Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

"Đừng thờ ơ, đừng để những mối quan tâm nhỏ nhặt mà quên những người con nước Việt đang trong vòng sinh tử trong lúc bảo vệ vùng trời Tổ quốc".


Chiều ngày 17/6, trên Fanpage "Báo Thể thao & Văn hóa" đăng tải dòng chia sẻ ngắn nhưng thể hiện sự trăn trở, lo lắng trước thông tin chiếc CASA-212 cùng 9 người lính khi đang trên đường tìm kiếm đồng đội của mình bị mất tích trong 1 đợt huấn luyện bay ngày 14/6 đã nhận được sự đồng cảm của rất nhiều cộng đồng mạng.
Hãy trở về! Đó là yêu cầu của Tổ quốc và nhân dân - Ảnh 1.
Đoạn chia sẻ được đăng tải trên Fanpage "Báo Thể thao & Văn hóa"
Nội dung những dòng chia sẻ trê Fanpage "Báo Thể thao & Văn hóa" như sau:
"Đừng thờ ơ!
"Không để Tổ quốc bị bất ngờ!" là khẩu hiệu được viết trên các tòa nhà của không quân, trên quần đảo Trường Sa. Và những người lính phòng không luôn thực hiện điều đó. Các anh luyện tập miệt mài, âm thầm, bền bỉ để canh giữ bầu trời Tổ quốc.
Tin SU-30MK2 mất tích, trong quá trình tập luyện, trên bầu trời quê hương đã khiến nhiều người thảng thốt. Giờ chiếc CASA-212 cùng 9 phi công đang trên đường tìm kiếm đồng đội mình cũng mất tín hiệu. Những mảnh vỡ đầu tiên đã được tìm thấy, trên biển quê nhà.
Người lính Trần Quang Khải vẫn biệt tăm. Và nay thêm 9 người lính khác lênh đênh giữa biển cả vô tận. Những người gặp nạn đều là lính kỳ cựu.
Hôm nay, cuối tuần, Hà Nội trời mát. Đêm hội chân dài hoành tráng vừa diễn ra. Vòng loại EURO cũng vào hồi gay cấn. Vụ đánh ghen ở Big C vẫn rò rỉ những thông tin mới. Chúng ta có nhiều mối quan tâm.
Nhưng đừng bao giờ quên, để có những phút thanh bình này, những người lính đã và đang phải đổ bao mồ hôi, nước mắt và cả máu. Các anh vẫn lênh đênh trên biển cả...
Đừng thờ ơ, đừng để những mối quan tâm nhỏ nhặt mà quên những người con nước Việt đang trong vòng sinh tử trong lúc bảo vệ vùng trời Tổ quốc.
Hướng về các anh với một lời tưởng chừng giản đơn mà lúc này khó khăn vô đỗi: Hãy trở về!
Đó là yêu cầu của Tổ quốc, của nhân dân!
Hãy làm tốt nhiệm vụ đó như cách các anh "Không bao giờ để Tổ quốc bị bất ngờ!"
Hãy trở về! Đó là yêu cầu của Tổ quốc và nhân dân - Ảnh 2.
Máy bay CASA-212 số hiệu 8983 làm nhiệm vụ thực thi chủ quyền Quốc gia trên quần đảo Trường Sa - Ảnh: Mỹ Trà
Sau những dòng chia sẻ trên đã nhận được rất nhiều quan tâm từ cộng đồng mạng. Hầu hết mọi người đều hi vong 9 người lính trên chiếc máy bay CASA-212 bình an trở về. "Điều kỳ diệu sẽ đến với các anh. Tổ Quốc và nhân dân mong các các anh trở về", tài khoản D.T bày tỏ.
Tài khoản E.K.M. chia sẻ: "Cầu mong các anh sớm trở về. Gia đình đang trông tin các anh rất nhiều. Tổ quốc và nhân dân luôn cần các anh những người lính phòng không, ngày, đêm canh giữ, bảo vệ vùng trời bình yên".
Theo thông tin ban đầu, khoảng 12h30 ngày 16/6, trên đường bay tìm kiếm cứu nạn phi công điều khiển máy bay Su30-MK2 trong 1 chuyến tập huấn bay, máy bay CASA-212 số hiệu 8983 đã mất liên lạc, trên máy bay có 9 người.
Lực lượng cứu hộ cứu nạn phối hợp với Cảnh sát biển đang tập trung tối đa lực lượng để tìm kiếm thông tin về những thành viên của tổ bay có mặt trên chuyến tìm kiếm ấy. Đồng thời phân bố lực lượng tiếp tục tìm kiếm thông tin về phi công mất tích trong đợt huấn luyện bay trước đó.
Đến chiều nay (17/6), Cảnh sát biển Việt Nam và các lực lượng đã tìm được một số mảnh vỡ nghi là của máy bay CASA-212 số hiệu 8983 ở khu vực phía Tây Nam Bạch Long Vĩ, gần đường phân định Vịnh Bắc Bộ. Công việc tìm kiếm những thành viên trong tổ bay vẫn đang được tiến hành.
Theo Kim Anh / Trí Thức Trẻ
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giang Trạch Dân vừa bị bắt tại nhà riêng?



The Epoch Times vừa dẫn một nguồn tin từ Trung Quốc cho biết, nguyên Tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã bị đưa ra khỏi nhà và hiện đang bị quân đội giam giữ tại Bắc Kinh. Hiện nguồn tin này đang được kiểm chứng.

giang trach dan vua bi bat tai nha rieng
Một hình ảnh được cho là cảnh bắt Giang Trạch Dân
Theo The Epoch Times, vào 4 giờ sáng ngày 10/6/2016, Giang Trạch Dân đã bị bắt đưa ra khỏi nhà riêng và được giao cho Cảnh sát vũ trang Nhân dân theo lệnh của một chỉ huy biệt đội. Nhiệm vụ này được giao cho các quan chức cao cấp về hưu, nguồn tin cho biết.
Biệt đội cảnh sát vũ trang thực hiện vụ bắt giữ trên do Chánh Văn phòng Bộ Công an chỉ huy. Sau đó họ đưa Giang Trạch Dân đến căn cứ quân đội thuộc quân đội vùng Bắc Kinh và giao cho một Thiếu tướng và một Đại tá thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Nguồn tin mô tả, có một người mặc thường phục xuất hiện vào thời điểm bắt Giang, có thể là đặc vụ.
Nguồn tin cho biết thêm, lệnh bắt Giang Trạch Dân được phê chuẩn trực tiếp từ Cục Chỉ huy Trung ương – cơ quan cao nhất trong Quân đội. Nhiệm vụ này được thực hiện cực kỳ bí mật.
The Epoch Times cho biết tờ báo này hiện đang tiếp tục tìm hiểu và xác minh tính xác thực của nguồn tin trên.
Nếu thông tin trên là chính xác thì cũng không có gì ngạc nhiên vì từ gần hai năm qua, chính quyền Bắc Kinh đã chuẩn bị mọi thứ, từ dọn đường dư luận, sửa đổi luật... để quyết bắt Đại Lão Hổ-Giang Trạch Dân.
Mới đây nhất, hôm 25/5/2016, hai cận thần của các tướng quân đội về hưu đầy quyền lực ở Trung Quốc, tay chân thân tín của Giang Trạch Dân, đã bị bắt.
Hồi đầu tháng 6, báo chí Hồng Kông tiết lộ con trai cả của Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng bị giam lỏng tại một địa điểm không được tiết lộ ngoài Thượng Hải.
Việc bắt Giang Trạch Dân là đỉnh điểm của cuộc chiến quyền lực giữa lãnh đạo hiện giờ Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân, kéo dài từ khi ông Tập lên nắm quyền.
Giang Trạch Dân sinh năm 1926, là "hạt nhân của thế hệ lãnh đạo thứ 3" của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1989 tới năm 2002, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa từ năm 1993 tới năm 2003, và là Chủ tịch Quân ủy Trung ương từ năm 1989 tới năm 2004.
Giang Trạch Dân lên nắm quyền lãnh đạo sau sự kiện những cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, thay thế Triệu Tử Dương, người bị thanh trừng vì quá khoan dung với những người phản kháng, với chức vụ Tổng bí thư. Với ảnh hưởng ngày càng suy giảm của Đặng Tiểu Bình vì tuổi tác, Giang Trạch Dân đã thực sự trở thành "lãnh đạo tối cao" trong thập niên 1990. Dưới sự lãnh đạo của ông, Trung Quốc đã trải qua một giai đoạn phát triển bền vững với các cải cách, thu hồi một cách hoà bình Hồng Kông từ Anh và Ma Cao từ Bồ Đào Nha, và cải thiện các quan hệ với thế giới bên ngoài.
Được biết đến là một trong những khuôn mặt chính trị lôi cuốn của Trung Quốc, Giang Trạch Dân bị chỉ trích vì quá cẩn thận với hình ảnh đời sống cá nhân, và quá nhún nhường trước Nga và Mỹ. Những lời chỉ trích cũng tập trung vào sự bất lực của Giang Trạch Dân trong việc duy trì kiểm soát trên nhiều vấn đề và sự bất công xã hội trong nhiệm kỳ của ông. Các thành viên Đảng Cộng sản theo đường lối cứng rắn Trung Quốc buộc tội Giang Trạch Dân là một lãnh đạo quá thiên cải cách, người đã hợp pháp hoá hoàn toàn cho chủ nghĩa tư bản.
Năm 2002, Giang Trạch Dân rời khỏi Ban Thường trực Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc nhường đường cho một "thế hệ lãnh đạo thứ tư" đứng đầu là Hồ Cẩm Đào, đánh dấu sự khởi đầu quá trình chuyển tiếp quyền lực kéo dài trong vài năm. Hồ Cẩm Đào lên nắm chức vụ lãnh đạo Đảng, trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản. Sáu trong số chín thành viên mới Ban Thường trực ở thời điểm ấy được coi là một phần trong cái gọi là "Nhóm Thượng Hải" của Giang, đáng chú ý nhất là vị Phó Chủ tịch Tăng Khánh Hồng và Phó Thủ tướng Hoàng Cúc.
Dù vậy Giang Trạch Dân vẫn giữ chức chủ tịch cơ quan đầy quyền lực là Quân uỷ Trung ương, đa số các thành viên cơ quan này là các sĩ quan quân đội chuyên nghiệp.
Ngày 19/9/2004, sau một cuộc gặp bốn ngày với 198 thành viên Ban chấp hành Trung ương, Giang Trạch Dân đã từ chức Chủ tịch Quân uỷ Trung ương, vị trí cuối cùng trong Đảng của ông.

H.Phan
Nguồn:

The Epoch Times
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bắt một lão già sắp chết thì ích gì đâu chứ?



Nếu kể tội ác của Giang Trạch Dân đối với từng người dân Trung Quốc thì chỉ có chặt hết cây làm giấy mới có thể liệt kê hết tội trạng
Sau một thời gian bị giam lỏng, Giang Trạch Dân đã bị bắt tại nhà riêng lúc 4 giờ sáng ngày 10/6/2016 và hiện đang bị giam giữ bởi quân đội ở Bắc Kinh, nguồn tin trực tiếp từ Trung Quốc cho hay.
TINDACHIEU.COM
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Cũng thành thơ thực à?????


HOÁ RA THẾ THẬT
Hôm qua mình nói chuyện
Với thằng bạn ở nhà
Hắn về hưu, đại tá
Hỏi, rơi máy bay ta.
Hắn nói, nguy mi ạ
Su 30 nổ chìm
Nay máy bay cứu nạn
Cũng mất mà khó tin?
Mình nói, hay giả thử
Ta bay vô cái vùng
Bọn Tàu tự qui định
"Vùng nhận dạng phòng không"?
Và bị chúng nó bắn
Cả hai máy bay luôn
Chứ nỏ lẹ máy bay
Rơi như lá ngoài vườn?
Hắn nói lại, nỏ phải
Ta với Tàu bạn bè
Chỉ Mỹ kia nguy hiểm
Sẽ phá ta mọi bề.
Nên tau nghĩ nhà nước
Có lẹ nên yêu cầu
Người Trung quốc giúp với
Để cùng tìm cho mau.
...Và hoá ra thế thật
Bộ trưởng quốc phòng ta
Đã gọi đường dây nóng
Nhờ Tàu giúp hôm qua!?!?!
Qua đường dây nóng, Bộ Quốc phòng đã liên hệ với các cơ quan hữu quan của Trung Quốc để cùng tìm kiếm, tạo điều kiện cho tàu, máy bay Việt Nam hoạt…
WWW.BAOMOI.COM|BỞI BAOMOI.COM
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hoãn đưa vào hoạt động nhà máy luyện gang thép Formosa Hà Tĩnh


Dân trí Nguồn tin từ tờ Taipei Times (Đài Loan) cho biết, Tập đoàn Formosa (viết tắt FPG) vừa xác nhận hoãn lễ khánh thành, chưa đưa vào hoạt động nhà máy luyện gang thép tại Việt Nam và cho biết, hiện chưa biết khi nào nhà máy sẽ bắt đầu đi vào hoạt động.

 Dân trí Nguồn tin từ tờ Taipei Times (Đài Loan) cho biết, Tập đoàn Formosa (viết tắt FPG) vừa xác nhận hoãn lễ khánh thành, chưa đưa vào hoạt động nhà máy luyện gang thép tại Việt Nam và cho biết, hiện chưa biết khi nào nhà máy sẽ bắt đầu đi vào hoạt động.

Truy thu 225 tỉ đồng tiền thuế của Formosa Hà Tĩnh

 >> Formosa kháng lại ấn định thuế của hải quan


Một phần dự án Formosa tại Khu kinh tế Vũng Áng.
Một phần dự án Formosa tại Khu kinh tế Vũng Áng.
Ông Chang Fu-ning, Phó chủ tịch Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) cho biết, dự án tổ hợp luyện gang thép số 1 được đặt tại khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) sẽ không đi vào hoạt động vào ngày 25/6 này như dự kiến.
Thông tin này được xác nhận sau khi một tờ báo của Đài Loan cho biết, Tập đoàn Formosa đã buộc phải hoãn việc đưa nhà máy đi vào hoạt động vì chính quyền Việt Nam yêu cầu truy thu khoản thuế 70 triệu USD.
Tờ Taipei Times cũng cho hay, một lý do khiến tập đoàn này trì hoãn ngày khánh thành nhà máy là để chính quyền Việt Nam cần thêm thời gian xử lý đơn xin đi vào sản xuất của Formosa.
Liên quan đến vụ việc này, nguồn tin từ Tuổi trẻ cho biết, trong đợt kiểm tra gần nhất vào cuối tháng 2/2016, cơ quan thuế đã phát hiện 19.497 hóa đơn mà Formosa đưa vào khấu trừ và hoàn thuế sai quy định. Do đó công ty này đã bị thu hồi 1.554,4 tỉ đồng.
Ngày 25/5, ông Nguyễn Ngọc Du - Trưởng phòng Kiểm tra thuế 1 (Cục Thuế Hà Tĩnh) - cũng cho biết, Tổng cục Thuế Việt Nam đã có quyết định truy thu 225 tỉ đồng tiền thuế của Công ty Formosa Hà Tĩnh. Phía Công ty FHS cũng đã nộp khoản tiền này. Tuy nhiên, hiện FHS đang khiếu nại với quyết định truy thu 225 tỉ đồng đó.
Nguyên nhân của việc truy thu 225 tỉ đồng của FHS mà Tổng cục Thuế đưa ra, theo ông Du là do Tổng cục Thuế căn cứ vào hồ sơ xây dựng của FHS thiếu, quá hạn và không chấp nhận hợp đồng gia hạn. Họ căn cứ theo văn bản hướng dẫn Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng nên quyết định truy thu 225 tỉ đồng tiền thuế GTGT của FHS.
Ông Chang cho biết, FPG cũng đã khiếu nại lên Bộ Tài chính Việt Nam về khoản truy thu này.
Nhật Linh



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đối thoại Mỹ-Venezuela, ngoại trưởng Kerry ủng hộ trưng cầu dân ý


Người dân Venezuela phản đối chính quyền và nạn khan hiếm thực phẩm, 14/06/2016.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 14/06/2016 thông báo tiến hành đối thoại cấp cao với chính phủ Venezuela, vài giờ sau khi tuyên bố ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý có thể khiến tổng thống Nicolas Maduro bị truất phế.
Ông John Kerry cho biết, cuộc đối thoại sẽ diễn ra lập tức tại Caracas, thủ đô Venezuela, do nhà ngoại giao lão luyện Thomas Shannon chủ trì. Năm ngoái, ý định thảo luận giữa hai nước đã thất bại do quốc gia dầu lửa châu Mỹ la-tinh bị khủng hoảng.


Tổng thống Nicolas Maduro hoan nghênh đề nghị đối thoại của Hoa Kỳ, và một lần nữa đề nghị tái lập các đại sứ quán ở Caracas và Washington. Quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia đã bị đóng băng từ tám năm qua, và người tiền nhiệm của ông Maduro là Hugo Chavez đã trục xuất đại diện Mỹ.

Ông Maduro tuyên bố : « Tôi đề nghị với ông John Kerry là chúng ta hãy bổ nhiệm đại sứ, tôi đã sẵn sàng. Hoa Kỳ có đại sứ ở Bắc Kinh, Hà Nội và La Habana, mà ở Caracas thì không ». Năm 2014 tổng thống Venezuela cũng đã đưa ra lời kêu gọi tương tự với tổng thống Mỹ Barack Obama nhưng không được đáp ứng.

Cuộc gặp gỡ còn nhằm khuyến khích đối thoại giữa chính phủ của ông Maduro và phe đối lập. Venezuela từ nhiều năm qua phải đối phó với nạn lạm phát phi mã, khan hiếm thực phẩm và thuốc men, và trong những tháng gần đây còn bị cúp điện, nước. Đối lập muốn tổ chức trưng cầu dân ý trong năm nay để truất phế đương kim tổng thống, nhưng ông Maduro đòi hoãn đến sang năm.

Trong bài diễn văn đọc trước một hội nghị của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OEA) sau cuộc gặp đồng nhiệm Venezuela Delcy Rodriguez, ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh việc tổ chức trưng cầu dân ý được Hiến pháp cho phép, đồng thời kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị và tôn trọng các quyền căn bản. Bài phát biểu trước hội nghị tập hợp đầy đủ nhất các nhà ngoại giao của châu lục cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của Washington về trưng cầu dân ý.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160615-doi-thoai-my-venezuela-ngoai-truong-kerry-ung-ho-trung-cau-dan-y 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có điều gì đó rất không bình thường đang xảy ra?????

HÔM QUA, SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT MẤT SÓNG KHÔNG LƯU 18 PHÚT

Sân bay Tân Sơn Nhất: 
Mất sóng không lưu 18 phút 
Tuổi trẻ
16/06/2015 14:51 GMT+7
 
TTO - Sự cố xảy ra sáng 16-6 đã đã khiến đài kiểm soát không lưu không thể liên lạc với các máy bay đang nằm trong vùng kiểm soát, nhiều máy bay không thể cất cánh, hạ cánh.


Sân bay Tân Sơn Nhất: Mất sóng không lưu 18 phút
Hành khách chờ đợi tại sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh minh họa

Một nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết sáng 16-6, hệ thống liên lạc không lưu tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạm thời gián đoạn một thời gian. 


Các hãng hàng không cho biết trong sáng nay nhiều chuyến bay không thể cất cánh, cũng như hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất trong nhiều phút.


Những máy bay đang chuẩn bị hạ cánh buộc phải bay vòng trên không hoặc hạ cánh xuống sân bay dự bị. Tổng giám đốc một hãng hàng không xác nhận với Tuổi Trẻ hãng của ông đã có một số chuyến bay không thể cất cánh cũng như hạ cánh trong khoảng thời gian sau 8g sáng.


Trao đổi với Tuổi Trẻ, Cục trưởng cục hàng không VN Lại Xuân Thanh xác nhận đã có sự cố này và đang tìm hiểu nguyên nhân.


Ông Thanh cho biết lúc 7g47 phút đã xảy ra hiện tượng can nhiễu trên tần số điều hành bay tại khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.


Đến 8g05 cơ sở điều hành bay đã thực hiện phương án dự phòng, sử dụng các tần số dự bị theo đúng quy trình, bảo đảm điều hành bay an toàn tuyệt đối. Sau 18 phút đã thiết lập trở lại điều hành bay thông thường trên tần số chính.


Trong khoảng thời gian nêu trên, có 06 chuyến bay chờ và 01 chuyến chuyển hướng tới sân bay dự bị.


Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific (JP) cho biết một chuyến bay của hãng từ Đà Nẵng đến TP.HCM mang số hiệu BL 591 đã phải chuyển hướng hạ cánh xuống sân bay Buôn Mê Thuột lúc 8g20 phút sáng nay.


Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty quản lý bay Đinh Việt Thắng cho biết sẽ có thông báo về nhiễu sóng điều hành bay sáng nay. Tổng công ty quản lý bay cũng đang phối hợp với Cục Quản lý tần số để xác định nguồn nhiễu để xử lý dứt điểm.


Ông Đinh Việt Thắng cũng cho biết thêm, thời gian đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất bị nhiễu sóng điều hành tất cả các kênh trên là do bị một nguồn sóng lạ tương đối mạnh đè lên, phủ sóng trên các tần số điều hành các đài kiểm soát.


Sự cố này đã khiến việc điều hành bay của đài kiểm soát không lưu bị gián đoạn. Trong thời gian bị nhiễu sóng, trên vùng bay Tây Sơn Nhất có 6 máy bay đường dài đang đến và 3 chuyến chuẩn bị hạ cánh.


Đài kiểm soát không lưu đã  yêu cầu các máy bay này tiến hành bay chờ, trong đó có một chuyến bay phải chuyển hướng hạ cánh.

Phần nhận xét hiển thị trên trang