Vì phải cân đối chung việc phát triển ở nhà nước, tránh tình trạng nhiều địa phương đua nhau đi lên bằng nhiều dự án, hay trình độ cán bộ yếu kém để đưa ra những quyết định không đúng đắn.
- Cám ơn bà!
Tuyết Nhung (Thực hiện)
Phần nhận xét hiển thị trên trang