Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

Sao lắm thứ lạ thế này nhà thơ ?


ĐAU LẠ
Đất nước trong tháng ngày "đau lạ"
Có vết thương không thể rõ ngọn nguồn
Có vết thương không dám kêu thành tiếng
Không nguồn - không tiếng - vết thương câm.
Đất nước trong tháng ngày "đau lạ"
Mấy nghìn năm trải bao phen giặc giã
Vẫn "bạn" láng giềng, vẫn giặc kề bên
Bây giờ ai "chỉ mặt đặt tên?"
Đất nước trong tháng ngày "đau lạ"
Đây giống Tiên Rồng, đây đất ông cha
"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"
Xưa tiếng kiêu hùng, nay nghẹn giữa lòng ta!
Đất nước này, thân thể này, giòng giống này
Giọng nói này, chữ viết này, tình yêu này
Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt
Ta vẫn con người mà ta tự quên ta!
Nỗi đau xương máu này thành "đau lạ" xót xa!
ĐTK
Phần nhận xét hiển thị trên trang

RỢN NGƯỜI! CÁCH TRUNG QUỐC HỦY DIỆT VĂN HÓA VIỆT NAM


Thu mua tóc của phụ nữ Mông tại các tỉnh biên giới. Ảnh: Tạ Quang Bảo.
TRUNG QUỐC THỰC HIỆN XÓA VĂN HÓA, 
PHONG TỤC CỦA CÁC DÂN TỘC MIỀN BIÊN GIỚI
Tạ Quang Bảo
Nhà nhiếp ảnh

Tố xền là câu mà một người Trung Quốc hay hỏi người dân Mông tại chợ phiên Lũng Phìn hỏi mua các vật dụng như vòng bạc, xà tíc, hay váy Mông dệt bằng tay của người Mông tại chợ Lũng Phìn qua các năm từ 2002 đến 2007. 

Được tận mắt chứng kiến những gì của họ tôi thật sót xa. Họ thu mua các vòng bạc và trả giá rất cao, sau khi ngã giá họ tháo từ trên cổ và bẻ gãy vòng ra làm đôi, không cho họ kịp suy nghĩ hối lại nữa. Khi mua váy họ đưa cho cô gái Mông chiếc váy in nói vào góc chợ thay, xong họ cầm kéo cắt đôi chiếc váy thổ cẩm được làm bằng tay của người Mông Việt bỏ vào sọt, họ còn thu mua cả tóc. Khi đó tôi có giơ máy ảnh lên thì ba bốn đứa xúm vào gạt tôi ra không cho chụp. Cũng may chụp được 1 kiểu họ đang dùng cân tiểu ly để cân tóc của các cô gái Mông cần bán. Đó là một mưu mô thâm hiểm hòng xóa bỏ văn hóa ngàn đời của dân tộc Việt Nam.

Không những lấn chiếm đất họ còn có những chiêu bài xóa bỏ văn hóa, phong tục, trang phục của các dân tộc Việt ven biên giới hòng mưu đồ thôn tính Đất Việt.

“Bài hát chính tôi”

Walt Whitman
Hoàng Hưng chuyển tiếng Việt
ảnh (1)
Trường ca “Bài hát chính tôi” (Song of Myself) của Walt Whitman đã được nhà thơ Hoàng Hưng chuyển ngữ và NXB Hội Nhà văn công bố, Công ty Văn hoá Phương Nam phát hành tháng 11/2015 nhân dịp kỷ niệm 20 năm bang giao Việt-Mỹ và đón Tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam. Trong lá thư gửi đến Tổng thống Mỹ Barack Obama kèm với bản sách tặng Tổng thống và phu nhân, dịch giả cho biết: “Tôi tin rằng việc giới thiệu bản hùng ca này tới các độc giả Việt Nam sẽ làm tăng thêm hiểu biết về tính cách của dân tộc Mỹ, một dân tộc yêu tự do, trân quý chủ nghĩa cá nhân cùng với con tim rộng mở cho những người khác, đồng thời nuôi dưỡng tính đa dạng của một xã hội đa sắc tộc. Thật thú vị là tôi tìm thấy những quan niệm của Whitman về luân hồi, cộng thông và biến hoá giữa mọi sinh linh hữu tình, hằng hà sa số thế giới trong “Bài hát chính tôi” thật gần gụi với niềm tin trong Phật giáo truyền thống của người Việt. Tôi hân hạnh gửi tặng ông và phu nhân một bản sách song ngữ “Song of Myself” như biểu hiện lòng biết ơn của tôi đối với những gì ông đã nói và làm để ủng hộ chủ quyền và sự phát triển của Việt Nam, đặc biệt là ủng hộ quyền con người và các nhà hoạt động dân chủ. Tôi thành thật tin rằng ông là hiện thân những tính cách đẹp đẽ của dân tộc Mỹ mà Walt Whitman đã khắc ghi trong “Bài hát chính tôi”. Xin ông vui lòng nhận món quà nhỏ bé này của một công dân Việt Nam bình thường có niềm tin mạnh mẽ vào tương lai lớn lao của mối quan hệ Việt-Mỹ mà ông đã góp phần xây dựng”.
I believe an introduction of this epic to the Vietnamese readership will improve their understanding of the characters of the American people, a freedom-loving people who cherish individualism with their hearts open to the others and nourish diversity in a multi-racial society at the same time. Interestingly, I find Whitman’s concepts of cycles of life, the communion and transformation among sential beings, the myriad of worlds in “Song of Myself” very close to what Vietnamese Buddhists traditionally believe in.
I would like to have the honor to present you a copy of the bilingual “Song of Myself” as a token of my gratitude for what you’ve said and done in support of Vietnam’s sovereignty and development and, in particular, human rights and democracy activists. I truly believe you embody the American people’s beautiful characters as Walt Whitman has inscribed in “Song of Myself.” Please accept this little gift with my strong faith as an ordinary Vietnamese citizen in the great future of the Vietnam-United States relationship that you have substantially contributed to.” (bản tiếng Anh của T.N.C.)
Văn Việt xin trân trọng giới thiệu một số chương thể hiện tinh thần hoà hợp “cái tôi” (tiểu ngã) – “cái ta” (đại ngã) và “không phân biệt” đầy Phật tính trong “Bài hát chính tôi”.
clip_image002
Nhà thơ Hoàng Hưng đọc “Bài hát chính tôi” tại Trung tâm Hoa Kỳ, Sài Gòn
15
Giọng nữ trầm thuần khiết hát trên tầng gác đặt cây đại phong cầm,
Người thợ mộc bào tấm ván, lưỡi bào rít lên xàn xạt,
Những đứa con đã kết hôn hay chưa lập gia đình chạy về nhà cha mẹ ăn lễ Tạ ơn,
Anh hoa tiêu nắm lấy bánh lái tàu, cánh tay khoẻ của anh đè xuống,
Trên thuyền săn cá voi viên thuyền phó gồng mình đứng, giáo nhọn và lao móc sẵn sàng,
Người săn vịt trời xải những bước im lìm cẩn trọng.
Những thầy trợ tế được tấn phong chắp tay đứng ở bệ thờ,
Cô gái kéo sợi tiến tiến lui lui theo tiếng ầm ì của guồng xa lớn,
Người nông dân dừng chân bên hàng rào lúc đang thẩn thơ ngày chủ nhật nhìn cây yến mạch và cây mạch đen,
Kẻ mất trí rốt cuộc bị đưa vào viện tâm thần như một ca xác nhận,
(Anh sẽ không còn ngủ như xưa trên giường cũi trong phòng ngủ mẹ mình);
Người thợ in[1] nhật báo tóc muối tiêu má hốc hác làm việc trong ngăn sắp chữ,
Đảo miếng thuốc lá nhai trong miệng trong khi bản thảo mắt nhoè;
Tứ chi của người dị dạng buộc chặt vào bàn phẫu thuật,
Thật hãi hùng phần bị bỏ đi rơi xuống chiếc xô;
Cô gái phần tư máu da đen bị bán trên sàn đấu giá, gã say gật gù bên lò quán rượu,
Anh thợ máy xắn tay áo lên, viên cảnh sát đi tuần, người gác cổng đánh dấu khách đi qua,
Cậu trai trẻ lái chiếc xe chuyển phát nhanh, (tôi yêu cậu dù không biết cậu);
Anh chàng có nửa máu da đen buộc dây đôi giày nhẹ chuẩn bị chạy đua,
Trò chơi bắn gà tây lôi cuốn cả trẻ lẫn già, người tì mình trên cây súng săn, người ngồi trên đống gỗ,
Nhà thiện xạ bước ra khỏi đám đông, vào vị trí, giương súng lên cao;
Nhóm người nhập cư mới đến ngồi kín bến tàu hay bờ đê biển,
Những mái tóc xoăn xới cỏ trên đồng mía, ngồi trên yên ngựa tay giám sát dõi nhìn,
Kèn gióng giả phòng khiêu vũ, các quý ông chạy tới bạn nhảy quý bà, người khiêu vũ cúi chào nhau duyên dáng,
Chàng trai thức dậy trên căn áp mái lợp gỗ tuyết tùng và nghe tiếng nhạc mưa,
Trên con suối góp nước vào sông Huron dân Michigan đặt bẫy,
Chị da đỏ quấn tấm vải viền vàng chào bán túi kết bằng hạt với giày da đanh,
Khách sành tranh chăm chú nhìn dọc sảnh trưng bày hai mắt nheo nheo đầu nghiêng một phía,
Những người lau rửa mặt boong buộc chặt con thuyền hơi nước, tấm ván gỗ thả xuống cho hành khách lên bờ,
Cô em giơ cuộn len ra trong khi cô chị cuộn len vào và lúc lúc lại dừng vì nút thắt,
Người vợ mới cưới một năm đang bình phục và hạnh phúc vì tuần trước vừa sinh đứa bé đầu lòng,
Cô gái Mỹ tóc vừa gội sạch bong làm việc với chiếc máy khâu hay trong xưởng thợ,
Người thợ lát đường tì trên chiếc đầm hai tay nắm, bút chì phóng viên bay nhanh trên quyển sổ tay, người kẻ biển viết chữ màu xanh lam màu vàng choé,
Chú bé sông đào lon ton trên lối kéo thuyền, người kế toán đếm tiền trên bàn, anh thợ giày truốt sáp cho sợi chỉ,
Nhạc trưởng đánh nhịp cho dàn nhạc, tất cả nhạc công theo lệnh của ông,
Đứa bé được rửa tội ở nhà thờ, lời tuyên nhận đức tin người cải đạo,
Cuộc đua thuyền toả ra trên vịnh, cuộc đua bắt đầu, (những cánh buồm màu trắng lấp lánh làm sao!)
Anh lái bò coi chừng đàn bò, hát cho chúng không đi lạc lối,
Người bán rong mồ hôi nhễ nhại lưng ba lô, (khách mua mặc cả từng xu lẻ);
Cô dâu mới vuốt thẳng chiếc váy cưới trắng, cây kim chỉ phút di chuyển chậm chạp trên mặt đồng hồ,
Kẻ hút thuốc phiện ngả người đầu cứng ngắc và môi hé mở,
Cô gái điếm kéo lê tấm khăn choàng, mũ lủng lẳng trên cần cổ nghiêng nghiêng đầy mụn,
Đám đông cười trước những tiếng chửi thề tục tĩu, lũ đàn ông chế giễu và nháy mắt với nhau,
(Khốn nạn thay! Tôi không cười truớc những tiếng chửi thề của cô và không chế giễu);
Ngài Tổng thống triệu tập hội đồng nội các, vây quanh là các ông bộ trưởng,
Trên lối đi có mái che ba mệnh phụ bước đi khoác tay nhau oai vệ và thân ái,
Thuyền viên tàu cá xếp những thùng cá bơn lớp lớp trong khoang,
Dân Missouri chuyển qua đồng bằng đồ đạc và đàn gia súc,
Nhân viên thu tiền vé đi dọc đoàn tàu gây chú ý bằng tiếng xu lanh canh,
Đám thợ lát nền lát gạch, thợ thiếc lợp mái nhà, thợ nề kêu thêm vữa,
Họ đi hàng một mỗi người khoác trên vai thùng đựng tiến lên phía các phu hồ;
Các mùa đuổi nhau đám người đông không thể tả tụ họp nơi này, đây là ngày 4 tháng Bảy[2], (oai hùng sao những lời chào súng nhỏ súng to!)
Các mùa đuổi nhau thợ cày cày ruộng, thợ gặt gặt lúa đồng, và thóc vụ đông rơi xuống đất;
Ngoài khơi các hồ người câu cá chó quan sát và chờ bên miệng hố giữa mặt nước đóng băng,
Những gốc cây đứng khắp khoảnh đất khai hoang, người mở đất bổ rìu sâu xuống,
Thủy thủ xà lan lúc xế chiều cột thuyền bên cây dương hay rặng hồ đào,
Thợ săn gấu[3] băng qua các đất vùng Sông Đỏ hay các đất vùng sông Tennessee, hay qua các đất vùng sông Arkansas,
Những bó đuốc sáng bừng bầu trời tối trên sông Chattahooche hay địa phận Altamahaw,
Những trưởng lão ngồi ăn bữa tối vây quanh là đám đông con cháu,
Giữa bốn bức tường gạch mộc, trong những túp lều vải bạt, người đi săn và người đánh bẫy nghỉ ngơi sau một ngày thể thao mệt nhọc,
Ngủ thị thành và ngủ đồng quê,
Người sống ngủ lượt người sống, người chết ngủ lượt người chết,
Ông chồng già ngủ bên bà vợ già anh chồng trẻ ngủ bên cô vợ trẻ;
Và họ qui nhập vào tôi, và tôi hướng ra ngoài tới họ,
Họ vốn là như thế, ít nhiều tôi là họ,
Và với mỗi người và tất cả tôi dệt nên bài hát chính mình.
Nhiều khía cạnh của hình thức thơ Whitman gây sốc cho người đọc TK19, trong đó nổi bật là cái mà nhanh chóng được gọi là “các catalog” – bản danh mục liệt kê. Ta đã thấy những catalog ở các đoạn thơ trước, nhưng đến đoạn 15 này thì quả thật khó ngờ nó dài đến vô tận như thế – đoạn thơ có độ dài đứng thứ hai của bài thơ, 75 dòng toàn hình ảnh những con người tham gia đủ loại hoạt động. Một nhà điểm sách ngay từ khi tập thơ Leaves of Grass xuất bản lần đầu tiên đã kêu lên rằng Whitman “nên được đào tạo để làm nghề bán đấu giá” bởi vì ông “mãi mãi bị ám ảnh bởi ảo giác mình phải soạn ra một catalog”. Rồi ai ai cũng nói về kỹ thuật catalog của tác giả, và bản thân Whitman cũng thừa nhận thuật từ ấy; về cuối đời ông nói rằng “một số người chửi rủa những catalog dài thượt của tôi, một số lại cho rằng chúng linh thiêng”.
Ta có hai cách đọc đoạn thơ này: một là đọc nhanh như ngồi trên xe lửa cao tốc, vụt qua những cảnh tượng luôn thay đổi; hai là đọc chậm, chú tâm, dừng lại thưởng thức chất thơ của từng khoảnh khắc như nhà thơ William Carlos Williams gợi ý.
Trong cái catalog về đời sống Mỹ này, Whitman uống vào mọi thứ, chấp nhận sự đa dạng hoang dã của quốc gia, chỉ khước từ có một điều: bản thân sự kỳ thị. Cuộc sống đi vào nhà thơ, và nhà thơ đi ra ngoài mình, nhập vào đời sống hỗn độn xung quanh mình. Đó là đường lối thi ca của ông: “Và với mỗi người và tất cả tôi dệt nên bài hát chính mình”.
16
Tôi là của già và trẻ, của kẻ ngu cũng của người khôn,
Không quan tâm người khác, mà luôn quan tâm người khác,
Là mẹ cũng như là cha, đứa trẻ cũng như người lớn,
Chứa đầy chất thô và chứa đầy chất tinh,
Một công dân của Quốc gia gồm nhiều quốc gia, nhỏ nhất hay lớn nhất thì cũng thế,
Một người miền Nam cũng như miền Bắc, một người trồng trọt dễ dãi và hiếu khách sống bên dòng Oconee[4],
Một gã Yankee[5] theo lối riêng của mình sẵn sàng buôn bán, các khớp xương mềm dẻo nhất và cứng cáp nhất trên đời,
Một người Kentucky đi bộ qua thung lũng Elkhorn chân quấn xà cạp da nai, một người Louisiana hay Georgia,
Một kẻ giong thuyền trên các hồ hay vịnh hay ven biển, một người từ Indiana, Wisconsin, Ohio,
Thoải mái chân mang giày đi tuyết Kanadian hay trên rừng cây bụi, hay cùng các ngư phủ ngoài khơi Newfoundland[6],
Thoải mái giữa đội thuyền phá băng, cùng mọi người giong buồm và buộc chằng dây nhợ,
Thoải mái trên những đồi Vermont hay trong rừng vùng Maine, hay trại bò Texas,
Cùng chí hướng với người dân Cali, cùng chí hướng với người Tây Bắc tự do
(yêu thích những kích cỡ lớn lao của họ),
Cùng chí hướng với người đi bè, thợ mỏ, cùng chí hướng với tất cả những ai bắt tay và mời uống mời ăn,
Trò của người giản dị nhất, thầy của người trí lự,
Tay học việc khởi đầu mà trải nghiệm vô số mùa,
Thuộc về mọi sắc màu và đẳng cấp, thuộc về mọi bậc hàng và tôn giáo,
Một nhà nông, thợ máy, họa sĩ, quý ông, thủy thủ, người theo đạo quaker[7],
Người tù, tình nhân, du côn, luật gia, thầy tu, thầy thuốc.
Tôi kháng cự bất cứ gì vượt qua sự đa dạng của chính tôi,
Hít thở khí trời nhưng để lại sau lưng khí trời đầy ắp,
Và tôi không vênh váo, tôi ở đúng chỗ của mình.
(Con nhậy và những viên trứng cá ở đúng nơi của chúng,
Những vầng dương sáng chói tôi nhìn thấy và những vầng dương tối tôi không nhìn thấy đều ở nơi của chúng,
Cái cảm thấy ở chỗ của mình và cái không cảm thấy ở chỗ của mình).
Bà mẹ của Whitman có lần nói rằng con trai mình luôn luôn có vẻ “đi ra rồi lại đi vào”. Nhận xét ấy không chỉ là về lối sống của ông, mà còn mô tả đúng cấu trúc của bài thơ “Song of Myself”, ở đó nhà thơ mở lòng mình ra đến những chi tiết của đời sống quanh mình, rồi lại thu về một tinh thần “tôi” chắc nịch, tự tin rằng mình có thể chứa đựng muôn vàn thứ mà mình đã hấp thụ, những thứ ấy lại củng cố cái tôi của mình. Đoạn 16 là sự co lại cái mở rộng của đoạn 15. Những gì trước đó có vẻ tình cờ và phân tán giờ đây dệt thành ý thức về cái tôi: “Tôi là của già và trẻ, của kẻ ngu cũng của người khôn”. Cái tôi cá thể cũng đa dạng như quốc gia: mỗi người chúng ta là “một công dân của Quốc gia gồm nhiều quốc gia, nhỏ nhất hay lớn nhất thì cũng thế”. Nên cuối cùng Whitman có thể tuyên bố một câu cấp tiến bậc nhất của ông: “Tôi kháng cự bất cứ gì vượt qua sự đa dạng của chính tôi”. Điều duy nhất ông sẽ chống lại là bất cứ gì hay bất cứ ai dạy ông kỳ thị.
18
Tôi đến với nhạc hùng, cùng cây kèn và cỗ trống của tôi,
Tôi không chỉ chơi hành khúc cho những kẻ thắng được chấp nhận, tôi chơi hành khúc cả cho những người bị chinh phục và bị giết thảm thương.
Bạn đã nghe rằng giành chiến thắng là điều tốt đẹp?
Tôi cũng nói rằng thua cũng tốt, những trận thua với những trận thắng cũng chung một tinh thần.
Tôi đánh trống vì những người chết,
Vì họ tôi thổi vào miệng kèn những âm thanh vang dội và vui nhất của tôi.
Hoan hô những ai chiến bại!
Và những ai chiến thuyền đắm giữa biển khơi!
Và chính những ai chìm thân giữa biển!
Và mọi tướng lĩnh thất trận, và mọi anh hùng bại trận!
Và vô kể những anh hùng vô danh cũng ngang bằng những anh hùng lớn nhất nổi danh!
Đoạn này có tiếng vang lớn hơn trong và sau thời Nội chiến, như thể đã được Whitman viết ra nhằm chữa trị sự chia rẽ, để hòa giải Miền Bắc chiến thắng với Miền Nam bại trận, đem cả hai bên trở lại thành một quốc gia tái thống nhất. Whitman thừa nhận lòng dũng cảm trong chiến trận của cả hai bên; ông tìm kiếm một tầm nhìn bình đẳng bao quát tất cả, thu nhận cả người thua kẻ thắng.
24
Walt Whitman, một vũ trụ, đứa con trai của Manhattan[8],
Ngỗ nghịch, phàm tục, nhục dục, ăn nhậu và sinh con đẻ cái,
Không duy cảm, không đứng trên đàn ông đàn bà hay tách xa khỏi họ,
Không nhún nhường mà khiếm nhã cũng không.
Tháo tung khóa ra khỏi cửa!
Tháo tung cửa ra khỏi rầm!
Ai hạ giá người khác là hạ giá tôi,
Và bất cứ gì đã nói đã làm cuối cùng đều quay về tôi cả.
Qua tôi cảm hứng đâm thúc đâm thúc, qua tôi dòng chảy và cọc tiêu.
Tôi nói câu mật khẩu ban sơ, tôi cho dấu hiệu nền dân chủ,
Thề có Trời, tôi sẽ không chấp nhận bất cứ gì mà mọi người không thể có cái tương đương với mọi mặt tương đồng.
Qua tôi nhiều tiếng nói từ lâu câm lặng,
Tiếng nói của bất tận những thế hệ nô lệ và người tù,
Tiếng nói của những người bệnh và những người tuyệt vọng, của kẻ trộm và người lùn,
Tiếng nói của những chu kỳ sửa soạn và lớn dậy,
Và của những đường dây nối với sao trời, của dạ con và tinh khí người cha,
Và của các quyền của những người bị kẻ khác nhảy lên lưng,
Của kẻ dị dạng, tầm thường, tẻ nhạt, khùng khùng, bị rẻ rúng,
Sương trên trời cao, bọ hung se bãi phân bò.
Qua tôi những tiếng nói bị cấm,
Tiếng nói của giới tính và hoan lạc, những tiếng nói bị che đậy và tôi cất bỏ màn che,
Những tiếng nói sỗ sàng được tôi làm thành sáng trong và đẹp đẽ.
Tôi không đặt ngón tay lên miệng,
Tôi cưng quý lòng mề ngang với đầu óc và trái tim,
Việc giao cấu tôi chẳng thấy hôi hám gì hơn cái chết.
Tôi tin ở xác thịt và những ham mê,
Nhìn, nghe, cảm, là những phép lạ, và mỗi phần và mỗi phân của tôi là một phép lạ.
Tôi thần thánh bên trong và bên ngoài, và tôi thiêng hóa bất cứ gì tôi chạm vào hay được ai chạm đến,
Mùi hương nách này thơm hơn kinh cầu nguyện,
Cái đầu này hơn các nhà thờ, kinh thánh, và mọi tín điều.
Nếu tôi thờ phụng một thứ hơn thứ khác, đó sẽ là thân thể tôi dài rộng hay bất cứ phần nào của thân thể tôi,
Sẽ là ngươi, khuôn hình ta ánh sáng có thể đi qua!
Sẽ là ngươi, những chỗ nhô ra hay giá đỡ rợp bóng của ta!
Sẽ là ngươi, lưỡi bừa nam tính cứng chắc của ta!
Sẽ là ngươi, bất cứ gì đi vào lớp đất trồng của ta!
Ngươi, dòng máu giàu có của ta! dòng sữa của ngươi những dòng phun nhợt nhạt của đời ta!
Sẽ là ngươi, ngực áp vào ngực khác!
Óc ta sẽ là những nếp cuộn thần bí của ngươi!
Sẽ là ngươi, rễ cây thủy xương bồ đẫm nước! chim dẽ giun dưới đầm! tổ chim đầy trứng được canh giữ!
Sẽ là ngươi, cỏ rối tung trên đầu, hàm râu, bắp thịt!
Sẽ là ngươi, giọt nhựa cây phong, thớ cây lúa mì ra dáng đàn ông!
Sẽ là ngươi, mặt trời hào phóng!
Sẽ là ngươi, hơi nước che mờ và chiếu sáng gương mặt ta!
Sẽ là ngươi, những con suối những giọt sương mồ hôi tầm tã!
Sẽ là ngươi, gió có cơ quan sinh dục cù nhẹ vào ta!
Sẽ là ngươi, những cánh đồng vạm vỡ, những cành sồi đang sống, kẻ lang thang đang yêu trên những lối mòn uốn khúc của ta!
Sẽ là ngươi, những bàn tay ta đã nắm, gương mặt ta đã hôn, con người ta đã sờ đã chạm.
Tôi mê mẩn chính mình, có nhiều thứ của tôi và tất cả quá chừng khêu gợi,
Bất cứ lúc nào bất cứ gì xảy ra đều làm tôi run rảy vui,
Tôi không thể nói mắt cá chân mình lõm xuống thế nào, cũng như đâu là nguyên do niềm ước mong nhỏ nhất,
Cũng như nguyên do tình bằng hữu mà tôi ban phát, cũng như nguyên do tình bằng hữu mà tôi nhận về.
Khi trèo lên thềm nhà, tôi dừng bước để xem nó có thật hay không,
Một nhánh bìm bìm trên cửa sổ thoả mãn tôi hơn những siêu hình sách vở.
Hãy ngắm rạng đông!
Ánh sáng le lói làm nhạt dần những bóng mờ tối mênh mông,
Không khí có vị ngon nơi vòm miệng.
Sức đẩy của thế giới chuyển vần nơi những trò nhảy nhót ngây thơ âm thầm lớn dậy, ứa ra tươi mát,
Vụt đi mọi phía theo chiều nghiêng.
Đôi thứ tôi không nhìn thấy được làm dựng lên những chiếc ngạnh dục tình,
Những biển nước dịch sáng ngời trời cao ướt đẫm,
Đất ở với trời, cái thường ngày gần sát chỗ nối nhau,
Thử thách căng phồng từ phía đông lúc này ở phía trên đầu tóc,
Này lời giễu cợt và nhiếc móc, hãy xem mi có làm chủ hay không!
Giờ đây, đến đoạn thơ thứ 24, Whitman tự giới thiệu tên mình. Còn nhớ trong lần xuất bản đầu tiênLeaves of Grass (1855), tên Whitman đã không có ở ngoài bìa hay trang đầu sách. Vậy là cái “Tôi” không tên ấy đã hấp thụ, đã tích tụ rất nhiều qua 23 đoạn trước, nay có thể xác định một căn cước thực, cái “Tôi” có thể được cho một tên riêng. Và cái tên này lập tức được nhấn mạnh những liên hệ địa phương và phổ quát của nó – nó là đứa con của New York và cũng là đứa con của Vũ trụ. Tác giả nhấn mạnh tính vật chất của mình, một thể xác ăn, uống và sinh con đẻ cái. Ông hát lên bản danh mục liệt kê “sự trải rộng của thân thể chính mình”, cơ quan sinh dục của ông với tư cách là bản thân tự nhiên, cả thế giới tự nhiên và toàn vũ trụ dường như là một bộ ẩn dụ của tình dục, ham muốn, và sự thôi thúc sản sinh. Thân xác không đóng khung từ đầu đến chân, mà “trải rộng” từ đất lên trời, từ bản thân đến những người khác. Giờ đây tác giả “cho dấu hiệu nền dân chủ” và ông viện đến vị Thượng đế Dân chủ: “Thề có Trời, tôi sẽ không chấp nhận bất cứ gì mà mọi người không thể có cái tương đương với mọi mặt tương đồng”. Từ đó, ông khẳng định mình là “những tiếng nói bị cấm, tiếng nói của giới tính và hoan lạc, những tiếng nói bị che đậy”. Luân lý của thời Victoria [các quy chuẩn đạo đức khe khắt dưới triều đại Nữ hoàngAnh Victoria (1837–1901) – ND], và Chính thống giáo bị đảo ngược: điều quan trọng là thân xác (hiện thân linh hồn) chứ không phải linh hồn xa lìa thân xác.

[1] The jour printer = the journeyman printer (người thợ in lành nghề)
[2] Ngày Quốc khánh Hoa Kỳ
[3] Nguyên văn: “coon” hay “raccoon”, một loài thuộc họ mèo, thường được dịch là “gấu trúc Mỹ”
[4] Thuộc bang Georgia
[5] Yankee có nhiều nghĩa: là người Hoa Kỳ đối với người các nước khác, là người Bắc nước Mỹ đối với người miền Nam nước Mỹ, Yankee cũng là phương ngữ của vùng New England (Bắc Mỹ)
[6] Hòn đảo phía đông bắc Canada
[7] Quakers (còn gọi là Friends – bằng hữu) là thành viên của một tôn giáo được xếp vào đạo Tin lành, chủ trương sống lành, tự do, hòa ái, tránh các tín điều và cấu trúc ngôi thứ như thường thấy ở các tôn giáo khác. Số đông nhất (gần 100.000/ 400.000) sống ở Hoa Kỳ.
[8] Tên hòn đảo chứa thành phố New York, cũng là tên một trong năm quận của NY, quận trung tâm sầm uất giàu có nhất, cho nên Manhattan cũng có thể coi như đại diện cho NY.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Rất muốn tin đúng là như vậy!

Xin hãy thôi ngay thuyết âm mưu kém hiểu biết nhưng lại có dụng ý kích động
Hiện nay ngoài chiếc Su-30 mất tích, chúng ta cũng mất liên lạc với 1 chiếc tuần thám CASA C-212. Ngay lập tức nhiều người đã quy tội cho thằng "nước lạ mà ai cũng biết là ai", trong đó có giả thuyết cho rằng CASA hay thậm chí là Su-30 đã bị TQ chế áp điện tử nên mất điều khiển và bị rơi.

Xin khẳng định đây là nhận định hết sức... Hollywood. 

http://www.trithuccongluan.com.vn/images/tin-tuc/the-gioi/20160616/may-bay-su30mk2-roi-trung-quoc-theo-doi-btn.jpg
Máy bay Su-30MK2
Như chúng ta đã biết, các máy bay hiện đại trang bị hệ thống fly-by-wires, phi công chỉ việc đẩy nhẹ cần lái là ngay lập tức khối kim loại và composite nặng hàng chục tấn nhẹ nhàng nghe lời. Điều này là nhờ hệ thống điện tử trên các máy bay nhận tín hiệu từ cần lái của phi công rồi truyền qua dây đến các bộ phận khác. Cũng chính vì truyền qua dây nên bên ngoài không thể nào có thể can thiệp vào quá trình này. Do đó, không thể có chuyện Su-30 hay C-212 bị chế áp điện tử giống như UAV của Mỹ bị Iran tóm sống. Sở dĩ UAV bị tóm sống do nó dùng sóng radio và tín hiệu qua vệ tính để điều khiển từ xa (chứ người ta không thể nối 1 sợi dây vào UAV như diều được), nên nó dễ bị chế áp điện tử, thậm chí là chiếm quyền điều khiển.

Nhưng không phải là không có cách để làm các thiết bị điện tử hỏng hoàn toàn. Có điều để làm được điều đó, người ta phải dùng đến bom điện từ hoặc bom nguyên tử để phát ra sóng điện từ cực mạnh, hủy diệt các thiết bị điện tử. Hiển nhiên điều đó càng bất khả thi, bởi nếu TQ có cho nổ bom nguyên tử hoặc bom điện từ thì không chỉ Su-30 và C-212 mà toàn bộ các máy bay và tàu chiến khác trên Biển Đông cũng bị phá hủy. Ấy là còn chưa kể đến phương tiện quân sự và vận tải của nhiều nước khác. Dễ chừng mà ngoại giao và báo chí nước ngoài nó để yên với một hành động manh động như thế?

Có vẻ nhiều bạn đang bị đầu độc bởi cái bài "Su-30 bị dính tác chiến điện tử" của một thằng cha chống cộng? Đúng là những thành phần này viết bài thì cực ngu, nhưng lại giỏi khoản đánh trúng tâm lý tò mò và chờ đợi tin tức của dân ta. Điều này là cực kỳ nguy hiểm.

Giống như quan điểm đã nêu hôm trước, tôi sẽ không đưa ra bất kỳ thông tin gì mà chưa được kiểm chứng rõ ràng, cũng không phân tích hay đặt ra giả thuyết gì về việc tại sao máy bay lại mất tích. Điều quan tâm duy nhất của tôi lúc này là sự an toàn của tất cả các anh.

Vậy, xin đừng đưa ra những giả thuyết kém hiểu biết làm xáo trộn nhân tâm xã hội.

Tác chiến điện tử

(FB. Bùi Việt Hà)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khi nhà văn làm thơ thì thơ rất lạ!


MƯỜI SẾU TRẮNG BAY CAO!
Không ai muốn thắp mười ngọn nến
Nến vẫn cháy thành chục vành xe lửa
Lửa đang đốt chói chang mùa hạ
Hạ cứ đi không đợi mùa sang
Không ai muốn mười sếu trắng bay cao
Thả tiếng kêu tao tác trưa hè
Lá xanh rụng bời bời ngọn sóng
Vòm cao xa ứa nhựa lá vàng
Nến cứ cháy, đến tận cùng vẫn đốt
Quay đầu là bờ... đâu phải sếu. Cứ bay!
(Sương Nguyệt Minh)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

TƯ DUY TRONG TIỂU THUYẾT 1984 CỦA GEORGE ORWELL





Tiểu thuyết 1984 của ông mô tả một siêu quốc gia nằm trên Đại Tây Dương có lịch sử chiến tranh triền miên, bị một hệ thống chính trị áp đặt có cái tên là Xã hội Chủ nghĩa, dưới sự kiểm soát của một tầng lớp đặc quyền kiểm soát cả tư duy và hành động của dân chúng, Tầng lớp đặc quyền đó có một Ông trùm Cha - Big Brother's Father - cầm đầu nhiều ông trùm Anh - Big Brother - được tập hợp lại trong một đảng độc quyền cai trị, tẩy não cộng đồng dưới cái tên chính đảng được gọi là Đảng Inner. 

Đảng Inner chỉ quan tâm đến quyền lợi của các đảng viên để ăn chia, mà không quan tâm đến quyền lợi các cá nhân ngoài đảng và âất nước. Bằng cách đó, đảng Inner đã chi phối toàn bộ tư duy, niềm tin và hành vi của dân tộc bằng một chương trình tẩy não quốc gia. 

Với chương trình tẩy não quốc gia nhà cầm quyền biến dân thành đám đông những cá thể có tư duy nước đôi và hành động cũng nước đôi. Từ cộng đồng doublethink sẽ xuất hiện những nhóm người nổi tiếng có uy tín cộng đồng chịu làm sai nha cho đảng Inner cho ra những thoughtcrime - tư duy tội ác - để dẫn dắt đám đông và thiên hạ đại loạn trong tư duy, một xã hội hỗn loạn tranh cãi quên đi hành động thiết thực sẽ giúp nhà cầm quyền độc tài được hưởng lợi.

Ai chưa có cơ hội đọc truyện thì xem phim 1984 qua link này nhé.

DOUBLETHINK - TƯ DUY NƯỚC ĐÔI

Doublethink là gì? Là hành vi sự chấp nhận cả tư duy lẫn niềm tin trái ngược nhau là đúng từ một hậu quả của văn hóa tuyên truyền chính trị hoặc chế độ độc tài.

Tư duy nước đôi có liên quan đến, nhưng lại khác với đạo đức giả và thể hiện sự trung lập. Doublethink là sự bất hòa nhận thức, nơi mà niềm tin mâu thuẫn gây ra xung đột trong tâm trí của một người. Doublethink là do sự bất hòa nhận thức - do đó người đang bị doublethink chi phối họ hoàn toàn không biết về bất kỳ xung đột hay mâu thuẫn gì đang xảy ra từ tư duy đến niềm tin lẫn hành vi của họ.

Trong một xã hội mà nền chính trị và văn hóa càng thói nát thì tình trang sử dụng doublthink càng diễn ra nhiều trong mỗi cá thể thành viên của xã hội. Họ sử dụng một cách tự nhiên, hồn nhiên như một văn hóa sống thường quy, nhưng nó lại là bất thường của một xã hội tự do dân chủ và minh bạch. Họ sử dụng doublethink một cách trái khuấy, nhưng họ mặc định đó là hiển nhiên và không hề biết mình sai trái, đúng hay sai.

Tôi chứng kiến rất nhiều người Việt Nam cả trong và ngoài nước có tư duy nước đôi. Gần đây xảy ra quá nhiều chuyện lớn trong xã hội Việt, một số showbize và chính khách đã thể hiện kiểu tư duy nước đôi để sống sót trong xã hội cộng sản được yên thân.

Tôi xin lấy 2 ví dụ đơn cử sau đây để chúng ta cùng bàn luận. Tôi xin nói rõ, tôi chỉ ví dụ cụ thể để mọi người dễ hiểu, chứ hoàn toàn tôi không có ý đã kích những người mà tôi lấy làm ví dụ cụ thể ở đây.

VÍ DỤ CỤ THỂ

Người thứ Nhất là MC. Phan Anh, khi anh ta thể hiện sự cương quyết bảo vệ lẽ phải trong clip 60 phút cá chết của cô MC Tạ Bích Loan và nhà báo, kiêm nhà thơ, kiêm đại tá an ninh Hồng Thanh Quang dàn dựng. Nhưng sau đó, Phan Anh tỏ ra nhủn nhặn và vuốt ve 2 đối thủ đã công kích bôi nhọ mình trong clip ở cộng đồng facebook. Đó là một cách nhượng bộ của Phan Anh để bảo toàn lực lượng và mưu cầu hạnh phúc của mình...

Sống trong tư duy nước đôi người ta có những không hài lòng với chính quyền, bạn bè, người thân, người ta sẽ chọn lựa sự giả dối với nhau, bằng mặt mà không bằng lòng để thủ thế cho sự an nguy. Đồng sàng dị mộng! Hôm nay họ còn là cha con chồng vợ bạn bè nhưng luôn không tin nhau, ngày mai chỉ cần một thoughtcrime của lũ sai nha chính quyền dẫn dắt, họ sẽ sẵn sàng cầm dao đâm nhau.

Người thứ Hai là chị Tôn Nữ Thị Ninh. Tôi đã từng làm việc cùng chị tại nhà riêng. Chị em tâm sự rất thân tình và cởi mở. Thực tình trong tôi, chị là một trí thức có tâm, nhưng bị cái tư duy nước đôi nó làm chị phải sống hai mặt. Những gì chị thể hiện trên cộng đồng không phải là chị, mà là của người khác, nhằm bảo toàn cuộc sống an toàn cho chị. Nó như một con bài có 2 mặt, lá mặt và lá trái. Đó cũng là cách của một nhà ngoại giao vẫn thường phải sống.

Nên tôi thông cảm cho chị Ninh về cái tư duy nước đôi trong cuộc sống của chị, nhưng tôi không đồng ý chị đem cái tư duy nước đôi kiểu không hướng thiện làm ảnh hưởng cộng đồng dân trí thấp, nhất là thế hệ trẻ ở nền giáo dục trong nước bị che mắt, bịt tai và đóng đinh và sọ não của đảng cộng sản Việt Nam.

Sống trong thoughtcrime người thân trở thành kẻ thù của nhau và của cộng đồng, luôn tấn công cộng đồng, đẩy cộng đồng vào chỗ sụp đổ cả văn hóa lẫn ngu muội.

THOUGHTCRIME - TƯ DUY TỘI ÁC

Nhưng khi doublethink lập đi lập lại thì cá nhân ấy sẽ từ lượng biến thành chất thoughtcrime - tư duy tội ác.

Từ doublethink chuyển sang thoughtcrime lúc nào MC Tạ Bích Loan và các nhà phản biện với MC Phan Anh không còn là phản biện mà là tội ác

Thoughtcrime là một sự xuất hiện hoặc thể hiện của tư tưởng gây tranh cãi hoặc những tư tưởng mà xã hội không thể chấp nhận được. Đó là tư duy sai trái của những cá nhân có doublethink mà thành, những cá nhân này trung kiên với nhà cầm quyền độc tài. Thoughtcrime là hậu quả tẩy não của một nhà cầm quyền độc tài cố gắng kiểm soát cộng đồng dân chúng thông qua những nhà hoạt động xã hội có tiếng tăm và uy tín.

Cái cách sử dụng Doublethink của Phan Anh nhân bản, vì chưa bị tẩy não thành Thoughtcrime làm hại cộng đồng. Cao hơn một bậc, doublethink của chị Tôn Nữ Thị Ninh, cô Tạ Bích Loan, nhà thơ Hồng Thanh Quang, tiến sĩ xã hội học hành vi Đặng Hoàng Giang và một số nhà xã hội học mới vừa ra trường trong 2 clip 60 phút mở là những doublethink đã được thuần hóa thành thoughtcrime. Tội ác!

60 phút mở với chủ đề: "Người ta làm từ thiện vì ai" đã là một kiểu tư duy tội ác làm hỗn looạn xã hội

KẾT

Tôi viết bài này chỉ để mọi người cần xem lại mình đã bị vướng vào doublethink chưa, doublethink đã bị chuyển thành thoughtcrime chưa, để còn tự sửa mình theo hướng thiện, chứ đừng quá cuồng tín ai đó, hay vì chén cơm, địa vị etc mà đánh mất tính thiện của chính mình.

Một xã hội muốn cường thịnh cần tư duy khoa học, độc lập, sáng tạo trong một nền chính trị có quyền con người được khai phóng với sự minh bạch và luật pháp công minh, chứ không phải cần những cái đầu bị tẩy não dẫn dắt cộng đồng bằng những tư duy nước đôi và tư duy tội ác chỉ đẩy quốc gia dân tộc xuống bùn nhơ như George Orwell đã viết từ 68 năm trước trong tiểu thuyết 1984.

Một xã hội mà chỉ toàn những con người sống với nhau bằng doublethink là một xã hội giả dối. Một xã hội quá nhiều thoughtcrime là một xã hội băng hoại chờ ngày sụp đổ.

Từ  chiến dịch tuyên truyền ngu dân, người dân đi từ doublethink chuyển thành thoughtcrime. Những thế hệ giả dối và độc ác ra đời. Để tẩy rửa những thế hệ nhơ bẩn trong trí não và hành vi này phải mất vài thế kỷ.

Sài Gòn, 16h24' ngày thứ Sáu, 10/6/2016
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bác có nhớ nhầm không đới????????????????????????????????????????


CỤ HỒ NÓi GÌ TẠI HỘI NGHỊ HƯƠNG CANH ĐÚNG 70 NĂM TRƯỚC? "Các đồng chí quên lịch sử sao? Chịu khó ngửi cứt Tây bất quá vài ba năm rồi chúng xéo (cút xéo) chứ để người Tàu ở đây thì họ ở nghìn năm!" Tại Hội nghị TƯ 9, đình Hương Canh, Vĩnh Phúc 1946, bàn về Việt Nam nằm trong Liên hiệp Pháp, cụ đã nói như vậy để thuyết phục các đồng chí của mình. Thế rồi bi giờ người ta ra rả nói Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bằng 4 tốt và 16 chữ vàng!

Phần nhận xét hiển thị trên trang