Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016
Thi thoảng đọc đôi.. câu thơ:
tranh Nguyễn Man Nhiên
tôi vẽ phía vắng con người
trong ngôi nhà ngáp trống
phủ bóng các ông chủ địa ngục
loài gặm nhấm đào hang sống nhờ bãi rác
lũ động vật ăn cỏ sùng đạo
nuốt ánh sáng giấu trong rễ
những bụi gai châm chích
thành phố chìm như nghĩa địa
những cánh hoa huệ rùng mình
như hạt cườm đám chết
những cơn gió châu chấu xoáy qua ống khói sạm
vào các đường nứt xương hàm
người đi bộ kêu cót két
ở đây, trong phần hoang dại này của thế giới
những lưỡi tầm sét
loé lên từ bóng tối cơn bão
một con sông nhỏ chảy trong tôi
vài ngọn đèn dầu
lãng quên từ bao nhiêu thế kỷ
những đêm đóng khung biển như bức tranh buồn ngủ
cái bóng khốn khó của một con quạ trùm đầu
bơi ra phía trước
mỗi ngày một nơi hoang vu
tôi vừa bị mất
khu vườn dày đặc những lá
cây theo mùa bốc hơi
trong các lông tơ mưa bụi
của kỷ phấn trắng
tôi lái xe vào giữa đống đổ nát
trận tuyết lở của tình yêu
buổi sáng mỏng sương mù thấp
chìm trong núi xa
cái chết trang trọng của mặt trời
trên cánh đồng ngô
chúng tôi sẽ ngủ
các vị thần chuông canh cửa
bước chân rón rén của một con mèo
chở nỗi kinh hoàng đêm
yên tĩnh cập cảng
tôi lắc ra và đổ
những mẩu chuyện trên đường
những tiếng nói trong đầu chạng vạng
mỗi ngày một nơi hoang vu
một con tàu neo trong mưa
sau đó chìm vào bóng tối
đến khi ngọn lửa rửa nó sạch sẽ
trên cánh đồng tuôn cỏ
màu xám bạch tạng không thể ảm đạm hơn
một cái bóng khổng lồ
ngồi trên băng ghế dự bị
suy nghĩ về cái chết
bên trong chai rượu bẩn những con ruồi im lặng
nghe bài hát của gã thợ săn
mỗi khi chiều về
tiếng chó tru trong mắt cáo
một đống củi để đốt ngọn bấc xanh
lũ thiêu thân mùa hè
vẽ đường bay tối
tôi đổ nắng ra ngoài miếng bọt biển
ngọn lửa duy nhất giữa khuya khoắt, giữa những giấc mơ
vài ngôi sao hiếm khi thấy sáng
mỗi thứ hai giống như ban phước lành
tôi nôn ra một thiên đường cũ
những vị thần bằng gỗ
bị cầm tù giữa các dây leo
người không thuộc về tôi
như bức tượng thánh trên trời
áo sơ-mi kẻ sọc
cơ thể tôi xây bằng đá và gạch
tiếng nói thành các toa xe
tôi muốn lắng nghe với đôi mắt nhắm
giấc mơ xấu của lũ mèo hoang
dọc theo những bức tường vôi trắng
mặt trăng là một lỗ thủng
đen như nhựa đường
trên làn da tái nhợt của người sắp chết
"Đa Mao, thiểu nhục tắc PHÙ"!
Tôi đang nghĩ về sự phi chính trị của Đài Truyền hình Việt Nam! Tường thuật về lễ trao giải cuộc thi viết về các tấm gương của người Việt lại lấy tranh aphich Tàu "Học và làm theo trước tác Mao Trạch Đông" làm hình nền của sân khấu? Mao tuyển nói gì? Ổng nói : " Súng đẻ ra chính quyền" lại nói "Tôi sẽ đưa 500 000 000 nông dân Trung Quốc xuống Đông Nam Á" và nhất là ông đã làm cho 37 000 000 người chết đói vì đại nhảy vọt và hàng triệu người chết trong Cách mạng Văn hoá. Ông còn nói "Đế quốc Mỹ là con hổ giấy" nhưng rồi lại đánh đổi tất cả lý tưởng, xương máu đồng bào và bè bạn lấy cuộc đi đêm với Mỹ trong canh bạc tháu cáy khiến tờ báo biếm họa CÁ SẤU vẽ bức tranh Mao cưỡi con hổ giấy, ngoái lại sau nói: "Hổ giấy sao mà nặng thế!"
Phần nhận xét hiển thị trên trang
6 lãnh đạo tàn tàn bạo nhất lịch sử thế giới 100 năm qua
Những cuộc thảm sát đẫm máu, nhưng cuộc thanh trừng khốc liệt.. đều được ra lệnh bởi một kẻ độc tài mà sự tàn bạo của họ chỉ có thể gọi bằng hai từ ‘khát máu”. 6 ‘kẻ hủy diệt’ nhân loại dưới đây đã lấy đi sinh mệnh của hàng triệu người dân vô tội và ghi danh lịch sử không phải bằng sự oai hùng mà bởi sự tàn ác không có giới hạn của mình
1. Mao Trạch Đông
Cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông nắm quyền 27 năm, lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh chủ yếu để tiến hành con đường cực tả. Trên đường lối đó, ông đã dùng dẫn dụ và cưỡng bức để gây ra biết bao thảm họa vô cùng tàn nhẫn cho xã hội mà mỗi thảm cảnh có thể được coi như là lớn nhất của nhân loại.
Cách mạng Văn hóa, khiến cho Trung Quốc lâm vào đại loạn. Trong 10 năm Đại Cách mạng Văn hóa, hơn 20 triệu người bị giết chết, tự sát và thảm sát. Đây là tội ác giết người vô tội, tàn khốc và vô nhân tính lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Năm 1957 “Phản cánh hữu”, chụp mũ và giám sát 550.000 người phe cánh hữu, hầu hết là thành phần tri thức, họ trong khi phê đấu đã tự sát nhiều đến mức không kể xiết. Đây là cuộc chiến chống lại nhiều người trí thức nhất của nhân loại.
Theo thống kê của Hồ sơ giải mật Quốc gia, từ mùa xuân năm 1958 đến mùa xuân năm 1962, tại Trung Quốc có 60 triệu người chết đói. Mao Trạch Đông đứng đầu về thảm họa liên quan đến tính mạng con người, là điều thê thảm nhất của nhân loại.
2. Adolf Hitler (Đức)
Hitler thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và giết hại các đối thủ. Hitler đã gây ra Đệ nhị thế chiến , thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái ( Holocaust ).
Trong các cuộc chiến với các quốc gia láng giềng, Adolf Hitler đã tàn sát vô số binh lính và dân thường. Đặc biệt trong cuộc tiến công Liên Xô năm 1941 – 1942, số lượng người chết là không đếm xuể.
Cho đến nay không ai có thể biết được chính xác có bao nhiêu người chết. Tuy nhiên, dựa vào các nguồn thông tin khác nhau thì ước tính có khoảng 17 – 20 triệu người đã chết dưới tay của kẻ độc tài này.
3. Giang Trạch Dân (Trung Quốc)
Giang Trạch Dân lên nắm quyền lãnh đạo ĐCSTQ sau sự kiện thảm sát sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn. Dưới sự lãnh đạo của Giang Trạch Dân, người dân Trung Quốc rơi vào một gian đoạn đau thương với hàng loạt vụ thanh trừng và thảm sát đẫm máu.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự chỉ huy của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã giết trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công để mổ sống lấy nội tạng”
Điều này khiến cả thế giới dấy lên làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân ra tòa án quốc tế vì tội diệt chủng, tra tấn và các tội ác chống lại nhân loại. Các vụ kiện này đã trở thành những vụ kiện nhân quyền quốc tế lớn nhất trong thế kỷ 21.
4. Pol Pot (Cambodia)
Pol Pot thường được biết đến với cái tên Saloth Sar. Pot đã tạo ra trại lao động và các trang trại để nhốt người dân nếu họ không thực hiện theo chỉ thị của mình. Trong suốt thời gian đương nhiệm, ông đã ép buộc rất nhiều người dân phải đào mộ chôn cất lượng lớn người. Đó là những người bị chôn sống hoặc bị đánh đến chết để tiết kiệm đạn. Pol Pot bị người Việt Nam lật đổ vào năm 1977, khi dám ngang nhiên đánh phá biên giới Việt Nam. Người ta ước tính rằng một phần tư dân số Campuchia đã bị giết trong thời gian Pot Pot trị vì.
Cuộc sống ở nước ‘Campuchia dân chủ ‘ rất ngặt nghèo và bạo tàn. Ở nhiều vùng trong nước, người dân bị bố ráp và bị hành quyết vì tội nói tiếng nước ngoài, đeo kính, bới rác kiếm thức ăn, thậm chí là than khóc khi có người thân qua đời. Những nhà doanh nghiệp thời trước và các quan chức bị săn đuổi một cách tàn nhẫn và bị giết chết cùng toàn bộ gia đình họ. Khmer đỏ sợ rằng những người đó có lòng tin là họ có thể sẽ đứng lên phản đối lại chế độ của chúng. Một số kẻ trung thành với Khmer đỏ thậm chí còn bị giết vì tội không thể kiếm đủ số ‘phản cách mạng’ để hành quyết.
5. Kim Il Sung (Triều Tiên)
Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) là nhà lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên từ khi quốc gia này được thành lập vào đầu năm 1948 đến khi chết. Tháng 9 năm 1945, Kim trở về Triều Tiên cùng với quân đội Xô viết tiến vào để giải giới quân Nhật. Là một đảng viên Cộng sản Trung Quốc, lại là sĩ quan Hồng quân Liên Xô, Kim được các lãnh đạo Liên Xô xem là ứng cử viên sáng giá để nắm quyền lãnh đạo một chính phủ Triều Tiên của những người Cộng sản.
Bấy giờ, trụ sở chính của Đảng lại nằm ở Seoul, trong vùng chiếm đóng của Hoa Kỳ ở phía Nam. Với sự hậu thuẫn của Liên Xô, Kim vượt lên khỏi vị thế của lãnh tụ phe dân tộc chủ nghĩa và tiếng hành cuộc chiến với Nam Hàn (Hàn Quốc). Ước tính có khoảng 1,6 triệu người bị thảm sát và giết chết dưới tay của Kim Il-sung.
6. Hirohito (Nhật Bản)
Hirohito còn được biết dưới tên Thiên Hoàng Chiêu Hòa, ông là Nhật Hoàng của Nhật Bản từ 1926 đến 1989. Việc bành trướng của quân đội Nhật Bản trong thập niên 1930 đã dẫn đến việc Nhật Bản tham chiến vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai tháng 12 năm 1941. Khởi đầu vào năm 1937, quân đội Nhật Bản đã phạm tội ác chiến tranh mà bây giờ được gọi là Thảm sát Nam Kinh, là một vụ tội ác chiến tranh do quân đội Nhật Bản tiến hành. Trong những năm tiếp theo phát xít Nhật đã mở rộng quy mô chiến tranh sang các nước láng giềng. Đội quân của Thiên Hoàng Chiêu Hòa đã tàn sát và thảm sát khắp những nơi nào mà họ đi qua. Cho đến nay theo các số liệu từ các nguồn thông tin. Ước tính có khoảng 6 triệu người đã chết dưới tay của vị vua độc ác này. Công Phượng tổng hợp/Thoibao |
PHÁT HIỆN ĐỘNG TRỜI VỀ CHƯƠNG TRÌNH TRỰC TIẾP TRÊN VTV?????
Hoài Hương
TẠI SAO LẠI CÓ THỂ NHƯ THẾ NÀY?
VTV LẤY TRANH CỔ ĐỘNG HỌC TẬP TRƯỚC TÁC MAO CỦA TRUNG QUỐC LÀM HÌNH NỀN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ; TRAO GIẢI NHỮNG TẤM GƯƠNG BÌNH DỊ MÀ CAO QUÝ LẦN TỨ 7/ 11-6-2016(truyền hình trực tiếp).
TẠI SAO LẠI CÓ THỂ NHƯ THẾ NÀY?
VTV LẤY TRANH CỔ ĐỘNG HỌC TẬP TRƯỚC TÁC MAO CỦA TRUNG QUỐC LÀM HÌNH NỀN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ; TRAO GIẢI NHỮNG TẤM GƯƠNG BÌNH DỊ MÀ CAO QUÝ LẦN TỨ 7/ 11-6-2016(truyền hình trực tiếp).
Link của chương trình vẫn còn trên VTV http://vtv.vn/…/le-trao-giai-cuoc-thi-nhung-tam-guong-binh-…
THẾ NẦY THÌ KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ NGHI NGỜ NỮA
Đếm 11/6 trong chương trình trực tiếp trao giải thưởng "Tấm gương bình dị mà cao quý", VTV đã lấy hình cổ động học theo trước tác của Mao Trạch Đông để làm hình nền cho suốt chương trình. Ý đó là những tấm gương bình dị cao quý Việt Nam nhờ học theo Mao chủ tịch ? (phát hiện và hình ảnh của nhà báo Hoài Hương).
Trước đây VTV đã làm dư luận phẫn uất khi chính thức đưa ảnh cờ Trung cộng có 6 sao lên làm hình nền.
VTV CHỈ TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG HỌC TẬP TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC MAO TRẠCH ĐÔNG MÀ THÔI.Xem chi tiết: http://chinhhoiuc.blogspot.com/…/bich-chuong-tuyen-truyen-c…
Hoàng Tuấn Công
Nguyên văn dòng chữ phía dưới bức tranh cổ động của Trung Quốc từ năm 1971: "大学大用毛主席光辉哲学思想 Study and apply Chairman Mao's glorious philosophical thoughts
(1971)"- Đại học, đại dụng Mao Chủ tịch quang huy triết học tư tưởng", Nghĩa là "Học tập và ứng dụng tư tưởng triết học rực rỡ của Mao Chủ tịch".
(1971)"- Đại học, đại dụng Mao Chủ tịch quang huy triết học tư tưởng", Nghĩa là "Học tập và ứng dụng tư tưởng triết học rực rỡ của Mao Chủ tịch".
Bức tranh đã được VTV làm nền minh hoạ cho chương trình "TRAO GIẢI NHỮNG TẤM GƯƠNG BÌNH DỊ MÀ CAO QUÝ LẦN TỨ 7/ 11-6-2016(truyền hình trực tiếp).
Rất khó để thuyết phục khán giả rằng phong nền trang trí của Chương trình truyền hình trực tiếp VTV2 tối 11/6 mang tên " Lễ trao giải cuộc thi Những tấm gương bình dị mà cao quý" của Báo Quân đội nhân dân ...khi đưa bức tranh cổ động học tập trước tác Mao Trạch Đông là sự nhầm lẫn.
Nếu chỉ là tranh cổ động, có thể đổ thừa "lỗi đánh máy", đằng này toàn chữ Trung Quốc, chữ rất lớn.
Từ khâu duyệt ma két của chương trình, tới nhiều lần chạy chương trình, sơ duyệt, tổng duyệt, lồ lộ ra đó mà không ai thấy????
Ngoài báo Quân đội nhân dân phải chịu trách nhiệm về sai sót nghiêm trọng này thì VTV không thể đứng ngoài trách nhiệm khi truyền hình trực tiếp chương trình vì đây là sóng của anh và việc kiểm soát nó trên sóng dù một giây cũng không thể bỏ qua.
Tóm lại là ngao ngán.
Tóm lại là cay đắng.
Tóm lại là không thể hiểu nổi các vị.
Một lời xin lỗi là không đủ.
Nguồn chương trình phát sóng ở đây:http://vtv.vn/…/le-trao-giai-cuoc-thi-nhung-tam-guong-binh-…
Đây là phông nền của chương trình trao giải "Những tấm gương bình dị mà cao quý" của báo QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN -.được VTV2 truyền hình hôm 11- 6-2016.
Hình này là tranh cổ động học tập trước tác Mao Trạch Đông của Tàu khựa hồi Văn Cách (Cách mạng văn hóa thập niên 60-70 thế kỷ 20).
vậy thì sao?
thì sao nữa?
thì
"..em về để tóc đuôi sam
mai kia thành tỉnh Quảng Nam nước Tàu..."
hic
đầu tuần mà cũng phải buột mồm đệt mịa chúng ló !
Nhiều bạn đang "mắng" VTV vì phát màn hình nền tranh cổ động học tập trước tác của Mao trong lễ trao giải Cuộc thi viết về những tấm gương bình dị mà cao quý lần 7 tại Nhà hát lớn tối qua.
Nhưng nên "mắng" cho đúng... tác giả! Tổ chức vụ này là báo QDND, nhà đài chỉ đến quay thôi. Có thể VTV rất hay có sai sót và non về nghiệp vụ trong nhiều vụ trước đây nhưng vụ này mình thông cảm được.
Mà hình như bên QD có vụ gì cũng na ná thế này, phát nhạc nhẽo gì đấy. Bạn nào còn nhớ nhắc lại hộ. Cám ơn!
Khổ thân VTV! Chuyền hình tàu nó đòi tiền bản quyền tranh thì bỏ bu 😂
http://m.vtv.vn/…/le-trao-giai-cuoc-thi-nhung-tam-guong-bin…
http://www.qdnd.vn/…/trao-giai-cuoc-thi-viet-nhung-tam-guon…
http://m.vtv.vn/…/le-trao-giai-cuoc-thi-nhung-tam-guong-bin…
http://www.qdnd.vn/…/trao-giai-cuoc-thi-viet-nhung-tam-guon…
Thành phố Hồ Chí Minh
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thui, đi chỗ khác chơi bác Nguyên ạ!
SỰ BẤT THƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ VĂN PHẠM XUÂN NGUYÊN
11 Tháng 6 lúc 17:38 ·
Sáng nay (11/6/2016, thứ bảy)
Sáng nay, tôi chủ trì cuộc sinh hoạt chuyên đề hàng tháng (tháng 6) của Hội Nhà văn Hà Nội với đề tài “Làn sóng mới của điện ảnh Việt Nam” với việc xem bộ phim điện ảnh “Đập cánh giữa không trung” và giao lưu, trò chuyện với đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp. Làn sóng mới này là sự xuất hiện của những đạo diễn trẻ dòng phim độc lập, phim tác giả, làm ra những tác phẩm điện ảnh bước đầu ra được với điện ảnh quốc tế ở trình độ nghệ thuật và kỹ thuật mà Phan Đăng Di và Nguyễn Hoàng Điệp là hai gương mặt tiêu biểu.
Sáng nay, tân lãnh đạo thành ủy và ủy ban của thành phố Hà Nội có cuộc gặp các văn nghệ sĩ trí thức. Có mời cả các hội trung ương trên địa bàn thủ đô. Về phía Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, chín Hội chuyên ngành được mời, nhưng tám Hội (Âm nhạc, Mỹ thuật, Sân khấu, Điện Ảnh, Múa, Nhiếp ảnh, Văn nghệ dân gian, Kiến trúc sư) các chủ tịch Hội được mời đích danh, còn Hội Nhà văn Hà Nội thì mời đích danh phó chủ tịch Nguyễn Sĩ Đại. Còn tôi đang là Chủ tịch HNVHN, đồng thời là Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thì không được mời. Tôi lấy làm khó hiểu việc này.
Tôi cho đây là một sự bất thường và tùy tiện trong quan hệ của lãnh đạo thành phố và một hội nghề nghiệp, nhất lại là hội văn chương, một sự vi phạm nguyên tắc tổ chức. Tôi sẽ có thư gửi ông Bí thư thành ủy và ông Chủ tịch UBND thành phố để hỏi lý do vì sao. Và vì tôi vẫn tại vị trên cương vị hiện hành nên một sự hành xử như thế của lãnh đạo còn là một sự xúc phạm cá nhân tôi. Trong khi hai tuần trước, sáng 27/5/2016, ông Bí thư thành ủy Hoàng Trung Hải còn gặp chúng tôi (Nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNTHN, và tôi, Phó chủ tịch) tại phòng làm việc của ông để nghe nói về tình hình của Hội Liên hiệp do ông muốn nắm tình hình khi mới về làm lãnh đạo thành phố. Một cuộc gặp thân tình, thoải mái.
Sáng nay (11/6/2016, thứ bảy)
Sáng nay, tôi chủ trì cuộc sinh hoạt chuyên đề hàng tháng (tháng 6) của Hội Nhà văn Hà Nội với đề tài “Làn sóng mới của điện ảnh Việt Nam” với việc xem bộ phim điện ảnh “Đập cánh giữa không trung” và giao lưu, trò chuyện với đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp. Làn sóng mới này là sự xuất hiện của những đạo diễn trẻ dòng phim độc lập, phim tác giả, làm ra những tác phẩm điện ảnh bước đầu ra được với điện ảnh quốc tế ở trình độ nghệ thuật và kỹ thuật mà Phan Đăng Di và Nguyễn Hoàng Điệp là hai gương mặt tiêu biểu.
Sáng nay, tân lãnh đạo thành ủy và ủy ban của thành phố Hà Nội có cuộc gặp các văn nghệ sĩ trí thức. Có mời cả các hội trung ương trên địa bàn thủ đô. Về phía Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, chín Hội chuyên ngành được mời, nhưng tám Hội (Âm nhạc, Mỹ thuật, Sân khấu, Điện Ảnh, Múa, Nhiếp ảnh, Văn nghệ dân gian, Kiến trúc sư) các chủ tịch Hội được mời đích danh, còn Hội Nhà văn Hà Nội thì mời đích danh phó chủ tịch Nguyễn Sĩ Đại. Còn tôi đang là Chủ tịch HNVHN, đồng thời là Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thì không được mời. Tôi lấy làm khó hiểu việc này.
Tôi cho đây là một sự bất thường và tùy tiện trong quan hệ của lãnh đạo thành phố và một hội nghề nghiệp, nhất lại là hội văn chương, một sự vi phạm nguyên tắc tổ chức. Tôi sẽ có thư gửi ông Bí thư thành ủy và ông Chủ tịch UBND thành phố để hỏi lý do vì sao. Và vì tôi vẫn tại vị trên cương vị hiện hành nên một sự hành xử như thế của lãnh đạo còn là một sự xúc phạm cá nhân tôi. Trong khi hai tuần trước, sáng 27/5/2016, ông Bí thư thành ủy Hoàng Trung Hải còn gặp chúng tôi (Nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNTHN, và tôi, Phó chủ tịch) tại phòng làm việc của ông để nghe nói về tình hình của Hội Liên hiệp do ông muốn nắm tình hình khi mới về làm lãnh đạo thành phố. Một cuộc gặp thân tình, thoải mái.
.
Sáng nay, trời Hà Nội vẫn nóng gắt.
---------------
.
.
Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016
Lexus của ông Phó Chủ tịch lớn chuyện rồi
Chiếc Lexus gắn biển số xanh của ông Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang không dừng lại việc bàn cãi đôi co giữa các quan chức tỉnh Hậu Giang và dư luận, mà đã lớn chuyện rồi.
- Tổng Bí thư yêu cầu kiểm tra thông tin “xe tư nhân gắn biển xanh” ở Hậu Giang
- Oh My Chuối: Đám cưới 45 tỷ, tài xế Lexus biển xanh sang nhất nước và Tuấn Hưng làm từ thiện vì ai?
Ông Bí thư tỉnh Hậu Giang từng lên tiếng bênh vực cho cái xe biến trắng thành xanh của ông Phó Chủ tịch, nay chắc "xanh mặt" vì lệnh của Tổng Bí thư. Còn nhớ ông Bí thư tỉnh Hậu Giang Trần Công Chánh phát ngôn: “Tôi thấy việc này là bình thường dùng xe cá nhân đi, chứ có dùng xe nhà nước sai tiêu chuẩn đâu mà dư luận phê phán”.
Việc bình thường mà Tổng bí thư phải ra tay, thưa ông Bí thư?
Ngày 9.6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu UB Kiểm tra Trung ương cùng với các cơ quan như Ban Tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Bộ Công an, Ban cán sự đảng các Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Tỉnh uỷ Hậu Giang, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, địa phương liên quan nhanh chóng tổ chức kiểm tra, kết luận sự việc liên quan đến Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh. Các cơ quan phải coi đây là việc cần làm ngay.
Có phải chỉ vì cái biển số trắng xanh của chiếc Lexus mà huy động nhiều cơ quan như vậy không?
Ắt hẳn là không, Tổng Bí thư yêu cầu kiểm tra quy trình bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh qua các chức vụ và việc Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang đi xe Lexus tư nhân gắn biển số xanh.
Chức vụ ông Trịnh Xuân Thanh từng kinh qua khá nhiều, nhưng bước ngoặt ấn tượng là khi ông rời chức Chủ tịch Tổng Cty cổ phần Xây lắp Dầu khí VN để giữ chức Vụ trưởng – Chánh văn phòng Ban cán sự Đảng, Bộ Công thương, và sau đó là Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Người ta nói ông Thanh hạ cánh an toàn vì đã để một gánh nặng thất bát lại cho đơn vị cũ. Quy trình nào cho một người có năng lực như vậy trở thành ông Phó Chủ tịch của một tỉnh, cần làm rõ là điều quá nên.
Rồi đây có lặp lại câu trả lời bổ nhiệm “đúng quy trình” như từng xảy ra hay không?
Qua việc kiểm tra quy trình bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề khác. Chiếc Lexus không thể dễ dàng cho rằng mượn của ai đó. Nếu của ông Trịnh Xuân Thanh thì tiền đâu có để mua chiếc xe 5 tỉ đồng.
Các ông Bí thư, Chủ tịch, Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang cũng không thể đứng ngoài vụ này, khi đồng lòng biến biển số trắng sang biển số xanh. Cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền của một tỉnh mà lạm quyền đứng trên pháp luật là không thể chấp nhận.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
BÌNH LUẬN