Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

TIN CHÍNH THỨC: Máy bay Casa-212 mất tích khi tìm kiếm Su-30MK2


Bình Nguyên - Hoàng Đan |
TIN CHÍNH THỨC: Máy bay Casa-212 mất tích khi tìm kiếm Su-30MK2

12h trưa nay, một máy bay tuần thám Casa-212 của Cảnh sát biển VN chở 9 người đi tìm chiếc Su-30MK2 và phi công Khải đã mất liên lạc trên vịnh Bắc Bộ.

20h15: Một nguồn tin tìm kiếm cứu nạn xác nhận, chiếc máy bay CASA đã rơi xuống biển, gần khu vực đảo Bạch Long Vĩ. Hiện, lực lượng chức năng chưa tìm thấy người, nhưng đã phát hiện các vật thể nghi là mảnh vỡ máy bay. Các lực lượng đang tiếp tục được huy động để tìm kiếm những người đi trên chiếc máy bay.
19h50: Chiều nay, Đại tá Đào Quang Thức, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng cho biết, đang phối hợp với các lực lượng tìm kiếm máy bay tuần thám Casa bị mất tích trên vùng biển Bạch Long Vỹ.
Biên phòng Hải Phòng đã điều 2 tàu tuần tra, phối hợp với tàu hải quân, đồng thời kêu gọi tàu ngư dân đang hoạt động trong khu vực phối hợp tìm kiếm.
Cũng trong chiều nay, ông Đỗ Đức Hòa, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch huyện đảo Bạch Long Vỹ cho biết, hồi 12h30 trưa nay đã nhận được thông tin tại vùng biển Bạch Long Vỹ xảy ra vụ việc máy bay tuần thám Casa bị mất tích.
Địa điểm máy bay mất tích cách đảo Bạch Long Vỹ ở tọa độ 107 độ 20 và 19 độ 27 khoảng 30 hải lý về hướng Nam - Tây Nam. Ngay lập tức, huyện đã chỉ đạo Đồn biên phòng Bạch Long Vỹ điều động tàu biên phòng ra vị trí máy bay mất liên lạc.
"Chúng tôi hiện đã và đang huy động lực lượng cao nhất để tìm kiếm phi công và máy bay mất tích" - ông Hòa nói rõ.
Được biết, lãnh đạo Hải Phòng đã giao Phó chủ tịch Nguyễn Văn Tùng chỉ đạo lực lượng tìm kiếm cứu nạn.
19h15: Tin từ Văn phòng Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn lúc 19 giờ 05 cho biết: Máy bay CASA212 (số hiệu 8983) mất liên lạc:
Lúc 12h30 ngày 16/6/2016, tại tọa độ 19o25'40"N-107o19'54"E (cách Nam Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ/Hải Phòng khoảng 44 hải lý), máy bay CASA212 số hiệu 8983 thuộc Lữ đoàn 918/Quân chủng Phòng không - Không quân trong khi bay tìm kiếm cứu nạn phi công máy bay SU30-MK2 bị mất liên lạc.
Trên máy bay có 09 đồng chí do Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn 918 lái chính.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, Bộ Quốc phòng đã có Điện số 132/TK chỉ đạo: BTL Quân khu 3, Quân chủng Hải quân, các BTL: Biên phòng, Cảnh sát biển tập trung tìm mọi biện pháp triển khai các tàu có tốc độ cao đến khu vực xác định máy bay mất liên lạc; đồng thời thông báo cho các tàu, thuyền, ngư dân đang hoạt động trên khu vực vịnh Bắc Bộ, tham gia tìm kiếm cứu nạn.
TIN CHÍNH THỨC: Máy bay Casa-212 mất tích khi tìm kiếm Su-30MK2 - Ảnh 1.
Máy bay tuần thám biển Casa-212 số hiệu 8983 của Cảnh sát biển Việt Nam.
Về công tác tìm kiếm phi công máy bay Su-30MK2 mất tích, trong ngày 16-6, Ủy ban Quốc gia TKCN, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tăng cường lực lượng, phương tiện tiếp tục mở rộng vùng tìm kiếm về phía Đông Bắc vịnh Bắc Bộ.
Lực lượng phương tiện tham gia tìm kiếm 2 máy bay bị mất liên lạc gồm 2.695 người, trong đó Bộ đội: 1.583 CBCS (QK4: 415, BP: 232, HQ: 378, CSB: 94, PKKQ: 464), TT PH TKCN HH VN: 42 và 1.070 ngư dân.
Trong ngày cũng đã huy động 257 phương tiện các loại tham gia tìm kiếm, trong đó có: 14 máy bay (KQ: 12, HQ: 02); 183 tàu (HQ: 12, CSB: 05, BP: 10, QK3: 03, QK4: 14, Hàng hải: 02, tàu cá: 137), 60 ô tô (KQ: 27, HQ: 04, CSB: 01, BP: 10, QK4: 18).
Đến 12 giờ 30 ngày 16-6, lực lượng tìm kiếm xác định có vật thể màu vàng nghi là áo phao hoặc dù của phi công máy bay Su-30MK2 ở Nam Đông Nam đảo Bạch Long Vĩ/Hải Phòng; Ngoài ra trong ngày 16-6, tàu 886/Hải quân tổ chức rà quét Sonar tại hiện trường tìm xác máy bay Su-30MK2, nhưng chưa có kết quả.
Đến 14giờ do thời tiết xấu, sóng cấp 4-5, tàu dừng quét quay về đảo Mắt tránh trú an toàn.
18h30: Theo Tuổi Trẻ, cơ trưởng của chuyến bay này là Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn không quân 918. Chiếc máy bay CASA 212 của lữ đoàn có xuất xứ từ Tây Ban Nha.
Những nguồn tin trên cho biết, trên máy bay có 8 người. Địa điểm máy bay mất liên lạc là trên vùng biển Bạch Long Vĩ (Hải Phòng).
Trước đó, các đơn vị cứu nạn nhận được một số tín hiệu cấp cứu. Khi nhận được tín hiệu này, máy bay Casa-212 đã được cử đi tiếp cận vị trí để tìm kiếm và mất liện lạc sau đó.
Nguồn tin cho biết khi đang bay qua vị trí trên, máy bay xin hạ độ cao thì mất tín hiệu. Cũng theo nguồn tin này, sáng nay, 16-6 đại diện Vietnam Airlines đã được huy động đến vùng biển máy bay Su 30-MK2 mất tích để "nghe" tín hiệu cấp cứu của phi công Khải.
Nguồn tin này cho biết pin dự phòng của phi công mất tích đã hết nên từ sáng nay khi bay qua vùng biển này các phi công đã không còn nghe được tín hiệu như những ngày qua.
Theo thông tin từ Quản lý bay, máy bay tìm kiếm cứu nạn CASA 212 số hiệu 8983 cất cánh từ Gia Lâm lúc 9g30 đã bị mất liên lạc hồi 13g05. Có tám thành viên trên tổ bay trong đó có 3 thành viên tổ lái. Máy bay CASA 212 mất liên lạc cách phía Nam - Tây Nam đảo Bạch Long Vỹ khoảng 48 hải lý.
17h35: Vừa trao đổi với chúng tôi Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm - Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam xác nhận CSBVN đang xác minh thông tin về việc một máy bay gặp sự cố trong quá trình tìm kiếm Su-30MK2. Tuy nhiên, ông không cung cấp thêm các thông tin cụ thể."
Ngay trong tối nay Cảnh sát biển Việt Nam sẽ có cuộc họp để đánh giá tình hình. Chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc các thông tin nhanh nhất về vụ việc này.

Được biết trong biên chế của CSBVN có một số máy bay tuần thám biển CASA-21 rất hiện đại. Tổ bay gồm phi công chính, phi công phụ và một số nhân viên kỹ thuật phụ trách các thiết bị trinh sát, tìm kiếm.

Lại thêm một máy bay bị mất liên lạc khi tìm kiếm Su-30MK2 - Ảnh 1.
Lại thêm một máy bay bị mất liên lạc khi tìm kiếm Su-30MK2 - Ảnh 2.
Casa-212 được trang bị rất nhiều thiết bị trinh sát tìm kiếm hiện đại.
CASA-212-400 là biến thể mới nhất của dòng máy bay C212. Thiết kế máy bay nhỏ gọn có sải cánh 20,2m; chiều dài 16,1m; cao 6,5m.
- Trang bị động cơ tua-bin cánh quạt cho phép máy bay hoạt động với tốc độ bay thấp và thời gian dài trên biển. CASA - 212 có thể đạt tốc độ bay hành trình 360km/giờ và tầm bay đạt 1.800km. Trọng tải cất cánh của máy bay đạt 8,1 tấn. CASA-212 có thể hoạt động ở các sân bay dã chiến với thiết kế mô-đun.
- Đảm bảo cho các nhiệm vụ tuần tra, CASA-212 được trang bị tổ hợp thiết bị MSS-6000, gồm hai ra-đa viễn thám lắp đặt hai bên hông máy bay cho tầm kiểm soát 80km. Ngoài ra, thiết bị quan sát quang điện hỗn hợp FLIR cho phép tìm kiếm, theo dõi mục tiêu đa chế độ bất kể ngày đêm (ảnh TV, ảnh nhiệt...).

- CASA-212 hiện đang có mặt trong biên chế các lực lượng quân sự, dân sự ở 35 quốc gia trên thế giới và nổi tiếng là máy bay có độ tin cậy cao; kỹ thuật lái đơn giản, tiện dụng.
Bấm F5 để cập nhật liên tục.
theo Thế giới trẻ
Bạn đọc có thể báo tin, gửi bài viết, clip, ảnh về email quansu@ttvn.vn để nhận nhuận bút cao trong vòng 24h. Đường dây nóng: 0943 113 999
Soha News 
Trí Thức Trẻ
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện lượm được ở đám giỗ ông Võ Văn Kiệt (phần hai)

Chắc chẳng khó gì với bạn đọc của gã để đoán ra người cao lớn có bước chân khập khiễng kia là ông Ba Dũng- người quyền lực của quốc gia một thời.
Nhìn bước khập khiễng của ông vì còn mang trong chân nhiều mảnh đạn thời chiến, trở về với đời thường không phải tiêm thuốc giảm đau như bấy lâu nay mỗi khi xuất hiện trước công chúng hay trước các chính khách thế giới để chứng tỏ oai phong, lẫm liệt của mình, gã thấy...động lòng.
Điều gì đã tạo nên cái bi hài của bước chân khập khiễng rất thật và bước chân bành bạch ngang tàng kia?
Thuốc giảm đau ư?
Thời thế đã đổi thay ư?
Sự thật và dối trá ư?
Tuỳ mỗi người theo góc độ mà mình biết thông tin thật giả tới đâu mà chủ quan cảm nhận thôi, gã không thể đưa ra nhận định của gã khi chính mắt mình chứng kiến khuôn mặt phần nào mệt mỏi và bước chân khập khiễng của ông lúc này.
Hiếu Dân dẫn ông Ba Dũng vào gian thờ ông Võ Văn Kiệt để ông Ba Dũng thắp nhang như dẫn ông Tư Sang cách đây không lâu. Chả biết khi ông Ba Dũng thắp nhang cho ân nhân của mình, người mà có không ít lần ông nói là ông coi như cha của mình cạnh kề nén nhang mà ông Tư Sang thắp trước đó làn khói vương lên có quyện, có xoắn với làn khói của cây nhang do ông Tư Sang thắp không?
Gã cứ lẩn thẩn với ý nghĩ liệu có là bi kịch cho ông Kiệt ở chỗ, cả hai ông Ba và Tư đều từ một thầy mà ra nhưng rồi cả hai cùng ông thầy ấy lại mỗi người một ngả.
Khi thắp nhang xong trở lại nơi có tiệc đám giỗ ông Ba Dũng bắt tay nhiều quan khách . Chắc ông cũng thừa biết lúc này qua cử chỉ, cái cười gượng mà ra...gạo hoặc ra cám, sự hồ hởi hay sự lơi lơi, ai thật tình, ai giả dối với ông. Điều này thì ông khó mà biết được khi mới đây thôi ông còn ở trên đỉnh chót vót quyền lực.
Ông Ba ngồi vào cái ghế mà ông Tư vừa bỏ đi. Và rồi cũng như ông Tư khi ngước lên phát hiện ra cái bàn bên rìa với gs Tương Lai cùng những trí thức thời nào cũng bị cho là... đối lập như Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu, ông bèn đứng dậy và bước những bước chân mạnh mẽ hơn khi xuất hiện ban đầu khập khiễng, đến bên cái bàn-ốc đảo ấy.
Ông khẽ cười rồi lần lượt bắt những bàn tay còn quẩn quanh vương vít mùi da thịt bàn tay của ông Tư Sang.
Chỉ khác, khi bắt tay Lê Công Giàu ông không nói như ông Tư: Tên là Giàu mà nghèo. Có thể trong ông từ lúc nào không biết nữa cái câu nói đó đã thành dĩ vãng rồi chăng?
Ồi, hên cho ông vì đã không nói câu nói như ông Tư Sang nên khỏi phải nhận cái câu hỏi “toé loe con bò kéo xe” của gã là, anh Ba ơi vậy tên anh là Dũng nhưng có “dũng” không? Như gã từng hỏi “anh Tư ơi tên anh là Sang nhưng có “sang” không?”.
Ừ nhỉ, nếu xảy ra tình huống ấy thì sao? Gã tin với cá tính thẳng toẹt của ông thể nào ông cũng cười hà hà và hỏi ngược như một câu trả lời: Mắc mớ gì mà không dũng?
Chỉ khác nữa là khi ông bắt tay gs Tương Lai thì ông gs vươn người đứng dậy chứ không ngồi yên một chỗ như khi bắt tay ông Tư Sang. Theo gs Tương Lai thì đó là gs muốn tỏ rõ một thái độ. Gã tôn trọng chuyện thích hay không thích của bất cứ ai.
Còn một điều không khác ông Tư Sang là khi bắt tay gã nhìn cử chỉ của ông, ông không thể nhớ gã là ai. Nếu gã nhắc lại khi ông là chủ tịch Kiên Giang kiêm trưởng ban chống buôn lậu, gã tới gặp ông phản ánh tại cảng Hòn Chông gã phát hiện buôn lậu ô tô từ Singapore, thì may ra ông sẽ nhớ tới gã, vì lúc ấy ông đã rất “dũng” mà nói rằng: Ở tỉnh tôi lúc này không buôn lậu thì lấy cái gì mà sống.
Thôi chuyện qua lâu lắm rồi.
A, còn một điều không khác ông Tư nữa là tay ông Ba khi bắt cũng rất chặt và ấm. Sự thật như thế thì gã phải nói như thế còn ai tự cảm thấy đó là sự trớ trêu nào đó về thời cuộc thì đó là việc của họ.
Sau màn chào hỏi khá thân tình ấy ông Ba trở về bàn chính giữa dành cho mình mà ngồi bên cạnh ông là ông Lê Hồng Anh với bộ lông mày rậm rịt rất riêng mà trong bộ chính trị bộ lông mày của ông Nguyễn Thiện Nhân cũng không sánh bằng.
Lúc này xuất hiện luật sư Trương Trọng Nghĩa và vợ là nhà báo Thế Thanh cùng giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM Phan Thanh Bình. Ông Nghĩa, người luôn hăng hái có ý kiến phản biện quyết liệt và hừng hực đem tiếng nói bức xúc của người dân trên diễn đàn QH vừa tái trúng cử QH. Ông dướn tròn cặp mắt kể gã nghe, hôm gặp cử tri để vận động bầu cử, ông bất ngờ khi có cử tri hỏi ông vì sao lại để vợ mình đi biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa. Ông đã trả lời: Tôi là ĐBQH tôi phải lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người dân. Vợ tôi cũng là một người dân.
Ông Phan Thanh Bình có khuôn mặt còn tươi rói, trẻ trung nhưng tóc thì bạc phơ. Ông thuộc trường phái như gs Tương Lai nói là “không đổi trắng thay đen”, và như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tóc cũng bạc phơ, là “ thì... mình thế nào cứ để thế”. Riêng gã, gã nghĩ ông Bình không dám “trở ngói” cho tóc đen vì sợ....vợ. Ông đẹp trai ăn nói có duyên đứng trước giảng đường mà lại tóc đen nhanh nhánh nữa thì ối em sinh viên mê tít về nhà vợ hành cho phải biết. Mỗi lần gã gặp ông Bình lại nhớ câu thơ của nhà thơ Viễn Phương cha ông mà thời bé tẹo gã rất thích:
Nhớ lắm em ơi, nhớ lắm những ngày
Sống ở hầm ăn cơm vắt uống nước chai
Mỗi tối đem cơm mắt em lấp láy
Từ yêu nhau chỉ gặp mặt dưới sao trời
Ông Bình trúng Trung ương hai khoá, cả hai lần người ta đồn rầm là ông sẽ lên chức bộ trưởng Bộ GD và ĐT, nhưng rốt cuộc cả hai lần ông đều tại vị ở ĐH QG. Ông nói đùa với gã : Tôi là anh ba cơ nhỡ. Rồi ông nói nghiêm chỉnh: Thực ra hạnh phúc của tôi là được truyền lửa cho sinh viên.
Hội của luật sư Trương Trọng Nghĩa và giáo sư Phan Thanh Bình vừa rời khỏi bàn của gã thì lập tức giáo sư Trần Hồng Quân cựu bộ trưởng bộ GD và ĐT tới. Ông Quân lúc này ốm o khác xa một quý ngài bộ trưởng oai phong thuở nào. Gã nhớ một người bạn giảng dạy ở ĐH Bách khoa TP HCM kể rằng trong lần tiếp xúc với các giảng viên các trường đại học, ngài bộ trưởng có nói rằng nền giáo dục nước ta rất ưu việt. Một giảng viên trẻ đã hỏi lại ông: Vậy tại sao bộ trưởng không cho con mình học ở trong nước để thừa hưởng tính ưu việt đó mà lại cho con học ở nước ngoài?
Câu hỏi khó quá. Gã nghĩ nếu bây giờ nghe câu hỏi hóc ấy thì ông cựu bộ trưởng sẽ hồn nhiên mà phá lên cười...cả trừ lẫn cộng.
Gã nhòm qua bàn ông Ba Dũng đang ngồi. Lúc này bên trái ông xuất hiện ông Trương Hoà Bình và bên phải ông là cái ghế trống mà ông Lê Hồng Anh đi đâu không biết, kề cận cái ghế trống ấy là ông Đinh La Thăng. Ông Đinh La Thăng ngồi quay lưng với bàn gã ngồi, còn ông Trương Hoà Bình thì ngồi đối diện và ông dễ dàng nhận ra nhà thơ Nguyễn Duy và nhóm của gs Tương Lai. Gã thấy ông uỷ viên Bộ Chính trị vừa được Đại hội Đảng 12 bầu kiêm phó thủ tướng thường trực vừa được QH bầu đi đến cái bàn rìa . Mái tóc hơi xoăn, nụ cười thường trực trên môi ông vui vẻ lắm bắt tay các thành viên của cái bàn...ốc đảo này. Ông tỏ ra đặc biệt thân tình với Nguyễn Duy và hẹn Nguyễn Duy một cuộc nhậu.
Gã khá ngạc nhiên cử chỉ của người từng là trùm an ninh và hiện phụ trách mảng nội chính này đối với nhóm của gs Tương Lai. Với vai trò của ông, đương nhiên ông quá rành từng kiến nghị, tuyên bố, thư ngỏ, bài viết không theo đúng ý Đảng của các ông Tương Lai, Huỳnh Kim Báu, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu này. Vậy thì với nụ cười sởi lởi, ánh mắt tươi vui cái bắt tay chân tình của ông dành cho những đối tượng kia nói lên điều gì?
Chịu.
Gã chỉ ghi nhận chứ không thể đưa ra được lời nhận xét sao cho hợp, cho đúng những vấn đề cực kì nhậy cảm và tế nhị này. Có người sẽ bảo chính trị nó là như thế. Tuỳ!
Nguyễn Duy kể gã nghe, hồi trước do làm những bài thơ có “vấn đề” về đất nước, Nguyễn Duy bị an ninh theo dõi. Trực tiếp ông Trương Hoà Bình tiếp xúc với Nguyễn Duy thế quái nào ngài chỉ huy an ninh lại mê thơ và trở thành bạn nhậu tâm đắc của Nguyễn Duy. Rồi đường ai nấy đi, ông Bình họ Trương vù vù thăng tiến quan lộ, Nguyễn Duy vẫn vẫn bình chân như vại thơ phú cùng rượu nút lá chuối làng Vân. Để rồi thỉnh thoảng hội ngộ lại chỉ thơ và ...rượu.
Khi ông phó thủ tướng trực về lại chỗ của mình thì tới lượt bí thư Thành uỷ Đinh La Thăng, người đang gây cơn sốt trong truyền thông, thế giới mạng cũng như công chúng về một loạt hành động, tuyên bố hợp lòng dân của mình. Mặc dù có nhiều người quen của gã còn nghi ngờ ông họ Đinh này, riêng gã, gã chỉ đơn giản nghĩ, dù quá khứ người ta thế nào nếu hôm nay bằng hành động người ta đang tích cực vì dân thì mừng quá đi chứ, thì mắc mớ gì mà không đưa cả hai tay lên ủng hộ.
Ông Thăng đưa hai tay bắt tay Huỳnh Tấn Mẫm một thủ lĩnh của thanh niên mà một thời ông Thăng là một cốt cán tích cực ở Thuỷ điện Sông Đà. Ông Thăng mới đây đã vào thăm ông Mẫm khi ông Mẫm chữa tim.
Gã nghe loáng thoáng gs Tương Lai nói với ông Thăng:
-Tôi có gửi một bức thư cho anh...
-Dạ, em có nhận được ạ. Xin lỗi anh, nhiều việc quá, em chưa trả lời được. Xin anh thông cảm.
Gã nói với ông Thăng, gã cùng tiến sĩ Trương Đỉnh Hiển đang bàn về cách thức tổng thể chống hạn, chống lũ ở đồng bằng Cửu Long và chống ngập ở Sài Gòn. Ông Thăng chăm chú nghe rồi cho gã số điện thoại . Vẫn giọng rất nhún nhường ông nói: Có gì anh cứ gọi cho em. Em chơi thân với Lưu Trọng Ninh thời anh Ninh làm phim ở sông Đà. Gã không thể ngờ một con người cao lớn đi đâu thấy sự bất bình của dân là thét ra lửa với những quan chức vô cảm , vô trách nhiệm gây nên sự bất bình ấy lại nhỏ nhẹ đầy chất nho nhã như thế.
Thỉnh thoảng gã lại liếc nhìn về phía bàn ông Ba Dũng. Không hiểu sao lúc này ông ngồi nhõn mình. Có lẽ ít khi giữa đám đông mà ông lại chỉ ngồi một mình như thế. Gã thấy ông cầm chiếc khăn trắng đưa lên mắt lau cái gì đó ở mắt .
Gs Tương Lai đột ngột chống gậy đứng dậy. Gs nói với gã : Tôi muốn nói với ông Ba một câu.
Khi ông Tương Lai tới bên ông Ba, đây là lần đầu tiên suốt đám giỗ ông Kiệt vị giáo sư già ngoài tuổi 80 có biệt danh là “Tương Lai” luôn đau đáu những “Mênh mông thế sự” này mới dời khỏi ghế của mình đi sang bàn khác, thì bàn ông Ba đã có sự trở lại của các ông Trương Hoà Bình, Đinh La Thăng và Phan Thanh Bình, Trần Hồng Quân. Còn ông Lê Hồng Anh hình như đã lặng lẽ ra về.
Vị gs già không ngồi chiếc ghế trống bên phải ông Ba mà ông Lê Hồng Anh đã đi và cũng không hiểu sao ông Đinh La Thăng không ngồi vào thế chỗ cho gần ông Ba hơn. Nhưng ông Ba đang dở chuyện với một ông nào đó gã không biết tên, nên gs quay qua ông Thăng và nói với ông Thăng:
- Giáo sư Hồ Ngọc Đại hôm kia có điện thoại cho tôi hỏi tôi có đúng là Đinh La Thăng nói “Giáo dục là khoa học không phụ thuộc ý chí chính trị” không? Tôi bảo, đúng vì tôi xem trên báo, và biết có thể báo sẽ bị rút bài nói này nên đã lưu lại, ông muốn đọc nguyên văn tôi sẽ chuyển cho ông. Giáo sư Hồ Ngọc Đại nói...
-Dạ, thế nào ạ?
-Xin lỗi anh trước, giáo sư Hồ Ngoc Đại nói với tôi : Thằng ý khá đấy mày ạ. Rồi giáo sư nhấn mạnh thêm, nói được câu ấy là khá lắm đấy.
Đột nhiên giáo sư Trần Hồng Quân đứng bật dậy nói:
-Lẽ ra anh Thăng nên nói thế này thì đúng hơn, giáo dục là khoa học không phụ thuộc vào ý chí cá nhân của người làm chính trị.
Ông Thăng tỏ ra lúng túng trước câu sửa lưng của ông cựu bộ trưởng giáo dục này. Nhưng ông chọn im lặng và một nụ cười tất nhiên rõ ràng là gượng.
Ông Ba đã xong chuyện với với ông nào đó mà gã không biết tên, quay người lại nắm tay gs Tương Lai. Gs vỗ tay lên vai ông Ba, nói:
-Hôm nay, anh thong thả ( gã chú ý là ông gs cố ý không dùng từ thanh thản hay lui về), tôi đến nói với ông một câu thôi: Anh nhớ ngày mùng 1 tháng giêng năm 2014 anh cho phát đi bản “Thông điệp đầu năm” thì mùng 2 BBC và RFA phỏng vấn tôi. Tôi nói tôi ủng hộ thủ tướng khi ông nói “Không đánh đổi chủ quyền thiêng liêng của đất nước lấy tình hữu nghị viển vông và lệ thuộc ”.
- Có, tôi có biết cuộc phỏng vấn đó. Câu đó tôi nói đúng như thế. Tôi nghĩ thế và tôi nói như thế và tôi nhất quán điều đó, cho đến hôm nay tôi vẫn như thế.
Gs Tương Lai nói tiếp :
- Câu trên là anh nói ở Sanggri La, tôi lưu ý với BBC và RFA câu anh viết trong Thông điệp : Động lực tạo ra từ Đại hội Sáu đã cạn rồi, muốn phát triển thì phải có động lực mới. Động lực mới đó phải được tạo ra bằng Dân chủ và Nhà nước pháp quyền. Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp song sinh của thể chế chính trị hiện đại. Gộp cả hai câu đó lại, tôi cho đây là một đột phá về tư duy chính trị mà đất nước đang cần. Tôi quyết liệt ủng hộ cho bước đột phá đó. Vì vậy, hôm nay tôi đến để khẳng định lại với anh đó phải là lựa chọn của đất nước.
Ông Ba mỉm cười. Ông Thăng cười rất tươi.Ông Phan Thanh Bình đưa điện thoại lên chụp vị gs già bên ông cựu thủ tướng và nói:
- Tôi chụp nhưng không đưa lên facebook đâu.
Gã nhớ lại có lần gs Tương Lai kể với gã sau cuộc gặp vào tháng 7.2014 của gs và một số trí thức tên tuổi với ông Ba khi gs nhắc đến hai câu nói nổi tiếng kia của ông Ba: Anh sẽ đi vào lịch sử nếu thực hiện những điều anh nói. Còn không thì anh sẽ là tội đồ của lịch sử.
Riêng gã, gã rất tiếc rằng có lẽ vì sự tế nhị nào đó khi ông Ba đã không còn ở vị trí quyền lực nữa nên gs đã không nhắc lại câu nói mà theo gã là của Lịch sử này đối với bất cứ ai đang nắm vận mệnh dân tộc, đất nước.
Trời đột ngột mưa to.
Gã cùng gs Tương Lai ra sảnh để về. Đột nhiên có một ông lạ hoắc gã chưa từng biết tới ôm chặt gs rồi oang oang nói:
- Ông gs, ông đứng lại để tôi bắt tay ông một cái nào.
Sau khi ôm lấy gs, ông quay ra nói với mọi người :
- Ông này mới là người yêu nước chân chính!
Gã nhận thấy ông gs cố nén nước mắt. Gã hỏi nhỏ một người quen:
- Ông kia là ai?
- Một người dân cùng quê với ông Võ Văn Kiệt ở Vĩnh Long.
Lên xe, gs Tương Lai nói với gã:
-Ông Văn ạ, tôi gần đất xa trời rồi, câu nói của ông ấy là câu làm cho tôi cảm thấy hạnh phúc nhất trong đời của tôi đấy ông Văn ạ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tâm trạng một dân tộc…


Tác giả: Nguyễn Quang Dy
.KD: Hôm nay là ngày giỗ đầu cố Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ. Rất đông các cựu quan chức, chuyên viên Bộ Ngoại giao và bạn bè gia đình, cùng một số nhà báo, trong đó có anh Nguyễn Văn Vĩnh, cựu TBT Báo Quốc tế, Hiệu Minh và mình, đến dự. Chỉ vắng Osin Huy Đức (đang ở trong SG không có điều kiện ra được). Mọi người kính cẩn thắp nén nhang kính viếng anh hồn một nhà ngoại giao tài ba và đầy nhân cách đã đi xa.
Ở cuộc hội tụ này, mình có gặp anh Nguyễn Quang Dy, cựu chuyên viên Bộ Ngoại giao, tác giả của những bài viết rất hay, sắc sảo về trí thức VN, Biển Đông, Trung Quốc… Và rất vui Blog KD/ KD vừa nhận được bài viết của anh Dy gửi tới, nhân ngày giỗ đầu cựu TT Ngoại giao Trần Quang Cơ, với những nỗi niềm về vận nước…
Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Cảm ơn anh Nguyễn Quang Dy

Lời tác giả: “Bài này tôi viết để viếng vong linh anh Trần Quang Cơ nhân ngày giỗ đầu như một nén tâm hương tưởng nhớ một đồng nghiệp và bậc đàn anh đáng kính có khí phách kiên cường và nhân cách chính trực hiếm có”
Chú thích ảnh: Anh Nguyễn Quang Dy, mặc áo kẻ sọc đậm, Hiệu Minh, áo kẻ sọc trắng, cùng các bác cựu chuyên gia ở Bộ Ngoại giao và mềnh 😀
Anh bac TQC 3“Cuộc sống bắt đầu khi nỗi sợ kết thúc – Life begins where fear ends”(Osho)
Gần đây ngày càng có nhiều dấu hiệu bất thường về tâm trạng của cộng đồng dân tộc. Nó giống như những dấu hiệu của một cơn bão tố hay sóng thần. Nếu đúng vậy, thì đây là một vấn đề lớn chứ không nhỏ. Phủ nhận hay bưng bít thông tin về một cơn bão tố hay sóng thần là dại dột như tự sát tập thể. Không phải chỉ các chính khách hay thương gia mà cả các nhà tâm lý xã hội học cũng cần quan tâm, vì hệ quả khôn lường của nó. Người ta có thể tháo ngòi một quả bom nổ chậm chứ không thể tháo ngòi một cơn bão tố hay sóng thần. Đài Khí tượng Thủy văn (như Ban Tuyên giáo) chỉ có thể dự báo hay cảnh báo, chứ không thể ngăn chặn hay đối phó được với thảm họa môi trường hay khủng hoảng xã hội.
Hãy thử điểm lại vài dấu hiệu điển hình gần đây.  
Từ đám cháy Bình Dương và Vũng Áng
Chắc nhiều người chưa quên khi Trung Quốc đem dàn khoan khổng lồ HD 981 vào hải phận Việt Nam tại Biển Đông (5/2014), đã tạo ra phản ứng dây chuyền, làm toàn dân phẫn nộ. Sự kiện đó không chỉ là bước ngoặt mới trong quan hệ Việt-Trung mà còn thúc đẩy xu hướng “thoát Trung” trong tâm thức người Việt. Tuy kinh nghiệm lịch sử đã chứng minh, thân Tàu quá hay chống Tàu quá đều nguy hiểm, nhưng xu hướng cực đoan khó tránh khỏi. Chỉ cần một số kẻ xấu giấu mặt xúi dục là có thể biến cả khu công nghiệp Bình Dương hay Vũng Áng thành biển lửa chống Tàu (và Đài Loan). Tại sao lại như vậy?
Có nhiều nguyên nhân, nhưng nói một cách dễ hiểu, tâm trạng dân chúng như đám cỏ khô. Đối với hàng vạn công nhân làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài thì chống Tàu đồng nghĩa với chống giới chủ, vì họ bị bóc lột và đối xử bất công, nhưng không được bênh vực. Tâm trạng đó của dân chúng không phải chỉ có ở Việt Nam mà có ở khắp nơi. Nhưng đám cỏ khô ở Việt Nam dễ cháy hơn vì vai trò công đoàn mờ nhạt. Vì vậy, khi tham gia TPP chính phủ Việt Nam phải chấp nhận vai trò công đoàn độc lập như một cơ chế mới.
Đến biểu tình “cá cần biển sạch, dân cần minh bạch”
Có thể nói sự kiện lớn thứ hai sau vụ dàn khoan HD 981 là sự kiện cá chết hàng loạt tại bờ biển mấy tỉnh miền Trung, không chỉ đánh dấu một thảm họa môi trường mà còn là một bước ngoặt mới về tâm thức chống Tàu (hay Formosa) và bất bình với cách ứng xử loanh quanh khó hiểu của chính quyền. Tuy phản ứng lần này của dân chúng ôn hòa hơn nhưng lại bị đàn áp bạo lực hơn. Đây là một chuyển biến đáng lưu ý trong diễn biến chính trị tại Việt Nam, cần được nghiên cứu và lý giải nghiêm túc. Thái độ phản ứng của dân chúng đối với thảm họa môi trường làm cá chết gắn liền với thái độ độc đoán của chính quyền đối với quyền ứng cử và bầu cử của người dân. Hai vấn đề tưởng khác nhau, nhưng có cùng một mẫu số chung.       
Thực ra, thái độ phản ứng của dân chúng hiện nay là muốn tham gia (xây dựng) chứ không muốn chống đối (phá hoại). Họ bất bình chẳng qua vì cuộc sống và môi trường sống bị đe dọa, trong khi chính quyền đáp ứng quá chậm và quá ít (too little too late), thậm chí bị nghi ngờ là bao che cho nghi phạm (Formosa). Tuy xu hướng giảm cực đoan trong phản ứng của dân chúng là một dấu hiệu đáng mừng (như đang trưởng thành), nhưng xu hướng gia tăng bạo lực đàn áp của chính quyền là một dấu hiệu đáng lo (như đổ thêm dầu vào lửa). Hành động bưng bít thông tin, trì hoãn kết luận, tăng cường đàn áp bằng bạo lực, từ chối quốc tế (Mỹ) giúp đỡ, làm cho chính quyền ngày càng bị cô lập và mất lòng dân. Nếu không kịp thời tháo gỡ tình trạng bế tắc đó (như “standoff”) thì một cơn bão tố hay sóng thần có thể ập tới.   
Hiện tượng Tạ Bích Loan và Tôn Nữ thị Ninh
Tại sao MC Tạ Bích Loan lại bị “ném đá” như vây? Đây không chỉ đơn giản là “tại nạn nghề nghiệp” vì người làm chương trình chủ quan không chuẩn bị kỹ hay kinh nghiệm truyền thông còn non kém, mà chủ yếu là do thái độ (vô ý hay chủ ý) như châm lửa vào một đám cỏ khô chứa chất tâm trạng bức xúc như bột lưu huỳnh. Format chương trình “60 phút mở” không tồi (bắt chước “60 Minutes” của CBS News), nhưng thái độ của MC Tạ Bích Loan và người phụ họa đã biến nó thành một chương trình “60 phút đóng” (như “đấu tố” MC Phan Anh) làm công chúng bất bình. Với tâm trạng bức xúc, công chúng sẵn sàng “ném đá” bất cứ ai hoặc cái gì làm cho họ cảm thấy bị coi thường hay xúc phạm, như một dám cỏ khô dễ cháy.
Tiếp theo Tạ Bích Loan là Tôn Nữ Thị Ninh. Cả hai đều là “người của công chúng” (celebrity) nên khi làm công chúng thất vọng, họ càng dễ bị “ném đá”. Có lẽ vấn đề của hai vị này không phải là trình độ mà là thái độ: Không nên coi thường công chúng! Cần lưu ý dư luận phản ứng hai bài của bà Ninh không phải là công chúng bình dân, mà hầu hết là trí thức (cả hai phía). Thái độ phản ứng của họ khác với phản ứng của dân chúng đã từng đốt các doanh nghiệp Trung Quốc (hay Đài Loan) tại Bình Dương và Vũng Áng trước đây. Với tâm trạng đầy bức xúc, người ta có thể biến “Tôn Nữ” thành “Thị Ninh” (như một “coup de grace”)…
Và những chuyện lạ khác…
Không biết do bức xúc hay vì lý do gì khác mà nhân “ngày báo chí cách mạng Việt Nam”, tổng biên tập báo Petro Times đã đăng một bài với cái tít gây sốc, “Nghề phóng viên là phải như con chó ấy” (Nguyễn Như Phong, Petro Times, 10/6/2016). Ông Phong kết luận, “chó muốn giỏi thì cũng phải nuôi dạy và phóng viên muốn giỏi thì ngoài năng khiếu trời cho, cũng phải được dạy dỗ, rèn luyện tử tế. Và chó khôn nhờ chủ, muốn có phóng viên giỏi cũng phải nhờ chủ”.  Không biết đọc xong bài này có bao nhiêu phóng viên muốn trả thẻ nhà báo?
Trong chương trình truyền hình trực tiếp của VTV2 (tối 11/6/2016) về lễ trao giải cuộc thi “những tấm gương bình dị mà cao quý” của báo Quân đội Nhân dân, người ta thấy xuất hiện trên nền phông sân khấu bức tranh cổ động “học tập trước tác Mao Trạch Đông”. Tuy chưa biết sự cố này là do vô ý hay cố ý, nhưng nó lập tức lan truyền trên mạng và gây phản ứng mạnh, do tâm trạng bức xúc của công chúng, như đám cỏ khô dễ bắt lửa. 
Cùng ngày 11/6/2016, báo chí “lề phải” và “lề trái” đồng loạt đưa tin “TBT Nguyễn Phú Trọng đã giao Ủy ban Kiểm tra TƯ chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính TƯ, Ban Tổ chức TƯ, Bộ Công an, Ban Cán sự Đảng bộ Công thương, bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Ban Thi đua Khen thưởng TƯ, tỉnh ủy Hậu Giang và Tập đoàn Dầu khí VN khẩn trương kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung mà báo chí đã nêu đối với ông Trịnh Xuân Thanh, Phó chủ tịch Hậu Giang”… Những nội dung TBT yêu cầu kiểm tra không chỉ là việc ông Thanh đi xe Lexus cá nhân biển trắng đổi thành biển xanh mà còn là quá trình bổ nhiệm ông Thanh… Sau Đại hội Đảng, phải chăng đây là phát súng khởi đầu cho chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” kiểu Việt Nam, mà điểm dừng hay hệ quả của nó chưa biết trước sẽ ra sao.   
Hệ quả không định trước
Một điều nữa cần lưu ý là các cuộc biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn gần đây cho thấy tầng lớp trung lưu và trí thức (gồm cả quan chức) không còn ngồi yên hay đứng ngoài cuộc, mà đã bắt đầu tham gia và xuống đường. Có lẽ vấn đề bảo vệ môi trường và quyền bầu cử – ứng cử của công dân đã dẫn đến phân hóa xã hội sâu sắc, bao gồm cả các tầng lớp trên. Không thể dễ dàng chụp mũ nói rằng họ bị thế lực thù địch nào đó xúi dục. Đàn áp bằng bạo lực là một sai lầm lớn, có thể dẫn đến một bước ngoặt mới (game changer).
Công chúng nghèo (công nhân và nông dân) có thể không biết hoặc ít sự lựa chọn, nên dễ chấp nhận và cam chịu số phận. Nhưng tầng lớp trung lưu và trí thức thì khác. Nếu quá bất bình và bất an, họ có thể bỏ ra nước ngoài, đem theo tài sản. Con cái họ du học có thể không về nước. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan có lần thốt lên, “lấy ai xây dựng đất nước đây?” Nhưng chính con cháu hầu hết các quan chức lãnh đạo các cấp đều ở nước ngoài (nhưng không phải Trung Quốc). Mặc dù họ có thể thân Tàu hay “chống Mỹ”, nhưng chẳng quan chức nào cho gia đình sang Trung Quốc cư trú, mà chỉ đi Mỹ, Canada, Australia hoặc Tây Âu…
Thực tế phong trào di cư như “bỏ phiếu bằng chân” (và bằng tiền) đã và đang âm thầm diễn ra. Theo thống kê, dòng người và dòng tiền từ Việt Nam (cũng như Trung Quốc) đang ra đi ồ ạt. 64% người giàu Trung Quốc (có trên 1,6 triệu USD) đã hoặc định di cư ra nước ngoài. Trong 10 năm qua, 14.000 tỷ USD đã chạy khỏi Trung Quốc (riêng năm 2015 là 1.000 tỷ USD). Còn Việt Nam thì sao? Năm 2015, riêng loại visa EB-5 (dành cho các doanh nhân muốn đầu tư và định cư ở Mỹ) đã tăng vọt lên 17.662 suất (so với 6.418 suất năm 2014). Người ta nói đồng tiền không những “biết nói” (money talks) mà còn “biết đi” (it walks). Theo tiến sỹ Vũ Quang Việt, trong 6 năm (2008-2013) 33 tỷ USD đã chạy khỏi Việt Nam bất hợp pháp…
Hai năm qua xu hướng này càng tăng nhanh, như một nghịch lý đầy bi kịch của đất nước này. Trong bối cảnh ngân sách quốc gia đang bị thâm hụt và khủng hoảng thiếu do bội chi ngân sách và nợ công quá nhiều, trong khi nguồn vay ODA cạn kiệt, thì xu hướng này có thể là một thảm họa. Nhưng không ai ngăn cản được người dân ra đi khi thực thẩm và nước uống không an toàn, khi không khí bị ô nhiễm, khi các dòng sông và nước biển bị nhiễm độc làm tôm cá chết, và các quyền cơ bản của người dân trong hiến pháp bị tước đoạt.  
Đổi mới thể chế hay là chết
Bối cảnh trong nước và quốc tế đang thay đổi, với tam giác Mỹ-Trung-Việt đang chuyển động, từ khi Việt Nam quyết định ra nhập TPP sau Đại hội Đảng XII, nhất là sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trong (7/2015) và chuyến thăm Viêt Nam của TT Barack Obama (5/2016) với triển vọng đối tác chiến lược Viêt-Mỹ. Vấn đề đặt ra hiện nay là muốn hay không Việt Nam buộc phải đổi mới thể chế và tăng cường hợp tác với Mỹ, vì sự sống còn của nền kinh tế (nguy cơ vỡ nợ) cũng như an ninh quốc gia (nguy cơ mất hết chủ quyền biển đảo).
Trong khi đó kinh tế Trung Quốc đang khủng hoảng và suy tàn, có thể suy sụp nhanh hơn dự kiến. Một dấu hiệu mới là Tỷ phú George Soros đang “tái xuất giang hồ” sau khi dự đoán Trung Quốc sẽ “hạ cánh cứng” (hard landing). Thực ra Mỹ không sợ Trung Quốc quá mạnh, mà lại sợ Trung Quốc khủng hoảng và sụp đổ, vì họ được lợi lộc nhiều hơn là thiệt hại khi kinh tế Trung Quốc phát triển. Trung Quốc khủng hoảng sẽ đe dọa kinh tế Mỹ cũng như kinh tế toàn cầu, với “cái bẫy phụ thuộc lẫn nhau” (economic co-dependency trap). Trong bối cảnh đó, Việt Nam làm gì và đi về đâu, hay cứ đứng ngẩn ngơ tại ngã ba đường?  
NQD. 14/6/2016
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngoại trưởng Singapore bỏ họp báo ra về là "chơi đẹp" trong thuật ngoại giao!



Cả khối quyết định Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan là người đại diện cho ASEAN chủ trì họp báo chung với ông Nghị theo kế hoạch, sẽ bỏ cuộc họp báo.
Nga có thể đứng ngoài Biển Đông nếu muốnTrao đổi lại với 2 học giả Trung Quốc về quan hệ Mỹ-Việt-Trung và Biển ĐôngTrung Quốc ép ASEAN rút tuyên bố, Ngoại trưởng Singapore bỏ họp báo ra về


LTS: Hội nghị đặc biệt Ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc kết thúc ngày hôm qua tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc diễn ra với nhiều bất ngờ và kịch tính.

Nước chủ nhà ép ASEAN rút lại tuyên bố chung, Ngoại trưởng Singapore đại diện cho ASEAN đã hủy bỏ cuộc họp báo chung với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị và bay về nước ngay sau đó.

Xung quanh động thái đặc biệt này, Tiến sĩ Trần Công Trục, một chuyên gia pháp lý và các vấn đề biên giới, lãnh thổ đã gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về sự kiện này.

Xin trân trọng giới thiệu bài viết này đến quý bạn đọc. Văn phong và nội dung bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Hội nghị đặc biệt Ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc tổ chức tại Côn Minh, Vân Nam theo sáng kiến của Malaysia đã kết thúc ngày hôm qua với nhiều kịch tính. Lần đầu tiên ASEAN bị Bắc Kinh ép rút lại tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông, họp báo chung bị nước chủ nhà trì hoãn hơn 5 tiếng, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan bỏ họp báo lên đường về nước.

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.


ASEAN thống nhất, một khi bị chủ nhà ép không ra được tuyên bố chung về Biển Đông thì các thành viên ASEAN nước nào ra tuyên bố của nước đó. Singapore, Indonesia, Việt Nam đã ra tuyên bố của mình trong đó nhắc lại các nội dung về Biển Đông được tuyên bố chung của ASEAN đề cập, theo South China Morning Post ngày 16/6.

Tuyên bố chung của ASEAN nói gì khiến Trung Quốc hành xử bất chấp danh dự và quy tắc ngoại giao?

Theo thông tin trên website Bộ Ngoại giao Việt Nam, ASEAN đã đạt được một số đồng thuận về vấn đề Biển Đông như sau:

"Về vấn đề Biển Đông, các Ngoại trưởng ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, coi đây là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước, trước hết là ASEAN và Trung Quốc;

Bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp gần đây và đang diễn ra ở Biển Đông, nhất là việc bồi đắp, tôn tạo và xây dựng quy mô lớn các bãi đá, quân sự hóa các đảo nhân tạo và các hành động khẳng định chủ quyền không dựa trên luật pháp quốc tế.

Trước tình hình phức tạp đó, các Bộ trưởng đề nghị ASEAN và Trung Quốc thể hiện quyết tâm chính trị và nỗ lực hơn nữa để bảo đảm hòa bình và an ninh ở Biển Đông, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Nhất là tôn trọng các tiến trình pháp lý và ngoại giao, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tự kiềm chế, không tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình, nhất là không quân sự hóa.

Các bộ trưởng cũng đề nghị ASEAN và Trung Quốc đẩy mạnh triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa, nhất là thực hiện hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hình thành Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Hai bên hoan nghênh kết quả của Cuộc họp các Quan chức cao cấp ASEAN – Trung Quốc lần thứ 12 về thực hiện DOC vừa qua tại Hạ Long, Quảng Ninh;

Tái khẳng định cam kết triển khai đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm hình thành COC nhằm tăng cường hiểu biết, tin cậy và thúc đẩy hợp tác chung trên thực tế, quản lý tranh chấp và ngăn ngừa xung đột, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trên Biển Đông, nhất là tăng cường trao đổi để có những tiến triển thực chất trong việc thực hiện DOC và xây dựng COC.

Các Bộ trưởng cũng nhất trí sớm hoàn tất dự thảo Tuyên bố về cam kết thực hiện Bộ quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển để trình (Hội nghị) Cấp cao Kỷ niệm thông qua cũng như vận hành đường dây nóng giữa các quan chức ngoại giao về xử lý các vấn đề nảy sinh ở Biển Đông."

Còn lập trường của Việt Nam được Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định:

"Về Biển Đông, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt đối với quan hệ ASEAN – Trung Quốc cũng như hòa bình, an ninh khu vực; đã chứng kiến hợp tác trên nhiều lĩnh vực, các nước từng đạt những kết quả tích cực trong việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: mofa.gov.vn.


Phó Thủ tướng, Bộ trưởng bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông và những hệ lụy nghiêm trọng của chúng; kêu gọi ASEAN và Trung Quốc tăng cường đối thoại và hợp tác để xử lý vấn đề Biển Đông, tuân thủ các cam kết bằng những hành động cụ thể, nhất là giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982;

Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tự kiềm chế, không tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tranh chấp, nhất là không quân sự hóa ở Biển Đông, thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm hình thành COC; đề nghị ngừng các hành động làm phức tạp thêm tình hình, thúc đẩy để có những tiến triển trong đàm phán song phương về phân định trên biển".

Theo cá nhân người viết, tuyên bố của Việt Nam đã thể hiện đầy đủ lập trường nhất quán của ta trong vấn đề Biển Đông, tuy nhiên vẫn còn mang tính nguyên tắc.

Người viết tin rằng, trong đàm phán có lẽ các nhà ngoại giao Việt Nam và ASEAN đã phải đấu tranh kịch liệt với Trung Quốc trên từng vấn đề cụ thể, tuy nhiên khi đề cập chuyện này trong tuyên bố chung vẫn chỉ nhắc lại nguyên tắc có lẽ là do cân nhắc đến khả năng không làm nóng thêm tình hình.

Tôi cho rằng điều này có thể hiểu và chia sẻ được.

Tuy nhiên, trong tình hình hiện tại Biển Đông đang tồn tại những loại tranh chấp rất phức tạp, mà nội dung và thủ tục giải quyết các tranh chấp đó cũng rất khác nhau, nếu trong tuyên bố, phát ngôn còn dừng lại ở nguyên tắc quá chung chung, sẽ có thể dẫn đến những hiểu nhầm, bất lợi về mặt pháp lý.

Đó là khiến dư luận không có đủ thông tin để hiểu, chia sẻ và đồng hành cùng các nhà ngoại giao nước mình trong sự nghiệp đấu tranh chung bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích hợp pháp của Việt Nam và hòa bình, ổn định của khu vực, luật pháp và trật tự quốc tế ở Biển Đông.

Đặc biệt là trong những vấn đề cụ thể liên quan trực tiếp đến lợi ích cốt lõi của Việt Nam như quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý đang bị đường lưỡi bò và hành động của Trung Quốc xâm hại và được Philippines khởi kiện.

Nên chăng chúng ta cần truyền thông rộng rãi các hoạt động đấu tranh pháp lý, ngoại giao để nhân dân có thêm thông tin, hiểu, chia sẻ và đồng hành để tạo thêm sức mạnh, đồng thời cũng tránh gây ra những hiểu lầm đáng tiếc.

Trong thông báo về hội nghị mà tôi vừa dẫn lại, chi tiết "đề nghị ngừng các hành động làm phức tạp thêm tình hình, thúc đẩy để có những tiến triển trong đàm phán song phương về phân định trên biển" có lẽ nên nói rõ hơn.

Nếu phân tích kỹ về nguyên tắc pháp lý thì đề nghị này không sai, vì: “đàm phán song phương về phân định biển”; nghĩa là chỉ đàm phán song phương để phân định các vùng chồng lấn được hình thành giữa Việt Nam với các quốc gia có bờ biển đối diện hoặc kế cận theo đúng quy định của UNCLOS 1982, chứ không phải đàm phán song phương đối với bất kỳ loại tranh chấp nào.

Cụ thể giữa Việt Nam và Trung Quốc đó là đàm phán song phương về phân định khu vực cửa vịnh Bắc Bộ.

Về việc ASEAN phải rút lại Tuyên bố chung, mặc dù nội dung này đã được phân phát, theo hãng thông tấn AP được tờ Macau Daily Times dẫn lại ngày 16/6, lý do thực sự khiến Trung Quốc ép bằng được ASEAN rút lại tuyên bố chung là vì nội dung liên quan đến Biển Đông mà Bắc Kinh rất "dị ứng":

"ASEAN không thể bỏ qua những gì đang xảy ra ở biển Đông vì nó là một vấn đề quan trọng trong quan hệ và hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc.

Chúng tôi bày tỏ mối quan tâm nghiêm trọng của chúng tôi đối với những phát triển gần đây và đang diễn ra đã làm xói mòn lòng tin và sự tự tin, làm gia tăng căng thẳng và có thể có khả năng phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông".

Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ảnh: AP.


Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã né tránh không trả lời câu hỏi của báo chí quốc tế về việc có phải Trung Quốc gây sức ép (bằng mọi giá) buộc ASEAN rút lại tuyên bố chung về Biển Đông hay không. Ông Khảng đá quả bóng này sang cho ASEAN với nguyên tắc "đồng thuận".

Bình luận về động thái này, hãng thông tấn AP ngày 16/6 được tờ The Financial Express của Ấn Độ dẫn lại cho rằng, dường như Trung Quốc đã sẵn sàng đánh đổi cả danh dự, uy tín của mình để thách thức, chống lại phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA dự kiến sắp được công bố.

Theo hãng thông tấn Antara News, Ngoại trưởng Indonesia, Retno Marsudi đã khẳng định sau cuộc họp quan trọng này: "Nếu không tôn trọng luật pháp quốc tế, sẽ rấ khó khăn để giữ được ổn định và hòa bình".

Ngoại trưởng Singapore bỏ họp báo chung về nước là phản ứng kịp thời, mạnh mẽ trước tham vọng bành trướng

Hôm qua 15/6 khi theo dõi trên truyền thông biết tin ngài Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan với tư cách đại diện cho ASEAN đồng chủ trì họp báo chung với ông Vương Nghị sau hội nghị, đã bỏ họp báo và lập tức lên đường về nước khiến dư luận nức lòng.

Cá nhân tôi cho đó là một phản ứng rất kịp thời, mạnh mẽ trước thói chiếu trên, cửa quyền, hách dịch trong hành xử với các nước láng giềng của Trung Quốc.

Tuy nhiên người viết cũng cảm thấy cần phải có xác nhận chính thức từ Bộ Ngoại giao hoặc truyền thông nhà nước Singapore về vụ việc thì mới có thể đánh giá đúng mức tính chất và hiệu ứng từ phản ứng dư luận đang tin là rất mạnh mẽ này.

Sáng nay 16/6, The Straits Times cho hay, vào phút chót Trung Quốc đã ép ASEAN phải rút lại một tuyên bố chung đồng thuận 10 điểm, tổng hợp lại nội dung cuộc họp của khối trong ngày Thứ Ba, bày tỏ những lo ngại nghiêm trọng của ASEAN về Biển Đông.

Trung Quốc đòi thay nội dung 10 điểm đồng thuận này, ASEAN không chịu, cuối cùng cả khối quyết định Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan là người đại diện cho ASEAN chủ trì họp báo chung với ông Nghị theo kế hoạch, sẽ bỏ cuộc họp báo chung này và bay về nước.

Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan, ảnh: The Straits Times.


Bởi lẽ nếu họp báo chung mà bác bỏ ngay các lập luận của Trung Quốc (về Biển Đông) giữa nơi công cộng, trước hàng trăm ống kính phóng viên quốc tế sẽ là bất lịch sự, The Straits Times lưu ý.

Như vậy là ngài Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan đã thể hiện rất tốt ý chí và tinh thần đoàn kết của ASEAN trước những vấn đề quan trọng mang tính sống còn đối với hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển của khu vực, luật pháp và công lý quốc tế trên Biển Đông.

Tuyên bố chung không ra được trên đất Trung Quốc thì mỗi thành viên ASEAN sẽ tự ra tuyên bố riêng của mình, đây là lập trường thống nhất thứ 2 của khối.

Một quan chức cấp cao ASEAN nói với The Straits Times, Bộ Ngoại giao Malaysia ra tuyên bố chung vào tối Thứ Ba rồi rút lại sau vài tiếng thể hiện "sự thất vọng cùng cực trong 6 thành viên ASEAN bao gồm Việt Nam trước các hành vi thô bạo và ngạo mạn của Trung Quốc".

Học giả Carlyle Thayer, Giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Australia được South China Morning Post dẫn lời cho biết, nhiều người cho rằng Ngoại trưởng Singapore bỏ họp báo ra về là một cái tát vào mặt Bắc Kinh có lẽ hơi phóng đại.

Có thể có những đánh giá và nhận định khác nhau về phản ứng của ASEAN trong cuộc họp này, trong đó có quan điểm cho rằng ASEAN đã "thất bại" và cần phải đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa, chỉ đích danh hơn nữa, đi vào các vấn đề cụ thể hơn nữa như phán quyết của PCA mới "đạt yêu cầu", hiệu quả.

Tuy nhiên người viết cho rằng trong bối cảnh tình hình hiện nay, điều đó là mong muốn chung của chúng ta trước tham vọng bành trướng vĩ cuồng của Trung Quốc, nhưng sẽ là không thực tế nếu đòi hỏi một sự đồng thuận tuyệt đối.

Phản ứng của ASEAN được Ngoại trưởng Singapore đã thể hiện một cách tròn vai, xuất sắc, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.

Sự kiện kịch tính này cũng một lần nữa cho thấy Trung Quốc không từ thủ đoạn nào để gây sức ép, lấy tư cách chủ nhà để trì hoãn họp báo chung hơn 5 tiếng đồng hồ. Họ càng hành xử áp đặt kiểu này, càng làm mất uy tín của chính họ và lòng tin của khu vực.

Đồng thời Trung Quốc đang đẩy ASEAN vào chỗ đối mặt với chia rẽ và thách thức nghiêm trọng. Nên nhớ rằng, Liên minh châu Âu phát triển trên một nền tảng khá cao và khá tương đồng về trình độ phát triển mà còn đang đứng trước nguy cơ chia rẽ khi Anh sắp trưng cầu dân ý ra đi hay ở lại EU.

Thì ASEAN khi đối mặt với những tình huống sống còn trên Biển Đông, có thể sẽ lại phải đối mặt với tình huống tương tự EU, nếu như khối không điều chỉnh cách tiếp cận các vấn đề chung thành nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, thay vì mãi bị trói buộc bởi nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối như hiện nay.
Ts Trần Công Trục


Cả khối quyết định Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan là người đại diện cho ASEAN chủ trì họp báo chung với ông Nghị theo kế hoạch, sẽ bỏ cuộc họp báo.
Nga có thể đứng ngoài Biển Đông nếu muốnTrao đổi lại với 2 học giả Trung Quốc về quan hệ Mỹ-Việt-Trung và Biển ĐôngTrung Quốc ép ASEAN rút tuyên bố, Ngoại trưởng Singapore bỏ họp báo ra về


LTS: Hội nghị đặc biệt Ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc kết thúc ngày hôm qua tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc diễn ra với nhiều bất ngờ và kịch tính.

Nước chủ nhà ép ASEAN rút lại tuyên bố chung, Ngoại trưởng Singapore đại diện cho ASEAN đã hủy bỏ cuộc họp báo chung với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị và bay về nước ngay sau đó.

Xung quanh động thái đặc biệt này, Tiến sĩ Trần Công Trục, một chuyên gia pháp lý và các vấn đề biên giới, lãnh thổ đã gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về sự kiện này.

Xin trân trọng giới thiệu bài viết này đến quý bạn đọc. Văn phong và nội dung bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Hội nghị đặc biệt Ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc tổ chức tại Côn Minh, Vân Nam theo sáng kiến của Malaysia đã kết thúc ngày hôm qua với nhiều kịch tính. Lần đầu tiên ASEAN bị Bắc Kinh ép rút lại tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông, họp báo chung bị nước chủ nhà trì hoãn hơn 5 tiếng, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan bỏ họp báo lên đường về nước.

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.


ASEAN thống nhất, một khi bị chủ nhà ép không ra được tuyên bố chung về Biển Đông thì các thành viên ASEAN nước nào ra tuyên bố của nước đó. Singapore, Indonesia, Việt Nam đã ra tuyên bố của mình trong đó nhắc lại các nội dung về Biển Đông được tuyên bố chung của ASEAN đề cập, theo South China Morning Post ngày 16/6.

Tuyên bố chung của ASEAN nói gì khiến Trung Quốc hành xử bất chấp danh dự và quy tắc ngoại giao?

Theo thông tin trên website Bộ Ngoại giao Việt Nam, ASEAN đã đạt được một số đồng thuận về vấn đề Biển Đông như sau:

"Về vấn đề Biển Đông, các Ngoại trưởng ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, coi đây là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước, trước hết là ASEAN và Trung Quốc;

Bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp gần đây và đang diễn ra ở Biển Đông, nhất là việc bồi đắp, tôn tạo và xây dựng quy mô lớn các bãi đá, quân sự hóa các đảo nhân tạo và các hành động khẳng định chủ quyền không dựa trên luật pháp quốc tế.

Trước tình hình phức tạp đó, các Bộ trưởng đề nghị ASEAN và Trung Quốc thể hiện quyết tâm chính trị và nỗ lực hơn nữa để bảo đảm hòa bình và an ninh ở Biển Đông, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Nhất là tôn trọng các tiến trình pháp lý và ngoại giao, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tự kiềm chế, không tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình, nhất là không quân sự hóa.

Các bộ trưởng cũng đề nghị ASEAN và Trung Quốc đẩy mạnh triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa, nhất là thực hiện hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hình thành Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Hai bên hoan nghênh kết quả của Cuộc họp các Quan chức cao cấp ASEAN – Trung Quốc lần thứ 12 về thực hiện DOC vừa qua tại Hạ Long, Quảng Ninh;

Tái khẳng định cam kết triển khai đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm hình thành COC nhằm tăng cường hiểu biết, tin cậy và thúc đẩy hợp tác chung trên thực tế, quản lý tranh chấp và ngăn ngừa xung đột, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trên Biển Đông, nhất là tăng cường trao đổi để có những tiến triển thực chất trong việc thực hiện DOC và xây dựng COC.

Các Bộ trưởng cũng nhất trí sớm hoàn tất dự thảo Tuyên bố về cam kết thực hiện Bộ quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển để trình (Hội nghị) Cấp cao Kỷ niệm thông qua cũng như vận hành đường dây nóng giữa các quan chức ngoại giao về xử lý các vấn đề nảy sinh ở Biển Đông."

Còn lập trường của Việt Nam được Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định:

"Về Biển Đông, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt đối với quan hệ ASEAN – Trung Quốc cũng như hòa bình, an ninh khu vực; đã chứng kiến hợp tác trên nhiều lĩnh vực, các nước từng đạt những kết quả tích cực trong việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: mofa.gov.vn.


Phó Thủ tướng, Bộ trưởng bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông và những hệ lụy nghiêm trọng của chúng; kêu gọi ASEAN và Trung Quốc tăng cường đối thoại và hợp tác để xử lý vấn đề Biển Đông, tuân thủ các cam kết bằng những hành động cụ thể, nhất là giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982;

Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tự kiềm chế, không tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tranh chấp, nhất là không quân sự hóa ở Biển Đông, thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm hình thành COC; đề nghị ngừng các hành động làm phức tạp thêm tình hình, thúc đẩy để có những tiến triển trong đàm phán song phương về phân định trên biển".

Theo cá nhân người viết, tuyên bố của Việt Nam đã thể hiện đầy đủ lập trường nhất quán của ta trong vấn đề Biển Đông, tuy nhiên vẫn còn mang tính nguyên tắc.

Người viết tin rằng, trong đàm phán có lẽ các nhà ngoại giao Việt Nam và ASEAN đã phải đấu tranh kịch liệt với Trung Quốc trên từng vấn đề cụ thể, tuy nhiên khi đề cập chuyện này trong tuyên bố chung vẫn chỉ nhắc lại nguyên tắc có lẽ là do cân nhắc đến khả năng không làm nóng thêm tình hình.

Tôi cho rằng điều này có thể hiểu và chia sẻ được.

Tuy nhiên, trong tình hình hiện tại Biển Đông đang tồn tại những loại tranh chấp rất phức tạp, mà nội dung và thủ tục giải quyết các tranh chấp đó cũng rất khác nhau, nếu trong tuyên bố, phát ngôn còn dừng lại ở nguyên tắc quá chung chung, sẽ có thể dẫn đến những hiểu nhầm, bất lợi về mặt pháp lý.

Đó là khiến dư luận không có đủ thông tin để hiểu, chia sẻ và đồng hành cùng các nhà ngoại giao nước mình trong sự nghiệp đấu tranh chung bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích hợp pháp của Việt Nam và hòa bình, ổn định của khu vực, luật pháp và trật tự quốc tế ở Biển Đông.

Đặc biệt là trong những vấn đề cụ thể liên quan trực tiếp đến lợi ích cốt lõi của Việt Nam như quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý đang bị đường lưỡi bò và hành động của Trung Quốc xâm hại và được Philippines khởi kiện.

Nên chăng chúng ta cần truyền thông rộng rãi các hoạt động đấu tranh pháp lý, ngoại giao để nhân dân có thêm thông tin, hiểu, chia sẻ và đồng hành để tạo thêm sức mạnh, đồng thời cũng tránh gây ra những hiểu lầm đáng tiếc.

Trong thông báo về hội nghị mà tôi vừa dẫn lại, chi tiết "đề nghị ngừng các hành động làm phức tạp thêm tình hình, thúc đẩy để có những tiến triển trong đàm phán song phương về phân định trên biển" có lẽ nên nói rõ hơn.

Nếu phân tích kỹ về nguyên tắc pháp lý thì đề nghị này không sai, vì: “đàm phán song phương về phân định biển”; nghĩa là chỉ đàm phán song phương để phân định các vùng chồng lấn được hình thành giữa Việt Nam với các quốc gia có bờ biển đối diện hoặc kế cận theo đúng quy định của UNCLOS 1982, chứ không phải đàm phán song phương đối với bất kỳ loại tranh chấp nào.

Cụ thể giữa Việt Nam và Trung Quốc đó là đàm phán song phương về phân định khu vực cửa vịnh Bắc Bộ.

Về việc ASEAN phải rút lại Tuyên bố chung, mặc dù nội dung này đã được phân phát, theo hãng thông tấn AP được tờ Macau Daily Times dẫn lại ngày 16/6, lý do thực sự khiến Trung Quốc ép bằng được ASEAN rút lại tuyên bố chung là vì nội dung liên quan đến Biển Đông mà Bắc Kinh rất "dị ứng":

"ASEAN không thể bỏ qua những gì đang xảy ra ở biển Đông vì nó là một vấn đề quan trọng trong quan hệ và hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc.

Chúng tôi bày tỏ mối quan tâm nghiêm trọng của chúng tôi đối với những phát triển gần đây và đang diễn ra đã làm xói mòn lòng tin và sự tự tin, làm gia tăng căng thẳng và có thể có khả năng phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông".

Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ảnh: AP.


Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã né tránh không trả lời câu hỏi của báo chí quốc tế về việc có phải Trung Quốc gây sức ép (bằng mọi giá) buộc ASEAN rút lại tuyên bố chung về Biển Đông hay không. Ông Khảng đá quả bóng này sang cho ASEAN với nguyên tắc "đồng thuận".

Bình luận về động thái này, hãng thông tấn AP ngày 16/6 được tờ The Financial Express của Ấn Độ dẫn lại cho rằng, dường như Trung Quốc đã sẵn sàng đánh đổi cả danh dự, uy tín của mình để thách thức, chống lại phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực PCA dự kiến sắp được công bố.

Theo hãng thông tấn Antara News, Ngoại trưởng Indonesia, Retno Marsudi đã khẳng định sau cuộc họp quan trọng này: "Nếu không tôn trọng luật pháp quốc tế, sẽ rấ khó khăn để giữ được ổn định và hòa bình".

Ngoại trưởng Singapore bỏ họp báo chung về nước là phản ứng kịp thời, mạnh mẽ trước tham vọng bành trướng

Hôm qua 15/6 khi theo dõi trên truyền thông biết tin ngài Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan với tư cách đại diện cho ASEAN đồng chủ trì họp báo chung với ông Vương Nghị sau hội nghị, đã bỏ họp báo và lập tức lên đường về nước khiến dư luận nức lòng.

Cá nhân tôi cho đó là một phản ứng rất kịp thời, mạnh mẽ trước thói chiếu trên, cửa quyền, hách dịch trong hành xử với các nước láng giềng của Trung Quốc.

Tuy nhiên người viết cũng cảm thấy cần phải có xác nhận chính thức từ Bộ Ngoại giao hoặc truyền thông nhà nước Singapore về vụ việc thì mới có thể đánh giá đúng mức tính chất và hiệu ứng từ phản ứng dư luận đang tin là rất mạnh mẽ này.

Sáng nay 16/6, The Straits Times cho hay, vào phút chót Trung Quốc đã ép ASEAN phải rút lại một tuyên bố chung đồng thuận 10 điểm, tổng hợp lại nội dung cuộc họp của khối trong ngày Thứ Ba, bày tỏ những lo ngại nghiêm trọng của ASEAN về Biển Đông.

Trung Quốc đòi thay nội dung 10 điểm đồng thuận này, ASEAN không chịu, cuối cùng cả khối quyết định Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan là người đại diện cho ASEAN chủ trì họp báo chung với ông Nghị theo kế hoạch, sẽ bỏ cuộc họp báo chung này và bay về nước.

Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan, ảnh: The Straits Times.


Bởi lẽ nếu họp báo chung mà bác bỏ ngay các lập luận của Trung Quốc (về Biển Đông) giữa nơi công cộng, trước hàng trăm ống kính phóng viên quốc tế sẽ là bất lịch sự, The Straits Times lưu ý.

Như vậy là ngài Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan đã thể hiện rất tốt ý chí và tinh thần đoàn kết của ASEAN trước những vấn đề quan trọng mang tính sống còn đối với hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển của khu vực, luật pháp và công lý quốc tế trên Biển Đông.

Tuyên bố chung không ra được trên đất Trung Quốc thì mỗi thành viên ASEAN sẽ tự ra tuyên bố riêng của mình, đây là lập trường thống nhất thứ 2 của khối.

Một quan chức cấp cao ASEAN nói với The Straits Times, Bộ Ngoại giao Malaysia ra tuyên bố chung vào tối Thứ Ba rồi rút lại sau vài tiếng thể hiện "sự thất vọng cùng cực trong 6 thành viên ASEAN bao gồm Việt Nam trước các hành vi thô bạo và ngạo mạn của Trung Quốc".

Học giả Carlyle Thayer, Giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Australia được South China Morning Post dẫn lời cho biết, nhiều người cho rằng Ngoại trưởng Singapore bỏ họp báo ra về là một cái tát vào mặt Bắc Kinh có lẽ hơi phóng đại.

Có thể có những đánh giá và nhận định khác nhau về phản ứng của ASEAN trong cuộc họp này, trong đó có quan điểm cho rằng ASEAN đã "thất bại" và cần phải đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa, chỉ đích danh hơn nữa, đi vào các vấn đề cụ thể hơn nữa như phán quyết của PCA mới "đạt yêu cầu", hiệu quả.

Tuy nhiên người viết cho rằng trong bối cảnh tình hình hiện nay, điều đó là mong muốn chung của chúng ta trước tham vọng bành trướng vĩ cuồng của Trung Quốc, nhưng sẽ là không thực tế nếu đòi hỏi một sự đồng thuận tuyệt đối.

Phản ứng của ASEAN được Ngoại trưởng Singapore đã thể hiện một cách tròn vai, xuất sắc, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.

Sự kiện kịch tính này cũng một lần nữa cho thấy Trung Quốc không từ thủ đoạn nào để gây sức ép, lấy tư cách chủ nhà để trì hoãn họp báo chung hơn 5 tiếng đồng hồ. Họ càng hành xử áp đặt kiểu này, càng làm mất uy tín của chính họ và lòng tin của khu vực.

Đồng thời Trung Quốc đang đẩy ASEAN vào chỗ đối mặt với chia rẽ và thách thức nghiêm trọng. Nên nhớ rằng, Liên minh châu Âu phát triển trên một nền tảng khá cao và khá tương đồng về trình độ phát triển mà còn đang đứng trước nguy cơ chia rẽ khi Anh sắp trưng cầu dân ý ra đi hay ở lại EU.

Thì ASEAN khi đối mặt với những tình huống sống còn trên Biển Đông, có thể sẽ lại phải đối mặt với tình huống tương tự EU, nếu như khối không điều chỉnh cách tiếp cận các vấn đề chung thành nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, thay vì mãi bị trói buộc bởi nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối như hiện nay.
Ts Trần Công Trục
Phần nhận xét hiển thị trên trang