Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Lòng tham của con người thì ở quốc gia nào cũng giống nhau, đó là sự thật đau lòng!

Dân cá độ Trung Quốc tiết lộ mánh khóe né công an mùa Euro 2016

authorPhương Đăng (tổng hợp) 

(Dân Việt) Shu Hao, 30 tuổi chia sẻ, đêm nào anh cũng dán chặt mắt vào máy tính xách tay kể từ khi giải vô địch bóng đá châu Âu (Euro 2016) mở màn. Anh không bỏ lỡ bất cứ trận đấu nào không chỉ vì thích xem bóng đá mà còn vì mê cá độ và đã "nướng" cả trăm triệu đồng vào trò đỏ đen này.

   
Cá độ bóng đá là bất hợp pháp ở Trung Quốc và nếu bị công an bắt, dân cá độ có thể bị truy tố hình sự. Theo luật pháp Trung Quốc, dân cá độ có thể phải chịu hình phạt tối đa là 3 năm tù giam nếu bị bắt.
Tuy nhiên, Shu Hao cho biết, anh thường thức đến 2h sáng để xem hết các trận đấu trong mùa giải Euro 2016 và trận nào anh cũng cá độ từ 3.000 nhân dân tệ (10 triệu đồng) đến 10.000 nhân dân tệ (34 triệu đồng).
Shu cho biết, từ đầu mùa giải đến nay, anh đã "nướng" hơn 30.000 nhân dân tệ (hơn 102 triệu đồng) vào trò cá độ bóng đá.
 dan ca do trung quoc tiet lo manh khoe ne cong an mua euro 2016 hinh anh 1
Dân cá độ bóng đá Trung Quốc không tiếc tiền nướng vào trò đỏ đen trong mùa Euro 2016.
Là chủ một nhà hàng ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc, Shu có sẵn tiền cho đam mê cá độ bóng đá. Để "né" công an, tránh thảm cảnh bị bắt giữ vì tội cá độ bóng đá, Shu có mánh khóe riêng.
"Tôi không tới thẳng các nhà cái vào những ngày này. Việc này rất nguy hiểm", Shu chia sẻ.
Thay vào đó, anh cá cược trực tuyến, qua mạng Internet. Phần lớn dân cá độ bóng đá Trung Quốc hiện nay đều chuyển sang đặt cược qua mạng vì an toàn hơn do dễ qua mặt công an hơn.
Shu cho biết, cho đến nay, may mắn đang đứng về phía anh.
"Tôi đã thắng kha khá. Sau đó, tôi lại dùng toàn bộ số tiền thắng cá độ chơi bài poker", Shu chia sẻ.
Shu thường quyết định cá độ cho đội nào và cá độ bao nhiêu tiền dựa trên mức độ yêu thích của anh dành cho đội bóng. Chẳng hạn, trong trận đấu giữa xứ Wales và Slovakia vào ngày 12.6, Shu đã cá độ tới 10.000 nhân dân tệ cho xứ Wales vì anh thích đội bóng này. Wales đã thắng với tỷ số 2-1, và vì thế, Shu thắng 6.000 nhân dân tệ.
Shu và dân cá độ bóng đá Trung Quốc thường vào trang Bet365, một trang web có địa chỉ ở Gibraltar (vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nằm gần cực Nam bán đảo Iberia, bên trên eo biển Gibraltar, giáp Tây Ban Nha) để cá độ. Ngoài ra, ứng dụng nhắn tin WeChat của Trung Quốc cũng là công cụ hữu ích cho dân cá độ đặt cược.
Trong khi đó, Yang Yi, 29 tuổi, một nhiếp ảnh gia ở Thượng Hải lại chia sẻ, anh sử dụng ứng dụng mang tên Biying để cá cược bóng đá mùa Euro một cách hợp pháp. Anh chỉ thích đặt cược lành mạnh chứ không ham mê cá độ bất hợp pháp.
Ứng dụng Biying cho phép người dùng đặt cược bằng cách mua vé xổ số qua mạng. Số tiền thu được từ việc bán vé xổ sổ sẽ được dùng để làm từ thiện. Theo Yang, cá cược lành mạnh khó thắng hơn nhưng anh vẫn cảm thấy thích thú vì anh chỉ muốn chơi cho vui chứ không đặt nặng vấn đề tiền bạc.
"Tôi thích đọc các phân tích trước trận đấu và dự đoán kết quả. Tôi thường phân tích chiến lược đá của mỗi đội và dựa vào đó để đặt cược", Yang chia sẻ và cho biết thêm rằng, phần lớn anh thường thua cược nhưng không buồn vì ngay từ đầu đã xác định cá cược vui là chính.
Ước tính, thị trường cờ bạc, cá độ bất hợp pháp của Trung Quốc có doanh thu 600 tỷ USD/năm. Sự kiện nóng Euro 2016 khiến các hoạt động cá độ tăng mạnh bất chấp cảnh sát Trung Quốc đẩy mạnh các chiến dịch đột kích vào các sòng bạc, nhà cái ngầm từ đầu mùa giải.
Hồi tháng 5, trước thềm Euro 2016, cảnh sát Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc đã đột kích phá một đường dây cờ bạc, cá độ, bắt giữ 89 người và tịch thu 575 triệu đồng. Cũng trong tháng 5, cảnh sát Quảng Đông cho biết, tính đến thời điểm đó, họ đã bắt giữ tới 2.400 cá nhân tham gia đánh bạc, cá độ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phán quyết của PCA là cơ hội để Trung Quốc rút lui trong danh dự



  
(GDVN) - 
Chúng ta cần nói thẳng với Trung Quốc: Thứ nhất, Việt Nam cũng như các nước không bị lệ thuộc vào Trung Quốc không chấp nhận đường lưỡi bò.
LTS: Càng gần ngày Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết, Trung Quốc càng tăng cường vận động lôi kéo các nước tẩy chay phán quyết của Tòa với đủ thứ lý lẽ nhưng không có sức thuyết phục. Một vài tiếng nói nhỏ nhoi và lạc lõng không làm thay đổi bản chất và hiệu lực phán quyết của PCA.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội, gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích xung quanh vụ kiện này và đưa ra khuyến nghị của ông với tư cách một công dân Việt Nam quan tâm đến tiền đồ quốc gia dân tộc.
Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết này, văn phong và nội dung thể hiện quan điểm của tác giả.
Khoảng hơn 3 tháng trở lại đây, các đại sứ Trung Quốc tại nước ngoài, một nhóm học giả và các tờ báo lớn của Trung Quốc ngày nào cũng viết bài đả kích, chống phá vụ kiện của Philippines cũng như phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA). Đồng thời Trung Quốc cũng tìm mọi cách lôi kéo một số nước ủng hộ lập trường của họ.
Trước khả năng PCA sẽ ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò vô lý, phi pháp và bành trướng trên Biển Đông, sức ép của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trong ASEAN, đặc biệt là Việt Nam sẽ ngày càng lớn. 
Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc sẽ sang Việt Nam đồng chủ trì Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ảnh: Tuoitrenews.
Trong dịp này, theo kế hoạch từ trước, ngày 27/6, ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc sẽ sang Việt Nam, đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Theo tôi, đây là  cơ hội để hai bên trao đổi lập trường xung quanh vấn đề phán quyết của PCA.
Làm rõ cách giải thích, áp dụng UNCLOS 1982 ở Biển Đông là góp phần thu hẹp bất đồng, củng cố hợp tác
Theo phán đoán của tôi, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ ép Việt Nam không ra tuyên bố ủng hộ phán quyết của PCA, không kêu gọi ASEAN ra tuyên bố chung ủng hộ phán quyết của PCA và không sử dụng phán quyết của PCA để đàm phán với Trung Quốc.
Đây chính là lúc chúng ta cần nói KHÔNG với toàn bộ “yêu sách ba không” của Trung Quốc. Bởi nếu chấp nhận yêu sách ba không ấy, từ nay về sau, Việt Nam sẽ không còn cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình trên Biển Đông;
Không những thế, chúng ta sẽ không còn xứng đáng là thành viên có trách nhiệm của Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS 1982); không còn được bạn bè quốc tế tin cậy và ủng hộ trong cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ độc lập, chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo tôi hiểu, phán quyết của PCA xung quanh 7 trong số 15 vấn đề Philippines kiện và PCA xét xử có 3 nhóm nội dung sau:
Thứ nhất là căn cứ pháp lý của đường chữ U, còn gọi là đường 9 đoạn, đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự vẽ ra. 
Thứ hai là 7 thực thể Trung Quốc chiếm đóng  ở Trường Sa có hiệu lực pháp lý đến đâu theo UNCLOS 1982 (mà không xem xét bản thân các thực thể này thuộc chủ quyền bên nào). 
Thứ ba là việc Trung Quốc bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo vi phạm nghiêm trọng UNCLOS 1982, ngăn chặn các hoạt động thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán của Philippines trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế...
Có thể thấy đây hoàn toàn là việc ứng dụng và giải thích UNCLOS 1982, phiên tòa được thành lập đúng quy định trong Phụ lục VII UNCLOS 1982, nằm ngoài nội dung "tranh chấp chủ quyền và phân định biển" mà Trung Quốc chính thức bảo lưu. 
Với tư cách thành viên UNCLOS, Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và các quốc gia thành viên khác đều phải hiểu:
Thứ nhất, phán quyết của PCA là phán quyết về việc giải thích và ứng dụng UNCLOS 1982, điều chỉnh việc giải thích và ứng dụng sai UNCLOS 1982 (nếu có).
Thứ hai, PCA là cơ quan có thẩm quyền phán quyết về việc giải thích và ứng dụng UNCLOS 1982.
Thứ ba, các quốc gia thành viên UNCLOS 1982 phải chấp hành phán quyết của PCA.
Đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông không chỉ không có căn cứ pháp lý mà còn xâm hại nghiêm trọng đến quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam.
Việc Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng, quân sự hóa ồ ạt và đảo hóa các thực thể ở Biển Đông, đồng thời ngăn chặn các hoạt động thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước ven Biển Đông để hiện thực hóa đường lưỡi bò là hoàn toàn phi pháp và là nguyên nhân gây căng thẳng, chẳng những đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực này mà còn tạo ra tiền lệ xấu phá vỡ UNCLOS 1982. 
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, ảnh do Giáo sư cung cấp.
Trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, khủng hoảng nổ ra năm 2014 sau khi Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam hoàn toàn không có tranh chấp là một ví dụ điển hình về tính nguy hiểm, nguy hại của yêu sách đường lưỡi bò.
Chúng ta cần nói thẳng với Trung Quốc:
Thứ nhất, Việt Nam cũng như các nước không bị lệ thuộc vào Trung Quốc không chấp nhận đường lưỡi bò. 
Thứ hai, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông không có bất cứ "chồng lấn" nào với Trung Quốc.
Thứ ba, Trung Quốc không chứng minh được yêu sách đường lưỡi bò trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982 thì hãy nhân cơ hội này rút lại đường lưỡi bò vô lý ấy. 
Phán quyết của PCA là cơ hội để Trung Quốc rút lui trong danh dự, thể hiện Trung Quốc là một cường quốc có trách nhiệm, tuân thủ luật pháp quốc tế, trỗi dậy hòa bình và không đe dọa đến bất kỳ quốc gia nào.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay ra sức bảo vệ yêu sách đường lưỡi bò dù bản thân họ cũng chẳng biết nó được vẽ ra dựa vào căn cứ nào, tọa độ vị trí chính xác ở đâu.
Chính họ cũng không thuyết phục được nhiều học giả chân chính và có kiến thức chắc chắn, am hiểu luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 trong nước mình. Điều này đã được phản ánh trong một cuộc hội thảo hơn 3 tháng trước đây tại Bắc Kinh mà tờ South China Morning Post ngày 19/6 đã cho biết.
Nhưng cách giáo dục và tuyên truyền một chiều, phóng lao phải theo lao của các nhà lãnh đạo ở Trung Nam Hải đang đẩy dân tộc Trung Hoa và cả khu vực vào ngõ cụt. 
Dân tộc Trung Hoa có một nền văn minh rực rỡ, là cái nôi của tư tưởng Nho giáo Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, là nơi Chủ tịch Tập Cận Bình đang đề cao pháp trị thì trong quan hệ quốc tế, trong vấn đề Biển Đông thiết nghĩ cũng cần hành xử và tuân thủ đúng luật pháp quốc tế.
Bởi lẽ chỉ có như vậy mới giúp Trung Quốc trở thành cường quốc trong mắt nhân loại văn minh. Không phải súng ống, cũng không phải tiền bạc giúp Trung Quốc làm được điều đó.
Vun bồi quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung trên cơ sở luật pháp quốc tế
Chắc rằng trong những vấn đề mà ông Dương Khiết Trì đề cập ở Hà Nội lần này sẽ có chuyện hâm lại tình hữu nghị 16 chữ vàng, cũng như khuyên chúng ta đừng có ngả theo ai. Đó là điều các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường đề cập trong nhiều lần gặp gỡ lãnh đạo Việt Nam.
Thiết nghĩ, đây cũng là điều cần được làm rõ để các bạn hiểu chúng ta và đừng cố tặng ta cái vòng kim cô – một sản phẩm hư cấu từ tiểu thuyết Minh - Thanh mấy trăm năm trước.

Campuchia ủng hộ Trung Quốc chống phán quyết của PCA sẽ gây hại cho chính họ

Ai cũng thấy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong thời cận hiện đại trải qua rất nhiều thăng trầm, mặc dù hai nước chung một ý thức hệ, vẫn tuyên bố là đồng chí, anh em của nhau.
Nhưng chính vì ứng xử dựa trên lập trường duy ý chí, khi xảy ra những mâu thuẫn bất đồng đã không ứng xử và giải quyết theo luật pháp quốc tế mà chỉ dựa vào lập trường mới dẫn đến cuộc chiến tranh Biên giới 1979 và xung đột kéo dài suốt 10 năm sau đó.
Hai nước đã vượt qua quá khứ nặng nề, bình thường hóa quan hệ và điều đó mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hai quốc gia, hai dân tộc, đóng góp cho hòa bình và ổn định của khu vực. Tuy nhiên lòng tin thực sự ở nhau là cái gây dựng thì khó, đánh mất thì dễ và lấy lại nó càng khó hơn nhiều.
Những tranh chấp trên Biển Đông hiện nay thực sự đang là cái gai nằm trong quan hệ giữa 2 nước, vẫn âm thầm mưng mủ và có thể bộc phát bất cứ khi nào như vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981, mời thầu trái phép 9 lô dầu khí, cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam khiến dư luận Việt Nam vô cùng bức xúc, thì khó có thể nói đến lòng tin.
Đại cục quan hệ hai nước chỉ có thể được giữ vững, củng cố và phát triển khi những cái gai ấy dần được nhổ bỏ. 
Việt Nam trân trọng sự giúp đỡ vô cùng to lớn và hiệu quả của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong 2 cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Nhưng Việt Nam cũng không thể nào quên những tội ác Trung Quốc đã gây ra năm 1974, 1979, 1988 và những hành động leo thang trên Biển Đông vài năm gần đây.
Tranh chấp trên Biển Đông vô cùng phức tạp, trong khi vấn đề chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia đối với dân tộc nào cũng là vấn đề thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Chỉ có điều, chủ quyền lãnh thổ hay lợi ích quốc gia dân tộc phải được xác lập một cách hợp pháp và hòa bình chứ không phải xâm lược hay cưỡng đoạt.
Trong khi cả hai nước đều khẳng định lập trường chính thức của nước mình đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các quyền, lợi ích khác ở Biển Đông, thì chỉ có cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền mới có thể đem đến một giải pháp công bằng, hợp lý mà nhân dân hai nước, hai dân tộc chấp nhận được.
Lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam, Trung Quốc đều coi trọng quan hệ hưu nghị, hợp tác Việt - Trung và đều nhận thấy, tranh chấp bất đồng trên Biển Đông là rào cản chính của quan hệ song phương, dù không phải là tất cả.
Trước những vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp và nhạy cảm như thế này, mỗi bên cần có thái độ cầu thị, khách quan, thiện chí thượng tôn pháp luật mới có thể giải quyết được vấn đề một cách căn bản, lâu dài.
Còn việc Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác với quốc gia nào cũng chỉ nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho mình và đối tác, cho nhân dân hai nước, đóng góp vào sự phát triển và phồn vinh của khu vực. Việt Nam không theo nước này chống nước kia, nhưng cũng không phải phải nhìn mặt thăm dò bất kỳ quốc gia nào.
Cá nhân người viết cho rằng, những điều này nên được trao đổi một cách thẳng thắn, sòng phẳng và công khai để giúp hai nước thu hẹp bất đồng, củng cố hợp tác và từng bước giải quyết các tranh chấp tồn tại trên cơ sở luật pháp quốc tế, cái gì dễ làm trước, cái gì khó làm sau.
Chính tinh thần đó đã giúp hai nước đàm phán, phân định xong xuôi biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ, trên tinh thần đó hai bên có thể tiếp tục giải quyết các vấn đề song phương khác trên Biển Đông như chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, hoặc tiếp cận theo cơ chế đa phương đối với các tranh chấp đa phương ở Trường Sa.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cũng phải thông cảm với đ/c Pú tin thui, đang cần xiền mờ!

TT Putin: Chưa bao giờ Nga- Trung Quốc tin cậy nhau đến thế

authorDuy Anh (tổng hợp) Chủ Nhật, ngày 26/06/2016 06:30 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Tổng thống Nga Vladimir Putin đang có chuyến thăm Bắc Kinh, chủ yếu nhằm tìm kiếm vốn đầu tư từ Trung Quốc, trong bối cảnh kinh tế Nga đang suy giảm, một phần là do các biện pháp trừng phạt của châu Âu.

   
Ngày 25.6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình, chỉ hai ngày sau khi hai nhà lãnh đạo gặp gỡ bên lề Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Tashkent (Uzbekistan).
 tt putin: chua bao gio nga- trung quoc tin cay nhau den the hinh anh 1
Lễ đón Tổng thống Nga Putin diễn ra tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc ngày 25.6.
(ps/: Anh nào chụp hình này siêu nhề! )

Chuyến thăm của ông Putin diễn ra trong bối cảnh thương mại song phương Nga-Trung đang suy giảm và giữa hai nước đang có hàng loạt dự án đầy tham vọng nhưng chủ yếu vẫn nằm trên bàn giấy.

Tuyên bố trên Tân Hoa Xã, Tổng thống Nga Putin cho biết: "Chưa bao giờ hai nước chúng ta tin cậy lẫn nhau đến mức như thế. Đây chính là cơ sở vững chắc cho sự hợp tác của chúng ta trong các lĩnh vực như trao đổi mậu dịch, năng lượng và cơ sở hạ tầng".
Hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc đã chứng kiến lễ ký hơn 30 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực như kinh tế-thương mại, ngoại giao, cơ sở hạ tầng, công nghệ và đổi mới, nông nghiệp, tài chính, năng lượng, truyền thông, Internet và thể thao. Trong tuyên bố chung sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo cam kết Trung Quốc và Nga sẽ tăng cường sự ổn định chiến lược toàn cầu. Ngoài ra, hai bên cũng ra tuyên bố chung về việc thúc đẩy sự phát triển của thông tin và không gian mạng.
Ông Putin đến Bắc Kinh để tìm kiếm vốn đầu tư, vì với việc đồng rúp sụt giá và giá dầu giảm mạnh, nền kinh tế Nga đã bị suy yếu.
Tổng kim ngạch trao đổi mậu dịch giữa Nga với Trung Quốc cũng đang sụt giảm đáng kể, hơn 28% so với năm 2014. Nước Nga nay chỉ đứng hàng thứ 16 trong số các đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc, sau khi đã chiếm hạng 9 trong năm 2014.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, ông Putin đã đánh giá cao "mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện" giữa Nga và Trung Quốc. Ông khẳng định quan hệ giữa hai nước được xây dựng vững chắc trên cơ sở các lợi ích kinh tế chung, ám chỉ sự kỳ vọng của Moscow vào việc Bắc Kinh đầu tư và mua sắm dầu mỏ, khí đốt cũng như các tài nguyên khác từ Nga.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cái này thì các pác sai rùi. Các bác có hiểu thế nào là "Binh vận", "địch vận" không? Cho dù không phải các thứ đó, có bản tiếng Trung của QĐND điện tử để người dân TQ hiểu thiện chí của người VN, hiểu những sai trái do thiểu số lãnh đạo họ làm cũng rất cần vào lúc này. Đừng vì mặc cảm mà kết luận vội vã như vậy chứ?

Quân đội chuẩn bị sát nhập trước !
Sáng nay (19/6), Báo Quân đội nhân dân tổ chức Lễ Khai trương báo QĐND điện tử tiếng Trung Quốc.
WWW.BAOMOI.COM|BỞI BAOMOI.COM
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chân dung Lưu Bị bậc minh chủ hay kẻ ngụy quân tử

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Còn nhân dân và những người lính thì muôn đời vẫn mạnh mẽ và sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc.


Thật xúc động khi đọc tin tức về việc các chiến sỹ không quân vẫn mạnh mẽ ngồi trên máy bay lao ra canh giữ biển sau hai vụ máy bay bị rơi. Lính dường như chẳng bao giờ hèn, chỉ các cấp chỉ huy mới nhiều tính toán, trong đó có những tính toán chiến lược vì nước vì dân nhưng cũng không loại trừ những tính toán vì bản thân và phe nhóm, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc vừa doạ dẫm vừa mua chuộc hôm nay.
Vấn đề chiến tranh nhân dân và chiến tranh hiện đại xử lý ra sao trong bốicảnh thời đại và tương quan lục lượng lúc này, khi mà cấu trúc thể chế quan văn luôn đặt trên quan võ? Ngày xưa, Hồ Chí Minh là lãnh đạo tối cao nhưng đồng thời cũng là nhà chiến lược quân sự tài ba, cùng BCT và Tổng tư lệnh vạch cách đánh trên bản đồ, sa bàn trong từng chiến dịch. Võ Nguyên Giáp vì nhớ đến lời dặn của Hồ Chí Minh mà kéo pháo ra, đổi cách đánh và vì thế chiến thắng ở ĐBP.
Bây giờ Việt Nam không có người lãnh đạo tối cao giỏi về quân sự như thời trước. Vì thế, trong ứng xử dễ bị nhu nhược, trong dùng người dễ bị sai vị trí, trong hành động dễ bị đắn đo, chần chừ, thoả hiệp, thiếu quyết đoán. Đó là điều đáng lo lắng nhất. Còn nhân dân và những người lính thì muôn đời vẫn mạnh mẽ và sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc. Nhưng các cụ nói rồi, dao sắc không gọt được chuôi.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bắc Kinh đứng trước nguy cơ 'biến mất'


(Tin tức 24h) - Nhiều hố sụt khổng lồ xảy ra ở Bắc Kinh và các nghiên cứu khoa học cho thấy thành phố sầm uất này đang sụt vào lòng đất từ 2-11cm mỗi năm.

Một nghiên cứu mới đây về những chuyển động địa chất bên dưới thành phố Bắc Kinh do các học giả Trung Quốc và một kỹ sư người Tây Ban Nha tiến hành đã hé lộ rằng đất nền bên dưới một số khu vực trong thành phố sầm uất này đang sụt vào lòng đất từ 8-11 cm mỗi năm.
Có vẻ trung tâm Bắc Kinh là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất với những khối đất đang dịch chuyển bên dưới các quận có mật độ dân cư dày đặc nhất. Khi sử dụng công nghệ radar vệ tinh để thực hiện cuộc nghiên cứu này, các chuyên gia đã so sánh các hình ảnh chụp cảnh quan của vùng này vào năm 2003 với các hình ảnh chụp năm 2011.
Bac Kinh dung truoc nguy co 'bien mat'
ình ảnh vệ tinh ghi nhận sự dịch chuyển địa chất bên dưới Bắc Kinh. Ảnh: mdpi.com
Các tác giả cuộc nghiên cứu này cho rằng việc “khai thác quá mức”, hay nói đúng hơn là việc khai thác các mạch nước ngầm quá mức chính là nguyên nhân dẫn đến việc Bắc Kinh đã và đang phải “hứng chịu sự sụt lún từ năm 1935”. Hiện nay họ đang tiếp tục đánh giá nguy cơ sụt lún đe dọa tiềm tàng đối với những tòa nhà và con đường trong thành phố này.
Theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, hiện tượng “hố địa ngục”, còn gọi là “hố sụt” hay “hố tử thần”, là hiện tượng bề mặt Trái Đất bị sụt lún sâu vào lòng đất và là một vấn đề đang lan rộng trên toàn cầu. Hiện tượng này càng bị làm trầm trọng hơn bởi sự can thiệp của con người, chẳng hạn như các hoạt động khai thác mỏ, rút bớt đất hay khai thác nước ngầm.
Các học giả Chen Mi và Li XiaoJuan nói với báo Guardian của Anh: “Chúng tôi đang tiến hành phân tích chi tiết các tác động của việc sụt lún đối với các cơ sở hạ tầng quan trọng của Bắc Kinh”.
Công ty truyền thông Sina của Trung Quốc ước tính Bắc Kinh đang sử dụng 3,5 tỉ mét khối nước mỗi năm và trong tương lai sẽ còn gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó, Trung Quốc hiện đang tiến hành một dự án 62 tỉ USD để đưa 44 tỉ mét khối nước từ sông Dương Tử đến những vùng có nguy cơ hạn hán thường xuyên ở miền Bắc nước này thông qua các kênh đào.
Chính quyền thành phố hoàn thành xây dựng công trình Vận chuyển nước Bắc - Nam trị giá 65 tỷ USD, thiết lập mạng lưới kênh đào và đường hầm dài 2.400 km nhằm dẫn 44,8 tỷ mét khối nước vào Bắc Kinh. Vào tháng 1/2015, lãnh đạo quận Triều Dương công bố kế hoạch ngưng sử dụng 367 giếng nước và giảm sử dụng 10 triệu mét khối nước ngầm.
Bac Kinh dung truoc nguy co 'bien mat'
Quận Triều Dương ở Bắc Kinh là nơi diễn ra hiện tượng sụt lún mạnh nhất. Ảnh: EPA.
Các chuyên gia nhận định còn quá sớm để kết luận dự án kênh đào có thể làm đầy tầng đất đá ngậm nước và giảm tốc độ sụt lún của Bắc Kinh. Ảnh hưởng của hiện tượng sụt lún lên các tòa nhà và hệ thống đường sắt vẫn tiếp tục gây lo ngại. Một nghiên cứu năm 2015 đề xuất chính quyền Bắc Kinh nên cấm khoan giếng nước mới ở gần đường sắt cao tốc.
Mới hồi tháng 3 vừa qua,  Trung Quốc tại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã xảy ra vụ sụt lún chưa từng thấy, sâu tới 420m.
Bac Kinh dung truoc nguy co 'bien mat'
Hố sụt khổng lồ mới được phát hiện ở Quảng Tây, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Theo International Business Times, hố sụt được phát hiện trong chuyến thám hiểm 8 ngày bắt đầu từ hôm 26/2. Hố sụt này trải dài 16,5km, bên trong có nhiều thác nước, sông hồ và cột măng đá. Thông thường, các hố sụt thường sâu khoảng 250m. Hố sụt lớn cỡ này rất hiếm thấy ở Trung Quốc.
Nhóm nghiên cứu phát hiện nhiều loài động vật sống bên trong hố sụt, bao gồm dơi và rắn. Họ còn tìm thấy một số động vật không xương sống chưa thể nhận dạng.
Hố sụt lớn nhất trước đó ở tỉnh Quảng Tây tên Dashiwei, rộng 420m và sâu 613m. Dưới đáy hố là khu rừng rộng hơn 10.000m2.
Năm 2003, Dashiwei trở thành bảo tàng hang động để công chúng tham quan. Xiaozhai, hố sụt lớn nhất thế giới hiện nay, được tìm thấy tại Trùng Khánh ở đầu nguồn sông Dương Tử, sâu 660 m và có sức chứa 119 triệu mét khối.
Quế Chi (Tổng hợp)
Phần nhận xét hiển thị trên trang