Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Lời đau nói tự đáy lòng! Cảm ơn nhà văn!


Máy bay rơi! Đi tìm máy bay rơi... lại rơi!
Sao rơi nhiều thế? Máy bay quân sự ơi!
Năm 2014, máy bay quân sự rơi ở Hòa Lạc... 19 sĩ quan, binh sĩ hi sinh. Vừa rồi, Máy bay CASA 212 cất cánh từ sân bay quân sự Gia Lâm đi tìm kiếm máy bay SU-30 số hiệu 8585 bị rơi trên vùng biển Hà Tĩnh..., cũng bị rơi xuống vũng biển Bạch Long Vĩ.
Ôi trời! Mới cứu được phi công Nguyễn Hữu Cường, do người dân đánh cá. Còn Thượng tá phi công Trần Quang Khải - Trung đoàn phó - Tham mưu trưởng vẫn chưa tìm được thì lại thêm... Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng, và 8 sĩ quan khác mất tích giữa biển khơi ngàn trùng.
Quân đội đã thành lập Sở chỉ huy cứu hộ, cứu nạn phi công SU-30MK2 và máy bay CASA-212 tại thành phố Hải Phòng. Mong rằng đã mất của thì thôi đừng mất thêm người. Cầu mong các anh bình an, phía sau các anh còn bố mẹ, vợ con, người yêu, đồng đội và tổ quốc quá lành hiền, lam lũ...
Lại nghĩ đến những tượng đài ngàn tỉ, những khu đô thị và biệt thự để hoang cỏ mọc, chia chác không thành, những dự án làm cho nhiều người giàu lên một cách đột xuất bất ngờ..., mà buồn nản và hoang mang.
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận
Bình luận
Doãn Hồng Giang
Viết bình luận...
Văn Chinh Đinh Trước đau thương mất mát thì đau buồn! Nhưng đau rồi lại nghĩ, người ta cứ vu cho dân tin vào bọn thù địch để đả kích người ta, nói xấu người ta, chứ có ai nói xấu người ta bằng chính người ta? Giữa lúc giặc đang hung hãn ngoài kia, máy bay cứ rơi tự do thì lấy mồm mà đánh à?
ThíchTrả lời139 phút
Trúc Hạ Trần Thị Tổ quốc hiền lành và lam lũ...
Nghe xốn xang,đau đớn ...
ThíchTrả lời137 phút
Hoàng Vũ Thẳng thắn mà nhìn nhận thì công tác cứu hộ cứu nạn của ta quá kém. Đào tạo ra được một phi công chiến đấu có phải đơn giản đâu, của mất còn lấy lại đc chứ người mất thì thôi.Nghĩ mà nản.
ThíchTrả lời340 phút
Nguyễn Tài Tốt nhất là bây giờ Việt Nam từ bỏ quan điểm "không liên minh quân sự với nước khác để chống lại nước thứ ba" vì thế giới đã chuyển sang đa cực không còn đế quốc nữa và như Ngô Thời Nhậm: "Thế Chiến quốc, thế Xuân Thu thời đã thế thế thời phải thế" nên liên minh quân sự với Mỹ như liên minh Mỹ-Nhật, Mỹ-Hàn, Mỹ-Philipin...để bảo vệ đất nước cho dân yên lòng!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sốc: Trung Quốc LÉN Lắp Đặt CHIP KIỂM SOÁT HOÀN TOÀN Biển Đông, ASEAN Ch...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Triều Tiên đã cho đóng cửa “ngôi làng kiểu mẫu” trị giá hàng triệu USD tại Bình Nhưỡng vì gợi nhớ về người dượng đã bị xử tử của ông Kim Jong-un.

(PLO)- 

Công viên Dân gian Bình Nhưỡng được hoàn thành vào năm 2012. Ảnh: News.cn
Công viên Dân gian Bình Nhưỡng, “ngôi làng kiểu mẫu” với những phiên bản thu nhỏ của các tòa nhà ở thủ đô, được hoàn thành vào năm 2012. Ông Kim Jong-un từng ngợi ca công trình này là “đứa con tinh thần” của cha ông - cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il.

Công trình này là “đứa con tinh thần” của cha ông Kim Jong-un, nhà cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il.
Thế nhưng chính quyền Triều Tiên ngày 14-6 đã tuyên bố đóng cửa công trình trị giá hàng triệu USD này. Theo tờ South China Morning Post (SCMP), công trình này từng được giám sát thi công bởi ông Jang Song-thaek, dượng của ông Kim Jong-un và từng là người quyền lực lớn thứ hai Triều Tiên. Ông Jang đã bị kết tội phản quốc và bị xử bắn vào năm 2013.

Công trình này từng được giám sát thi công bởi ông Jang Song-thaek, dượng của ông Kim Jong-un. Ảnh: Chosun
Trong bản tuyên bố về cái chết của ông Jang, hãng thông tấn KCNA từng mô tả ông này là “kẻ phản bội lại tổ quốc” và là “một kẻ cặn bã còn tồi tệ hơn cả loài chó” - theo SCMP dẫn lại.

Có nguồn tin cho rằng ông Kim Jong-un ra lệnh đóng cửa công trình vì nó gợi nhớ về ông Jang Song-thaek.
Hãng tin Hàn Quốc Yonhap dẫn lại một số nguồn tin cho biết quyết định đóng cửa công trình “Bình Nhưỡng thu nhỏ” được đưa ra bởi chính ông Kim Jong-un. Theo nguồn tin, ông Kim không muốn được gợi nhớ về người dượng của mình khi nhìn lại công trình.
“Mỗi lần ông Kim đi ngang qua Công viên Dân gian Bình Nhưỡng, ông thường phàn nàn rằng nó làm ông nhớ lại về ông Jang” - tờ Yonhap thuật lại. Một nguồn tin khác của Yonhap cho biết chính quyền Bình Nhưỡng đã cho thu hồi và xé bỏ các hình ảnh quảng cáo về ngôi làng.

Cơ quan quản lý du lịch Triều Tiên thông báo công trình đóng cửa tạm thời để trùng tu. Ảnh: KCNA
Tuy nhiên, theo ông Nick Bonner - Giám đốc Hãng du lịch Koryo tại Trung Quốc, cơ quan quản lý du lịch Triều Tiên thông báo với công ty rằng quyết định đóng cửa chỉ là tạm thời. “Tuần trước, chúng tôi được thông báo là công trình này đang được trùng tu” - ông Bonner cho biết.
Theo ông Bonner, khách du lịch hiếm khi đăng ký tham quan công tình này. Họ thích chiêm ngưỡng Bình Nhưỡng “bằng xương bằng thịt” chứ không phải phiên bản thu nhỏ củaTP.
THIÊN ANH
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vương Trí Nhàn:

ĐỖ CHU với RÁNG ĐỎ,   TIẾNG VANG CỦA RỪNG, TRONG TẦM SÚNG 
Chu viết xong Ráng đỏ gửi Nguyễn Khải để in Tác phẩm mới. Tô Hoài bảo lâu lắm mới có một truyện vừa hay như thế. Khải nói với Chu:
- Lạ quá mày giống y như tao. Bây giờ mày ở vào cái giai đoạn rất hiếm hoi trong đời người viết, những giai đoạn loại này thường qua đi rất chóng thôi. Tao, tao cũng chỉ được có 2 lần, một lần cũng 25 tuổi như mày. Đấy là cái giai đoạn mà viết bất cứ cái gì cũng đường được. Phải tranh thủ mà viết đi, bỏ qua mọi thứ vớ vẩn nó ngăn cản công việc, kể cả con gái nữa, nếu cần cũng phải bỏ đi...

 Chu tâm sự với tôi: 
-- Lắm lúc cũng thấy văn chương chả ra sao cả, nói thật với mày cái Tiếng vang của rừng đoạn cuối tao chỉ viết có một lần, thế mà các ông ấy đã khen lấy khen để, tao ngượng quá. Thế thì còn phải cố đếch gì nữa.
Ng Khải nghe thế bảo nhưng mà chưa ai dám chê thằng Chu là nó viết ẩu cả. Không phải là cứ ngồi kỳ cạch rồi nó ra. Những cái viết độ một, hai ngày thế này mà xong,  chính ra mới gọi là truyện vừa đấy.
Chu:
- Tao cố viết một cái gì đấy, làm sang cho tạp chí chúng mày, chứ lâu nay nó bếch rếch quá. Cái Ráng đỏ này, cái Chuyện mùa hạ, với cái Trong tầm súng nữa - đủ một tập truyện vừa rồi đấy. Mấy cái kia làm cho NXB Thanh niên. Mỗi tập có một vấn đề của nó. Tập Thanh Niên chủ yếu là chuyện bọn cao xạ bây giờ. Tập truyện vừa kia thì hơn. Trong những năm này, người ta đã đứng vững bằng cách gì? Các thử thách chia đều cho mọi người. Mỗi người kiểu riêng, nhưng mà họ đều đứng vững. Vậy thì tại sao, phải giải thích cho được.

 CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI VIẾT TRẺ  Ở CÁC ĐƠN VỊ 
     Chu nói tiếp về quan hệ mình với đơn vị:
    -- Các ông phụ trách Tuyên huấn rồi cũng hiểu hết thôi, thấy thằng này cũng tích cực làm việc chứ không phải chơi đâu, chỉ mỗi cái tội làm việc không giờ giấc gì cả. Có ông thương, còn dặn mày không ăn cơm thì mày phải báo chứ, cuối tháng xuống quản lý mà lấy tiền.
      Có ông bảo cố mua lấy cái áo bông cho nó ấm. Tao nói luôn tôi có 2 m đây rồi, ông cho tôi 1,2 m nữa nào... Ông kia phải cho đấy. Mua xong cứ mặc thôi. Một ông thủ trưởng trung tá đứng chơi, lại nói chuyện với ông ấy luôn, mới mua được cái áo bông ấm quá anh ạ. Ông ấy không nói gì.
Nghĩ thằng nào ấm ớ nói xem, mắng cho nó bỏ mẹ. Nhưng chả thằng nào dám nói tao cả.
Mỗi lời bình tán của Chu bay giờ đều được anh em trong tạp chí coi là đáng thưởng thức. Đỗ Chu có lần vui mồm bảo phải biết nghe ông Châu nói chuyện mới được. Nhiều khi lúc đầu rất nhạt. Có khi chờ cả ngày mới được một câu hay. Cũng giống như con lật đật, bất chợt nó mới toe lên được một tiếng, thế là xong việc cả ngày.
 Nửa đùa nửa thật, NgKhải nói câu cuối trước khi vỗ đít bỏ đi:  
--Thôi tao lạy mày, mày đừng nói gì về tao cho tao yên thân một tí.
 Nhưng những lời đồn thổi về sinh hoạt bê trễ của Chu thì vẫn đồn đến tạp chí.
 Ông Hữu  Mai vốn quen với Phòng không không quân, nên  ngồi  góp ý kiến cho Đỗ Chu:
-- Cậu phải sống cẩn thận hơn. Không phải đối phó đâu, mà là xem thực bụng mình thế nào.
Đỗ Chu:
-- Đã mấy lần rồi, kể em cũng liều thật đấy. Một là ông ấy kéo em về làm sử. Em bảo đồng chí giao nhiệm vụ thì tôi chấp hành chứ tôi không thích làm sử đâu. Hôm nọ ông ấy đã giao phụ trách tờ tin văn nghệ quần chúng không chịu rồi, bây giờ lại việc này nữa, nhưng mà không nhận được thật. Ông ấy rử mình, Chu cố lên đi, rồi năm 1969 năm nay Chu phải phấn đấu vào Đảng nữa. Thế là tôi nói luôn, tôi đề nghị anh cho tôi phấn đấu lâu dài...
Đến thế thì Hữu Mai đành chịu.
- Đáng nhẽ mình phải để lúc khác cơ, nhưng nghĩ là tình anh em, mình mới bảo Chu như thế... Thế thôi, thế thôi... Chu cứ bình tĩnh.
Sau Chu kể tiếp với tôi:
- Mình biết thừa là mình thuộc kế hoạch quý 5 rồi, năm nay có được đâu, ông ấy nói thế chỉ tổ cho mình chán. Tôi đề nghị chúng ta làm việc với nhau cho sòng phẳng, việc tôi phấn đấu cứ phấn đấu, anh giao cho thì cứ giao chứ đặt ra kế hoạch thế này, không được, anh em đâm ngượng không dám nhìn nhau nữa. Thế là ông ấy thôi ngay.
Việc thứ hai. Có cậu Kỷ làm sử ở đây, bây giờ xuống đơn vị. Đi bộ đội từ 1953 đến bây giờ. Chỉ khuyết điểm mỗi tí vớ vẩn mà không được vào Đảng, vẫn thượng sĩ. Xuống đơn vị thì lại khá, vào Đảng ngay, còn đang chuẩn bị lên tí thiếu uý nữa, cho nên gọi lên đây mà nó vẫn thích xuống. Thế mà các ông vẫn không đánh giá đúng nó. Ở đây thì ỏn thót. Kỷ ở đây rồi chủ nhật Kỷ về nhà. Kỷ chưa có xe đạp phải không. Rồi phải thu xếp chứ, nhưng bây giờ Kỷ hãy dùng cái xe đạp công cái đã. Cứ y như là mua chuộc nó vậy... Trong khi đó thì lại bảo với đơn vị nó rằng như thế là cố cho Kỷ lắm rồi đấy, phải từ từ thôi, kết quả là chỗ ngồi của nó ở Sư đoàn -- làm một thứ bảo tàng gì đấy -- bị súp... Tao mới nói với nó các ông ấy không đánh giá đúng mày thì mày cứ về đi. Thằng này lúc họp tổ Đảng lại bảo là Đỗ Chu xui, kết quả là làm khó dễ cho công tác tổ chức...
...
NgKhải nghe xong  cảnh cáo:
-- Như vậy rồi nó cũng hiểu rằng mình là người có trình độ, cho nên mình cứ bỡn cợt nó mãi thì không được. Sự đối phó, có thể là cách sống hai mặt, lúc đầu như một thủ đoạn phối hợp cho xong, sau biến thành một thói quen thì nguy hiểm lắm.
 NgMChâu:
-- Chính không phải là anh em cán bộ chính trị mà anh em văn nghệ cũng đã bắt đầu nói thằng Chu. Hôm nọ, như thằng Kiên sang đây cũng nói thế.
 Tôi chỉ biết nói mấy câu vuốt đuôi với Chu. Tao gặp đã nhiều người, cũng có người ghê gớm bằng mấy, có người cũng có thơ in, sách in, nhưng ai người ta cũng còn có chỗ lo. Mày chả biết lo cái gì. Chả biết sợ ai, không hiểu rồi mày ra làm sao.

LƯU QUANG VŨ
Lâu lắm Lưu Quang Vũ mới lại lên chơi. Tôi bảo ngay mày phải bỏ cái lối giả dối ấy đi mới được, lên đây cứ chú chú cháu cháu, còn ra làm sao nữa. Cứ y như hai người giữ miếng nhau vậy. Vũ phải nhận là đến đâu bây giờ  nó cũng phải quanh co đối phó. Rồi Vũ kể chuyện mình:
- Thằng Chu bị kêu về tư tưởng đấy. Tao thì người ta chỉ coi là tác phong thôi, thanh niên Hà Nội mà. Với lại trẻ con. Ngoài ra không ai nói gì cả.
  Nhiều lúc tao cũng liều, chỉ cần xin phép là đi chơi được ngay, nhưng mà chán là đi luôn, không xin, thế thôi. Vừa rồi ở đơn vị nó làm rất dữ, nó đi kiểm tra từng thằng một. Thằng nào quần ống dưới 20mm nó bắt chữa lại hết. Phái đoàn kiểm ta, do ông Chủ nhiệm chính trị dẫn đầu. Nhưng đến chỗ tao, ông ấy lại lờ đi. Cái thằng này, cứ để yên cho nó thì hơn, càng khắt khe với nó, nó lại càng lung tung. Bây giờ kiểm tra quần áo là nó lại thửa toàn những thứ ông tuýp về không biết chừng !
        -- Giờ nó coi mày như là thằng Chí Phèo, không ai nó thèm dây.
-- Lâu không thấy xin về Hà Nội, nó lại giục, hay là nó kiếm lý do công việc gì đấy, để cho mình đi.
 Có lần tao mới bịa ra một chuyện. Tao báo với mấy thằng lính chung quanh, chúng mày có biết không, tao là con cụ Hồ đấy. Thằng CTV gọi lên. Mình biết rằng cậu nói đùa thôi, nhưng mà thế không nên.
Khi nghe kể lại, Ng MChâu bảo như thế là nó còn tử tế lắm đấy!
Đi với Vũ, tôi còn một lần sợ hết hồn. Ngay trên đường, Vũ nói huyên thiên những chuyện phạm thượng mà tôi cũng không dám ghi ra ở đây nữa. Chỉ nhớ nét mặt lạ lùng soi mói của mấy gã đi đường.
- Sao thằng Chu nó bảo mày nộp đơn xin ra Quân Đội?
- Nộp đơn đâu, thì cũng nói cho được việc. Bực quá, tao mới bảo chúng nó rằng như vậy, là tôi phục vụ cũng đã đủ cho các anh. Tôi làm phiền các anh mà các anh cũng làm phiền tôi nữa, nói thật là như thế. Hay là các anh cho tôi ra. Tuy vậy, tao cũng thấy đi bộ đội là có lợi.
- Lợi chứ, vào bộ đội mình thấy được những cái tốt nhất trong chế độ bây giờ. Lại còn có lúc phải ra nước ngoài nữa.
- Ra nước ngoài thì cần quá rồi. Đi đéo đâu cũng tốt chỉ trừ đừng có vào tù. Đi bộ đội rồi thì cũng coi như là vào tù chứ còn gì...
- Lắm lúc tôi thấy bọn Không quân  nuôi các ông thì cũng quá là trái ngược. Không Quân hiện đại mà thơ ông lúc nào cũng tép cũng tôm, quả mơ quả khế. Không Quân phải thật là kỷ luật chứa sao nổi một tay phá bĩnh vô kỷ luật hạng nặng như là ông!
- Thì đúng như thế. Mà lúc nào cũng phải báo cáo lên trên rằng mình đã tiến bộ đấy nhé. Căn bản thằng ấy là tốt, gia đình bố là cán bộ, mẹ là Đảng viên, chẳng nhẽ các anh không giáo dục được hay sao ? 
Hôm nọ tao đến Phòng Chính Trị quân chủng, khối ông cứ giả vờ vào lấy cái nọ cái kia, nhưng mà kỳ thực là để xem mặt mình. Tao nghĩ lúc bấy giờ mà oà lên một tíếng là các ông phát khiếp.
Nói thế chứ căn bản các ông phải không được nghe những lời đồn đại mới được... Không nghe, tự khắc mình trở thành thằng ngoan. Ở trong đơn vị, hiền lành nhé, nói với ai cũng hết sức thận trong nhé, một điều anh, hai điều anh, nói với con gái thì quy định là đồng chí, nhưng lại gọi chị... Thế thì còn đéo gì hơn nữa.
...
Dẫu sao đến VNQĐ, Vũ  hơi ngượng. Tháng  4/67, được về nhà một tháng sửa tập thơ, cu cậu làm luôn một lèo 3 tháng. Rồi đầu năm nay, giả là  ngã, phải đi bệnh viện, để ở lại Hà Nội.
 Vũ nhận xét về VNQĐ:
-- Nghĩ các ông ấy bây giờ như các ông phán ấy, ông Châu đánh bi-a thì ông Ngữ đứng ra cửa ngó nghiêng. Ông Ngữ đánh thì ông Châu nhìn đi chỗ khác, chả thèm xem. Lại cái ông Nhị Ca nữa. Chắc ông ấy cũng buồn, ngày trước tao đến ông ấy là chú chú cháu cháu, nhờ chú xem hộ cái nọ, sửa hộ cái kia. Bây giờ đến chỉ chong chóng rồi chạy vào chơi với mày thôi. Lúc nãy ông ấy nhìn tao, con mắt đúng là như thế đấy.
... Chúng tôi đi với nhau, những con đường Hà Nội toàn bàng trơ trụi, nhưng hàng cây cơm nguội ủ rũ. Mùa rét mà được những ngày nồm nồm như thế đi dạo còn gì thú vị hơn. Vũ buồn một cách chân thành mà nói rằng từ ngày chiến tranh phá hoại đến bây giờ, xa nhất thì nó mới được đi đến Vĩnh Phúc.
- Vào khu 4 kỳ này rồi tao sẽ ra thơ cho mày xem. Khi nào tao viết được cái gì tao biết lắm chứ. Nhất định là sẽ có thơ về Hà Nội. Hà Nội mà chưa ai tả được như thế bao giờ, trong thơ ấy. Nói chung những người như thằng Bằng nó thế nào, đã ra thơ nó hết, tao ra tập này chưa phải là tất cả tao đâu, mà mới là phần tao chơi bời thôi.
  
NGUYỄN MINH CHÂU VÀ CĂN PHÒNG MỚI Ở KHU CÔNG TRƯỜNG 800 
Ở cái cơ quan mà tôi mới về gần một năm này, tất cả mọi người đều dị dạng đều đặc biêt, đều có gì quá khổ. Nguyên những chuyện về họ, hàng ngày, tôi thấy không bao giờ chán. Như vậy làm thế nào bây giờ đây?
Không lúc nào ở đây người ta không làm việc. Ông Châu kể, về với con, lắm lúc con đòi kể chuyện, ông ấy phải bịa ra để kể cho nó. Nghĩ giá kể mình mang những chuyện ấy viết ra, có lẽ cũng còn khá hơn truyện của thằng Sách, Châu nói thêm. Nhiều lúc con bỏ cả xem chiếu bóng ngoài bãi để ở nhà nghe bố kể chuyện. Từ hồi vợ chuyển từ Hải Phòng lên Hà Nội đến nay, ông ta vẫn chưa chịu đi cắt phiếu gạo, bây giờ vẫn không được về Hà Nội đong gạo, cứ phải đến xin tận trên sở họ chiếu cố. Cứ nghĩ sắp tới phải bỏ hàng tháng quay về để giải quyết các việc là rụt ngay cổ lại.
- Mình đeo cái đài đến, trông oai lắm, mặc dù giá nó bắt mở thì mình đéo biết thế nào vì đài hỏng rồi. Chờ mãi không được, mình phải bỏ đồng hai ra, làm một chục bánh rán mang vào, ra vẻ ngồi chờ ăn bánh rồi mời nó ăn luôn... Nó giúp mình ghê lắm, cho ngay cái giấy giới thiệu. Không đề rõ tên cửa hàng, để tuỳ mình đến đâu điều tra là mua được thì mua cơ mà.
... Làm nhà văn lắm lúc cũng sướng. Mình với vợ mình dọn đến cái công trường 800 ấy. Vợ chưa biết nếp tẻ thế nào vào ngay cái phòng đầu. Vừa gặp một thằng bạn, thằng này nói chuyện với một ông Trung tá ở đây, thế là ông ấy cười. Nguyễn Mính Châu viết văn hả? Thế thì sang đây, sang đây. Ông ấy lấy cho mình một cái kìm xe đạp, tháo các thứ dây rợ ra. Cái buồng thứ ba lại có cả một cái hiên, để củi nước được.
Nhưng mà cái khu ấy bây giờ thì bẩn thật. Chỗ này mấy thằng lính hậu cần ở, chỗ kia mấy cô văn công đi phục vụ lẻ về léo nhéo. Chó rất dị dạng, con nào cũng như đười ươi cả.  Cả khu như một thằng mặc quần áo tây, cổ khô la, mũ cát két rất đang hoàng mà lại chân đất, chân vọc trong bùn...
 THÂN PHẬN VĂN NGHỆ
Lại nói chuyện quan niệm và mong mỏi sáng tác. Cuối năm họp cơ quan, có cái mục phát biểu về các chủ trương, chính sách của cục đối với văn nghệ.
Hồ Phương: Đừng tưởng ở ngoài nhà xuất bản Văn học nó đối với ta là dễ đâu, nó lại có cái khó khác chứ !
Xuân Thiều: Nhưng mà vẫn nhiều cái khó chịu. Viết về bộ đội mà cứ cho anh em gọi nhau mày tao chí tớ là không được với các ông ấy. Mưa cũng thế, không được tả mưa buồn, mà lại tả mưa tưng bừng trên những nhành lá non tươi kia.
Không biết ai nói rằng giá bây giờ có một nhà xuất bản dành riêng anh em viết văn quân đội thì hay quá. Nguyễn Minh Châu gạt đi ngay.
- Tôi cho rằng thế này cũng đã là may lắm rồi. Chứ lại tình trạng viết cái gì cũng phải đưa nhà xuất bản ấy in thì mới bỏ mẹ.

NgMChâu tự hào đúng là có nhiều điểm mình nói với nhau hàng ngày nghĩ ra không chừng sẽ có lúc được việc trong một trang viết nào đó. Châu kể hôm nọ mình nói với Phan Nhân một câu, sao đó về phải ghi vào nhật ký. "Quân đội xây dựng từ hoà bình chán, thì cũng là để đánh nhau trong thời chiến này. Còn văn nghệ mình, thời chiến cứ chuẩn bị đi, sau này sẽ ra tác phẩm, tiếc gì mà tiếc.”
Và  Châu  bảo nhiều lúc chỉ ngồi ghi nhật ký là thấy thích.
Nhưng như thế tức công nhận  tình hình văn nghệ hiện nay là khó, loại như NMC là lạc lõng. Mà  thực như thế, không thể nào khác được.
NgMChâu lại kể cảm tưởng sau một lần vào hội trường Ba Đình xem xiếc, gặp rất nhiều cán bộ Quân sự đi xem. Mình tưởng tượng bọn này có thể nghiến băng tất cả những thằng như chúng mình, nếu thằng nào dám liều lĩnh đi ngược dòng chúng nó chứ chơi à? Một thằng bạn cũ, lâu ngày không gặp nhau, mình mới hỏi nó mấy câu về sinh hoạt mọi thứ bây giờ. Mặc dù nó đối với mình vẫn rất tốt, nhưng trong câu trả lời vẫn có cái gì như là cần đề phòng ấy...
Chu thì kể chuyện ở một khẩu đội, một thằng lính mới được một con sáo rất đẹp, nó huấn luyện cho con sáo ấy biết nói. Cứ đánh xong là trong khói đạn, con sáo thành mối quan tâm của cả bọn. Không biết hôm nay sáo thế nào rồi. Rơi máy bay nhé, rơi máy bay nhé - Con sáo hót lên bốn tiếng và người ta gán cho nó một nội dung như thế. Đến hôm trận địa bị địch giã bom vào mà lại không bắn trúng của nó cái nào, cả bọn im lặng, không ai chú ý đến con sáo ấy nữa. Bỗng nhiên con sáo từ đâu lại mò về. Rơi máy bay  nhé - Rơi máy bay  nhé. Lại hót. Một thằng lính - có lẽ là cái thằng nuôi con sáo từ lúc từ lúc mới đẻ không biết chừng - ức quá, nó mới quật cho một phát, con sáo chết tươi ngay.
 Tôi nghĩ văn nghệ của mình cũng phải như thế, cũng phải cẩn thận, không có lại hoá ra con sáo kia hót hỉnh lung tung hết cả lên một cách vô duyên vô vị thì chả còn gì buồn hơn, mà rồi chả ai người ta thèm ngó ngàng tới nữa cơ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện coi vô tuyến truyền hình


Kể từ hôm 15.6.2016, đài truyền hình VTV với tên gọi rất oai là truyền hình quốc gia, hoặc truyền hình trung ương, ngưng phát sóng analog. Một số đài địa phương lớn khác như Hà Nội, Sài Gòn cũng vậy. Thế là xong một thuở vô tuyến truyền hình.
Tôi dốt về kỹ thuật nên cứ liều hiểu truyền hình analog là kiểu phát-thu cổ điển các chương trình. Nhà đài dựng cái cột phát sóng rõ cao, thậm chí có nơi còn lôi hẳn lên núi để “núi cao lên đến tận cùng/thu vào cột sóng muôn trùng nước non” như ở Ba Vì chẳng hạn, tỏa ánh sáng của đảng đến mọi ngóc ngách. Mỗi nhà có tivi chỉ cần mua cái ăng ten loại 8 que, 12 que, 24 que (tùy túi tiền), cũng treo lên thật cao, nóc nhà, ngọn cau, hoặc chắp vài ba cây tre lại. Ở nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ do dân sung túc lắm tiền nên chơi sang xài ống nước to bằng cổ chân cao mấy chục mét giằng dây ra bốn phía. Nối dây từ ăng ten xuống tivi, thế là xong phần kỹ thuật cơ bản. Chỉ việc xem thôi. Analog đại loại như vậy.
Những năm xưa, có một thời khi về những vùng nông thôn, tiêu chuẩn để đánh giá sự giàu có không còn là nhà ngói, nhà mái bằng nữa mà là cột ăng ten. Nơi nào ăng ten nhấp nhô ken dày, trông tua tủa như con nhím trời thì nơi đó giàu có, sung túc, văn hóa cao, nông thôn mới. Hồi những năm 80, nhiều chuyến tôi về miền Tây Nam Bộ, đi dọc quốc lộ 4 cũ, nay là quốc lộ 1A, qua Long An, Tiền Giang (các huyện Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè) tuốt xuống ngã ba An Hữu gần bắc (phà) Mỹ Thuận, nhìn hai bên đường nhà dân xanh mướt cây ăn trái, ăng ten nhô cao san sát, thấy đẹp lạ và vui khó tả.

Hồi mới có tivi, có những nhà chắt chiu lắm mới sắm được chiếc tivi cũ đen trắng, sạch túi không còn tiền mua chiếc ăng ten ra hồn. Nhà tôi ở quê ngoại thành Hải Phòng, cuối những năm 70 và thập niên 80, ông em rể tôi Nguyễn Công Kha mua được chiếc tivi hàng thủy thủ tàu Vosco buôn về, tuy đồ cũ nhưng của Nhật, xài điện 120V, bền lắm. Chưa sắm được ăng ten, Kha dựng cây tre cao đầu nhà, lấy mấy cái vung nhôm cũ cột dính vào nhau mắc lên đỉnh ngọn tre, nối dây xuống, thế mà cũng coi được. Chỉ phải cái hôm nào gió to thì vung bị xoay chỗ khác, lại phải hạ cột xuống điều chỉnh. Kha gọi là giải pháp tình thế. Nhiễu sóng, mất nét là chuyện cơm bữa. Vậy mà hôm nào cũng vậy, cuối chiều cả nhà vội ăn cơm sớm để tối còn rảnh rỗi thưởng thức món văn hóa cao, coi tivi. Trẻ con hàng xóm chẳng biết đã cơm cháo gì chưa mà đã thập thò đầy ngoài ngõ. Kha lấy mấy cái chiếu cũ trải ra sân gạch, cung kính mời “các ông bà trẻ” vào coi chương trình Những bông hoa nhỏ, dặn dò kỹ đến phần thời sự chúng mày nhớ ngồi yên đừng có xì xào để người nhớn xem.
Năm 1982, hồi tôi làm nghề dạy học trong Sài Gòn, nghỉ hè về thăm quê, đúng dịp World Cup. Thày tôi, Kha và tôi, ba ông con pha ấm chè đặc cho tỉnh ngủ, cùng chui vào màn mắc ở ngoài hiên cho mát và tránh muỗi, xem không bỏ sót trận phát vô tuyến nào. Xong rồi còn bàn luận sôi nổi, ăn khoai luộc bồi dưỡng ca đêm. Hồi đó đài vệ tinh mặt đất Hoa Sen thu lại và chuyển cho bên tivi. Những kỷ niệm thân thương thế theo thời gian vẫn chẳng phai mờ, cứ nhớ mãi, bồi hồi. (còn tiếp)
Nguyễn Thông
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Indonesia được sản xuất Su-35, Trung Quốc khó hoành hành Biển Đông?


Indonesia được sản xuất Su-35, Trung Quốc khó hoành hành Biển Đông?

Quốc gia này sẽ mua sẽ mua đợt đầu 8 chiến đấu cơ tối tân Su-35, nhằm thay thế F-5 của Mỹ và sản xuất hàng loạt theo điều kiện chuyển giao công nghệ của Nga.

Indonesia mua 8 chiếc chiến đấu cơ Su-35 của Nga
Ngày 9-6, Đại sứ Indonesia tại Nga Vahid Supriyadi tuyên bố trước truyền thông Nga rằng, lực lượng không quân nước này sẽ mua 8 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 4++ Su-35 của Nga, cùng với việc sản xuất nhiều chiếc khác theo điều khoản chuyển giao công nghệ,
Ông Vahid Supriyadi nhấn mạnh rằng, về cơ bản là hai bên đã hoàn tất quá trình đàm phán các điều khoản hợp đồng mua máy bay do Nga sản xuất, hiện đang bàn về giai đoạn quyết toán, đặc biệt là vấn đề phía Nga chuyển giao công nghệ sản xuất Su-35 cho Indonesia.
Ông cho bết, hiện vẫn chưa rõ cụ thể là nước này sẽ sản xuất bao nhiều chiếc Su-35 sau khi được chuyển giao công nghệ nhưng tại thời điểm này có thể khẳng định rằng, thông tin chắc chắn là phía Indonesia sẽ mua 8 chiếc Su-35 sản xuất tại Nga.
Theo ông, đây là giai đoạn đầu tiên của sự hợp tác trong lĩnh vực này, còn giai đoạn 2 là hợp tác chuyển giao công nghệ để nâng tầm ngành công nghiệp quốc phòng nước này mới là quan trọng. Luật pháp của Indonesia quy định, mỗi thiết bị quân sự được mua phải đi kèm với việc chuyển giao công nghệ.
Ông Jan Pieter Ate - Cục trưởng Cục Khoa học và Công nghệ, Bộ Quốc phòng Indonesia xác nhận rằng, bất kỳ hợp đồng mua vũ khí nước ngoài nào của Indonesia cũng phải kèm theo thỏa thuận chuyển giao công nghệ chế tạo, để phát triển công nghiệp hàng không nước nhà,
 Indonesia được sản xuất Su-35, Trung Quốc khó hoành hành Biển Đông?  - Ảnh 1.
Su-35 sẽ là nòng cốt cùng với Su-27SK và Su-30MK làm xương sống của không quân Indonesia
Việc Indonesia quyết định mua Su-35 có thể là do lãnh đạo 2 nước đã đạt được thỏa thuận tháo gỡ nút thắt khó khăn nhất của thương vụ là việc nước này yêu cầu Nga phải chuyển giao ít nhất 35% công nghệ, thì Jakarta mới quyết định mua chiến đấu cơ thế hệ 4++ này.
Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu khẳng định, nước này đã thông qua phương án mua các chiến đấu cơ Su-35, bởi phi công Indonesia đã có nhiều kinh nghiệm sử dụng máy bay Nga, do trong biên chế không quân nước này có vài chục chiếc Su-27 và Su-30.
Hơn nữa, xu hướng hiện nay là các loại vũ khí Nga, đặc biệt là chiến đấu cơ đang rất được ưa chuộng, sau khi nhóm máy bay chiến đấu thuộc không quân của nước này đã sử dụng chúng đạt hiệu quả rất cao, trong chiến dịch không kích chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria.
Vị Đại sứ Indonesia tại Nga khẳng định rằng, qua các biểu hiện trong đàm phán, phía Nga không quan ngại Indonesia về vấn đề chuyển giao công nghệ. Do đó, hiện giờ chỉ còn lại vấn đề thủ tục quyết toán cuối cùng và ký hợp đồng chính thức" - nhà ngoại giao này cho biết.
theo Đất Việt
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguy cơ về tâm trạng nạn nhân của Trung Quốc



THƯỢNG HẢI – Trong những giờ phút chót chờ đợi phán quyết về các yêu sách bao trùm ở biển Đông của Trung Quốc, một Bắc Kinh ngày càng điên cuồng, tổ chức cuộc tấn công ngoại giao quanh ba lập luận cốt lõi: toà án do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn không có tư cách pháp lý để xử vụ án, nước Mỹ đã chủ mưu tất cả các rắc rối và Trung Quốc là nạn nhân.

Đặc biệt lưu ý đến lập luận cuối cùng trong số này. Nếu đúng như dự đoán, tòa trọng tài phán quyết chống lại Trung Quốc thì sẽ có một phản ứng dân tộc mạnh mẽ.

Nó sẽ được nâng cao bởi cảm giác sâu sắc Trung Quốc là nạn nhân—sự kết án mà phương Tây, dẫn đầu là Hoa Kỳ, ra sức ngăn chặn sự trỗi dậy của họ và nô dịch dân tộc họ thêm một lần nữa. Niềm tin đó thường khuấy động cảm xúc bạo lực công chúng, chẳng hạn như lúc máy bay chiến đấu của Mỹ vô tình bị đánh bom nhầm tòa Đại sứ Trung Quốc tại Belgrade năm 1999. Lần này không thể loại trừ một phản ứng quân sự.

Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo trên Biển Đông. Nguồn: Financial Times
Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo trên Biển Đông. Nguồn: Financial Times
Washington đang có tín hiệu e ngại Trung Quốc có thể sẽ tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông, tương tự như điều mà họ đã lập ra trên biển Hoa Đông vào năm 2013. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, nhìn về phán quyết sắp tới, cảnh báo rằng Washington sẽ xem xét một hành động như vậy là “khiêu khích và gây mất ổn định”. Máy bay chiến đấu Trung Quốc đã hai lần bay gần một cách nguy hiểm các chuyến bay giám sát của Mỹ trong những tuần gần đây, theo Lầu năm Góc.

Một vụ kiện có tính cột mốc sinh ra từ những cảm giác bị tổn thương của Philippines, họ đã tiến hành các thủ tục pháp lý ba năm trước đây sau khi hải quân Trung Quốc chiếm giữ thực tế một ngư trường giàu tôm cá ngoài khơi đảo chính Luzon, kết thúc với sự biểu hiện tâm trạng thương tổn của Trung Quốc.

“Trung Quốc là nạn nhân trong vấn đề biển Đông”, Duơng Yến Di (Yang Yanyi), đại sứ Trung Quốc tại Liên minh châu Âu viết. Vụ kiện này là “một hành động xấu xa”, Từ Hoành (Xu Hong), tổng giám đốc Sở Điều ước và Luật pháp của Bộ Ngoại giao nói. Từ Bộ (Xu Bu), đại sứ Trung Quốc tại Hiệp hội các nuớc Đông Nam Á, cho rằng âm mưu đằng sau hậu trường là một nuớc Mỹ “độc tài và độc đoán” vốn “không thể chịu đựng được nuớc khác thách thức bá quyền toàn cầu của mình”.

Manila đã thách thức các yêu sách của Trung Quốc đối với một vùng biển rộng lớn—khoảng 80% biển Đông—bên trong “đường chín đoạn” chạy viền theo các nuớc ven biển, bao gồm hàng trăm đảo, đá, rạn san hô và bãi cát.

Tòa trọng tài không được yêu cầu để quyết định về chủ quyền mà chỉ về tình trạng pháp lý của đảo tranh chấp và các rạn đá; Bắc Kinh tranh cãi rằng hai vấn đề này là không thể tách rời và đã từ chối tham gia vào vụ trọng tài.

Để hậu thuẫn các yêu sách lãnh thổ, Trung Quốc đã tìm cách kiểm soát tuyến đuờng biển thương mại sầm uất nhất này của thế giới bằng cách xây các rạn đá nửa chìm, thành các đảo giả, có đặt đường băng dài có thể cho máy bay chiến đấu lớn nhất đáp xuống. Tuyến đường biển tràn ngập với các đội tàu bán quân sự của Trung Quốc. Tàu hải quân màu xám ẩn khuất ở phía sau. Các pháo tên lửa chỉ lên bầu trời; các trạm radar rà quét tới chân trời.

Các nuớc ven biển, dõi theo việc mở rộng này, đang đổ xô đi mua vũ khí và cầu xin Hoa Kỳ bảo vệ.

Tuy nhiên, Trung Quốc lại mô tả chính mình không phải là kẻ săn mồi mà là con mồi.

Logic của họ như thế này: Những mỏm đá rải rác là của Trung Quốc “từ thời xa xưa”, do đó các trọng tài của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển ở The Hague, không phải là việc của họ để thụ lý vấn đề; các nước như Philippines và Việt Nam, thèm muốn dầu dưới đáy biển, bắt đầu lấy từng chút và từng miếng lãnh thổ Trung Quốc trong các thập niên 1960 và 1970 và xây dựng trên đó, cũng giống như Trung Quốc đã làm; gần đây, Tổng thống Obama lại hậu thuẫn việc xâm lấn của họ với việc “chuyển trục” quân sự sang châu Á.

Các kể lể về việc bị hiếp đáp là trung tâm của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc mà nhà sử học truy nguợc tới cuối thế kỷ 19, khi Trung Quốc bị lục quân và hải quân Nhật đánh thua. Trước đó, các quốc gia phương Tây cũng đã buộc Trung Quốc phải quỳ gối trong cuộc chiến tranh nha phiến. Nhưng bây giờ Trung Quốc gục ngã truớc một cuờng quốc châu Á nhỏ hơn. Đòn ác nghiệt đó đã làm cả nuớc bừng tỉnh.

Mặc dù có sức mạnh hiện đại, Trung Quốc không bao giờ tìm lại được đầy đủ lòng tự trọng của mình.

Mối hận quốc sỉ sâu đậm là điểm khởi đầu của “Giấc mơ Trung Quốc” của chủ tịch Tập Cận Bình, nó tưởng tượng ra sự hồi sinh vẻ vang về địa vị ưu việt truớc đây của đất nước này. Và ở biển Đông, nó đã tạo ra một hỗn hợp mâu thuẫn của sự phách lối vênh vang với sự phòng vệ khúm núm.

Các đốm lãnh thổ tranh chấp có thể không đáng kể, nhưng đó không phải là điểm chính. Đối với Trung Quốc, “mỗi tấc đất” quê hương là thiêng liêng, như các tuyên truyền viên của Đảng cộng sản luôn nhấn mạnh, và mỗi vụ ‘xâm phạm’ của các đối thủ là một lời nhắc nhở họ về “thế kỷ quốc sỉ”.

Trung Quốc lo sợ rằng, nếu Manila thắng vụ kiện ở The Hague, Hà Nội và Jakarta có thể bị cám dỗ để bắt chước khởi kiện. Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ phớt lờ phán quyết của tòa, thậm chí chấp nhận nguy cơ tự gán chính mình là kẻ ngoài vòng pháp luật quốc tế và hy sinh thẩm quyền về đạo lý.

Chúng ta sắp bước vào một giai đoạn có khả năng nguy hiểm hơn của một cuộc tranh giành vùng biển lớn vốn đã trở thành đại diện cho một cuộc thi thố rộng lớn hơn giữa siêu cường Mỹ đã thành và một kẻ mới nổi ở châu Á muốn hơn thua.

Hãy coi chừng một Trung Quốc tự cảm thấy bị hiếp đáp; một cường quốc nhìn quay trở lại, phiền muộn, bực bội có khả năng tung đòn mang tính hủy diệt nhiều hơn một cuờng quốc tự tin về vị trí của mình trên thế giới.

Andrew Browne - WSJ

Dịch giả: Song Phan

Phần nhận xét hiển thị trên trang