Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Hồi ký Lê Phú Khải: Lời ai điếu (kỳ 7)

Nhà văn Nguyên Ngọc xuống đường biểu tình mùa hè 2012. Ảnh: internet
NGUYÊN NGỌC
Nguyên Ngọc bảo tôi: “Năm 1962 tôi trở lại chiến trường Khu 5 ác liệt, cán bộ địa phương vứt cho tôi một cái rìu và nói: Cầm lấy cây rìu này đi chặt cây phát nương trồng tỉa mà sống đã… Viết lách gì!”
Vậy mà ít lâu sau, Tướng Chu Huy Mân mời ông lên gặp và đề nghị: “Cậu hãy viết một bài Bình Ngô ĐạiCáo” cho cuộc kháng chiến này”. Nguyên Ngọc đã về viết tùy bútĐường chúng ta đi đem đến cho Tướng Mân. Ít lâu sau Tướng Mân lại bảo nhà văn: “Cậu hãy viết một bài Hịch tướng sĩ cho chúng tôi đi”. Nguyên Ngọc lại về viết truyện ngắn Rừng xà nu dem đến cho Tướng Mân. Cả hai tác phẩm bất hủ này đều được đưa vào sách giáo khoa văn học dạy trong chương trình phổ thông trung học. Ai dám bảo viết minh họa là dở?! Không biết các thầy cô giáo dạy văn, khi giảng những bài văn này có biết xuất xứ của nó như thế, như Nguyên Ngọc đã kể cho tôi nghe trong chuyến đi An Giang năm 2012? Trong buổi giao lưu với giáo viên và sinh viên khoa Ngữ Văn trường Đại học An Giang hôm đó, một thầy giáo của khoa đã độc tấu bản trường ca Rừng xà nucủa Nguyên Ngọc. Cả hội trường im phăng phắc nghe thầy giáo nọ, với giọng Nam Bộ chuẩn, ca theo lối ca cổ của Nam Bộ… Tôi không rành các làn điệu này nhưng nghe thấy hay và bất ngờ vìRừng xà nu đã được “chuyển thể” đầy sáng tạo như thế. Nguyên Ngọc đã lên tận sân khấu ôm lấy tác giả giữa tiếng vỗ tay của mọi người.
Đêm về nhà khách của trường, Nguyên Ngọc còn kể cho tôi nghe xuất xứ của bài bút ký nổi tiếng Dũng sĩ núi Thành. Hồi đó (1965), Mỹ mới đổ quân vào Việt Nam. Ở Tam Kỳ Đà Nẵng (bây giờ là huyện Núi Thành), hàng trăm máy bay trực thăng dày đặc cả bầu trời. Lệnh của Tướng Mân là “nắm thắt lưng địch mà đánh”, đánh phủ đầu, đánh phơi xác để lại cho nó kinh hồn bạt vía, đánh để cho thế giới biết rằng Mỹ cũng đánh được và quân địa phương cũng đánh được Mỹ, vì thế chỉ điều một đại đội quân địa phương để tiêu diệt một đại đội chính quy của Mỹ.
Nguyên Ngọc nói: “Chưa đánh mà đã chuẩn bị “Hội nghị Dũng sĩ diệt Mỹ” vào cuối năm đó, đủ biết tự tin thế nào. Đêm đó tôi nằm ngay dưới chân Núi Thành. Quân Mỹ mới nhảy xuống, chưa kịp làm công sự, chúng lấy các bao cát xếp thành công sự. Trong đêm tối như mực, quân ta lăn xả vào đánh xáp lá cà, đánh toàn bằng dao găm”. Tôi ngắt lời nhà văn: “Nó to lớn thế sao ta đánh nổi?” Nguyên Ngọc nói: “Trong cuộc chiến xáp lá cà ăn nhau là sự nhanh nhẹn, to xác càng dễ chết”. Ngay trận đầu, Mỹ chết để lại những cái xác bị tiêu diệt bằng dao găm… Nó hoảng lắm… Tôi đã viết bàiDũng sĩ Núi Thànhngay dưới chân Núi Thành đêm đó, gửi ra cho Đài TNVN phát”.
Đêm đó chúng tôi nói chuyện tới khuya. Sở dĩ Nguyên Ngọc mỗi lần vô Sài Gòn hay gọi điện cho tôi và đi đồng bằng hay rủ tôi, vì, cũng như bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, ông muốn tìm hiểu về đồng bằng sông Cửu Long. Các nhà văn hóa như Nguyễn Khắc Viện, Nguyên Ngọc bao giờ cũng quan tâm đến văn hóa của mọi miền đất nước. Đêm đó, tôi đã kể cho nhà văn hóa Nguyên Ngọc rằng, ở nơi cùng trời cuối đất của Tổ quốc Việt Nam là đồng bằng sông Cửu Long, đừng ai nghĩ rằng văn hóa thờ cúng ông bà của người Việt bị phai lạt. Một lần tôi đi theo một cái ghe chở hàng suốt 11 ngày trên sông nước Cửu Long, đã được nghe ông chủ ghe tâm sự: Đi buôn đường sông thì chỉ đi buôn tủ thờ là lời nhất. Ông giải thích: Nếu thầy – ông kêu một ký giả như tôi bằng thầy – đi vào một vùng đang khai hoang như Đồng Tháp Mười mà thấy ghe chở chum vại vào bán thì biết ngay là người ta đang khẩn hoang. Nhưng nếu thấy chở tủ thờ vào bán thì biết là đã khai hoang thành công. Người đi khẩn hoang khi đã sống được trên mảnh đất vừa vỡ hoang, dựng nhà để định cư lập nghiệp lâu dài… thì nghĩ ngay đến lập bàn thờ ông bà. Vì thế, bán tủ thờ, người bán nói bao nhiêu thì người mua trả bấy nhiêu, không trả giá bao giờ. Nếu chồng có trả giá thì người vợ mắng ngay: Mua đồ thờ ông bà mà trả giá cái gì!”
Nghe tôi kể đến đấy, Nguyên Ngọc đang nằm, ngồi nhỏm dậy, chỉ tay vào tôi và nói: “Cậu phải viết lại câu chuyện đó!”
Nguyên Ngọc là như thế. Cái gì là khí phách của Việt Nam, là đạo lý của Việt Nam thì phải viết cho thiên hạ biết. Ông bảo tôi: “Nhà văn sinh ra là để nhìn thấy cái mà người khác không nhìn thấy”.
Có một điều tôi “phát hiện” ra là: đang nói chuyện tỉnh như sáo, ông có thể ngủ ngay và ngáy o…o… Trời phú cho ông sức khỏe và thần kinh thép như thế nên suốt hai cuộc kháng chiến gian khổ, ông luôn ở hàng đầu của chiến tuyến. Ở tuổi 80, ông vẫn đi mọi miền của đất nước. Nay ở ngoài đảo Thổ Chu, mai ở Tây Nguyên, mốt ở Việt Bắc. Vẫn đi, vẫn viết. Ông bảo tôi: “Suốt 13 năm tôi là cán bộ rồi bí thư xã ở một vùng ác liệt nhất thời chống Mỹ. Tôi xác định là mình sẽ hy sinh nên rất bình tĩnh. Trước một trận càn của địch, chi bộ họp lại, bàn thật kỹ phương án tác chiến. Khi đã bàn xong thì ung dung ngồi đánh cờ chờ giặc đến để đánh”.
Một con người như thế mà Đài Truyền hình Hà Nội dám đưa hình ảnh ông cùng các trí thức trong cuộc biểu tinh chống Trug Quốc xâm lược biển Đông ở Hà Nọi với lời thuyết minh kèm theo rằng đó là những người bị thế lực thù địch dụ dỗ mua chuộc! Thế mà tên giám đốc Truyền hình Hà Nội lại không bị cách chức, sa thải!
Hiện thực đó của đất nước đã “đẩy” Nguyên Ngọc đi đến cùng khi nhà văn nhận ra chân tướng của những kẻ đang cầm quyền. Ông kể với tôi: “Một hôm bà Nguyễn Thị Bình “triệu tập” một nhóm trí thức hơn 10 người lại, đặt câu hỏi: Chúng ta sai từ bao giờ? Mọi người đều nói: Sai từ năm 1951, khi đại hội lần thứ hai của Đảng lấy “chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông” làm kim chỉ nam cho mọi đường lối chính sách của mình. Riêng tôi nói: Sai từ đại hội Tour. Bà Bình không đồng ý. Vậy mà sang hôm sau bà bảo tôi: Chị đã suy nghĩ suốt đêm qua, em nói đúng đấy!”
Nguyên Ngọc phân tích cho tôi: ta và anh Tàu cùng một đẳng cấp phong kiến nên trong lịch sử có lúc thắng lúc thua nhau. Nhưng Pháp nó hơn ta một đẳng cấp. Nó là xã hội đã có văn minh cả vật chất lẫn tinh thần. Học nó để mà canh tân đất nước rồi giành độc lập cũng chưa muộn. Dùng vũ lực để giành độc lập, sau đó thì anh nông dân vô học lên cầm quyền, không nâng cấp được xã hội mà còn dìm xã hội xuống thấp hơn bao giờ hết. Kẻ nghèo đói lên nắm quyền thì vơ vét và vơ vét. Thực tế đã chứng minh điều đó. Nó hủy hoại cả văn hóa dân tộc. Đi con đường của Phan Châu Trinh là duy nhất đúng. Ông nói điều này không chỉ với tôi ở An Giang bữa đó, ông còn nói trong một cuộc gặp gỡ có mặt nhiều trí thức ở Sài Gòn như Tiến sĩ Vũ Trọng Khải, nhà văn Phạm Đình Trọng, Thạc sĩ Mai Oanh, nghệ sĩ Hồng Ánh…
Từ Sài Gòn, xem mạng thấy Nguyên Ngọc đi đầu trong cuộc biểu tình ở Hà Nội, tôi đã viết bài Thơ tặng một nhà văn:
Có những con người mang nỗi nhục áo cơm
Có những con người mang hồn thiêng sông núi
Đất nước nào chẳng thế phải không em?
Anh lẫn đi trong đám biểu tình
Nhưng tất cả vẫn nhận ra
Vì anh là nhà văn cao lớn nhất
Đứng ngang tầm khát vọng của nhân dân.
Cho tôi hôn vầng trán rất Quảng Nam
Suốt đời cãi cho lẽ phải
Có những con người như thế
Đất nước này không thể suy vong
Đường chúng ta đi” còn lắm gai chông
Vẫn còn Nguyên chất Ngọc
Anh xuống đường
Đất nước đứng lên”
Rừng xà nu” lại nổi bão giông…
TPHCM 8/2011
Sau khi trang mạng Bauxite đăng bài này, nhiều trang mạng khác đã đăng lại… kèm với ảnh Nguyên Ngọc đang giơ cao tay trong đám biểu tình. Ánh mặt trời chói sáng trên vầng trán rộng của ông.
Viết thêm:
Nguyên Ngọc ghét nhất Trần Đăng Khoa. Tôi hỏi ông vì sao? Ông trả lời: “Vì trong một bài viết Khoa đã ví tôi với… Tố Hữu”(!!!)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thư của Albert Einstein gửi con gái về một nguồn sức mạnh vô hình


Sau hai thập kỷ kể từ ngày Albert Einstein qua đời, con gái ông đã đồng ý công bố bức thư cảm động mà nhà khoa học đại tài đã viết cho bà. Nội dung bức thư có thể khiến ai trong chúng ta cũng phải bất ngờ và cảm động.., Suy ngẫm, khoa học, học làm người, triết học, tư tưởng, luân lý, đạo lý xã hội, triết học thường thức, triết học nhân sinh, triết học Mác Mark, bài học làm người, ý tưởng việt nam, tư duy hệ thống, thuyết về các mặt hạn chế
Vào cuối những năm 1980, Lieserl Einstein – con gái của Albert Einstein đã hiến tặng cho Đại học Hebrew 1.400 bức thư do cha cô viết lúc sinh thời. Điều kiện duy nhất của Lieserl là không ai được công bố bức thư cho đến khi cha cô qua đời tròn hai thập kỷ.
Albert Einstein và con gái
Trong thời đại của Einstein, ai cũng biết rằng ông không chỉ là nhà vật lý học thiên tài mà còn có khả năng lý luận Triết học. Tư tưởng sáng suốt của Einstein trong cả sự nghiệp riêng lẫn cuộc sống nói chung đã trở thành “kim chỉ nam” cho vô số người. Khi bức thư ông viết cho con gái được công bố, người ta lại càng thêm ngưỡng mộ nhà khoa học thiên tài. Sau đây chúng tôi xin trích đăng một trong những đoạn thư ý nghĩa và cảm động nhất mà Einstein đã viết cho con gái đầu lòng:
“Khi cha công bố thuyết ương đối, rất ít người có thể hiểu được. Giờ đây điều mà cha sắp tiết lộ với nhân loại rồi cũng sẽ vấp phải những hiểu lầm và thành kiến của cả thế giới.
Vì vậy, cha mong con giữ kín những bức thư này trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ cho tới khi xã hội đủ tiến bộ để có thể chấp nhận những điều mà cha sắp giải thích dưới đây.
Có một loại lực vô cùng mạnh mẽ, loại lực mà tới tận bây giờ khoa học cũng chưa thể tìm ra định nghĩa chính xác nào cho nó. Lực này bao gồm và chi phối mọi loại lực khác, thậm chí còn đứng sau vô vàn hiện tượng do vũ trụ vận hành mà chúng ta vẫn chưa thể lý giải. Đó chính là TÌNH YÊU.
Nhà vật lý học vĩ đại đồng thời cũng là một tư tưởng gia
Khi các nhà khoa học tìm kiếm một học thuyết chung cho vũ trụ, họ đã bỏ qua lực vô hình nhưng mạnh mẽ nhất này. Tình yêu là ánh sáng soi chiếu tâm hồn những người biết trao và nhận nó. Tình yêu là lực hấp dẫn, bởi nó khiến người ta cuốn hút lẫn nhau. Tình yêu là sức mạnh, bởi nó phát triển bản tính tốt đẹp nhất trong ta, giúp nhân loại không bị che mắt bởi sự ích kỷ mù quáng. Tình yêu hé lộ và gợi mở. Tình yêu có thể khiến chúng ta sống và chết. Tình yêu là Chúa và Chúa cũng chính là tình yêu.
Loại lực này giải thích mọi điều và thổi ý nghĩa vào cuộc sống. Tuy nhiên chúng ta đã bỏ qua nó quá lâu. Có lẽ là do chúng ta vẫn duy trì nỗi sợ trước một thứ con người không thể nào hiểu và kiểm soát được.
Để giúp khái niệm tình yêu trở nên dễ hình dung hơn, cha đã thực hiện một sự thay thế đơn giản trong phương trình nổi tiếng nhất của mình. Thay vì sử dụng công thức E = mc2, ta chấp nhận rằng, năng lượng hàn gắn thế giới có thể tạo ra từ tình yêu nhân với tốc độ ảnh sáng bình phương. Chúng ta hoàn toàn có thể kết luận rằng: tình yêu chính là năng lượng bất khả chiến bại, bởi nó là vô hạn.
Albert Einstein và vợ Elsa Lowenthal
Sau những thất bại liên tiếp của nhân loại trong nỗ lực điều khiển các nguồn lực của vũ trụ, đã đến lúc chúng ta phải nuôi dưỡng mình bằng một loại năng lượng khác…
Nếu loài người muốn tồn tại, nếu ta muốn tìm ý nghĩa của sự sống, nếu ta muốn bảo vệ thế giới và tất cả những giống loài khác, tình yêu chính là câu trả lời đầu tiên và duy nhất.
Có thể chúng ta chưa sẵn sàng để tạo ra một quả bom tình yêu, một thiết bị đủ mạnh để hoàn toàn phá huỷ sự ghét bỏ, ích kỷ và tham lam đang tàn phá hành tinh này. Dù vậy, mỗi con người vẫn luôn mang trong mình một chiếc máy phát tình yêu vô cùng mạnh mẽ và luôn sẵn sàng để được giải phóng.
Khi chúng ta học cách cho và nhận nguồn năng lượng vũ trụ này, Lieserl ạ, chúng ta phải thừa nhận rằng tình yêu có thể chinh phục tất cả, vượt qua bất kỳ chướng ngại nào, bởi tình yêu chính là nguyên tố quan trọng nhất của sự sống.
Cha vô cùng ân hận vì đã không thể nói lên những điều trong trái tim mình, nơi mà từng nhịp đập trong cả cuộc đời này đều dành cho con. Có lẽ đã quá muộn để nói lời xin lỗi, nhưng thời gian cũng chỉ là tương đối, cha vẫn cần phải nói với con rằng cha yêu con, và nhờ có con mà cha mới có thể đi đến câu trả lời cuối cùng!”
Cha của con,
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

ĐÔI LỜI VỚI NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC ~ GÓC NHÌN THỜI ĐẠI

ĐÔI LỜI VỚI NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC ~ GÓC NHÌN THỜI ĐẠI

Làm người nay đúng, mai sai. Vấn đề ở chỗ vì sao mà sai, mà đúng? Sự thức tỉnh hay cố chấp là tùy ở nhận thức và lương tâm mỗi người.
Có người nói NN phản bội lại chính tình yêu và lý tưởng của mình?

Người ta viện ra từ "Đất nước đứng lên"; "Rừng xà nu" và nhiều tác phẩm trước đây của NN. Có những tác phẩm được trích dẫn, giảng dạy trong nhà trường. Đó là con người có lý tưởng trong sáng, nhiệt tình cách mạng, yêu nước thương dân..VV
Và nay thì.. ông đã trở thành con người khác, quay lưng lại với chính sự nghiệp mà ông đã đóng góp công sức không nhỏ. 
NN ở tuổi bây giờ khó có thể có động cơ chính trị, hoặc "đánh bóng tên tuổi" một cách lạ lùng như vậy.
Hẳn nhiên, "nhận thức là một quá trình" như người ta nói. Đường đời thẳm xa, cái đích đến ngày một rõ dần. 
Nhưng không phải ai cũng nhìn nhận nó giống nhau. Người ta thường nhìn qua nhiều lăng kính, có thể chủ quan, có thể cố ý và vì nhiều lẽ..
Hiện tượng NN không dễ ngày một ngày hai có thể cắt nghĩa được. Ngay cả khi nhận thấy, cũng còn nhiều trở ngại từ bối cảnh chung và riêng của mỗi người, không dễ nói.
Nhưng mình tin NN là người tử tế, người có tâm. Một nhà văn hóa đáng được kính trọng!

Mình có đọc bài của bác ấy, một người may mắn là đã được tiếp xúc và trò chuyện ngoài đời, mình tin là nhà văn là người có tấm lòng ưu thời, mẫn thế, không có âm mưu, hay thủ đoạn, động cơ đen tối!
Ông chỉ làm theo tiếng gọi của lương tri, trách nhiệm của một trí thức, bổn phận của người cầm bút đối với thời đại mình đang sống. Mong muốn điều tốt đẹp cho nhân dân, cho đất nước mình!
Có những giải thưởng đối với người khác còn phải mơ ước, tranh giành nhau, ông đã từ chối không nhận, từ chối luôn cả những bổng lộc lẽ ra ông đương nhiên được hưởng. 
Người như thế không thể gọi là người mưu cầu danh lợi hão huyền, người không biết tốt xấu, đúng sai? 
Hay còn quá mơ hồ khi đã đi gần hết quãng thời gian tồn tại nơi thế gian này?
Với thế giới phẳng ngày nay, nếu cần tìm hiểu người như NN, thiết nghĩ không có khó khăn.
Sở dĩ có những bài viết như vậy, không phải tác giả không biết. Nhưng nó vẫn xuất hiện, điều này ngay cả người không mấy quan tâm đến thời cuộc cũng hiểu. Đơn giản chỉ là "Cơm chúa phải múa tối ngày". 

Nhưng hãy thận trọng, bởi cuộc sống luôn công bằng. Đừng xúc phạm người khác ngạo ngược, bôi bác, dè bỉu khi mình chưa hiểu gì về họ, mới là cái tâm của người cầm bút. 
Quả báo ngày nay không phải chờ lâu. Ngay và luôn sau lưng người tạo dựng ra nó..
Người đi trước thời đại bao giờ cũng gặp không ít khó khăn. Mình không tin có thế lực hắc ám hay lợi lộc, danh vọng nào đó có thể mua chuộc, cám dỗ con người ngay thẳng, công chính mà mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường luôn thần tượng.
Phê phán hay đả kích NN lúc này quá dễ. Nhưng người có lòng tự trọng xin đừng tát nước theo mưa!

 Đọc những lời bình bên dưới bài này lại càng thất vọng. Liệu những người lý lẽ hùng hồn ấy đã đọc hết các tác phẩm của nhà văn, nhà văn hóa NN chưa? Đừng nhận xét và đánh giá một ai đó theo cảm tính của mình khi chưa hiểu chân tơ kẽ tóc. 
Duy tình, phụ họa theo đa số không phải cách để làm việc này. 
Hãy có cái nhìn thoáng một chút, tự mỗi người sẽ thấy mình nên phản đối hay ủng hộ. 
Đây không chỉ lợi hại riêng của cá nhân mình. Nó còn hệ trọng đến sự phát triển của xã hội, sự tồn vong và tương lai của đất nước.
Có thể bạn nào đó không nhất trí quan điểm này. 
Mình mạnh dạn đưa ý kiến cá nhân của mình để ta cùng tranh luận và trao đổi?

 Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kim Jong Un "Lật Mặt" Trung Quốc - Tập Cận Bình Tráo Trở Lật Lọng Triều ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thơ nói:

thơ Nguyễn Hữu Thao


Nguyễn Hữu Thao 

MẠO MUỘI NHẮN ÔNG TỔNG GIÁM ĐỐC VTV

Cả mấy ngày hôm nay, thiên hạ bàn luận nhiều
Về Tạ Bích Loan "60 phút mở"
Về tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, Hồng Thanh Quang ấm ớ
Vỗ ngực là trí thức mà ăn nói điên điên.

Thôi tôi không bàn thêm, hàng ngàn người đã bùng lên
Trút giận giữ lên những con người độc ác
Chỉ lẻ tẻ ít người rón rén vào gỡ gạc
Cho những kẻ tội đồ trên sóng VTV.


Nên tôi muốn hỏi một người mà chúng ta đang quên đi
Ông tổng giám đốc Trần Bình Minh có biết
Khi kênh nọ kênh kia của ông đang chì chiết
Đang xúc phạm nhân dân, ông có hay không?

Khi suốt ngày trên tivi những khuôn mặt lâng câng
Vô cảm vô tâm nói tệ hơn ngáo đá
Diễu cợt lòng tốt của nhân dân ông ạ
Ông xem hết rồi sao không thấy nói gì ra?

Nếu ông cũng nghĩ như họ, xin cứ thật thà
Và chúng tôi đây sẵn sàng nghe tất cả
Để xem ông bảo vệ quân mình những ngôi sao sáng giá
Những nhà độc tài cai trị truyền hình.

Còn nếu thấy lính làm sai, ông nên nhận lỗi về mình
Dũng cảm ra xin lỗi nhân dân trên màn ảnh nhỏ
Mình là sếp mà để chúng vượt mặt nhiều quá
Và ông tự cân nhắc xem, có lớn quá sức mình?

Và mạnh dạn đề nghị ông, cho đi khám thần kinh
Những biên tập viên nói năng loạn ngôn vô lễ
Để tìm ra những con quỉ, con sâu đội lốt người chui cao trốn kĩ
Loại ra khỏi nhà đài vì đạo lý thanh danh.

Con dại cái mang ông biết chứ, là lẽ thường tình
Con người nó thay đổi theo năm theo tháng
Và thay đổi cả theo những mưu mô tham vọng
Chỉ có lòng dân mới đo nổi ông ơi!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bộ trưởng Carter: Trung Quốc có thể dựng lên Trường thành của tự cô lập


Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter phát biểu tại diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-la tại Singapore, ngày 4 tháng 6 năm 2016. Ảnh: AP
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter nói Trung Quốc “rốt cuộc có thể dựng lên Vạn lý Trường thành của tự cô lập” nếu họ tiếp tục những hoạt động quân sự hoá có tính chất gây hấn tại những hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông.
Phát biểu ngày hôm nay trước các vị bộ trưởng quốc phòng, các nhà phân tích an ninh và các học giả tham dự cuộc Đối thoại Shangri-la ở sing, ông Carter nói có “mối lo ngại mỗi ngày một tăng” về những hành động của Trung Quốc trong vùng biển chiến lược này và các nơi khác.
Mối quan tâm đặc biệt vào lúc này là Trung Quốc có tiến hành hay không kế hoạch lấp biển lấy đất tại bãi cạn Scarborough, nơi mà Philippines cũng có tuyên bố chủ quyền và cách Vịnh Subic 200 kilo mét về hướng tây.
Ông Carter nói rằng một hành động như vậy sẽ “có tính chất khiêu khích và gây bất ổn.”
Tại cuộc họp báo sau đó trong ngày hôm nay, ông Carter nói hành động như vậy của Trung Quốc sẽ gây ra những phản ứng từ Hoa Kỳ và các nước khác.
Bà Bonnie Glaser, giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc của Trung tâm Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nói một phản ứng có thể có của Washington là công khai tuyên bố hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Phi không có giới hạn địa lý cho nên “nếu các lực lượng hoặc tài sản của  Philippines bị tấn công ở bất cứ nơi nào, Hoa Kỳ đều có bổn phận giúp đỡ.”
Ông Giả Khánh Quốc, một học giả Trung Quốc, khi phát biểu tại hội nghị này sáng ngày hôm nay, cho rằng chính nước Mỹ, chứ không phải Trung Quốc, đã làm cho căng thẳng leo thang qua việc đưa máy bay quân sự và chiến hạm tiến vào khu vực gần lãnh thổ của các nước khác dưới danh nghĩa “tự do hàng hải.”
Ông Giả cũng nói rằng vụ tranh chấp Biển Đông đã bị thổi phồng quá độ và nêu câu hỏi với ông Carter là “Tại sao lại tập trung chú ý vào Trung Quốc” trong lúc các nước khác cũng có những hoạt động lấp biển lấy đất tại những hòn đảo có tranh chấp?
Bộ trưởng Carter trả lời rằng Trung Quốc thực hiện những hành động khiêu khích này nhiều hơn bất kỳ nước nào khác cho nên Trung Quốc đã trở thành trọng tâm chú ý.
Nữ thiếu tướng Diêu Vân Trúc của quân đội Trung Quốc hôm nay cũng lên tiếng chỉ trích các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông. Nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Quân sự của Quân đội Trung Quốc nói rằng những hành động đó của Mỹ có thể được diễn giải là “chuẩn bị chiến trường.”
Cuộc hội thảo an ninh ở Singapore diễn ra trong lúc Toà án Trọng tài Quốc tế chuẩn bị đưa ra phán quyết về cụ kiện của Philippines chống lại những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Bắc Kinh tuyên bố không bị ràng buộc bởi phán quyết của toà án ở La Haye và xem tiến trình này là bất hợp pháp.
Bộ trưởng Carter nói rằng lập trường của Trung Quốc là sai lầm và phán quyết đó chính là một cơ hội để Trung Quốc và các nước khác trong khu vực theo đuổi một tương lai có nguyên tắc, thực hiện lại hoạt động ngoại giao để làm giảm căng thẳng.
Nhật Bản đã lên tiếng ủng hộ chủ trương của Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, ông Gen Nakatani hôm nay nói tại hội nghị rằng “Tất cả phán quyết hoặc quyết định của các toà án liên hệ phải được tuân hành đầy đủ bởi tất các các nước có yêu sách chủ quyền, phù hợp với luật pháp quốc tế.”
Đối thoại Shangrila và Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Á châu hàng năm có sự tham dự của các đại diện của hơn 50 quốc gia.
Ngoài vấn đề Biển Đông, hội nghị Shangri-la cũng bàn về vấn đề Bắc Triều Tiên và chống khủng bố.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lê Nam Trà – Tay trong con gái Thủ tướng phá hoại 20 năm phát triển bền vững của Mobifone


Nguyễn Văn Tung
31-1-2016
Ông Lê Nam Trà được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc MobiFone. Ảnh: internet
Năm 2015, MobiFone đạt doanh thu đạt 36.900 tỷ đồng và lợi nhuận 7.395 tỷ đồng, đứng thứ 3 về doanh thu và thứ 2 về lợi nhuận trên thị trường viễn thông Việt Nam. So với năm 2014, doanh thu tăng nhẹ nhưng không đạt chỉ tiêu 39.700 tỷ đồngđề ra cho năm 2015. Lợi nhuận tuy đạt chỉ tiêu 7.300 tỷ đồng nhưng có được điều này là do trong cả năm 2015, Mobifone đã cắt giảm mạnh chi phí cho đầu tư mua sắm, vận hành mạng lưới và phát triển kinh doanh. Hành động này được đánh giá là “Mobifone đang ăn vào tương lai” vì cắt giảm chi phí đồng nghĩa với những tụt hậu về công nghệ, suy giảm chế độ chăm sóc khách hàng và mất sức cạnh tranh trong việc phát triển thị trường đối với 2 ông lớn còn lại là Viettel và người anh VNPT.
Lê Nam Trà nhận quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Mobifone từ ngày 11/12/2014, đến ngày 31/12/2014 thì kiêm nhiệm phụ trách chức vụ Chủ tịch MobiFone thay cho ông Mai Văn Bình nghỉ hưu theo chế độ. Qua kết quả kinh doanh 2015, có thể thấy “dấu ấn Lê Nam Trà” cho sự phát triển của Mobifone gần như là con số “0”, tất cả thành quả đều thừa hướng từ 20 năm phát bền vững của Mobifone mang dấu ấn đậm nét của cố Chủ tịch Lê Ngọc Minh. Trong khi đó, về mặt chiến lược, chính sách và quản trị doanh nghiệp, sự xuống dốc của Mobifone về văn hóa doanh nghiệp, hiệu quả công việc, tinh thần của cán bộ công nhân viên và những quyết định mang tính “phá hoại”, “trục lợi” đang là những điểm đáng nói của Lê Nam Trà trong suốt năm 2015.
1. Xây dựng văn hóa “kim tiền”
Sau khi nhận Quyết định Tổng Giám đốc, Lê Nam Trà đã nhanh chóng trình và được phê duyệt của chính phủ đề án tái cơ cấu Mobifone theo mô hình mới Tổng công ty. Khoác lên mình chiếc áo mới rộng hơn, Lê Nam Trà thoải mái vẽ lên bộ máy mới cồng kềnh với rất nhiều phòng, ban, đơn vị mới với rất nhiều đơn vị chức năng nhiệm vụ trùng lặp. Mobifone đứng trước thay đổi nhân sự chủ chốt lớn chưa từng có trong lịch sử hơn 20 năm phát triển của mình với hàng loạt bổ nhiệm mới, luân chuyển lãnh đạo đơn vị, rất nhiều lãnh đạo thuộc chế độ cũ bị o ép, giáng chức hoặc điều chuyển sang những vị trí mới không còn giá trị. Cơ hội thuộc về những người còn lại, ngay lập tức, làn sóng đầu tư “ghế ngồi” bùng nổ và lan tỏa mạnh mẽ trong Mobifone. Thời điểm đầu năm 2015, không còn ai ở Mobifone quan tâm đến công việc chuyên môn chính, lãnh đạo thì bỏ bê công việc để đi lo lót vị trí, nhân viên thì liên tục cập nhập tình hình các sếp để lựa chọn nguyện vọng về đơn vị mới. “Ghế ngồi” giờ là một món hàng hot, mỗi ghế là một cuộc tranh chấp, đấu giá căng thẳng với giá sàn là 1 triệu đô cho mỗi ghế trưởng đơn vị, lãnh đạo phòng ban và không có giá trần…
Hệ quả của văn hóa “kim tiền” này là 1 bộ máy làm việc cồng kềnh, kém hiệu quả, rất nhiều lãnh đạo bị sắp xếp sai chuyên môn, kinh nghiệm. Tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên mất ổn định, văn hóa doanh nghiệp của Mobifone suốt 20 năm bị phá hủy.
2. Chỉ định thầu tư vấn cho Công ty Chứng khoán Bản Việt của con gái Thủ tướng
Tháng 09 năm 2015, Lê Nam Trà vội vã ký quyết định chỉ định thầu tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa và IPO cho Công ty Chứng khoán Bản Việt, công ty có Chủ tịch là bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái thủ tướng đương nhiệm. Việc chuyển từ Credit Suisse sang chỉ định thầu cho Bản Việt cho thấy rất nhiều sự bất minh. Cha con ông Dũng muốn đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa Mobifone vào đầu năm 2016 thay vì giữa 2016, để đảm bảo hoàn tất việc này trước khi nhiệm kỳ thủ tướng kết thúc vào phiên họp Quốc hội đầu tiên của khóa mới diễn ra vào tháng 6 năm 2016. Việc cổ phần hóa Mobifone được coi là một trong những cú chót của gia đình thủ tướng nếu như ông không đắc cử Tổng Bí Thư khi Đại hội Đảng XII diễn ra. Và với việc con gái Thủ tướng trực tiếp lên phương án cổ phần hóa, có thể thấy mọi lợi ích đều đã rơi vào tay một số người và rời xa lợi ích chung của Mobifone.
3. Gấp gáp mua 95% cổ phần của AVG
Tháng 01 năm 2016, khi thủ tướng Dũng gặp khó trong cuộc chạy đua chức vụ Tổng Bí Thư với ông Trọng, Lê Nam Trà ngay lập tức nhận thực hiện chỉ đạo, gấp rút mua 95% cổ phần của AVG với giá 8.900 tỷ. Câu hỏi đặt ra là Mobifone đã định giá và mua AVG như thế nào, tại sao AVG lại có giá 8.900 tỷ trong khi giá trị của AVG hiện nay, dựa trên tài sản gồm hệ thống mạng lưới như các trạm phát sóng, đầu thu, các phụ kiện trang thiết bị đi kèm, hệ thống vận hành mạng lưới, hệ thống xử lý tín hiệu, thuê bao… ước tính khoảng 1.600-2.000 tỷ đồng, chưa kể khấu hao và lỗ lũy kế lên đến 1.000 tỷ. Hiện tại, AVG vẫn đang tiếp tục lỗ 1 tỷ/ngày. Câu trả lời tưởng như khó mà lại dễ vì chủ tịch Phạm Nhật Vũ của AVG là em trai Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vin group và là 1 đệ tử thân cận của Thủ tướng.
Trong quá trình định giá AVG, êkip của Lê Nam Trà sử dụng quân xanh để tăng giá lên cao chót vót và hình thức mua bán có rất nhiều sai phạm do quá trình chuẩn bị gấp gáp. Giá trị thực tế của AVG chỉ ở mức tối đa 1.000 tỷ đồng, vậy Mobifone đã mua đắt gần 8.000 tỷ, vậy 8.000 tỷ này đi đâu. Mobifone vẫn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, vậy 8.000 tỷ này là tài sản quốc gia, trách nhiệm thất thoát này thuộc về ai?
Phần nhận xét hiển thị trên trang