Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Thương về Hà Lội quá đi!

MỘT ÍT HÌNH ẢNH HÀ NỘI NẮNG NÓNG

Thu gom hình ảnh trên các báo. Không dám ra đường vì trên đầu thì nắng như đổ lửa, dưới đường và vỉa hè bê tông thì nóng rẫy như lò than, choáng luôn ! Còn dám nhìn đâu mà "chụp" kiểu ảnh! Che dù chẳng nghĩa lý gì vì nắng xuyên vải dù như thiêu lấy mình! Nghĩ rằng các cụ ngày xưa mặc áo tơi (đan lá kè) thật đúng cách.

 Ảnh: afamily
 Ảnh: VTCNews
 Ảnh: soha
 Ảnh: VTC
 Ảnh: Người Lao Động (NLD)
( NLD )
 ( NLD )
 ( NLD )
 Ảnh: giadinhnet.vn
Ảnh: Dân trí

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

liệu anh có kịp làm người TỬ TẾ không anh ?!


Người TỬ TẾ
*
Tưởng Biển xanh biển trắng để lòi ra cái lếch- xù ?
Tưởng cái lếch xù để lòi ra cái tan nát của Xây dựng dầu khí ? 
Tưởng từ cái Xây dựng dầu khí để cho rõ chân dung anh Phỗng Thanh ? Để đặt ra: Ai đã dẫn mối để anh Thanh vào làm quan phụ mẫu xứ kia ?
Nhưng ứ phải ! Họ (từ chỉ 1 cụm người có chung đam mê, mục tiêu) để anh Thanh đứng đấy 1 mình cho bàn dân thiên hạ đi qua đi lại chỉ chỏ và… cười; Họ đi lần lần đến anh Vũ Quang Hải !
(Trích: Vũ Quang Hải 2011 khi mới 25 tuổi được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư tài chính dầu khí (PVFI), năm 2011 lỗ 155 tỷ đồng, năm 2012 lỗ 67 tỷ đồng;
Năm 28 tuổi ông Hải giữ chức Phó Vụ trưởng tại Bộ Công Thương, sau đó được bổ nhiệm làm thành viên HĐTQ và Phó tổng giám đốc của Sabeco, doanh nghiệp nhà nước có vốn chủ sở hữu hơn 12.000 tỷ đồng. “Vũ Quang Hải mới chỉ làm công chức được một năm, và để PVFI lỗ hai năm liên tiếp (theo quy định sẽ bị cắt chức) nhưng lại được đề bạt và thăng chức vượt cấp )
Nay đã LỘ đến anh Vũ Huy Hoàng rồi ! Ở cơ quan, anh Hải theo Lãnh đạo toàn diện, gọi anh Hoàng là Bộ trưởng; ở nhà, anh Hoàng theo huyết thống gọi anh Hải là CON !
--
“ Tao muốn làm người lương thiện ! Ai cho tao lương thiện ?” Đấy là câu nói của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao; còn nay,
Ới anh VH Hoàng ơi, liệu anh có kịp làm người TỬ TẾ không anh ?!
(Nắng nóng, chỉ xem mỗi mạch Hoàng này đã bải hoải mắt mũi !)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có lẽ ông này giàu trí tưởng tượng chăng?

Dân tộc và dấu hiệu..

Nguyễn Quang Dy
Nhiều đợt biểu tình về việc cá chết hàng loạt tại miền Trung đã nổ ra tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác trên cả nước hồi tháng 5/2016. Nguồn: FB Trinh Minh Hien
“Cuộc sống bắt đầu khi nỗi sợ kết thúc – Life begins where fear ends” (Osho).
Gần đây, ngày càng có nhiều dấu hiệu bất thường về tâm trạng của cộng đồng dân tộc. Nó giống như những dấu hiệu của một cơn bão tố hay sóng thần.
Nếu đúng vậy, thì đây là một vấn đề lớn chứ không nhỏ. Phủ nhận hay bưng bít thông tin về một cơn bão tố hay sóng thần là dại dột như tự sát tập thể. Không phải chỉ các chính khách hay thương gia mà cả các nhà tâm lý xã hội học cũng cần quan tâm, vì hệ quả khôn lường của nó.
Người ta có thể tháo ngòi một quả bom nổ chậm chứ không thể tháo ngòi một cơn bão tố hay sóng thần. Đài Khí tượng Thủy văn (như Ban Tuyên giáo) chỉ có thể dự báo hay cảnh báo, chứ không thể ngăn chặn hay đối phó được với thảm họa môi trường hay khủng hoảng xã hội.
Hãy thử điểm lại vài dấu hiệu điển hình gần đây.
Từ đám cháy Bình Dương và Vũng Áng
Chắc nhiều người chưa quên việc Trung Quốc đem giàn khoan khổng lồ HD981 vào hải phận Việt Nam tại Biển Đông (5/2014) đã tạo ra phản ứng dây chuyền, làm toàn dân phẫn nộ.
Sự kiện đó không chỉ là bước ngoặt mới trong quan hệ Việt-Trung mà còn thúc đẩy xu hướng “thoát Trung” trong tâm thức người Việt.
Tuy kinh nghiệm lịch sử đã chứng minh, thân Tàu quá hay chống Tàu quá đều nguy hiểm, nhưng xu hướng cực đoan khó tránh khỏi. Chỉ cần một số kẻ xấu giấu mặt xúi dục là có thể biến cả khu công nghiệp Bình Dương hay Vũng Áng thành biển lửa chống Tàu (và Đài Loan).
H1Nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất của các công ty Đài Loan, Trung Quốc tại Bình Dương đã bị đốt phá trong đợt bạo loạn hồi 5/2014. Ảnh: AFP
Tại sao lại như vậy?
Có nhiều nguyên nhân, nhưng nói một cách dễ hiểu, tâm trạng dân chúng như đám cỏ khô.
Đối với hàng vạn công nhân làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài thì chống Tàu đồng nghĩa với chống giới chủ, vì họ bị bóc lột và đối xử bất công nhưng không được bênh vực.
Tâm trạng đó của dân chúng không phải chỉ có ở Việt Nam mà có ở khắp nơi. Nhưng đám cỏ khô ở Việt Nam dễ cháy hơn vì vai trò công đoàn mờ nhạt. Vì vậy, khi tham gia TPP chính phủ Việt Nam phải chấp nhận vai trò công đoàn độc lập như một cơ chế mới.
Đến biểu tình “cá cần biển sạch, dân cần minh bạch”
Có thể nói sự kiện lớn thứ hai sau vụ dàn khoan HD981 là sự kiện cá chết hàng loạt tại bờ biển mấy tỉnh miền Trung, không chỉ đánh dấu một thảm họa môi trường mà còn là một bước ngoặt mới về tâm thức chống Tàu (hay Formosa) và bất bình với cách ứng xử loanh quanh khó hiểu của chính quyền.
Tuy phản ứng lần này của dân chúng ôn hòa hơn nhưng lại bị đàn áp bạo lực hơn. Đây là một chuyển biến đáng lưu ý trong diễn biến chính trị tại Việt Nam, cần được nghiên cứu và lý giải nghiêm túc.
Thái độ phản ứng của dân chúng đối với thảm họa môi trường làm cá chết gắn liền với thái độ độc đoán của chính quyền đối với quyền ứng cử và bầu cử của người dân. Hai vấn đề tưởng khác nhau, nhưng có cùng một mẫu số chung.
H1Nguồn ảnh: Tin mừng cho người nghèo
Thực ra, thái độ phản ứng của dân chúng hiện nay là muốn tham gia (xây dựng) chứ không muốn chống đối (phá hoại).
Họ bất bình chẳng qua vì cuộc sống và môi trường sống bị đe dọa, trong khi chính quyền đáp ứng quá chậm và quá ít (too little too late), thậm chí bị nghi ngờ là bao che cho nghi phạm (Formosa).
Tuy xu hướng giảm cực đoan trong phản ứng của dân chúng là một dấu hiệu đáng mừng (như đang trưởng thành), nhưng xu hướng gia tăng bạo lực đàn áp của chính quyền là một dấu hiệu đáng lo (như đổ thêm dầu vào lửa).
Hành động bưng bít thông tin, trì hoãn kết luận, tăng cường đàn áp bằng bạo lực, từ chối quốc tế (Mỹ) giúp đỡ, làm cho chính quyền ngày càng bị cô lập và mất lòng dân. Nếu không kịp thời tháo gỡ tình trạng bế tắc đó (như “standoff”) thì một cơn bão tố hay sóng thần có thể ập tới.
Hiện tượng Tạ Bích Loan và Tôn Nữ Thị Ninh
Tại sao MC Tạ Bích Loan lại bị “ném đá”?
Đây không chỉ đơn giản là “tại nạn nghề nghiệp” vì người làm chương trình chủ quan không chuẩn bị kỹ hay kinh nghiệm truyền thông còn non kém, mà chủ yếu là do thái độ (vô ý hay chủ ý) như châm lửa vào một đám cỏ khô chứa chất tâm trạng bức xúc như bột lưu huỳnh.
Format chương trình “60 phút mở” không tồi (bắt chước “60 Minutes” của CBS News), nhưng thái độ của MC Tạ Bích Loan và người phụ họa đã biến nó thành một chương trình “60 phút đóng” (như “đấu tố” MC Phan Anh) làm công chúng bất bình. Với tâm trạng bức xúc, công chúng sẵn sàng “ném đá” bất cứ ai hoặc cái gì làm cho họ cảm thấy bị coi thường hay xúc phạm, như một dám cỏ khô dễ cháy.
Tiếp theo Tạ Bích Loan là Tôn Nữ Thị Ninh.
Cả hai đều là “người của công chúng” (celebrity) nên khi làm công chúng thất vọng, họ càng dễ bị “ném đá”.
Có lẽ vấn đề của hai vị này không phải là trình độ mà là thái độ: Không nên coi thường công chúng!
H1Chương trình ’60 phút mở: Động cơ đằng sau mỗi chia sẻ trên mạng xã hội là gì?” của VTV và MC Tạ Bích Loan đã gây phản ứng dữ dội trên mạng xã hội. Nguồn: other
Cần lưu ý dư luận phản ứng hai bài của bà Ninh không phải là công chúng bình dân, mà hầu hết là trí thức (cả hai phía). Thái độ phản ứng của họ khác với phản ứng của dân chúng đã từng đốt các doanh nghiệp Trung Quốc (hay Đài Loan) tại Bình Dương và Vũng Áng trước đây. Với tâm trạng đầy bức xúc, người ta có thể biến “Tôn Nữ” thành “Thị Ninh” (như một “coup de grace”)…
Và những chuyện lạ khác…
Không biết do bức xúc hay vì lý do gì khác mà nhân “ngày báo chí cách mạng Việt Nam”, tổng biên tập báo Petro Times đã đăng một bài với cái tít gây sốc, “ Nghề phóng viên là phải như con chó ấy” (Nguyễn Như Phong, Petro Times, 10/6/2016).
Ông Phong kết luận, “chó muốn giỏi thì cũng phải nuôi dạy và phóng viên muốn giỏi thì ngoài năng khiếu trời cho, cũng phải được dạy dỗ, rèn luyện tử tế. Và chó khôn nhờ chủ, muốn có phóng viên giỏi cũng phải nhờ chủ”.
Không biết đọc xong bài này có bao nhiêu phóng viên muốn trả thẻ nhà báo?
Trong chương trình truyền hình trực tiếp của VTV2 (tối 11/6/2016) về lễ trao giải cuộc thi “những tấm gương bình dị mà cao quý” của báo Quân đội Nhân dân, người ta thấy xuất hiện trên nền phông sân khấu bức tranh cổ động “học tập trước tác Mao Trạch Đông”. Tuy chưa biết sự cố này là do vô ý hay cố ý, nhưng nó lập tức lan truyền trên mạng và gây phản ứng mạnh, do tâm trạng bức xúc của công chúng, như đám cỏ khô dễ bắt lửa.
Cùng ngày 11/6/2016, báo chí “lề phải” và “lề trái” đồng loạt đưa tin “TBT Nguyễn Phú Trọng đã giao Ủy ban Kiểm tra TƯ chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính TƯ, Ban Tổ chức TƯ, Bộ Công an, Ban Cán sự Đảng bộ Công thương, bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Ban Thi đua Khen thưởng TƯ, tỉnh ủy Hậu Giang và Tập đoàn Dầu khí VN khẩn trương kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung mà báo chí đã nêu đối với ông Trịnh Xuân Thanh, Phó chủ tịch Hậu Giang”…
Những nội dung TBT yêu cầu kiểm tra không chỉ là việc ông Thanh đi xe Lexus cá nhân biển trắng đổi thành biển xanh mà còn là quá trình bổ nhiệm ông Thanh. Sau Đại hội Đảng, phải chăng đây là phát súng khởi đầu cho chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” kiểu Việt Nam, mà điểm dừng hay hệ quả của nó chưa biết trước sẽ ra sao?
Hệ quả không định trước
Một điều nữa cần lưu ý là các cuộc biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn gần đây cho thấy tầng lớp trung lưu và trí thức (gồm cả quan chức) không còn ngồi yên hay đứng ngoài cuộc mà đã bắt đầu tham gia và xuống đường.
Có lẽ vấn đề bảo vệ môi trường và quyền bầu cử – ứng cử của công dân đã dẫn đến phân hóa xã hội sâu sắc, bao gồm cả các tầng lớp trên. Không thể dễ dàng chụp mũ nói rằng họ bị thế lực thù địch nào đó xúi dục. Đàn áp bằng bạo lực là một sai lầm lớn, có thể dẫn đến một bước ngoặt mới (game changer).
Công chúng nghèo (công nhân và nông dân) có thể không biết hoặc ít sự lựa chọn, nên dễ chấp nhận và cam chịu số phận.
Nhưng tầng lớp trung lưu và trí thức thì khác. Nếu quá bất bình và bất an, họ có thể bỏ ra nước ngoài, đem theo tài sản. Con cái họ du học có thể không về nước.
H1Ảnh: Getty
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan có lần thốt lên, “lấy ai xây dựng đất nước đây?” Nhưng chính con cháu hầu hết các quan chức lãnh đạo các cấp đều ở nước ngoài (nhưng không phải Trung Quốc). Mặc dù họ có thể thân Tàu hay “chống Mỹ”, nhưng chẳng quan chức nào cho gia đình sang Trung Quốc cư trú, mà chỉ đi Mỹ, Canada, Australia hoặc Tây Âu…
Thực tế phong trào di cư như “bỏ phiếu bằng chân” (và bằng tiền) đã và đang âm thầm diễn ra.
Theo thống kê, dòng người và dòng tiền từ Việt Nam (cũng như Trung Quốc) đang ra đi ồ ạt.
64% người giàu Trung Quốc (có trên 1,6 triệu USD) đã hoặc định di cư ra nước ngoài. Trong 10 năm qua, 14.000 tỷ USD đã chạy khỏi Trung Quốc (riêng năm 2015 là 1.000 tỷ USD).
Còn Việt Nam thì sao?
Năm 2015, riêng loại visa EB-5 (dành cho các doanh nhân muốn đầu tư và định cư ở Mỹ) đã tăng vọt lên 17.662 suất (so với 6.418 suất năm 2014). Người ta nói đồng tiền không những “biết nói” (money talks) mà còn “biết đi” (it walks). Theo tiến sỹ Vũ Quang Việt, trong 6 năm (2008-2013) 33 tỷ USD đã chạy khỏi Việt Nam bất hợp pháp.
Hai năm qua xu hướng này càng tăng nhanh, như một nghịch lý đầy bi kịch của đất nước này.
Trong bối cảnh ngân sách quốc gia đang bị thâm hụt và khủng hoảng thiếu do bội chi ngân sách và nợ công quá nhiều, trong khi nguồn vay ODA cạn kiệt, thì xu hướng này có thể là một thảm họa.
Nhưng không ai ngăn cản được người dân ra đi khi thực thẩm và nước uống không an toàn, khi không khí bị ô nhiễm, khi các dòng sông và nước biển bị nhiễm độc làm tôm cá chết, và các quyền cơ bản của người dân trong hiến pháp bị tước đoạt.
‘Đổi mới thể chế hay là chết’
H1Ảnh: Getty
Bối cảnh trong nước và quốc tế đang thay đổi, với tam giác Mỹ-Trung-Việt đang chuyển động, từ khi Việt Nam quyết định gia nhập TPP sau Đại hội Đảng XII, nhất là sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (7/2015) và chuyến thăm Việt Nam của TT Barack Obama (5/2016) với triển vọng đối tác chiến lược Việt-Mỹ.
Vấn đề đặt ra hiện nay là muốn hay không Việt Nam buộc phải đổi mới thể chế và tăng cường hợp tác với Mỹ, vì sự sống còn của nền kinh tế (nguy cơ vỡ nợ) cũng như an ninh quốc gia (nguy cơ mất hết chủ quyền biển đảo).
Trong khi đó kinh tế Trung Quốc đang khủng hoảng và suy tàn, có thể suy sụp nhanh hơn dự kiến.
Một dấu hiệu mới là tỷ phú George Soros đang “tái xuất giang hồ” sau khi dự đoán Trung Quốc sẽ “hạ cánh cứng” (hard landing).
Thực ra Mỹ không sợ Trung Quốc quá mạnh, mà lại sợ Trung Quốc khủng hoảng và sụp đổ, vì họ được lợi lộc nhiều hơn là thiệt hại khi kinh tế Trung Quốc phát triển. Trung Quốc khủng hoảng sẽ đe dọa kinh tế Mỹ cũng như kinh tế toàn cầu, với “cái bẫy phụ thuộc lẫn nhau” (economic co-dependency trap).
Trong bối cảnh đó, Việt Nam làm gì và đi về đâu, hay cứ đứng ngẩn ngơ tại ngã ba đường?
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm của tác giả, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, hiện sống ở Hà Nội. Bài viết được tác giả cho phép đăng trên trang BBC Tiếng Việt.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khám phá những bí ẩn ngoài sức tưởng tượng của con người (thuyết minh)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thơ Trần Huy Minh Phương:



Nắng ca

đừng giam lỏng những giấc mơ bay bổng
trăng đã về trên nóc hoàng hôn
trăng đã về…
em nhé hoa thơm

trăng mọc lúc chính ngọ
em mọc trong tôi lúc chính ngọ
tôi mọc trong thơ lúc chính ngọ
nắng xồng xộc ai đan từng sợi nóng

đất cày lâu chai mất rồi
đào sâu đào sâu / tầng tầng tơi xốp
lấp lánh bùn
nút áo bung ra vãi nắng lên trời…

trăng đã về trên nóc hoàng hôn
em đã chào cuộn gió vờn hương
tôi lại bị giam lỏng chính những giấc mơ

nắng khét mùi sình cha truyền con nối
tôi đi…

Sài Gòn, 23g50’, ngày 20-7-2011
                                                                                     

                               Sớm mai là thứ hai

Sớm mai mở cửa sổ
Tiếng trong trẻo của bầy chim se sẻ òa vào phòng
Con nắng khẽ liếm trên bậu cửa
Một vạch tình yêu!
Có những điều như thực, như mơ
Vẫn cùng tồn tại như không thể không tồn tại
Từ ngày có tên nhau.
Cửa sổ mở và sớm mai
Đón thêm sắc nhớ, sắc tin và sắc bình yên còn sót
Nỗi buồn tan nhanh như li kem trơ trên bàn đợi...
Sớm mai nắng và mặt trời lựng đỏ
Dòng người xuống phố chảy tràn
Một ngày bắt đầu của thứ hai
Những gương mặt hăm hở
Những cái nhìn mầu mỡ
Những bước chân bỡ ngỡ
Những nụ cười một nửa
Và... tất cả nhập cuộc ngày thứ hai.
Chiều thứ bảy như một vuông đời cổ tích
Thánh thiện hơn trong chủ nhật tròn đầy
Hạnh phúc nào lơ lửng phía chân mây...
Có nhiều khi ta tự hỏi
Có thật rằng mình đang sống không
Và tồn tại như một quy luật
Lại nhập cuộc – hốt hoảng – vinh quang – ngã nhào – sõng soài và chiêm nghiệm
Sớm mai mở cửa sổ
Ta bước qua trảng cỏ êm đềm
Nghe có gì cựa quậy dưới bàn chân ấy
Bàn chân non ứa máu
Ồ! Vết xước xoàng của tuổi trẻ ai không qua...
Như một tiếng chim đêm vọng lại u hoài...

Sớm mai là thứ hai

Sóc Trăng, 2005
                                   

Buốt gió

Nắng và gió quyện sâu vào lòng đường
phố chật
tóc rụng theo ngày

Cô bé phố
lượm mảnh vụn từ ổ bánh mì còn sót trên băng đá công viên len lén cho nhanh vào miệng
gã mèo già ném ánh nhìn nhọn hoắt ngày quánh nắng;
chạy cùng thời gian đổi thay thân phận
xấp vé số trên tay em nóng nhịp đợi chờ
lời thơm ngọng nghịu bị những vòng xe át tiếng

Ngã tư
thật khó cho kẻ quê lần đầu nhận diện
đi rát nắng phía cuối đường mới biết mình nhầm lẫn
lại rẽ sang đường bên
những vòng thương...

Và tôi không thể dối lừa chính mình xõa tình thương trước cụ bà tay run cần người rót từ thiện
khi chính mình bụng đói
cuộc viễn trình

Bên kia đường, lá vừa nẩy sau chùm nắng
tôi mặc cả trước bụng đói

Nắng tắt
hột bụi cuối ngày hất tung vào mắt
buốt gió
tôi ném mình vẹt hiên công viên
mặc niệm lòng

Cần Giờ, ngày 29-5-2011
                                       

Chân dung

Bắt đầu yêu từ lúc giờ trôi dạt sang mé đòng đưa thời khắc mới – cũ
Bắt đầu nhớ hoang vu chùng chình giấc mơ cà gật
Bắt đầu lo ngày yêu không thật
Bắt đầu sợ tình vụt xa
Thảng thốt trong tôi tiếng gọi người về bên cầu bến nhớ

Nhí nhố từ những cái bắt đầu nghiêng ngã ấy
Quên đi, quét sạch đi những trù trừ toan tính
Cho một lần yêu từ đó vận vào…

Không có ngày giờ ám chướng
Không có tại, bị, vì thế, cho nên,…
Tôi đi trong cõi yêu tê điếng tận cùng
Mê sảng ngày không em
Hấp hối ngày bên em
Tan hoang ngày xua mơ
Vẫn chờ và tin mai nắng ngọt môi thơm réo gió

Tay nào lần tràng hạt Nam Mô Phật
Mắt nào còn nghía sắc hương bụi đời bay mọc gió
Tai nào còn nghe âm giai buồn – vui thời sự 
Miệng nào còn đưa đẩy nửa vời
Mũi nào còn hít sâu mùi cầy tơ bốc khói thơm chếnh choáng rượu gạo quê mình
Lưỡi nào nếm thêm ớt, muối, chanh, đường cho phân loại đường tình hềnh hệch hếch môi cong
Những giấc mơ không thật nặn nhào đường ray trật / vòng xoay chấp chới…
Lập lòe đom đóm bay bay bay
Đêm thẳm cùng phía lá me xanh vừa rớt nhánh gió 

Bắt đầu mua bài ca hạnh phúc dỏm cho bời rời đời mình thêm đoạn cuối
Bắt đầu quên dần những chọn lựa của ngày chưa xa lắm
Bắt đầu nắm những bàn tay không còn rụt rè, vơi thi vị ngắm trăng đưa hồn thơ nhảy múa
Bắt đầu máu rỉ từ vết thương chưa đóng khít
Bắt đầu em ơi em ơi em ơi…
Đi khắp nhân gian lụy một chữ tình – bạn tôi viết thư pháp nửa đời viết chưa xong chữ ấy

Tôi đi trong bất tận ngày, hớp từng giây sự sống cho cuộn trào đẹp cõi người
Lưu vong trên những cánh đồng quê ngút mắt
Lưu vong trên những ao tôm đánh tráo thân phận
Lưu vong trên bài ca xe ôm thắng trận một ngày bơm xăng đầy bình trừ cơm bụi
Lưu vong trên điệu hò, liu, cống lõm thêm lần nữa nợ một lời ru
Lưu vong trên giường chiếu bao năm nuôi ấm giấc mơ niên thiếu thời mẹ cha trầy trật toan lo cái nghèo khủng bố
Lưu vong trên cánh đồng chữ
Lưu vong môi hé nụ cười xô lệch bạn và “những người nổi tiếng” chơi với tôi coi tôi loi choi như khỉ
Từ đó gai mọc đầy
Lạc giữa bầy đàn chi chít gió, nồng hắc nắng, tứa nhựa đường quê
Âm ỉ bộc phát căn bệnh thần kinh hư ảo vồ mình lúc chính ngọ
Phát âm vần đ-i-ê-n…

Không điên sao được giữa cái mùi hư – thực của loại trái cây mua đầy do dự, bạn tình ơi!
Sực nức mùi mỡ tỏi chiên xào và bữa ăn đau bụng chính từ da mỡ lợn thối thắng mỡ vàng, đen, lợn cợn tạp chất 
Phố hốc nắng, nghẹt xăng rít ken nhau ngày trễ nhịp
Cây đổ ầm lên nhau khi kinh hãi trước vòm cao ốc
Cống thơm lên mùi rác thối, hóa chất chen nhau vào lòng rãnh chơi trò cút bắt ngoạn mục
Cầm một ngàn ra chợ phố cười ầm xua tay, trợn mắt
Cầm một triệu vô quán bình dân phố vơi nửa li bia vẫn phập phồng tay rờ túi nhẹ ngó lơ thực đơn
Bạn rủ tôi về núi mặc niệm trước đá
Đá đổ sụp dưới chân kinh hãi những giàn khoan
Tôi thêm lần giãy giụa

Bắt đầu yêu cho lơ lửng cái tiềm tàng
Con trùn đất thôi, bạn ơi! Con trùn đất
Không thể vụt vẩy, tung cánh tít mây xanh lượn thành rồng
Khi vết sẹo tua tủa
Vô chùa
Điếc, câm, mù mờ ngày rớt chuỗi
Sình bám móng chân phèn xua về đi về đi chưa thanh tịnh

Tôi tập thức tới trọn ngày
Tôi tập ngủ nửa chừng
Bội thực
Ù òa
Tôi đi tìm tôi phía sau ngày rạ cũ
Phì nhiêu về theo dợn sóng rửa chân hôi
Cười cho thỏa té nước lần nữa
Rồi chìm lỉm nghe tiếng con sáo buồn đảo cánh phía hoàng hôn
Tôi về nghe con bửa củi gõ vào tháng năm dáng cong vệt ngày
Tôi tìm tôi trong chếnh choáng của một thằng “bù nhìn” dựng rơm rạ làm hành trang bước chân qua lũ
Tôi đi về tủa bóng nắng thương yêu cùng mặt trời đơn độc sau mưa
Tôi chênh vênh qua những nhịp cầu chói bóng
Lại mơ những giấc mơ ngược xước lòng đêm thẳm trôi

Lại hát bài ca “vẽ nhọ bôi hề” hí hoáy nét chân dung…

Sài Gòn, tháng 8 – 2011


Buổi điểm tâm

café vỉa hè
giật gân tin báo mới
cái nhíu mày nhiều quá!
dòng vắng lâu rồi cho những cảm ơn, xin lỗi
chữ Lễ mất thiêng

thằng bạn cúi mình tìm chút bóng trên nét xi da đánh giầy cho khách
lễ nghi sòng phẳng

phong bì thư chìa vội cùng cái gập mình rất thấp
lễ nghi đối tác rất thượng lưu

từ quán café sáng họ có thể điểm tâm bằng bài thơ vừa viết đêm qua, bản nhạc vừa xong, kịch bản phim đã hoàn tất, dự án công trình triển khai hợp nhất, …
những lời nói dựng gió, nắng vẹt đường
góc phố bên có gã trai bắt đầu ngày mới từ vá ruột xe thủng chiếc đầu tiên

bầy sẻ nâu rời thành phố từ sớm, sẽ nấp trên mái tôn nhà hàng sau trưa
lá vàng rụng từ khuya
tiếng chổi vẫn nhịp đều quyện khói xe sớm mai

và có thể nhiều điều chưa kể
cháy rộn ban mai những ô rãnh cuộc đời
không thể dừng hoặc lùi chỉ có đi tới cho kịp đoàn xe lao thẳng dẫu đèn vàng
tôi ngỡ gió vẫy dựng sóng mép bờ gầy. Ô! Xe phố
thuở chân đất vọc sình nào biết đến café…

sáng nay điểm tâm café khét mà tôi khen
từng chùm nắng bung ra
chữ nhân lốm đốm trên phố nét nguệch ngoạc – lúc 8 giờ…

Sài gòn, 23 giờ 39 phút, ngày 14-10-2011
Phần nhận xét hiển thị trên trang

(Rút từ facebook của Trung Dũng Kqd):

Tôi: một người Việt bị thương


Tôi:
Một người Việt bị thương
Nửa đêm cụng đầu vào ngọn hải đăng vì đang ngủ chợt lên cơn thèm cá.
Nửa đêm bị thằng hèn mang khuôn mặt mình rình rình ném đá.
Nửa đêm thường tái phát cơn đau vì những mảnh đạn bom găm chia rẽ, hận thù...
Tôi:
Một người Việt bị thương trầm trọng
Nửa đêm cứ lao thẳng vào tường khi nghe tiếng thét xung phong!
Nhìn tứ phía toàn lũ người thù địch
Nói chuyện hoà giải, đình chiến với tôi e không thể, đừng hòng!
Tôi:
Một người Việt với tấm thân tàn phế
May thoát được vòng vây của những cuộc thanh trừng.
May sống sót, chưa bị đồng đội mình trừ khử.
May khom cúi xuống kịp thời nên nhát đao chí mạng sượt sống lưng.
Tôi:
Một người Việt bị vết thương hành, không ngủ được
Đưa vội cánh tay lặc lìa cho những "kẻ sát nhân bình dị"... dắt đi...
Tôi:
Một người Việt bị thương...
Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHIẾN LƯỢC SĂN RỒNG của Tập Cận Bình sắp tới hồi kết-Tình hình chính trị...

Phần nhận xét hiển thị trên trang