Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

LẠI LÀ NGƯ DÂN TÌM THẤY GHẾ MÁY BAY SU 30


Tìm thấy chiếc ghế nghi của máy bay Su - 30MK2
 
Dân trí Chủ nhật, 26/06/2016 - 09:25
Tễu Blog: Lại là ngư dân tìm thấy ghế máy bay Su 30. Vậy thì các loại lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn của trong và ngoài Quân đội đều là một lũ ăn hại. Từ ngày 14.6 đến nay: Cứu phi công Cường, tìm thấy xác phi công Khải, tìm thấy xác máy bay CaSa, ghế máy bay Su 30...đều là do ngư dân cả. Vậy thì lực lượng tìm kiếm cứu hộ chuyên nghiệp với hàng ngàn người và máy móc, tàu thuyền làm gì trên biển?!
Trong lúc đi đánh cá trên biển, ngư dân xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện một chiếc ghế nghi của máy bay Su – 30MK2. Thông tin đã được báo đến chính quyền địa phương và hiện chiếc ghế đã được đưa về UBND xã Hải Ninh...

Theo thông tin ban đầu, trong khi đang đánh cá bằng hình thức giã cào trên vùng biển Nam Thanh - Bắc Nghệ, cách khu vực Đảo Mê 10 hải lý về hướng Đông Nam, thuyền của ngư dân Nguyễn Văn Sơn, ở xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia đã phát hiện một chiếc ghế vướng vào lưới. 
Chiếc ghế được ngư dân phát hiện

Nghi là chiếc ghế của máy bay gặp nạn trên biển nên rạng sáng ngày 26/6, ngư dân đã đưa chiếc ghế lên tàu và báo thông tin đến cơ quan chức năng. Chiếc ghế sau đó đã được ngư dân bàn giao cho chính quyền địa phương.

Hiện chiếc ghế được đưa về UBND xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia để chờ cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh.

Nhiều người dân địa phương đã đến xem chiếc ghế nghi của máy bay gặp nạn. Theo nhận định ban đầu của người dân dân địa phương, đây có thể là chiếc ghế của máy bay Su - 30MK2 gặp nạn vừa qua trên vùng biển Nghệ An. 
Chiếc ghế được nghi là của máy bay gặp nạn

Ông Trịnh Văn Giang - Trưởng Công an huyện Tĩnh Gia cũng xác nhận thông tin và cho biết, hiện đang cử cán bộ xuống đảm bảo công tác an ninh, trật tự và chờ cơ quan chức năng đến làm rõ.

Xác nhận với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Tiến Dũng - Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia cho biết, trong lúc đánh cá ở vùng biển Nam Thanh - Bắc Nghệ, ngư dân xã Hải Ninh có kéo được một chiếc ghế. "Tôi đã giao cho chính quyền địa phương lập biên bản chờ Tỉnh đội xuống tiếp nhận về làm rõ", ông Dũng nói. 
Duy Tuyên
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lời chưa nói hết?

Biển Đông: Philippines không muốn chiến tranh..


Một cuộc tuần hành để ủng hộ cộng đồng ngư dân gần bãi cạn Scarborough đã được tổ chức trước thềm thời gian Toà Trọng tài Thường trực Quốc tế ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông.
Ngư dân ở Masinloc (tỉnh Zambales, Philippines) từng đánh bắt cá ở khu vực bãi cạn Scarborough nhiều năm.
“Cách đây khoảng ba năm, các tàu cá Trung Quốc đi cùng với các tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã đẩy ngư dân ở đây ra khỏi những khu vực có cá,” Ông Ruperto C. Apilado, lãnh đạo ngư dân tỉnh Zambales nói với BBC Tiếng Việt.
Ngư dân địa phương nói tàu của họ chịu sự “quấy rối” khi đánh cá.
“Tôi đã đánh cá ở đây từ khi bảy tuổi và cá ở Scarborough rất nhiều, chúng tôi vẫn thường vào đó đánh bắt. Nhưng giờ không ai có thể vào đó nữa. Nếu đi vào, tàu cảnh sát biển Trung Quốc sẽ bắt nạt và đuổi ra,” ông Leonardo N. Cuaresma, một ngư dân ở Masinloc nói.
Masinloc nằm trong “tâm” của tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và Philippines, vì tỉnh của họ cách bãi cạn Scarborough khoảng 230km và là địa phương gần nhất để đi tàu ra bãi cạn.
Image captionNgư dân tại Masinloc thường đánh cá gần bãi cạn Scarborough
“Ngư dân ở Zambales chủ yếu là thợ lặn, chúng tôi cần lặn xuống những khu vực có cá nhưng giờ không thể được nữa. Tàu Trung Quốc đuổi tàu của ngư dân ở đây, bắt nạt, đụng vào tàu và không cho chúng tôi vào các nơi có cá. Ở bãi cạn Scaborough ngư dân cũng bị như vậy,” ông Apilado mô tả tình trạng của những làng đánh cá ven biển gần đó.
Cuộc biểu tình ngày 22/6 có gần 100 ngư dân kéo về tham dự. Những người đứng đầu hội nghề cá có mặt từ rất sớm, mang theo nhiều khẩu hiệu “Đứng lên chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc”; “Trung Quốc: Tôn trọng chủ quyền của Philippines”; “Trung Quốc ngừng lại! Trung Quốc đang cải tạo đảo trong lãnh thổ Philippines”.

'Không muốn chiến tranh'

Image captionCựu nghị sĩ Roilo Golez nói hi vọng "áp lực quốc tế sẽ khiến Trung Quốc điều chỉnh"
Nhiều người trông đợi phán quyết của Toà trọng tài ở Hague với nhiều tự tin phiên toà sẽ đứng về phía Philippines trong tranh chấp ở khu vực này.
Thủ lĩnh của nhóm ngư dân ông Apilado nói “hi vọng Trung Quốc sẽ tôn trọng phán quyết của toà án” và “không muốn chiến tranh xảy ra”.
Một trong những lãnh đạo cuộc biểu tình từ Phong trào Thanh niên vì Biển Tây Philippines (NYMWPS), ông Gerald Miranda nói với BBC: “Từ thời thuộc địa, đã có nhiều ngư dân đánh cá ở đây, đánh cá cho gia đình. Đó là lí do chúng tôi tổ chức biểu tình ở đây.”
“Chúng tôi không biết liệu Trung Quốc có nhận ra hay chấp nhận phán quyết của toà trọng tài hay không. Nếu trong trường hợp Trung Quốc không chấp nhận và tiếp tục quấy rầy ngư dân của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh, đưa thông tin lan truyền đi trên mạng xã hội và chúng tôi sẽ ủng hộ mọi phong trào dành cho ngư dân, cho gia đình và sinh kế của họ.”
Ngư dân địa phương tuần hành ra bờ biển với các lãnh đạo phong trào về biển đảo Philippines.
Cựu nghị sĩ, cố vấn an ninh quốc gia Philippines Roilo Golez đi cùng một đoàn motor từ Manila đến tham dự tuần hành.
Được hộ tống bởi những chiếc motor có gắn biểu ngữ về chủ quyền, ông Roilo Golez phát biểu trước dân địa phương: “Giờ đây chúng tôi trông đợi toà trọng tài sẽ ra phán quyết sớm.”
Ông Golez nói với BBC: “Nói chung chúng tôi mong đợi phán quyết sẽ có lợi thế cho Philippines, và chúng tôi phải chuẩn bị cho sự kiện này.Tôi hoàn toàn ủng hộ tổng thống mới của chúng tôi ông Duterte, và chúng tôi có thể cho một cơ hội khoảng hai năm để phán quyết được thực thi."
"Liệu Trung Quốc có tôn trọng phán quyết hay không? Liệu phán quyết có phát huy hiệu quả không? Và các quốc gia khác sẽ ra áp lực gì, đặc biệt là EU, khối G7, các nước như Hoa Kỳ, Úc, Việt Nam hay Ấn Độ, để có thể có hành động đáp trả nếu Trung Quốc không tôn trọng phán quyết của Toà trọng tài?”
Image captionSống ở thị trấn biển, người dân chủ yếu mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá
“Chúng tôi hi vọng các áp lực quốc tế sẽ khiến Trung Quốc điều chỉnh, có lẽ không được đến 100% nhưng chúng tôi hi vọng họ sẽ điều chỉnh và tôn trọng vùng biển Tây Philippines của chúng tôi. Bãi cạn Scarborough là của chúng tôi,” ông Golez nói trước hơn 100 người tham gia cuộc biểu tình.
Trong khi đó một nhóm các nhà hoạt động trẻ của Philippines vừa thực hiện một chuyến đi bằng tàu cá ra Bãi cạn Scarborough/bãi Hoàng Nham để thách thức sự hiện diện của tàu Trung Quốc tại khu vực này.
Nhóm Kalayaan Atin Ito, thực hiện chuyến đi vào 12/6/2016, đúng ngày Độc Lập của nước này. nhằm gửi đi một thông điệp về chủ quyền của Philippines đối với bãi cạn.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC Tiếng Việt tại Manila, trưởng nhóm Vera Joy Ban-eg nói chiếc tàu cá họ bị nhiều ca-nô và tàu cảnh sát biển của Trung Quốc vây và quấy rối khi họ tiếp cận khu vực bãi cạn.
Bà Vera Ban-eg nói nhóm của họ mang theo cờ Philippines và năm thành viên trong nhóm đã quyết định "bơi vào bãi cạn vẫy cờ" khi bị bủa vây.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục các chuyến đi ra những nơi có tranh chấp để thể hiện với những người lính của chúng tôi rằng chúng tôi ủng hộ họ và rằng chúng tôi thực sự thấu hiểu tầm quan trọng của nghĩa vụ bảo vệ lãnh thổ quốc gia," bà Vera Ban-eg nói.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giặc đến chơi nhà!

( Dân ca mới: Giặc đến chơi í a.. nhà - Quét sân, dọn ngõ, hay pha trà mời là mời ..giặc đây? Tình tang tính, Tính đi Tang)!



Tao đã nghỉ chơi mầy ra mấy chục năm rồi.
Mầy tới nhà tao làm chi.
Mầy là một thằng tán tận lương tâm.
Mầy ăn xương uống máu nhà tao, bao nhiêu của cải trên trời dưới đất của tao mầy ăn cướp như thế nào mầy có nhớ? Mầy làm như tao khờ khạo.
Mầy vơ vét đến tận xương tủy bất kể.
Là giặc là thù hay là bạn mầy biết, tao biết, trời đất biết.
Chỉ có tiền là không biết.
Nhưng tao dự đoán mầy đang giãy chết đành đạch cùng giòng họ nhà mầy.
Mầy đang trên đường suy tàn kiệt quệ và chờ chết.
Cái cách ăn cướp vô nhân có trình độ của mầy lộ liễu quá.
Tao hận, tao thù mầy.
Mầy cả gan đến nhà tao chơi, mầy đừng hòng dụ dỗ ai nhe mậy.
NHƯNG
Sao thiên hạ hoan hô ỏm tỏi.
Họ cười tét miệng, tưng bừng nô nức chào đón rần rần?
Họ tươi rói vui mừng.
Họ hồ hỡi phấn khởi.
Sao kì vậy ta?
Họ khùng? hay tao khùng.
Ôi! Bạn và thù sao lung tung xà ngầu thế nầy.

Hỏng lẽ nảy giờ tao chửi… lộn... lầm?
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thực ra TQ đang theo đuổi CNTD và bá quyền dù nội bộ có mâu thuẫn!

'Cuộc chiến' nội bộ Trung Quốc về Biển Đông


Nội bộ Trung Quốc cũng không có quan điểm nhất quán về tham vọng của nước này trong vấn đề Biển Đông.
Trong nội bộ Trung Quốc đang có những tranh luận và những quan điểm trái chiều trong cách tiếp cận vấn đề Biển Đông. Bởi vậy, Foreign Policy ngày 23.6 chỉ ra rằng bản thân Trung Quốc cũng không rõ ràng về tham vọng của mình trên Biển Đông.
Giới lãnh đạo Trung Quốc từ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Ngoại trưởng Vương Nghị đều ngang nhiên tuyên bố các đảo nhân tạo mà nước này xây dựng trái phép ở Biển Đông là thuộc chủ quyền của nước này. Do vậy, Trung Quốc có quyền theo đuổi biện pháp bảo vệ chủ quyền, triển khai quân sự trên đảo cho mục đích phòng vệ. Điều này rõ ràng chỉ là cách biện minh của giới chức Bắc Kinh và dĩ nhiên không thuyết phục. 
Theo Foreign Policy, các nhà phân tích Trung Quốc đang phải chịu áp lực buộc phải ngả theo quan điểm của chính phủ và những quan điểm trái chiều hiếm khi được công khai. Điều này có thể giải thích tại sao thế giới bên ngoài thường không nắm được các cuộc tranh luận đó. Trên thực tế, để nắm được đường hướng chính sách của Trung Quốc thì rất cần hiểu được cuộc tranh luận nội bộ này. Chuyên san này phân tích 3 trường phái quan điểm khác nhau trong giới phân tích cũng như hoạch định chính sách của Trung Quốc.
Trường phái hiện thực
Những học giả theo trường phái này tin rằng chính sách trên Biển Đông hiện nay của Bắc Kinh là hợp lý và không cần thay đổi. Họ nhận thức được những cái giá phải trả về mặt danh tiếng và ngoại giao nhưng có xu hướng “xem nhẹ” sự mất mát đó bởi họ coi trọng sức mạnh và năng lực vật chất của Trung Quốc hơn danh tiếng của nước này ở nước ngoài.
Với những học giả này, sức mạnh là yếu tố quyết định. Vì vậy, họ cho rằng thời gian đang đứng về phía Trung Quốc khi nước này duy trì càng lâu sự trỗi dậy của mình. Theo quan điểm của những học giả theo chủ nghĩa hiện thực, họ đang bảo vệ lợi ích quốc gia Trung Quốc bằng cách củng cố sự hiện diện của nước này ở Biển Đông. Tuy nhiên, những người này lại không đưa ra được đường hướng nào để làm tại các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng phi pháp, Họ không chắc liệu Trung Quốc có nên tiếp tục quân sự hóa trên các đảo hay không và chỉ cần các thiết bị phòng thủ là đủ.
Trên thưc tế, trường phái hiện thực đang là nhóm áp đảo trong cuộc tranh luận này và có vai trò lớn trong việc thúc đẩy hoạch định chính sách về Biển Đông. Nhà nghiên cứu David Shambaugh trong tác phẩm "Đối phó với một Trung Quốc đầy mâu thuẫn" cũng từng khẳng định trường phái này hiện diện đông đảo trong quân đội, các trường đại học và các viện nghiên cứu tư vấn chính sách của Trung Quốc.
'Cuộc chiến' nội bộ Trung Quốc về Biển Đông - ảnh 1
Trung Quốc xây dựng phi pháp ở đá Gạc Ma thuộc chủ quyền Việt NamTRUNG HIẾU
Trường phái cứng rắn
Luồng quan điểm thứ hai là những người theo trường phái cứng rắn. Những người này cho rằng Trung Quốc không những tăng cường hiện diện tại 7 đảo nhân tạo trái phép mà nước này ngang nhiên bồi đắp tại quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam mà còn phải tiếp tục mở rộng lãnh thổ, quân sự ở Biển Đông.
Cụ thể, sự bành trướng này bao gồm cải tạo các đảo thành căn cứ quân sự, cố gắng kiểm soát thêm lãnh thổ ở Biển Đông hoặc bằng một cách nào đó, có thể biến "đường 9 đoạn" phi pháp thành vùng ranh giới lãnh thổ, chiếm gần hết Biển Đông.
Những học giả theo trường phái này không quan tâm đến phản ứng của cộng đồng quốc tế mà chỉ tập trung tối đa hóa lợi ích của Trung Quốc. Và yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc hiện nay được giới truyền thông Trung Quốc tung hô là minh chứng cho trường phái này. Tuy vậy, theo Foreign Policy, trường phái này không chiếm đa số trong việc đưa ra quyết định cuối cùng.
Những người theo trường phái này thường là giới chức tư pháp hoặc quân sự và họ ủng hộ chính sách không khoan nhượng này để phục vụ những lợi ích quan liêu trong nội bộ ban ngành đó. Ngoài ra, một bộ phận dân thường Trung Quốc cũng có quan điểm này nhưng đa số hời hợt và không hiểu nhiều về tình hình Biển Đông. 
Mặc dù không chiếm đa số nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc cũng không thể bỏ qua trường phái này vì đây là những người có thể tận dụng trong chiêu bài "chủ nghĩa dân tộc" của Trung Quốc.
Trường phái ôn hòa
Những người theo trường phái này cho rằng Trung Quốc đã đến lúc phải làm rõ chính sách của mình về mục đích của Bắc Kinh trên Biển Đông. Trường phái ôn hòa nhận ra rằng tham vọng gần đây của Bắc Kinh với những yêu sách chủ quyền của mình đã khiến thế giới lo ngại và không còn tin tưởng. Họ chỉ trích và đổ lỗi cho chính phủ vì đã không có kế hoạch chiến lược thuyết phục cũng như truyền thông có hiệu quả với thế giới.
Họ cho rằng, việc chính phủ không cân nhắc kỹ trước các quyết định chiến lược lớn như xây dựng đảo nhân tạo thực sự đã làm tổn hại cho chính lợi ích của Bắc Kinh. Bằng việc bỏ qua nỗ lực hợp pháp hóa các hòn đảo của chính phủ Trung Quốc, những người này đứng về phía những nghi ngại của cộng đồng quốc tế hơn là ủng hộ các hành động của Bắc Kinh.
'Cuộc chiến' nội bộ Trung Quốc về Biển Đông - ảnh 2
Trung Quốc thời gian qua đã đẩy mạnh quân sự hóa trên Biển Đông, trong hình là chiến đấu cơ J-11, loại được Trung Quốc triển khai tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt NamREUTERS
Những người này lập luận rằng Trung Quốc cần dần làm rõ "đường 9 đoạn". Duy trì trạng thái mập mờ chỉ càng làm cho tấm bản đồ này trở thành một gánh nặng lịch sử và một vật cản không cần thiết trên con đường đạt tới thỏa thuận ngoại giao. Theo họ, việc cố biến tấm bản đồ này thành bằng chứng chủ quyền chỉ càng làm cho Bắc Kinh trở nên mâu thuẫn với các nước Đông Nam Á và cả Mỹ. Họ cho rằng nếu Bắc Kinh tiếp tục đi con đường này thì sẽ phải đối mặt với mối nguy hiểm tiềm tàng trong việc mở rộng chiến lược.
Những người theo trường phái ôn hòa có quan điểm rất khác so với trường phái hiện thực và cứng rắn, tuy nhiên cả ba đều đồng tình với việc Bắc Kinh xây dựng trái phép đảo nhân tạo, theo Foreign Policy,

Trên thực tế, cộng đồng quốc tế đã nhiều lần chỉ trích Trung Quốc khi xây dựng đảo nhân tạo trái phép. Thế nhưng đến nay giới lãnh đạo Trung Quốc cũng chưa hề có câu trả lời rõ ràng nào về ý định chiến lược của mình. Trong số ba trường phái trên, chỉ có những người theo chủ nghĩa cứng rắn có một câu trả lời nhanh chóng nhưng lại thiếu ổn định. Phần còn lại vẫn đang tranh cãi xem chiến lược của Bắc Kinh là gì. Theo Foreign Policy, điều này cho thấy, chính sách Biển Đông của Trung Quốc thực tế không phải là một quyết sách nhất quán mà nó rất dễ thay đổi.
Nhà nghiên cứu David Shambaugh trong tác phẩm của mình đã từng tuyên bố rằng Trung Quốc là một nước lớn đang trỗi dậy với những mâu thuẫn, nội bộ Trung Quốc là một loạt các bản sắc đối chọi nhau.
Ngọc Mai
Phần nhận xét hiển thị trên trang

DƯƠNG KHIẾT TRÌ LẠI MÒ SANG VN?



Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì
sắp thăm Việt Nam

Dân trí
Thứ bảy, 25/06/2016 - 07:24
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Ủy viên Quốc vụ Quốc Vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ thăm Việt Nam từ ngày 26-28/6/2016.

Trong chuyến thăm này, ông Dương Khiết Trì sẽ cùng Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chủ trì Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc. 

.
Ông Dương Khiết Trì phát biểu tại Phiên họp lần thứ 7 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc diễn ra ở Hà Nội ngày 27/10/2014 (Ảnh: Hữu Nghị)

Ủy viên Quốc Vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ tới đặt vòng hoa tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang. 


Nhân dịp này, hai nước cũng dự kiến ký kết văn kiện hợp tác.

Trước đó, trong năm 2014, ông Dương Khiết Trì đã có 2 chuyến công du tới Việt Nam. Lần thứ nhất vào tháng 6 trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ hai nước gia tăng, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông.

Bốn tháng sau đó, vào hồi tháng 10, ông Dương Khiết Trì trở lại Việt Nam để cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Phiên họp lần thứ 7 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc.

Nam Hằng
----------------
Bình luận: 
Trần Mạnh Hồng: Lần này sang để vận động hành lang trước khi tòa án công bố kết quả vụ kiện vào ngày 7/7 tới. Và cũng để thử phản ứng của Việt Nam ! 
 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giáo dục cần truyền đạt gì cho học sinh?


Sự sắp xếp của thầy giáo suýt chút nữa đã hủy diệt cả thế giới

Một thầy giáo đã dùng một phương cách xưa cũ để thưởng phạt học sinh, đó là: Căn cứ vào thành tích học tập để sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh trong lúc chụp ảnh tại lễ tốt nghiệp. Cách làm này vô tình đã góp phần tạo ra một kẻ độc tài trong lịch sử.


Theo cách đó, những học sinh ưu tú được ngồi gần hiệu trưởng và thầy giáo ở phía trước – nơi tập trung ánh đèn chiếu vào. Những học sinh yếu kém phải ngồi xa hiệu trưởng và thầy giáo, ngồi co cụm ở phía sau và ở trong những góc khuất.Bức ảnh chụp tại lễ tốt nghiệp này sở dĩ trở nên nổi tiếng lẫy lừng như vậy là vì trong đó thể hiện sự trái biệt rõ ràng của hai học sinh. Một em có thành tích tốt được xếp ngồi bên cạnh thầy hiệu trưởng, trong lòng hưng phấn, ánh mắt sáng ngời. Còn một em học sinh yếu kém 11 tuổi, đứng ở hàng sau cùng, hai tay khoanh trước ngực với thái độ cẩu thả và bất bình.

Cách thức giáo dục như vậy, thiên đường của một người nào đó, thì tất nhiên có thể sẽ là địa ngục của một người khác.Rất nhiều năm sau đó, tâm lý bị lệch lạc của học sinh yếu kém đó, cộng với việc cực khổ muốn trở thành họa sĩ hạng hai mà không được, đến đâu đều bị nhìn với ánh mắt lạnh lùng, đến đâu cũng là sự chế nhạo, ngay cả làm một họa sĩ thấp kém cũng không được, vật lộn thế nào cũng không xong, cuối cùng anh ta bực bội và tức giận với chính bản thân mình. Về sau này, anh ta đã biến thành “tên đồ tể”, giết người không ghê tay, thậm chí anh ta còn muốn tiêu diệt chủng tộc người Do Thái thông minh.

Học sinh yếu kém này, có tên gọi là Adolf Hitler, thần kinh hắn khá điên loạn, suýt chút nữa đã hủy diệt cả thế giới.Trong cuốn sách “Cuộc tranh đấu của tôi”, Hitler tiết lộ, lý do hắn chống lại người Do Thái là vì bị một học sinh Do Thái khiêu khích, sau đó sự việc càng nghiêm trọng hơn, cuối cùng không thể kiềm nén. Đây là vòng đầu tiên trong chuỗi dây xích hận thù “Trại tập trung Auschwitz” và cũng là nạn diệt chủng sau này.Vậy, người học sinh Do Thái mà Hitler hận đến tận xương tủy là ai? Tất cả chứng cứ đều hướng về bức ảnh này, hướng về phía Linz – cậu học sinh giỏi ngồi bên cạnh thầy hiệu trưởng ở trong bức ảnh. Cậu bé này sau khi trưởng thành đã trở thành một trong những nhà triết học có tầm ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. Khi nói đến ông, người ta nghĩ ngay đến một nhà logic học, một nhà triết học, ông đã dùng tư tưởng triết học của mình mà cải biến cả thế giới. Ông tên là Ludwig Wittgenstein.

Khi còn là học sinh tiểu học, Wittgenstein là bạn học cùng lớp với Hilter, là người Do Thái và đặc biệt rất thông mình, ông cũng rất được thầy giáo sủng ái, xem như là báu vật. Học sinh giỏi và học sinh yếu, một bên được đưa lên “thiên đường”, còn một bên bị đẩy xuống “địa ngục”. Thầy giáo đối đãi với họ, một bên thì giận giữ như “núi lửa”, một bên lại bao dung như “đại dương”.

Cái bóng của thời niên thiếu chính là vận mệnh của tương lai. Ai cũng không ngờ được rằng nỗi oán hận trong lòng Hitler lại sâu nặng như vậy, đến nỗi sau này đã tạo thành đại họa trong lịch sử nhân loại.

Người sống khép kín nếu gặp phải sự kỳ thị thì rất khó mà phát triển lành mạnh; nếu họ gặp phải sự đối đãi bất công trong xã hội thì có thể sẽ khiến cho tâm hồn họ hoàn toàn bị méo mó. Một người có tâm hồn bị méo mó lệch lạc, họ có thể sẽ trả thù cả cái thế giới này.Tại sao có thể phát sinh hậu quả xấu to lớn đến thế? Những điều này đáng để chúng ta suy ngẫm sâu xa.

Trước tiên, thầy giáo sắp xếp chỗ ngồi như vậy là theo ý muốn chủ quan.Thầy giáo sắp xếp chỗ ngồi như vậy là vì muốn khen thưởng những học sinh đạt được thành tích cao, là khách quan để cho những học sinh có thành tích cao có cảm giác thành công và vinh dự, cũng là khích lệ họ cố gắng giữ vững “vị trí” của mình. Đồng thời để cho những học sinh yếu kém, nhận lấy sự trừng phạt và chế giễu, lại ám thị cho họ rằng, đây là vị trí của họ trong lớp học, rất có thể chính là vị trí trong cuộc sống tương lai sau này, kích thích ý thức về nguy cơ của họ, tự biết xấu hổ mà gan dạ và cố gắng hơn để đuổi theo, nếu không sẽ thành một người bỏ đi.

Tuy nhiên, vấn đề là mong muốn chủ quan của thầy giáo chỉ là một trạng thái lý tưởng. Ý kiến của thầy giáo xuất phát từ quan niệm: Tất cả học sinh nhờ nỗ lực đều có thể đạt được “thành tích tốt”, tất cả học sinh có “thành tích tốt” đều là nỗ lực mà có được. Đạo lý tương đồng là, tất cả học sinh có “thành tích kém” đều là do không cố gắng nỗ lực, tất cả học sinh không nỗ lực đều sẽ có “thành tích kém”.Đúng là quan niệm này có tồn tại vấn đề lớn.

Có học sinh không hề nỗ lực, nhưng thành tích lại tốt; có học sinh học đến bạc cả đầu, khổ sở vì học thậm chí chết vì học, nhưng thành tích không hề thấy khởi sắc.Hơn nữa, thành tích học tập của học sinh còn có liên quan đến rất nhiều yếu tố, ví dụ như sự phát triển của môi trường học tập, tình trạng sức khỏe, còn có một nguyên nhân rất quan trọng không thể bỏ qua, thành tích học tập có liên quan chặt chẽ với trình độ dạy học của giáo viên.Trừng phạt người thất bại, người thất bại này không nhất định là người lười biếng, thậm chí có khả năng còn là một người chăm chỉ, chỉ là học tập không đúng phương pháp, mà người học không đúng phương pháp này có khả năng lại là vì thầy giáo không làm tròn trách nhiệm.

Việc không phân biệt tốt xấu, đúng sai, dùng thành tích mà tiến hành “định giá” học sinh, thầy giáo đã không chỉ làm tổn hại đến danh dự mà còn đè nén sự phát triển lành mạnh nhân cách của học sinh, đây không phải là giáo dục chân chính, mà là sự ngược đãi tinh thần.

Trường học là nơi dạy dỗ con người hướng đến Chân Thiện Mỹ, là một nơi với tư tưởng rộng mở tự do, với tinh thần sáng suốt minh tỏ, không phải là nơi thi đấu cạnh tranh của điểm số. Lùi một vạn bước mà nói (khiêm nhường mà nói), cho dù học sinh vì lười biếng mà đạt thành tích không tốt, nhưng đã cố gắng hết sức, thì cũng không thể lấy thái độ kỳ thị như vậy mà đối đãi. Giáo dục không phải chỉ cần nhìn đến những điểm số lạnh lùng đó, mà nên nhìn đến thực tế cuộc sống của con người.

GIÁO DỤC KHÔNG CHỈ LÀ MUỐN TRUYỀN ĐẠT CHO HỌC SINH CÁC ĐIỂM SỐ ĐỂ ĐÁNH GIÁ, MÀ CÒN CẦN TRUYỀN ĐẠT CHO HỌC SINH SỰ CÔNG BẰNG, CHÍNH NGHĨA, DÂN CHỦ VÀ NHÂN ÁI, CÒN CÓ LÒNG TỪ BI VÀ SỰ KHOAN DUNG… ĐIỀU MÀ VẪN LUÔN BỊ XEM NHẸ.
L.T.H

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Vụ cá biển chết ở miền Trung: “Mất 60-70 năm chưa chắc đã phục hồi”


Dân trí 

Đó là nhận định của PGS.TSKH Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam liên quan đến tình trạng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung và mới đây là thông tin phát hiện hải sản chết dưới đáy biển Quảng Bình.
 >> Đoàn công tác cùng nhóm thợ lặn thấy gì dưới đáy biển Quảng Bình?
 >> Ngư dân phát hiện cá chết xếp lớp dưới đáy biển Quảng Bình?



Các thợ lặn phát hiện hàu, vẹm, hải sâm... chết nhiều dưới đáy biển Quảng Bình, đang trong quá trình phân hủy (Ảnh: Đặng Tài)
Các thợ lặn phát hiện hàu, vẹm, hải sâm... chết nhiều dưới đáy biển Quảng Bình, đang trong quá trình phân hủy (Ảnh: Đặng Tài)

Trao đổi với phóng viên Dân trí, PGS.TSKH Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho rằng: “Đây không chỉ là thảm họa đối môi trường mà còn là thảm họa đối với sự phát triển của một nền kinh tế. Hệ sinh thái này, mất 60-70 chưa chắc đã phục hồi”.
Thưa PGS, trước đây cá biển chết hàng loạt và dạt vào bờ biển các tỉnh miền Trung; cách đây ít ngày ngư dân cho biết đã phát hiện nhiều mảng san hô, vẹm biển, ốc biển chết ở biển tỉnh Quảng Bình. Liệu đây có phải là thảm họa đối với môi trường biển hay không, thưa PGS?
Vấn đề chất thải công nghiệp mà thải ra biển thì đấy là tai họa rồi, dù thải ở đâu cũng là tai họa đối với tự nhiên. Do đó, phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp là cần thiết nhưng con người phải quản lý, xử lý nó để làm sao những chất thải đó không gây độc hại cho môi trường.
Còn nếu không quản lý thành công thì nó sinh ra hậu quả, mà hậu quả không chỉ ngày một ngày hai, không chỉ một vùng hai vùng, mà nó sẽ khắp nơi. Đấy không những là thảm họa mà còn là thảm họa lớn nữa, không chỉ đối môi trường mà còn đối với sự phát triển của một nền kinh tế.
Ở nước ta từ trước đến nay, đã xảy ra hiện tượng san hô dưới đáy biển, ốc biển… chết nhiều như thế hay chưa, thưa PGS?
Dân người ta thấy nên nói là nhiều thế thôi, còn khoa học phải có định tính, định lượng. Từ xưa đến nay, san hô cũng có chết nhưng mà do hiện tượng nóng lên gọi là tẩy trắng san hô. Đó là một hiện tượng tự nhiên do biến đổi khí hậu. Còn san hô ven bờ cũng có chết do người ta phá, người ta làm công trình hoặc người ta khai thác để bán…
PGS có ý kiến như thế nào về nhóm nguyên nhân do con người trong sự việc này?
Tôi cho rằng, điều quan trọng nhất là khoa học phải xác định được là ai thải, thải cái gì, thải bao nhiêu và mức độ độc tính của những chất độc đó sẽ như thế nào và cách xử lý ra sao.
Thưa PGS, sau hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, điều gì làm PGS lo ngại nhất đối với môi trường biển?
Vấn đề là phải xác định được nguyên nhân, tất nhiên khoa học không thể vội được nhưng mà cũng không thể quá lâu được. Vấn đề tôi lo ngại nhất là, sao những việc như thế này mà kết quả chưa được công bố?
Tìm được nguyên nhân rồi thì mình mới tìm cách xử lý nó, đề phòng nó. Mà nguyên nhân càng tìm ra sớm thì càng thể hiện tính khách quan, còn để lâu thì khó khăn hơn. Đây là việc cấp bách nhất cần tập trung sức lực phải làm.
Những chất thải tác động môi trường trong một phạm vi lớn thì nó sẽ để lại di chứng hệ sinh thái rất lớn, nó làm ảnh hưởng đến nguồn lợi rất lớn. Những con cá, con cua, con tôm… chết mình thấy nó lớn như vậy nhưng chỉ là phần nổi của tảng băng thôi. Cái nguy hiểm nhất là mình không thấy, cái đó mới là quyết định nền tảng của sự sống, nguồn lợi của sinh vật.

Con người bình thường thì 60-70 tuổi và 60-70 tuổi đối với một hệ sinh thái thì khó phục hồi, -PGS.TSKH Nguyễn Tác An
"Con người bình thường thì 60-70 tuổi và 60-70 tuổi đối với một hệ sinh thái thì khó phục hồi", -PGS.TSKH Nguyễn Tác An

PGS đang nói đến “di chứng hệ sinh thái là rất lớn”. Vậy liệu sự phục hồi của nó là có thể hay không?
Trong tự nhiên, bản thân nhiên nhiên có một chức năng là tự phục hồi nhưng lâu. Và khi môi trường không được cải thiện, luôn bị tác động của môi trường chất thải thì nó không phục hồi được. Con người phải xử lý được chất thải đấy và trả lại điều kiện sống, nhất là cho các chương trình sinh - lý - hóa hoạt động thì nó mới phục hồi được. Còn không trả lại điều kiện đấy thì nó sẽ hình thành lại những quá trình khác phù hợp điều kiện mới và cái đó thì lâu vô cùng.
Con người bình thường thì 60-70 tuổi và 60-70 tuổi đối với một hệ sinh thái thì khó phục hồi. Ở đây vấn đề rất quan trọng là sự phục hồi sinh thái, tái tạo sinh thái, ngoài chức năng của thiên nhiên (là lâu) thì con người phải giúp nó.
Do đó, vấn đề tác động, quản lý của con người rất quan trọng. Con người đã gây ra ô nhiễm thì phải xử lý ô nhiễm đó, làm mất cân bằng sinh thái thì phải tạo lại cân bằng sinh thái.
Xin cảm ơn PGS về cuộc trao đổi!
Viết Hảo (thực hiện)
Phần nhận xét hiển thị trên trang