Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Không cần biết "Bống" là ai, chứ "trình thơ" như này của em "đối" "kem bị hới" đấy!

Cuối tuần: ĐỐI THƠ CÙNG DZẬN XĨ THÁI BÁ TÂN




Chép từ Tiên Lãng

Từ lâu cư dân mạng đã biết rằng ông Thái Bá Tân đã bị rận hóa, tương tự như Bùi Hằng, Điếu cày, Tạ Phong Tần. Uất ức vì những thất bại trong cuộc sông, ông Thái Bá Tân quay ra như một ông Chí, cái gì cũng chửi! Thế nhưng, mọi người không ngờ rằng mới đây ông Thái Bá Tân dám cả gan làm "bài thơ" xúc phạm, miệt thị Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Quá bức xúc, nhiều cư dân mạng đã đến tận "nhà" trên fb của ông ta để dạy lại ông ta khiến ông ta đã phải hạ "bài thơ" này xuống. Chúng tôi xin chép về đây một bài thơ đối đáp của bạn gái Thư Anh Nguyễn- người cũng từng nổi danh trên mạng với cái tên "Cô Chém"- tác giả bài VĂN TẾ NHỮNG LINH HỒN PHẢN ĐỘNG. Sau đó, Google.tienlang xin chép cả một stt dài của bác Kim Như Hoàng với các "bài thơ" 5 chữ (thể loại thơ mà ông Thái Bá Tân thường dùng) với hàng loạt "bài thơ" của rất nhiều tác giả để "đối đáp" với dzận xĩ Thái Bá Tân.
******************

đang cảm thấy dạy dỗ tên bất trung,bất nghĩa,bất tín.

BỐNG DẠY THÁI BÁ TÂN
Bống thách lão Thái Bá
Tự vẫn để quyên sinh
Khỏi nhịn nhục phải sống
Đến hết cuộc đời mình.

Bống chỉ mặt Thái Bá
Đừng cố sống hết đời 
Sống tạm đến đây thôi
Bởi nhục ông quá đủ. 

Bống vả mồm Thái Bá
Vêu mõm và rụng răng
Và chỉ mặt nói rằng
Đồ mặt trơ trán bóng. 

Bống củng đầu lão Tân
Bắt tạ lỗi lầm ấy
phải chắp tay vái lạy
Khắp bốn hướng mười phương. 

Bống tạt tai Thái Bá
Bắt phạt đứng khoanh tay
Mồm phải nói câu này.
«Con Bá Tân thất đức.»

Bống đá đít Thái Bá
Bắt quỳ và van xin
90 triệu dân mình:
«Con Bá Tân xin lỗi. »
24.6.2016

---Bống----

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài ngâm dấm:


Jeffrey Tucker
Phạm Nguyên Trường dịch



Chỉ cần đi theo con đường của Venezuela. Tấn công vào quyền sở hữu và thương mại, cướp bóc những người giàu có, bãi bỏ hệ thống giá cả, bắt tù những người bất đồng chính kiến, nghiền nát phe đối lập, phá hủy hệ thống tự do tự nhiên, tức là hệ thống đã nuôi sống thế giới này. Đấy là chủ nghĩa xã hội. Đấy là con đường dẫn tới địa ngục trần gian.

"Chủ nghĩa xã hội Venezuela": người dân phải bới rác tìm đồ ăn
Một trong những thành tựu vĩ đại của tâm trí con người là tìm được giải pháp cho thách thức lớn nhất đối với sự sống trên trái đất: tìm được đủ thức ăn. So sánh với ăn thì chỗ ở và quần áo chỉ là chuyện vặt. Chỉ cần tìm được một cái hang và lột một tấm da là xong.

Nhưng tìm kiếm thức ăn là vấn đề thường trực, không bao giờ chấm dứt. Kho đụn chưa đủ, phải có một hệ thống sản xuất liên tục.

Năm 2016, cuối cùng, chúng ta đã có hệ thống như thế, nó có thể nuôi sống 7,4 tỷ người. Hiện nay hệ thống này mạnh đến nỗi các nước phát triển gặp vấn nạn ngược lại: bệnh béo phì.

Việc tạo ra hệ thống này - bạn có thể nhìn thấy nó ở bất kỳ cửa hàng tạp hóa nào trong khu phố bên cạnh nhà bạn – là thách thức trước kì vọng của rất nhiều người trong thế kỷ XIX. Dân số đang bùng nổ với tốc độc không thể tin nổi. Làm sao nuôi được? Hầu hết các nhà trí thức đều không thể tưởng tượng nổi, làm sao chuyện như thế lại có thể xảy ra được!

Nhưng nó đã xảy ra. Thị trường lương thực thực phẩm toàn cầu phức tạp, phát triển sâu rộng và năng suất cao đến nỗi khó mà phá vỡ được nó. Phải có nỗ lực phi thường thì mới tạo ra được nạn đói vào năm 2016. Phải có một hệ thống cưỡng bức toàn diện, tức là hệ thống tấn công tất cả các thiết chế đã làm cho sự thừa mứa trở thành khả thi: quyền sở hữu, thương mại quốc tế, hệ thống giá cả uyển chuyển, quyền được đổi mới trong lĩnh vực thương mại.

Chủ nghĩa xã hội ra đòn 

Nhưng, có một hệ thống như thế. Tên của nó là “chủ nghĩa xã hội”. Người ta đang thử nghiệm nó trong một đất nước từng là quốc gia giàu có, dễ chịu và văn minh: đất nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Vâng, nghe như là chuyện bịa. Nhưng không phải. Trong một đất nước đặc biệt, trong quá trình hủy diệt không ngừng nghỉ - kéo dài 16 năm - quyền sở hữu và quyền con người, từng bước một, chủ nghĩa xã hội đã dẫn đến những cảnh đau khổ không thể nào tưởng tượng nổi.
Đấy là Venezuela. Bắt đầu dưới chính quyền của Hugo Chavez và bây giờ tiếp tục nằm dưới quyền cai trị của người kế nhiệm ông ta, Nicolás Maduro. Dù ý của họ có độc tài và xấu xa đến đâu, dường như họ cũng không muốn gây ra nạn đói. Không những thế, họ tìm cách mang lại tất cả những lời hứa của chủ nghĩa xã hội: công bằng, bình đẳng, chấm dứt nạn người bóc lột người, công lý..v.v... Nhưng xung quanh chỉ là sự cáo chung của tất cả mọi thứ mà chúng ta gọi là văn minh.

Tốt nhất, tôi xin trích dẫn một đoạn khá dài của tờ New York Times, số ra ngày hôm qua:

"Xe tải thường xuyên bị tấn công, lương thực thực phẩm của đất nước này hiện được vận chuyển dưới sự bảo vệ của lực lượng vũ trang. Binh lính canh các ló nướng bánh. Cảnh sát bắn đạn cao su vào đám đông tuyệt vọng đang tràn vào các cửa hàng tạp hóa, hiệu thuốc và cửa hàng thịt. Một bé gái 4 tuổi bị bắn chết khi các băng đảng đường phố đánh nhau để tranh giành thực phẩm.
Venezuela đang rối loạn vì đói.

Hàng trăm người dân trong thành phố Cumaná - quê hương của một trong những anh hùng trong cuộc chiến đấu giành độc lập của khu vực – tràn vào một siêu thị trong những ngày gần đây, vừa đi vừa la hét đòi lương thực thực phẩm. Họ buộc người ta phải mở cánh cổng sắt khá lớn và lao vào bên trong. Họ giật những thùng đựng nước uống, thùng bột mì, bột ngô, muối, đường, khoai tây, bất cứ thứ gì có thể tìm được, để lại đằng sau những chiếc tủ lạnh bị phá hỏng và những kệ hàng bị lật nhào.

Và họ đã cho người ta thấy rằng, ngay cả trong đất nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, người dân cũng có thể nổi loạn vì không có đủ thức ăn.

Chỉ trong hai tuần qua, đã có hơn 50 cuộc bạo động vì lương thực, những vụ biểu tình và cướp bóc với khối lượng lớn đã nổ ra trên cả nước. Nhiều doanh nghiệp bị cướp sạch hoặc phá hủy. Ít nhất đã có năm người đã thiệt mạng ....

Vụ sụp đổ kinh tế diễn ra trong những năm gần đây làm cho nước này không thể tự mình sản xuất đủ lương thực hoặc nhập khẩu nhu yếu phẩm từ nước ngoài. Các thành phố đã bị thiết quân luật, theo sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp của Tổng thống Nicolás Maduro, người được Chávez – trước khi qua đời cách đây ba năm - chỉ định tiếp tục dẫn dẵn cuộc cách mạng của ông ta.

“Nếu không có lương thực thì sẽ có thêm nhiều cuộc bạo loạn nữa”, Raibelis Henriquez, 19 tuổi, người đã chờ mua bánh mì suốt ngày ở Cumaná, nơi ít nhất đã có 22 doanh nghiệp đã bị tấn công trong một ngày vào cuối tuần qua, nói như thế.

Nhưng, trong khi các cuộc bạo loạn và xung đột là nỗi lo của đất nước này thì đói khát vẫn là nguồn gốc của bất ổn thường xuyên.
Đánh giá gần đây nhất về mức sống, do Đại học Simón Bolívar tiến hành, đã phát hiện được con số đáng kinh ngạc: 87% người dân Venezuela nói rằng họ không có tiền để mua thực phẩm đủ dùng.

Khoảng 72% tiền lương hàng tháng được dùng để mua lương thực thực phẩm, đấy là theo Trung tâm Tư liệu và phân tích xã hội - một nhóm nghiên cứu liên kết với Liên đoàn giáo chức Venezuela.

Tháng Tư, người ta phát hiện ra rằng mỗi gia đình sẽ cần tương đương với 16 mức lương tối thiểu thì mới sống khả dĩ được.
Nếu hỏi người dân trong thành phố này, bữa ăn gần đây nhất là vào lúc nào thì nhiều người sẽ trả lời rằng không phải là ngày hôm nay.
Trong đó có Leidy Cordova, 37 tuổi, và năm đứa con - Abran, Deliannys, Eliannys, Milianny và Javier Luis - tuổi từ 1 đến 11 tuổi. Tính đến tối thứ năm, cả nhà đã không ăn gì từ trưa ngày hôm trước, đấy là bữa mà bà Cordova nấu súp bằng da gà và mỡ giá rẻ mà bà tìm được cửa hàng thịt.

“Các con tôi nói rằng chúng đang đói”, bà Cordova nói. “Và tôi chỉ có thể nói với chúng là cười lên và chịu đựng”.
Những gia đình khác phải chọn, ai được ăn. Lucila Fonseca, 69 tuổi, bị ung thư máu, còn con gái bà, Vanessa Furtado, 45 tuổi, bị u não. Mặc dù cũng bị ốm, Furtado không ăn một ít thức ăn mà mấy ngày mới có để mẹ không bị nhỡ bữa.

“Trước đây tôi rất béo, nhưng không còn béo nữa”, người con gái nói. “Chúng tôi đang chết dần chết mòn”.

Bà mẹ nói thêm: “Chúng tôi đang sống bằng khẩu phần của Maduro: không thức ăn, không có gì hết”…

Những cánh đồng mía ở khu vực trung tâm nông nghiệp của đất nước bị bỏ hoang vì không có phân bón. Máy móc thiết bị không được sử dụng, nằm han gỉ trong những nhà máy quốc doanh bị đóng cửa. Các sản phẩm chủ yếu như ngô và gạo, từng được xuất khẩu, bây giờ phải nhập khẩu và không đáp ứng được nhu cầu.

Đáp lại, Maduro nắm chặt hơn công tác cung cấp lương thực thực phẩm. Sử dụng nghị định khẩn cấp mà ông vừa ký trong năm nay, vị tổng thống này đưa hầu hết việc phân phối lương thực thực phẩm vào tay của các binh đoàn công dân trung thành với cánh tả, một biện pháp mà những người phê bình nói là tương tự như phân phối lương thực ở Cuba.

“Họ bảo, nói cách khác, anh sẽ có thực phẩm nếu anh là bạn tôi, nếu anh là người có cảm tình với tôi”, Roberto Briceño-León, giám đốc của Cơ quan quan sát bạo lực Venezuela - một tổ chức nhân quyền - cho biết như thế.

Đấy là tất cả thực tế mới đối với Gabriel Márquez, 24 tuổi, người trưởng thành trong những năm bùng nổ, khi Venezuela là nước giàu có và quầy hàng trống rỗng là điều không thể tưởng tượng nổi. Anh ta đứng trước siêu thị bị đám đông tràn tới Cumaná phá hủy, bây giờ trở thành một bãi trống mênh mông đầy chai lọ vỡ, hộp giấy và kệ nằm rải rác khắp nơi. Mấy người, trong đó có một cảnh sát, đang tìm kiếm thức ăn thừa trong đống đổ nát.

“Trước đây, trong những buổi lễ hội, chúng tôi thường lấy trứng ném nhau”, anh ta nói. Bây giở quả trứng chẳng khác gì cục vàng”…
Trong khi đó, chính phủ nói rằng thiếu thốn là do “chiến tranh kinh tế” mà ra. Chính phủ cáo buộc các chủ doanh nghiệp giàu có đầu cơ lương thực thực phẩm và nâng giá cắt cổ, vì vậy mà tạo ra tình trạng thiếu thốn nhân tạo để kiếm lợi nhuận trên sự đau khổ của đất nước.

Chính phủ làm cho các chủ cửa hàng cảm thấy như bị bao vây, nhất là những người không có tên bằng tiếng Tây Ban Nha.

“Xem cách chúng tôi làm này”, Maria Basmagi - gia đình bà này di cư từ Syria tới Venezuela các đây một thế hệ - vừa nói vừa chỉ tay vào tấm kim loại che bên ngoài cửa sổ của cửa hàng giày của mình.

Cửa hàng của bà này nằm trên đại lộ buôn bán ở Barcelona, một thị trấn ven biển vừa rơi vào tình trạng bất ổn trong tuần trước. 11 giờ trưa ngày hôm trước, có người hét lên rằng người ta đang tấn công vào một nhà ăn quốc doanh ở gần đó. Tất cả cửa hàng trên đường phố nơi bà Basmagi buôn bán đều đóng cửa vì sợ.

Mấy cửa hàng khác cũng mở, tương tự như các tiệm bánh ở Cumaná, cả trăm người đang xếp hàng. Mỗi người chỉ được phép mua khoảng một pound (450 gam) bánh mì.

Robert Astudillo, người cha 23 tuổi của hai đứa con nhỏ, không tin là mình sẽ mua được bánh mì. Anh ta nói rằng ở nhà có bột ngô để làm bánh ngô - món ăn chủ yếu ở Venezuela - cho các con của mình. Họ không được ăn thịt đã mấy tháng nay rồi.
“Chúng tôi làm những cái bánh ngô nhỏ”, anh nói.

Trong tủ lạnh của gia đình Araselis Rodriguez và Nestor Daniel Reina, cha mẹ của bốn đứa con nhỏ, không có cả bột ngô - chỉ còn vài quả chanh và mấy chai nước.

Gia đình này ăn sáng với bánh mì và ăn trưa với món súp cá mà ông Reina bắt được. Bữa tối không còn gì.

Không phải lúc nào cũng biết rõ nguyên nhân gây ra bạo loạn. Chỉ do đói? Hay còn do sự tức giận dữ dội hơn, được hình thành trong một đất nước đã sụp đổ?

Inés Rodríguez không biết rõ. Bà nhớ đã gọi điện thoại cho đám đông đang đến cướp bóc nhà hàng của bà đêm thứ ba, nói rằng sẽ cho họ tất cả gà và gạo trong nhà hàng, chỉ xin họ để lại đồ gỗ và máy tính tiền. Họ không thèm nghe và đẩy bà sang một bên, Rodriguez nói như thế.

“Đói khát và tội phạm liên kết với nhau”, bà nói.

Trong khi bà nói, có ba chiếc xe tải với cảnh sát vũ trang đi ngang, mỗi cái đều có ảnh của Chavez và Maduro.
Đấy là đoàn xe chở lương thực, thực phẩm.

“Cuối cùng thì xe cũng đã tới”, bà Rodriguez nói. “Họ đã làm gì để có những thứ này. Phải nổi loại thì chúng tôi mới có thức ăn đấy”. (Hết trích)

Đôi khi người ta tự phải tự hỏi vì sao những người như tôi rất thích nói về thị trường tự do và tất cả những thứ mà nó ngụ ý. Nói cho cùng, đấy là nói về chất lượng của đời sống trên trái đất này. Chúng ta sẽ thịnh vượng hay chúng ta sẽ chết đói? Đấy là những điều mà kinh tế học bàn. Và đấy không phải là vấn đề trừu tượng.

Nước nào trên trái đất này cũng có khả năng gây ra nạn đói. Chỉ cần đi theo con đường của Venezuela. Tấn công vào quyền sở hữu và thương mại, cướp bóc những người giàu có, bãi bỏ hệ thống giá cả, bắt tù những người bất đồng chính kiến, nghiền nát phe đối lập, phá hủy hệ thống tự do tự nhiên, tức là hệ thống đã nuôi sống thế giới này. Đấy là chủ nghĩa xã hội. Đấy là con đường dẫn tới địa ngục trần gian.

Jeffrey Tucker là giám đốc phụ trách nội dung trang mạng Foundation for Economic Education và là tác giả của 5 cuốn sách và hàng ngàn bài báo, tác phẩm mới nhất của ông Bit by Bit: How P2P Is Freeing the World

Nguồn: https://fee.org/articles/how-to-create-starvation-in-2016/
hần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc đe dọa cùng chết với Mỹ trên biển Đông ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đ/c Trời luôn rộng lượng, không thèm cãi!





.Ai sợ hộp đen nhất?
Lực lượng tìm kiếm đang ráo riết tìm hộp đen của 2 chiếc máy bay bị rơi. Theo cách hiểu giản dị nhất, hộp đen là nơi chứa những thông tin chính xác về nguyên nhân gây ra tai nạn.
Hãng Airbus sản xuất ra chiếc máy bay CASA-212 cũng xin được phép tìm và giải mã hộp đen, còn hứa là sẽ bí mật thông tin tuyệt đối. Trung Quốc cũng muốn tham gia tìm hộp đen. Quân ta đương nhiên là phải tìm bằng được rồi. Ngư dân cũng tìm, nhưng chỉ có nhiệm vụ tìm thấy và giao nộp.
Tôi không tin chuyện giải mã hộp đen, nhất là khi biết được sự quán triệt "bí mật tuyệt đối".
Đặt trường hợp nguyên nhân liên quan đến nhà sản xuất, nếu hãng Airbus có tìm ra, nó cũng chả dại gì nói vung lên, mà đổ cho cớ khác.
Trung Quốc mà tìm thấy nguyên nhân, chẳng hạn liên quan đến nó, đương nhiên nó lờ tít tìn tịt, mà có khi quân ta biết liên quan đến nó cũng lờ tít tịt (ấy là tôi cứ nghi vậy).
Quân ta giải mã, giả dụ nguyên nhân liên quan đến ta, cũng chả dại gì vạch áo cho người xem lưng.
Thế thì chỉ còn nguyên nhân thời tiết, sét đánh chẳng hạn, giông lốc, vòi rồng. Không có cũng cứ quy tất đổ tất cho trời là ổn, đố cãi.
Rút cục là chỉ có trời sợ hộp đen nhất. Đề nghị đồng chí Nguyễn Văn Trời từ chức như thủ tướng Anh hôm qua, nhẹ thì khiển trách như với đồng chí giám đốc sở ăn giỗ giờ hành chính.
*Biên thêm: Điều quan trọng nhất bây giờ là bản tin thời tiết thời điểm xảy ra vụ tai nạn để luật sư bào chữa cho đồng chí trời.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin mới hôm nay về Biển Đông: Đội tàu Trung Quốc đâm bẹp dúm tàu kiểm ngư Việt, Hà Nội tuyên bố không đổi lập trường ở Biển Đông

tin mới hôm nay về biển đông
Phần lan can tàu kiểm ngư 951 bị biến dạng sau cú đâm chí mạng từ đội tàu Trung Quốc hôm 23/6. (TT)

Theo tin mới hôm nay về Biển Đông, tàu kiểm ngư Việt Nam bị cả đội tàu Trung Quốc đâm bẹp dúm khiến hai sĩ quan bị thương nhưng họ vẫn kiên quyết bám trụ tới cùng, trong khi đó phát ngôn viên Lê Hải Bình tại Hà Nội tuyên bố trước báo giới rằng Hà Nội kiên quyết giữ vững lập trường “không tranh cãi” về chủ quyền ở Biển Đông.

Cú đâm chí mạng của tàu Trung Quốc vào tàu kiểm ngư Việt Nam chiều 23/6 đã khiến con tàu 951 bị bẹp dúm toàn bộ mạn tàu, đuôi bị biến dạng hoàn toàn, cả phao cứu sinh dù được chằng buộc rất chắc chắn cũng bị bắn ra ngoài hướng về phía đội tàu Trung Quốc. Cách hành xử của tàu Trung Quốc trong vụ việc “không khác gì cướp biển”, tin mới hôm nay về Biển Đông dẫn nhận xét của phóng viên báo Tuổi trẻ khi theo tàu CSB 8003 tới hiện trường.
Hai kiểm ngư viên bị thương nhẹ, một người rách tay trái do mảnh sắt văng vào, một người chảy máu chân nhưng ngay sau khi sơ cứu họ vẫn xin được bám trụ để thực hiện nhiệm vụ đến cùng, theo tin mới hôm nay về Biển Đông của Tuổi trẻ.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 9h30 phút sáng 23/6, tàu kiểm ngư 951 đang cách giàn khoan 11,5 hải lý về phía tây bắc thì bị 7 tàu Trung Quốc các loại dàn hàng ngang lao ra vây ép tàu CSB 4033 và tàu kiểm ngư 951, Tuổi trẻ dẫn lời kể các nhân chứng.
Với sự áp đảo hẳn về số lượng và kích cỡ, các tàu Trung Quốc đã bao vây và điên cuồng nhắm thẳng đến tàu kiểm ngư 951. Lợi dụng sự hỗn loạn, tàu Hữu Liên 09 của Trung Quốc đã lao đến đâm vào mạn phải, khu vực cầu thang tàu kiểm ngư 951. Con tàu kéo hung hãn như trâu điên này đã ghìm chặt không cho tàu kiểm ngư 951 xoay trở để cho tàu khác lao vào đâm.
 
 
 
Chỉ hai phút sau, tàu hải tuần 11 tiếp cận sau lái tàu kiểm ngư 951 sử dụng vòi rồng phun nước với âm mưu tấn công tới tấp nhằm triệt tiêu sức sống của tàu kiểm ngư 951 và uy hiếp đến cùng tinh thần của các kiểm ngư viên Việt Nam.
Tàu kiểm ngư 951 đã vòng tránh thoát khỏi sự tấn công của tàu hải tuần 11 nhưng ngay sau đó tàu kéo Tân Hải 285 to lớn đã chạy tốc độ cao đâm thẳng vào chính giữa mạn trái.
Chỉ trong một phút rưỡi, tàu kiểm ngư Việt Nam 951 bị liên tiếp hai cú đâm cực mạnh của tàu Trung Quốc.
Trước diễn biến quá bất ngờ này, tàu CSB 4033 đã phối hợp với các tàu thực thi pháp luật Việt Nam khác cơ động cắt mũi, cắt lái thành công các tàu Trung Quốc để hỗ trợ giải vây tàu kiểm ngư 951.
Các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư đã dàn đội hình tạo thành bức tường bảo vệ tàu 951 tránh những cú đâm va tiếp của các tàu Trung Quốc. Những “con trâu điên” của Trung Quốc tiếp tục bám theo nhóm tàu Việt Nam ra xa đến 15 hải lý so với giàn khoan, Tuổi trẻ dẫn lời nhân chứng đưa  tin.
Thiệt hại nặng
Tàu kiểm ngư 951 là một trong những tàu Việt Nam có thời gian thực hiện nhiệm vụ ở Hoàng Sa lâu nhất (từ ngày 3/5/2016), theo tin mới hôm nay về Biển Đông.
Sau thời gian dài kiên cường bám trụ làm nhiệm vụ, tàu kiểm ngư 951 đã bị các tàu Trung Quốc đâm va, uy hiếp nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên tàu 951 bị thiệt hại nặng nhất. Hậu quả của hai cú đâm hung hãn này làm toàn bộ lan can mạn trái bị sập, biến dạng.
Những mảnh sắt bị gãy cong vênh chĩa ra sắc nhọn. Một phần của xuồng bên mạn trái cũng bị thủng. Tất cả giá xuồng bị hỏng. Một phao bè cứu sinh tự thổi bị văng mất. Từ phần cabin trở về sau lái dài khoảng 10m bị biến dạng hoàn toàn.
Nguy hiểm nhất là cú đâm đã gây ra những lỗ thủng ở ngay khoang máy chính mạn trái khiến nước biển tràn vào. Các kiểm ngư viên phải gấp rút lấy mền, vải và gỗ gia cố, chèn vào những vết nứt để chống chìm. Một nhà vệ sinh bị vỡ gạch ốp và bồn vệ sinh, phần tường bị lõm vào.
Ở bên mạn phải, buồng y tế, một phòng ngủ bị đâm sập, lõm cả vào trong. Ánh sáng tràn vào ngập phòng. Căn phòng tan hoang như vừa bị bão quét qua.
Trước đó lúc 8h30 ngày 23/6, các tàu thực thi pháp luật Việt Nam đã tiến vào giàn khoan tiếp tục tuyên truyền. Khi phát hiện các tàu Việt Nam cách giàn khoan 10,5 hải lý, các tàu Trung Quốc đã dàn sẵn đội hình từ xa, vây ép liên tục và tấn công dồn dập tàu Việt Nam, tin mới hôm nay về Biển Đông dẫn lời kể của các nhân viên chấp trách.
Việt Nam tuyên bố giữ lập trường không đổi về Biển Đông
Việt Nam luôn “rõ ràng và nhất quán” về chủ quyền không tranh cãi của mình đối với hai vùng đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình trả lời báo chí ngày 24/6/2016 tại Hà Nội.
Trả lời báo chí về việc Trung Quốc xây dựng và đưa vào sử dụng trái phép các công trình tại khu vực quần đảo Trường Sa hoặc tổ chức các tuyến du lịch ra Hoàng Sa, ông Lê Hải Bình khẳng định đó là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Vẫn theo người phát ngôn này, những hành động vừa nói càng không thể thay đổi sự thực về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Ông nói Việt Nam một lần nữa yêu cầu Trung Quốc ngưng mọi hoạt động sai trái và không để tái diễn, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tuân thủ Tuyên Bố về Ứng Xử Các Bên ở Biển Đông một cách nghiêm túc.
Hiện giờ Trung Quốc đã xây một bệnh viện trên bãi Đá Chữ Thập, một nông trường trên bãi cạn Su Bi, trong lúc tập doàn vận tải biển Cosco của Trung Quốc loan báo đang tổ chức các tuyến du lịch ra Hoàng Sa.
Cũng trong diễn biến này, một cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc từng tuyên bố Bắc Kinh sẽ không dừng các hành động ở Biển Đông như hiện tại và yêu cầu Việt Nam “biết ơn” vì từng được nước này bảo vệ trước năm 1975. Trung Quốc cũng vừa bị hàng chục nước vạch mặt là “dối trá” sau khi nói có tới 60 quốc gia trên thế giới ủng hộ nước này về Biển Đông, tin mới hôm nay về Biển Đông dẫn nguồn từ Thời báo phố Wall.
Tổng hợp từ Tuổi trẻ, RFA

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

NGHIÊNG MÌNH VĨNH BIỆT!



Hi vọng có thể cứu được 10 chiến sĩ trên hai chiếc máy bay đã hết! Xin đưa bài viết này như một lời cầu chúc linh hồn các chiến sĩ không quân đã hi sinh bay về miền xanh thẳm và sống mãi trong kí ức nhân dân!
Sự kiện chiếc Su-30MK2 số hiệu 8585 của Trung đoàn 923, Sư đoàn không quân 371 gặp nạn khi đang bay huấn luyện trên biển Đông ngày 14/6/2016 đang được dư luận quan tâm đặc biệt. Tâm trạng tôi c...
Đọc tiếp
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận
Bình luận
Sơn Phan Hoành Mọi người nên dọc bài này của nhà văn ĐTT , 2 máy bay rơi và 10 người hi sinh là 1 tổn thất quá lớn đối với đat nước , q đội và gđ các q nhân . Đừng vội suy diễn , nói năng linh tinh , phải chờ kết luận của các cq chức năng . Trong lúc đau buồn như thế này mà vẫn có thằng đưa lên fb cảnh đi du hí , cười nhăn răng như răng chó !

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tác động của Brexit tới Việt Nam?


Việc Anh rời EU lập tức khiến giá vàng và USD tăng cao tại Việt Nam. Một số chuyên gia kinh tế Việt Nam bình luận rằng việc Anh Quốc rời EU sẽ ảnh hưởng đến chuyện đầu tư vào Việt Nam và việc xuất khẩu hàng hóa qua Anh. Hôm 24/6, trả lời BBC, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, từ Hà Nội, nói: “Có thể thấy ngay tác động đầu tiên là các nhà đầu tư ở Anh cần thời gian ứng phó với tình hình ở nước họ trước khi tính đến chuyện đầu tư ở Việt Nam”.

“Bên cạnh đó, việc đồng bảng Anh mất giá sẽ khiến tăng trưởng GDP của Anh giảm, hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp khó do giá tăng, sức mua hàng hóa tại Anh theo chiều hướng kém đi”.

Kinh tế gia này bày tỏ hy vọng “nước Anh vẫn giữ quan hệ tốt với Việt Nam và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có những chọn lựa nhằm giảm tác động tiêu cực trong việc Anh Quốc rời EU”.

Theo ông, qua sự kiện này, Việt Nam cần học bài học nhất thể hóa trong liên kết kinh tế khi tham gia cộng đồng kinh tế Asean.


'Ảnh hưởng mậu dịch EU - Việt Nam'

Anh Quốc sẽ rời EU theo một nghị trình còn chưa rõ

Cùng ngày, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nói với BBC: “Anh Quốc không phải là đối tác lớn của Việt Nam nhưng việc EU suy yếu do mất đi một đồng minh quan trọng như Anh có thể khiến quan hệ mậu dịch giữa khối này và Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực, trong lúc EU là thị trường xuất khẩu số hai”.

“Việc đồng bảng Anh cũng như đồng euro đang trong chiều hướng mất giá có thể đem lại lợi ích cho những người Việt đi du lịch hoặc du học ở Anh, nhưng ngược lại, khiến hàng xuất khẩu Việt Nam đắt đỏ và kém cạnh tranh hơn khi vào thị trường Anh”.

“Ngoài ra, cũng nên tính đến tác động dây chuyền, đồng bảng Anh khiến nhân dân tệ tăng giá, tạo áp lực lên VND và hàng xuất khẩu của Việt Nam”.

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh liên tục tăng những năm qua.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Anh đạt tăng trưởng kép (CAGR) gần 17% trong giai đoạn 2008-15, đạt mức kỷ lục 4,65 tỷ USD trong năm 2015, tương đương 15% giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực EU.

Rượu whiskey Scotland

Tính riêng 5 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã duy trì thặng dư thương mại với Anh ở mức 3,9 tỷ USD trong năm 2015 và 1,7 tỷ USD

Gần 47% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh là điện thoại, máy tính, các linh kiện và thiết bị điện tử khác.

Quan hệ đầu tư và thương mại giữa Anh và Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ kể từ khi hai nước ký Hiệp định quan hệ Đối tác Chiến lược hồi tháng 9/2010.

www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/06/160624_brexit_impact_vietnam_comment
Phần nhận xét hiển thị trên trang