Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

Hải quân Mỹ đã cấp tốc gửi máy bay chiến đấu loại "TẤN CÔNG ĐIỆN TỬ" và "Phản Tấn Công Điện Tử" tiên tiến tới Philippines để hỗ trợ cho lực lượng Biển Đông.

Để chống lại hệ thống "Tấn Công Điện Tử" của T. Q, Hải quân Mỹ đã cấp tốc gửi máy bay chiến đấu loại "TẤN CÔNG ĐIỆN TỬ" và "Phản Tấn Công Điện Tử" tiên tiến tới Philippines để hỗ trợ cho lực lượng Biển Đông.
Bốn chiếc Navy EA-18G và 120 lính truyền tin & radar đã có mặt tại căn cứ Clark Air Base, một căn cứ không quân nằm trên đảo Luzon của Philippines, nhằm hỗ trợ cho lượng vũ trang Philippines (AFP), Không đoàn FA-50 của hải quân Philippines ở Biển Đông. Hạm đội 7 Hoa Kỳ vừa thông báo cho báo chí biết.
Máy bay Boeing EA-18G Growler được thiết kế để phát hiện và phá hủy tần số radar của đối phương, cũng như phá vỡ cuộc tấn công chiến tranh điện tử..
Hoa Kỳ cũng đã đưa máy bay tấn côngThunderbolt II A-10C và trực thăng HH-60 Pave Hawk đến gần khu vực tranh chấp bãi cạn Scarborough Shoal ở Trường Sa, cách 120 hải lý ngoài khơi bờ biển hòn đảo Luzon, Philippines.
Bãi cạn Scarborough Shoal là nơi Trung Quốc lấn chiếm vào năm 2012 và đang sẵn sàng để khởi động một chiến dịch cải tạo đất trên bãi cạn nầy.

TH.TR
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghiên cứu lịch sử để làm gì?




Cũng vì mưu đồ của một số nhà lãnh đạo Champa làm tay sai cho địch, vua Chế Bồng Nga đã bị ngã gục trong chiến trường ở hải phận Ðại Việt vào năm 1390.Năm 1390 đánh dấu một vở bi kịch mới trong lịch sử Champa.
Nếu sự sụp đổ của xã hội Champa phát xuất một phần nào từ chính sách của một số nhà lãnh đạo Champa thường hay kêu cứu ngoại lai để củng cố địa vị chính trị của mình trong vương quốc này, thì kể từ năm 1390, xã hội Champa lại bắt đầu đối phó với một hiện tượng mới lạ mà hậu quả còn nguy hiểm hơn chính sách cầu cứu ngoại lai, đó là những mưu đồ của một số tập thể lãnh đạo làm tay sai cho địch.
Chính vì thế, cái chết của vua Chế Bồng Nga vào năm 1390 đã cho chúng ta thấy sự phát hiện của một chứng bệnh mới gọi là “mưu đồ làm tay sai cho địch” đang diễn tiến trong cơ cấu tổ chức xã hội của Champa thời đó; một chứng bệnh có một tác động vô cùng nguy hiểm trong mọi chiến lược quân sự và chính trị của vong quốc này:chỉ vì một giây phút sơ hở, nền an ninh quốc gia gặp nguy biến.
Trà Thanh Toàn A-VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT XÃ HỘI CHAMPA TRONG QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ Trong bất cứ lịch sử của một quốc gia nào, vấn đề xã hội luôn luôn là một đề tài quan trọng trong cơ cấu tổ chức của một cộng …
NGHIENCUULICHSU.COM
Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHƯ MỘT HY VỌNG KHẮC KHOẢI VẬN NƯỚC





Khi những tin đồn về chiến dịch đả hổ diệt ruồi của Tập Cận Bình trong hàng loạt vụ bắt, giam lỏng hoặc tạm giam các quan chức cộm cán của TQ, trong đó có nguyên Tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trach Dân, tôi đã reo lên: Một khi Giang Trạch Dân bị bắt, mặc nhiên những cam kết Thành Đô sẽ hết hiệu lực. Là một chính khách khôn ngoan, Tập sẽ làm điều này để rửa mặt cho đảng của ông. Vì Mỹ đã thông qua đạo luật coi tội ác giết 2 triệu hội viên Pháp Luân Công là diệt chủng
 Tây Ban Nha đã ra lệnh bắt Giang Trạch Dân về tội ác này đưa ra tòa án quốc tế. Làm được việc này, Tập đã quàng tội ác Thiên An Môn đưa xe tăng tàn sát hàng vạn sinh viên biểu tình đòi dân chủ năm 1989 và tội sát hại Pháp Luân Công lên vai chỉ một cá nhân chứ không phải chủ trương của toàn đảng. Nếu Giang quả thật đã bị bắt, đây sẽ là một bài học đáng tham khảo cho các chính đảng trên toàn thế giới!
Theo một nguồn tin trực tiếp từ Trung Quốc, nguyên Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã bị đưa ra kh...
DAIKYNGUYENVN.COM
Phần nhận xét hiển thị trên trang

BÀNG HOÀNG! ĐÃ TÌM THẤY ĐỦ 9 THI THỂ TRÊN MÁY BAY CASA


Hoài Hương 

Đã tìm đủ 9 người trên CASA C-212 bị mất tích, rất buồn là không có phép màu nào xảy ra. Xin chia buồn với các chiến sĩ- sĩ quan trong Lữ đoàn vận tải 918 và thân nhân của phi hành đoàn chiếc 8983.

Lúc 18 giờ chiều nay (17.6), ngư dân ở Hà Tĩnh tham gia tìm kiếm báo tin vừa phát hiện một thi thể cùng với dù máy bay trôi trên biển, cách khu vực xác định máy bay Su-30MK2 rơi khoảng 15 - 18 .

Ban chỉ đạo tìm kiếm, cứu nạn ngay sau đó đã huy động các tàu chuyên dụng đang tìm kiếm ở gần khu vực này tiếp cận hiện trường, xác minh thông tin.

Sau khi tiếp cận vùng biển theo tin báo của ngư dân, lực lượng chức năng xác định đó là thi thể thượng tá, phi công Trần Quang Khải, phi công lái máy bay Su-30MK2 bị rơi trên biển vào sáng 14.6.

Dự kiến, đến khoảng 22 giờ đêm nay, thi thể phi công Trần Quang Khải sẽ được tàu biên phòng đưa về đến đất liền.

Danh sách cán bộ, nhân viên trên máy bay CASA-212 8983

1. Lê Kiêm Toàn - Đại tá Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918 (Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Nội)

2. Nguyễn Đức Hảo - Thượng tá, Phi đội trưởng Lữ đoàn 918 (Sơn Đà, Ba Vì, Hà Nội)

3. Nguyễn Văn Chính - Thiếu tá, Chính trị viên phi đội Phi công cấp 3 Lữ đoàn 918 (Mỹ Hà, Bình Lục, Hà Nam)

4. Nguyễn Ngọc Chu - Thiếu tá, phi công kiêm dẫn đường Lữ đoàn 918 (Thanh Hồng, Thanh Hà, Hải Dương)

5. Lê Văn Đình - Đại úy, nhân viên tuần thám trên không Lữ đoàn 918 (Hoành Bồ, Hạ Long, Quảng Ninh)

6. Đỗ Văn Mạnh - Thượng úy Phó Đại đội trưởng kỹ thuật hàng không e 918 Bồ Sao, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc)

7. Lê Đức Lam - Trung úy, CN Cơ giới trên không Lữ đoàn 918 (Vân Hội, Ninh Giang, Hải Dương)

8. Nguyễn Văn Thái - Trung úy, CN Nhân viên tuần thám trên không Lữ đoàn 918 (Quỳnh Giang, Quỳnh Lưu, Nghệ An)

9. Nguyễn Bá Thế - Trung úy CN, nhân viên tuần thám trên không Lữ đoàn 918 (Quỳnh Thọ, Quỳnh Phụ, Thái Bình).










Thượng tá Trần Quang Khải phi công lái máy bay Su-30MK2

Phần nhận xét hiển thị trên trang

PHẢI CHĂNG ĐÓ LÀ ĐIỀM GỞ?



Sáng nay, tôi phóng xe qua bến tàu cánh ngầm thuộc Bãi Trước, Vũng Tàu, ghé quán cà phê dưới chân chùa Từ Quang ngồi ngắm biển. Chợt tôi nghe bàn bên cạnh, một ông già quắc thước, râu tóc bạc như cước, tuổi khoảng trên 90, đang nói say sưa về thời cuộc trước năm, bảy ông già khác.
Tôi hiểu những vấn đề ông đang nói. Ông nói về cái chết của cụ Rùa Hồ Gươm ngay trong ngày hội nghị trù bị đại hội đại biểu ĐCSVN khóa 12. Ông nói về những điềm gở sau ngày cụ Rùa qua đời: cái rét bất thường ở vùng núi phía bắc làm hàng ngàn hecta hoa màu chết rũ; hạn hán ở phía bắc, ở miền Trung, Tây Nguyên; nước mặn xâm nhập sâu ở Tây nam bộ, làm hàng chục vạn hecta lúa, hoa màu chết; biển ô nhiễm chất độc làm cá chết lan tràn ở diện rộng các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế... Ngư dân miền Trung không đánh bắt được phải bỏ sang Lào, vào Nam, ra Bắc kiếm sống, du lịch miền Trung càng ngày càng đìu hiu. Rồi cá chết ở sông Bưởi (Hòa Bình), ở Long Sơn, Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu), ở các kênh nội đô thành phố Hồ Chí Minh, ở hồ Hoàng Cầu (Hà Nội)...đều do ô nhiễm môi trường; vỡ hồ chứa nước khai thác titan của Công ty Tân Quang Cường (xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) khiến một lượng lớn bùn đỏ tràn vào khu dân cư, quốc lộ. Rồi Su30 - MK2 rơi, một phi công còn mất tích. Máy bay cứu nạn CASA 212 mang số hiệu 8983 chở theo 9 người đã rơi xuống biển...
Ông già râu tóc bạc như cước kết luận :”Tất cả những chuyện xảy ra đó không là điềm gở thì là điềm gì? Đất nước đến hồi mạt rồi chăng?” Đám bạn của ông đều trầm ngâm, gật gù, gật gù...
Tôi suy nghĩ mãi về những điều ông cụ nói. Ông mới chỉ nói về hiện tượng thiên nhiên, về tai nạn chứ chưa nói về những chuyện như “60 phút mở”, về "con vua rồi lại làm vua", về luân chuyển cán bộ của Đảng, về nợ công, về ngân sách...Cộng tất cả những gì theo cơ quan truyền thông đăng tải, tự dưng tôi rùng mình.
Tôi chợt nhớ lại câu thơ của cô giáo Trần Thị Lam, Hà Tĩnh:
“Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh?”
----
Phần nhận xét hiển thị trên trang

16/06/1958: Lãnh đạo cuộc nổi dậy Hungary bị xử tử Posted on 16/06/2016 by The Observer


imre
Nguồn: “Leader of Hungarian uprising executed”, History.com (truy cập ngày 16/06/2016)
Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân
Vào ngày này năm 1958, Imre Nagy, cựu thủ tướng Hungary và là biểu tượng của cuộc nổi dậy năm 1956 ở nước này nhằm chống lại sự cai trị của chế độ Xô-viết, đã bị treo cổ vì tội phản quốc bởi chính quyền cộng sản Hungary.
Sau khi trở thành thủ tướng của nước Hungary cộng sản vào năm 1953, Nagy đã ban hành một loạt các cải cách tự do và chống lại sự can thiệp của Liên Xô vào các vấn đề của đất nước mình. Ông đã bị cách chức vào năm 1955 và bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Hungary vào năm 1956. Ngày 23 tháng 10 năm 1956, nhằm phản ứng lại sự đối xử của chính quyền cộng sản đối với Nagy và các cải cách của ông, các sinh viên và công nhân Hungary đã đổ xuống các đường phố Budapest để tiến hành các cuộc biểu tình chống Liên Xô.
Chỉ trong vài ngày, các cuộc nổi dậy đã leo thang thành một cuộc cách mạng quy mô lớn trên toàn quốc, và chính phủ Hungary rơi vào hỗn loạn. Nagy tham gia cuộc cách mạng và đã được phục hồi chức thủ tướng, nhưng vị bộ trưởng trong chính phủ của ông là Janos Kadar đã hình thành một chế độ đối lập và yêu cầu Liên Xô can thiệp.
Vào ngày 4 tháng 11, lực lượng Liên Xô khổng lồ gồm 200.000 lính và 2.500 xe tăng đã tiến vào Hungary. Nagy xin tị nạn tại đại sứ quán Nam Tư nhưng sau đó đã bị bắt giữ bởi các mật vụ Liên Xô sau khi rời khỏi đại sứ quán theo một cam kết được ra đi an toàn. Gần 200.000 người Hungary đã bỏ chạy khỏi đất nước, và hàng ngàn người bị bắt, bị giết, hoặc bị xử tử trước khi cuộc nổi dậy của Hungary cuối cùng bị dập tắt. Nagy sau đó được bàn giao cho chế độ của Janos Kadar, người đã kết án và xử tử ông vì tội phản quốc. Vào ngày 16 tháng 6 năm 1989, khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ tại Hungary, thi hài của Nagy đã chính thức được an táng lại với các lễ nghi đầy đủ. Khoảng 300.000 người Hungary đã tham gia lễ an táng này.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/06/16/lanh-dao-noi-day-hungary-bi-xu-tu/#sthash.M71FNLTO.dpuf
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hóa giải mối đe dọa toàn cầu đối với dân chủ

tax-avoidance-659x380

Nguồn: Ngaire Woods, “Confronting the Global Threat to Democracy”, Project Syndicate, 03/06/2016
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Trên khắp thế giới, các nhà dân túy đang thu hút phiếu bầu với lời hứa sẽ bảo vệ dân thường khỏi những thực tế khắc nghiệt của toàn cầu hóa. Để đạt được mục đích này, họ khẳng định giới chính trị gia dân chủ dòng chính là không đáng tin, vì họ còn quá bận rộn bảo vệ những người giàu có – một thói quen mà toàn cầu hóa chỉ tăng cường thêm.
Suốt nhiều thập niên, toàn cầu hóa đã hứa sẽ mang lại lợi ích cho tất cả. Trên phạm vi quốc tế, nó đã tạo điều kiện cho sự phát triển của những “con hổ châu Á” và các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), giúp tăng trưởng nhanh chóng ở khắp châu Phi, và tạo điều kiện cho sự bùng nổ ở các nước phát triển cho tới năm 2007. Nó cũng tạo ra những cơ hội mới và tăng trưởng ở nhiều quốc gia. Nhưng kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, nhiều nước giàu đã phải thắt lưng buộc bụng; các nền kinh tế châu Á phát triển chậm lại; BRICS trì trệ; và nhiều nước châu Phi trở lại cảnh nợ nần.
Tất cả điều này đã góp phần làm gia tăng bất bình đẳng – “nguồn” nuôi dưỡng của sự bất mãn. Emmanuel Saez và Gabriel Zucman ước tính rằng ở Mỹ, khoảng cách giàu nghèo hiện đang là rộng nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái (1929-1933), khi 1% số hộ gia đình giàu nhất hiện đang nắm giữ gần một nửa số tài sản của quốc gia.
Tại Anh, Văn phòng Thống kê Quốc gia báo cáo rằng trong giai đoạn 2012-2014, nhóm giàu nhất chiếm 10% dân số nhưng sở hữu tới 45% tổng số tài sản hộ gia đình. Kể từ tháng 7/2010, nhóm giàu nhất này đã giàu lên nhanh gấp ba lần so với những người thuộc “nửa dưới” của dân số.
Tại Nigeria, mức tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc, đạt trung bình 7%/năm kể từ năm 2000, có thể đã giúp giảm nghèo ở phía tây nam của đất nước; nhưng ở phía đông bắc (nơi nhóm cực đoan Boko Haram hoạt động mạnh nhất), bất bình đẳng giàu nghèo và nghèo đói đã xuất hiện một cách đáng báo động. Xu hướng tương tự cũng xuất hiện từ Trung Quốc, Ai Cập, tới Hy Lạp.
Cùng với sự bất bình đẳng, sự suy giảm lòng tin của công chúng đã làm dấy lên cuộc nổi dậy chống lại toàn cầu hóa và dân chủ. Ở khắp các nước phát triển và đang phát triển, nhiều người nghi ngờ rằng người giàu đang ngày càng giàu hơn vì họ không tuân theo những quy định tương tự như những người khác.
Không khó để hiểu tại sao. Khi nền kinh tế toàn cầu chậm lại, sự vi phạm lòng tin của những người ở lớp trên của xã hội trở nên rõ ràng hơn. Ở Anh, vào năm 2013, Amazon, Starbucks, và Google gây phẫn nộ lớn khi lợi dụng lỗ hổng [luật pháp] để gần như không phải trả đồng thuế nào, khiến chính phủ Anh đã phải dẫn dắt nhóm G8 đưa ra một tuyên bố nhằm làm giảm tình trạng trốn thuế và tránh thuế. Trong năm 2015, một cuộc kiểm toán đối với Tổng công ty Dầu khí quốc gia Nigeria thuộc sở hữu nhà nước cho thấy có khoảng 20 tỉ USD doanh thu đã không bao giờ được nộp cho các cơ quan dưới thời chính phủ tiền nhiệm.
Vấn đề dường như mang tính hệ thống. Năm nay, Hồ sơ Panama vạch trần cách mà giới nhà giàu trên thế giới tạo ra các công ty bí mật ở nước ngoài, cho phép họ tránh được giám sát tài chính và thuế. Và các ngân hàng lớn nhất thế giới đã phải đối mặt với mức tiền phạt chưa từng có trong những năm gần đây vì hành vi vi phạm luật pháp trắng trợn.
Nhưng, bất chấp dư luận tiêu cực mà các trường hợp như vậy tạo ra, chưa hề có ai đứng ra chịu trách nhiệm. Gần một thập niên sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chỉ có một giám đốc ngân hàng phải vào tù. Thay vào đó, nhiều chủ ngân hàng lại đi theo con đường tương tự như Fred Goodwin, người đứng đầu Ngân hàng Hoàng gia Scotland của Anh, người tạo ra khoản lỗ chồng chất đến 24,1 tỷ bảng Anh (34,2 tỷ USD), nhưng sau đó đã từ chức và được hưởng một khoản lương hưu hậu hĩnh. Dân thường – chẳng hạn như người cha của ba đứa con đã bị bỏ tù tại Anh vào tháng 9/2015 vì khoản nợ cờ bạc 500.000 bảng – lại không được hưởng “sự trừng phạt” như vậy.
Tất cả điều này giúp giải thích tại sao các phong trào chống các chính trị gia dòng chính (anti-establishment) được đà phát triển trên toàn thế giới. Những phong trào này cùng chia sẻ một cảm giác “bị tước tiếng nói” – cảm giác rằng chính quyền không thể đem đến sự công bằng (a fair shake) cho dân thường. Họ chỉ ra các kết quả bầu cử đã bị “mua” bởi những nhóm lợi ích đặc biệt, chỉ ra các khuôn khổ pháp lý và điều tiết khó hiểu dường như đang gian lận, làm lợi cho những kẻ giàu, chẳng hạn như các quy định ngân hàng mà chỉ có những tổ chức lớn mới có thể đáp ứng, hay các hiệp ước đầu tư được đàm phán trong bí mật.
Chính phủ đã cho phép toàn cầu hóa- và những người  giàu có thường xuyên chuyển chỗ ở – vượt mặt họ. Toàn cầu hóa đòi hỏi phải có quy định và quản lý. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có trách nhiệm. Và nó cũng đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu sâu rộng và hiệu quả. Khi các chính phủ thất bại trong việc hợp tác hồi những năm 1930, toàn cầu đã đột ngột dừng lại.
Phải đến khi có một loạt nỗ lực được quản lý chặt chẽ và cẩn thận sau Thế chiến II, nền kinh tế thế giới mới mở cửa và cho phép toàn cầu hóa “khởi động lại” lần nữa. Thế nhưng, dù nhiều quốc gia đã tự do hóa thương mại, kiểm soát vốn vẫn đảm bảo rằng dòng “tiền nóng” không thể vào và ra khỏi các nền kinh tế một cách dễ dàng. Trong khi đó, các chính phủ đã đầu tư lợi nhuận từ tăng trưởng vào giáo dục chất lượng cao, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, và hệ thống phúc lợi xã hội vốn làm lợi cho số đông người dân. Vì công việc của chính phủ càng phát triển, nên nguồn lực đổ vào đầu tư cũng nhiều lên.
Đến những năm 1970, giới lãnh đạo và kinh doanh ở các nước giàu có đã trở nên tự mãn. Họ mù quáng tin vào lời hứa rằng thị trường tự cân bằng, tự kiềm chế sẽ tiếp tục tạo ra tăng trưởng. Đến khi tư tưởng chính thống mới này lan sang lĩnh vực tài chính vốn đầy nợ, thế giới đã bước sang giai đoạn đổ vỡ. Thật không may, nhiều chính phủ đã mất khả năng quản lý những lực lượng mà họ đã tự do hóa, và các lãnh đạo doanh nghiệp thì mất đi ý thức trách nhiệm đối với phúc lợi của xã hội nơi họ trở nên phát đạt.
Trong năm 2016, chúng ta học lại một điều rằng, về mặt chính trị, toàn cầu hóa cần phải được quản lý để không chỉ cho phép kẻ thắng cuộc giành được chiến thắng và còn phải đảm bảo rằng họ không lừa gạt hay bỏ bê trách nhiệm của mình đối với xã hội. Không được có chỗ cho các chính trị gia tham nhũng bắt tay với các lãnh đạo doanh nghiệp tham nhũng.
Khôi phục lại lòng tin của người dân sẽ rất khó khăn. Các lãnh đạo doanh nghiệp sẽ cần phải có được “giấy phép hoạt động” từ xã hội nói chung, và góp phần rõ rệt vào việc duy trì các điều kiện hỗ trợ cho sự thịnh vượng của họ. Họ có thể bắt đầu làm điều đó bằng cách nộp thuế.
Chính phủ sẽ cần phải tách mình ra khỏi các công ty không hoàn thành nghĩa vụ của họ. Hơn nữa, họ phải cải tổ hoạt động của mình, để chứng minh tính công bằng, không thiên vị của họ. Các quy định cứng rắn đòi hỏi phải có sự đầu tư đáng kể để nâng cao năng lực của chính phủ và các dịch vụ pháp lý hỗ trợ.
Cuối cùng, sự hợp tác toàn cầu là rất quan trọng. Toàn cầu hóa không thể bị xóa bỏ. Nhưng với một cam kết mạnh mẽ và có tính chia sẻ , nó có thể được quản lý.
Ngaire Woods là Hiệu trưởng của Trường Blavatnik về Quản trị Chính quyền và Giám đốc Chương trình Quản trị Kinh tế Toàn cầu tại Đại học Oxford.
Copyright: Project Syndicate 2016 – Confronting the Global Threat to Democracy
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/06/17/hoa-giai-moi-de-doa-toan-cau-doi-voi-dan-chu/#sthash.dPAwqUhe.dpuf
Phần nhận xét hiển thị trên trang