Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016
NHÀ GOM LÁ BÀNG: 832. Chùm thơ ‘Phước Hải chiều xưa’
NHÀ GOM LÁ BÀNG: 832. Chùm thơ ‘Phước Hải chiều xưa’: LTS: Dưới đây các lời-bình-4-câu riêng lẻ mà tôi đã tặng cho các blogger từ ngày 26/4 đến 10/6/2016, và được ráp lại thành bài. Thân mến....
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016
NHA TRANG
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Bỏ hẳn biên chế đi’
>> Phát hiện chất cực độc trong cá nục đông lạnh tại Quảng Trị
>> Báo VN ‘gỡ bài của Bí thư Đinh La Thăng’
>> Bị bạn gái trộm thẻ tín dụng, trả 415 triệu tại quán bar
>> Chỉ có tối đa 6 nước ủng hộ lập trường Trung Quốc ở Biển Đông
>> ‘Ném đá’ dữ dội MC Tạ Bích Loan, có nên đóng cửa ‘60 phút mở’?
Lê Thọ Bình thực hiện/Theo VietTimes.vn
Phần nhận xét hiển thị trên trang
>> Báo VN ‘gỡ bài của Bí thư Đinh La Thăng’
>> Bị bạn gái trộm thẻ tín dụng, trả 415 triệu tại quán bar
>> Chỉ có tối đa 6 nước ủng hộ lập trường Trung Quốc ở Biển Đông
>> ‘Ném đá’ dữ dội MC Tạ Bích Loan, có nên đóng cửa ‘60 phút mở’?
Lê Thọ Bình thực hiện/Theo VietTimes.vn
TTTG - Công chức suốt đời sẽ là vật cản cho phát triển, giờ “chỉ có một cách thôi. Đó là bỏ hẳn biên chế đi. Chuyển sang chế độ hợp đồng lao động” – chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói: “Bộ máy nhà nước của chúng ta hiện nay có khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức (CBCC), viên chức. Nếu cộng cả đối tượng nghỉ hưu, các đối tượng khác hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước (NSNN), con số này lên tới 7,5 triệu người, chiếm 8,3% dân số cả nước”.
“Còn nếu cộng toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương thì con số này lên tới 11 triệu người. Không ngân sách nào nuôi nổi bộ máy ăn lương lớn như vậy.
Nước Mỹ có diện tích lớn xấp xỉ 30 lần nước ta, dân số gần gấp 4 lần, nhưng đội ngũ công chức của họ chỉ có 2,1 triệu. Nhìn sang Trung Quốc thì chúng ta thấy đội ngũ công chức của họ cũng chỉ chiếm 2,8% dân số.
Như vậy, chúng ta thấy 160 người dân Mỹ chỉ nuôi một công chức, trong khi đó 40 người dân Việt Nam phải nuôi một công chức.
Đó là chưa kể người dân chúng ta phải gánh chịu tình trạng quan liêu, sách nhiễu, vòi vĩnh, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ trong số 2,8 triệu công chức này.
Hàng năm trung bình chi thường xuyên của Việt Nam ở mức 68-69% tổng chi ngân sách, có lúc lên đến 72% tổng chi ngân sách.
Năm nay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký phê duyệt chi thường xuyên có ít hơn đôi chút, nhưng vẫn ở con số 65%. Khoảng 30% dùng để trả nợ. Đầu tư cho phát triển năm nay chỉ vào khoảng 17%.
‘Công chức suốt đời sẽ là vật cản cho phát triển’
– Đội ngũ công chức, viên chức của chúng ta đông như vậy, nhưng theo nhiều người thì chất lượng lại không cao. Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?
– Khi còn ở cương vị Phó thủ tướng Chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc nói: “Đội ngũ công chức của chúng ta hiện nay chỉ có khoảng 30% là đáp ứng được nhu cầu công việc”.
Tôi bổ sung thêm là 30% nữa là “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”.
Khi còn là Bộ trưởng Bộ TT&TT ông Lê Doãn Hợp còn thêm: “30% còn lại không chỉ không làm được việc mà còn vòi vĩnh, nhũng nhiễu, đòi hối lộ”.
– Vấn đề cải cách hành chính, giảm biên chế, giảm số người hưởng lương từ NSNN đã nhiều lần được nói tới. Tuy nhiên qua 4 lần cải cách, số CBCC không những không giảm mà còn phình to hơn. Chẳng lẽ chúng ta bó tay?
– Tôi hỏi nhiều người là liệu có thể giảm biên chế được không, họ đều nói là không thể giảm được.
Chỉ có một cách thôi. Đó là bỏ hẳn biên chế đi. Chuyển sang chế độ hợp đồng lao động. Đây không phải là vấn đề gì mới mẻ.
Trong vòng 20 năm trở lại đây các chuyên gia đã nói nhiều rồi. Công chức suốt đời sẽ là vật cản cho phát triển.
Cần phải chuyển đổi hình thức biên chế, hợp đồng suốt đời trên cơ sở luật công chức mới. Thay vào “biên chế suốt đời” phải xác định vị trí, việc làm trên cơ sở đó đặt chuẩn cho người làm việc ở vị trí ấy.
Trong chế độ công chức hiện đại, công chức khi vào một vị trí nào đó, họ phù hợp với vị trí ấy về trình độ đào tạo, kinh nghiệm chuyên môn của họ. Chúng ta phải hướng tới một nền công vụ hiện đại như vậy.
Nhiều nước người ta đã làm như vậy rồi. Ví dụ như từ những năm 2000, New Zealand đã thực hiện rồi.
Họ chỉ có hợp đồng công chức chứ không có biên chế suốt đời. Thậm chí, từ cấp Thứ trưởng trở xuống cũng chỉ hợp đồng thôi.
Một nền hành chính công vụ hiện đại, chuyên nghiệp phải bảo đảm được sự năng động, thay đổi, không phải “anh” vào công chức rồi thì cứ ung dung “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” cũng chả ai làm gì được.
– Nếu thực hiện được như bà nói thì quỹ lương sẽ được phân bổ như thế nào, theo bà?
– Thực hiện chế độ khoán quỹ lương gắn với giao nhiệm vụ. Ví dụ: Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, Vụ trưởng, Cục trưởng cần bao nhiêu người thì ký hợp đồng bấy nhiêu, ai giỏi trả lương cao họ sẽ làm, không giỏi thì tự bỏ, hoàn thành nhiệm vụ mới trả lương, không thì không trả, như vậy chỉ có cán bộ giỏi, không có cán bộ yếu kém.
Và như vậy thì cán bộ giỏi mới không bỏ cơ quan ra làm cho các Công ty tư nhân hay Công ty nước ngoài.
Thủ trưởng cơ quan toàn quyền quyết định việc lương cao hay lương thấp. Nếu nhiệm vụ giao không hoàn thành thì xuất toán.
Như thế thì con ông cháu cha, hay ê kíp này nọ cũng không quan trọng nữa, miễn là cạnh tranh lành mạnh, thi nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hội đoàn phải tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kinh phí
– Thưa bà, ai cũng biết các tổ chức chính trị, tổ chức đoàn thể, hội, hiệp hội cũng đang là “gánh nặng” cho NSNN, nhưng không phải ai cũng hiểu tường tận “gánh nặng” đó như thế nào. Bà có thể cho biết khái quát được không?
– Theo Dự toán chi ngân sách Trung ương năm 2016 được Bộ Tài chính công khai trên website của bộ này thì, tổng chi cho các cơ quan trung ương của 6 tổ chức chính trị – xã hội tới 1.503,740 tỷ đồng, gồm Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (92,435 tỷ đồng); Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (551,505 tỷ đồng); Trung ương Hội LHPN Việt Nam (158,685 tỷ đồng); Hội Nông dân Việt Nam (346,515 tỷ đồng); Hội CCB Việt Nam (80,830 tỷ đồng); Tổng LĐLĐ Việt Nam (273,770 tỷ đồng).
Nếu tính luôn cả dự toán ngân sách cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam thì tổng chi lên đến 1.615,710 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đây mới là phần thông tin chi cho các hội, đoàn thể được công khai. Còn rất nhiều hội đặc thù, ở cả Trung ương và địa phương cũng được ngân sách tài trợ một phần, nhưng chưa được công khai trong dữ liệu của Bộ Tài chính, từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đến Hội Đông y, Hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi, Hội Người mù và rất nhiều hội đoàn khác.
Một trong những nghiên cứu hiếm hoi về ngân sách cho các hội, đoàn thể của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), ngân sách (ước tính) chi khoảng 14.000 tỷ đồng cho toàn bộ khối này, tức là lớn hơn dự toán ngân sách năm 2016 của Bộ NN&PTNT (khoảng 11.000 tỷ đồng), một bộ được coi là siêu bộ, gần gấp đôi ngân sách của Bộ Giáo dục và Bộ Y tế, chỉ thua Bộ LĐTB&XH, và Bộ Tài Chính.
Nghiên cứu này cũng ước tính, nếu tính đủ cả chi phí kinh tế – xã hội, tức là gồm cả đất đai, nhà cửa, xe cộ và các tài sản khác, chi phí toàn hệ thống của các tổ chức hội đoàn này hàng năm dao động từ 45.600 – 68.100 tỷ đồng, tương đương 1-1,7% GDP.
Hầu hết các hệ thống hội đoàn, trong đó đặc biệt là các tổ chức chính trị- xã hội, được tổ chức theo mô hình hành chính, có biên chế, nhà cửa, trụ sở, xe cộ, với hệ thống tổ chức và mô hình hoạt động hầu như không thay đổi từ thời bao cấp đến nay.
– Để giảm gánh nặng cho NSNN, đồng thời cũng “trả lại” vai trò thực chất của các tổ chức đoàn thể, hội, hiệp hội như thời kỳ ban đầu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương là “Hội đoàn thể thành lập trên cơ sở tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động”. Theo bà, phải chăng đã đến lúc phải nghiêm túc thực hiện chủ trương này?
-Từ nhiều năm nay các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đã đặt ra những yêu cầu xác đáng về chuyển các hội đoàn thành những tổ chức tự nguyện, phục vụ nhu cầu của các nhóm cộng đồng.
Hội đoàn phải tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kinh phí hoạt động, bằng cách gây quỹ từ cộng đồng, tìm tài trợ, hội phí.
Nhà nước có thể tài trợ một phần kinh phí hoạt động, nhưng là tài trợ dựa trên các tiêu chí rõ ràng và minh bạch, trên cơ sở cạnh tranh và xét đến hiệu quả hoạt động của từng hội đoàn cụ thể.
Ở nhiều quốc gia khác các tổ chức chính trị có thể phải khai thuế và nộp nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách, hoặc phải dựa vào nguồn thu được cung cấp từ khu vực xã hội dân sự.
Đã đến lúc chúng ta phải quyết tâm thực hiện cho được vấn đề này, nhất là trong bối cảnh nợ công đang ngày càng gia tăng, nguồn thu lại eo hẹp, hết sức khó khăn, chi thường xuyên lại ngày một gia tăng.
– Nếu thực hiện điều này thì sẽ có hàng triệu cán bộ của các khối đoàn thể, hội, hiệp hội mất việc làm. Liệu đây có là “áp lực chính trị” đối với xã hội không, thưa bà?
– Cán bộ khối đoàn thể cũng giống như những CBCC ở các tổ chức nhà nước khác thôi. Tại sao CBCC thì giảm biên chế được mà cán bộ của khối đoàn thể thì không?
Nếu họ thực sự là vì Đảng, vì dân, vì đất nước thì họ phải biết hy sinh quyền lợi của mình như những công dân khác.
Còn đương nhiên, khi chuyển sang chế độ tự chủ như vậy phải có lộ trình để các tổ chức này thích nghi dần với việc không còn được bấu víu vào “bầu sữa” NSNN nữa.
Để thực hiện được vấn đề này phải có một quyết tâm chính trị rất cao của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Đảng.
– Ở thời điểm cực kỳ khó khăn về lương thực thì ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (thường gọi là khoán 10) đã làm nên bước đột phá trong nông nghiệp nước nhà, từ chỗ thiếu ăn Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn. Có thể nói hiện nay chúng ta cũng đang ở thực trạng của những năm 80 về thu, chi NSNN. Liệu chúng ta có cần một “Khoán 10” trong giảm bộ máy hưởng lương từ NSNN?
– Ngày 17/4/2015, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã nhận được quan tâm đặc biệt của dư luận cả nước.
Bộ Chính trị, Trung ương đã đánh giá một cách toàn diện và thực chất vấn đề về đội ngũ CBCC, viên chức của chúng ta.
Tuy nhiên, chúng ta cần đẩy mạnh, đẩy nhanh hơn nữa cuộc cải cách này. Nợ công tăng cao, nguồn thu đang gặp rất nhiều khó khăn, đầu tư thì thất thoát lớn…
Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để Đảng và Nhà nước ta tiến hành cải cách một cách triệt để công cuộc CCHC và giảm số người hưởng lương từ NSNN và có nguồn từ NSNN. Và rất có thể, cần một “Khoán 10” như đã nói.
Xin cám ơn bà!
Ngân sách chi 14.000 tỷ đồng mỗi năm 'nuôi' các tổ chức đoàn thể
Ảnh: Lê Hoàng.
Báo cáo ước lượng chi phí kinh tế cho các tổ chức quần chúng công được nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho thấy các đơn vị này được phân bổ lượng ngân sách lớn, hưởng nhiều ưu đãi nhưng hiệu quả hoạt động vẫn còn bỏ ngỏ. Theo đó, VEPR đã nghiên cứu, hệ thống hóa toàn cảnh sử dụng ngân sách của 6 tổ chức quần chúng công gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và Công đoàn.Các tổ chức trên được nhà nước bao cấp hoặc hỗ trợ bằng ngân sách, và hưởng nhiều đặc quyền từ vị trí của mình trong xã hội. Theo ước tính của nhóm nghiên cứu, toàn bộ chi phí xã hội cho các tổ chức này tương đương 1-1,7% GDP của cả nước. Cụ thể, chi phí kinh tế của xã hội cho hệ thống các tổ chức quần chúng công hằng năm dao động từ 45.600 tỷ đến 68.100 tỷ đồng, trong đó chi ngân sách Nhà nước ước khoảng 14.023 tỷ đồng.
Như vậy, nếu so với dự toán chi tiêu năm 2016, số tiền ngân sách "nuôi" các tổ chức này thậm chí còn nhiều hơn hẳn con số 11.366 tỷ đồng cho Bộ Nông nghiệp và gấp đôi số chi dự tính cho Bộ Y tế, Bộ Giáo dục. Thậm chí, nếu so với các ngành như Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Khoa học Công nghệ, số tiền này còn lớn gấp 5 lần.
Tuy vậy, theo đánh giá của VEPR, cơ chế phân bổ ngân sách cho hệ thống này vẫn chưa cụ thể, đặc biệt là ở hệ thống hội đặc thù. "Việc quyết định hội nào được nhận hỗ trợ từ nhà nước chưa có nguyên tắc rõ ràng, chưa có tiêu chí thống nhất, dễ dẫn đến tình trạng thiếu minh bạch, công bằng trong việc phân bổ ngân sách", các chuyên gia của VEPR nói.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỉnh, thành phố có quy mô kinh tế càng lớn, chi cho các tổ chức quần chúng công càng nhiều. Điều này có thể xuất phát từ thực tế rằng khoản chi này phụ thuộc vào mức thu, phân bổ ngân sách từ trung ương của địa phương đó. Quan sát cho thấy Hà Nội và TP. HCM là vùng có số lượng chi cho các tổ chức quần chúng công lớn nhất.
Không chỉ vậy, VEPR cũng nhìn nhận, các tổ chức này đang rơi vào một quá trình Nhà nước hóa, hành chính hóa khá mạnh, thể hiện ở bộ máy biên chế cồng kềnh, thiếu linh hoạt, chồng chéo trong hoạt động. Thêm vào đó, mô hình tổ chức hoạt động còn chưa thích ứng với sự phát triển của xã hội,
Do đó, nhóm nghiên cứu của VEPR đề xuất, cần xây dựng một Luật riêng về các tổ chức quần chúng công, hoặc một phần quan trọng trong Luật về hội nói chung. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng cần các tổ chức này công khai, minh bạch chi tiêu trong báo cáo tài chính trước ban giám sát và công chúng. "Cần phải có cơ chế giám sát, chất vấn hoạt động tài chính. Mặt trận tổ quốc Việt Nam, với tư cách là liên minh chính trị của các tổ chức trên, nên đảm trách nhiệm vụ này", các tác giả của báo cáo đề xuất.
Thanh Thanh Lan
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/vepr-ngan-sach-chi-14-000-ty-dong-moi-nam-nuoi-cac-to-chuc-doan-the-3417602.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang
BÁO AN NINH THỦ ĐÔ TUYÊN TRUYỀN VỀ BÀ CẤN THỊ THÊU RA SAO?
Báo An ninh thủ đô:
.
Cấn Thị Thêu bị bắt tạm giam
về hành vi gây rối trật tự công cộng
Hà Hoàng
An Ninh thủ đô
Thứ Bảy, ngày 11/6/2016 - 17:16
ANTĐ - Chiều nay (11-6), CATP Hà Nội thông báo việc thi hành lệnh bắt tạm giam đối với bị can Cấn Thị Thêu (SN 1962), trú quán tại thôn Kim Quan, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, hiện ở tổ dân phố Trung Bình, phường Dương Nội, quận Hà Đông (Hà Nội) về hành vi gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 Bộ luật Hình sự.
Ngày 8-4-2016, Cấn Thị Thêu cùng một số công dân phường Dương Nội và một số người thường xuyên tụ tập khiếu kiện chây ỳ ở các địa phương, lưu trú tại khu vực Trụ sở Ban tiếp công dân Trung ương (số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông) đến khu vực trụ sở Bộ Tài nguyên và môi trường, sau đó di chuyển đến một số địa điểm ngoại giao khác trên địa bàn quận Đống Đa (Hà Nội), tay cầm băng rôn, hô khẩu hiệu với những nội dung mang tính chất kích động, gây rối trật tự công cộng, ảnh hưởng đến tình hình ANTT.
về hành vi gây rối trật tự công cộng
Hà Hoàng
An Ninh thủ đô
Thứ Bảy, ngày 11/6/2016 - 17:16
ANTĐ - Chiều nay (11-6), CATP Hà Nội thông báo việc thi hành lệnh bắt tạm giam đối với bị can Cấn Thị Thêu (SN 1962), trú quán tại thôn Kim Quan, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, hiện ở tổ dân phố Trung Bình, phường Dương Nội, quận Hà Đông (Hà Nội) về hành vi gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 Bộ luật Hình sự.
Ngày 8-4-2016, Cấn Thị Thêu cùng một số công dân phường Dương Nội và một số người thường xuyên tụ tập khiếu kiện chây ỳ ở các địa phương, lưu trú tại khu vực Trụ sở Ban tiếp công dân Trung ương (số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông) đến khu vực trụ sở Bộ Tài nguyên và môi trường, sau đó di chuyển đến một số địa điểm ngoại giao khác trên địa bàn quận Đống Đa (Hà Nội), tay cầm băng rôn, hô khẩu hiệu với những nội dung mang tính chất kích động, gây rối trật tự công cộng, ảnh hưởng đến tình hình ANTT.
.
Cấn Thị Thêu chuyên cầm đầu, kích động một số người khiếu kiện chây ỳ
gây rối trật tự công cộng
Khi các lực lượng giữ gìn ANTT làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, Cấn Thị Thêu và số công dân trên đã tiếp tục kéo về Trụ sở Bộ Tài nguyên và môi trường la hét, căng băng rôn, khẩu hiệu, nằm ra lòng đường cản trở giao thông, gây mất ANTT trong khu vực. Đáng chú ý, lúc đó là giờ cao điểm và việc làm của Cấn Thị Thêu cùng số người trên đã gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh trong nhiều giờ.
Cũng theo tài liệu của cơ quan điều tra, trong dịp bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 vừa qua, Cấn Thị Thêu đã cùng người nhà chụp ảnh, đăng lên mạng xã hội (fecebook) những hình ảnh, nội dung gây kích động số công dân chuyên khiếu kiện chây ỳ ở phường Dương Nội tẩy chay bầu cử.
.
Lực lượng công an thực hiện lệnh bắt Cấn Thị Thêu tại nhà riêng
ở huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình
Ngày 25-4-2014, Cấn Thị Thêu bị bắt tạm giam và xử tù 15 tháng tù về tội danh chống người thi hành công vụ. Ngày 27-7-2015, sau khi chấp hành xong hình phạt trở về địa phương, Cấn Thị Thêu không ra trình báo chính quyền theo quy định của pháp luật, tiếp tục cầm đầu, kích động tập trung gây mất ANTT trên địa bàn thành phố và đã 4 lần bị xử phạt hành chính vào các ngày 30-9, 23-10-2015; 19-1 và 6-4-2016, về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Ngày 27-2-2016, Cấn Thị Thêu kích động khoảng 200 người dân chuyên khiếu kiện phường Dương Nội và số công dân khiếu kiện các địa phương đang lưu trú ở Hà Nội, tập trung tại khu vực Trụ sở Ban tiếp công dân Trung ương ở quận Hà Đông, căng băng rôn, khẩu hiệu, la ó gây mất trật tự công cộng, ảnh hưởng đến tình hình ANTT.
Trước những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của Cấn Thị Thêu, ngày 10-6-2016, cơ quan CSĐT - CAQ Đống Đa đã thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với bị can này. Việc vi phạm pháp luật của Cấn Thị Thêu mang tính hệ thống, thể hiện sự coi thường pháp luật. Mặc dù đã bị răn đe, xử lý nhiều lần, nhưng Thêu không thành khẩn, hối cải, tiếp tục thách thức chính quyền và dư luận xã hội bằng những hành vi vi phạm pháp luật.
Việc bắt tạm giam để điều tra, truy tố và xử lý Cấn Thị Thêu của CAQ Đống Đa là cần thiết và kịp thời, nhằm giữ nghiêm kỷ cương pháp luật và là lời cảnh báo nghiêm khắc với những kẻ cố tình vi phạm pháp luật.
Cũng theo tài liệu của cơ quan công an, từ đầu năm 2008 đến nay, Cấn Thị Thêu cầm đầu số công dân phường Dương Nội (luôn có từ 50 đến 200 người), nhiều lần kéo đến trụ sở các cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội đưa đơn khiếu kiện, gây rối trật tự công cộng. Mặc dù nội dung khiếu kiện của Cấn Thị Thêu và một số công dân phường Dương Nội đã hết thẩm quyền được giải quyết, được Thanh tra Chính phủ và UBND thành phố trả lời kết luận về việc chấm dứt giửi quyết kiến nghị, khiếu nại của Cấn Thị Thêu và một số công dân phường Dương Nội, nhưng đối tượng vẫn kích động một số người dân thực hiện các hành vi gây rối trật tự công cộng.
Hiện cơ quan CSĐT - CAQ Đống Đa đang khẩn trương điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Cấn Thị Thêu và đồng bọn. Đề nghị mọi người dân cần cảnh giác không để đối tượng xấu kích động, lôi kéo vào các hoạt động tập trung đông người trái pháp luật gây mất ANTT của thành phố và chủ động thông báo cho cơ quan công an về những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng để kịp thời ngăn chặn, xử lý.
___________
.
.
Mời đọc lại một số tin bài về Bà Cấn Thị Thêu:
Đọc tiếp...
Đọc tiếp...
Đọc tiếp...
"THỦ LĨNH DÂN OAN DƯƠNG NỘI" LẠI BỊ BẮT VÌ TỘI "GÂY RỐI"
Người Việt 10-6-2016 HÀ NỘI (NV) – Một dân oan từng bị bỏ tù vì chống cưỡng chế đất bất công sau trở thành người đấu tranh đòi nhân quyền, dân chủ ở Hà Nội, bị bắt giam trở lại và bị vu cho tội “gây rối trật tự công cộng.” Bà Thêu luôn là người đi tiên phong trong các cuộc xuống đường biểu tình đòi quyền lợi cho...
Thứ Sáu, ngày 10 tháng 6 năm 2016
TIN KHẨN CẤP: BÀ CẤN THỊ THÊU BỊ BẮT LÚC 5h SÁNG NAY
Khẩn cấp: Trịnh Bá Phương: Hơn 5h sáng nay Hơn 10 chiếc xe oto chở khoảng 70 người công an, CS cơ động đã bao vây gia đình tôi và xông vào trong nhà bắt mẹ tôi tại Hoà Bình. Công an Hà Nội đọc lệnh bắt về tội gây rối trật tự công cộng ở quận Đống Đa.Tổ chức Khám xét và thu giữ tài sản. Trịnh Bá Tư: 07h30 6 Giờ...
Thứ Năm, ngày 17 tháng 9 năm 2015
Cấn Thị Thêu: SAU ĐÊM NGỦ Ở BỘ CÔNG AN, HỌ ĐÃ TRẢ LỜI
FB Cấn Thị Thêu Sau một đêm ngủ lại tại trước cửa trụ sở Thanh tra Bộ Công an, sáng nay chúng tôi đã có cuộc làm việc với bộ phận tiếp dân của Thanh tra Bộ CA. Nội dung tố cáo về việc chúng tôi bị chính quyền và công an cướp đất, cướp quyền sống, quyền con người, đánh đập khủng bố và bỏ tù oan sai người dân. Và tố cáo hệ thống...
Thứ Bảy, ngày 25 tháng 7 năm 2015
MỪNG CHỊ CẤN THỊ THÊU RA TÙ, GIA ĐÌNH ĐOÀN TỤ, XÓM LÀNG VUI
Như mọi người đã biết hôm nay 25/7 là ngày mãn hạn tù của chị Cấn Thị Thêu - Dân oan Dương nội. Trại 5 Thanh Hoá đã bí mật chở chị thả xuống cách trại khoảng 10 cây số. Vừa tới nơi chị bị 20 thằng côn đồ xông vào xâu xé cướp đồ đạc làm chị rách quần áo. Bà con đi đón đã tới kịp và thay cho chị bộ áo dài....
Thứ Tư, ngày 14 tháng 1 năm 2015
LÁ THƯ MỚI NHẤT CỦA BÀ CẤN THỊ THÊU GỬI TỪ NHÀ TÙ THANH HÓA
Theo FB Trinh Ba Phuong Lời dẫn của Trịnh Bá Phương, con trai cả của Bà Cấn Thị Thêu: Kính thưa các cô chú , anh chị em, Hôm nay ngày 13-1-2015 tôi đã nhận được bức thư của mẹ tôi gửi từ trại giam số 5 Lam Sơn-Thanh Hóa. Tôi xin được trích lời trong thư với nội dung như sau: ...
Thứ Tư, ngày 07 tháng 1 năm 2015
TẠI SAO HÀNG LOẠT NỮ TÙ NHÂN TUYỆT THỰC ?
Tại sao hàng loạt nữ tù nhân lương tâm tuyệt thực? Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok RFA Việt ngữ 2015-01-06 Các vụ tuyệt thực trong tù của những nữ tù nhân lương tâm lúc gần đây đã đến lúc báo động. Với các phụ nữ bất khuất này tuyệt thực là cách cuối cùng để họ tiếp tục chống đối trong vô vọng và tiếng nói của thân nhân...
Sự sống trên hành tinh khác như thế nào | Thuyết minh
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)