Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Sự thực muôn mùa là cái không đơn giản!

BỘ QP TUYÊN BỐ ĐÃ TÌM THẤY HỘP ĐEN CASA 212 ?

Tìm thấy hộp đen, dựng lại sự cố máy bay CASA rơi

Dân trí
Thứ tư, 22/06/2016 - 07:28

*Dân trí đã edit lại thông tin này. (10h00)

Sáng nay 22/6, thông tin từ cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng cho hay, lực lượng chức năng đã tìm kiếm được hộp đen máy bay CASA-212, Bộ Quốc phòng đã tổ chức họp để phân tích đánh giá, xem xét tìm ra nguyên nhân máy bay rơi.


casa2-1466223721341
Các mảnh vỡ của máy bay CASA - 212 được tìm thấy cùng với chiếc hộp đen sẽ được đưa về phòng chuyên môn để phân tích, dựng lại sự cố của máy bay.
.
Sau khi tìm thấy các mảnh vỡ của máy bay CASA - 212 cùng với hộp đen của máy bay, tại cuộc họp của đại diện Bộ Quốc phòng cùng các lực lượng chức năng vào chiều ngày 21/6, thông tin cho biết, tất cả mảnh vỡ cùng hộp đen sẽ được đưa về phòng chuyên môn để các chuyên gia, đại diện tập đoàn Airbus cùng phân tích, xem xét đánh giá tình hình, dựng lại sự cố của máy bay dưới sự giám sát chặt chẽ của Bộ Quốc phòng. Mọi thông tin trong và sau quá trình giải mã hộp đen sẽ được bảo mật tuyệt đối.

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng, hiện đã xác định được vị trí của máy bay CASA – 212 cùng 9 quân nhân gặp nạn là tại khu vực sát đường phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam – Trung Quốc. Bộ Quốc phòng đã làm việc với phía Trung Quốc để có sự hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn.

timkiemcasa1-1466505017275
Các lực lượng chức năng vẫn đang ngày đêm tìm kiếm 9 quân nhân và máy bay rơi. 
(Ảnh: Hải Sâm).
.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, hiện phía Trung Quốc cũng đã điều 8 tàu chấp pháp, 8 tàu ngư dân cùng máy bay ra khu vực giáp đường phân định Vịnh Bắc Bộ để cùng với các lực lượng của phía Việt Nam tham gia tìm kiếm.

Airbus tham gia điều tra nguyên nhân tai nạn máy bay CASA

Tập đoàn Airbus tại Tây Ban Nha - nhà chế tạo máy bay CASA-212 - vừa bày tỏ với nhà chức trách Việt Nam về việc tham gia điều tra nguyên nhân tai nạn máy bay CASA-212 thông qua phân tích các mảnh vỡ tàu bay và hộp đen, hỗ trợ tối đa các thông tin kỹ thuật đặc dụng về máy bay này.

Ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - đã cho PV Dân trí biết như vậy sau cuộc họp bàn về công tác hợp tác giữa nhà chế tạo máy bay và nhà cung cấp thiết bị dò tìm hộp đen phục vụ tìm kiếm cứu nạn và điều tra sau tai nạn, diễn ra chiều tối 21/6, tại Hà Nội.

Máy bay CASA-212 bị tai nạn từng tham gia tìm kiếm máy bay MH370 mất tích năm 2014 (ảnh: Trung Kiên)
Máy bay CASA-212 bị tai nạn từng tham gia tìm kiếm máy bay MH370 
mất tích năm 2014 (ảnh: Trung Kiên).
.
Theo ông Thanh, nhà chế tạo máy bay Airbus và nhà cung cấp thiết bị là Công ty RJE Internetional của Mỹ đã cử cán bộ sang Việt Nam trực tiếp hỗ trợ về mặt kỹ thuật thiết bị tìm kiếm hộp đen và cung cấp mọi thông tin kỹ thuật tàu bay để phục vụ công tác tìm kiếm máy bay mất tích. Phía Việt Nam đã có những trao đổi, tìm hiểu thêm về tàu bay, trao đổi về kỹ thuật tương thích hộp đen của tàu bay và thiết bị dò tìm hộp đen đang sử dụng.

“Đặc biệt, phía bạn bày tỏ muốn tham gia điều tra nguyên nhân tai nạn máy bay thông qua việc phân tích các mảnh vỡ tàu bay và phân tích hộp đen, đây là thông lệ quốc tế nhằm phòng ngừa những vụ việc tương tự trong tương lai. Airbus cho biết sẵn sàng cử chuyên gia kỹ thuật sang Việt Nam để trả lời mọi câu hỏi về kỹ thuật tàu bay trong vòng 24 tiếng khi nhận được câu hỏi và tự chịu mọi chi phí”- Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam thông tin.
Cũng theo ông Thanh, trong buổi làm việc với nhà chức trách, Airbus cam kết sẽ là đầu mối để liên hệ với cơ quan điều tra tai nạn máy bay của Tây Ban Nha và tải dữ liệu kỹ thuật tàu bay, giải mã hộp đen máy bay.

“Ở Việt Nam hiện cũng có máy giải mã hộp đen, nhưng trong trường hợp hộp đen bị ngâm nước, hộp đen bị hỏng thì phải đổ ra công cụ đặc dụng để khôi phục lại dữ liệu hộp đen, Airbus sẽ đảm bảo hỗ trợ tuyệt đối. Hiện Airbus cũng đã thông báo tình hình với cơ quan điều tra tai nạn máy bay của Tây Ban Nha, khi Việt Nam yêu cầu thì họ sẵn sàng phối hợp” - ông Thanh cho biết.

Airbus cho hay, máy bay CASA của Việt Nam bị tai nạn thuộc dòng máy bay CASA212-400. Đây là loại máy bay tuần thám hiện đại, được khai thác phổ biến, rộng rãi trên thế giới nhằm phục vụ bay Nhà nước, hoạt động hàng không chung và hàng không tư nhân sử dụng. Trên thế giới từng xảy ra một số vụ tai nạn tàu bay CASA212-400.

Máy bay CASA212 bị tai nạn hôm 16/6/2016
Máy bay CASA212 bị tai nạn hôm 16/6/2016.
.
Trong khi đó, thiết bị tối tân của Mỹ đang được sử dụng để dò tìm hộp đen gồm có 3 bộ máy thu định hướng trên mặt nước và 1 bộ máy thu định hướng dành riêng cho thợ lặn. Thiết bị làm việc dựa trên những tín hiệu âm tần thu được từ hộp đen tàu bay phát ra, với khoảng cách tối đa là 750m đối với máy thu định hướng trên mặt nước và 1km đối với máy thu định hướng dành cho thợ lặn.

Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) cho biết, các lực lượng TKCN máy bay CASA -212 số hiệu 8983 bị nạn vẫn tích cực thực hiện nhiệm vụ theo đúng sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và Sở chỉ huy hiện trường tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, tiếp tục tập trung cao độ ưu tiên tìm kiếm 9 quân nhân mất tích.

Hoạt động tìm kiếm đội bay CASA 212 đang được triển khai khẩn trương và huy động tổng lực cả về con người và phương tiện, thực hiện tìm kiếm suốt ngày đêm. Riêng công tác tìm kiếm máy bay SU-30MK2 đang phải tiếp tục tạm dừng tìm kiếm do thời tiết khu vực hiện trường xấu, sóng gió cấp 5-6, giật cấp 7 biển động.


Tuấn Hợp - Châu Như Quỳnh--------------

Hóa ra là tìm thấy từ lâu rùi. Sao không công bố ngay hôm đó. Hôm nay mới đưa ra. 7h sáng nay đã loan tin là tìm thấy. Tìm thấy ở đâu? Lúc nào? Có nguyên hay là đã hư rồi? Có đúng là hộp đen CASA 212 ? Mà có phải là hộp đen không hay là cái gì?

Le Dung Vova

Vụ này hay ! 

- Thằng công ty cung cấp thiết bị là của Mỹ, nếu mà đưa ra kết luận là do thời tiết xấu dẫn đến sự cố thì toi thằng Airbus ngay vì hôm đó thời tiết rất đẹp. 
- Còn nếu kết luận do tự nổ, chập cháy thì thằng hãng cũng chết, phải đền, nó sẽ không chịu đâu. 
- Nếu kết luận là bị bắn từ dưới lên thì coi như cuộc chiến Biển đông bắt đầu.

Còn 9 mạng người ra sao, đâu rồi ? Móc hộp đen ra thế không ghi hình xác máy bay dưới nước, tìm các sỹ quan thế nào ? Lẽ nào hộp đen quan trọng hơn 9 mạng sỹ quan ?

Kiểu gì thì cũng............................................................!
-------------------


Sáng: TÌM THẤY RỒI


Gần trưa: VẪN ĐANG NỖ LỰC TÌM KIẾM


 Báo Petrotimes lúc 10h50:
 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Họ có ích biết chừng nào và vì sao mà nuôi???

Thái tử đỏ và công chúa hường, qua góc nhìn của cô Tư sầu riêng

Cô Tư người miền Tây Nam Bộ. Cô tự gọi mình là sầu riêng. Gọi cô từ nay là "cô Tư sầu riêng".

Đó là cô Nguyễn Ngọc Tư.

Mẩu dưới đây là lấy nguyên về từ blog cô Tư. Mà là từ năm ngoái, 2015.

---



Oct 20, 2015


Anh Ba phẻ phắn


Anh Ba hỏi anh Tư tình hình lúc này sao, dân tình có xúm chửi thái tử đỏ công chúa hường không, trước đại hội mà máu dân nóng quá rất tốn trà đá. Anh Tư nói yên tâm đi anh, dạo này phẻ phắn, quần chúng dạo này bận rộn với mấy vụ lu xu bu kia, ít ai thèm nhớ tới nợ nần, thâm hụt quỹ, và cả mấy đứa quý tử của tụi ta.

Hết mấy vụ án cướp giết hiếp thiên hạ hết hồn vía, quần chúng cũng hụt hẫng một chút, nhưng họ sớm sắm được niềm quan tâm mới. Như vụ hội tã lót phấn rôm, Hội sữa tươi làm bằng sữa tươi, Hội những người vợ chăn chồng cực hơn chăn trâu, Hội nấu cơm không khét, tóm lại là hội của chị em, hiện đang lùng sục cô ca sỹ nào đó rốt cuộc đi chơi với bồ (có thể đã có vợ hoặc không) ở Sing hay ở Thái, đeo nhẫn mười hai tỉ (hoặc mười một tỉ chín).

Hay như vụ đạo thơ mới toe. Chép qua chép lại cũng đâu mới mẻ gì, nhưng dân mạng hiện bàng hoàng bẽ bàng, ngỡ ngàng, mê sảng. Thu hút báo mạng báo giấy báo fay, huy động kha khá nhân sĩ trí thức, họ đang dùng hết sức tinh lực để suy đoán coi sáng mai chị A nói gì, chị B cãi sao. Trong lúc chưa ai chịu ai,  coi bộ còn cãi nhau dài dài, tụi ta cứ ung dung mở một chai ngon mà nhâm nhi nhấp nháp.

Anh Ba cười, đó thấy chưa, thằng Tư mày cứ nói nuôi tụi văn nghệ sỹ chi có thấy mần giàu cho đất nước gì đâu, suốt ngày thơ thẩn gió mây, nhún nhảy gấu ó. Nhưng gặp chuyện mới thấy họ có ích biết chừng nào, ai có thể đánh lạc hướng quần chúng tốt hơn họ, để cho chúng ta nghỉ ngơi, tính đường cho tụi nhỏ lên ngôi càng sớm càng tốt. Chúng ta cũng có tuổi rồi...

http://www.nguyenngoctu.net/2015/10/anh-ba-phe-phan.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Con quan lại làm quan: phải minh bạch!

Con quan lại làm quan: phải minh bạch!
20.06.2016 Cao Huy Huân - Ca dao Việt Nam có câu “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”. Cá nhân tôi không hoàn toàn cho rằng việc cha truyền con nối là hoàn toàn tiêu cực, bản chất nằm ở chỗ tính minh bạch và sự đồng thuận chính trị, tức sự tín nhiệm thực sự cần phải được đảm bảo đến mức chấp nhận được. Vụ ông Vũ Quang Hải, 28 tuổi, con trai nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, được bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng ở Bộ Công Thương và Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cũng như vậy.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng (trái) phát biểu trước truyền
 thông sau một cuộc họp báo ở Hà Nội, ngày 4 tháng 8 năm 2015.
Trước hết cần nói về tính minh bạch. Chưa bàn về vấn đề đúng sai, phải quấy, vụ việc ngay khi được báo chí công bố đã cho thấy những khuất tất gây nhiều tranh cãi, trong đó phần lớn thông tin cần phải được khai thác, điều tra, đào xới để tìm ra sự thật. Việc bổ nhiệm một người không có quan hệ thân thuộc vào những chức vụ quan trọng đã cần phải cẩn trọng, đừng nói chi đến việc người được bổ nhiệm là con trai của một quan cấp bộ.

Thế nhưng, cũng như rất nhiều lần trước, với nhiều vụ “con quan” tương tự, thông tin và quy trình bổ nhiệm dường như còn quá nhiều vấn đề phải bàn cãi. Sự thỏa mãn thông tin đối với dự luận dường như chưa được đảm bảo, để lại một khoảng trống khiến phía dư luận hoàn toàn có khả năng tự bơm lấp bằng hoàn loạt những giai thoại, những câu chuyện của họ.

Việc khuất tất và thiếu thông tin được chính phía Hiệp hội Các nhà Đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) chứng minh trên báo Người Lao Động (Việt Nam). Một là về vấn đề ông Vũ Quang Hải có làm công ty Đầu tư tài chính dầu khí (PVFI) thua lỗ hay không? Nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, tức cha của ông Hải, khẳng định khi bổ nhiệm con trai làm tổng giám đốc PVFI, công ty này đã thua lỗ từ trước, với số tiền hơn 200 tỷ đồng. Việc kinh doanh lỗ trước đó không thuộc trách nhiệm của Hải. Thực tế, qua hai năm Hải làm ở PVFI đã chặn được, không lỗ tiếp nữa, thậm chí sau này còn có lời (dù không nhiều).

Phản biện quan điểm này, VAFI khẳng định thông tin Vũ Quang Hải làm thua lỗ 220 tỉ đồng là căn cứ vào báo cáo tóm tắt đăng trên website của PVFI. Trên trang Web của PVFI, phần giới thiệu lịch sử PVFI có nói rằng PVFI đã kinh doanh có lãi khoảng 100 tỉ đồng trong 3 năm 2007, 2008, 2009. Đúng như VAFI đặt vấn đề, đâu là thông tin đúng, thông tin sai? Báo cáo trên website đúng (thực tế thì báo cáo trên website về nguyên tắc là báo cáo chính thức, post báo cáo lên không thể làm thay đổi số liệu), hay là lời ông Hoàng, ông Hải đúng? Nhất thiết phải giải quyết vấn đề này một cách minh bạch, rõ ràng, thuyết phục.

Phản biện thứ hai nằm ở chỗ, giai đoạn ông Vũ Quang Hải làm việc ở Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cũng xuất hiện mâu thuẫn. Bản thân ông Vũ Quang Hải nói cá nhân ông về Cục này không theo ngạch công chức nhà nước. Như vậy có thể hiểu rằng ông Vũ Quang Hải không phải công chức nhà nước. Tuy nhiên phải nhớ rằng, chỉ có công chức nhà nước mới được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên. Đó là chưa tính đến việc trong thời gian ở Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến Thương mại), ông Hải lại được nhận chức Kiểm soát viên tài chính ở Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam (một đơn vị độc quyền kinh doanh thuốc lá với thu nhập rất cao và đặc biệt), còn ông Hoàng (cha của ông Hải) tại thời điểm ấy lại đang là người đại diện của Tổng Công ty này. Sự mâu thuẫn trong lời nói của ông Hải cũng cần được giải thích một cách thõa đáng, vì nó liên quan đến “quy trình” – điều mà nhiều cá nhân vẫn cho rằng ông Hải đã theo đúng khi được bổ nhiệm.

Phản biện thứ ba cũng rất cần được lưu ý chính là khi ông Hải đến làm việc tại Sabeco, việc bổ nhiệm dường như có vấn đề pháp lý. TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, phát biểu trên báo Dân Trí (Việt Nam) rằng Sabeco là công ty cổ phần, không còn là doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Công Thương chỉ được quyền đề cử người vào thành viên Hội đồng Quản trị, sau đó Đại hội đồng cổ đông bầu Hội đồng Quản trị rồi Hội đồng Quản trị mới bổ nhiệm các chức danh Tổng Giám đốc và các Phó Tổng giám đốc... Khi bổ nhiệm các chức danh đó thì có thể phải hỏi ý kiến Hội đồng Quản trị. Việc Sabeco chủ động đi “xin” Bộ Công Thương là trái luật. Cần lưu ý, người đứng đầu Bộ Công thương lại là ông Hoàng, cha của ông Hải. Thay vì hỏi ý kiến Hội đồng Quản trị, vốn trong đó cũng có ít nhất 20% cổ phần của các đơn vị ngoài nhà nước thì Sabeco lại chạy đến Bộ Công thương. Việc làm này, như ông Cung phân tích, vừa trái luật, vừa không để ý đến lợi ích chung của cổ đông.

Như vậy, câu hỏi đặt ra là làm sao để giảm thiểu và tiến đến xóa bỏ những vụ “con quan thì lạt làm quan” gây bức xúc dư luận. 

Thứ nhất, nói hoài và nói mãi, chính là tính minh bạch trong việc tuyển người. Tôi đồng tình với quan điểm cho rằng Luật Doanh nghiệp của Việt Nam đã được cải thiện rất đáng kể, thậm chí việc quy định bổ nhiệm, quyền và nghĩa vụ của đại diện vốn Nhà nước, cơ cấu Ban giám đốc đúng với chuẩn mực quốc tế. Việc nói Luật có nhiều kẽ hở thật ra không thuyết phục. Luật nói rất rõ là những người liên quan như ông Hoàng (trong vai trò làm cha của ông Hải) là không được làm gì liên quan đến bổ nhiệm. Báo chí đã nhiều lần đề cập đến việc cần phải tổ chức thi tuyển công chức, lãnh đạo như vị trí của ông Hải. Nếu chỉ dựa vào đề xuất của Sabeco (suy cho cùng cũng dưới trướng của ông Hoàng, cha của ông Hải) rằng ông Hải giỏi tiếng Anh, có kinh nghiệm (khi tuổi đời còn quá trẻ) thì không thuyết phục, hoặc ít nhất không thể thuyết phục người dân. Các tiêu chí của Sabeco như thế nào, hội đồng chấm thi là ai, thì hình thức gì, barem điểm ra sao,... tất cả mọi thứ nhất thiết phải được đưa ra minh bạch, rõ ràng, công bằng để ai đủ điều kiện đều có thể dự thi.

Phải nhấn mạnh lại rằng ông Hải hoàn toàn có thể làm chức vụ cao cấp nếu đủ năng lực và điều kiện. Quan trọng là, khái niệm “đạt yêu cầu” đó phải do một đơn vị độc lập đánh giá dựa trên quy trình rõ ràng, tiêu chuẩn rõ ràng, người chấm có năng lực và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ ai. Tất cả thông tin này phải đảm bảo công luận muốn biết sẽ có ngay lập tức – minh bạch tuyệt đối. Tổng thống Mỹ cũng có cha làm, con nối nghiệp, thì việc cha làm quan con nối nghiệp cha không phải không chấp nhận được. Quan trọng là cách làm và mọi thứ phải mang lại sự đồng thuận cao, hài lòng cao của người làm chủ - tức nhân dân.

* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cao Huy Huân

Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngày nhà báo và nỗi xấu hổ của gã.

Sớm nay nhận được một tin nhắn của một chú em tên là Nhân. Chú chúc mừng gã nhân ngày nhà báo. Gã tủm tỉm cười. Đã từ lâu rồi gã không quan tâm tới cái ngày gọi là “ngày nhà báo” này. Giản đơn vì quá tốn kém, nào hoa, nào thời gian đi thăm, chúc tụng, nào tiệc tùng, nào phong bì quà cáp cho các nhà... báo .
Gã nghĩ, ai cho các nhà báo được quyền tự sướng và được sướng như vậy trong một ngày quá bộn bề lo toan từ miếng ăn, ngụm nước con cá, mớ rau, hơi thở, sự bình an của hàng chục triệu đồng bào , của cả dân tộc?
Năm 1974, gã bỏ tất cả để xin xỏ vào làm phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng chả qua vì muốn được vào miền Nam, nửa tổ quốc thân yêu của gã. Thế thôi. Rồi cuộc đời cứ thế dẫn gã đi cùng những người dân của đất nước gã. Và cũng thế thôi.
Có gì mà ầm ĩ , mà chúc tụng, mà ăn mừng linh đình nhỉ?
Gã thấy xấu hổ.
Đất nước mình giờ đây vẫn còn muôn khốn khó, biết bao người già vẫn đang còn cặm cụi sinh nhai, biết bao trẻ thơ vẫn còn thiếu ăn, thiếu mặc, mất tuổi thơ, biết bao gia đình phân li,biết bao dân oan mất đất, biết bao tấc đất, tấc biển non sông gấm vóc của cha ông còn trong tay quân xâm lược, thì chính gã- một người từng có thẻ nhà báo, vẫn đang ngày đêm viết báo cũng phải gánh phần trách nhiệm, nếu không muốn nói là phần trách nhiệm rất lớn vì sứ mệnh của ngòi bút mà gã cầm là thức tỉnh và tranh đấu cho công lí, cho chân lí còn quá bọt bèo.
Gã cúi gằm mặt xấu hổ.
Có nhiều lúc về với những người dân lam lũ gã không dám nhận mình là nhà báo.
Có nhiều lúc gặp sự phẫn nộ của dân chúng vì một bất công nào đó, vì bị ức hiếp bởi một cường quyền nào đó, gã cũng không dám nhận mình là có viết báo.
Nhân ơi, cuộc đời của em có chút gì sóng gió, anh chỉ là một người bạn giúp cho bớt sóng gió đi, thì em đừng gọi đó là “ơn” rồi nhớ tới anh có lời chúc anh ngày nhà báo này, điều ấy làm anh buồn đấy.
Buồn thật đấy.
Trong cuộc đời này chúng ta nhầm lẫn nhiều giá trị quá. Và theo gã có một ngày gọi là “ngày nhà báo” nếu là để dành cho những người viết báo mà với họ viết báo là một sứ mệnh của lí tưởng cũng là một sự nhầm lẫn về giá trị. Bởi với họ, họ không cần tới cái ngày đó cho riêng mình cùng những lời chúc tụng, những tấm huy chương.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhân ngày báo chí VN 21-6-2016

Thách thức của nghề báo thời @

Nhà báo, truyền thông, công nghệ, mạng xã hội
Nghề báo thời @. Ảnh minh họa: infonet.vn
Nếu không chuẩn bị tương lai vì sự thay đổi của công nghệ, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau. Điều này đúng với mọi ngành nghề, kể cả tư duy phát triển và báo chí không phải là một ngoại lệ.

Mùa xuân vừa rồi lên Vị Xuyên, vào một làng hẻo lánh cách thị trấn 30km, tôi thấy một cậu bé người dân tộc ngồi bên bếp lửa nhà sàn, tay cầm một cái smartphone đang duyệt internet nhoay nhoáy. Đối với người cầm bút thì đây là thách thức lớn vì tin tức không còn in trên báo hay trang web dài lê thê. Mà đó là vài dòng ngắn gọn độc giả có thể biết thế giới đang có khủng bố ở Paris hay các mặt hàng đang đổi giá từng giây tại Sài Gòn, một nơi cách xa hàng ngàn km.
Bỗng nhiên mất việc
Với bạn đọc thì nghề báo được các nước phương Tây coi là quyền lực thứ tư sau lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhằm giúp dân chúng quản lý ba nhánh quyền lực trên. Nhưng “ở trong chăn mới biết chăn có rận”, đó là nghề bấp bênh nhất dù được phủ ánh hào quang bằng mỹ từ.
Cách đây gần 02 năm (tháng 9/2014), tờ báo USA Today hỗn loạn bởi trong một ngày có khoảng 70 phóng viên mất việc do phiên bản in không bán được quảng cáo, thu nhập ít đi, cách giải quyết của tòa soạn là cắt việc.
Chị Korina Lopez đang chuẩn bị nhổ răng ở nha sỹ thì nhận được cuộc điện thoại từ ban quản lý nhân sự. “Họ cho tôi 05 phút để bắt tôi kết thúc công việc đã làm 11 năm. Tôi chỉ có 15 phút để lấy tài liệu trên máy tính trước khi họ cắt tài khoản và email”, Lopez nhớ lại.
Anh Scott Bowles, 49 tuổi, chuyên quay phim cho USA Today ở Los Angeles đã 20 năm cũng chung số phận vào sáng đó cùng với Korina Lopez. “Họ báo, chúng tôi để anh đi, anh đã hết việc ở đây và email của anh không thể liên lạc được nữa”, Bowles đau xót kể lại.
Dù rất nhiều người đoán sẽ bị cắt việc nhưng không thể nghĩ kịch bản lại bất ngờ và tàn nhẫn đến thế. USA Today coi những phóng viên như kẻ trộm hàng trong siêu thị.
Sự việc xảy ra tại USA Today không phải là chuyện hiếm trong thế giới truyền thông. Hôm trước còn là quyền lực thứ tư, hôm sau đã gia nhập đội quân… thất nghiệp. Nghề báo luôn bị đe dọa mất việc thường xuyên hơn hẳn các nghề khác, vì một tin chưa được kiểm chứng, một clip nhạy cảm, một lỗi lầm rất con người, hoặc đôi khi người ta cần một vật “tế thần” vì mục đích chính trị.
Mọi việc vẫn ổn nếu tiền bạc vào tòa soạn vẫn tốt, không nhiều tai tiếng, nếu vụ việc không quá lớn. Nhưng túi tiền của ông chủ tòa soạn bỗng nhiên vơi đi, thì một ngày xấu trời, lão ấy lôi tất cả những lỗi lầm trên và đưa thành án- và bạn mất việc.
Công nghệ thay đổi truyền thông
Hiện Việt Nam có tới 40 triệu tài khoản facebook, cũng ngần ấy người dùng internet trong khi thế giới có khoảng 3,4 tỷ và 1,8 tỷ tài khoản facebook. Một nửa dân số hành tinh sống với tin số và đó là thách thức lớn nhất mà truyền thông đang đối mặt.
Tại nước Mỹ, số người dùng PC không thay đổi từ năm 2010 đến nay chiếm 78% trong số người lớn, nhưng với smartphone thì số này tăng vọt từ 35% năm 2011 đến năm 2015 đã là 68%. Smartphone sẽ chiếm lĩnh thị trường trong những năm sắp tới bởi 3G, 4G, giao diện thân thiện, từ trẻ con tới người già đều dùng một cách dễ dàng.
Thống kê cho thấy, có tới 36% người đọc dùng smartphone để xem tin của Wall Street Journal vì thế tòa báo phải dành một đội ngũ riêng chỉ để phục vụ lớp người trẻ thích đọc tin ngắn và nhanh này.
Như vậy, ngoài chuyện phải đối mặt với công nghệ, truyền thông xã hội, thì việc đưa tin trên thiết bị cầm tay với các tin ngắn, cô đọng vừa đủ trên màn hình bé xíu, cũng là một thách thức khác đối với báo chí.
Tin nóng, giật gân, rồi tin vô giá trở nên vô nghĩa nếu không tới được người đọc mạng do phải cạnh tranh với truyền thông xã hội chạy trên smartphone với những lời ngắn “Hillary đã thắng ở California”, “Trump đã hạ gục đối thủ trên truyền hình” với hàng trăm ngàn share trong chốc lát.
Công nghệ cũng giúp cho các nhà quảng cáo hàng đi thẳng tới người tiêu dùng hơn là qua báo chí. Khi truy cập một facebook của người nổi tiếng, các nhà quảng cáo tìm cách giới thiệu một mặt hàng cho người đọc. Nếu nhấn chuột vì tò mò thì hệ quảng cáo sẽ tiếp tục khêu gợi kể cả giảm giá không ngờ cho tới khi người ta tắc lưỡi “mua thử xem sao”. Sau khi đã mua, hệ thống bỗng nhiên chuyển sang mặt hàng khác. Với cách quảng cáo thông minh đó, báo in, báo mạng khó mà cạnh tranh nổi.
Ông Raiju Narisetti, phó chủ tịch công ty News Corporation, cho rằng, trong tương lai các thách thức đối với truyền thông ngày càng khó hơn, báo in tiếp tục tồn tại dù ai cũng biết sẽ khó mà lãi nhưng in vẫn phải in nên nhiều tòa soạn phải nghiến răng.
Hiện tờ Washington Post vẫn chiếm 40% thị phần báo in địa phương, nếu khoảng 50 tới 70% lợi nhuận kiếm được từ phiên bản in thì số đông phóng viên dành cho công việc này vẫn tiếp tục tồn tại. Khó tưởng tượng một ngày nào đó tờ báo từng hạ gục Tổng thống Nixon trong vụ Watergate phải ngừng bản in vì tiền. Nhưng không còn lợi nhuận thì chủ bút khó mà tiếp tục khi đứng trước nguy cơ phá sản.
Trong thời đại IT thay đổi nhân loại, với mạng xã hội đang tự đưa và thẩm tin, cách kiếm tiền trên mạng ảo cũng khác, mỗi tòa soạn và phóng viên đều đương đầu với những thách thức. Lo các phiên bản khác nhau (in, blog, web, thiết bị cầm tay), sự thay đổi chóng mặt về cách đưa tin và nội dung tin trong thời buổi kinh tế và lợi nhuận hàng đầu, sẵn sàng bị thôi việc, tương lai không rõ ràng mà vẫn phải làm hết mình 24/7 trong khi mảnh đất mầu mỡ là quảng cáo đang mất dần vào tay mạng xã hội.
Người ta nói nhiều về tương lai của xu hướng công nghệ thì truyền thông luôn được nhắc đến nhiều do gắn kết tới công nghệ. Nhà báo đi công tác miền núi, thấy người dân từ già tới trẻ dùng smartphone với giá 50$/cái để đọc tin thì mừng vì IT đã về với núi rừng, nhưng cũng nên hiểu đó là thách thức đối với người cầm bút, cách viết tin phải khác nhiều.
Nếu không chuẩn bị tương lai vì sự thay đổi của công nghệ, bạn sẽ bị bỏ lại phía sau. Điều này đúng với mọi ngành nghề kể cả tư duy phát triển và báo chí không phải là một ngoại lệ.
Hiệu Minh. 
Bài đăng trên VNN
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mạng xã hội đang đe dọa báo chí truyền thống như thế nào?


Làng báo thế giới năm 2015 tiếp tục chứng kiến năm ảm đạm đối với báo in, song song với cạnh tranh gay gắt về doanh thu quảng cáo lẫn kênh tiếp cận độc giả của mạng xã hội.
Mang xa hoi dang de doa bao chi truyen thong nhu the nao? hinh anh 1
Lượng phát hành của báo giấy tiếp tục giảm đáng kể, trong khi nỗ lực phát triển đọc tin tức trên website và điện thoại bị cạnh tranh gay gắt với các công ty công nghệ và dịch vụ mạng xã hội. Ảnh: Jouranlism.org
Tại thị trường Mỹ, 2015 vẫn là năm suy thoái đối với báo giấy. Khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết, lượng phát hành của các số báo trong ngày thường giảm 7%, trong khi phát hành ngày Chủ nhật giảm 4%. Cả 2 mức giảm này đều là cao nhất kể từ năm 2010. Cùng lúc, lợi nhuận từ quảng cáo cũng giảm mạnh nhất kể từ năm 2009, gần 8% trong giai đoạn 2014 - 2015.
Nhân sự làng báo Mỹ cũng bị tinh giản, khoảng 10% vào năm có số liệu mới nhất là 2014. Như vậy, trong 20 năm qua, đội ngũ làm báo tại Mỹ đã cắt bớt 20.000 vị trí, giảm gần 39%.
Trong bối cảnh báo in suy giảm, Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters (RISJ) cũng công bố báo cáo toàn cảnh về thị trường tin tức trực tuyến năm qua, để nhấn mạnh sự cạnh tranh của các công ty công nghệ và mạng xã hội (MXH), cũng như nỗ lực của các cơ quan thông tấn để thích ứng với tình hình mới. Nhóm thực hiện khảo sát ở hơn 20 quốc gia, quy mô mẫu mỗi nước là hơn 2.000 người, chủ yếu là các nước phương Tây.

Mạng xã hội trở thành nguồn cấp tin quan trọng

Theo khảo sát của RISJ, 51% những người tham gia khảo sát cho biết họ sử dụng mạng xã hội là nguồn cung cấp thông tin mỗi ngày. Trong số này, 12% ý kiến khẳng định mạng xã hội là nguồn chính. Facebook là kênh thông tin quan trọng nhất để đọc, xem và chia sẻ tin tức.
Đối tượng đọc tin tức nhiều nhất trên mạng xã hội là phụ nữ (họ hiếm khi vào thẳng trang web tin tức hoặc ứng dụng của tờ báo đó) và giới trẻ. Lần đầu tiên, số người trong độ tuổi 18 - 24 khẳng định mạng xã hội là nguồn cung cấp thông tin chính quan trọng hơn truyền hình (28% so với 24%). Truyền hình vẫn là phương tiện tin tức quan trọng nhất với các nhóm người lớn tuổi, nhưng đang theo chiều suy giảm.
Mang xa hoi dang de doa bao chi truyen thong nhu the nao? hinh anh 2
Tỷ lệ nguồn tiếp nhận thông tin của người Mỹ theo các loại hình qua từng năm, đường màu xanh là tivi, màu đỏ là các trang tin trực tuyến, màu xanh lá là báo in, và đường đứt đoạn là mạng xã hội. Ảnh: RISJ
Về thiết bị, việc sử dụng điện thoại thông minh để đọc tin tức gia tăng nhanh chóng (khoảng 53%), trong khi lượt đọc tin trên máy tính đang giảm, còn lượt tăng trên máy tính bảng thì chững lại.
Phần lớn độc giả vẫn lưỡng lự không muốn chi tiền đối với các tin tức chung chung, đặc biệt ở những nhóm nước nói tiếng Anh với độ cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, ở những nước nhỏ hơn, do yếu tố ngôn ngữ nên xu hướng sẵn sàng chi trả là gấp đôi.
Điều khiến những tờ báo đau đầu là tỷ lệ sử dụng các phần mềm chặn quảng cáo gia tăng (khoảng 10% ở Nhật Bản và đến 35% ở Ba Lan). Con số này đặc biệt cao ở những người dưới 35 tuổi và những người thường xuyên đọc tin tức. Phần lớn họ đều đã tải các ứng dụng chặn quảng cáo và sử dụng thường xuyên, hiếm khi ngưng hoặc gỡ bỏ nó. Khoảng 8% người sử dụng điện thoại thông minh cũng đang dùng ứng dụng chặn quảng cáo.
Một điểm đáng quan ngại là xu hướng cá nhân hóa bảng tin, hoặc lựa chọn tin tức dựa trên thuật toán, sẽ khiến độc giả có thể bỏ lỡ những thông tin quan trọng. Phần lớn độc giả trẻ thoải mái với những tin tức xuất hiện dựa trên thuật toán hơn là tin bài do ban biên tập gợi ý.

Cạnh tranh trong kênh phân phối

Trong 5 năm nghiên cứu các nguồn cung cấp thông tin, nhóm nghiên cứu phát hiện xu hướng chung là lượt xem truyền hình và báo, trang tin trực tuyến đang có xu hướng tăng trong khi tỷ lệ đọc báo in ngày càng suy giảm đáng kể.
Tuy nhiên, thay đổi lớn nhất trong thế giới truyền thông số là sự tăng trưởng của những thông tin truy cập qua mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram và Snapchat. Ở Mỹ, số người sử dụng mạng xã hội là nguồn cấp tin chính tăng đến 46% trong tổng mẫu khảo sát, gần gấp đôi kể từ năm 2013.
Nhưng vấn đề không chỉ là tiếp cận với tin tức thông qua mạng xã hội. Đối với Facebook, cách thể hiện tin tức đang trở thành một yếu tố mà dịch vụ này đẩy mạnh phát triển trong năm qua.
Mang xa hoi dang de doa bao chi truyen thong nhu the nao? hinh anh 3
Nhu cầu sử dụng mạng xã hội để đọc tin (khối vàng) so với các mục đích khác (khối xanh) trong những nước mà RISJ khảo sát. Tuy nhiên, nhu cầu đọc tin trên mạng xã hội ở Hàn Quốc và Nhật Bản có sự khác biệt so với số liệu chung. Ảnh: RISJ
Những tin tức xuất hiện từ thuật toán có xu hướng ưu tiên các tin nóng, các video thời sự, live stream, và những hình ảnh có nội dung; trong khi những nhà xuất bản đang nỗ lực đăng tải những định dạng truyền thống. Từ giữa năm 2015, Facebook cũng mở chức năng để các tờ báo có thể đăng "bài báo tức thời". Khi tin tức đến với độc giả ngày càng nhiều trên mạng xã hội, họ không còn cần thiết phải truy cập trực tiếp vào trang web của báo.
Việc tiếp cận tin tức trên mạng xã hội cũng có những khác biệt đáng kể về thế hệ và giới tính. Chẳng hạn, phụ nữ có xu hướng sử dụng mạng xã hội để đọc tin nhiều hơn đàn ông. Mạng xã hội mà đặc biệt là Facebook là cơ chế tìm kiếm tin tức duy nhất có sức hấp dẫn với phụ nữ hơn đàn ông.
Ngoài ra, bên cạnh đọc tin trên mạng, nhiều người vẫn sử dụng tivi, radio và báo giấy nhưng với mức độ khác biệt đáng kể nếu chia theo độ tuổi. Đối với những nhóm dưới 45 tuổi, tin tức trên mạng quan trọng hơn cả thời sự truyền hình. Đối với độc giả 18 - 24 tuổi, việc tiếp cận thông tin nhiều nhất là từ mạng xã hội (28%), đến tivi (24%) và bỏ xa báo in (6%).

Sử dụng mạng xã hội để đọc và chia sẻ tin

Theo nhóm nghiên cứu, không có nhiều thay đổi đáng kể trong những nền tảng mạng xã hội chủ yếu để đọc tin tức, và Facebook vẫn giữ vị trí hàng đầu. 44% những người tham gia khảo sát nói họ dùng Facebook để đọc tin. YouTube cũng là một kênh thông tin quan trọng (19%), Twitter vẫn là nền tảng chia sẻ tin tức được nhiều nhà báo, chính trị gia và những người "nghiện tin tức" sử dụng (10%), Instagram và WhatsApp đang trong giai đoạn tăng trưởng. Facebook chính là dịch vụ lớn nhất trong tất cả những nước mà nhóm khảo sát tìm hiểu (ngoại trừ Nhật Bản).
Không chỉ đọc tin, mạng xã hội còn khuyến khích người dùng thảo luận và chia sẻ thông tin. 24% người đọc tin trên mạng đã chia sẻ các tin tức này trên mạng xã hội mỗi tuần. Họ thường quan tâm về những chủ đề như chính trị, kinh doanh, công nghệ và môi trường. Phần lớn người dùng chia sẻ thông tin về những điều họ đồng tình (như ở Australia, Mỹ). Ngược lại, người dùng ở Anh thường có xu hướng chia sẻ những chuyện họ không thích.
Mang xa hoi dang de doa bao chi truyen thong nhu the nao? hinh anh 4
Tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh để đọc tin tức qua các năm ở những nước như Mỹ, Anh, Đức, Pháp và Nhật. Ảnh: RISJ

5 đại gia công nghệ thống trị lợi nhuận quảng cáo di động ở Mỹ

Theo Pew, năm 2015, thị trường Mỹ chi tiêu 59,6 tỷ USD cho quảng cáo số (digital advertising), bao gồm các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, web tin tức và các website khác. Đây là mức tăng 20% so với năm 2014. Các nền tảng số hiện chiếm 33% trong tổng chi quảng cáo (183 tỷ USD) ở mọi nền tảng. Những số liệu này vẫn tiếp tục là mức tăng so với năm 2014 (lần lượt là 28% và 175 tỷ USD). Digital ad được chia theo 2 nhóm: cho thiết bị di động (1) và desktop (2). Trong đó, chi quảng cáo trên nhóm 1 chiếm hơn một nửa trong tổng chi, đạt 31,6 tỷ USD và cao hơn một chút so với 28 tỷ USD quảng cáo trên desktop.
Mang xa hoi dang de doa bao chi truyen thong nhu the nao? hinh anh 5
5 công ty công nghệ hàng đầu chiếm phần lớn lợi nhuận từ quảng cáo hiển thị, rồi mới đến những dịch vụ khác, bao gồm báo chí. Ảnh: Pew
Thống trị về lợi nhuận digital ad vẫn là 5 công ty công nghệ và dịch vụ mạng xã hội lớn: Google, Facebook, Yahoo, Microsoft và Twitter, chiếm 65% tổng lợi nhận từ digital ad trong năm 2015, hay 38,5 tỷ USD trong 59,6 tỷ USD. Trong nhóm này, lợi nhuận digital ad năm 2015 của Facebook và Twitter phụ thuộc lớn vào di động, lần lượt là 77% và 88%. So với đó, quảng cáo trên di động chiếm phần nhỏ hơn trong lợi nhuận digital ad của Google và Yahoo, lần lượt là 41% và 35%.
Về quảng cáo hiển thị (display ad), vẫn là 5 công ty hàng đầu chiếm hết phần lớn của miếng bánh: 59% trên tổng số (hoặc 15,7 tỷ USD trên 26,8 tỷ USD) gồm các công ty như Facebook, Twitter, Yahoo, Google và Verizon. 41% còn lại (11 tỷ USD) mới chia đều cho những website của các báo, các mạng lưới quảng cáo hoặc những dịch vụ mạng xã hội khác. 
Minh Anh
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đề nghị giáo sư nên rút lại bài này. Chúng tôi kính trọng ông, nhưng không thể và không nên "giả Sử" như vậy, cho dù ông là Trần Đình Sử:

NẾU VIỆT NAM LÀ MỘT KHU TỰ TRỊ CỦA TRUNG QUỐC THÌ SẼ RA SAO?


Nếu Việt Nam là một khu tự trị của Trung Quốc thì sẽ ra sao? 

Trần Đình Sử
07.08.2015


Nếu Việt Nam là một khu tự trị của Trung Quốc thì sẽ ra sao? Trước hết tên nước bị xóa mất. Dân Tàu tràn sang ta. Chữ Hán là ngôn ngữ chính, tiếng Việt như tiếng Chuang bây giờ.

Người Việt sẽ bị di dời đi qua nhiều nơi hẻo lánh của Trung Quốc, bị phân tán triệt để để không còn tập trung, không có sức để khôi phục lại nước cũ.

Quân đội Việt Nam sẽ sang trấn thủ phía biên giới Ấn Độ, Pakistan, Duy Ngô nhĩ, đánh nhau, chết ở đó, còn quân Tứ Xuyên Quý Châu, Quảng Đông sang bảo vệ các thành phố lớn Hà Nội, Hố Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, ...Các nhân sĩ yêu nước bị đàn áp. 

Các sách vở quý hiếm trong Viện Hán Nôm sẽ bị thủ tiêu dần cho đến khi không còn dấu tích. Lịch sử sẽ bị viết lại hoàn toàn. Các cuộc chiến tranh anh hùng của ông cha ta với các thống lĩnh như Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi Quang Trung bị viết thành các cuộc nổi loạn chống lại trung ương. Bọn Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Hoàng Văn Hoan là những nhà yêu nước vĩ đại, đâu đâu cũng có tượng đài của chúng.

Có một bọn văn nô viết bài ca ngợi, Lạc Việt lại trở về trong lòng Bách Việt, bọn khác thì khảo chứng mối quan hệ thân thiết giữa vua Hùng với các hoàng đế Trung Hoa, rồi các mục trên báo Chuyện bây gờ mới kể nở rộ.

Dải đất hình chữ S vẫn còn mà giống người Việt, văn hóa Việt không còn nữa ...
Thật đau lòng !.


Trần Đình Sử
Nguồn: Tễu BLOG
Phần nhận xét hiển thị trên trang