Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Chính vì sự im lặng, nghĩ lên tiếng không làm gì mà chúng ta đang sở hữu một xã hội tởm lợm như hiện nay


Chau Doan

Sáng nay người đàn bà tôi phỏng vấn ở Quảng Bình gọi điện cho tôi hỏi: "Có tin gì mới chưa chú. Các chú phỏng vấn xong có viết bài gì không? Mà tôi trả lời phỏng vấn của chú thì liệu có làm sao không, có bị đi tù không chú? Bao giờ thì nhà nước công bố nguyên nhân hả chú. Cá chúng tôi đánh được giờ chỉ bán được chừng nửa giá. Con cái tôi thèm cá lắm mà không dám ăn chú ạ."
Thấy vậy, tôi chủ động gọi cho người đàn ông khác đã trả lời phỏng vấn. Ông ấy bảo tình hình vẫn thế, từ đợt hỗ trợ duy nhất 7kg gạo và 50,000 VND thì chưa có gì mới. Khi hỏi có ai trong làng bị đói chưa. Ông bảo: "Chúng tôi không chết đói cũng sẽ chết vì độc chú ạ. Người Việt Nam mình ác độc lắm."
"Thế là sao ạ?"
"Trung Quốc nó giết cá nhưng người Việt Nam mình giết nhau. Cá đánh được về chính ngư dân không dám ăn, thương lái không dám ăn, chỉ mang đi nơi khác bán. Thế không phải là giết nhau là gì? Tôi cảm thấy thế giới này buồn quá."

Điều này chính là điều tôi thấy đáng sợ nhất. Thương lái vẫn thu gom cá đánh được đều đều, họ chở đi đâu nếu không phải là đưa về những kho đông lạnh ở thành phố lớn, rồi sẽ được dùng làm nước mắm?
Sự hèn nhát thường đi cùng với sự dối trá, dã man, vô nhân tính. Khi tầng lớp trí thức hèn nhát, nhất định ngậm miệng vì sợ hãi vu vơ, nhất định bênh vực chính quyền đến phút cuối cùng thì trách gì ngư dân, người buôn bán vô nhân đạo, chỉ làm sao để có lợi nhuận? Chỉ lo cho miếng ăn trước mắt của họ. Cả xã hội sẽ tìm cách ăn thịt lẫn nhau để sống. Tất cả đều xứng đáng với nhau phải không? Kêu ai, kêu sao nổi? Đều là phường mèo mả gà đồng cả mà. Cả dân tộc này cùng đưa nhau tới chỗ diệt vong. Chẳng phải bệnh nhân ung thư đang chật cứng ở các bệnh viện K rồi sao? Cứ im lặng mà đi vào cõi chết, trong lòng hoang vu không biết ngày mai con cháu ta sẽ sống thế nào.
Sáng nay thấy FB lan truyền những bức ảnh chụp từ Quảng Thọ, Quảng Bình những đàn cá bé xíu như cá cơm, cá buôi, cá trích ve nhảy lên bờ. Hiện tượng này chỉ xảy ra với cá to, cá ngon ở Nhân Trạch, Quảng Bình khi mới xảy ra thảm hoạ. Thực ra thì tôi nghĩ không phải là cá cố tình nhảy lên bờ. Chẳng qua là cá bị nhiễm độc, sức yếu, cá cố ngoi lên mặt nước, bị sóng đánh dạt vào bờ khi còn sống.
Hôm qua, một cậu tôi biết đã lâu cmt là "Anh lên tiếng nhiều thế thì đến giờ đã được gì rồi?". Cái giọng rõ ràng là khiêu khích chứ không phải là một câu hỏi chân thành. Trong lúc bực mình, tôi block luôn. Người trẻ, người thiếu hiểu biết thì tôi không chấp, đến kẻ có học mà ngu lâu đến vậy thì tôi không mất thời gian để đối thoại hay tranh luận, giải thích làm gì. Tôi không có nhu cầu nhìn thấy cái tên của cậu ta trong FB của tôi.
Chính sự im lặng, nghĩ lên tiếng không làm gì mà chúng ta đang sở hữu một xã hội tởm lợm như hiện nay. Một xã hội khi con người tìm cách "ăn thịt người", con người chỉ chăm chăm lo cho cái dạ dày và cái sự "sống mòn" của mình.
Khi lòng tin vào con người đã xuống đáy, không gì tồi tệ hơn. Hôm nọ trên Vietnamnet còn có bài cảnh báo đậu phụ chứa nhiều chất gây ung thư. Vậy chúng ta biết ăn gì cho an toàn. Rồi đây, thứ gần gũi, cần thiết nhất đối với bữa cơm người Việt là giọt nước mắm cũng bị nghi ngờ nhiễm độc thì chúng ta biết ăn gì?
Ảnh: Những lồng đánh mực phơi nắng ở Nhân Trạch, Quảng Bình. Đây là những lồng dùng cho thuyền câu mực nhỏ. Từ ngày xảy ra thảm hoạ thì không dùng đến vì mực ở gần bờ không còn.
Xin đừng like làm gì, nếu thấy đúng thì share để mọi người cùng nhìn thấy vấn đề.
Nguồn: FB Chau Doan
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vĩnh biệt họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm


clip_image001
Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm - Ảnh: Lê Thiết Cương
Được tin họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm
Sinh 1922 (theo giấy khai sinh) tại Nam Đàn, Nghệ An.
Đã tạ thế lúc 10g27 ngày 15/6 /2016 tại bệnh viện Hữu Nghị,  Hà Nội. Lễ viếng diễn ra từ 11g15 tới 12g45 ngày 17-6 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng và an táng cùng ngày tại nghĩa trang Văn Điển.
Nguyễn Tư Nghiêm học khóa XV Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1941-1946) và thành công rất sớm với bức tranh sơn dầu Người gác Văn Miếu giành được giải nhất tại Salon Unique năm 1944, khi đang học năm thứ Ba. Ông nổi tiếng về sơn mài, sơn dầu và bột màu và dành suốt đời cho hội họa. Tranh của Nguyễn Tư Nghiêm cổ điển mà vẫn đầy cách tân, phả được tâm hồn Việt lên màu sắc và đường nét.
Với sự ra đi của Nguyễn Tư Nghiêm, bộ tứ “Phái - Sáng - Liên - Nghiêm” tất cả đều gặp nhau ở cõi Vĩnh Hằng.
 Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm và xin gửi đến gia quyến lời chia buồn tận đáy lòng. Xin nguyện cầu hương hồn họa sĩ tiêu dao nơi Cực Lạc.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Venezuela bắt hơn 400 người "cướp lương thực"

(NLĐO) – Lực lượng an ninh Venezuela vừa bắt giữ ít nhất 400 người trong các vụ cướp bóc, bạo động và biểu tình đòi lương thực.

Tình trạng bất ổn lúc này đang lan rộng ỏ quốc gia Nam Mỹ này. Đã có một người thiệt mạng ở bang Merida – Venezuela.
Hôm 14-6, một vụ bạo lực kinh hoàng đã xảy ra tại Cumana, thành phố cảng phía đông bắc Venezuela khi những kẻ cướp bóc tấn công hàng chục cửa hàng thực phẩm khiến lực lượng an ninh gồng mình chống trả.
Một số nguồn tin xuất hiện trên mạng xã hội còn khẳng định cuộc bạo loạn ở TP Cumana của bang Sucre đã cướp đi sinh mạng của một số người người. Tuy nhiên, thống đốc bang Sucre, ông Luis Acuna, người của Đảng Xã hội cầm quyền, cho biết những cái chết này không liên quan đến cướp bóc.
“Chỉ có 400 người bị bắt. Những trường hợp chết chóc khác không liên quan đến các vụ cướp bóc” – ông khẳng định trên đài truyền hình địa phương.
Ông Luis Acuna còn tố các chính trị gia cánh hữu chủ mưu gây ra tình trạng bạo lực này.
“Tôi dám chắc rằng họ dùng tiền xúi người dân làm loạn. Tất cả đã được lên kế hoạch kỹ càng.” – Ông Luis Acuna nói thêm.

Người dân biểu tình đòi lương thực gần phủ tổng thống Venezuela hôm 14-6. Ảnh: Reuters
Người dân biểu tình đòi lương thực gần phủ tổng thống Venezuela hôm 14-6. Ảnh: Reuters
Ông Nelson Moreno, thống đốc bang Anzoategui, cho biết có 8 kẻ đã bị bắt giữ vào hôm 14-6 trong những “tình huống bất thường”, một thuật ngữ thường được dùng để ám chỉ cướp bóc.
Tại Venezuela lúc này, song song với tình trạng thiếu thốn lương thực ngày một trầm trọng là hàng loạt cuộc biểu tình dữ dội khắp đất nước. Tuần trước, một cảnh sát và một người lính đã bị bắt vì bắn chết 3 người biểu tình.
Hôm 15-6, Văn phòng công tố viên bang Merida cho biết đang điều tra vụ việc một thanh niên 17 tuổi bị bắn chết một ngày trước đó trong một “tình huống bất thường” diễn ra ở bang Andean. Truyền thông địa phương cho hay một cuộc tấn công, biểu tình đòi lương thực đã diễn ra trước đó ở một văn phòng Đảng Xã hội ở bang Andean.
Theo một nhóm giám sát tình hình bạo lực ở Venezuela, mỗi ngày có hơn 10 vụ cướp bóc lương thực diễn ra tại quốc gia đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng này.
Phe đối lập khẳng định khủng hoảng kinh tếkéo dài xuất phát từ chính sách không hợp lý của Tổng thống Nicolas Madura và người tiền nhiệm Hugo Chavez. Phe đối lập hiện đang ra sức kêu gọi một cuộc trưng cầu ý dân nhằm bãi nhiệm ông Manduro.
Trong khi đó, ông Maduro khẳng định kẻ thù đang tiến hành một cuộc "chiến tranh kinh tế" chống lại ông và tìm cách kích động một cuộc đảo chính. Ông Maduro cũng tuyên bố cuộc trưng cầu ý dân sẽ không thể diễn ra vào năm nay.
Cao Lực (Theo Reuters)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

ÔNG HỒ HẢI LẠI THAM CHÍNH?- Đúng sai phải có thời gian mới kiểm chứng. Chỉ lưu lại với mục đích tham khảo:

BẤT HỒI TỐ LÀ CỐT LÕI CỦA HIẾN CHƯƠNG BẤT TUÂN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM




Trong bài Ai và làm gì cho phong trào bất tuân dân sự? tôi có viết các tổ chức dân sư người Việt cần phải có một hiến chương để hành đông thành công. Hiến chương ấy như thế nào, đây là chủ đề bài viết này.

Cha đẻ của sức mạnh mềm hiện đại là do Joseph Nye, nhưng ông chỉ đưa ra lý thuyết sức mạnh mềm cho chính quyền của đảng dân chủ do Bill Clinton sử dụng để làm đối thủ của Hoa Kỳ yếu đi, rồi sau đó Obama đã thành công hơn ở Bắc Phi và Trung Đông, kể cả chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 5/2016 vừa qua.

Song sức mạnh mềm của dân là quyền quay lưng với chính quyền độc tài vô pháp luật là do Étienne de La Boétie nhà tư tưởng Pháp ở thế kỷ XVI đưa ra. Sau đó, dân Hoa Kỳ dùng nó để thành công cuộc Cách Mạng Trà và lập quốc, và nhiều quốc gia khác làm theo thành công.

Bất tuân dân sự theo nghĩa dễ hiểu nhất là dân cắt bầu sữa nuôi chính quyền.

Một chính quyền của dân, do dân và vì dân là chính quyền làm thuê ăn lương của dân trả qua thuế. Hiến pháp là hợp đồng khế ước của dân với chính quyền vì của dân, do dân và vì dân.

Một chính quyền độc tài sẽ đẻ ra hiến pháp và pháp luật trên giấy và chỉ để chính quyền sử dụng đàn áp dân.

Việc người dân hiểu được mình là người chủ làm ra tiền nuôi chính quyền là việc rất đơn giản, ai cũng thực hiện, nhưng hầu hết dân không bao giờ thấy sức mạnh của mình là ở mình tạo ra bầu sữa để chính quyền sống.

Tại sao người dân không chịu hiểu sức mạnh của mình, mà thậm chí còn cho rằng, chính quyền bị sụp đổ sẽ không có chính quyền nào có thể lo cho dân tốt hơn chính quyền độc tài vô luật pháp hiện tại, là một câu hỏi lớn của nhiều vấn đề tâm lý học đã được thế giới nghiên cứu và trình bày. Trong số đó, Hội chứng Stockhom là vấn đề quan trọng nhất để giải thích điều này.

Hội chứng Stockholm được lấy tên từ vụ cướp tại ngân hàng Kreditbanken, ở hội trường Norrmalmstorg, thủ đô Stockholm, Thụy Điển. Bốn nhân viên ngân hàng gồm, ba nữ một nam bị giữ làm con tin từ ngày 23 đến 28 tháng 8 năm 1973, trong khi kẻ bắt cóc là hai nam đang thỏa thuận với bên cảnh sát. Trong khoảng thời gian 6 ngày, nạn nhân bắt đầu từ cảm giác sợ hãi, căm ghét sang quý mến, đồng cảm, có thể tới mức bảo vệ và phát triển phẩm chất xấu của kẻ bắt cóc. Họ từ chối sự trợ giúp từ chính quyền rồi đứng ra bảo vệ kẻ bắt cóc trước truyền thông và giới cảnh sát sau khi được giải thoát sau sáu ngày giam cầm.

Tuy nhiên, những cảm xúc nói trên của "nạn nhân" hoàn toàn vô lý vì họ đang nhầm lẫn hành vi hành hạ với lòng tốt của kẻ bắt cóc, mặc cho những nguy hiểm mà họ đã phải trải qua. Hệ thống quản lý dữ liệu bắt cóc của FBI ước tính ít nhất tám phần trăm nạn nhân có biểu hiện của hội chứng Stockholm

Một trong những giả thiết giải thích sự tồn tại của Hội chứng Stockholm được dựa trên lý thuyết của nhà phân tâm học Anna Freud: Sự đồng cảm của nạn nhân với kẻ hành hạ là cách mà nạn nhân phản ứng với nỗi đau mà họ đang phải trải qua. Bằng cách đồng hóa bản thân với kẻ hành hạ, bản ngã của nạn nhân được bảo vệ. Khi đó, nạn nhân chia sẻ chung những suy nghĩ, thái độ và giá trị với kẻ hành hạ, "tạm quên mất" rằng mình đang bị đe dọa.

Nhà tội phạm học, tâm thần học Nils Bejerot, với tư cách chuyên gia tầm thần học tham gia trong cuộc điều tra vụ cướp Norrmalmstorg, là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ hội chứng Stockholm dưới tên gọi Hội chứng Norrmalmstorg  - tiếng Thụy Điển: Norrmalmstorgssyndromet, tiếng Anh: The Norrmalmstorg Syndrome - sau đó được biết đến rộng rãi dưới tên hội chứng Stockholm. Nhà tâm thần học Frank Ochberg là người đưa ra định nghĩa hội chứng Stockholm để trợ giúp cho những vụ thỏa thuận con tin.

Hồi cứu lại năm 1930, khi vẫn đang nằm trong tay phát xít Đức, một số người Do Thái đồng thanh hô "Hãy tham gia cùng chúng tôi" và ủng hộ chính sách của Hitler. Đó là trên bình diện rộng hơn của một xã hội, một quốc gia.

Nước Việt cận đại trải qua các triều đại Đệ nhất, đệ nhị cộng hòa . Các triều đại sau xấu xa hơn triều đại trước. Trong quá trình đó, có một sự sai lầm trong cảm thông trong dân chúng với chế độ chính trị hiện tại của cộng sản ở Việt Nam hiện nay. Một hội chứng Stockholm hình thành trong dân chúng đã và đang giết chết mọi lĩnh vực và làm nước Việt yếu hèn. Nó cũng giống như cộng đồng Asean đang yếu hèn với Trung cộng.

Làm sao để dân Việt thoát khỏi hội chứng Stockholm không chỉ là việc của trí thức, mà cả của người dân phải biết tìm hiểu, đưa tin đến mọi ngõ ngách của xã hội. Bằng cách nào để dân Việt hiểu được mình là chủ, chính quyền là chó. Chủ nuôi chó để giữ nhà, nếu chó không hoàn thành nhiệm vụ giữ nhà, chủ cắt lương thực thì chó ắt phải tuân thủ cũng là việc của trí thức phải làm, và dân phải tìm hiểu. Công việc này đòi hỏi thời gian và sự đồng lòng của nhiều tầng lớp dân trong xã hội.

Khi toàn xã hội từ người dân cùng đinh đến trí thức hiểu sức mạnh của mình nhằm bảo vệ chính bản thân và gia đình mình trước sự xâm thực của cái xấu, lúc ấy Bất tuân Dân sự sẽ là sức mạnh mềm to lớn để buộc chính quyền độc tài phải nghe theo dân.

Hầu hết các cuộc cách mạng có tính bạo lực trong Bất tuân Dân sự trên thế giới không có hiến chương Bất Hồi Tố - nonretroactivity - đều đưa đến thất bại trong tương lai về mặt nhân bản và phát triển xã hội, và rơi vào vòng quay độc tài, tàn ác. . Thế giới gần đây cũng cho thấy một Iraq không thể tốt hơn khi Saddam Hussein bị treo cổ. Libya không thể hàn gắn vế thương khi Gaddafi bị xử tử sau chui cống...

Nhưng để chính quyền độc tài nghe theo dân và chịu xây dựng một xã hội tự lực, tự cường thì dân cần phải có một hiến chương cho bất tuân dân sự nhân bản và độ lượng với kẻ cầm quyền. Bất hồi tố là cốt lõi của mọi hiến chương trong Bất tuân Dân sự thành công từ Hoa Kỳ và Ấn Độ với Anh, Cách mạng Nhung và Hoa Hồng ở Đông Âu, Cách mạng vàng của bà Aung San Suu Kyi đối với nhà cầm quyền độc tài quân phiệt ở Miến Điện. 

Bất Hồi Tố sẽ giúp nhà cầm quyền độc tài an tâm chuyển giao quyền lực sau khi đã no đủ. Và Bất Hồi Tố chỉ có thể thực hiện được với những người đại diện cho dân có đủ cả tâm, tài, đức để cùng chung tay xóa bỏ quá khứ đau buồn, xây dựng lại tương lai, chứ không nhỏ nhen, đầy thù hằn như cách đối xử của người cộng sản.

Vì thế, vấn đề Bất tuân Dân sự cần phải có sự cảm thông giữa đại diện của dân và chính quyền độc tài ở cốt lõi của vấn đề là Bất Hồi Tố. Song ểể có một hiến chương Bất Hồi Tố là cốt lõi, trước tiên nước Việt phải có người cầm đầu và soạn thảo hiến chương Bất Hồi Tố cho tổ chức dân sự ở Việt Nam..
Sài Gòn, 14h59' ngày thứ Ba, 15/6/2016
Phần nhận xét hiển thị trên trang

-Chú Hải ơi, về đi !


Sắp 2 ngày mất rồi, mới thấy chú Cường về thôi !
Cả 2 chú đều quê Bắc Giang, cùng ngồi lái 1 Su-30, nhất định sẽ cùng về !
Su sao hay bị rơi thế, năm ngoái tầm hè như này 2 Su-22 cũng bị rơi ?
Nhớ; Những năm 197X, các dàn Sam-2 khi ấy rất được NO và ĐỦ.
Sam-2 là thế hệ vẫn vận hành bằng đèn điện tử; 3 thứ trong đèn là a nốt-ca tốt-sợi đốt rất mẫn cảm với dòng điện bị biến động, nóng ẩm hay gây hỏng đèn điện tử; Sam-2 dùng đèn điện tử nên khởi động để vào chiến đấu hơi mất thời gian nữa !
Bù lại khi đó Liên Xô vô tư hơn Nga bây giờ.
Bảo quản định kỳ thấy đèn ĐTử có triệu chứng chập chờn già nua là rút bóng ra, bẻ càng (chân đèn) thay mới ngay ! Khi đó đèn điện tử và linh kiện nhãn hiệu CCCP (SX tại Liên xô) còn đầy !
Đấy là ĐỦ !
.
Dầu ma dút chạy phát điện thì vô tư… tràn !
Lúc trận địa Sam ở các khu vực Hà Tây; huyện Ứng Hòa, rốn nước của Hà Tây; dịp hè, cắt lúa xong như này, cá ở ruộng nhiều vô cùng.
Những xô đúc 10 lít dập dòng chữ “Chế tạo tại CCCP”, đầy dầu ma dút, 1 bùi nhùi giẻ, que thép làm cái xiên; Tối tối những tốp lính đi soi cá ruộng, cá đầy hàng xô tôn cũng nhãn mác CCCP !
Máy nổ phát điện không hạn chế cho luyện tập, cho bảo dưỡng; và nhất là thời kỳ phục kích để mong bắn hạ máy bay SR-71 Mỹ (Máy bay do thám ko người lái, loại duy nhất ko bị bắn rơi ở VN-lúc nào minh mẫn sẽ kể lại) máy nổ phát điện gần như cả ngày !
Dàn Sam-2 khi đó ko có định mức sử dụng dầu !
Đấy là ĐỦ !
.
Nóng này, chỉ biết ngóng vào miền Trung xa thôi; và nhớ ngày xưa với ước ao:
- Hãy để cánh Su được NO và ĐỦ !
- Và, chú Hải ơi, về đi !
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tờ South China Morning Post (SCMP – Hong Kong) ngày 14/6 đưa tin rất nhanh về sự kiện chiến đấu cơ Việt Nam mua của Nga mất liên lạc trên Biển Đông.

Máy bay chiến đấu Su-30MK2 nằm trong số hơn 30 chiếc loại này đang được Việt Nam sử dụng.
Tờ South China Morning Post (SCMP – Hong Kong) ngày 14/6 đưa tin rất nhanh về sự kiện chiến đấu cơ Việt Nam mua của Nga mất liên lạc trên Biển Đông.
SCMP dẫn nguồn tin cho biết, chiếc máy bay Su-30MK2 nói trên biến mất khỏi màn hình radar trên vùng biển Diễn Châu, Nghệ An, cách đất liền khoảng hơn 30-40km, sau khi xuất phát từ sân bay Thọ Xuân, Thanh Hóa.

 Chiến đấu cơ Su-30MK2 của không quân Việt Nam bay tuần tra

Chiều 14/6, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam, cho biết rằng công cuộc tìm kiếm chiếc máy bay xấu số vẫn tiếp diễn.
Ông nói: “Chúng tôi vẫn chưa tìm thấy máy bay. Chưa có thông tin gì mới thêm. Chúng tôi vẫn đang tìm kiếm”. Khi được hỏi về nguyên nhân rơi máy bay, ông Tuấn nói: “Chúng tôi phải tìm ra máy bay mới biết nguyên nhân”.
Theo SCMP, sự cố xảy ra sau một loạt các vụ việc trong vòng hai năm qua với các máy bay trực thăng đã cũ và vào thời điểm Việt Nam đã xác định lại chiến lược quốc phòng và thực hiện đợt hiện đại hóa quân đội lớn nhất trong 4 thập kỷ.
Việt Nam đang tìm cách hiện đại hóa năng lực quốc phòng của mình, nhằm thiết lập sự răn đe trước diễn biến tình hình leo thang căng thẳng ở Biển Đông.
Chiến đấu cơ Su-30MK2 nằm trong số hơn 30 chiếc loại này đang được Việt Nam sử dụng. Chiến đấu cơ phản lực nằm trong danh mục mua sắm và lựa chọn của Việt Nam được dự báo sẽ tăng cường sau việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với cựu thù Việt Nam. Washington rất mong muốn biến thành Việt Nam thành đồng minh châu Á mới nhất của mình, SCMP nhận định.
Video Su-30 Việt Nam bay huấn luyện, tuần tra
Theo SCMP, Việt Nam vẫn đang đàm phán với các nhà sản xuất của Mỹ và phương Tây nhằm tăng cường lực lượng không quân với các chiến đấu cơ phản lực, máy bay trực thăng và máy bay tuần tra biển. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng có thể Nga sẽ vẫn tiếp tục là nhà cung cấp vũ khí chính của Việt Nam.
Máy bay Su-30MK2 là phiên bản nâng cấp của Su-30 do Nga sản xuất. Việt Nam đã ký 3 hợp đồng mua  32 máy bay chiến đấu đa năng này.
Su-30 MK2, được trang bị tên lửa điều khiển, bom điều chỉnh trên không, có thể bắn hạ mục tiêu trên không, trên đất liền và trên biển.
Giữa năm ngoái, hai chiến đấu cơ Su-22 của Không quân Việt Nam đã va chạm và rơi ở vùng biển Bình Thuận, khiến hai phi công tử nạn. Trước đó, vào năm 2006 và 2009 cũng xảy ra tai nạn liên quan tới Su-22, khiến hai phi công thiệt mạng.
Nguồn: Việt Times
Phần nhận xét hiển thị trên trang

NÓNG BỨC! BIỂN SẦM SƠN ĐẶC QUÁNH....


Biển Sầm Sơn đặc khách hàng cây số

VNE
Thứ tư, 15/6/2016 | 09:52 GMT+7 



Gần 70.000 lượt khách đổ về biển Sầm Sơn ngày cuối tuần khiến bãi biển ở đây dài hàng km trở nên đông nghịt.

Biển Sầm Sơn đặc khách hàng cây số  
Theo trung tâm văn hóa du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa), lượng khách đổ về bãi biển ở đây tăng cao từ tháng 6. Vào cuối tuần, biển Sầm Sơn đón trung bình 60.000 - 70.000 lượt khách mỗi ngày. Ảnh: Lê Bích
Biển Sầm Sơn đặc khách hàng cây số  
Dù không phải cuối tuần, biển Sầm Sơn vẫn đón khoảng 40.000 lượt khách trong ngày 14/6, đại diện trung tâm văn hóa du lịch thị xã cho biết. Ảnh: Lê Bích.
Biển Sầm Sơn đặc khách hàng cây số  
Một trong những nguyên nhân khiến lượng khách tăng cao đột biến trong những ngày qua là thời tiết miền bắc nắng nóng kéo dài, nhiều nơi nhiệt độ lên cao gần 40 độ C. Ảnh: Do Dung
Biển Sầm Sơn đặc khách hàng cây số  
Sầm Sơn có khoảng 14.000 phòng nhưng hầu hết khách sạn, nhà nghỉ tại thị xã đều rơi vào tình trạng "cháy phòng", không chỉ cuối tuần mà cả tháng 6. Một số khách sạn cho biết đã nhận nhiều đoàn khách và lịch kín đến hết tháng 7, 8. Ảnh: Kim Anh
Biển Sầm Sơn đặc khách hàng cây số  
Theo trung tâm văn hóa du lịch Sầm Sơn, lượng khách trong tháng 6 có thể tăng khoảng 30% so với tháng trước. Trong khi đó, hơn một triệu lượt khách đã đến Sầm Sơn trong tháng 5. Ảnh: Thu Le Nguyen
Biển Sầm Sơn đặc khách hàng cây số  
Bên cạnh thời tiết nắng nóng, sự "lột xác" của bãi biển Sầm Sơn trong mùa hè năm nay cũng thu hút nhiều du khách đến tắm biển, nghỉ mát. Ảnh: Lê Bích
Biển Sầm Sơn đặc khách hàng cây số  
Bờ biển Sầm Sơn trước đây dài hơn một km nhưng sau khi được quy hoạch, cải tạo, dài khoảng 3,5 km, đáp ứng nhu cầu tăng cao của du khách trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Lê Bích
Biển Sầm Sơn đặc khách hàng cây số  
Du khách năm nay có thể tắm tráng tại các phòng tắm công cộng khang trang, sạch sẽ nằm dọc biển. Ảnh: Lê Bích
Biển Sầm Sơn đặc khách hàng cây số  
Xen kẽ các nhà tắm này là Hubway hiện đại. Tại đây, du khách có thể ăn uống, mua sắm trong không gian văn minh, lịch sự và giá cả được niêm yết rõ ràng. Ảnh: Lê Bích
Biển Sầm Sơn đặc khách hàng cây số  
Dù đông đúc nhưng không ít du khách đến Sầm Sơn cảm thấy bất ngờ và hài lòng với sự thay đổi và các dịch vụ ở đây. Ảnh: Lê Bích
Vy An
Phần nhận xét hiển thị trên trang