*Tạm đình chỉ chức vụ, công việc của ông Mai Phan Lợi* BÁO PHÁP LUẬT TP.HCM Thứ Hai, ngày 20/6/2016 - 20:28 *(PLO)- Ngày 20-6-2016, Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM đã ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ, công việc đối với ông Mai Phan Lợi, Phó Tổng TKTS, Trưởng Văn phòng đại diện báo Pháp Luật TP.HCM tại Hà Nội. Việc đình chỉ nhằm làm rõ những dấu hiệu vi phạm của ông Mai Phan Lợi.* Trước đó, ngày 17-6-2016, ông Lợi có đăng status trên Facebook Diễn đàn nhà báo trẻ về việc máy bay Casa 212 rơi khi làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Trong status đó, có những từ ngữ và giả thuyết gây...thêm »
Nếu bạn muốn hiểu cách Trung Quốc thực sự nghĩ về tuyên bố gây tranh cãi của họ về khu rộng lớn của biển ngoài khơi về phía nam thì đảo Hải Nam là điểm tốt để bắt đầu.
Đây là một nơi mà mọi thứ đều được làm để chứng minh và khẳng định chủ quyền, từ chính phủ và các chính sách quân sự, cho tới hoạt động đánh cá và du lịch, và thậm chí cả lịch sử của chính nơi này.
Chúng tôi tới cảng cá Tanmen, trên bờ biển phía đông đảo Hải Nam vì truyền thông nhà nước đưa tin gần đây về sự tồn tại của một tài liệu đặc biệt - một cuốn sách 600 năm tuổi chứa đựng bằng chứng về tầm quan trọng quốc gia quan trọng.
'Bằng chứng sắt đá’
Cuốn sách, thuộc sở hữu của một ngư dân đã nghỉ hưu tên là Su Chengfen của ông, được cho là có chép lại thông tin hướng dẫn hoa tiêu của tổ tiên của ông nói về cách làm thế nào để tới được những bãi cạn và các rạn san hô của quần đảo Trường Sa xa xôi, cách Hải Nam hàng trăm hải lý.
Trung Quốc luôn nói những bãi này là thuộc lãnh thổ của Trung Quốc với lập luận là "chúng tôi từng tới đó trước tiên". Vì vậy, cuốn sách của ông Su 81 tuổi "được nâng niu" và "được bọc trong lớp giấy" kể như “Chén Thánh” hàng hải.
Trên thực tế, báo chí Trung Quốc nói đây chẳng khác gì "bằng chứng thép" về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Vì vậy, chúng tôi đã đến gặp ông Su vào ngày mà ông đang bận rộn dựng một mô hình chiếc thuyền ở sân trước của ông, cách bãi biển vài phút đi bộ.
"Cuốn sách này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác," ông nói với tôi khi tôi hỏi về cuốn sách. "Từ thế hệ của ông nội tôi, để thế hệ của cha tôi, rồi tới tôi."
“Cuốn sách này chủ yếu dạy chúng tôi làm thế nào để đi đâu đó và quay trở lại, làm thế nào để đi đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và làm thế nào để trở về với đảo Hải Nam."
Nhưng sau đó, khi tôi yêu cầu để xem cuốn này – vốn chỉ mới được nói tới cách đây vài tuần, và được đài báo cáo ở Trung Quốc đưa tin nhiều tại Trung Quốc và ngoài Trung Quốc – thì có điều ngạc nhiên xảy ra.
Ông nó nói với tôi cuốn sách đó không tồn tại.
"Mặc dù cuốn sách là quan trọng, tôi đã quẳng nó đi vì sách cũ và hỏng," ông nói.
Bất kể đó là gì thì dường như cuốn sách của ông Su không phải là bằng chứng thép của bất cứ điều gì. Có lẽ trừ việc Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát truyền thông của họ để không làm cho một vài sự kiện cản trở cách đưa tin chính thức.
Chúng tôi rời căn nhà của ông Su, cũng thấy hơi kỳ vì những gì nghe ông nói, và được chứng kiến chút ít về việc Hải Nam sẵn sàng kiểm soát việc đưa tin liên quan tới Nam Hải (Biển Đông).
Ở khắp nơi chúng tôi đi, chúng tôi bị nhiều xe hơi có kính mờ của chính phủ bám theo; từ cảng nơi chúng tôi cố phỏng vấn ngư dân, tới chợ cá nơi chúngtôi nói chuyện với thương nhân, và tại tất cả những chỗ trên đường chúng tôi quay lại khách sạn.
Sự chú ý có vẻ như không cần thiết lắm và kể như không ai muốn nói chuyện với chúng tôi khi chúng tôi tiếp cận.
Và những ai chúng tôi hỏi chuyện nói với chúng tôi không có gì tranh cãi hơn là một sự lặp lại đơn thuần của đài báo chính thức của nhà nước, đó là Biển Đông thuộc về Trung Quốc ngư dân Trung Quốc đã tới đó đầu tiên.
Nhưng nhà chức trách không để yên. Chúng tôi sau đó nghe nói một trong những người đồng ý trả lời một số câu hỏi của chúng tôi, trong đó có một thuyền trưởng, đã bị công an tiếp cận và thẩm vấn ngay.
Mặt trận tuyên truyền
Tất nhiên là mọi chuyện diễn ra trong bối cảnh sắp có phán quyết trong vài tuần tới của một tòa án quốc tế về Biển Đông.
Philippines đã kiện tới Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague để yêu cầu một phán quyết kỹ thuật về mức độ có thể tuyên bố chủ quyền lãnh hải dựa trên cơ sở của việc sở hữu bờ biển và các đảo và đá khác nhau.
Phán quyết dự kiến sẽ không thuận lợi cho Trung Quốc, và thậm chí có thể đi xa tới việc làm vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền mở rộng được biết tới là "đường chín đoạn" bao trùm đến 90% vùng biển tranh chấp.
Chẳng ngạc nhiên gì khi Trung Quốc nói họ không sẽ tham gia vào phiên tòa án cũng như không chấp nhận thẩm quyền của phán quyết đó.
Đó là lý do vì sao họ đã gắng sức tự vệ cho lập trường của mình bằng các cách khác; tăng cường tuyên truyền – đặc biệt là liên tục khẳng định lịch sử đang đứng về phía họ và tham gia vào thúc đẩy ngoại giao để giành hậu thuẫn và có thêm đồng minh cho mục đích mà họ theo đuổi.
Điều này có thể giúp giải thích tại sao sự hiện diện của một nhà báo nước ngoài tại Hải Nam đặc biệt là vào thời điểm này có khả năng thu hút sự chú ý sát sao từ nhà chức trách.
Trong trường hợp của chúng tôi thì có thể có một lý do khác: Có lẽ chúng tôi đã đòi hỏi quá nhiều các câu hỏi về lực lượng "dân quân biển" khét tiếng của Hải Nam.
Người ta cho rằng Trung Quốc đã huấn luyện quân sự cho ngư dân của họ trong nhiều thập niên.
Nhưng trong những năm gần đây, số lượng dân quân trên các tàu cá tăng và hành động của họ dường như mạnh bạo hơn trong việc giúp khẳng định và thực thi các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Lợi thế chiến lược của họ là họ có thể được, và thường, sử dụng cho các cam kết quân sự bất thường - chiếm lãnh thổ trên biển, tiến hành giám sát hoặc quấy rối các tàu khác - trong khi hoạt động dưới vỏ bọc của tàu đánh cá dân sự.
Hoạt động của các đơn vị dân quân tại cảng Tanmen được ghi chép khá đầy đủ.
Họ thậm chí có trụ sở riêng đặt trong tòa nhà chính quyền nằm trong thị trấn, được vinh danh trong năm 2013 và Chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm.
Mặc dù chúng tôi nỗ lực như vậy nhưng không ai chịu nói về lực lượng trá hình đang đóng vai trò của mình thuộc đội tàu cá Trung Quốc, và chúng tôi càng hỏi nhiều, thì an ninh chính phủ càng bám đuôi nhiều hơn.
Giáo sư Andrew S. Erickson từ Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc tại Naval War College ở Hoa Kỳ tin rằng sự hiện diện của lực lượng dân quân tại vùng biển tranh chấp làm tăng rủi ro của leo thang nguy hiểm.
"Tôi thấy một nguy cơ lớn của tính toán sai lầm và leo thang," ông nói với tôi.
"Cách tiếp cận hiện tại mà Trung Quốc đang thực hiện trong việc sử dụng lực lượng dân quân biển không chỉ khiến họ gặp nguy hiểm, [nó] sẽ làm các cá nhân và các tàu khác xung quanh họ gặp nguy hiểm và nó thực gây nguy cơ sẽ có việc lực lượng của Hoa Kỳ và các nước khác dùng vũ lực chống lại họ để tự vệ chính đáng hoặc để đảm bảo việc tàu bè đi lại hợp pháp."
Và ông cho rằng rủi ro đó và có thể tăng hơn nữa, sau phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực.
"Khi hội đồng trọng tài cuối cùng đưa ra một hình thức một phán quyết nào đó thì tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ cố gắng tìm một cách để bày tỏ sự phản đối cụ thể, bày tỏ sự quyết tâm và sự không hài lòng của họ và
"Tôi nghĩ rằng cách sử dụng lực lượng dân quân biển ở khoảng cách gần và quấy rối tàu Mỹ, Philippines và các nước khác là điều mà các nhà hoạch định chính sách tại các nước đó phải chuẩn bị cho mình."
Vì vậy, trong khi Philippines có thể sớm có được một phán quyết ủng hộ cho lập trường của mình, phán quyết này cũng có thể là một thắng lợi nửa vời.
Phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế sẽ không có tính ràng buộc Trung Quốc liên quan đến tuyên bố chủ quyền. Tòa này đã nói rất rõ ràng như vậy.
Thay vào đó phán quyết này sẽ thuyết phục chính phủ và giới lãnh đạo quân sự ở Bắc Kinh rằng chỉ có một cách duy nhất trong tương lai – dùng vũ lực.
Thứ Hai, ngày 20 tháng 6 năm 2016Nam Tran9 comments
SHADOWLESS
Từ khi thành lập đến khi bị đập tan ở trong nước và các thành viên phải chạy ra nước ngoài cho đến nay, đảng khủng bố Việt Tân chưa bao giờ quên nuôi hy vọng lật đổ chính quyền do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Âm mưu, ý đồ của chúng thời điểm hiện nay rất khác so với ngày trước, đó là thay vì sử dụng vũ lực, chúng chủ trương dùng đấu tranh bất bạo động, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân kết hợp hạ uy tín của Đảng bằng nhiều thủ đoạn khác nhau nhưng không bao giờ từ bỏ mục đích lật đổ chính quyền nhân dân. Một trong những thủ đoạn nham hiểm đó chính là sử dụng công cụ truyền thông nhất là mạng xã hội như facebook hay viết bài trên các Blog, diễn đàn…
Với vị trí là cơ quan ngôn luận của Việt Tân, bên cạnh trang web chính thức của tổ chức này, thì các trang Blog cũng được đầu tư kỹ lưỡng, thường xuyên đăng tải những bài viết xuyên tạc tình hình đất nước, nói xấu Đảng, cán bộ các cấp. Mọi sự việc, hiện tượng tiêu cực mà Việt Nam phải chịu đựng, cuối cùng, chúng đều tìm cách sử dụng lập luận của mình đổ tội cho chính quyền. Tiêu biểu trong số đó chính là Blog: danlambaovn.blogspot.com.
Bài viết xuyên tạc của blogger Lê Đại Tường trên Blog Dân làm báo, ảnh minh họa
Mới đây, ngày 19/6/2016 trên trang blog này có đăng một bài viết có tên: “Làm thế nào dân chúng vùng dậy lật đổ chế độ CS?” của Blogger Lê Đại Tường (bạn đọc có thể xem chi tiết tại: http://danlambaovn.blogspot.com/2016/06/lam-nao-dan-chung-vung-day-lat-o-che-o.html”). Vẫn sử dụng một mô típ cũ đó là ca ngợi dân chủ phương Tây, bài trừ quan hệ Việt - Trung, coi Trung Quốc là kẻ thù của Việt Nam qua đó vu khống Đảng Cộng sản bán nước làm tay sai cho Trung Quốc và cuối cùng là làm thế nào để lật đổ chính Đảng của nhân dân Việt Nam. Bên cạnh sử dụng sự việc Tổng thống Mỹ Obama sang thăm Việt Nam, sẽ là không mới nếu bài viết này không khai thác một số chi tiết mà người dân ít được biết, nhất là về phương diện lịch sử.
Tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam với mục đích phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng của cả hai nước như thế nào, trong bài viết này tác giả tạm thời không đề cập tới. Tuy nhiên, Lê Đại Tường lại thích chẻ chữ trong những câu nói và bài phát biểu của Tổng thống Mỹ đề cao dân chủ, nhân quyền, qua đó ảo tưởng rằng Mỹ sẽ là đồng minh của Tường và đồng bọn. Thực sự, Mỹ có là đồng minh của chúng hay không thì để thực tế chứng minh còn thứ được coi là dân chủ phương Tây, hàng ngày hàng giờ nếu ai chăm chỉ đọc báo đều có thể hiểu rõ bản chất của nó. Chỉ có điều những cá nhân như tên Tường này lại tôn sùng nó thì thật là kinh tởm và ấu trĩ.
Hơn nữa, về phương diện lịch sử, Tường có nêu nhiều chi tiết sự việc dẫn dắt cho lập luận của mình. Nhưng những ví dụ đó chỉ lừa được người không biết gì mà thôi. Chẳng hạn như y viết: “Giở trang mạng chùa Ngọc Hoàng thì Wikipedia đã giải thích ngôi chùa này do ông Lưu Minh, một người Tàu xây dựng có mục đích dùng cho tổ chức những hội kín để lật đổ chế độ nhà Thanh. Vậy thì đã rõ cái ẩn ý của Tổng Thống Obama sau khi gửi thông điệp cho dân chúng VN, nhắc nhở bổn phận nhân dân phải làm và ông đã khéo chỉ dẫn con đường họ phải thực hiện: Hãy kết hợp lại để lật đổ một chính quyền độc tài.”. Trang mạng Wikipedia là một bách khoa toàn thư mở. Điều đó có nghĩa là ai cũng có thể hoàn toàn chỉnh sửa nội dung đề cập tới trong đó. Do vậy, nó chỉ làm tư liệu tham khảo mà thôi. Hoàn toàn không có giá trị để làm tư liệu lấy ví dụ trong bài viết của Tường.
Một vấn đề về lịch sử hiện nay đang được gây nhiều tranh cãi đó là Phan Than Giản có công hay tội? Cá nhân tác giả là bậc hậu thế, không sống trong thời kỳ đó nên mạn phép không lạm bàn. Nếu muốn tìm hiểu mời bạn đọc tham khảo tại: http://dlv.vn/2016/03/phan-thanh-gian-la-nguoi-nhu-nao.html#axzz4BzlVQsi1. Chỉ có điều nhắn nhủ với Lê Đại Tường đó là khi mà bản thân kiến văn hạn hẹp thì không nên múa mép hay so sánh này nọ như vậy.
Hơn nữa, qua lời buộc tội: “Trước những vấn nạn đang xảy ra vì ĐCS đã gây ra, vì trách nhiệm và bổn phận, các ông phải can đảm nhận ra mình đã từng đi nhầm đường từ khi tham gia phong trào GPMN để giúp cho ĐCSVN xâm chiếm miền Nam, gây ra cái thảm họa mà Quốc gia, dân tộc đang phải gánh chịu điêu linh trên vực diệt vong; vì chính cả bản thân và gia đình của các ông nếu không muốn bị trả thù, cả những nguời dân miền Nam nếu không muốn bị chế độ miền Bắc áp chế, đầy đọa qua chủ trương Kỳ Thị Nam Bắc.” thì hoàn toàn có thể khẳng định Tường là người như thế nào, lai lịch, nguồn gốc, thái độ, tư tưởng chính trị và bài viết này có mục đích gì. Không cần phải bàn thêm nữa. Chỉ có điều muốn nhắc Tường rằng: Muốn đăng đàn nói chuyện chính trị thì trí tuệ không bao giờ được nhỏ.
Trong biển thông tin đăng tải trên truyền thông, tôi lọc ra những thông tin cần thiết. Tất cả những thông tin này đều có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. Tôi đã đọc và một mình suy ngẫm:
1.- Thông tin về việc hai chiếc máy bay của KQVN rơi làm 10 sĩ quan hy sinh tràn ngập trên các báo lề phải lẫn lề trái, thu hút đông đảo mọi người, làm lu mờ các vụ việc khác. Đâu đâu cũng toát lên sự tiếc thương, đau xót và đặt vấn đề tại sao lại như vậy? Một câu hỏi chưa có câu trả lời chính xác từ phía quân đội.
2.- Đoàn TNCSHCM khối các cơ quan TW tổ chức rầm rộ chương trình tặng 2,5 triệu lá cờ cho bà con ngư dân. Tỉnh Hậu Giang tặng "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" 600 bộ ảnh Bác Hồ và 600 bộ cờ tổ quốc. Một việc làm mang đậm chất chính trị. Nhờ có ảnh Bác Hồ và cờ Tổ quốc, ngư dân sẽ đánh bắt được nhiều cá hơn, cuộc sống đỡ cơ cực hơn sau khi biển bị nhiễm độc nặng nề. Các "Bà mẹ VN anh hùng" sẽ sống tốt hơn trước món quà đầy ý nghĩa của Đảng và Chính quyền Hậu Giang.
3.- Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ thêm 14 dự án nữa. Hiện mới có 132 công trình tượng đài trên cả nước. Chắc chắn nhiều tỉnh sẽ xin thêm với nội dung: Bác Hồ với tỉnh mình, ngành mình....Mỗi dự án sẽ có trị giá từ vài chục tỷ đến ngàn tỷ. Dù ngân sách có hạn hẹp, dân tình còn đói khổ nhưng giáo dục truyền thống vẫn phải đề cao (Bộ VH, TT&DL đặt vấn đề như vậy).
4.- Theo đánh giá của thế giới, Việt Nam thuộc tóp 2 thế giới về bệnh ung thư. Điều đó là chính xác. Chỉ buồn là ta chưa phấn đấu trở thành nhất thế giới mà thôi. Hàng năm, hàng ngàn tấn hóa chất trong thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, nước giải khát, trong dược phẩm...đi vào cơ thể người VN. Chắc chắn một thời gian không xa nữa chúng ta sẽ nhất thế giới về chỉ số mắc bệnh ung thư.
5.- Ngày 21/6 là ngày Nhà báo Việt Nam. Việt Nam có đội ngũ phóng viên quốc doanh đông đảo phục vụ cho trên 700 tờ báo, hàng trăm báo điện tử, hàng ngàn trang wes, hàng trăm kênh phát thanh và truyền hình. Các báo nhất nhất tuân theo sự chỉ đạo của Ban tuyên giáo về mọi vấn đề thời sự. Với tư cách Tổng biên tập của tờ Năng Lượng Mới (Petrotimes) "ông Nguyễn Như Phong (Ảnh) khuyên toàn bộ nhà báo Việt Nam hãy theo gương con chó để trở thành một nhà báo giỏi. Với ông Phong, chỉ có con đường duy nhất nếu không muốn thụt lại phía sau so với đồng nghiệp thì nhà báo Việt Nam phải biến thành chó, không còn cách nào khác". Vì con chó luôn luôn trung thành với chủ. Một ý kiến thật tuyệt vời đúng với thực trạng báo chí hiện nay. Riêng tôi đề nghị thêm: nhà báo nữ phải trẻ và đẹp nếu không khi đi phỏng vấn sẽ không được tiếp vì già và xấu như ở Công ty cổ phần xe khách Thừa Thiên - Huế. Ông Nguyễn Tuất, trưởng phòng công ty này chỉ tay về phía nữ phóng viên tuyên bố: "Mặt đã xấu còn già mồm. Đẹp người ta mới tiếp, xấu thì không tiếp".
6.- Việc lãnh đạo, công chức bỏ việc đi đám cưới, đám giỗ, đám tiệc...hiện nay đã trở thành chuyện thường ngày. Việc hôm nay không làm thì mai làm. Dân cần nhưng quan không vội. Ông tân giám đốc sở Lao động, Thương binh & Xã hội thành phố HCM Lê Minh Tấn một năm giỗ bố ba lần là thể hiện lòng hiếu thảo, có gì đâu mà dư luận phải bàn tán ầm ỹ. Công chức chế độ XHCN là thế. Phải có thời gian cho cán bộ nghỉ ngơi, thư giãn chứ. Phục vụ nhân dân là phục vụ cả đời mà.
7.- “Ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thông tin khi trả lời câu hỏi của VietNamNet về vị trí của khoa học cơ bản Việt Nam tại họp báo giới thiệu Chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" năm 2016, sáng 3/6. Theo ông Chu Ngọc Anh, trong năm 2014, về Toán học, Việt Nam đứng thứ 50 thế giới và thứ 4 ASEAN. Tương tự, về Vật lý, chúng ta xếp thứ 60 thế giới và thứ 4 khu vực. Với lĩnh vực Hóa học, Việt Nam xếp thứ 56 thế giới và xếp thứ 4 khu vực ASEAN. Với lĩnh vực khoa học sự sống trái đất, Việt Nam xếp thứ 57 thế giới và xếp thứ 5 trong khu vực ASEAN”. Quá hớp. Nền khoa học công nghệ VN quả là phát triển (!). Hèn chi chúng ta có nhiều cái nhất thế giới.
8.- Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã khẳng định: “Khi nghiên cứu vấn đề này (kinh tế thị trường), tôi đã rất bất ngờ và nói với các chuyên gia Mỹ: Các vị thử xem, lý thuyết kinh tế thị trường các vị đang làm hiện nay có khác gì với tư tưởng Hồ Chí Minh hay không? Chả khác gì cả. Tư tưởng kinh tế của Bác Hồ là tư tưởng hàng đầu của nền kinh tế thị trường hiện đại, không hề thua kém kinh tế thị trường của Harvard hay các trường đại học nào khác”. Đúng vậy, ta cái gì cũng hàng đầu. Thật là tự hào.
9.- FORMOSA Vũng Áng tạm hoãn lễ khánh thành dự án thép vì nợ thuế lên đến 70 triệu USD. Dân biểu Đài Loan đề nghị thanh tra việc FORMOSA làm cá chết hàng loạt ở biển miền Trung Việt Nam. Việc đáng lẽ Việt Nam làm nhưng vì bận tập trung công tác “Xây dựng Đảng” nên chưa kịp làm thì Quốc hội Đài Loan đã kiến nghị làm. Họ thể hiện trách nhiệm với nhân loại. Cảm ơn các dân biểu Đài Loan.
10.- Việc con cái các vị lãnh đạo còn trẻ, mới ra trường được đặt vào các vị trí cao là hợp lý, đúng quy trình. Vũ Quang Hải, con cựu BT bộ Công thương 25 tuổi làm TGĐ Tổng công ty PVFI, 28 tuổi làm Phó tổng giám đốc Sabeco do tuổi trẻ, tài cao. Tất cả đều hợp lý vì: - Trong thời gian làm TGĐ PVFI (Tổng Cty có vốn điều lệ 300 tỷ VND), ông Hải đã làm giảm lỗ: năm 2011 lỗ 167 tỷ, năm 2012 lỗ còn 65 tỷ. Chắc làm thêm nữa, tổng công ty sẽ mất vốn nhưng lỗ sẽ giảm nữa. - Việc điều ông Hải về Sabeco là do được xin về. Sebeco có ba phó tổng nhưng không có ai biết tiếng Anh. Ông Hải biết tiếng Anh về là đúng rồi. Ông Hải về Sabeco không phải ông bố bộ trưởng ký quyết định mà bà thứ trưởng ký. Quá hợp lý. Một số con cái các vị khác như Tô Linh Hương, Chủ tịch HĐQT Vinaconex (con đồng chí Tô Huy Rứa), Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Minh Triết (Con nguyên TT Nguyễn Tấn Dũng), Lê Trương Hải Hiếu (con bí thư SG Lê Thanh Hải), Nguyễn Xuân Anh (Con ông Nguyễn Văn Chi, CNUBKT TW), Phùng Quang Hải (Con Phùng đại tướng)...thuộc lớp “Thái tử đảng” đảm đương các chức vụ khác không kém quan trọng cũng trở thành bình thường. Ta để ý một chút: Tất cả các chức vụ đó đều thuộc cơ quan đảng, đoàn thể, nhà nước, doanh nghiệp nhà nước. Tuyệt không phải là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài. Tôi rất tâm đắc với phát biểu của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó bí thư thành ủy Hồ Chí Minh: “Việc con em lãnh đạo được giao trọng trách quản lý là điều hạnh phúc của dân tộc, không có gì phải nghi ngại”.
Quả là như vậy, dân tộc Việt Nam thật là hạnh phúc. “Việt Nam là nước có chỉ số hạnh phúc thứ nhì châu Á, đứng đầu khu vực”. Có tổ chức quốc tế đã phân loại như vậy.
(NLĐO) – Truyền thông nhà nước Trung Quốc gần đây đưa tin về một cuốn sách 600 năm tuổi được cho là có chứa đựng một số bằng chứng về “quyền sở hữu biển Đông” của Trung Quốc.
“Bằng chứng thép”
Phóng viên đài BBC (Anh) đã tìm tới đảo Hải Nam – Trung Quốc để tìm hiểu về cuốn sách đặc biệt kể trên. Nó thuộc sở hữu của một ngư dân về hưu, ông Su Chengfen. Theo một số bản tin, nội dung chính của cuốn sách được cho là ghi lại những hướng dẫn về đường đi tới các bãi đá, rạn san hô thuộcquần đảo Trường Sa (của Việt Nam).
Trong cuộc phỏng vấn ngắn ngủi, ông Su, 81 tuổi, cho biết cuốn sách được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. “Cuốn sách để lại từ thời ông nội, đến cha tôi và bây giờ là tôi” – cụ ông cho biết. “Chủ yếu nó chỉ dẫn cách đi đến quần đảo Hoàng Sa (cũng thuộc chủ quyền Việt Nam) và Trường Sa rồi quay trở lại đảo Hải Nam”.
Phóng viên đài BBC trò chuyện với ông Su Chengfen. Ảnh: BBC
Tuy nhiên, khi phóng viên đài BBC ngỏ ý muốn xem cuốn sách, ông Su thừa nhận cuốn sách “không còn tồn tại”. “Mặc dù cuốn sách rất quan trọng nhưng tôi đã vứt đi vì nó bị hư hại. Các trang sách bị lật quá nhiều lần. Mồ hôi tay đã ăn mòn chúng. Cuối cùng, các trang sách không còn đọc thấy chữ và tôi ném nó đi” – ông Su giải thích.
Đáng nói là chỉ mới cách đây vài tuần, truyền thông Trung Quốc còn rầm rộ đưa tin về cái gọi là “bằng chứng thép” khẳng định tuyên bố chủ quyền của nước này ở biển Đông nhưng giờ đây nó đã biến mất không một dấu tích.
Đài BBC cho biết nếu không có cuốn sách làm bằng chứng xác thực, Trung Quốc sẽ tiếp tục lặp lại bài ca cũ rích: “Biển Đông thuộc về Trung Quốc vì ngư dân Trung Quốc đã đến đó đầu tiên”. Ngay cả khi ông Su có thể đưa ra quyển sách 600 tuổi thì đó cũng chỉ là bằng chứng của việc người xưa từng đi lại trên biển Đông chứ không chứng tỏ quyền sở hữu, theo BBC.
Quyển sách mà truyền thông Trung Quốc cho là thuộc về ngư dân Su Chengfen. Ảnh đăng hồi tháng 4-2016 trên trang web của China Daily
Dân quân biển
Đây là cụm từ được BBC dùng để mô tả về một lực lượng được Bắc Kinh huấn luyện quân sự trong nhiều thập kỷ, sau đó núp bóng ngư dân lênh đênh trên những chiếc tàu/thuyền cá dân sự. Nhiệm vụ chính của họ không nằm ngoài việc giám sát, quấy rối tàu nước ngoài, sẵn sàng xâm chiếm lãnh hải nước khác một khi có cơ hội.
Sự hiện diện của một đơn vị dân quân biển được BBC ghi nhận trên đảo Hải Nam. Họ thậm chí có trụ sở riêng đặt bên trong tòa nhà chính quyền địa phương. Nhưng không người nào trả lời câu hỏi liên quan tới “lực lượng bóng tối” này cũng như vai trò của họ trong đội tàu cá của Trung Quốc.
Giáo sư Andrew S Erickson đến từ Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc tại Trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Mỹ, tin rằng sự hiện diện của các lực lượng dân quân Trung Quốc ở biển Đông sẽ khiến căng thẳng leo thang một cách nguy hiểm.
Trung Quốc bị cáo buộc quân sự hóa tàu đánh cá dân sự. Ảnh: REUTERS
“Cách tiếp cận hiện giờ của Trung Quốc không chỉ đặt lực lượng dân quân của họ vào vòng nguy hiểm mà còn dẫn đến khả năng Mỹ và các nước khác thực hiện biện pháp phòng vệ chính đáng” – ông Erickson nhận định. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra tính toán sai lầm và leo thang căng thẳng.
Ông Erickson còn cảnh báo nguy cơ trên có thể còn tăng sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague – Hà Lan ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền phi lý ở biển Đông. Bắc Kinh được cho là sẽ phản đối và thể hiện sự không hài lòng của mình, khiến căng thẳng tiếp tục dâng cao.
Du lịch nghĩa vụ
Phóng viên BBC kết thúc chuyến đi Hải Nam ở TP Tam Á, nơi họ chứng kiến một du thuyền lên đường đến quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam).
Tour du lịch 5 ngày này bắt đầu từ năm 2013 và đến nay đã có hàng ngàn người Trung Quốc tham gia. Du khách nước ngoài không được phép đi tour này.
Theo BBC, đó là tuyến du lịch kỳ lạ, với hành trình kéo dài chỉ để đến một vài rạn san hô và bãi đá không có người ở.
Phóng viên BBC hỏi một phụ nữ trước khi cô lên du thuyền về thắc mắc trên. Cô này trả lời: "Chúng tôi đi không phải để vui chơi. Từ khi sinh ra, chúng ta đã được dạy rằng đó là lãnh thổ của đất nước. Đi tới đó là nghĩa vụ của chúng tôi".
Cái tên đất nước hôm nay Như lằn roi bỏng rát Trên da thịt của mình.
Cái tên đất nước hôm nay Như lằn roi bỏng rát
Vì những người lính không đáng chết Vi những cánh rừng không đáng chết Vì những dòng sông không đáng chết Những người dân vô tội không đáng chết Biển Đông không đáng chết
Những Nhà thơ thân thiết của tôi ơi Những vần thơ cháy bỏng Năm mươi năm về trước Sao giờ anh im tiếng.
Sao giờ các anh im lặng?
Cái tên đất nước hôm nay Như lằn roi bỏng rát.
Như lằn roi bỏng rát
Như lằn roi bỏng rát. Trên da thịt con tôi Trên da thịt em tôi