Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

TIẾNG NÓI NHÀ VĂN

CUỘC CHƠI PHẨM GIÁ CỦA TRUNG QUỐC

Hoàng Quốc Hải




Trung Quốc tự xưng mình là nước lớn và họ trỗi dậy trong hòa bình.
Hiển nhiên Trung Quốc là nước lớn. Về dân số đứng đầu thế giới với hơn 1,3 tỉ dân, về diện tích hơn 9 triệu km2 chỉ sau Liên bang Nga và Canada.

Còn việc họ trỗi dậy trong hòa bình thì không phải vậy. Trước hết, các nước có chung biên giới với họ, không một nước nào được yên ổn với Trung Quốc, nếu không gây ra chiến tranh cũng là xung đột hoặc tranh chấp, chủ yếu là đất đai. Nửa cuối thế kỷ 20, họ đã từng có xung đột biên giới với Liên Xô, chiến tranh biên giới với Ấn Độ, chiến tranh xâm lược với Việt Nam. Và hiện nay, họ đang khuấy đảo Biển Đông. Năm 1974 cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, năm 1988 lại dùng lực lượng quân sự áp đảo cưỡng chiếm các đảo Gạc Ma, Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga Ren, Đá Tư Nghĩa, Đá Su Bi… Thực chất đây là một cuộc xâm lược đúng nghĩa.

Và bây giờ họ đã biến các đảo và các bãi đá ngầm chiếm được của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, thành 7 thực thể như đường băng cho tầu bay, bến bãi cho tầu chiến, tầu ngầm và kho chứa xăng dầu. Tức là họ đang gấp rút quân sự hóa Biển Đông từng giờ.

Bãi cạn Scarborough do họ cưỡng chiếm của Philippines năm 2012, nằm trong âm mưu biến nó thành một căn cứ quân sự lớn- một hàng không mẫu hạm khổng lồ không thể đánh chìm ngay cửa ngõ Philippines, và cách các căn cứ quân sự Mỹ đang sử dụng không xa.

Truyền thống chiếm đất của Trung Quốc, là vượt biên giới đánh chiếm một phần lãnh thổ của láng giềng, ở nơi mà họ thấy có lợi thế. Khi bị phản kích, bị đẩy lùi, họ cố đóng chốt tại một khu vực, rồi đề nghị đàm phán. Đó là họ biến vùng đất không có tranh chấp thành đất tranh chấp. Và tiến hành thương lượng trên vùng đất vừa chiếm được. Cuộc chiến tranh biên giới Trung - Ấn năm 1962, hiện Trung Quốc còn đang chiếm giữ của Ấn Độ một dải đất khoảng 50.000 km2.

Thủ đoạn đó đối với Việt Nam là xâm canh, xâm cư và xâm táng.

Xâm canh, là họ cho người sang cấy trồng trên đất của ta, tại những vùng hẻo lánh. Nếu ta phát hiện kịp thời và xua đuổi, thì họ rút về. Nếu êm êm qua vài vụ, là họ đưa người sang làm nhà và sinh sống trên đất ta, tức là xâm cư. Việc xâm cư này nếu phát hiện kịp vẫn có thể đuổi được, trường hợp như ở Cao Bằng vào các năm 1970- 1973. Nhưng nếu họ ở lâu, có người chết và mồ mả an táng kiểu như vùng đất bên kia sông Qui Sơn, thác Bản Giốc huyện Trùng Khánh Cao Bằng, thì rất khó đuổi. Thậm chí không thể đuổi được và mất đất luôn. Mất nửa thác Bản Giốc là như vậy đó.

Trên bộ, đất đai tiếp giáp liền kề, Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn để lấn chiếm còn đi một nhẽ. Nhưng trên biển, trùng khơi cách trở, các nước ven Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei hoàn toàn không có gì liên đới tới Trung Quốc. Vùng đặc quyền kinh tế như của nước ta, tính từ đường cơ sở còn cách Trung Quốc tới cả ngàn km; không có một xăng ti mét nào có thể gọi là chồng lấn.

Các đảo trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ 1956 trở về cả mấy ngàn năm trước, chưa hề có yếu tố Trung Hoa. Còn quần đảo Trường Sa trước 1988, tức là trước khi quân Trung Quốc xâm lược chiếm đảo Gạc Ma và các đảo khác từ sự kiểm soát của Việt Nam, thì người Trung Quốc chưa hề biết đến Trường Sa.
Như vậy không chỉ Việt Nam, mà dường như tất cả các nước ven Biển Đông không có gì để đàm phán với Trung Quốc. Bởi vùng biển này từ xưa không có tranh chấp, không có yếu tố Trung Hoa. Bởi Trung Hoa là một quốc gia lục địa. Nay Trung Quốc nhảy vào cưỡng chiếm với đầy đủ yếu tố của một kẻ xâm lược. Do đó, quân xâm lược phải rút đi, đó là chân lý và cũng là đạo lý, chẳng có gì để thương lượng.

Vậy Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì đến Việt Nam trước thềm Tòa Trọng tài Quốc tế Thường trực LHQ ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc cưỡng chiếm bãi cạn Scarborough, và xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này để làm gì?

Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nói riêng và các nước ven Biển Đông nói chung, không có bất kỳ vùng chồng lấn nào với Trung Quốc. Không có cái gọi là “quyền lịch sử”.

Theo Công ước Quốc tế về Luật Biển Unclos 1982, do 160 nước thảo luận và xây dựng công phu suốt mấy chục năm mới hoàn thành, trong đó có cả Việt Nam và Trung Quốc cùng tham gia. Nguyên tắc thứ nhất của Luật Biển Unclos về chủ quyền và quyền tài phán đối với quốc gia ven biển phải là: “Chiếm hữu thực tế và thực hành quyền tài phán liên tục không bị gián đoạn- không phải là chinh phục”.

Theo qui định này thì các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc đang chiếm đóng, thực sự là do xâm lược mà có. Vậy nó là bất hợp pháp. Trung Quốc phải rút đi để trả lại Hoàng Sa - Trường Sa cho Việt Nam. Bởi nó không có một ly nào là chồng lấn cả, vì vậy không có gì để đàm phán, thương lượng.

Vậy ông Dương Khiết Trì đến Hà Nội để làm gì? Chắc chắn là thuyết phục Việt Nam hợp tác, kiên trì đàm phán để thu hẹp bất đồng. Và nếu có thể được trong chừng mực nào đó, không tẩy chay Tòa Trọng tài Quốc tế Thường trực LHQ sắp tuyên bố kết quả vụ kiện của Philippines, thì chí ít cũng không tuyên bố công khai ủng hộ Philippines.

Giả định thôi, nếu Việt Nam thỏa hiệp với Trung Quốc về điều này, có nghĩa chúng ta đã từ bỏ chủ quyền và đồng nghĩa với việc đầu hàng Trung Quốc. Cho nên cơ sở của đàm phán là quân Trung Quốc cưỡng chiếm biển, đảo của Việt Nam, thì quân Trung Quốc xâm lược phải rút đi, trả lại biển đảo cho Việt Nam. Đó là mệnh lệnh của Tổ quốc! Nếu Trung Quôc không rút đi thì Việt Nam khởi kiện.

Nhưng có lẽ Trung Quốc cáo già, sẽ dụ dỗ Việt Nam bằng các chiêu thức kinh tế, hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp như mơ. Và hai Đảng, hai Nhà nước cố gắng hợp tác bảo đảm an ninh khu vực, còn Biển Đông cứ giữ nguyên hiện trạng không làm cho tình hình phức tạp thêm…

Vấn đề là, chỉ cần Việt Nam im hơi lặng tiếng để Trung Quốc qua cơn sóng gió này.

Ta nên biết, Trung Quốc đã bao lần nuốt lời hứa. Và cứ mỗi lần họ qua ta dụ dỗ, là mỗi lần ta lại ăn thêm quả lừa to hơn. Nhớ tháng 6 năm 2014 khi ông Dương Khiết Trì tới Hà Nội giữa lúc tình hình ngoài Biển Đông rất căng thẳng. Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc neo đậu sâu trong thềm lục địa của ta. Đường dây nóng trở nên nguội lạnh, bởi đầu kia không hề có tín hiệu. Dương Khiết Trì sang trấn an, nhưng HD 981 vẫn lì lợm thăm dò trong thềm lục địa của Việt Nam.
Trước ngày 18 tháng 6 năm 2014, là ngày ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam, Tân Hoa Xã có bài đe dọa Việt Nam qui về 4 điểm:
1/ Không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền cua Trung Quốc đối với các đảo trên Nam Hải ( Biển Đông ).
2/ Không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận ở Việt Nam về chủ quyền Trung Quốc ở Tây Sa, Nam Sa ( Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam ).
3/ Không được lôi kéo các nước khác vào Nam Hải ( Biển Đông ).
4/ Không được phá bỏ mối quan hệ Việt - Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ.
Qua đó mới thấy Trung Quốc luôn dọa nạt, nhưng vì bất minh nên luôn run sợ trước dư luận quốc tế. Họ rất sợ ta công khai chỉ trích và đưa ra các chứng cứ lịch sử về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Và họ trói ta vào cái vòng kim cô 16 chữ vàng và 4 tốt trong mối quan hệ vô nghĩa ,mà ông nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gọi là “hữu nghị viển vông
Trung Quốc nằm mơ cũng không kiếm được một dòng một chữ nào, làm bằng chứng lịch sử về hai quần đảo này.
Do vậy, họ mới nói bừa rằng “ Chủ quyền không thể tranh cãi ở Biển Đông từ thời cổđại”. Trước đó họ nói Trung Quốc đã làm chủ Biển Đông từ thời Hán, Đường nhưng tìm mãi chẳng có bằng chứng gì, nên nói đại là “chủ quyền lịch sử”. Gần đây họ làm rùm beng có cuốn sách cổ 600 năm làm bằng chứng cho việc Trung Quốc đã làm chủ Hoàng Sa, Trường Sa, do một gia đình ngư dân ở Quảng Đông sở hữu. Phóng viên BBC tại Trung Quốc đã về tới tận nơi bóc mẽ. Vị ngư dân kia nói “Sách cũ quá, nát quá chẳng đọc được chữ gì, vứt đi rồi”.
Vậy là sự dối trá đã và đang ngự trị một cách nhất quán trong các chính sách của Trung Quốc về Biển Đông.
Lại nói, mỗi lần họ khuyên ta giữ “nguyên trạng” và “không làm phức tạp tình hình Biển Đông” cốt để kìm hãm ta phát ngôn, bó tay ta bảo vệ chủ quyền biển đảo, thì họ lại tăng tốc bồi lấp đảo. Cho tới nay dường như họ đã quân sự hóa xong về cơ bản hai quần đảo mà họ chiếm giữ trái phép.
Và từ Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm đào, Tập Cận Bình đến Lý Khắc Cường, mỗi người đều đã hơn một lần bội tín với ta về trật tự Biển Đông, sau khi họ đã gặp gỡ lãnh đạo ta hứa và cam kết.
Nhưng sao lần này ông Dương Khiết Trì sang Hà Nội lại có vẻ thỏ non thế nhỉ?
Thái độ bớt hung hăng, ảnh chụp lại thấy cái miệng hơi hé cười. Cho nên tôi đón đợi ở ông ta một lời tự thú, kiểu ông Trương Chí Quân, thứ trưởng bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói về Nhật Bản. Xin trích nguyên văn, chỉ thay hai chữ “Nhật Bản” của ông Trương Chí Quân bằng hai chữ “Trung Quốc”:
“Nếu Trung Quốc không đối diện lịch sử, không tự vấn lương tâm của mình và không thành thật sửa chữa lỗi lầm thì dù nền kinh tế của họ có phát triển thế nào đi nữa thì quốc gia này cũng không thể đứng thẳng được về mặt đạo lý”.
Thật ra, nếu khôn ngoan, nhân cơ hội này Trung Quốc nên tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế Thường trực Liên hiệp quốc. Bởi cuộc chơi Toàn cầu, phải chấp hành luật Toàn cầu, chứ không thể theo riêng luật rừng được. Đó chính là con đường rút lui trong danh dự. Thế giới sẽ nhìn nhận Trung Quốc đang trỗi dậy trong hòa bình. Biển Đông lập tức lặng sóng, các tàu chiến Mỹ, Nhật, Úc, Ấn chẳng lượn lờ ở đó làm gì nữa.

Và nữa, đây cũng là một thử thách trong cuộc chơi phẩm giá của Trung Quốc. Nếu làm ngược lại, Trung Quốc sẽ tự cô lập mình trong vòng vây của cả thế giới.
Hãy cảnh giác với Trung Quốc!
Hà nội ngày 27 tháng 6 năm 2016
Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHÀ VĂN, ĐẠI TÁ CÔNG AN TÔN ÁI NHÂN LÊN TIẾNG VỀ ÁN OAN


Ông bà Nguyễn Trường Chinh (bố mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng) đi kêu oan cho con trai suốt nhiều năm nay, ở nhiều cơ quan và trên nhiều đường phố Hà Nội. 

Án oan 
Nhà văn, Đại tá công an

Những năm gần đây một số kỳ họp Quốc hội đã công khai đưa vấn đề án oan để chất vấn các vị Bộ trưởng ngành pháp luật một cách thẳng thắn, nghiêm túc đầy cởi mở và dân chủ để tránh những án oan, khổ đau cho người dân vô tội. Đây là việc làm đúng.


Quả thực, từ ngày thành lập nước đến nay ngành luật pháp đã có nhiều cố gắng, nhưng cũng không tránh khỏi oan sai. Xin nêu một số vụ điển hình:

Trước hết, phải bỏ qua các vụ án oan trong thời kỳ diệt tề trừ gian và Cải cách ruộng đất. Thời chống Pháp, nổi lên vụ địch tung đòn phản gián tạo ra vụ H122 làm ta bắt oan hàng trăm người. Sau Bác Hồ chỉ thị đồng chí Trần Đăng Ninh trực tiếp đi sửa sai. Vụ Ngô Cường, Trưởng ty Công an Quảng Yên cũng tương tự, bị bắt oan khiến ông ta phải tự minh oan bằng cách mổ bụng tự tử tới hai lần. Mãi sau này mới minh oan!

Hoà bình lập lại, ngành luật pháp đã phấn đấu cải tiến nhiều, nhưng án oan về chính trị và hình sự vẫn tiếp diễn. Vụ Võ An Khang ở Nhà máy gỗ Cầu Đuống nghi mâu thuẫn nội bộ giết nhau bắt oan một cấp phó, nhưng thực ra ông ta tự tử. Vụ giết chị Là ở Đông Triều khiến ba công dân lương thiện: Mạch, Chồi, Tương mỗi người phải tù oan tới 11 năm. Điều đáng nói là ba công dân này vào tù tháng nào cũng viết ba đơn kêu oan gửi tới ba cơ quan Công an, Tòa án và Viện khiểm sát. Đơn kêu oan suốt mười một năm lên tới hàng ngàn, khiến ông Hoàng Quốc Việt lúc đó làm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thốt lên: “Nếu không bị oan thì liệu họ có kiên trì viết đơn nhiều đến thế”; Và ông đã chỉ thị cho Công an khu Hồng Quảng điều tra lại. Cái đặc biệt của vụ án là đồng chí trực tiếp điều tra sai trước đây lại tình nguyện xin điều tra lại để tìm cái sai của chính mình. Kết quả vụ án là chồng giết vợ đã ra tự thú. Ba công dân bị oan được tha. Vụ này đã đưa vào giáo trình giảng dạy ở trường Công an.

Về án chính trị, có vụ Đinh Kim Chi (Hà Nội) với tội danh gián điệp vì trên nóc nhà có điện đài, tòa tuyên phạt tám năm tù. Mãi sau một lãnh đạo mạng tình báo trong Nam ra xác nhận ông là tình báo hoạt động đơn tuyến bí mật cho ta. Nhưng hỡi ôi! Khi ông được tự do thì đã ngồi tù hơn sáu năm. Và điều bất hạnh nữa là ông chỉ hưởng tự do được hai tháng thì bị tử nạn do giao thông!

Đau đớn nhất có lẽ là vụ ông Nguyễn Văn Phổ (con trai học giả Nguyễn Văn Vĩnh, anh trai nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp) bị tù oan đến 17 năm ( từ 1955- 1972) vì tội gián điệp, khiến gia đình khổ sở, điêu đứng... Vợ bỏ đi tu, các con học giỏi nhưng không được vào đại học, anh em, họ hàng đều liên đới không được vào cơ quan Nhà nước. Tới khi nhà chỉ huy tình báo Mười Hương trong Nam ra mới minh oan công nhận ông Nguyễn Văn Phổ là tình báo quân đội. Năm 1998 ông Phổ được Nhà nước tặng Huân chương Chiến thắng. Song, rất tiếc là ông đã mất trước đó bảy tháng. Chị Nguyễn Phương Mỹ con gái ông đã viết bài: “Phía sau tấm huân chương!” để khóc cha vô cùng xúc động. Dù vậy, đến nay căn nhà xưa ở phố Liên Trì, Hà Nội của gia đình ông vẫn chưa về với chủ cũ. Thật xót xa!

Từ khi miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất đến nay, án oan không giảm mà lại tăng nhiều chỉ tính những năm gần đây mà báo chí rầm rộ nêu ra đã có tới gần chục vụ mà toàn vụ nghiêm trọng đều là án tử cả, như vụ Lê Duy Mạnh ở Thanh Hóa bị án tử, bị tù 11 năm mới được tha, vụ Trần Văn Chiến ở Tiền Giang tù oan hơn 16 năm mới được tự do. Vụ Bùi Minh Hải ở Đồng Nai cũng án tử nhưng chưa thi hành án thì tìm ra thủ phạm chính nên được xóa án. Gần đây, báo chí rộ lên nhiều là vụ án “Vườn điều” của ông Huỳnh Văn Nén ở Ninh Thuận bị tù oan 12 năm tới năm 2015 mới được tha, hay vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang tù oan hơn 17 năm mới được tự do và đền bù 7 tỷ. Có vụ án tử hình lại đầy uẩn khúc, éo le và rắc rối như vụ Hồ Duy Hải ở Long An mà mẹ tử tù là bà Loan suốt bẩy năm đội đơn đi kêu oan cho con đã phải thốt lên “Họ cố tình buộc tội chết cho con tôi để thế mạng cho ai đó, chứ thực tình con tôi không có tội”. Cho tới trước lúc chuẩn bị thi hành án thì bà vội bay ra Hà Nội đến Quốc hội kêu oan cho con đề nghị điều tra lại. Cuối cùng Hồ Duy Hải được tha bổng, vì vô tội. (Chi tiết này sai, xin xem thư của gia đình Hồ Duy Hải ở cuối bài - Tễu Blog). Vụ này đã được bà Lê Thị Nga đại biểu Quốc hội đưa ra chất vấn Chánh án tối cao tại kỳ họp Quốc hội năm 2015. Lại có vụ xử đi xử lại hai ba lần vẫn án tử, nhưng cuối cùng vẫn oan như vụ án “Vườn mít” của Lê Bá Mai ở Bình Phước, vụ Nguyễn Minh Hùng ở Tân Tiến, Tây Ninh v.v... những vụ án oan như thế còn kha khá, khó mà kể hết được!


Bà Loan, mẹ của tử tù Hồ Duy Hải kêu oan cho con.

Có vụ rõ ràng chuyện thật, mà cứ như đùa của cơ quan luật pháp trước sinh mạng chính trị của người dân vô tội như vụ hai ông Phạm Nhứt Hùng và Lê Quốc Sĩ là cán bộ ở Hậu Giang nghi tham ô và bị bắt. Sau giam bốn tháng thì được bảo lãnh tại ngoại. Hai ông vẫn kêu oan liên tục, nhưng sau 23 năm tòa mới xem xét lại. Thấy oan, liền trả lại danh dự và đền bù 900 triệu cho hai ông. Thế là 900 triệu tiền nộp thuế của dân bị mất oan do việc làm tắc trách khá hài hước của quí toà. Vì, hỏi ra mới biết là cơ quan pháp luật “quá bận” nên quên!?

Đặc biệt, có vụ không phải án tử, nhưng lại là một nỗi đau khủng khiếp đối với bà Đỗ Thị Hằng phường Mỹ Đô, Bắc Giang, bị xử 12 năm tù vì tội lừa bán chị Liễu sang Trung Quốc. Sau chị Liễu trốn về thấy bà bị oan, liền vạch mặt thủ phạm chính và rủ bà Hằng đi kiện. Bà được tha sau 5 năm 6 tháng tù oan. Nhưng khi trở về thì hỡi ơi! Người chồng yêu quí đã quá tủi nhục mà quẫn trí tự tử, con bà không ai chăm sóc, dạy dỗ đã hư hỏng đứa vào tù, đứa ung thư không tiền cứu chữa. Án oan đã biến cả gia đình bà Hằng thành bi kịch đầy tang tóc xót xa!

Vâng! Án oan đã đổ lên đầu người dân vô tội những nỗi đau vô tận kinh hoàng như thế!

Nguyên nhân xảy ra án oan thì nhiều và khó lý giải. Tuy nhiên, qui đến cùng vẫn là do cơ quan công quyền thi hành pháp luật làm ăn cẩu thả, thiếu trách nhiệm trước số phận con người.

.
Để giảm bớt và tiến tới chấm dứt các vụ án oan, thì việc đầu tiên Nhà nước phải xây dựng, củng cố và kiện toàn bộ máy quyền lực ở các cơ quan thừa hành luật pháp mà trước hết là yếu tố con người. Cán bộ, nhân viên các cơ quan này phải được tuyển chọn, sàng lọc kỹ, phải có học thức cơ bản, không chỉ giỏi nghiệp vụ có năng khiếu điều tra mà còn luôn được giáo dục tính thượng tôn pháp luật và nhất là phải có lòng nhân ái, luôn thực sự cầu thị, biết yêu thương con người. Tuyệt đối không sử dụng kẻ bất tài, hiếu thắng, học hành không đến nơi, đến chốn, hám danh lợi, mê thành tích làm ăn tắc trách, thì chính họ sẽ là kẻ đi gieo tai họa cho dân lành. Bởi một công nhân tồi quá lắm làm ra cho xã hội những sản phẩm kém chất lượng, nhưng với nhà thi hành luật pháp tồi thì không những làm hỏng cuộc đời người khác mà còn bao người thân trong gia đình họ phải điêu đứng khốn khổ nữa! Do vậy, người điều tra gây ra án oan cũng phải bị trừng phạt thật nghiêm mới răn đe được những kẻ làm ăn tắc trách.

Mặt khác, các cơ quan pháp luật nên tổng kết các vụ án oan để hội thảo rút kinh nghiệm, có thể in thành sách lưu hành nội bộ để làm bài học không chỉ cho hôm nay mà cả thế hệ mai sau lấy đó để tránh. Hãy dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật sai lầm để sửa chữa, chứ không chỉ toàn ngợi ca thành tích mà bỏ hết sai lầm, thế là rải thảm đỏ lên hố sâu để người sau dễ vấp ngã. Việc công khai hóa các sai lầm tức là thực sự cầu thị để tránh sai lầm.Vì công luận trên truyền thông và báo chí cũng là quyền lực góp phần tìm chân lý vạch ra những oan sai để bênh vực cho công dân vô tội. Một nước thực sự văn minh, dân chủ thì luôn coi trọng vấn đề này. Nhất là những vụ trọng án khi đã đưa vào vòng quay tố tụng không chỉ làm từng bước thận trọng, kỹ càng mà còn nên có nhiều phản biện gay gắt để tìm chân lý, kể cả việc kiểm tra chéo các cơ quan pháp luật với nhau. Nên chăng cho phép các nhà có kinh nghiệm điều tra thành lập các nghiệp đoàn thám tử tư công khai cho các bị can được thuê thám tử tư điều tra tìm chân lý để minh oan cho mình và có thêm tiếng nói khách quan với vụ án.

Song song với những việc trên, cần tăng cường vai trò độc lập bào chữa của các luật sư. Không nên biến luật sư chỉ để làm vì, với những bài cãi nhạt nhẽo vô hồn, vô tác dụng, hoặc chỉ là cầu nối cho sự tiêu cực của vụ án, mà thiếu đi những bài bào chữa hùng biện, xác đáng đầy thuyết phục khi tranh tụng trước tòa để có thể lật ngược được vụ án.

Vâng, án oan chính là tội ác! Mà theo luật nhân quả thì cái ác sẽ luôn tìm cách trả thù để trừng phạt những gì thực thi bằng chính nó!

Tôn Ái Nhân
28.06.2016

Nguồn: Tạp chí Nhà văn & tác phẩm/vanvn.net.
Nguồn: Triệu Xuân.
____________

Thư của gia đình tử tù Hồ Duy Hải:

Cháu chào Chú! Cháu vừa xem bài viết trên facebook của Chú viết về "Án oan" của Đại tá Công an, Nhà văn Tôn Ái Nhân. Cháu xin có ý kiến nhỏ, trong bài viết có câu: "Cuối cùng Hồ Duy Hải được tha bổng vì vô tội" cháu sợ câu này mọi người đọc vào sẽ nghĩ anh cháu đã được thả ra rồi và không quan tâm đến vụ án nữa. 


Trong khi anh cháu được hoãn thi hành án tử, nhưng đến giờ phút này, án tử vẫn còn treo trên đầu anh cháu. Mà không một cơ quan trách nhiệm nào làm sáng tỏ vụ việc. Đây là ý kiến nhỏ của cháu, nếu có gì không đúng mong Chú bỏ qua! 

Kính chúc sức khoẻ Chú, và cháu cũng xin cảm ơn Chú Tôn Ái Nhân đã quan tâm và góp lên tiếng nói về vụ án của anh cháu! 

 Kính mến, 
Cháu: Thu Thuỷ
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chiều 30-6 công bố nguyên nhân cá chết bất thường ở miền Trung



Đặng Trung
Pháp luật TP HCM 
Thứ Tư, ngày 29/6/2016 - 12:13

(PLO)- Hôm qua (28-6), Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết ngày 30-6 sẽ tổ chức họp báo để công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở miền Trung.

Cụ thể, cuộc họp báo công bố chính thức nguyên nhân cá chết ở miền Trung sẽ diễn ra vào 17 giờ ngày mai (30-6), sau phiên họp thường kỳ hằng tháng của Chính phủ.

Cuộc họp báo được Văn phòng Chính phủ chủ trì cùng với các Bộ TT&TT, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TN&MT, Bộ KH&CN, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và đại diện lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh.



“Cuộc họp sẽ công bố cho toàn dân biết nguyên nhân, thủ phạm, hướng xử lý và khắc phục sự cố, hỗ trợ bồi thường thế nào đối với người dân chịu ảnh hưởng” - Bộ trưởng Tuấn cho biết.


cá chết bất thường ở miền Trung  
Hiện tượng cá chết bất thường xuất hiện đầu tiên tại vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh. 


Trước đó vào tháng 4, hiện tượng cá chết xuất hiện đầu tiên tại vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh. Tiếp sau đó lan rộng đến vùng biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. 



Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân gây ra cá chết, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật dù bất kỳ là ai vi phạm các nguyên tắc bảo vệ môi trường.


Ngày 27-4, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết: “Hiện tượng cá chết hàng loạt trong những ngày qua đã khiến dư luận quan tâm, nhiều người dân lo lắng hoang mang. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến cá chết hàng loạt: Một là do hoạt động của con người, thải chất độc ra môi trường. Hai là do tác động của thiên nhiên, còn gọi là thủy triều đỏ”.


  
Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân trả lời tại buổi họp báo công bố nguyên nhân cá chết tối 27-4.


Đến ngày 5-5, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho hay có gần 100 tấn cá chết trôi dạt vào bờ các tỉnh miền Trung, đồng thời các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT đang vào cuộc làm rõ, xử lý tiêu hủy cá chết, đồng thời tích cực khôi phục sản xuất, đánh bắt thủy hải sản.
 

Ngày 2-6, tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết nhưng chưa thể công bố.


Theo ông Dũng, đây là vấn đề quan trọng. “Trước khi kết luận chính thức, Thủ tướng giao các cơ quan chức năng mời tư vấn trong và ngoài nước phản biện độc lập. Khi công bố phải bảo đảm chứng cứ, tính pháp lý và tính khách quan” - ông nói.


  
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết nhưng chưa thể công bố. Ảnh: Đ.TRUNG.


Tại cuộc họp này, Bộ trưởng TT&TT cho biết: “Việc xác định được nguyên nhân cá chết và thủ phạm gây ra hiện tượng này không chỉ đòi hỏi cơ sở khoa học mà còn cần các chứng cứ, điều không dễ với các vụ việc môi trường”.
 

Bộ trưởng Tuấn nhấn mạnh: “Việc cá chết hàng loạt tại miền Trung là sự cố môi trường nghiêm trọng, chưa từng xảy ra. Dư luận quan tâm tới nguyên nhân và cách xử lý hậu quả là chính đáng. Chính phủ cầu thị lắng nghe ý kiến và có trách nhiệm thông tin nguyên nhân cho người dân biết”.

ĐẶNG TRUNG
__________

Có hay không, thủ thuật pha loãng dư luận và đánh lạc hướng chú ý:




Và hôm nay, tràn ngập trên báo là các tin:








Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có một thế hệ buồn, đã nhạt nhẽo đi qua!


Thơ GIA HIỀN,
(Tôi may mắn đọc được trên Trang FB CỦA Anh Lê Nguyễn)
___________
Thế hệ tôi, một thế hệ cúi đầu
Cúi đầu trước tiền tài, cúi đầu sau mông người khác
Cúi đầu trước chính mình, cúi đầu bạc nhược
Chỉ ngầng đầu ...
... vì ...
... đôi lúc ...
... phải cạo râu !
Thế hệ tôi, cơm áo gạo tiền níu thân sát đất
Cuộc sống bon chen
Tay trần níu chặt
Bàn chân trần không dám bước hiên ngang.
Thế hệ tôi, nhận quá nhiều những di sản hoang mang
Đâu là tự do, đâu là lý tưởng ?
Đâu là vì mình, và đâu là vì nước
Những câu hỏi vĩ mô cứ luẩn quẩn loanh quanh ...
Thế hệ tôi, ngày và đêm đảo lộn tanh bành
Đốt ngày vào đêm, và đốt đêm không ánh sáng
Nếu cho chúng tôi một nghìn ngày khác
Cũng chẳng để làm gì, có khác nhau đâu ?
Thế hệ tôi, tự ái đâu đâu
Và tự hào vì những điều huyễn hoặc
Tự lừa dối mình, cũng như lừa người khác
Về những niềm tin chẳng chút thực chất nào !
Chúng tôi nghe và ngắm những siêu sao
Chỉ với mươi lăm nghìn cho vài ba tin nhắn
Văn hóa ngoại giao là trà chanh chém gió
Và nồi lẩu tinh thần là những chiếc I-phone
Thế hệ tôi, ba chục đã quá già
Và bốn chục, thế là đời chấm hết
Không ghế để ngồi, thì thôi, ngồi bệt
Mối lo hàng ngày là tiền trong tài khoản có tăng lên ?
Thứ đắt nhất bây giờ là từng lạng NIỀM TIN
Thứ rẻ nhất, lại là LỜI HỨA
Sự dễ dãi đớn hèn khuyến mại đến từng khe cửa
Có ngại gì mà không phản bội nhau ?
Không, tôi không đại diện thế hệ mình đâu !
Và thế hệ tôi cũng không đại diện cho điều gì sất !
Trăm năm sau, lịch sử sẽ ghi vài dòng vắn tắt :
Có một thế hệ buồn, đã nhạt nhẽo đi qua ... ! ..
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận
Bình luận
Nghiêm Xuân Thành Đúng thế !
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời6 giờ
Ngô Đình Miên Bài thơ... phản... tĩnh !
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời4 giờ
Kim Tiến Nguyễn Bài thơ hay, cảm xúc để người đọc phải tự vấn lòng mình !
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời3 giờ
Hoatra LY Coi chừbg bị điệt chủng vì những âm mưu thâm độc của bọn tàu đấy thế hệ cách mạng thứ 5 ạ !!!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sao để chúng đến tận nhà nói láo, vu không mình được chứ?

Không thể chấp nhận việc HDV “chui” người Trung Quốc giới thiệu sai lệch về Việt Nam

(Dân trí) - Liên quan đến sự việc HDV “chui” người Trung Quốc giới thiệu sai lệch về lịch sử Việt Nam cho khách Trung Quốc đến Đà Nẵng, ông Nguyễn Đạo Dũng, Phó vụ trưởng Vụ lữ hành, Tổng cục Du lịch nêu quan điểm; đây là điều không thể chấp nhận được.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Dũng khẳng định, nếu việc này xảy ra như phản ánh thì đây là điều không thể chấp nhận được.
“Không cần biết anh là HDV có hiểu biết giới thiệu đúng về Việt Nam, nhưng anh là người nước ngoài đến Việt Nam hướng dẫn cho khách đã là sai luật rồi chứ đừng nói đến việc vừa là người nước ngoài sang Việt Nam làm HDV “chui” lại giới thiệu sai lệch về lịch sử, địa lý Việt Nam là điều không thể chấp nhận được”, ông Dũng nói.
Vị đại diện Vụ lữ hành này cho biết, quan điểm của Tổng cục Du lịch (TCDL) là kiên quyết xử lý nghiêm các vụ việc làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh du lịch của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi phải xác minh đó là công ty nào và bắt “tận tay” mới xử lý được.
Đà Nẵng vốn có tiếng nề nếp đang bị một số HDV chui giới thiệu sai lệch về thành phố này.
Đà Nẵng vốn có tiếng nề nếp đang bị một số HDV "chui" giới thiệu sai lệch về thành phố này.
Bức xúc trước hiện tượng HDV “chui” là người Trung Quốc đang “hoành hành” tại Việt Nam, ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, Luật Du lịch Việt Nam quy định rất rõ về việc sử dụng HDV, tuy nhiên việc để xảy ra vấn đề này đơn giản là bởi các doanh nghiệp Việt Nam đang bị một số doanh nghiệp Trung Quốc chèn ép.
“Họ lấy lý do là không đủ HDV tiếng Trung, nhưng thực tế, Việt Nam chúng ta có tới 700 HDV nói tiếng Trung nhưng không được sử dụng. Điều đáng nói là nhiều doanh nghiệp Việt Nam tự thỏa thuận với doanh nghiệp Trung Quốc với lý do là không có tiền. Đây là cái tội của doanh nghiệp Việt Nam đã thông đồng với doanh nghiệp Trung Quốc tạo ra sự lũng loạn gần đây tại Đà Nẵng - một thành phố có tiếng về nề nếp”, ông Bình bức xúc.
Ông Bình chia sẻ thêm: Để sự việc này xảy ra là có cả lỗi của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Tại sao ngành du lịch địa phương không có văn bản đưa HDV tiếng Trung của chúng ta từ địa phương khác đến những nơi có khách Trung Quốc đông như ở Đà Nẵng, Nha Trang mà để xảy ra hiện tượng đau lòng trên. Đây là lỗi của cơ quan quản lý ở địa phương.
Không thể biện hộ được điều này, mà phải xem đó là sự đồng lõa của doanh nghiệp và có cả việc “bật đèn xanh” của cơ quan quản lý ở địa phương. Chúng ta không có lý do để bào chữa. Tại sao không quản lý được mà không báo cáo với Trung ương. Mỗi điểm du lịch đều có sức chứa riêng của nó, các cơ quan quản lý của chúng ta có tính được không, làm gì có chuyện khách du lịch đông hơn cư dân địa phương, làm gì có chuyện người nước ngoài sang Việt Nam thuyết minh về lịch sử, đất nước con người Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Đà Nẵng đang được xem là điểm du lịch hàng đầu của Việt Nam nhưng hiện tượng này rất có thể khiến du lịch thành phố bên sông Hàn xuống giá
Đà Nẵng đang được xem là điểm du lịch hàng đầu của Việt Nam nhưng hiện tượng này rất có thể khiến du lịch thành phố bên sông Hàn "xuống giá"
Ông Nguyễn Công Hoan, Phó giám đốc Công ty Du lịch Hanoi Redtour cho rằng, giá tour thấp là yếu tố chính khiến làn sóng khách Trung Quốc gây ra nhiều điều tiếng cho thị trường này. Chính vì giá tour thấp, nên mới có chuyện khách Trung Quốc sang Việt Nam chỉ được dẫn vào nhà hàng Trung Quốc, rồi HDV cũng toàn là người Trung Quốc.
“Giáo tour thấp đương nhiên sẽ nảy sinh ra nạn chặt chém để bù lại tiền, phải dẫn vào “vòng khép kín” mới có lãi. Đây là hiện tượng đang xảy ra ở Việt Nam. Tất cả đã gây ra tiếng xấu cho ngành du lịch nước sở tại và cả sự thiệt thòi cho người dân Trung Quốc khi đi du lịch”, ông Hoan nói
Hữu Thắng
Phần nhận xét hiển thị trên trang